Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài nghiến (excentrodendron tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.79 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

QUAN VĂN VIỆN
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI NGHIẾN

(EXCENTRODENDRON TONKINENESIS) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NA HANG TỈNH TUYÊN QUANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: K43 - QLTNR - N02
: 2011 - 2015
: ThS. Trần Thị Hương Giang
TS. Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

QUAN VĂN VIỆN
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI NGHIẾN

(EXCENTRODENDRON TONKINENESIS) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NA HANG TỈNH TUYÊN QUANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: K43 - QLTNR - N02
: 2011 - 2015
: ThS. Trần Thị Hương Giang
TS. Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

QUAN VĂN VIỆN
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI NGHIẾN

(EXCENTRODENDRON TONKINENESIS) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NA HANG TỈNH TUYÊN QUANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: K43 - QLTNR - N02
: 2011 - 2015
: ThS. Trần Thị Hương Giang
TS. Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên, năm 2015


ii


LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt 4 năm được học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên bản thân tôi cũng như bao bạn sinh viên khác được sự quan tâm dạy
bảo của thầy cô giáo.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Nghiến (Excentrodendron
tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang”.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, nhất là giáo viên hướng dẫn Trần Thị
Hương Giang, Hồ Ngọc Sơn, cán bộ hạt kiểm lâm Rừng đặc dụng Huyện Na
Hang, trạm kiểm lâm Sơn Phú, và cán bộ, nhân viên tuần rừng, người dân xã
Sơn phú, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Để hoàn thành đề tài này không thể không nói đến sự động viên, giúp
đỡ nhiều mặt của bạn bè và người thân trong gia đình.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do
kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế. Vì vậy đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Thái nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Quan Văn Viện


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích và trữ lượng các loại rừng .........................................................18
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ...........................................................19
Bảng 2.3 Hiện trạng rừng đặc dụng ..........................................................................20
Bảng 2.4. Hiện trạng rừng phòng hộ .........................................................................21
Bảng 4.1: Kích thước cây Nghiến tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang .................30
Bảng 4.2: Kết quả đo kích thước lá cây Nghiến .......................................................31
Bảng 4.3: Đặc điểm ra hoa, kết quả của loài trong thời gian từ tháng 1 - 5 .............32
Bảng 4.4: Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa nơi có cây Nghiến phân bố ............32
Bảng 4.5: Kết quả điều tra mô tả phẫu diện đất khu vực nghiên cứu .......................33
Bảng 4.6: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi có Nghiến phân bố .............................34
Bảng 4.7: Mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và Nghiến ...........................................36
Bảng 4.8: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với Nghiến ở các OTC ...........................38
Bảng 4.9: Thành phần loài cây bụi, thảm tươi nơi Nghiến phân bố .........................39
Bảng 4.10: Đặc điểm về độ tàn che của tầng cây gỗ
nơi có Nghiến phân bố ..............................................................................................40
Bảng 4.11. Phiếu điều tra tác động của con người và vật nuôi .................................41


iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TT

Nghĩa đầy đủ

Viết tắt


1

D1.3

Đường kính ngang ngực

2

Ha

Hecta

3

Hvn

Chiều cao vút ngọn

4

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

5

N

Số cây


6

ODB

Ô dạng bản

7

OTC

Ô tiêu chuấn

8

QXTV

Quần xã thực vật

9

TB

Trung bình

10

TT

Thứ tự


11

T

Tốt


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................4
2.1 Trên thế giới ..........................................................................................................4
2.2. Ở Việt Nam .........................................................................................................6
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................9
2.3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................9
2.3.2. Điều kiện dân sinh,kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ................................15
2.3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng .............................................................................18
2.4. Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội
tới bảo tồn loài cây Nghiến. ......................................................................................21
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............23
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................23
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung ......................................................................24
3.4.2. Phương pháp điều tra cụ thể ............................................................................24

