Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.9 KB, 11 trang )

Bộ Tư Pháp
Trường Đại Học Luật Hà Nội

BÀI TIỂU LUẬN
Học Phần: Kinh Tế - Chính Trị
Đề: Số 02
Vai trị của nhà nước trong việc đảm bảo
hài hòa các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Họ và Tên:

Đỗ Duy Phú

MSSV:

451212

Lớp:

N08.TL3

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2021


Mục Lục
Mở Đầu..............................................................................................................................1
1. Quan hệ lợi ích kinh tế.................................................................................................1
1.1 Khái niệm.................................................................................................................1
1.2 Thống nhất và mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế......................................2
2. Nhà nước điều hòa lợi ích kinh tế...............................................................................2
2.1 Chức năng của nhà nước.......................................................................................2


2.2 Vai trò của nhà nước...............................................................................................4
2.2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo mơi trường thuận lợi...........................................4
2.2.2 Điều hịa lợi ích giữa các cá nhân, doanh nghiệp, xã hội................................6
2.2.3 Kiểm soát ngăn ngừa các quan hệ lợi ích tiêu cực...........................................6
2.2.4 Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế..........................................7
Kết luận.............................................................................................................................7
Danh Mục Tham Khảo....................................................................................................8


Mở Đầu
Việt Nam chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh nhất kể từ sau quá
trình đổi mới đến nay. Và chúng ta cũng đang đứng trước cơ hội bứt phá để trở thành
một trong những nền kinh tế năng động nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, kinh tế phát
triển nhanh bắt đầu bộc lộ những rạn nứt từ sâu bên trong nội tại. Chính là mâu thuẫn,
xung đột quan hệ lợi ích trong nền kinh tế. Điều này đặt ra đòi hỏi chúng ta cần nghiên
cứu, để nắm được bản chất vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu cho nền kinh tế.
1. Quan Hệ Lợi Ích Kinh Tế
1.1 Khái niệm
Định nghĩa: Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người
với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận
hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn
lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn
phát triển xã hội nhất định. [1]
Quan hệ lợi ích kinh tế bao trùm lên mọi mặt của đời sống như người lao động với
người sử dụng lao động (Cơng nhân với chủ xí nghiệp, nhân viên với chủ cửa hàng);
giữa những người sử dụng lao động với nhau (quan hệ hợp tác hoặc cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp); giữa những người lao động (Cơng nhân trong cùng một nhà máy, các vị
trí trong cùng một phòng ban, …); giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội; … Như vậy,
quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú, quan hệ đó có thể là các quan hệ

theo chiều dọc, giữa một tổ chức kinh tế với một cá nhân trong tổ chức kinh tế đó. Cũng
có thể theo chiều ngang giữa các chủ thể, các cộng đồng người, giữa các tổ chức, các bộ
phận hợp thành nền kinh tế khác nhau. Trong điều kiện hội nhập ngày nay, quan hệ lợi
ích kinh tế cịn phải xét tới quan hệ giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới.

1[] Tr. 126 Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mác Lê Nin | PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa (Chủ tịch hội đồng biên soạn),

2019.

1


1.2 Thống nhất và mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Theo Mác – Lê nin thì quan hệ lợi ích kinh tế vừa có tính thống nhất nhưng đồng
thời cũng mang tính mâu thuẫn.
1.2.1 Sự thống nhất của quan hệ lợi ích kinh tế
Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của
chủ thể khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác
cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện.
Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực
hiện thông qua thị trường. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu của các chủ thể chỉ được thực
hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác. Như vậy, khi các
chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau thì
các lợi ích kinh tế của các chủ chế đó thống nhất với nhau.
1.2.2 Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Theo Maslow: “Bất cứ một hoạt động nào của con người cũng là nhằm thỏa mãn
một nhu cầu nào đó của bản thân”. Điều đó khiến cho con người khi tham gia vào hoạt
động kinh tế, ln ln đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu. Trong một số trường hợp,
vì cố tối đa hóa lợi ích của bản thân mà các chủ thể vơ tình hoặc cố ý xâm phạm đến lợi
ích của các chủ thể kinh tế khác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn quan

