Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của ĐƯỜNG lối đổi mới đất nước được THÔNG QUA tại đại hội VI THÁNG 12 năm 1986 của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.61 KB, 14 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI
ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI ĐẠI HỘI VI
(THÁNG 12 NĂM 1986) CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG
1. Về cơ sở lý luận đề Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước
1.1 Chủ nghĩa Mac Lê-nin
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.3 Bài học kinh nghiệm từ chính sách kinh tế mới (NEP) của
Lenin
1.4 Bài học kinh nghiệm từ các cuộc cải cách lớn trong lịch sử
dân tộc Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX
2. Về cơ sở thực tiễn đề Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới
toàn diện đất nước
2.1 Sự thay đổi trong quan hệ quốc tế
2.2 Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế
toàn cầu hóa
2.3 Tác động của xu thế mở cửa, hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ

1
2
2
2
3
4


4
5
5
5
6


ở nhiều nước
2.4 Tác động của tình hình quốc tế và khu vực lúc này đang gây
bất lợi cho Việt Nam
2.5 Tình hình trong nước
III. KẾT LUẬN
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
9
11
12


1

I. MỞ ĐẦU
Đổi mới là quá trình đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ với
cái lạc hậu, giữa tính năng động, sáng tạo với tư duy trì trệ, bảo thủ nhằm phát
huy những cái tốt, thúc đẩy các yếu tố hiệu quả, đồng thời loại bỏ những tiêu cực
cho phù hợp với lý luận và thực tiễn. Đổi mới luôn là yêu cầu đặt ra hàng đầu
trong quá trình vận động và phát triển xã hội.
Ở nước ta, sau thời khắc lịch sử 30/4/1975, cả đất nước được thống nhất và đi
lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, do hậu quả của chiến tranh

kéo dài để lại trên các mặt kinh tế, văn hoá - xã hội,... cộng với những sai lầm về
chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện đã làm
cho đất nước Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, lỗi thời, lạc hậu, trì trệ so
với các nước trong khu vực và quốc tế, đưa Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thụt
lùi trong tiến trình phát triển của thế giới.
Trước tình hình đó, Đại hội VI năm 1986 đã họp, nhìn nhận những sai lầm,
khuyết điểm và khởi xướng cơng cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Việc đổi mới
lúc này được coi là là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã
hội ở nước ta đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đường
lối đổi mới đề ra tại Đại hội VI là bước ngoặt đúng đắn, quan trọng trong tiến
trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, xuất phát từ việc nắm vững cơ sở
lý luận và nắm bắt kịp thời tình hình thực tiễn của thế giới và trong nước.


2

II. NỘI DUNG
1. Về cơ sở lý luận đề Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước
1.1 Chủ nghĩa Mac Lê-nin
Chủ nghĩa Mac Lenin là thành tựu vĩ đại của nhân loại, được C.Mac, Angghen xây dựng và Lenin phát triển, hoàn thiện. Chủ nghĩa Mac Lenin là một hệ
thống lý luận khoa học mang tính cách mạng, khoa học và nhân văn nhằm giải
phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động, giải phóng con người tiến tới xây
dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Ngay từ năm 1920, lần đầu tiên được tiếp xúc với chủ nghĩa Mac Lenin
thông quan việc đọc bản Sơ thảo Luận cương về vấn đề giải phóng dân tộc,
Nguyễn Ái Quốc (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh) đã nhận định đây là học
thuyết chân chính, cách mạng phù hợp với thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt
Nam. Trong quá trình vận động cách mạng, Người đã kết hợp nghiên cứu lý luận
và thực tiễn của chủ nghĩa Mac Lenin, tìm cách truyền bá lý tưởng cộng sản đó
vào điều kiện của cách mạng nước ta, đặt nền móng cho những thắng lợi về sau

