Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Phay (Duabanga granhis flora Roxb.ex DC) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 58 trang )

1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, có khả năng tái tạo, là bộ
phận quan trọng của mơi trường sinh thái, có giá trị to lớn với nền kinh tế quốc
dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay diện tích rừng và đất
rừng ngày càng bị thu hẹp cả về chất lượng và số lượng mà nguyên nhân chủ
yếu là do các hoạt động của con người gây ra. Theo thống kê của Liên Hợp
Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị phá, riêng khu vực Châu Á
Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá hủy, tương đương mỗi
ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới [4]. ở Việt Nam, trong vịng 50 năm qua,
diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là
43%, đến năm 1993 chỉ còn 26% [4]. Việc mất rừng làm mất cân bằng sinh thái
gây ra lũ lụt, hạn hán, thủng tầng Ơzơn, sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu... Ảnh
hưởng đến cuộc sống con người và sự sinh trưởng và phát triển của các loài vật
trên trái đất.
Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu
dài. Nhưng không phải làm bằng bất cứ giá nào, mà địi hỏi chúng ta phải lựa
chọn những giải pháp có tính hiệu quả cao. Chính vì vậy, thực hiện cơng việc
này bằng các giải pháp lâm sinh như khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, trên
cơ sở đặc tính sinh vật học, sinh thái học của các loài lại càng cấp thiết.
Làm giàu rừng là kỹ thuật bổ sung, nâng cao số lượng cây có giá trị kinh
tế bằng tái sinh nhân tạo hay xúc tiến tái sinh tự nhiên, áp dụng cho các lâm
phần có q ít cây có giá trị kinh tế. Thực tế trong những năm qua đã có
nhiều lồi cây bản địa có giá trị kinh tế cao được đưa vào trồng rừng và làm
giàu rừng như: Re, Lát xoan, Muồng đen, Quế, Sao đen… đã được trồng
thành công ở một số nơi.



2

Toàn bộ các huyện tỉnh Bắc Kạn thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Bể
hoặc các khu vực phòng hộ đầu nguồn của các con sông. Theo kết quả điều tra
sơ bộ hầu hết rừng ở đây phong phú về tổ thành, nghèo kiệt về trữ lượng, chất
lượng. Những cây có giá trị kinh tế ít, mật độ tầng cây cao thưa, phân bố không
đều. Tuy nhiên mật độ cây tái sinh cao, có một số lồi có giá trị như Nghiến, Re,
Trám, Sấu, Dổi, Lát, Đinh và một số cây tiên phong có khả năng phịng hộ như
Phay, Vàng anh, Vả, Dâu gia đất… Đây là cơ sở để đề xuất biện pháp tác động
như tái sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên để làm giàu rừng. Vấn đề đặt
ra là phải lựa chọn, xác định loài cây phù hợp cũng như việc cải tạo và làm giàu
rừng. Việc gây trồng các loài cây ở vùng phân bố tự nhiên của chúng là dễ thành
công. Tuy nhiên nếu không biết cặn kẽ và đầy đủ về đặc điểm sinh vật học, đặc
điểm sinh thái học của mỗi lồi thì khơng có đủ căn cứ để gây trồng chúng.
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra và căn cứ vào một đặc điểm cũng như giá
trị của cây Phay tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của
loài cây Phay (Duabanga granhis flora Roxb.ex DC) tại huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được một số đặc điểm lâm học của loài cây Phay (Duabanga
granhis flora Roxb.ex DC) tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất điều kiện gây trồng loài cây Phay
1.3. Ý nghĩa
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận phương
pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
đề tài cụ thể.
- Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại địa

bàn nghiên cứu.


3

1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn
- Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản
xuất, kinh doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính
bền vững của hệ sinh thái rừng.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp kĩ thuật gây
trồng cây Phay tại huyện Bạch Thông Bắc Kạn.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Trên thế giới
* Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của các
thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật theo không gian và thời gian (Phùng
Ngọc Lan, 1986). Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và
cấu trúc tuổi.
- Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng:
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp bao gồm nhiều thành
phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trong
nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia thành ba dạng cấu trúc là cấu trúc sinh
thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của lớp thảm thực vật là
kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh

tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan
điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngồi phản ánh nội dung
bên trong của hệ sinh thái rừng.
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được
Rachards P.W (1933-1934), Baur.G (1962), Odum (1971)… tiến hành. Các
nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mơ tả định tính về tổ
thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
Baur G.N (1962) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung
và về cơ sở thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng
cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả này đã đưa ra những tổng kết hết sức
phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản


5

là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng
mưa[16].
Catinot (1965); Plaudy J đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu
đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân
loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến…[5]
Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái
được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm
sinh thái học[17].
- Về mơ tả hình thái cấu trúc rừng:
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương
pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do Davit và P.W.Risa (1933-1934) đề
xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả

để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược
điểm là chỉ minh họa được sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ
trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số giải
kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về khơng gian ba chiều.
Phương pháp biểu đồ trắc diện do Davit và RIChards (1933-1934) đề xuất
trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài và cấu
trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng.
RIChards P.W (1952) đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành
hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có
tổ thành lồi cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ
bao gồm một vài lồi cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa thường có nhiều
tầng (thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tâng cây thân cỏ). Trong rừng mưa
nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các lồi thân cỏ cịn có nhiều lồi cây leo
đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành
cây[10].


