Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung axít hữu cơ (axít benzoic và axít butyric) trong thức ăn lên khả năng sinh trưởng và sức khỏe của heo con sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y
****************

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG AXÍT HỮU CƠ
TRONG THỨC ĂN LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
SỨC KHỎE CỦA HEO CON SAU CAI SỮA

Sinh viên thực hiện:

VÕ PHẠM DANH

Lớp:

DH17CN

MSSV:

17111020

Ngành:

Chăn ni

Niên khóa:

2017 – 2021

Tháng 04/2022


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

VÕ PHẠM DANH

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG AXÍT HỮU CƠ
TRONG THỨC ĂN LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
SỨC KHỎE CỦA HEO CON SAU CAI SỮA
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Chăn
nuôi

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. CHẾ MINH TÙNG
ThS. NGUYỄN THỊ MỸ NHÂN

Tháng 04/2022

2


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG
DẪN
Sinh viên: VÕ PHẠM DANH
MSSV: 17111020

Đã tham gia nghiêm chỉnh và hoàn thành những mục tiêu đề ra của
khóa luận

tốt nghiệp với

Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG AXÍT HỮU CƠ TRONG
THỨC ĂN LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE CỦA
HEO CON SAU CAI SỮA.
Rất mong Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
cho phép sinh viên được báo cáo hoàn thành trong đợt 1 năm 2022.
Giáo viên hướng dẫn 1

Giáo viên hướng
dẫn 2

PGS.TS. CHẾ MINH TÙNG

ThS. NGUYỄN THỊ MỸ NHÂN

3


Lời cảm tạ
Học đại học không phải để kiếm một cái nghề, học đại học là để
có một học vấn. Trải qua thời gian học đại học, tôi nhận ra một điều
mà bản thân cảm thấy khá tâm đắt, là khi con người ta khơng hiểu
một vấn đề nào đó, họ dễ lâm vào sự sợ hãi. Trước

một vấn đề


không hiểu, hãy học cách để hiểu nó. Để có được sự hiểu biết như
ngày hôm nay, không thể không nhắc đến cơng lao, sự dìu dắt, chỉ
dẫn và sự giúp đỡ của những người quan trọng đối với tơi.
Thành kính ghi ơn bố mẹ đã cho tôi nguồn sống, nuôi dạy tôi
khôn lớn.
Tôi xin chân thành biết ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM, Quý thầy cô Khoa Chăn nuôi – Thú y đã tạo điều kiện
cho tôi được học tập, truyền đạt những kiến thức, bài học q báu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Chế Minh
Tùng và Cô ThS. Nguyễn Thị Mỹ Nhân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
và tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Minh Tiến, quản lý Trung
tâm

Nghiên cứu Vật nuôi BTV đã trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ và tạo

điều kiện tốt nhất cho tôi. Cảm ơn các bạn Ngô Thị Hồng Hạnh,
Nguyễn Ảnh Huy và Nguyễn Quốc Trung đã cùng tôi thực hiện và
hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Cảm ơn những người bạn đã
hành cùng tôi xuyên suốt quãng đường vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn vì tất cả.

4

đồng


TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ
sung axít hữu cơ trong thức ăn lên khả năng sinh trưởng và sức khỏe

của heo con sau cai sữa từ 28 đến 63 ngày tuổi. Thí nghiệm được
tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Vật nuôi BTV,

Phú Giáo, Bình

Dương từ ngày 20/04/2021 đến 24/09/2021. Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu khối hồn tồn ngẫu nhiên 1 yếu tố. Tổng số 112 con heo
được phân chia vào 4 nghiệm thức thí nghiệm: (1) thức ăn cơ bản
(TACB, đối chứng), (2) TACB + kháng sinh, (3) TACB có kháng sinh +
axít benzoic (từ 28 - 42 ngày tuổi bổ sung ở mức 0,25% và từ 43 - 63
ngày tuổi bổ sung ở mức 0,20%), (4) TACB có kháng sinh + axít
butyric (từ 28 - 42 ngày tuổi bổ sung ở mức 0,10% và từ 43 - 63 ngày
tuổi bổ sung ở mức 0,075%). Mỗi nghiệm thức có 7 ô chuồng lặp lại
và 4 heo/ô chuồng (gồm 2 đực và 2 cái). Các điều kiện chăm sóc và
ni dưỡng là như nhau giữa các nghiệm thức.
Qua 35 ngày thí nghiệm, kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có
sự khác biệt về khối lượng trung bình của heo, tăng khối lượng hàng
ngày và tiêu thụ thức ăn hàng ngày của heo giữa 4 nghiệm thức ở
ngày tuổi 63 (P > 0,05). Tuy nhiên, heo ăn thức ăn được bổ sung axít
butyric có hệ số chuyển hóa thức ăn (1,519) giảm 5,0% (P < 0,05)
so với heo ở nghiệm thức đối chứng (1,600). Ngoài ra, tỷ lệ ngày con
tiêu chảy (TLNCTC) của heo ăn thức ăn có bổ sung axít benzoic
(1,02%) và axít butyric (1,23%) thấp hơn (P < 0,01) so với TLNCTC
của heo ở nghiệm thức đối chứng (2,55%). Tuy nhiên, các chỉ tiêu về
năng suất cũng như sức khỏe của heo ở

