Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

KHÁI QUÁT hệ THỐNG điện VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.42 KB, 14 trang )

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
Hệ thống điện Việt Nam thực hiện việc sản xuất, truyền
tải và phân phối điện năng cho toàn bộ 64 tỉnh thành
trên cả nước, được cấu thành bởi 3 thành phần chính:
Nguồn điện, lưới điện và phụ tải.

Hệ thống điện Việt Nam thực hiện việc sản xuất, truyền tải
và phân phối điện năng cho toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước,
được cấu thành bởi 3 thành phần chính: Nguồn điện, lưới điện
và phụ tải.
1. NGUỒN ĐIỆN:
Hệ thống điện Việt Nam có các dạng nguồn điện đa dạng:
thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí, nhiệt điện dầu, điện mặt
trời, điện gió, điện sinh khối… với tổng công suất đặt năm 2020
là hơn 60.000 MW, trong đó tỷ trọng các loại nguồn như sau:

Số liệu theo Báo cáo tổng kết vận hành HTĐQG
năm 2020


Các nguồn điện phân bố không đồng đều giữa các miền do
đặc thù của nguồn nhiên liệu sơ cấp. Thủy điện tập trung chủ
yếu ở Miền Bắc và miền Trung, nơi có nhiều sơng ngịi và địa
hình phù hợp. Trong khi đó nhiệt điện than lại tập trung ở miền
Bắc gần các mỏ than và ở miền Nam nơi có các cảng biển lớn
thuận lợi cho việc nhập khẩu than. Điện mặt trời và điện gió có
tiềm năng lớn ở miền Trung và miền Nam nên hầu hết các nhà
máy điện gió và mặt trời đều phân bố ở đây. Trong gần 9.000
MW điện mặt trời thì gần 6.000MW ở miền Nam và 2.600MW ở
miền Trung. Nguồn tuabin chạy khí chỉ có ở miền Nam, là nơi có
các mỏ khí Nam Côn Sơn, Cửu Long, PM3 với tổng công suất


các nguồn chạy khí lên tới gần 7.400MW.
1.1. Sản xuất điện
Sản lượng điện hàng năm đã tăng hơn 20 lần, từ 8,6
TWh vào năm 1990 đến 240,1 TWh vào năm 2019. Tỷ lệ tăng
hàng năm trong giai đoạn này rơi vào khoảng 12-15%, gần như
gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Thủy điện, khí tự nhiên và than
là những nguồn năng lượng chính cho sản xuất điện. Than
chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn năng lượng với 41,6%,
theo sau là thủy điện với 37,7% và khí với 18,8%. Ngồi thủy
điện lớn, bao gồm cả thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo chỉ
chiếm một phần rất nhỏ (0,5%). Mặc dù vậy, từ đầu năm 2019,
tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống năng lượng đã tăng
lên đáng kể; phần nhiều nhờ vào năng lượng mặt trời; tuy vậy,
năng lượng gió cũng đang trên đà phát triển.
Hình 1: Sản xuất điện và Công suất lắp đặt theo nguồn
(2019)


Trong Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia VII điều
chỉnh (QHĐ 7 điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
ngày 18/3/2016, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân được dự
đoán vào khoảng 7% trong giai đoạn 2016-2030. Để đáp ứng
nhu cầu điện trong nước, QHĐ VII điều chỉnh đặt mục tiêu điện
thương mại đạt ngưỡng 235-245 tỷ kWh vào năm 2020; 352379 tỷ kWh vào năm 2025; và 506-559 tỷ kWh vào năm 2030.
Các mục tiêu cho sản xuất điện và nhập khẩu điện là 265-278
tỷ kWh vào năm 2020; 400-431 tỷ kWh vào năm 2025; và 572632 tỷ kWh vào năm 2030.
Theo QHĐ VII điều chỉnh, than đá sẽ là nguồn năng lượng chủ
yếu trong giai đoạn 2020-2030, chiếm tới 42,7% vào năm 2020;
49,3% vào năm 2025 và 42,6% vào năm 2030.
Hình 2: Mục tiêu Cơng suất Lắp đặt, theo QHĐ VII điều

chỉnh

* Năng lượng thủy điện nhỏ, gió, mặt trời và sinh khối
** Thủy điện lớn, vừa và tích năng
Nguồn: QHĐ VII điều chỉnh, tháng 3 năm 2016
1.2. Năng lượng tái tạo
Nếu tính cả thủy điện, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng
công suất lắp đặt đạt hơn 40% trong năm 2018.
QHĐ VII điều chỉnh nêu rõ việc triển khai các nguồn năng lượng
tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh
học) sẽ được ưu tiên cho tương lại của các nguồn điện quốc gia.
Các mục tiêu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản lượng
điện lần lượt là 6,5% vào năm 2020; 6,9% vào năm 2025 và
10,7% vào năm 2030.