6

Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các đặc
trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng suất
thảm thực vật. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grisebach đã sử dụng
dạng sinh trưởng (tồn bộ hình thái hoặc cấu trúc và trạng thái của thực vật) của
các loài cây ưu thế và kiểu môi trường sống của chúng để biểu thị cho các nhóm
thực vật. Phương pháp hình thái của Hmboldt và Grisebach được các nhà sinh
thái học Đan Mạch (Warming, 1904, Raunkiaer, 1934) tiếp tục phát triển.
Raunkiaer đã phân chia các loài cây hình thành thảm thực vật thành các dạng
sống và các phổ sinh học (phổ sinh học là tỷ lệ phần trăm các lồi cây trong một
quần xã có các dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học cho
rằng phân loại hình thái, các phổ sạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn các

dạng sinh trường của Humboldt và Grisebach. Trong các phương pháp phân loại
rừng dựa theo cấu trúc và dạng sống của thảm thực vật, phương pháp dựa vào
hình thái bên ngồi của thảm thực vật được sử dụng nhiều nhất.
Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông chia cây
rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước
và chất lượng của cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được phương án phân
cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi. Sampion
Gripfit (1984), khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới Tây
Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp cũng dựa vào kích thước và chất
lượng cây rừng, RIChards (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng dựa vào
chiều cao cây rừng.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
- Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng:
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mơ tả
định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học, trong
đó việc mơ hình hóa cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu


7

trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu trúc
không gian và thời gian của rừng được các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều
nhất. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Rollet B (1971), Brung
(1970), Loeth et al (1967)…rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc
không gian và thời gian của rừng theo hướng định lượng và dùng các mơ hình
tốn để mơ phỏng các qui luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, 2001). Rollet
B (1971) đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi

qui, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất. Nhiều tác giả cịn sử
dụng hàm Weibull để mơ hình hóa cấu trúc đường kính lồi thơng theo mơ
hình của Schumarcher và Coil (Belly, 1973). Bên cạnh đó các dạng hàm
Meyer, Hyperbol, hàm mũ, pearson, Poisson… cũng được nhiều tác giả sử
dụng để mơ hình hóa cấu trúc rừng.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân
loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái. Cơ sở phân loại
rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng
thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho
hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1890), Schimper (1903),
Aubreville (1949), UNESCO (1973)…Trong nhiều hệ thống phân loại rừng theo
xu hướng này khi nghiên cứu ngoại mạo quần xã thực vật đã khơng tách rời khỏi
hồn cảnh của nó và do vậy hình thành một hướng phân loại theo ngoại mạo
sinh thái.
Khác với xu hướng phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu mơ
tả rừng ở trạng thái tĩnh. Trên có sở nhiệm vụ rừng ở trạng thái động Melekhov
đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự biến đổi của tổ
thành loài cây trong lâm phần qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát
sinh và phát triển của rừng.
Tóm lại, trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng
nói chung và rừng nhiệt đới rất phong phú, đa dạng, có nhiều cơng trình nghiên
cứu cơng phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng. Tuy nhiên, các


8

cơng trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi sau nương
rẫy cịn rất ít.
2.1.2 Ở Việt Nam
* Nghiên cứu cấu trúc rừng:

Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong
những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kết thúc phù hợp. Thái
Văn Trừng (1978), Trần Ngũ Phương (1970) cũng đã nghiên cứu cấu trúc sinh
thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam.
Trần Ngũ Phương (1970) đã chỉ những đặc điểm cấu trúc của các thảm
thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình
hình rừng miền Bắc Việt Nam 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên được
nghiên cứu là tổ thành và thơng qua đó một số quy luật phát triển của các hệ
sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất[8].
Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978)[13] đã đưa ra mơ hình cấu trúc tầng như:
tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi
(B) và tầng cỏ quyết (C). Thái Văn Trừng đã vận dụng và cải tiến, bổ sung
phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit – Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng
Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ
hơn và có ghi ký hiệu thành phần lồi cây của quần thể đối với những đặc trưng
sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác
giả này cịn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt
Nam, đó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn
che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng mùa của tán lá.
Với những quan điểm trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật rừng Việt
Nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để
trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.
Nguyễn Văn Trương (1983) khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem
xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách
cơ giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, Vũ Đình Phương


9


(1987)[9] đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là
hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng có sự phân tầng
rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng phương pháp định
lượng để xác định giới hạn của các tầng cây.
Đào Công Khanh (1996) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc
rừng là rộng thường xuyên ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện
pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng. Nguyễn Anh Dũng (2000)
đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ cho hai trạng thái
rừng là IIA và IIIA1 ở lâm trường Sông Đà – Hịa Bình. Bùi Thế Đồi (2001) đã
tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng trên núi đá
vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam.
Vũ Đình Phương, Đào Cơng Khanh thủ nghiệm ô nghiên cứu một số quy
luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở
Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số lồi cây có cấu trúc đường kính và chiều
cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần, đồng thời cấu trúc của lồi cũng
có những biến động.
Nhìn chung, các cấu trúc nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên
về việc mơ hình hóa các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp
kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái nên chưa
thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Muốn đề xuất được
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, địi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc rừng
một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học
và sản lượng.
* Một số nghiên cứu về rừng phục hồi sau nương rẫy ở Việt Nam
Canh tác nương rẫy là hoạt động canh tác truyền thống của nhiều dân tộc
sống ở miền núi nước ta, hiện nay nó vẫn đang tồn tại, nhưng đã có nhiều thay
đổi so với trước đây. Ở nước ta, tài liệu nghiên cứu về canh tác nương rẫy cịn
rất ít, tuy nhiên có thể kể đến một số cơng trình như:
Viện khoa học Lâm nghiệp (2001) xây dựng chuyên đề về canh tác nương rẫy.
Chuyên đề đã giới thiệu các cấu trúc nghiên cứu về đánh giá hiện trang canh tác



