Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan trong so sánh với pháp luật nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.21 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI TRONG TƯƠNG QUAN SO
SÁNH VỚI PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

Họ và tên sinh viên: MÃ THỊ ÚT

HUẾ, 06/2016
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI TRONG TƯƠNG QUAN SO
SÁNH VỚI PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Th.S NGUYỄN SƠN HÀ



MÃ THỊ ÚT
LỚP: LUẬT KT- K37A
MÃ SV: 13A5021265

HUẾ, 06/2016
2


Lời cảm ơn
Trước hết em xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất
tới toàn thể giảng viên trường Đại học Luật – Đại học Huế đã giúp cho em có
những kiến thức cơ bản và hết sức bổ ích.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn Sơn Hà đã giúp đỡ,
hướng dẫn em tận tình và đầy trách nhiệm trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành bài niên luận này.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ,
chia sẽ và đóng góp ý kiến cho em suốt thời gian qua.
Do còn hạn chế về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm, nên bài làm của
em còn gặp nhiều thiếu sót, chưa hoàn thiện và sâu sắc, mong quý thầy (cô)
góp ý và bổ sung thêm.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan
trong so sánh với pháp luật nước ngoài

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

YTNG

: Yếu Tố Nước Ngoài

BLDS

: Bộ Luật Dân Sự

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

HĐTTTP

: Hiệp Định Tương Trợ Tư Pháp

HNGĐ

: Hôn Nhân Gia Đình

GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan
trong so sánh với pháp luật nước ngoài

GVHD: Nguyễn Sơn Hà


SVTH: Mã Thị Út


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội đặc biệt đã xuất hiện từ rất lâu ở
nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta nuôi con nuôi tuy mới xuất hiện trong vài
chục năm gần đây nhưng vấn đề nhân đạo này được sự quan tâm sâu sắc của
Đảng và Nhà Nước. Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn về điều
kiện kinh tế, xã hội, mức thu nhập của nhân dân còn thấp, nhiều trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở
nên cấp thiết. Từ khi Việt Nam thực hiện công cụ đổi mới đất nước, các quan
hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, cùng với đó quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài ngày càng nhận được sự chú ý của xã hội. Đối với Việt Nam tuy chế
định nuôi con nuôi ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng
không vì thế mà mất đi bản chất nhân đạo của nó. Quy định của pháp luật về
nuôi con nuôi góp phần cho xã hội ổn định, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh bất
hạnh, thực hiện tốt các quyền đối với trẻ em, là các quyền tôn chỉ trong Hiến
Pháp. Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, pháp luật về nuôi con
nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của vợ chồng nhận nuôi con
nuôi, đặc biệt là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ có hoàn
cảnh khó khăn, đơn thân. Với yêu cầu hội nhập quốc tế về hoạt động nuôi con
nuôi và để bảo vệ quyền lợi của con trẻ ở nước ngoài một cách hiệu quả nhất
thì Việt Nam đã kí các Hiệp ước về hợp tác nuôi con nuôi với các nước hữu
quan và quan trọng hơn nữa là Việt Nam đã tham gia Công Ước LaHaye 1993
về hợp tác nuôi con nuôi quốc tế. Việc tham gia các điều ước quốc tế đó yêu
cầu pháp luật Việt Nam phải hài hoà với pháp luật nhiều nước trên thế giới và
thông lệ quốc tế ngày được nâng cao. Tuy nhiên, do quá trình biến đổi của các
quan hệ xã hội nên thực hiện quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố

nước ngoài tại Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định. Đồng thời hệ
6
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


thống pháp luật còn bộc lộ một số hạn chế và thực tiễn giải quyết quan hệ
nuôi con nuôi còn một số vướng mắc.Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống, toàn diện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam có so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới trở thành vấn đề cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay, nó không những có giá trị về mặc lý luận mà
còn có giá trị thực tiễn cao.Từ những yêu cầu khách quan về lý luận và thức
tiễn trên, em lựa chọn đề tài “Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài” làm đề tài
niên luận.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định hiện hành của
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên trong việc điều
chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên cơ sở so sánh với pháp
luật của một số nước trên thế giới. Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho
pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Đánh giá tình hình thực thi quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện pháp
luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng áp dụng pháp luật về
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, trên cơ sở nghiên
cứu quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế có liên quan đến
lĩnh vực này cũng như số liệu thực tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đây là đề tài tương đối rộng nên niên luận chỉ tập trung phân tích có
đối chiếu so sánh những quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế
7
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