3.4.3. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................28
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................30
4.1. Đặc điểm hình thái loài cây nghiến:...................................................................30
41.1. Đặc điểm về phân loại của loài trong hệ thống phân loại ................................30
4.1.3. Đặc điểm ra hoa, kết quả trong thời gian nghiên cứu .....................................31
4.2. Đặc điểm khí hậu và địa hình nơi có loài nghiến phân bố .................................32
4.2.1. Đặc điểm địa hình ...........................................................................................32


vi

4.2.2. Đặc điểm khí hậu nơi có Nghiến phân bố .......................................................32
4.2.3. Đặc điểm đất đai nơi có Nghiến phân bố ........................................................33
4.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài nghiến phân bố tự nhiên tại
khu bảo tồn Na Hang.................................................................................................33
4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ..........................................................................34
4.3.2. Cấu trúc tầng thứ ............................................................................................35
4.3.3. Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và Nghiến....................................36
4.3.4. Thành phần loài đi kèm với Nghiến ................................................................37
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Nghiến tại khu bảo tồn
Na Hang.....................................................................................................................40
Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ..................................................44
5.1. Kết luận ..............................................................................................................44
5.2. Khuyến nghị .......................................................................................................46


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,

công trình được thực hiện trong thời gian từ tháng 1 tới tháng 6 năm 2015.
Các kết quả và số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực.

Thái nguyên, ngày tháng năm 2013
Người viết cam đoan

Xác nhận của GV hướng dẫn

Th.S. Trần Thị Hương Giang

Quan Văn Viện

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)


2

Đinh (Markhamia stipulata), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn,
Trầm gió theo Hill và Hallam (1997).
Nghiến (Excentrodendron tonkinense) là một cây thuộc họ Đay
(Tiliaceae) phân bố và mọc trên các núi đá vôi thuộc các tỉnh phía Bắc như:
Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La Đây là loài cây quý hiếm
thuộc nhóm sẽ nguy cấp (V). Gỗ màu nâu đỏ, nặng rắn, không mối mọt, dễ gia
công chế biến dùng để xây dựng các công trình lớn. Tuy nhiên việc mở rộng,
gây trồng loài cây này trên quy mô lớn còn hạn chế do thiếu thông tin như
nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và các quy luật kết cấu lâm phần tự nhiên
KBTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Là nơi phân bố tự nhiên của loài

Nghiến. Tuy nhiên chúng thường phân bố rải rác với số lượng không nhiều do
việc khai thác trái phép của người dân địa phương phục vụ đời sống và của
lâm tặc không kiểm soát được làm cho sản lượng, chất lượng cây đã bắt đầu
có sự suy giảm. Do vậy việc phục hồi và phát triển Nghiến là rất cần thiết. Để
giải quyết một phần những tồn tại trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số
đặc điểm lâm học loài Nghiến (Excentrodendron tonkinensis) tại khu bảo
tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang”. Nhằm góp phần nâng cao
hiểu biết, đề xuất những hướng bảo tồn loài nghiến tại KBTTN Na Hang tỉnh
tuyên Quang.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu cụ thể
− Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và vật hậu của
loài Nghiến.
− Xác định một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái sinh của
loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu.
− Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở
KBTTN Na Hang.


3

1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
− Về mặt khoa học: bổ xung các thông tin khoa học và là cơ sở khoa
học cho các nhà quản lý bảo tồn
− Về mặt thực tiễn: cơ sở để thực hiện nghiên cứu loài Nghiến
(Excentrodendron tonkinensis) làm cơ sở bảo tồn loài và giám sát đa dạng sinh
học tại KBTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.


4


Phần 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Trên thế giới
Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định: Rừng là một hệ sinh thái,
thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại cảnh thay
đổi, rừng cây và con người có quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì lẽ đó, cây
rừng được con người quan sát, xem xét. E.p.Odum (1978) [19] đã phân chia
ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên
cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kì sống và tập tính cũng
như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Ngoài ra mối
quan hệ giữa các yếu tố sinh thái và sinh trưởng có thể định lượng bằng các
phương pháp toán học thường được gọi là mô phỏng, phản ánh các đặc điểm,
quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên.
* Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của
các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật theo không gian và thời gian
(Phùng Ngọc Lan, 1986) [9] Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu
trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
- Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng:
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp bao gồm nhiều thành
phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trong
nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia thành ba dạng cấu trúc là cấu trúc sinh
thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của lớp thảm thực vật
là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh
sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên
quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh
nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng.