10

nương rẫy ở Tây Nguyên (1989 – 1999) (Đỗ Đình Sâm và cộng sự), canh tác sau
nương rấy của một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Võ Đại Hải, Trần Văn Con,
Nguyễn Xuân Quát và cộng sự), kết quả nghiên cứu xây dựng mơ hình canh tác
nương rẫy theo hướng sử dụng đất bền vững ở Tây Bắc (Ngô Đình Quế và cộng
sự). Các tác giả đã phân tích khá sâu sắc về tâp quán canh tác nương rẫy ở Tây
Nguyên và các chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý đất rừng. Giới thiệu kết quả
bước đầu khảo nghiệm 4 mơ hình sử dụng cây họ đậu để làm tăng độ che phủ, phục
hồi nhanh độ phì đất bỏ hóa và làm tăng năng suất cây trồng nơng nghiệp.
Cơng trình nghiên cứu của Hà Văn Tuế - Đỗ Hữu Thư – Lê Đồng Tấn
(1985) nghiên cứu khả năng tái sinh và quá trình sinh trưởng phát triển thảm
thực vật trên đất sau nương rẫy ở Lâm trường Sơ Pai đã kết luận: tái sinh sau
nương rẫy có số lượng loài nhiều ở năm thứ nhất giảm ở năm thứ hai, thứ ba và
ổn định từ năm thứ tư trở đi. Thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy nếu khơng bị
tàn phá chắc chắn sẽ hình thành một thảm thực vật rừng đạt được những yêu cầu
kinh tế và sinh thái.
Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994) dựa vào các trạng thái
thực bì đã được phân chia trên cơ sở bảng phân loại của Loeschau (1966) và
Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng của Bộ lâm nghiệp và theo phương pháp của
Thái Văn Trừng đã nghiên cứu các trạng thái thực bì kiểu IA, IB, ICm IIA, IIB
đưa ra nhận xét, trong suốt quá trình phục hồi tự nhiên thảm thực vật rừng trước
khi đạt tới giai đoạn thuần thục, thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một
diện tích nhất định có xu hướng giảm dần, đơn giản hóa để tái ổn định. Tuy
nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình tự phục hồi thảm thực vật rừng, quy luật
này biểu hiện chưa rõ ràng và có thể có những xáo trộn.
Lê Trọng Cúc và Phạm Hồng Ban (1996) nghiên cứu động thái thảm thực
vật rừng sau nương rẫy huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An chọn đối tượng là rừng

tái sinh tự nhiên sau nương rẫy 1 năm, 2 năm, 4 năm đã khẳng định trên cả ba
khu rừng tái sinh tự nhiên sau nương rẫy từ 1 đến 4 năm có tổ thành các lớp tái
sinh tự nhiên khá phong phú. Ngoài ra do ảnh hưởng của canh tác nương rẫy nên
một số loài gặp ở chân đồi nhiều hơn và càng lên cao càng có xu hướng giảm


11

dần. Từ khi nương rẫy bắt đầu bỏ hóa, quá trình phục hồi tự nhiên của thảm thực
vật khi đạt tới một thời gian thành thục, thành phần loài và số lượng cây gỗ trên
một đơn vị diện tích nhất định có xu hướng giảm dần, đơn giản hóa để tái ổn
định, Tuy nhiên khả năng tái sinh của các lồi nương rẫy rất chậm, đó là một
trong những ngun nhân dẫn đến sự suy thảm thực vật rừng ở tỉnh Nghệ An.
Ngồi ra tác giả cịn đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế việc phát nương làm
rẫy của đồng bào các dân tộc miền núi.
Lâm Phúc Cố (1994, 1996) nghiên cứu diễn thế rừng thứ sinh sau nương
rẫy ở Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã phân chia thành 5 giai đoạn
và kết luận: diễn thế thứ sinh sau nương rẫy theo hướng đi lên tiến tới rừng cao
đỉnh. Tổ thành loài tăng dần theo các thời gian phát triển từ 4 loài (dưới 5 năm)
tăng dần lên 5 loài (trên 25 năm). Rừng phục hồi có một tầng cây gỗ giao tán ở
thời gian 10 tuổi và đạt độ tàn che 0,4.
Lê Đồng Tấn (1993 – 1999) nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số
quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La theo phương pháp kết hợp điều tra ô
tiêu chuẩn 400m2 cho các đối tượng là thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy và
theo dõi ô định vị 2000m2. Tác giả kết luận: mật độ cây tái sinh giảm dần từ
chân đồi lên đỉnh đồi. Tổ hợp loài cây ưu thế trên ba vị trí địa hình và 3 cấp độ
dốc là giống nhau. Sự khác nhau chính là hệ số tổ thành các loài trong tổ hợp đó.
Lê Đồng Tân – Đỗ Hưu Thư (1998) nghiên cứu thảm thực vật tái sinh trên
đất sau nương rẫy tại Sơn La qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn I (tuổi từ 4
đến 5), giai đoạn II (tuổi 9 đến 10), giai đoạn III (tuổi 14 đến 15) và nhận xét:

Trong 15 năm đầu, thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy có số lượng lồi
đều tăng lên các giai đoạn phát triển. Sau 3 giai đoạn phát triển thảm thực vật tái
sinh trên đất nương rẫy thể hiện một quá trình thay thế tổ thành rất rõ ràng,
lượng tăng trưởng của thảm thực vật không cao.
Qua điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy của các tỉnh Tây
Nguyên Đỗ Đình Sâm, Phạm Đình Tam, Nguyễn Trọng Khơi (2000) nhận thấy
rằng: Sau khi bỏ hóa 1 năm thảm thực vật đã phục hồi đạt độ che phủ trên 50%
và sau 8 năm nếu khơng có tác động đốt phá thì độ che phủ đạt 85% có nơi 95%.