Hình 3: Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo cho năm
2020, 2025 và 2030

Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VII điều chỉnh
GIZ đang hoàn thiện bản đồ các dự án năng lượng tái tạo tại
Việt Nam (đang phát triển, đã đăng ký quy hoạch, đang xây
dựng và đã đi vào vận hành). Có thể so sánh các dự án đó với
các quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh. Bản đồ
này hiện có ở bên dưới và sẽ thường xuyên được cập nhật.
Hình 4: Bản đồ các dự án năng lượng tái tạo đang hoạt
động hoặc đã được phê duyệt ở Việt Nam


Các dự án năng lượng mặt trời



Các dự án năng lượng gió


Các dự án năng lượng sinh khối


1.3 Sản lượng điện nhập khẩu
Nhằm giữ cho hệ thống hoạt động một cách linh hoạt và
giảm bớt áp lực mở rộng công suất cho đường dây. Nhập khẩu
điện được xem là giải pháp tạm thời hiệu quả nhất cho hệ
thống điện Việt Nam giúp tận dụng các đường dây kết nối sẵn
với Lào và Trung Quốc để nhập khẩu điện bổ sung trong mùa
khô mặc dù cũng chỉ chiếm một phần nhỏ

Hình 9. Sản lượng điện nhập khẩu qua từng năm
Tiềm năng nhập khẩu điện: Cơ hội và thách thức
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy, tiềm năng nhập
khẩu điện từ các nước láng giềng về Việt Nam có thể đóng góp
một phần quan trọng trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Việc
tăng nhập khẩu điện càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh các
nguồn điện truyền thống như nhiệt điện than trong nước ngày
càng khó xây dựng do các vấn đề về môi trường, nguồn nhiên
liệu và khả năng huy động vốn đầu tư.
Việt Nam cũng đã ký các Biên bản ghi nhớ MOU (năm
2016) và Hiệp định hợp tác với Lào (2019) về xuất nhập khẩu
điện. Theo đó, Việt Nam sẽ nhập khẩu từ Lào ít nhất 1.000MW
đến năm 2020, 3.000MW đến năm 2025 và 5.000MW đến năm
2030. Đến năm 2020, nhiều nhà đầu tư thủy điện ở Lào và ngay

cả Tổng công ty Điện lực Lào (EDL) đã đặt vấn đề và lập hồ sơ
nghiên cứu đấu nối để xuất khẩu điện sang Việt Nam với tổng
công suất lên đến khoảng 2.400MW.


Ngồi tiềm năng từ Lào, Việt Nam cịn tiếp giáp với tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc) - nơi có tiềm năng thủy điện rất lớn, có
khả năng xuất khẩu điện sang Việt Nam. Theo nghiên cứu của
Tập đoàn Thủy điện Trung Quốc, trên địa bàn tỉnh Vân Nam,
tiềm năng thủy điện của lưu vực 3 con sông lớn đạt
105.000MW. Về khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung
Quốc, Việt Nam đang nghiên cứu một số phương án với quy mô
nhập khẩu từ 2.000MW đến 3.000MW thông qua các trạm
chuyển đổi Back-to-Back.
Cơ hội nhập khẩu điện dài hạn từ Campuchia là không nhiều, do
tiềm năng thủy điện của nước bạn không lớn.
Như vậy, trong ba nước láng giềng, cơ hội nhập khẩu điện
từ Lào và Trung Quốc là rất tiềm năng, tuy nhiên, vẫn còn nhiều
thách thức đặt ra. Đối với việc nhập khẩu điện từ Lào, nhiều
nhà đầu tư thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời ở Lào
rất muốn bán điện sang Việt Nam, nhưng gặp rào cản lớn về
thủ tục hành chính và quy trình phức tạp... Về nhập khẩu điện
từ Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc cịn thiếu những cam
kết ở tầm vĩ mơ đối với lĩnh vực xuất - nhập khẩu điện. Do vậy,
vẫn tiềm ẩn rủi ro nhập khẩu điện dài hạn.
Một số giải pháp tăng cường nhập khẩu điện
Với những phân tích ở trên, có thể nhận thấy trọng tâm
trong chiến lược nhập khẩu điện cần hướng đến là Lào và Trung
Quốc. Ngồi ra, tương lai xa có thể xem xét xuất nhập khẩu
điện từ mạng lưới 500kV liên kết ASEAN.