hệ lợi ích trong nền kinh tế.
Mâu thuẫn quan hệ lợi ích kinh tế biểu hiện trong nhiều trường hợp như:
Các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực
hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đổi lập thì trở thành mâu thuẫn.
Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau vì tại một thời điểm kết
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là xác định. Do đó, thu nhập của chủ thể này tăng
lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống.

2


2. Nhà Nước Điều Hịa Lợi Ích Kinh Tế
2.1 Chức năng của nhà nước
Adam Smith – Đại diện tiêu biểu nhất của kinh tế học cổ điển Anh, trong cuốn Của
cải của các dân tộc, đã đề xuất ra thuyết “Bàn tay vơ hình”. Theo thuyết này, chính Bàn
tay vơ hình với tư cách cơ chế tự cân bằng của thị trường cạnh tranh làm cho phúc lợi cá
nhân và hiệu quả kinh tế đạt mức tối đa. Adam Smith cho rằng: “Khi chạy theo lợi ích
riêng của mình, con người phụng sự xã hội nhiều hơn trường hợp anh ta chủ trương làm
điều đó”. [2] N. Gregory Mankiw – nhà kinh tế học người Mỹ cũng cho rằng: "Nhà hoạch
định xã hội nhân từ không cần thay đổi kết cục thị trường vì bàn tay vơ hình đã định
hướng người bán và người mua phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế theo hướng tối đa
hoá tổng thặng dư. Kết luận này lí giải tại sao các nhà kinh tế thường cho rằng thị trường
tự do là cách tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế"

[3]

Điểm chung của các nhà kinh tế

này đều cho rằng nhà nước vốn dĩ không cần phải can thiệp vào sự hoạt động của nền

kinh tế mà bản thân nền kinh tế có thể tự điều chỉnh phát triển theo hướng có lợi nhất.
Kinh tế chính trị Mác – Lê nin khơng ủng hộ quan điểm này và khẳng định sự can
thiệp của nhà nước vào nền kinh tế một cách vừa phải là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo
cho nền kinh tế phát triển một cách ổn định, bền vững. Trong cuốn Nguồn gốc gia đình,
chế độ tư hữu và nhà nước, Ph. Ăngghen đã luận giải về chức năng của nhà nước “Bất
cứ nhà nước nào cũng phải thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại
của xã hội.” [4] Có thể thấy để đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội nhà nước trước hết cần
phải đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động ổn định thông qua việc quản lý, điều tiết nền
kinh tế.
Thực tiễn chứng minh quan điểm này của chủ nghĩa Mác – Lê nin là hồn tồn
đúng đắn thơng qua các cuộc khủng hoảng nền kinh tế. Trong cuộc đại suy thoái 1929 –
1932, khi mà các chủ doanh nghiệp cố gắng tối đa hóa lợi ích của bản thân bằng cách
sản xuất ra nhiều hàng hóa nhất có thể trong khi đó lại trả lương ít ỏi cho những người
2[] Xem thêm: “Của cải của các dân tộc” | Adam smith, NXB Giáo dục, 1997.
3[] Tr. 170 Nguyên lí kinh tế học | N. Gregory Mankiw, NXB Thống kê.
4[] Xem thêm: “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước” | Ph. Ăngghen, NXB Chính trị quốc gia.