12

Đặc biệt là một số dạng râtx trồng đậu xanh có thời gian đất nghỉ 1 năm là 8-9
tháng thì cây cỏ phục hồi cũng đạt độ che phủ 40%. Sau khi bỏ hóa từ 3 năm trở
lên cây tái sinh mục đích đạt 15000 cây/ha. Độ tàn che của những cây gỗ tái sinh
cao trên 3m, đạt từ 0,2 đối tượng bỏ hóa 3-5 năm, đạt 0,3 đối tượng bỏ hóa trên
5 năm và đạt 0,4 ở đối tượng bỏ hóa trên 8 năm. Như vậy ở dạng bỏ hóa trên 5
năm đã có khả năng đạt được mức độ rừng thưa và nếu có biện pháp bảo vệ thì
độ tàn che có thể càng tăng lên.
Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An, tác giả đã xác định thành phần loài,
mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy theo
thời gian bỏ hóa. Theo tác giả, hệ thực vật sau nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát
(Nghệ An) khá đa dạng về thành phần loài, gồm 586 loài thuộc 334 chi, 105 họ
thực vật bậc cao có mạch.
Đặng Kim Vui (2002) khi nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đối tượng là rừng phục hồi tự nhiên ở
các giai đoạn tuổi khác nhau, đã nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc
dạng sống, cấu trúc hình thái, mật độ, độ phủ…của các trạng thái rừng và kết
luận: Tổng số loài cây của hệ sinh thái rừng phục hồi giảm dần khi giai đoạn

tuổi tăng lên, đồng thời số loài cây gỗ tăng dần, số lồi cây cỏ, cây bụi giảm
nhanh. Theo q trình phục hồi, trạng thái rừng có sự thay đổi về tầng thứ và
thành phần thực vật ở các tầng, ở giai đoạn cuối của quá trình phục hồi (từ 10-15
tuổi) rừng có cấu trúc 5 tầng rõ rệt. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệuq ủa phục hồi rừng sau nương rẫy.
Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài tái sinh trong các
trạng thái thực bì ở tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Thế Hưng (2003) nhận xét trong
lớp cây tái sinh tự nhiên ở rừng non phục hồi thành phần loài cây ưu sáng cực
đoan giảm nhường chỗ cho nhiều lồi cây ưu sáng sống định cư và có đời sống
dài chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí trong tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện một số
lồi chịu bóng dưới tán rừng như Bứa, Ngát. Sự cso mặt với tần số khá cao của
một số loài ưu sáng định cư và một số lồi chịu bóng là dấu hiệu chuyển biến


13

tích cực của diễn thế rừng. Tác giả kết luận khả năng tái sinh tự nhiên của các
trạng thái thực vật có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thối hóa của
thảm thực vật, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong quần
xã. Ở Quảng Ninh rừng thứ sinh có mức độ tái sinh trung bình với các lồi khá
phong phú. Những dạng thảm mới phục hồi hoặc ở mức độ thái hóa chưa cao
có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt bằng cách hình thái tái sinh phong phú.
Tuy nhiên, cây có triển vọng thuộc nhóm lồi ưu sáng cịn chiếm tỷ lệ cao
trong các quần xã này.
Tìm hiểu đặc điểm quá trình tái sinh, diễn thế tự nhiên của thảm thực vật
cây gỗ trên đất bỏ hóa sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn. Tác giả Phạm Ngọc
thường (2003) cho rằng: Tổ thành cây gỗ phụ thuộc vào mức độ thối hóa đất.
Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có dạng một đỉnh, từ giai đoạn II (3-6
năm), đến giai đoạn V (12-15 năm) được mô tả bởi phân bố Weibull. Phân bố số
cây theo mặt phẳng ngang dưới 7 năm là phân bố cụm, từ 7-15 năm là phân bố

ngẫu nhiên và có xu hướng tiền dần đến phân bố đều. Mật độ tái sinh giảm dần
theo thời gian phục hồi. Từ kết quả trên tác gia cho biết nếu sau nương rẫy thảm
thực vật tái sinh khơng bị phá hoại thì rừng thứ sinh được phục hồi thông qua
con đường tái sinh tự nhiên là thuận lợi. Tuy nhiên, do tổ thành loài đơn giản
nên trong điều kiện cho phép cần xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng biện pháp tra
dặm hạt giống, phát dây leo bụi dậm, kết hợp trồng bổ sung cây có giá trị kinh tế
nâng cao năng suất chất lượng rừng.
Nghiên cứu về rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở
tỉnh Sơn La tác giả Lê Đồng Tấn (2003) cho biết kết cấu tổ thành rừng thứ sinh
phục hồi sau nương rẫy khá đơn giản. Được thể hiện ở hệ số tổ thành của tổ hợp
loài ưu thế cao, nhiều nơi chỉ 2 đến 3 loài đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Phân bố
cây trên mặt đất là phân bố ngẫu nhiên, nhưng đối với từng lồi cây thì là phân
bố cụm.
Kết quả nghiên cứu về diễn thế tại khu vực Đông Nam Vườn Quốc Gia
Tam Đảo và xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, Lê Đồng Tấn
(2003) kết luận: Quá trình diễn thế phục hồi rừng bao gồm các giai đoạn từ trảng