5

Baur G.N (1976) [18] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học
nói chung và về cơ sở thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó
đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh
áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả này đã đưa ra những tổng kết
hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại
rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải
thiện rừng mưa.
Odum E.P (1971) [19] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm
hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
- Về mô tả hình thái cấu trúc rừng:
Richards P.W (1952) [20] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa
thành hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa
đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa
đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa
thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ).
Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có
nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh
trên thân hoặc cành cây.
Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông chia
cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích
thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được phương
án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi.
Sampion Gripfit (1984), khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt
đới Tây Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp cũng dựa vào kích thước
và chất lượng cây rừng, Richards (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng dựa

vào chiều cao cây rừng Lương Thị Anh (2007) [1].


6

Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
Hiện nay chưa có các nghiên cứu cụ thể về đặc điểm lâm học của
cây Nghiến
2.2. Ở Việt Nam
Khi nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978)
[17] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát
triển cây tái sinh. Trần Ngũ Phương (1970) [11] khi nghiên cứu về kiểu rừng
nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên dưới tác
động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì
kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm
thực vật hoang dã tự nó phát triển lại, thì sau một thời gian dài trảng cây bụi,
trảng cỏ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn, thông qua quá trình tái
sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái
rừng ban đầu”.
* Nghiên cứu cấu trúc rừng:
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong
những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kết thúc phù hợp. Thái
Văn Trừng (1978) [17], Trần Ngũ Phương (1970) [11] cũng đã nghiên cứu
cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam.
Trần Ngũ Phương (1970) [11] đã chỉ những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát
về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu

tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển
của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.


7

Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng
vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B)
và tầng cỏ quyết (C) Lương Thị Anh (2007) [1]. Thái Văn Trừng đã vận dụng
và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit – Risa để
nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được
vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài cây của quần
thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa
lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia
kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế của những thực vật
trong tầng cây lâp quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái
của nó và trạng mùa của tán lá. Với những quan điểm trên Thái Văn Trừng đã
phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố
cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh
thái phát sinh quần thể.
Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh thử nghiệm ô nghiên cứu một số quy
luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh
ở Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số loài cây có cấu trúc đường kính và
chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần, đồng thời cấu trúc của
loài cũng có những biến động.
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hóa cấu trúc
đường kính được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo
các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các
tác giả sau: Đồng Sĩ Hiền (1974) dùng làm Meyer và hệ đường cong Poisson

để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm
cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất
(1982, 1986) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu


8

diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu
trúc quần thể rừng, Trần Văn Con (1991) đã áp dụng hàm Weibull để mô
phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp Đăklăk, Lê Sáu (1996) đã sử dụng
hàm Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố đường kính, chiều cao tại khu
vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên, Bùi Văn Chúc (1996) đã nghiên cứu cấu trúc
rừng phòng hộ đầu nguồn Lâm trường Sông Đà ở các trạng thái rừng IIa,
IIIa1 và rừng trồng, làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây (dẫn theo Nguyễn
Đăng Cường (2011) [4]).
Nhìn chung, các cấu trúc nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường
thiên về việc mô hình hóa các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các
biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái
nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Muốn đề
xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu
cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh
thái học, lâm học và sản lượng.
* Nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây rừng:
Đặc điểm lâm học của các loài cây bản địa ở nước ta chưa được nghiên
cứu nhiều, một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học thường được đề
cập trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trong các tạp chí như:
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh (Tarrietia Javanica Bl)
và cây Giổi Xanh (Michelia Medioris Dandy) làm cơ sở xây dựng các biện
pháp kỹ thuật gây trồng của Hoàng Xuân Tý và Vũ Đức Minh – Trung tâm
sinh thái môi trường (tài liệu hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp năm

2005) [14]. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Camelia hoa vàng
tại vườn quốc gia Tam Đảo của Hồ Đình Tiến (2002) [15]..
Các công tình nghiên cứu riêng về cây Nghiến chưa nhiều, phần lớn các
tác giả mới chỉ nghiên cứu về lĩnh vực phân loại mô tả phát hiện, giám định
tên loài cây Nghiến.


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt 4 năm được học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên bản thân tôi cũng như bao bạn sinh viên khác được sự quan tâm dạy
bảo của thầy cô giáo.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Nghiến (Excentrodendron
tonkinensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang”.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, nhất là giáo viên hướng dẫn Trần Thị
Hương Giang, Hồ Ngọc Sơn, cán bộ hạt kiểm lâm Rừng đặc dụng Huyện Na
Hang, trạm kiểm lâm Sơn Phú, và cán bộ, nhân viên tuần rừng, người dân xã
Sơn phú, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Để hoàn thành đề tài này không thể không nói đến sự động viên, giúp
đỡ nhiều mặt của bạn bè và người thân trong gia đình.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do
kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế. Vì vậy đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !


Thái nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Quan Văn Viện


10

giá là loại địa hình caxto trẻ với những đỉnh đá tai mèo, vách đứng, vực sâu,
nhiều sông suối chảy ngầm vô cùng nguy hiểm.
* Địa hình vùng núi đất: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm
các dãy núi kéo dài 10ien tiếp nhau, có độ cao thay đổi từ 300 – 700 m. Địa
hình vùng này rất phức tạp, hầu hết các dãy núi được hình thành trên các khối
mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen giữa các dãy núi
chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng liên máng
hầu hết đã được khai thác để trồng lúa màu.
Địa hình dưới 300m chiếm 30%; 300m đến 800m chiếm 60%; trên
900m chiếm 10%.
2.3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu ở KBTTN Na Hang mang tính chất của khí hậu vùng núi cao.
Nhiệt độ dao động lớn giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông nhiệt độ trung
bình 15 – 200C, mùa hè nhiệt độ lên đến 280C hoặc có thể hơn; mùa Hè có gió
Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 - tháng 10, mùa Đông có gió mùa
Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 - tháng 4 năm sau. Hàng năm, vùng núi cao
thường xuất hiện sương muối và băng giá, độ ẩm không khí trung bình là
85%. Nhiệt độ trung bình năm: 220– 240C; nhiệt độ cao nhất: 350- 380C;
Nhiệt độ thấp nhất: 40C, có năm nhiệt độ xuống tới 10C.
Ở Na Hang mang tính chất của khí hậu vùng núi cao. Nhiệt độ dao
động lớn giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông nhiệt độ trung bình 15 —

200C, mùa hè nhiệt độ lên đến 280C hoặc có thể hơn.Lượng mưa trung bình:
200 mm .Mùa khô/mùa mưa: Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9) và mùa khô
(tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình: 200C (100C – 300C). Độ
ẩm trung bình: 85%.
2.3.1.4.Thủy văn
Đặc điểm thủy văn
KBTTN Na Hang có hai hệ thống sông chính trong khu bảo tồn. Sông
Năng chảy về phía nam qua khu Tát Kẻ, sau đó đổ vào sông Gâm làm thành


11

ranh giới phía tây của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trước khi chảy về phía
nam và gặp sông Lô. Khu bảo tồn được xen kẽ bởi nhiều sông, suối, đặc biệt
là sông Gâm bắt nguồn từ phía tây bắc và sông Năng bắt nguồn từ phía đông
bắc, phân cách phân khu Tát Kẻ và Bản Bung. Hệ thống sông ngòi chỉ ở mức
trung bình, có hai con sông lớn chảy qua là sông Gâm (phía Tây Tát Kẻ) và sông
Năng (phía đông Na Hang). Khu bảo tồn có nhiệm vụ quan trọng về bảo vệ
đầu nguồn của 2 con sông này, cùng các nhánh của chúng. Sông Năng (hiện
bị ngập lũ do xây dựng đập thuỷ điện và tạo thành hồ) chia Khu bảo tồn thành
2 khu vực, còn sông Gâm phía trên đập trở thành hồ và tạo thành ranh giới
phía Tây của Khu bảo tồn. Các vùng ngập lũ của cả hai sông này tạo thành lũ
cắt ngang vùng núi Pác Tạ ở phía Tây bờ đập. Dưới đập sông Gâm chảy về
phía Nam và gặp sông Lô.
2.3.1.5.Địa chất,thổ nhưỡng
Khu bảo tồn gồm 5 loại đất chính: đất feralit màu vàng đỏ trên núi
thấp, tầng đất có nhiều mùn. Đất feralit màu đỏ vàng trên núi cao, tầng đất
mỏng, có nhiều mùn. Đất feralit màu vàng đỏ trên sườn đồi và chân núi, tầng
đất dày, có nhiều mùn. Đất feralit màu sẫm chân núi đá vôi. Đất phù sa, tầng
đất dày có nhiều mùn