giới về các vấn đề cơ bản của nuôi con nuôi như: nguyên tắc, điều kiện nuôi,
hệ quả pháp lý, thẩm quyền, trình tự, thủ tục của việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam.
+ Niên luận nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gồm:
+ Phương pháp lịch sử: sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát triển
của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong
từng thời kỳ lịch sử.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: thông qua việc so sánh đối chiếu với
pháp luật các nước làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích những tài liệu,
số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng về nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, niên
luận được trình bày theo bố cục gồm hai chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận và quy định của pháp luật về nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

8
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
Có thể nói nuôi con nuôi có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người và
xã hội. Việc cho nhận con nuôi nhằm xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con
nuôi, giúp cho những người có hoàn cảnh đặc biệt tìm được mái ấm để yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau. Giữa các bên tồn tại mối quan hệ pháp lý vững
chắc, có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Để có thể điều chỉnh được quan
hệ xã hội đặc biệt này và bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của các bên, trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã ban hành rất nhiều văn bản quy
phạm pháp luật để quy định về vấn đề này, tuy nhiên các văn bản trước đây
đều tản mạn, chưa thống nhất. Để khắc phục điều này Quốc Hội đã ban hành
luật Nuôi con nuôi 2010, cùng các văn bản hướng dẫn đã quy định tương đối
đầy đủ về quan hệ nuôi con nuôi và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cùng
là xác định mối quan hệ cha mẹ con tuy nhiên giữa khái niệm nuôi con nuôi
trong nước và khái niệm nuôi con nuôi nước ngoài có sự khác biệt.

Khái niệm nuôi con nuôi theo đa số các nước trên thế giới là việc xác lập
quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận
làm con nuôi. Theo pháp luật Việt Nam khái niệm nuôi con nuôi được quy:
“nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi
con nuôi và người được nhận làm con nuôi” 1. Khái niệm này đã được quy
định một cách rõ ràng tại Điều 67 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
1 Xem Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010

9
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã kế thừa quy định trên để tiếp tục cụ thể hóa
khái niệm đó nhằm tạo ra một hệ thống các thuật ngữ pháp lý về nuôi con
nuôi mà không nhằm đưa ra một cách hiểu khác về nuôi con nuôi ở Việt Nam.
Theo đó nuôi con nuôi được hiểu là việc trẻ em đi làm con nuôi ở gia đình
khác trong cùng một nước hay ở nước ngoài nhằm mục đích xác định mối
quan hệ cha mẹ và con, giữa người nuôi và con nuôi với mục đích đảm bảo
cho người nhận nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù
hợp với đạo đức xã hội. Tất cả quyền lợi của trẻ được nhận làm con nuôi và
của người nhận nuôi đều được pháp luật ấn định và được bảo đảm thực hiện
phù hợp với truyền thống, đạo lý của từng dân tộc và phù hợp với ý chí của
nhà nước.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được hiểu là loại hình nuôi con nuôi
theo đó trẻ em không còn ở nước gốc mà ra nước ngoài làm con nuôi với cha
mẹ nuôi cùng hoặc khác quốc tịch, có sự chuyển trẻ em được nhận làm con
nuôi qua biên giới giữa các nước khác nhau. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, yếu tố nước ngoài được quy định một cách rõ ràng tại điều 758 BLDS

2005 và quan hệ nuôi con nuôi được quy định tại khoản 14 điều 8 luật HNGĐ
2000. Kế thừa các quy định đó, khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
được cụ thể hóa ở luật Nuôi con nuôi 2010: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt
Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài” 2.Từ khái niệm trên thì nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể được hiểu là nuôi con nuôi giữa một bên
là người Việt Nam, một bên là người nước ngoài, nếu người nhận nuôi là
người Việt Nam thì người được nuôi là người nước ngoài và ngược lại; nuôi
con nuôi giữa người nước ngoài với nhau, cả người nhận nuôi và người được
nhận nuôi đều là công dân nước ngoài nhưng họ thường trú ở Việt Nam; nuôi
2 Xem Khoản 5 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010

10
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau, cả người nhận nuôi và người
được nhận nuôi đều là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó xãy ra ở nước ngoài.
Qua phân tích ở trên có thể thấy nội hàm của khái niệm "nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài" trong một chừng mực nhất định tương đương với khái
niệm "nuôi con nuôi quốc tế". Tuy nhiên, phạm vi của hai khái niệm này có
sự khác nhau cơ bản đó là: nuôi con nuôi quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh
của Công Ước LaHaye 1993 3.
1.1.2. Đặc điểm của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Nuôi con nuôi có YTNG thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật tư
pháp quốc tế. Điều này được thể hiện trước hết qua chủ thể của quan hệ này.