14

cỏ đến trảng cây bụi, rừng thứ sinh, rừng thứ sinh trưởng thành và cuối cùng là
rừng cực đỉnh hay rừng khí hậu. Tốc độ của q trình phụ thuộc vào mức độ
thối hóa của đất và nguồn gieo giống. Ở giai đoạn đầu quá trình diễn ra nhanh.
Tuy nhiên cũng phải sau 10 năm (trên đất tốt) thảm thực vật mới đạt được trạng
thái rừng thứ sinh. Nếu đất đã bị suy thoải thì quá trình diễn ra chậm. Đặc biệt
trên những diện tích khơng được bảo vệ, thường xuyên bị chặt gỗ củi, chăn thả
và lửa cháy thì quá trình diễn ra rất chậm.
Phạm Ngọc Thường (2001) lựa chọn đối tượng là thảm thực vật rừng phục
hồi sau nương rẫy ở giai đoạn khác nhau xây dựng mô hình phục hồi rừng với
quy mơ 0,5 ha/ ơ mẫu, 5-10 mẫu/mơ hình/ địa điểm. Và tìm kiếm các mơ hình

sử dụng đất bỏ hóa sau nương rẫy có hiệu quả ở địa phương để tìm hiểu các biện
pháp tác động. Kết quả điều tra, theo dõi một số mô hình, tác giải kết luận: Mơ
hình khoan ni tái sinh kết hợp trồng bổ sung, làm giàu rừng là mô hình dựa
trên cơ sở triêt để lợi dụng tái sinh, diễn thế tự nhiên của thực vật chi phí ban
đầu thấp, góp phần rút ngắn thời gian phục hồi rừng, cải thiện cấu trúc tổ thành,
mật độ thưo hướng tăng giá trị phòng hộ và kinh tế của rừng trong hiện tại cũng
như trong tương lai. Một số loài cây như: Hồi, Lát Hoa, Quế là những cây có giá
trị kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, được người dân lựa
chọn, đó là những cây có triển vọng phù hợp với biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi
tái sinh kết hợp trồng bổ sung và làm giàu rừng.
Cũng theo tác giả Phạm Ngọc Thường (2001) thì đất bỏ hóa sau canh tác
nương rẫy bị rửa trơi mạnh nên nghèo dinh dưỡng, độ chua cao, Thực vật chỉ thị
là nhóm lồi cây sim, mua, thành nganh… Thảm thực vật rừng phục hồi tự nhiên
là thành phần quan trọng nhất để biến đổi tính chất đất sau canh tác nương rẫy.
Cùng với thời gian phục hồi thảm thực vật thì các đặc tính lý, hóa đất, số lượng
vi sinh vật đất thay đổi theo chiều hướng tăng độ phì, cải thiện thành phần cơ
giới đất.
Các cơng trình nghiên cứu về thối hóa và phục hồi đất sau canh tác nương
rẫy còn hạn chế, một số tác giả như: Bùi Quang Toản (1990) nghiên cứu xói
mịn trên đất canh tac snr ở Tây Bắc, Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên trên nhiều


15

vùng đất đồi ở miền Bắc (1965, 1986, 1995, 1998). Nhìn chung các nghiên cứu
đã khẳng định xói mịn, rửa trôi là nguy cơ căn bản làm cho đất dốc ở Việt Nam
nói chung và đất canh tác nói riêng nhanh chóng bị thối hóa. Vì vậy, trong sử
dụng đất bền vững phải có biện pháp chống xói mịn, rửa trơi.
Phục hồi đất sau canh tác nương rẫy cịn ít được quan tâm nghiên cứu. Lê
Đồng Tân (1999) đã nghiên cứu một số tính chất hóa học và dinh dưỡng của đất

của các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở Sơn
La. Tác giả nhận xét: tính chất hóa học và dinh dưỡng đất được cải thiện dần các
giai đoạn diễn thế từ trảng cỏ đến rừng thứ sinh, hàm lượng mùn tăng, độ chua
giảm, và các chất dễ tiêu được tích lúy nhưng chậm.
Qua các nghiên cứu về cttc nương rẫy ở Việt Nam cho thấy điều kiện canh
tác nương rẫy hiện nay đã khác xa so với trước đây. Tập quán canh tác nương
rẫy của các dân tộc khác nhau liên quan đến sự thối hóa đất nên ảnh hưởng
khác nhau đến quá trình phục hồi rừng.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Bạch thông là một huyện miền núi vùng cao, huyện Bạch Thông với chiều
dài hơn 30 km chạy theo Quốc lộ 3, bao gồm gần như toàn bộ phần đất thuộc
trung tâm tỉnh Bắc Kạn. Huyện Bạch Thơng có tổng diện tích tự nhiên là
545,62km2.
Huyện Bạch Thơng có bốn phía đều giáp với các huyện trong tỉnh Bắc Kạn
trong đó:
Phía Nam giáp với thị xã Bắc Kạn.
Phía Đơng giáp với huyện Na Rỳ.
Phía Bắc giáp với huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể
Phía Tây giáp với huyện Chợ Đồn.
Chính vì vậy, Bạch Thông là huyện phản ánh tương đối đầy đủ những đặc
điểm chính của Bắc Kạn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội.


16

2.2.1.2. Địa hình
Huyện Bạch Thơng có địa hình thấp, thung lũng chân núi kéo dài, nằm giữa
dãy núi cao phía Bắc thuộc cánh cung sơng Gâm ở phía Tây và cánh cung Ngân