2.3.1.6. Rừng và thực vật rừng khu bảo tồn
Rừng trên núi đá vôi chiếm một diện tích nhỏ, nằm rải rác trong khu
vực VQG trên các đỉnh núi đá vôi cao, dốc, hiểm trở. Hệ sinh thái rừng thuộc
kiểu này thường có hai tầng cây chính, tầng trên thường không liên tục. Loài
ưu thế trong các quần xã thực vật ở đây là Nghiến (Excentrodendron
tonkinensis) và một số loài đi kèm theo như Đinh (Markhamia pierrei), Trai lý
(Garcinia fragraeoides), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Thung
(Tetrameles nudiflora), Trám mao (Garuga florileunola var), Lát hoa
(Chukrasia tabularis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum),...
Tầng dưới là những quần xã thực vật mà các loài ưu thế là ô rô
(Taxotrophis ilicifolia), Mạy tèo (Dimerocarpus brenieri), Đẹn ba lá (Vitex


12

sp.), Đại phong tử (Hydnocarpus hainanensis)... Cây rừng thường có đường
kính trung bình 50cm và cao trên 20m. Một đặc điểm nổi bật về cấu trúc của
loại rừng này là cây thường phân bố tập trung ở các cấp đường kính lớn hơn
40cm-50cm và ở các cấp kính nhỏ hơn 15cm. Trong các hệ sinh thái rừng loại
này cây bụi, dây leo và thảm tươi phân bố thưa thớt, không phát triển.
Rừng trên núi đất lẫn đá: Loại rừng này chiếm một diện tích không lớn
lắm trong khu vực. Thành phần loài chủ yếu ở đây là Phay sừng (Duabanga
sonneratioides), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Dâu (Morus australis),
Sếu (Celtis sinensis), Nóng (Saurauja tristyla),... ở những nơi ít bị tác động
cây rừng cao trên 20m, đường kính trung bình tới 60cm. ở những nơi đã bị tác
động nhưng đang phục hồi trở lại thường gặp Sếu, Tiêng (Eriolaena
malvacea), Núc nác (Oroxylon indicum), Nhọc (Polyalthia sp.)...
Rừng trên đồi và núi thấp nằm trên những thung lũng xen kẽ với các
dãy núi đá vôi. Thảm thực ở đây khi chưa bị tàn phá có nhiều cá thể to lớn
hơn trên núi đá vôi, với chiều cao trung bình trên 20m, đường kính bình quân

50 -70 cm. Thường gặp hai loại ưu hợp là Dẻ (Castanopsis) – De
(Cinnamomum) - Dâu (Morus australis) - Lát (Chukrasia tabularis)... mọc
trên các thung lũng ở cao 600 - 800 m và ưu hợp Lát (Chukrasia tabularis) Đinh thối (Fernandoa brilletii) - Dâu (Morus australis) - De (Cinnamomum) Dẻ (Castanopsis) - Thung (Tetrameles nudiflora)... mọc ở các thung lũng trên
độ cao 200 - 300 m.
Rừng tre nứa: Các loài tre nứa điển hình ở khu vực như vầu (Bambusa
nutans), Giang (Dendrocalamus patellaris), Nứa (Neohouzeauna dullooa),
Trúc dây (Ampelocalamus sp.)..., hầu như không mọc thành những quần xã
thuần loại mà chúng thường mọc xen với các loài cây gỗ trên diện tích khá
rộng trên toàn khu vực. Nhiều nơi chúng mọc khá tập trung, như ở vùng Khau
Com. Theo báo cáo của Tổ chức khám phá môi trường, trong các quần xã


13

rừng tre nứa hỗn loài có các loài cây gỗ sau ở tầng trên cùng: Polyalthia sp.,
Acer sp., Sterculia henryi, Aphanamixis grandifolia, và Markhamia pierrei. ở
tầng cây tái sinh có các loài: Clausena excavata, Polyalthia sp., Miliusa
balansae, Phoebe sp., Acer sp., và Aphanamixis grandifolia. Trong thảm cỏ
chiếm ưu thế là Amomum ovoideum và một số loài dương xỉ.
Trảng cây bụi: Trong các trạng thái thực bì này thường gặp các loài Tổ
kén (Helicteres sp.), Cò ke (Grewia microcos), Hồng bì rừng (Clausena
lansium), Thôi ba (Alangium kurzii), Thôi chanh (Evodia meliaefolia), Ba soi
(Macaranga denticulata), Ba bét (Mallotus paniculatus), Bùng bục (Mallotus
barbatus) và một số cây gỗ dạng bụi khác. Trong các trạng thái thực bì này,
một số loài thực vật thân thảo (Cỏ lào - Eupatorium odoratum, cỏ tranhImperata cylindrica) vẫn còn phân bố rộng trên nhiều diện tích.
Trảng cỏ: Thường phát triển trên đất sau nương rãy bỏ hoang. Trong các
trạng thái thực bì này, ở giai đoạn đầu các loài cỏ thân thảo thuộc họ Lúa
(Poaceae) thường chiếm ưu thế với các loài chủ yếu như Cỏ tranh (Imperata
cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima)...
và một số loài thân thảo, bụi trườn thuộc các họ Fabaceae (một số loài trong