Thứ nhất, giải pháp mang ý nghĩa căn cơ để tăng cường
sản lượng điện nhập khẩu từ nước ngoài là phải khẩn trương
xây dựng thị trường điện trong nước theo hướng cạnh tranh
bình đẳng, minh bạch có sự điều tiết của nhà nước.
Thứ hai, thực tế diễn ra trong những năm gần đây cho
thấy, hạ tầng lưới điện dùng chung cho việc nhập khẩu điện
chưa được quan tâm đúng mức. Các công trình đường dây đấu
nối được xây dựng dưới dạng “của ai người ấy lo”, gây lãng phí
lớn về vốn đầu tư, cũng như đất đai cho hành lang tuyến đường
dây. Do vậy, cần có quy hoạch hệ thống hạ tầng truyền tải
chuyên dụng dùng chung để nhập khẩu điện và có sự cam kết
giữa các chính phủ đối với việc xây dựng hạ tầng chung này.
Thứ ba, việc hình thành mạng lưới điện siêu cao áp liên
quốc gia là xu hướng tất yếu trong tương lai để tăng cường an
ninh cung cấp điện. Do vậy, các nước trong khu vực cần xem


xét xây dựng hệ thống tiêu chuẩn vận hành chung để có thể
kết nối và hịa đồng bộ lưới điện, tránh phải vận hành tách lưới
đối với cơng trình xuất nhập khẩu điện như hiện nay.
Rõ ràng, để đáp ứng nhu cầu phát triển, Việt Nam sẽ ngày
càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, trong đó nhập khẩu
điện có thể đóng vai trị đáng kể trong cân đối năng lượng quốc
gia. Qua các phân tích cho thấy, tiềm năng nhập khẩu điện chủ
yếu đến từ Lào và Trung Quốc với quy mô lên đến khoảng 7.000
MW vào năm 2030. Hiện nay, quy trình thủ tục rườm rà cùng
với mức giá điện bình quân thấp đang là rào cản rất lớn cho
việc nhập khẩu điện.
Cùng với đó, các cam kết ở mức vĩ mô, dài hạn về xuất
nhập khẩu điện giữa Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc

cũng cần được xác nhận, là tiền đề để xây dựng hạ tầng truyền
tải chuyên dụng dùng chung cho nhập khẩu điện dài hạn, giúp
tối ưu hóa vốn đầu tư lưới điện và giảm thiểu quỹ đất cho
đường dây truyền tải.

Hình 10. Nguồn điện nhập khẩu tiềm năng trong những năm tới
2. LƯỚI ĐIỆN:
Lưới điện truyền tải trên hệ thống điện Việt Nam có các
cấp điện áp 500kV, 220kV, lưới điện phân phối có cấp điện áp
từ 110kV trở xuống. Lưới điện 500kV trải dài từ Bắc vào Nam
với gần 9.000 km chiều dài, 92 trạm 500kV và 33
mạch đường dây. Đây là đường dây truyền tải huyết mạch của


hệ thống điện Việt Nam, truyền tải lượng công suất lớn trao đổi
giữa các miền.
Miền Bắc kết nối với miền Trung qua 2 mạch đường dây 500kV:


Hà Tĩnh – Đà Nẵng

Vũng Áng – Đà Nẵng.
Miền Trung kết nối với miền Nam qua 4 mạch đường dây 500kV:




ĐakNơng – Cầu Bơng




Pleiku 2 – Chơn Thành – Cầu Bơng



Pleiku 2 – Xn Thiện Ea Súp – Chơn Thành – Cầu Bơng



Pleiku - Di Linh – Tân Định

Đường dây 500kV mạch 3 đang được gấp rút xây dựng,
sau khi hoàn thành sẽ kết nối Vũng Áng – Quảng Trạch – Dốc
Sỏi, tăng cường khả năng truyền tải công suất giữa miền Bắc và
miền Trung.