Sơn ở phía Đơng. Bạch Thơng có những cánh đồng khá bằng phẳng và phì nhiêu
như cánh đồng Vi Hương, Phủ Thơng, Lục Bình, Qn Bình... là vựa lúa chính
của tỉnh Bắc Kạn.
Sơng Phủ Thơng bắt nguồn từ Phja Bjc thuộc xã Vi Hương qua cánh
đồng Phủ Thơng, dãy Phja Bjooc cao trên 1.000m, phần cuối dãy Phja Bjooc có
đỉnh Khau Mổ cao 1.104 m
2.2.1.3. Khí hậu
Bạch Thơng nằm trong khu vực khí hậu gió mùa xích đạo, thời tiết ở Bạch
Thông chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ kéo dài từ tháng 4 - 10;
mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tiết trời giá rét, nhiều khi có
sương muối. Sư chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nóng - lạnh tương đối lớn.
2.2.1.4. Thuỷ văn
Bạch Thơng có sơng Phủ Thơng bắt nguồn từ Phja Bjc thuộc xã Vi
Hương qua cánh đồng Phủ Thơng.
Bên cạnh đó trên địa bàn Bạch Thơng có nhiều khe, suối nên người dân địa
phương đã tận dụng lợi thế này để ngăn khe, đào đắp ao thả cá.
2.2.1.5. Đặc điểm đất đai
Đất là một nguồn tài nguyên quý của huyện Bạch Thông. Đất ở Bạch
Thông chủ yếu là các loại đất feralit rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây
cơng nghiệp như: Mía, lạc, đậu tương, hồi, quế… và các loại cây ăn quả có giá
trị kinh tế như cam, quýt…
2.2.1.6. Đặc điểm về tài nguyên rừng
Năm 2002, diện tích đất lâm nghiệp của huyện Bạch Thơng có trên
36.428ha (66,78%); trong đó diện tích trồng rừng tập trung thực hiện được
542,6ha, diện tích trồng rừng phân tán là 11,65ha. Từ phong trào nông dân thi
đua, sản xuất nông - lâm nghiệp giỏi, trên địa bàn huyện Bạch Thông ngày càng
xuất hiện nhiều hộ dân làm giàu từ mơ hình kinh tế VAC, kinh tế đồi, rừng…


17


góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, khai thác tốt thế mạnh của
từng vùng, hình thành các đơn vị sản xuất hàng hóa phù hợp với thị trường tiêu
thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng mới của huyện tăng qua các
năm; năm 2011, toàn huyện thực hiện được được 914,24 ha rừng trồng mới,
trong đó: Diện tích trồng rừng DA 147 thực hiện 739,24 ha/700 ha, đạt 105,6%
kế hoạch; năm 2012, toàn huyện trồng được trên 1.136ha rừng mới theo Dự án
147, đạt 103,3% KH.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.2.1. Tiềm năng về kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên của huyện Bạch Thơng khá phong phú, trong đó
rừng và khoáng sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất. Trong rừng có
nhiều loại gỗ quý như: Nghiến, lim, sến, táu.. cùng các loài thú và các loại lâm
sản quý khác. Đất cũng là một nguồn tài nguyên quý của huyện Bạch Thông.
Đất ở Bạch Thông chủ yếu là các loại đất feralit rất thích hợp cho việc phát triển
các loại cây cơng nghiệp như: Mía, lạc, đậu tương, hồi, quế… và các loại cây ăn
quả có giá trị kinh tế như cam, quýt…
Mặc dù với 90% diện tích là rừng núi, địa hình khá phức tạp nhưng do có
quốc lộ 3 chạy qua nên từ Bạch Thơng có thể đi lại một cách dễ dàng về phía
Nam (xuống thủ đơ Hà Nội), lên phía Bắc (Đến Cao Bằng). Ngồi ra, hệ thống
đường mịn của Bạch Thơng đã tạo thành một mạng lưới giao thông nội vùng,
phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế - văn hóa-xã hội của nhân dân các dân tộc
trong huyện.
2.2.2.2 Văn hóa xã hội
Diện tích: 545,62 km2
Dân số: 30.216 người (2009)
Mật độ dân số: 54 người/km2
Huyện lỵ đặt tại thị trấn Phủ Thông.



18

Có 17 đơn vị hành chính gồm một thị trấn và 16 xã: Vi Hương, Sỹ Bình,
Vũ Muộn, Tú Trĩ, Cẩm Giàng, Phương Linh, Lục Bình, Đơn Phong, Ngun
Phúc, Qn Bình, Hà Vị, Cao Sơn, Mỹ Thanh, Quang Thuận, Dương Phong và
Tân Tiến.
Bạch Thông là nơi sinh sống của các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Nùng, Hoa…
Bà con dân tộc Nùng sống bằng nghề trồng trọt và các nghề thủ công như
đan lát, dệt, rèn đúc, làm hương, nghề mộc ... Hầu như gia đình nào cũng có
khung cửi, nghề trồng bông, kéo sợi, dệt, nhuộm vải là nghề truyền thống.
Người Nùng thường sử dụng đồ gia dụng bằng tre tự đan, mẫu mã đẹp và chất
lượng rất bền.
Nếu người Nùng sống chủ yếu bằng nghề nông và thủ công thì phần lớn
người Hoa lại sống tập trung tại các khu vực có điều kiện bn bán nhỏ. Họ vừa
làm ruộng, vừa làm nghề bn bán để có thêm thu nhập.
2.2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bạch Thơng
Đơn vị tính: Ha
Diện tích
STT

Chỉ tiêu

Tổng diện tích đất tự nhiên
1
Đất nơng nghiệp
Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa
nước

2
-

Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
Đất xây dựng trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp

Diện tích

theo kế hoạch sử theo quy hoạch
dụng đất 5 năm sử dụng đất đến
(2011 - 2015)
54.649,00
50.460,11
2.136,69

năm 2020
54.649,00
50.756,11
2.114,00
1.377,00

1.298,08
1.123,99
18.434,65

3.700,00
24.374,61
98,83
1.564,66

1.424,00
18.830,00
3.700,00
23.992,09
98,83
1.738,89

8,74

12,14


19

+
+
+
+
3
-

Đất quốc phịng
Đất an ninh
Đất khu, cụm cơng nghiệp
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