nghiệm thức có bổ sung

axít hữu cơ khơng có sự khác biệt so với kết quả của heo ở nghiệm
thức có kháng sinh (P > 0,05). Bên cạnh đó, việc bổ sung axít hữu cơ

vào thức ăn đã có kháng sinh khơng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi

5


sống và tỷ lệ ngày điều trị kháng sinh (P > 0,05). Tóm lại, việc bổ
sung axít hữu cơ vào thức ăn có kháng sinh chưa cho thấy cải thiện
thêm khả năng sinh trưởng của heo so với việc chỉ sử dụng kháng
sinh, nhưng bổ sung axít butyric vào thức ăn có kháng sinh đã cải
thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và TLNCTC của heo so với thức ăn
không có bổ sung axít và

kháng sinh.

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

6


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMD

Bacitracin Methylene Disalicylate

HSCHTĂ

Hệ số chuyển hóa thức ăn


KLTB

Khối lượng trung bình

TACB

Thức ăn cơ bản

TCSCS

Tiêu chảy sau cai sữa

TKLHN

Tăng khối lượng hàng ngày

TLNCĐTKS

Tỷ lệ ngày con điều trị kháng sinh

TLNCTC

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TTTĂHN


Tiêu thụ thức ăn hàng ngày

7


DANH SÁCH CÁC BẢNG

8


DANH SÁCH CÁC HÌNH

9


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cai sữa là một trong những giai đoạn thử thách nhất đối với heo.
Heo con mới cai sữa thường bị stress bởi các yếu tố tâm lý, môi
trường, dinh dưỡng và sinh lý (Campbell et al., 2013). Trong giai đoạn
này, heo con phải rời xa heo mẹ, sống chung với các cá thể xa lạ;
điều kiện chuồng trại thay đổi; sự chuyển đổi thức ăn từ sữa mẹ sang
thức ăn hỗn hợp với nhiều nguyên liệu có nguồn gốc thực vật; cấu
trúc đường tiêu hóa chưa hồn thiện, sự phân tiết enzym tiêu hóa
khơng đủ, lớp nhung mao bị ngắn lại, hệ vi sinh vật đường ruột bị rối
loạn;… là những nguyên nhân làm cho

heo con tăng trưởng chậm,


hiệu quả sử dụng thức ăn kém, gặp vấn đề về sức khỏe và thậm chí
là tử vong (Virbac VN team, 2021). Trong đó, bệnh tiêu chảy sau cai sữa
(TCSCS) là một trong các vấn đề thường xuyên gặp phải và gây thiệt
hại kinh tế

đáng kể đối với ngành chăn ni heo (Campbell et al.,

2013). Chính vì thế, khi

heo con vượt qua được giai đoạn khủng

hoảng sau cai sữa là chìa khóa vàng giúp cho nhà chăn nuôi thành
công hơn. Do vậy, heo con sau cai sữa cần có hệ vi sinh vật đường
ruột cân bằng và hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh (Virbac VN team, 2021).
Hiện nay, bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố kể trên, trong chăn
nuôi heo

phụ thuộc phần lớn vào thức ăn. Do đó, làm thế nào để

heo tăng trưởng tốt, ít bệnh và chi phí thấp là vấn đề đang được rất
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bổ sung kháng sinh vào
thức ăn cho heo con sau cai sữa thường được áp dụng để phòng
bệnh, nâng cao sức khỏe và kích thích khả năng sinh trưởng của heo
con. Tuy nhiên, vấn đề tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi
10


nói chung và trong thịt heo nói riêng, cùng việc đề kháng kháng sinh
hiện nay đang làm cho người tiêu dùng lo lắng. Vì thế, một số chất
như chiết xuất thảo dược, axít hữu cơ, probiotic, enzym,…, trong

những năm gần đây, được quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra giải
pháp thay thế kháng sinh trong tương lai, hướng đến chăn ni bền
vững.
Trong đó, axít hữu cơ và muối của chúng được khuyến cáo sử
dụng cho heo con sau cai sữa vì nó vừa có tác dụng giảm độ pH
trong dạ dày, chuyển đổi pepsinogen không hoạt động thành pepsin
hoạt động để thủy phân protein hiệu quả vừa có