Nếu nuôi con nuôi trong nước được xác lập trên cơ sở giữa những công dân
có cùng quốc tịch thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài xuất hiện thêm chủ
thể mới đó là người nước ngoài: “nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc
nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người
nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với
nhau mà một bên định cư ở nước ngoài” 4. Theo quy định tại luật Quốc tịch
2008 thì người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm
công dân nước ngoài và người không quốc tịch. Người không quốc tịch là
người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài 5.
Dẫn chiếu theo quy định tại điều 663 của BLDS 2015 thì quan hệ này được
xem là quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngoài vì có ít nhất một bên là
cá nhân nước ngoài. Cũng theo khái niệm nuôi con nuôi có YTNG quy định
tại luật Nuôi con nuôi 2010 thì chủ thể ở đây cũng có thể là công dân có cùng
quốc tịch Việt Nam nhưng có một bên định cư ở nước ngoài. Cũng được quy
3 Xem Bùi Thị Hương- Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam (trang 2)
4 Xem Khoản 5 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010
5 Xem Khoản 2 Điều 3 Luật quốc tịch 2008

11
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


định tại BLDS 2015, thì khi các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp
nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan
hệ đó xãy ra tại nước ngoài là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật tư pháp quốc tế 6.Như vậy nếu hai bên là công dân
Việt Nam mà một bên định cư ở nước ngoài dẫn dến việc xác lập, thay đổi,
thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi ở nước ngoài thì đây là quan

hệ nuôi con nuôi quốc tế do luật tư pháp quốc tế điều chỉnh.
Có thể thấy về mặt chủ thể, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
đã được mở rộng. Đây không chỉ là quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài mà còn bao gồm quan hệ nuôi con nuôi giữa công
dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài và quan hệ nuôi con nuôi giữa người
nước ngoài với nhau ở Việt Nam. Điều này giúp cho có cơ hội được nhận
nuôi con nuôi của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nâng cao, bảo vệ quyền
lợi tốt nhất cho trẻ em.
Đặc điểm tiếp theo thể hiện ở căn cứ làm phát sinh nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài là sự kiện pháp lý. Nếu như trước đây nuôi con nuôi chỉ đơn thuần là
một quan hệ xã hội thì nay nó đã được thể chế hóa thành một quan hệ pháp lý, là
kết quả của việc thực hiện các trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp
luật nhằm xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi và người
được nhận làm con nuôi mà không dựa trên quan hệ huyết thống giữa hai bên.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không phải thông qua sự kiện sinh đẻ mà
dựa trên sự kiện đó là có sự chuyển trẻ em được nhận làm con nuôi qua biên giới
giữa các nước khác nhau. Căn cứ này cũng chứng minh quan hệ nuôi con nuôi
có YTNG thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tư pháp quốc tế.
1.1.3. Ý nghĩa của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói
riêng là những quan hệ xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo, truyền thống tương
6 Xem điều 663 Bộ luật dân sự 2015

12
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


thân tương ái giữa con người với con người với nhau. Quan hệ xã hội này có

ý nghĩa thật sự sâu sắc với các chủ thể liên quan, được cụ thể như sau:


Đối với đứa trẻ được nhận làm con nuôi, việc được nhận làm con nuôi làm
thay đổi cơ bản số phận của chúng. Những đứa trẻ sẽ được sống trong một gia
đình đúng nghĩa, được chăm sóc, giáo dục, phát triển hài hòa về thể chất,



nhân cách và tinh thần với sự yêu thương, cảm thông.
Đối với người nhận nuôi, việc nhận con nuôi đem lại cho họ sự thõa mãn về
nhu cầu tình cảm, tinh thần. Giúp họ cảm thấy yêu đời, vững vàng và tự tin