Đất sản xuất vật liệu xây dựng

22,67
2,60
50,00
15,15

gốm xứ
Đất cho hoạt động khống sản
Đất di tích danh thắng
Đất xử lý, chôn lấp chất thải

17,72
66,10
1,31

nguy hại
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phát triển hạ tầng
Trong đó:
Đất cơ sở văn hóa
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
Đất cơ sở thể dục thể thao
Đất đơ thị
Trong đó: Đất ở tại đơ thị
Đất khu bảo tồn thiên nhiên
Đất khu du lịch
Đất khu dân cư nông thôn

Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng còn lại
Đất chưa sử dụng đưa vào sử

9,80
30,25
476,69
645,53

dụng
2.2.2.4. Hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp

4,86
4,30
29,33
5,00
108,97
13,00
3.700
943,35
2.624,23

22,67
2,60
50,00
31,05
17,72
66,10
1,31
17,80

33,70
476,69
768,95
19,25
5,00
30,19
9,00
142,98
27,00
3.700
40,00
982,48
2.154,0
761,71

291,48

Về nông nghiệp:
Người dân Bạch Thông với tinh thần lao động sáng tạo, ứng dụng được
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã đưa Bạch Thông từ chỗ
thiếu lương thực đến chỗ đảm bảo được an ninh trên địa bàn. Theo số liệu thống
kê của UBND huyện, tính đến năm 2002, diện tích đất nơng nghiệp của huyện
chiếm chưa đầy 6% (trên 3.526ha), nhưng tổng sản lượng lương thực có hạt đạt
13.486 tấn, tăng 4,8% so với năm 2001. Bình quân lương thực năm 2002 đạt 401
kg, tăng 17% so với năm 2001. Tính đến năm 2011, tổng sản lượng lương thực
có hạt của Bạch Thông đã đạt 18.300/17.207 tấn, đạt 106,3% kế hoạch năm, so
với cùng kỳ năm 2010 tăng 1.919 tấn.


20


Cơ cấu sản xuất đang từng bước chuyển dịch theo hướng phát triển cây đặc
sản, cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao như:Cam, quýt, cây thuốc lá.
Về lâm nghiệp:
Năm 2002, diện tích đất lâm nghiệp của huyện Bạch Thơng có trên
36.428ha (66,78%); trong đó diện tích trồng rừng tập trung thực hiện được
542,6ha, diện tích trồng rừng phân tán là 11,65ha. Từ phong trào nông dân thi
đua, sản xuất nông - lâm nghiệp giỏi, trên địa bàn huyện Bạch Thông ngày càng
xuất hiện nhiều hộ dân làm giàu từ mơ hình kinh tế VAC, kinh tế đồi, rừng…
góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tốt thế mạnh của
từng vùng, hình thành các đơn vị sản xuất hàng hóa phù hợp với thị trường tiêu
thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, diện tích rừng
trồng mới của huyện tăng qua các năm; năm 2011, toàn huyện thực hiện được
được 914,24 ha rừng trồng mới, trong đó: Diện tích trồng rừng DA 147 thực
hiện 739,24 ha/700 ha, đạt 105,6% kế hoạch; năm 2012, toàn huyện trồng được
trên 1.136ha rừng mới theo Dự án 147, đạt 103,3% KH.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng của huyện Bạch Thông đã được đầu
tư xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người
dân. Cũng nhờ đó, bộ mặt nơng thơn của huyện đã có nhiều khởi sắc rõ rệt.
Nhiều cơng trình kênh mương của huyện được bê tơng hóa đáp ứng cơ bản
nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân
Đến nay, tồn huyện có 140 cơng trình kênh mương đã được bê tơng hóa
bao gồm các đập, kênh mương, hồ chứa và các cơng trình thủy lợi khác; 7/17 xã,
thị trấn có trụ sở 2 tầng; 13/17 xã, thị trấn có đường nhựa, đường bê tơng đến
trung tâm xã. Tồn huyện có 40 trường học các cấp được xây dựng kiên cố; các
xã đều có trạm y tế; 4/17 xã, thị trấn có nhà văn hóa; 136/155 thơn, bản có nhà
họp thơn.
Việc xây dựng các cơng trình phục vụ sản xuất, cơng trình phúc lợi xã hội
đã tạo đà cho các vùng nông thôn của huyện phát triển đồng bộ các mặt kinh tế,



21

văn hóa, y tế, giáo dục...hướng đến gần hơn mục tiêu đạt 19 tiêu chí trong xây
dựng nơng thơn mới.


22

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cây Phay (Duabanga granhis flora
Roxb.ex DC) Đề tài nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao tại trạng thái
IIA, IIB, IIIA1, Gỗ - Vầu.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại hai xã Đôn
Phong và Hà Vị của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
- Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 02 năm 2013 đến tháng 05 năm
2013.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, nội dung của đề tài được xác
định như sau:
+ Đặc điểm hình thái và vật hậu của Phay
- Đặc điểm hình thái cây
- Đặc điểm vật hậu
+ Đặc điểm sinh thái của lồi Phay
- Đặc điểm địa hình nơi có Phay phân bố
- Đặc điểm khí hậu nơi có Phay phân bố

- Đặc điểm đất đai nơi có Phay phân bố
+ Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi loài Phay phân bố.
- Cấu trúc tổ thành tầng cây cao
- Cấu trúc mật độ tầng cây cao của lâm phần và Phay
- Cấu trúc tầng thứ
- Thành phần loài cây đi kèm với Phay
- Cấu trúc độ tàn che tầng cây cao
- Đặc điểm sinh trưởng của loài Phay