của dân tộc Việt Nam. Thực tế đã khẳng định chủ nghĩa Mac Lenin hoàn toàn
phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta, thể hiện thông
qua các thắng lợi oanh liệt, vẻ vang của dân tộc như cách mạng tháng 8/1945
thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Pháp 1945 – 1954, thắng lợi của 21 năm trường kì kháng chiến
chống Mỹ 1954 – 1975, thống nhất đất nước.
Với thực tiễn đó, chủ nghĩa Mac Lenin tiếp tục được Đảng và Nhà nước
vận dụng và phát huy để định ra phương châm, chiến lược, bước đi cụ thể cho
đất nước trong thời kì mới, thời kì đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ
sở đó, tại Đại hội VI (năm 1986), Đảng đã nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy,
Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác –
Lênin...”. Như vậy, chủ nghĩa Mac Lenin được coi là cái gốc của Đảng, là cơ sở
lý luận vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Có thể nói, việc đề ra đường
lối đổi mới tồn diện đất nước tại Đại hội VI là việc vận dụng sáng tạo và phát


3

triển, không xa rời chủ nghĩa các nguyên lý của chủ nghĩa Mac Lenin, nhờ đó
Đảng và Nhà nước đã xây dựng được những chủ trương, chính sách đổi mới phù
hợp với hiện thực của đất nước Việt Nam lúc này.
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, ở Người
có sự kết hợp giữa các giá trị dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Với lịng
u nước thương dân, trước tình thế đất nước lâm vào khủng hoảng về đường lối
cứu nước và giai cấp lãnh đạo “dường như đêm tối khơng có đường ra”, Người
đã ni ý chí sang phương Tây tìm đường cứu nước, sang nơi gieo rắc “Tự do –
bình đẳng – bác ái” ở các nước thuộc địa. Việc lựa chọn con đường cứu nước
sang phương Tây thay vì đi đến các nước phương Đông như những nhà yêu nước
đương thời chứng tỏ nhãn quan chính trị sắc bén, thiên tài trí tuệ ở Người đồng

thời cũng thể hiện ý chí đổi mới, đổi mới không ngừng ở Người.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đặc biệt là sau khi đến với
chủ nghĩa Mac Lenin, Người ln có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và khảo
sát thực tiễn và có sự linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng chủ nghĩa Mac Lenin vào
hoàn cảnh của dân tộc Việt Nam, phát triển từ đấu tranh giai cấp ở các nước
thuộc địa sang đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho những
bước thắng lợi nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
Trên tinh thần đó, Đại hội V của Đảng năm 1982 đã nêu rõ: “Đảng phải
đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một các có hệ thống, tư tưởng, đạo đức,
tác phong của chủ tịch Hồ Chí Minh trong tồn Đảng.” Đại hội VI năm 1986 tiếp
tục nhấn mạnh việc đổi mới tư duy phải “... kế thừa di sản quý báu về tư tưởng
và lý luận cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh”. Có thể khẳng định, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng
Việt Nam, đặc biệt là trong thời kì đổi mới đất nước. Trên cơ sở quán triệt những
luận điểm cốt lõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội đổi mới đất nước năm 1986
đã nhấn mạnh các bài học “lấy dân làm gốc”; xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng
quy luật khách quan; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; xây dựng Đảng


4

ngang tầm nhiệm vụ.1 Như vậy, cùng với chủ nghĩa Mac Lenin, tư tưởng Hồ Chí
Minh chính là cơ sở lý luận, đặt nền móng cho q trình vạch ra đường lối đổi
mới toàn diện đất nước đề ra tại Đại hội VI năm 1986.
1.3 Bài học kinh nghiệm từ chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin
Tháng 3/1951, đại hội Đảng Bonsevich đã quyết định chuyển từ chính
sách cộng sản thời chiến sáng chính sách Kinh tế mới do Lenin đề ra nhằm phù
hợp với tình hình thực tiến của đất nước Nga, nhờ đó nền kinh tế dần dần được
phục hồi, đời sống chính trị - xã hội ổn định, khối liên minh cơng nơng được
củng cố. Chính sách Kinh tế mới để lại bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi

mới của đất nước ta vào năm 1986, bởi vì tình hình của Việt Nam lúc này cũng
có nét tương đồng với nước Nga thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là
bài học kinh nghiệm về coi trọng vai trị của nơng nghiệp và nông dân, về xây
dựng nền kinh tế nhiều thành phần, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang
nền kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của nhà nước. Như vậy, những bài học rút ra
từ chính sách kinh tế mới của Lenin cũng được coi là cơ sở để Đại hội VI (1986)
định ra đường lối đổi mới cho đất nước ta.
1.4 Bài học kinh nghiệm từ các cuộc cải cách lớn trong lịch sử dân tộc Việt
Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX
Lịch sử dân tộc Việt Nam vận động và phát triển theoo chiều hướng ngày
càng tiến bộ hơn, loại bỏ dần những yếu tố lỗi thời, lạc hậu. Trong tiến trình đó,
từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX, ở nước ta đã diễn ra các cuộc cải cách lớn như cải
cách của Hồ Quý Ly, cải cách của Lê Thánh Tông, cải cách của Nguyễn Huệ, cải
cách của Minh Mạng, những tư tưởng cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX, đầu thế
kỉ XX,... đều có tác động ít nhiều đến bộ mặt của đất nước. Những cuộc cải cách
này cũng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước đề
ra tại Đại hội VI năm 1986, đó là nội dung đổi mới phải phù hợp với thực tiễn,
giải quyết được mâu thuẫn, khủng hoảng trong xã hội, đáp ứng nguyện vọng của
1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987


5

nhân dân trên cơ sở “lấy dân làm gốc”. Đây cũng là một trong những cơ sở để
Đại hội VI năm 1986 vạch ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
2. Về cơ sở thực tiễn đề Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất
nước
2.1 Sự thay đổi trong quan hệ quốc tế

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1945), do sự đối đầu về mục tiêu
chiến lược giữa Mỹ (đứng đầu phen tư bản chủ nghĩa) với Liên Xô (đứng đầu
phe xã hội chủ nghĩa) dẫn đến tháng 3/1947, tổng thống Mỹ Truman đã tuyên bố
“sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mỹ,...”. Học thuyết Truman đã
khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xơ. Ngay
sau đó, các nước lớn tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự
(Nato, SEV), gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ ở các nước khác (chiến tranh
Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam,...) làm cho tình hình thế giới ngày càng trở
nên căng thẳng và bất ổn.
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những chuyển
biến tích cực hơn bằng những cuộc gặp gỡ giữa Mỹ và Liên Xơ, giữa Đơng Âu
và Tây Âu, nhờ đó sự đối đầu căng thẳng Đông – Tây đã giảm dần và chuyển
sang hòa dịu, chiến tranh lạnh bước vào giai đoạn sắp kết thứ. Trên bình diện
quốc tế đã xuất hiện xu thế hịa hỗn Đơng – Tây, các nước lớn bắt đầu điều
chỉnh chiến lược đối ngoại, dần dần chuyển từ chạy đua vũ trang sang hịa hỗn,
hịa bình và hợp tác.
Ở khu vực Đơng Nam Á, sau Hiệp ước Bali tháng 2/1976 thì quan hệ giữa
các nước ASEAN đã có sự khởi sắc, hướng đến quan hệ hợp tác thân thiện và
hữu nghị.
Việt Nam cũng không nằm xu thế phát triển chung của quan hệ quốc tế
nói trên, địi hỏi Việt Nam cần phải có sự điều chỉnh chủ trương, đường lối đối
ngoại cho phù hợp.
2.2 Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế tồn cầu hóa