hơn, cuộc sống gia đình cũng trọn vẹn hơn.
Đối với nhà nước, hoạt động nuôi con nuôi giúp cho xã hội ổn định, không
còn tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, lang thang, cơ nhở, không nơi nương tựa. Bên
cạnh đó hoạt động nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là cơ sở để tạo dựng
mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các nước trên thế giới.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài
Trên thế giới, chế định nuôi con nuôi quốc tế đã ra đời khá lâu nhưng ở
Việt Nam thì quan hệ này mới xuất hiện trong vài chục năm gần đây. Lịch sử
hình thành và phát triển của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trải qua các
giai đoạn sau:
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959
Ở giai đoạn này Luật HNGĐ 1959 ra đời đánh dấu cột mốc của hệ thống
pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình. Các quan hệ về nuôi con nuôi mới
chỉ được qui định tại điều 9, 18 và điều 24 của luật HNGĐ 1959 một cách sơ

lược, mang tính nguyên tắc. Riêng về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài hoàn toàn chưa được đề cập đến. Điều này xuất phát từ thực tế khách
quan, tại thời điểm đó các quan hệ về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
chưa phải là một nhu cầu cấp thiết.
Giai đoạn 1959 đến năm 1986

13
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


Luật HNGĐ (được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1986) ra đời thay thế
Luật HNGĐ năm 1959. Luật HNGĐ năm 1986 đã có một bước phát triển mới
là dành hẳn một chương (chương VI- Nuôi con nuôi) qui định về việc nuôi
con. Tuy vậy giai đoạn này quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
cũng như quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chưa được đề cập đến
một cách cụ thể.

14
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


Giai đoạn 1986 đến năm 2000
Đây là thời kì Việt Nam đổi mới, xã hội có những bến chuyển sâu sắc.
Ngày 02/4/1992 Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành Quyết định tạm thời số
145/HĐBT qui định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt
Nam làm con nuôi, bao gồm trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, tàn tật ở các cơ sở nuôi

dưỡng do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quản lý.
Ngày 2/12/1993, Hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh HNGĐ giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Tiếp sau đó, ngày 30/11/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
184/CP qui định chi tiết một số điều của Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Năm 1995, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông
tư liên bộ số 503/TT-LB ngày 25/5/1995 hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị
định 184/CP của Chính phủ để cùng phối hợp giải quyết các quan hệ phát
sinh liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Cũng trong giai đoạn này, BLDS 1995 ra đời có quy định về quan hệ dân
sự có YTNG tại điều 826.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Ngày 9/6/2000 Quốc hội khóa 10 kỳ họp thứ 7 thông qua Luật HNGĐ
năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 thay thế Luật HNGĐ năm 1986.
Chế định nuôi con nuôi được qui định tại chương 8 với 12 điều (từ điều 67
đến điều 78) và điều 105 chương 1 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Sau khi Quốc hội thông qua Luật HNGĐ năm 2000, Chính phủ đã ban
hành Nghị Định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật HNGĐ năm 2000 về quan hệ HNGĐ có YTNG, trong
đó có những thay đổi căn bản về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết cho
người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi.

15
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


Ngày 21/7/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2006/NĐ-CP bổ

sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật HNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Trong giai đoạn này, BLDS 2005 ra đời tiếp tục có các quy định về quan
hệ dân sự có YTNG tại điều 758, kế thừa quy định này ở BLDS 1995.
Năm 2010 Luật Nuôi con nuôi ra đời đánh dấu bước phát triển hoàn
thiện hệ thống pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây cũng chính
là bước đột phá mới nhằm điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài một cách rõ ràng, minh bạch. Ngày 21/3/2011, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Nuôi con nuôi. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
08/5/2011. Sau hơn một năm Luật Nuôi con nuôi đi vào thực tế, Việt Nam
tiếp tục ký kết Công Ước LaHaye 1993 ngày 18/7/2011 và có hiệu lực từ
ngày 01/02/2012. Việc ký kết công ước này thể hiện quyết tâm cao của Việt
Nam về việc bảo vệ quyền, lợi ích cho trẻ em.
Ngày 24/11/2015, BLDS 2015 ra đời cũng đã quy định về quan hệ dân sự
có YTNG tại điều 663 trên cơ sở kế thừa các quy định trong các bộ luật trước,
đã phần nào khắc phục được các hạn chế trong các quy phạm pháp luật cũ.
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài
1.3.1. Nguyên tắc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Theo từ điển Tiếng Việt thì nguyên tắc là “những quy định, phép tắc,
tiêu chuẩn làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét, làm việc”. Nguyên tắc giải quyết
việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được hiểu là những tư tưởng, quan
điểm chủ đạo trong việc quy định và giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài. Do nuôi con nuôi có YTNG là một nội dung quan trọng của
ngành luật tư pháp quốc tế nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình có