các chi Mimosa, Crotalaria, Desmodium), họ Dền (Amaranthaceae) như Cỏ
xước (Achyranthes aspera), họ Cúc (Asteraceae) như Ngải cứu dại (Artemisia
vulgaris), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cúc hôi (Synedrella nodiflora),
Cóc mẩn (Thespis tonkinensis), họ Thiên lý (Asclepiadaceae) như Hà thủ ô
trắng (Streptocaulon juventas) và một số loài cây khác.
2.3.1.7.Khu hệ động vật
• Về thú:
- Thành phần loài: Có 87 loài thuộc 25 họ, 8 bộ
- Các loài quý hiếm:
+ Danh lục đỏ IUCN (2006): 21 loài


14

+ Sách đỏ Việt Nam (2000): 24 loài
+ CITES (2006): 15 loài
• Về chim:
- Thành phần loài: Có 277 loài thuộc 45 họ, 13 bộ.
- Các loài quý hiếm:
+ Danh lục đỏ IUCN (2006): 7 loài
+ Sách đỏ Việt Nam (2000): 16 loài
+ CITES (2006):
• Về bò sát và ếch nhái:
- Thành phần loài: Có 48 loài thuộc 17 họ, 3 bộ
- Các loài quý hiếm:
+ Danh lục đỏ IUCN (2006): 5 loài
+ Sách đỏ Việt Nam (2000): 11 loài
+ CITES (2006): 5 loài
• Về côn trùng:
- Thành phần loài:

- Các loài quý hiếm: Có 463 loài thuộc 50 họ, 11 bộ
+ Danh lục đỏ IUCN (2006):
+ Sách đỏ Việt Nam (2000): 3 loài
+ CITES (2006): 2 loài
• Về động vật thuỷ sinh và cá:
- Thành phần loài cá: Có 76 loài khu vực sông Gâm thuộc 14 họ, 5
bộ trong đó 25 loài cá nước ngọt được ghi nhận trên hệ thống sông LôGâm-Chảy.
+ Danh lục đỏ IUCN (2006):
+ Sách đỏ Việt Nam (2000): 5 loài
+ CITES (2006):


15

- Thành phần loài thuỷ sinh vật: Có 44 loài thực vật nổi khu; có 26
loài thực vật nổi khu; có 32 loài động vật đáy thuộc 15 họ; có 32 loài ấu
trùng côn trùng nước khu BTTN Na Hang.
2.3.2. Điều kiện dân sinh,kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.2.1. Dân số, lao động và dân tộc
a. Dân số và lao động
Dân số toàn vùng dự án có 1.749 hộ với 8.950 nhân khẩu . Mật độ dân số
bình quân của toàn khu vực là 39 người/km2. Dân số phân bố tương đối đồng đều
giữa các xã trong khu vực, mật độ cao nhất ở xã Thanh Tương (36 người/km2),
thấp nhất ở xã Sơn Phú (2 người/km2).
Dân tộc trong vùng dự án gồm có 3 dân tộc chính là Tày ưu thế chiếm
47,5% số hộ, Dao chiếm 35,7% số hộ, H’mông chiếm 11,5% số hộ, ngoài ra là
dân tộc Kinh, Cao lan, Nùng, Hoa, Hán, chiếm 5,3%. Nguồn thu nhập chính của
người dân nơi đây dựa chủ yếu vào các hoạt động nông nghiệp (với lúa và ngô là
các cây trồng chính).
Số người trong độ tuổi lao động là 5787 người (chiếm 65% dân số). Hiện

tại lao động ở khu vực nông thôn mới sử dụng 80% số ngày làm việc trong năm nên
có thể huy động lao động nhàn rỗi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa
phương.
b. Dân tộc
Trong khu vực có … dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Dao, …..
Các dân tộc cùng chung sống trong một cộng đồng, đã có nhiều hoạt động học
tập, trao đổi và giao lưu lẫn nhau nhưng giữa các dân tộc vấn có những phong
tục tập quán canh tác khác nhau.
2.3.2.2. Thực trạng kinh tế
a. Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chính của nhân dân các dân tộc khu
bảo tồn. Thu nhập chủ yếu từ canh tác nông lâm nghịêp, chăn nuôi. Nhưng với
diện tích gieo trồng còn nhỏ hẹp, năng suất cây trồng thấp (năng suất lúa: 53,39