6

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn
ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Cuộc cách mạng này đã tạo ra những bước
phát triển nhảy vọt chưa từng thất về lực lượng sản xuất và năng suất lao động

cũng như những thành tựu nổi bật trên lĩnh vực công nghệ, thông tin liên lạc,
quân sự,... Việc ứng dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật này đã dẫn đến
sự phát triển nhanh về kinh tế và nâng cao địa vị của nhiều quốc gia trên thế giới,
điển hình là ba trung tâm kinh tế tài chính Mỹ, Liên Xơ và Tây Âu.
Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã dẫn đến xu thế tồn
cầu hóa diễn ra trong quan hệ quốc tế từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Có
thể hiểu, tồn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, tác
động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Xu thế này phát triển mạnh mẽ, đã tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc cơ hội
được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, ứng dụng KH-KT về tổ
chức quản lý, đầu tư,... đòi hỏi các quốc gia phải nhanh chóng đổi mới tư duy và
hành động để bắt nhịp kịp thời, tận dụng thời cơ vươn lên trên trường quốc tế.
Như vậy, việc ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật và nắm bắt xu thế
tồn cầu hóa sẽ đặt ra nhiều thời cơ cho tất cả các dân tộc, trong đó có Việt Nam,
nếu ta không nắm bắt được cơ hội này để “đi tắt đón đầu” thì dễ dẫn đến nguy cơ
bị tụt hậu so với các nước khác trong khu vực và thế giới.
2.3 Tác động của xu thế mở cửa, hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều
nước
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế cải cách mở cửa bắt đầu diễn ra và
vẫn đang tiếp diễn ở khắp các châu lục.
Ở khu vực châu Á, người “anh cả da vàng” Nhật Bản bước ra khỏi chiến
tranh với thiệt hại nặng nề về người và của làm cho đất nước hoang tàn, khủng
hoảng trầm trọng. Trong bối cảnh đó, chính phủ Nhật Bản nhanh chóng bắt tay
vào cơng cuộc cải tổ đất nước về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, xã hội. Nhờ cuộc
cải cách dân chủ đó đã giúp Nhật Bản bứt phá khỏi đống đổ nát từ chiến tranh,


7

phát triển thần kỳ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế

giới.
Trong giai đoạn sau khi nhà nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Trung Hoa
được thành lập, Mao Trach Đông đã thi hành đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và
“Đường lối chung” “Đại nhảy vọt” trong công nghiệp và “Công xã nhân dân”
trong nơng nghiệp. Tuy nhiên, những chính sách này khơng phù hợp, đã đưa
Trung Quốc bước vào thời kì hỗn loạn, khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt là cuộc
Cách mạng Văn hố vơ sản, tạo nên cảnh tang thương, chết chóc bao trùm lên xã
hội Trung Quốc. Trước tình hình đó, năm 1978 Đặng Tiểu Bình đã đưa ra kế
hoạch cải cách, mở cửa Trung Quốc, nhờ đó đã mang lại một sức sống mới cho
nền kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Hoa dân quốc. Tiến trình cải cách, mở
cửa của Trung Quốc đã để lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam.
Ở Đông Nam Á, các nước sáng lập ASEAN cũng bắt đầu điều chỉnh chiến
lược kinh tế và đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Thái Lan trở thành nước
công nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới,... Các nước Singapore, Hàn Quốc,
Đài Loan, Hồng Kơng nhanh chóng cải cách và trở thành bốn con rồng kinh tế
của châu Á đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về cách thức, con đường phát
triển đối với đất nước có nền sản xuất nơng nghiệp cổ truyền như Việt Nam.
Giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Liên Xô – nước đứng đầu hệ thống chủ
nghĩa xã hội cũng tiến hành công cuộc cải tổ đất nước do Gooc – ba – chop lãnh
đạo. Mặc dù cơng cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng,
đầy khó khăn nhưng cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về con
đường cải tổ, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, về quan hệ giữa kinh tế và
chính trị trong quá trình cải tổ.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, cải cách, đổi mới đất nước cho phù hợp
với quan hệ quốc tế mới đã trở thành xu thế chung, có tính tất yếu, mang tính
thời đại của các quốc gia dân tộc, đòi hỏi Việt Nam lúc này phải theo kịp xu thế
đó để đưa đất nước thốt khỏi khó khăn, trì trệ.