16
GVHD: Nguyễn Sơn Hà


SVTH: Mã Thị Út


YTNG nói riêng nên trước hết nuôi con nuôi có YTNG phải dựa trên những
nguyên tắc chung cơ bản của ngành luật tư pháp quốc tế đó là:
Thứ nhất, nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt
Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân gia đình phù hợp với pháp luật
Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế. Đây là một
trong những nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Pháp luật điều chỉnh về một
vấn đề lúc này không chỉ có pháp luật nước mình mà có khi có sự điều chỉnh
của một hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước có liên quan và trong một
số trường hợp tập quán quốc tế và điều ước quốc tế cũng được áp dụng. Vì
vậy việc bảo vệ công dân nước mình ở nước sở tại là vô cùng quan trọng và
trở thành một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế nói chung.
Thứ hai, nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và ưu tiên áp dụng
điều ước quốc tế trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong
trường hợp pháp luật quốc gia có điều luật dẫn chiếu tới một hệ thống pháp
luật nước khác thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng. Đồng thời sẽ ưu tiên
áp dụng điều ước quốc tế khi Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế đó.
Hiện nay Việt Nam đã tham gia Công Ước Bảo Vệ Quyền Trẻ Em 1989,
Công Ước LaHaye 1993 và kí kết các hiệp định hợp tác nuôi con nuôi với
hơn mười nước trên thế giới. Những điều ước này sẽ là nguồn giá trị pháp lý
cao nhất và được ưu tiên áp dụng trong việc nuôi con nuôi quốc tế giữa Việt
Nam với các nước kí kết.
Thứ ba, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Đây là một tuyên bố của nhà nước
Việt Nam về việc áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân đối với người nước
ngoài trong quan hệ hôn nhân gia đình đối với công dân Việt Nam. Người
nước ngoài tại Việt Nam được hưởng những quyền và nghĩa vụ như công dân
Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác
Ngoài những nguyên tắc chung trên thì theo luật Nuôi con nuôi 2010

cũng quy định những nguyên tắc riêng điều chỉnh quan hệ này. Cụ thể để giải
17
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cần phải chú ý đến những
nguyên tắc:
Một là, nguyên tắc "khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng
quyền của trẻ em được sống trong gia đình gốc". Đây là nguyên tắc rất quan
trọng được ghi nhận từ thực tế phát triển của trẻ em được cho nhận làm con
nuôi. Gia đình gốc nơi trẻ được sinh ra là môi trường lý tưởng nhất cho sự
phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. Do đó, nếu được sống trong gia
đình gốc, trẻ em sẽ được sống trong môi trường tốt nhất, được những người
ruột thịt yêu thương, chăm sóc, bảo vệ, tránh được những xâm hại về thể chất
và tinh thần.
Hai là, nguyên tắc "việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện,
bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội".
Nguyên tắc này đề cao quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm
con nuôi và người nhận con nuôi. Ngoài ra, việc nuôi con nuôi còn phải được
thực hiện trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng không phân biệt giới tính. Đây
là nguyên tắc nhằm thiết lập các quan hệ nuôi con nuôi một cách bền vững.
Ba là, nguyên tắc "chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không
thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước". Nếu việc nuôi dưỡng, chăm sóc
trẻ em trong gia đình gốc không thể thực hiện được thì việc tìm kiếm một gia
đình thay thế trong lãnh thổ Việt Nam được ưu tiên trước khi tìm kiếm một
gia đình thay thế cho trẻ em ở nước ngoài. Điều này đảm bảo cho trẻ em Việt
Nam vẫn được sống tại quê hương, được sống trong môi trường văn hóa,

phong tục, tập quán của Việt Nam.
1.3.2. Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Tùy theo quy định pháp luật mỗi nước mà các chủ thể tham gia vào quan
hệ nuôi con nuôi có YTNG phải đáp ứng các điều kiện khác nhau. Nếu các
quy phạm pháp luật quy định về vấn đề nuôi con nuôi có YTNG của các nước
18
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