Theo kịch bản cơ sở của Quy hoạch điện VII điều chỉnh,
trong suốt giai đoạn 2016 – 2020 – 2035, GDP tăng trưởng thực
tế là 6,4%. Dự báo phụ tải của Quy hoạch điện VIII năm 2030
giảm khoảng 30 tỷ kWh so với phụ tải của Quy hoạch điện VII
điều chỉnh. Tăng trưởng điện năng sản xuất giai đoạn 2021 –
2030 là 8%/năm; giai đoạn 2031 – 2045 là 4,1%/năm.
Năm 2030, hiện đã xây dựng và sắp đưa vào vận hành các
đường dây 500 kV rất lớn từ phía Bắc, từ phía Nam của khu vực


Bắc Bộ đi qua Trung Bộ để về phía Tây Nguyên, đồng thời xây
dựng các đường dây từ phía Nam Trung Bộ về trung tâm phụ tải
TPHCM, sắp sửa xây dựng các đường dây lớn từ các nguồn nhiệt
điện khí ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đi về phía Nam của TPHCM.


Sơ đồ lưới điện 500 kV dự kiến vào năm 2030
Trong tương lai, Viện Năng lượng sẽ xem xét để lựa chọn
và thiết kế các hệ thống điện có liên quan đến sự xuất hiện của
các trung tâm nguồn truyền tải năng lượng, từ trung tâm nguồn
đến trung tâm phụ tải.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, Việt
Nam khơng chỉ có 2 trung tâm phụ tải lớn là trung du, đồng
bằng Bắc Bộ và khu vực Đơng Nam Bộ mà cịn mở rộng thêm 4
trung tâm nguồn tương đối lớn về năng lượng tái tạo. Cụ thể
như: nhiệt điện, điện gió ở khu vực Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị); khu vực Tây Nguyên với tiềm năng về
điện gió, điện mặt trời, thủy điện; phía Nam Trung Bộ (Ninh
Thuận, Bình Thuận, Khánh hịa) có nguồn nhiệt điện, năng
lượng tái tạo lớn; trung tâm nguồn thứ 4 là phía Tây Bắc Bộ với
nguồn nhiệt điện than, điện khí, điện gió. Việc phân vùng giúp
thiết kế lưới truyền tải chính thêm thuận lợi, có thể cân đối
cung cầu cho từng vùng, cùng với đó, việc truyển tải liên vùng,
liên miền sẽ được Viện xem xét.


Dự kiến tiến độ xây dựng Quy hoạch điện VIII trong
khoảng 10 tháng, tính từ đầu năm 2020. Hiện Viện Năng lượng
đã hoàn thành bước đầu một số hạng mục và dự tính vào đầu
tháng 7 tới sẽ tổ chức hội thảo về Quy hoạch điện VIII. Dự kiến,
hội thảo giới thiệu về Quy hoạch điện VIII sẽ bao gồm phương
pháp luận; thực trạng hệ thống điện; các giả thiết, thơng số
trong chương trình phát triển hệ thống điện; kết quả và các dự
kiến phát triển nguồn điện trong tương lai.
3. PHỤ TẢI.

Sản lượng phụ tải hệ thống điện Quốc gia năm 2020
gần 250.000 triệu kWh, trong đó sản lượng ngày lớn nhất
hơn 800 triệu kWh, công suất đỉnh gần 40.000 MW. Tăng
trưởng hàng năm của phụ tải trong 10 năm trở lại đây là rất lớn,
có năm lên tới hơn 14%. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, tăng trưởng của năm 2020 chỉ 3,1%.
Cơ cấu phụ tải với 2 thành phần chủ yếu là Công nghiệp &
xây dựng (54%) và Quản lý & tiêu dùng dân cư (34%). Thành
phần điện sử dụng cho sinh hoạt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, ảnh
hưởng nhiều tới hình dáng của biểu đồ phụ tải, chênh lệch cao
điểm-thấp điểm lớn… do ảnh hưởng của thói quen, tập quán
sinh hoạt củacưdân.

Phân bố phụ tải trên 3 miền (số liệu năm 2021 từ trung
tâm điều độ quốc gia)




×