8


2.4 Tác động của tình hình quốc tế và khu vực lúc này đang gây bất lợi cho
Việt Nam
Sau 21 năm trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ giành thắng lợi, hai
miền Bắc Nam được thống nhất, cả dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Do thất bại
trong chiến lược biến miền Nam Việt Nam trở thành căn cứ ngăn chặn chủ nghĩa
xã hội, từ năm 1975, Mỹ đã tuyên bố cấm vận đối với toàn bộ Việt Nam, cô lập
Việt Nam trong các quan hệ quốc tế. Việc cấm vận Việt Nam được Chính phủ
Mỹ xem như là một phần trong chiến lược chiến tranh lạnh và thế giới hai cực.
Trải qua bao tàn khốc của mưa bom lửa đạn, “cây gậy trừng phạt” của Mỹ càng
làm cho nước ta khó khăn càng khó khăn hơn về mọi mặt. Đây là chính sách phi
lý của Mỹ vì cuộc chiến tranh của dân tộc ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa,
chiến tranh giải phóng dân tộc. Mặt khác, Mỹ cịn lơi kéo các nước đồng minh và
các nước ASEAN bao vây, cô lập nước ta làm cho Việt Nam gặp khó khăn trong
việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước khác.
Những năm 70 của thế kỷ XX, tình hình Campuchia căng thẳng do xuất
hiện chế độ diệt chủng Pôn – pốt. Đồng thời, do bản chất cực đoan cùng với sự
hậu thuẫn của các thế lực thù địch bên ngồi, tập đồn Pơn – pốt đã có nhiều
hành động chống Việt Nam, coi Việt Nam là “kẻ thù số một, kẻ thù vĩnh cửu”
của Campuchia, tạo ra những cuộc thảm sát tàn khốc. Từ đó dẫn đến cuộc chiến
tranh biên giới Tây Nam năm 1978. Trước tình hình đó, qn đội ta đã thực hiện
cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, giữ gìn tồn vẹn lãnh thổ đồng thời giúp đỡ
cách mạng chân chính Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng. Tuy nhiên, nghĩa vụ
quốc tế chính nghĩa của Đảng và Nhà nước Việt Nam lại bị các nước trong khu
vực, đặc biệt là ASEAN lo ngại, cho rằng Việt Nam có tham vọng bá chủ khu
vực. Từ đó, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN trở nên bất đồng và
căng thẳng, gây khó khăn cho Việt Nam trong việc nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại
giao sau thống nhất đất nước.
Trong quá trình giải phóng dân tộc từ kháng chiến chống Pháp đến kháng
chiến chống Mỹ, Đảng và nhân dân Trung Quốc luôn kề vai sát cánh để viện trợ,



9

giúp đỡ lớn cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân Việt Nam chiến đấu và
chiến thắng. Tuy nhiên sau khi hồ bình và thống nhất lập lại ở Việt Nam thì
quan hệ Việt – Trung bắt đầu trở nên căng thẳng. Giữa thập niên 70 của thế kỷ
XX, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động tâm lý
thù hằn dân tộc, cắt viện trợ, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai, gây nên tình
hình phức tạp giữa hai nước trên vùng biên giới phía Bắc Việt Nam. Đến năm
1978, Đảng cộng sản Trung Quốc dựng lên “sự kiện nạn kiều” làm cho tình hình
ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta nỗ lực đấu tranh bằng
biện pháp hồ bình nhưng tình hình khơng mấy khả quan. Đầu năm 1979, Trung
Quốc đưa quân tiến công vào các mục tiêu của nước ta ở biên giới phía Bắc, dẫn
đến cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung. Cuộc chiến này đã để lại nhiều hậu
quả nghiêm trọng, đưa quan hệ giữa hai nước vào một thời kỳ căng thẳng, bất ổn
kéo dài hơn hai thập kỷ.
Trong hệ thống chủ nghĩa xã hội, cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô bắt đầu lâm vào tình trạng khủng
hoảng, trì trệ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ và sửa chữa
tích cực những khuyết tật trong nền kinh tế - xã hội đó làm cho nền kinh tế suy
giảm, xã hội rối ren, bất ổn định. Đến giữa thập niên 80 thì các nước Liên Xơ và
Đơng Âu tiến hành công cuộc cải tổ nhưng do mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng
trong đường lối, chính sách đã đẩy chủ nghĩa xã hội ở các nước này đến bờ vực
thẳm, có nguy cơ sụp đổ. Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam cũng đi theo
con đường chủ nghĩa xã hội, việc Liên Xô - “cánh chim đầu đàn” trong hệ thống
chủ nghĩa xã hội bước vào giai đoạn suy thoái đã tác động lớn đến đất nước ta.
Như vậy, tình hình quốc tế lúc này có nhiều diễn biến phức tạp và tác
động tới nước ta, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có chủ trương, chính sách mới
phù hợp, đúng đắn.