xung đột với nhau thì áp dụng các điều ước quốc tế mà các nước là thành viên
để giải quyết. Nói chung dù là áp dụng theo quy định của nước nào đi chăng
nữa thì các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có YTNG phải đáp ứng các
điều kiện, hoặc là điều kiện đối với người nhận con nuôi hoặc là điều kiện đối
với người được nhận nuôi con nuôi.
1.3.2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 14 và Điều 29
của Luật Nuôi con nuôi quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi
như sau: (xem hộp 1.1)
Theo quy định của pháp luật người nhận nuôi con nuôi trước hết phải
đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự, độ tuổi. Việc quy định về độ
tuổi tối thiểu của người nhận nuôi phải căn cứ vào bản chất của việc nuôi con
nuôi là hình thành quan hệ cha mẹ và con hợp pháp giữa hai bên, do đó tuổi
của người nuôi phải tương xứng, phù hợp với tuổi có thể làm cha mẹ về mặt
sinh học. Người nhận nuôi phải đạt tới một độ tuổi tối thiểu nhất định thì mới
có được kinh nghiệm, hiểu biết, điều kiện kinh tế phù hợp và quan trọng nhất
là nhận thức rõ về nhu cầu nhận nuôi con nuôi của mình. Bên cạnh điều kiện
về độ tuổi, người nhận nuôi con nuôi còn phải đáp ứng các điều kiện cần thiết
theo quy định của pháp luật để có thể nhận nuôi con nuôi, như điều kiện về

kinh tế, chỗ ở, tư cách đạo đức…

19
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


Hộp 1.1. Điều kiện đối với người nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
“Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài
nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo
quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con
nuôi thường trú”
Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh

niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm
con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy
định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Theo quy định tại luật Nuôi con nuôi 2010 thì người nhận nuôi con nuôi
phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Còn theo quy định của pháp luật Trung
Quốc người nhận con nuôi phải từ 30 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi; Thuỵ
Điển, Elsalvado, Phần Lan: từ 25 tuổi trở lên; Ấn độ quy định cha mẹ nuôi
tương lai không ít hơn 30 tuổi và nhiều hơn 55 tuổi. Có tổng số tuổi là 90 năm
hoặc ít hơn.Tuổi chênh lệch của cha, mẹ nuôi đơn thân và con nuôi là 21 tuổi
20
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


trở lên. Pháp luật Ấn Độ quy định tương đối chặt chẽ về điều kiện của người
nhận nuôi con nuôi nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên. Đối với pháp luật
Pháp quy định, độ tuổi của người xin con nuôi phải trên 28 tuổi. Ở độ tuổi
này, những người nhận con nuôi đã phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, có
đủ các điều kiện thiết yếu để đảm bảo cuộc sống của cá nhân mình và cuộc
sống cho con nuôi.
Trong khi đó pháp luật một số nước không quy định về vấn đề này như:
Liên Bang Nga, Hàn Quốc song gián tiếp hiểu rằng người nhận nuôi con nuôi
ít nhất phải là người thành niên.
Luật các nước đều quy định người nhận nuôi con nuôi có thể là cá nhân
hoặc một cặp vợ chồng.Theo pháp luật Thụy Điển về nuôi con nuôi có YTNG
thì người nhận nuôi con nuôi có thể là cá nhân hoặc một cặp vợ chồng kể cả
cặp hôn nhân đồng tính có đăng kí. Cũng quy định về vấn đề này nhưng theo

quy định của pháp luật Trung Quốc thì bất kể cá nhân hoặc cặp vợ chồng nào
có thể nhận nuôi con nuôi, trừ hôn nhân đồng tính. Đối với pháp luật Ấn Độ
thì người nhận nuôi con nuôi là cặp vợ chồng đã kết hôn 5 năm. Pháp luật một
số nước khác cũng quy định về thời gian kết hôn của cặp vợ chồng nhận con
nuôi: Pháp, Thuỵ Sĩ, Elsalvađo: 5 năm; Bờ Biển Ngà: 10 năm. Quy định của
pháp luật Ấn Độ cũng như các nước về thời gian kết hôn nhằm đảm bảo cho
người nhận nuôi con nuôi có một gia đình ổn định, có điều kiện kinh tế để bảo
vệ quyền lợi cho người được nhận nuôi con nuôi. Ngoài ra ở Ấn Độ thì những
người đơn thân (không bao giờ kết hôn, góa bụa, ly dị) có độ tuổi đến 45 vẫn
có thể được nhận con nuôi. Cặp vợ chồng đồng giới không đủ tư cách để nhận
con nuôi. Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ đều qui định hôn nhân đồng giới
không được phép nhận con nuôi.