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích và trữ lượng các loại rừng .........................................................18
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ...........................................................19
Bảng 2.3 Hiện trạng rừng đặc dụng ..........................................................................20
Bảng 2.4. Hiện trạng rừng phòng hộ .........................................................................21
Bảng 4.1: Kích thước cây Nghiến tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang .................30
Bảng 4.2: Kết quả đo kích thước lá cây Nghiến .......................................................31
Bảng 4.3: Đặc điểm ra hoa, kết quả của loài trong thời gian từ tháng 1 - 5 .............32
Bảng 4.4: Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa nơi có cây Nghiến phân bố ............32
Bảng 4.5: Kết quả điều tra mô tả phẫu diện đất khu vực nghiên cứu .......................33
Bảng 4.6: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi có Nghiến phân bố .............................34
Bảng 4.7: Mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và Nghiến ...........................................36
Bảng 4.8: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với Nghiến ở các OTC ...........................38

Bảng 4.9: Thành phần loài cây bụi, thảm tươi nơi Nghiến phân bố .........................39
Bảng 4.10: Đặc điểm về độ tàn che của tầng cây gỗ
nơi có Nghiến phân bố ..............................................................................................40
Bảng 4.11. Phiếu điều tra tác động của con người và vật nuôi .................................41


17

c. Cở sở hạ tầng:
- Mạng lưới giao thông: Tuyến đường Quốc lộ 279, tỉnh lộ 176, tuyến
đường thủy lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, đây là các tuyến đường có vai
trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế; ngoài ra còn có các tuyến
đường huyện lộ; đường liên thôn, liên xã; đến nay đã có 4/4 xã và các thôn
bản có đường ôtô đến trung tâm. Tuy nhiên, chất lượng đường kém thường
gập ngềnh, nhỏ hẹp, nhiều ổ gà, ổ voi ảnh hưởng đến việc đi lại và giao lưu
sản phẩm hàng hóa của nhân dân các dân tộc trong vùng .
- Thuỷ lợi: Hệ thống thủy lợi của các xã trong vùng dự án đã và đang từng
bước được củng cố và phát triển, các công trình thủy lợi hiện nay chủ yếu là các
công trình tạm, trong chương trình 135 của các xã đã được thực hiện một số
công trình thủy lợi kiên cố.
- Mạng lưới điện — Bưu chính viễn thông: Toàn bộ các xã trong vùng dự án
đều đã có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, đường dây tải điện còn yếu, và thường
xảy ra mất điện.Mạng điện thoại di động được phủ sóng đến tất cả các xã, mật độ
điện thoại đạt 62 máy/100 dân.
d. Y tế – Giáo dục:
Toàn vùng có 4 trạm y tế xã với 53 giường bệnh; mỗi trạm đều có từ 3-4
cán bộ y tế, các thôn đều có y tá thôn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất còn
nghèo nàn, thiếu thốn về thuốc men, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo, thiếu
cán bộ y tế có năng lực và chuyên môn cao. Hoạt động chủ yếu của các trạm
y tế chỉ đáp ứng chữa trị một số bệnh thông thường và tuyên truyền để giúp

cho bà con chống lại các bệnh dịch.
Toàn vùng có 4 trường trung học cơ sở với 93 lớp học và 6 trường tiểu
học với 156 lớp học; ngoài ra còn có 5 trường mầm non với 66 lớp. Hàng
năm, huy động từ 98% trở lên học sinh trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên,
cộng đồng người H’Mông, Dao, tỉ lệ học sinh đi học còn thấp, tình trạng bỏ
học vẫn thường xảy ra. Chương trình 135 của Chính phủ, dự án RIDP đã đầu
tư xây dựng các phòng học kiên cố tại các xã, tuy nhiên số phòng học kiên cố


×