2.5 Tình hình trong nước
Sau 10 năm đất nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, trải qua hai kế
hoạch nhà nước 5 năm (1976 – 1980 và 1980 – 1985), về cơ bản đã đạt được một


10

số thành tựu to lớn như giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ vững chắc chế độ
chủ nghĩa xã hội, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh
chính trị quốc gia. Tuy nhiên, do thực hiện chế độ kinh tế tập trung bao cấp cùng
với những sai lầm về chủ trương, chính sách lớn đã dẫn đến cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội kéo dài suốt nhiều năm. Cuộc khủng hoảng này làm cho lương
thực thực phẩm trở nên khan hiếm, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân cơ cực,
nguy cơ nạn đói diễn ra nhiều nơi. Bên cạnh đó. việc sai lầm trong tổng điều
chỉnh giá - lương - tiền cuối năm 1985 đã khiến nước ta rơi vào tình trạng lạm
phát phi mã khiến cho nền kinh tế rối loạn. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo
dài sẽ gây hoang mang dư luận, suy giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ xã
hội chủ nghĩa. Do đó địi hỏi phải tiến hành đổi mới để đưa đất nước vượt qua
cuộc khủng hoảng.
Như vậy, tất cả tình hình trong nước và quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến
nước ta trên mọi phương diện, đặt ra yêu cầu bức thiết đòi hỏi nhà nước ta phải
tiến hành công cuộc đổi mới, cải cách để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng,
vươn lên phát triển và giữ vững ngọn cờ định hướng xã hội chủ nghĩa.


11

III. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với việc nắm bắt tình hình thực tiễn,
đại hội VI của Đảng năm 1986 đã nhìn nhận lại những khuyết điểm, sai lầm và

quyết tâm đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi
mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.
Đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội VI được vạch ra trên cơ sở phù hợp với
tình hình đồng thời xuất phát từ thế giới quan và phương pháp luận khoa học của
chủ nghĩa Mac Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh nên những chính sách, chủ
trương này hồn toàn đúng đắn, giải quyết được nhu cầu cấp bách của đất nước.
Thực tế đã chứng mính sau 35 năm đổi mới đất nước (1986 – 2021), Việt
Nam đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được nhiều thành tự quan trọng về kinh
tế, chính trị, ngoại giao, và tạo ra nhiều dấu ấn nổi bật, nâng cao uy tín và địa vị
của Việt Nam trên trường quốc tế. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định:
“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày
nay”2. Để có được thành tựu to lớn như ngày hơm nay chính là nhờ những bước
đột phá, dám nghĩ dám làm của Đảng và Nhà nước ta trong những năm 1986,
trong sự kết hợp giữa năng động, sáng tạo, tin tưởng, ủng hộ của quần chúng
nhân dân với sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng.

Toàn văn bài viết của Tổng bí thư, Chủ tich nước Nguyễn Phú Trọng chào mừng Kỷ niệm 89 năm ngày thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019)
2


12

IV. DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987.
2. Toàn văn bài viết của Tổng bí thư, Chủ tich nước Nguyễn Phú Trọng chào mừng Kỷ
niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019).




×