21
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


Một quy định khác của luật Nuôi con nuôi Trung Quốc có quy định trái
ngược với quy định của pháp luật việt nam là ưu tiên ông bà nhận nuôi cháu
khi cháu mồ côi cha mẹ. Trong khi đó pháp luật Việt Nam quy định cấm ông
bà nhận cháu làm con nuôi7.
Qua các quy định trên có thể thấy được sự khác nhau trong quy định
giữa các nước về điều kiện đối với người nhận con nuôi, tuy nhiên có thể
nhận thấy pháp luật các nước quy định như vậy đều nhằm đảm bảo cho trẻ em
được nhận nuôi được sống trong môi trường tốt nhất.
1.3.2.2. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
Trước tiên là điều kiện về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi.Theo
pháp luật Việt Nam, trẻ em là những người dưới 16 tuổi, ở lứa tuổi này các em

chưa được coi là đã phát triển đầy đủ về thể lực và trí lực, dễ bị ảnh hưởng về
mặt tâm lý như mặc cảm, thiếu tự tin nhất là đối với những trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt không được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của những người thân
trong gia đình.Vì vậy việc quy định các điều kiện của trẻ em được cho làm con
nuôi nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em một cách tốt nhất.
Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định người được nhận làm con nuôi là trẻ
em dưới 16 tuổi8. So với quy định ở Công Ước LaHaye 1993 thì là 18 tuổi.
Luật Việt Nam quy định độ tuổi thấp hơn so với Công Ước. Tuy nhiên thì luật
còn có quy định người từ trên 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể được nhận
làm con nuôi nếu được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú hoặc bác ruột nhận
làm con nuôi9. Theo quy định tại Điều 345 Bộ luật Dân sự Cộng Hòa Pháp thì
người được nhận làm con nuôi là người dưới 15 tuổi, có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn; theo Italia là người dưới 18 tuổi (được tòa án vị thành niên tuyên
bố là bị từ bỏ). Còn với pháp luật Tây Ban Nha là người dưới 14 tuổi (trẻ bị
bỏ mặc hoặc suy đoán là bị bỏ mặc).
7 Xem Khoản 6 Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010
8 Xem Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010
9 Xem Khoản 2 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010

22
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


Luật Nuôi con nuôi Trung Quốc quy định trẻ em dưới 14 tuổi có thể
được nhận làm con nuôi khi có các điều kiện sau: trẻ em bị mồ côi cha mẹ, trẻ
sơ sinh hoặc trẻ em bị bỏ rơi mà không xác định hoặc không tìm thấy bố mẹ
đẻ và bố mẹ đẻ của trẻ em đó không có khả năng nuôi chúng vì những khó
khăn đặc biệt.10

Còn luật Nuôi con nuôi Philippin quy định tại điều 2 mục 3 về độ tuổi trẻ
em có thể được nhận làm con nuôi là dưới 21 tuổi.Theo pháp luật Hàn Quốc
độ tuổi đối với người được nhận nuôi con nuôi là trẻ em dưới 14 tuổi.
Việc quy định độ tuổi đối với người được nhận con nuôi khác nhau giữa
các nước là do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi nước. Các
quốc gia quy định sao cho phù hợp với điều kiện của nước mình và đảm bảo
quyền lợi tốt nhất cho trẻ em nước mình. Theo quy định tại điều 5 của Công
Ước LaHaye thì các điều kiện của người được nhận làm con nuôi do cơ quan
có thẩm quyền nước gốc quy định và xác nhận.Trẻ em phải đáp ứng đủ điều
kiện, thích hợp, được cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Việc qui định tuổi của
trẻ được phép làm con nuôi có yếu tố nước ngoài của các nước đã tính đến lợi
ích tốt nhất cho trẻ, Việt Nam và Nepal qui định cùng độ tuổi là dưới 16,
Trung Quốc và Guatemala qui định dưới 14 tuổi và Ấn Độ là dưới 12 tuổi.
Mỗi quốc gia đều có lý do để ấn định tuổi của trẻ. Tuy nhiên, quy định số tuổi
càng cao thì rõ ràng cơ hội trẻ được làm con nuôi càng lớn. Như vậy, chỉ với
điều kiện về độ tuổi của trẻ để làm con nuôi người nước ngoài cũng đã có sự
khác biệt giữa các quốc gia trên. Việc qui định điều kiện về độ tuổi của pháp
luật Việt Nam như trên là phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, vì đối với các trẻ từ
sơ sinh đến dưới 16 tuổi là các trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh
thần, cần phải có sự nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình nhằm có các định
hướng phát triển tích cực cho trẻ. Ngoài ra luật Nuôi con nuôi 2010 cũng qui