3


cơng nhân dẫn đến việc hàng hóa sản xuất ra tràn lan và khơng có người tiêu thụ. Đây là
cuộc khủng hoảng thừa lớn nhất trong lịch sử thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nền kinh tế toàn cầu. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Mỹ với tổng thống
Franklin D. Roosevelt đã ban hành chính sách kinh tế mới “Nhà nước can thiệp tích cực
vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề
kinh tế chính trị, xã hội.” nhằm điều hịa lại lợi ích kinh tế trong xã hội, giải quyết khủng
hoảng.
2.2 Vai trò của nhà nước
Bảo đảm hài hịa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ
lợi ích kinh tế bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế. nhằm gia tăng

thu nhập cho các chủ thể kinh tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất; xử lý
kịp thời khi có xung đột.
2.2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo mơi trường thuận lợi
Môi trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế cảng hiệu quả và không ngừng
mở rộng. Môi trường vĩ mơ thuận lợi khơng tự hình thành, mà phải được nhà nước tạo
lập.
Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trước hết là giữ vững ổn
định về chính trị. Nằm trong một khu vực nơi mà một số quốc gia vẫn dễ bị bất ổn chính
trị và kinh tế Việt Nam, đã được hưởng lợi từ chính phủ và cấu trúc xã hội ổn định, trở
thành một địa điểm lý tưởng để đầu tư vốn.
Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế địi hỏi phải xây dựng được
mơi trường pháp luật thơng thống, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh
tế trong và ngoài nước, đặc biệt là lợi ích của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế
ngày cảng sâu rộng, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia còn phải tuân thủ các chuẩn
mực và thông lệ quốc tế.
Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu phải đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế (bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường
4


sống, đường hàng không...; hệ thống cầu cống; hệ thống điện, nước; hệ thống thông tin
liên lạc...).
Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo lập mơi trường
văn hóa phù hợp với u cầu phát triển kinh tế thị trường. Đô là môi trường trong đó con
người năng động, sáng tạo; tơn trọng kỷ cương, pháp luật; giữ chữ tín...
Việt Nam trong những năm qua đã tích cực duy trì mơi trường an ninh, chính trị ổn
định; khơng ngừng hồn thiện các quy định pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính;
cơ sở hạ tầng được xây dựng theo hướng hiện đại hóa, tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế; văn
hóa nơng nghiệp cũng dần được thay thế bằng tác phong công nghiệp, … Chính vì thế
Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm sáng của đầu tư thế giới. Một khảo sát

của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) vào tháng 2/2020 cho thấy hơn 63%
doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch tăng cường đầu tư, tỷ lệ cao nhất trong
khối ASEAN. [5]
Trong những năm qua nguồn vốn FDI nước ngoài đang liên tục đổ vào nền kinh tế
Việt Nam. Theo tổng cục thống kê, chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 – 2019, Nguồn
vốn đầu từ nước ngồi vào Việt Nam tăng mạnh từ 2,76 tỷ đơ lên mức 38,95 tỷ đơ (tăng
1411,2 %). Nhóm vốn ngồi nhà nước và nước ngoài cũng chiếm tỷ trọng cao hơn trong
cơ cấu vốn năm 2019 khi lần lượt chiếm đến 46,01% và 22,92%. [6]

5[] Bài viết: “Vì sao nên đầu tư vào Việt Nam” | Crowe (Truy cập 06/11/2021)
6[] Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 – 2020 | Tổng cục thống kê (Truy cập

06/11/2021).

5


2.2.2 Điều hịa lợi ích giữa các cá nhân, doanh nghiệp, xã hội
Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị
trường, sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của
một bộ phận dân cư được thực hiện rất khó khăn, hạn chế. Vì vậy, nhà nước cần có các
chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hịa các lợi ích
kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về
mức thu nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan; nhưng mặt khác phải ngăn
chặn sự chênh lệch ngày càng gia tăng. Sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến căng
thẳng, thậm chí xung đột xã hội.
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít những quốc gia trên thế giới có tốc độ
phát triển kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo mức chênh lệch giàu nghèo ở mức thấp. Khi
bình quân mức chênh lệch giàu nghèo trên thế giới đang có xu hướng ngày càng gia tăng
thì ở Việt Nam xu hướng lại là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Năm 2016, Trên thế

giới mức chênh lệch giữa nhóm 20% người dân có mức thu nhập cao nhất với nhóm
20% có thu nhập thấp nhất gấp khoảng 21 lần, ở Việt Nam mức chênh lệch chỉ ở mức
9,8 lần. [7]

7[] Bài viết “Gia tăng bất bình đẳng thu nhập trên toàn thế giới” | VTV News (Truy cập 06/11/2021).