23

+ Đề xuất điều kiện gây trồng cây Phay
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu cơ bản về khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế trong khu vực
nghiên cứu.
+ Các loại bản đồ chuyên dùng của khu vực nghiên cứu.
+ Các tài liệu tham khảo về lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước.
+ Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác liên quan đến khu vực và
vấn đề nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
a. Lập ô tiêu chuẩn (OTC) và dung lượng mẫu:
Lập OTC điển hình để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng có cây Phay tái
sinh phân bố:
- Ơ tiêu chuẩn phải bố trí tại các vị trí có tính đại diện cao ở khu vực nghiên
cứu. Địa hình trong ơ phải tương đối đồng đều, các loài cây phân bố tương đối
đều, cây sinh trưởng bình thường, ơ tiểu chuẩn khơng đi qua các khe, qua đỉnh

hoặc có đường mịn hay ơ tơ chạy qua.
- Phương pháp lập OTC: Sử dụng địa bàn, thước dây để đo đạc.
- Tổng số OTC là 12 OTC cho 4 trạng thái IIA, IIB, IIIA1, Gỗ - Vầu. Diện
tích mỗi OTC là 2.500m2 (50m x 50m).
Để thuận lợi cho việc đo đếm đề tài tiến hành lập OTC với chiều dài cùng
với đường đồng mức, chiều rộng vng góc với đường đồng mức.
b. Thu thập số liệu trong OTC
Nội dung thu thập số liệu cho từng nội dung, cụ thể như sau:
* Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của cây Phay
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát thực địa, mô tả, lấy mẫu đo đếm về:
- Đặc điểm hình thái: Thân cây, tán cây, vỏ cây, cành cây, lá cây, và hoa quả
của cây Phay…


24

- Đặc điểm vật hậu: Mùa ra lá, mùa ra hoa kết quả,…
* Điều tra một số nhân tố sinh thái nơi cây Phay phân bố
- Đặc điểm nhân tố khí hậu: Tiến hành thu thập tài liệu khí tượng của trạm
khí tượng thủy văn huyện Bạch Thơng, Bắc Kạn. Kết quả được ghi vào mẫu phụ
biểu 01.
- Điều tra nhân tố đất đai: Trên các OTC, tiến hành đào phẫu diện mô tả đất
đại diện cho các trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA1 ở khu vực nghiên cứu. Kết quả
được ghi vào mẫu phụ biểu 02.
* Điều tra đặc điểm cấu trúc thực vật nơi loài Phay phân bố.
+ Điều tra tầng cây cao:
Theo quan điểm lâm học, cây tầng cao là những cây có D1.3 ≥ 6cm.
Xác định tên cây: Tên cây (tên phổ thông, tên khoa học), loài chưa biết tên
được lấy tiêu bản giám định.
Đo Hvn, D1.3, Hdc phẩm chất cây. Cơng cụ đo đường kính là thước kẹp

kính, đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành là thước Blumeleiss kết hợp
với sào đo cao. Kết quả điều tra được ghi vào mẫu phụ biểu 03.
+ Điều tra độ tàn che rừng:
Trong mỗi OTC, chọn 5 điểm bất kì để đo độ tàn che rừng. Tại mỗi điểm
đo, dùng gương cầu lồi để đo độ tàn che, ta đếm số ô bị che khuất và ghi lại vào
mẫu phụ biểu 04. Độ tàn che được tính theo cơng thức:

Trong đó n là số ơ bị che khuất đếm được
* Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Phay
Trong khu vực nghiên cứu, tiến hành khoan tăng trưởng đại diện đối với
cây Phay ở hai cấp kính là 20cm và 30cm tại vị trí D1.3. Sau đó đo lượng tăng
trưởng hàng năm của cây phay bằng thước kẻ cm. Kết quả đo được ghi vào mẫu
phụ biểu 05.
* Điều tra cây bụi:
- Cây bụi là cây thân gỗ thuộc tầng thấp. Chỉ tiêu xác định là: Tên loài cây,


25

số lượng, phẩm chất, Hvn được đo bằng thước mét, độ che phủ bình qn chung
các lồi được tính theo tỷ lệ phần trăm bằng phương pháp ước lượng.
- Lập ODB: Trên ODB, tôi tiến hành đo đếm tất cả các tầng cây bụi và
được ghi vào mẫu phụ biểu 06.
* Điều tra thảm tươi:
- Thảm tươi là lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất rừng. Chỉ tiêu điều tra: Tên
lồi cây, chiều cao trung bình, độ che phủ của loài, độ che phủ chung được xác
định bằng phương pháp ước lượng.
- Lập ODB: Tương tự với phương pháp điều tra tầng cây bụi, tôi cũng tiến
hành xác định tên loài cây được kết quả ghi vào mẫu phụ biểu 07, lồi nào
khơng biết lấy tiêu bản về giám định.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
a. Xác định tổ thành
* Xác định tổ thành theo số cá thể của mỗi lồi
Để xác định cơng thức tổ thành lồi theo số cá thể, tơi áp dụng cơng
thức sau:
Trong đó: Ki là tỷ lệ tổ thành của loài thứ i.
mi là số cây của loài thứ i.
N là tổng số cây điều tra
Sau đó sử dụng dãy các giá tri Ki để viết công thức tổ thành.
* Cách viết công thức tổ thành
- Cây có hệ số tổ thành >= 1 viết hệ số tổ thành trước sau đó viết ký hiệu tắt
của lồi
- Cây có hệ số từ 0,5 trở lên đến < 1 viết dấu (+) trước ký hiệu viết tắt
của lồi
- Cây có hệ số tổ thành < 0,5 trở xuống viết dấu (-) trước ký hiệu viết tắt
của lồi
- Các lồi khác nhỏ hơn cây trung bình chung ở phần ký hiệu các loài
khác (LK).


×