10 Điều 4 Luật Nuôi con nuôi Trung Quốc

23
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út



định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc trường hợp luật định thì
vẫn đủ điều kiện làm con nuôi.
Tiếp theo là điều kiện về ý chí của người được nhận làm con nuôi. Pháp
luật Việt Nam quy định trong trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm
con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Ý chí của người được nhận
nuôi theo quy định của pháp luật các nước như Trung Quốc là 10 tuổi trở lên;
Đức, Tây Ban Nha: 14 tuổi; Cộng hoà Pháp: 13 tuổi. Việc quy định về ý chí của
trẻ được nhận nuôi cũng là một yêu cầu bắt buộc của Công Ước LaHaye để đảm
bảo sự định đoạt của trẻ em khi trẻ đó đi làm con nuôi của người khác.
1.3.3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài
1.3.3.1. Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại khoản 2 điều 9 luật Nuôi con nuôi 2010, thẩm quyền
giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài quy định như sau:
Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, UBND cấp Tỉnh nơi thường trú
của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi,
trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi thì UBND cấp
Tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm
con nuôi.
Sở Tư Pháp thực hiện việc đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau
khi có quyết định của UBND cấp Tỉnh.
Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở
nước ngoài, cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi
hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi, trường
hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có cơ quan đại diện thì người nhận con
nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện nào thuận tiện
nhất đối với họ11. Trường hợp nuôi con nuôi có YTNG ở khu vực biên giới thì
11 Xem Điều 27 Nghị Định 19/2011/NĐ- CP

24

GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


Sở Tư Pháp quyết định, UBND xã biên giới tiến hành đăng ký và giao nhận
con nuôi12.
Đối chiếu với quy định của pháp luật các nước thì thẩm quyền giải quyết
nuôi con nuôi được quy định như sau:
Cộng hòa Pháp, Italia, Tây Ban Nha thì cơ quan có thẩm quyền cao nhất
là cơ quan con nuôi Trung Ương, có thẩm quyền cao nhất trong giải quyết
việc nuôi con nuôi có YTNG.
Tòa án Anh có thẩm quyền giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có YTNG
khi người nuôi thường trú ở Anh và áp dụng pháp luật của Anh để giải quyết.
Đối với Malaysia, Hàn Quốc nếu là nhà nước đơn nhất thông thường cơ
quan có thẩm quyền là một cơ quan cấp Bộ quản lý cấp Trung Ương về việc
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Tại Trung Quốc, cơ quan ra quyết định cho con nuôi là Sở Nội vụ nơi trẻ
cư trú và tại Ấn Độ là Tòa án Bang hoặc Tòa án khu vực nơi trẻ cư trú.
Về thẩm quyền quản lý việc nuôi con nuôi quốc tế, theo quy định của
pháp luật Việt Nam là Cục con nuôi thuộc Bộ Tư Pháp. Còn theo quy định
của Pháp, Hoa Kì là cơ quan con nuôi quốc tế thuộc Bộ Ngoại Giao, với Đan
Mạch, cơ quan có thẩm quyền quản lý là Vụ gia đình và tiêu dùng. Đối với
Italia là Ủy ban con nuôi quốc tế đặt tại văn phòng chủ tịch Hội đồng bộ
trưởng của Italia, theo pháp luật Thụy Điển thì là Ủy ban Quốc gia về nuôi
con nuôi quốc tế thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội. Các cơ quan này trực tiếp
hoặc thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện vấn đề nuôi con
nuôi quốc tế.
1.3.3.2. Trình tự, thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước

ngoài

12 Xem Điều 22 Nghị Định 19/2011/NĐ- CP

25
GVHD: Nguyễn Sơn Hà

SVTH: Mã Thị Út


×