6


2.2.3 Kiểm sốt ngăn ngừa các quan hệ lợi ích tiêu cực
Trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm
hàng giả, hàng nhái; lừa đảo; tham nhũng, ... tồn tại khá phổ biến. Các hoạt động này
càng gia tăng, càng làm tổn hại lợi ích kinh tế của các chủ thể làm ăn chân chính. Để
chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hịa các lợi ích kinh tế. Trước
hết, phải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực. Bộ máy nhà nước phải tuyển
dụng, sử dụng được những người có tài, có tâm; sàng lọc được những người không đủ
tiêu chuẩn. Cán bộ, công chức nhà nước phải được đãi ngộ xứng đáng và chịu trách
nhiệm đến cùng mọi quyết định trong phạm vi, chức trách của họ. Nhà nước phải kiểm
soát được thu nhập của công dân, trước hết là thu nhập của cán bộ, công chức nhà nước.
Trước pháp luật, mọi người dân và cán bộ, công chức nhà nước phải thực sự binh đăng;
mọi vì phạm phải được xét xử theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai, minh
bạch mọi cơ chế, chính sách và quy định của nhà nước... Nhờ đó, người dân, doanh
nghiệp và cán bộ, cơng chức nhà nước hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình.
Đồng thời, các cơ quan cơng quyền, căn bộ, cơng chức nhà nước được giám sát, tránh
được tình trạng lạm quyền, thiếu trách nhiệm, tham nhũng.
Cùng với đó, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm là đặc biệt cần thiết. Thực hiện tốt hoạt động này không chỉ nhằm khắc
phục các bất cập, thực hiện công bằng xã hội, mà quan trọng hơn là ngăn chặn các hình
thức thu nhập bất hợp pháp.
2.2.4 Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế. Do đó, khi các mâu thuẫn phát
sinh cần được giải quyết kịp thời. Muốn vậy, các cơ quan chức năng của nhà nước cần
phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối
phó. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của
các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết.

7


Ngăn ngừa là chính nhưng khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bùng phát có thể
dẫn đến xung đột (đình cơng, bãi cơng...). Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế, cần
có sự tham gia hịa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước.
Kết luận
Có thể thấy hiện nay, chính phủ Việt Nam vẫn đang điều hịa khá tốt quan hệ lợi ích
giữa các chủ thể kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan mà phải cần đẩy mạnh
hơn nữa vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế để thực sự biến Việt Nam
trở thành nền kinh tế ổn định, phát triển trên toàn thế giới.

8


Danh Mục Tham Khảo
1. Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mác Lê Nin | PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa (Chủ tịch
hội đồng biên soạn), 2019.
2. “Của cải của các dân tộc” | Adam smith, NXB Giáo dục, 1997.
3. “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước” | Ph. Ăngghen, NXB Chính trị
quốc gia.
4. Nguyên lí kinh tế học | N. Gregory Mankiw, NXB Thống kê.
5. Bài viết “Gia tăng bất bình đẳng thu nhập trên tồn thế giới” | VTV News (Truy

cập 06/11/2021).
/>6. Bài viết: “Vì sao nên đầu tư vào Việt Nam” | Crowe (Truy cập 06/11/2021)
/>7. Xu hướng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở việt nam giai đoạn 20162020 | Tổng cục thống kê (Truy cập 06/11/2021).
/>8. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 – 2020 | Tổng
cục thống kê (Truy cập 06/11/2021).
/>%A7u%20t%C6%B0

9



×