tác dụng kiềm

khuẩn và diệt khuẩn (Suiryanrayna & Ramana, 2015). Chính vì thế, nhiều
nghiên cứu về việc bổ sung axít hữu cơ vào thức ăn cho heo con sau
cai sữa nhằm giúp heo tăng trưởng tốt và giảm tỷ lệ tiêu chảy (Kluge
et al., 2006; Guggenbuhl et al., 2007). Do vậy, liệu có thể bổ sung axít hữu
cơ vào thức ăn để thay thế

kháng sinh hoặc khi kết hợp axít hữu

cơ cùng với kháng sinh trong thức ăn cho

heo con sau cai sữa có

mang lại hiệu quả hay khơng? Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu về việc kết hợp như trên để đánh giá tác động của axít hữu cơ
lên khả năng sinh trưởng và sức khỏe của heo con sau cai sữa. Vì lý
do đó, chúng tơi tiến hành

thí nghiệm: “Ảnh hưởng của việc bổ

sung axít hữu cơ trong thức ăn lên khả năng


sinh trưởng và sức

khỏe của heo con sau cai sữa”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung axít hữu cơ (axít benzoic
và axít butyric) lên khả năng sinh trưởng và sức khỏe của heo con
sau cai sữa giai đoạn từ 28 đến 63 ngày tuổi.

11


1.2.2. Yêu cầu
Thực hiện thí nghiệm bổ sung axít benzoic và axít butyric vào
thức ăn cơ bản

đã có kháng sinh cho heo con sau cai sữa từ 28 - 63

ngày tuổi.
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng như khối lượng bình quân, tăng
khối lượng hàng ngày, tiêu thụ thức ăn hàng ngày và hệ số chuyển
hóa thức ăn.
Theo dõi các chỉ tiêu sức khỏe như tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ
ngày điều trị kháng sinh và tỷ lệ nuôi sống.

12


Chương 2

TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của heo con sau cai sữa
Bộ máy tiêu hóa của heo gồm 5 phần chính là miệng, thực quản,
dạ dày, ruột non, ruột già và các cơ quan phụ gồm tuyến nước bọt,
túi mật và tuyến tụy (Hình 2.1).

Hình 2.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hóa của heo.
(Nguồn: Yang, 2019)
Bộ máy tiêu hoá heo con phát triển kém từ 1 - 20 ngày tuổi,
nhưng từ 20 - 70 ngày tuổi phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cấu trúc
và chức năng của bộ máy tiêu hóa chưa thật sự hồn chỉnh. Do đó, ở
giai đoạn sau cai sữa, khả năng tiêu hố còn kém, nên việc chuyển
qua dùng thức ăn hỗn hợp khiến cho heo con dễ mắc các bệnh
tiêu hoá, nhất là bệnh tiêu chảy. Bộ máy tiêu hóa của heo con phải

13


trải qua q trình phát triển nhanh về kích thước, dung tích và hoạt
động sinh lý để có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn, thích ứng với
sự thay đổi (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Sự phát triển bộ máy tiêu hoá của heo con từ 1 - 70 ngày tuổi

Tuổi
(ngày)
1
10
20
70


Dạ dày
Khối
Dung

Khối

Ruột non
Dung

Chiều

Khối

Ruột già
Dung

Chiều

lượng

tích

lượng

tích

dài

lượng


tích

dài

(g)
4,5
15
24
235

(mL)
25
73
213
1815

(g)
4
95
115
996

(mL)
100
200
700
6000

(cm)

3,8
5,6
7,5
16,5

(g)
10
22
36
458

(mL)
40
90
100
2100

(cm)
0,8
1,2
1,2
3,1

(Nguồn: Miller et al., 1991)
Ở giai đoạn này, heo con rất dễ bị strees do sự di chuyển, nhập
đàn, thay đổi chuồng trại,… điều này cũng khiến cho heo con dễ
nhiễm bệnh, nhất là bệnh trên đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, vào
ngày tuổi thứ 28 và 29, phần lớn heo con mọc răng tiền hàm sữa thứ
4 ở hàm trên, nên cai sữa ngày thứ 28 có thể làm tăng thêm căng
thẳng cho heo. Trong giai đoạn này, heo con thường bị sốt, tiêu chảy

trước và sau khi răng nhú ra khỏi nướu một vài ngày. Tình trạng này
làm heo con mất sức và sức kháng bệnh kém (Võ Văn Ninh, 2007).
2.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con sau cai sữa
Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn của heo con sau
cai sữa bị giảm do việc bào mịn của biểu mơ đường ruột. Vào năm
1986, Hampson đã báo cáo về sự thay đổi của nhung mao ruột non
khi heo được cai sữa ở 3 - 4 tuần tuổi so với trước khi cai sữa, nhung
mao ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ sau khi cai sữa và kéo dài cho
đến ngày thứ năm sau cai sữa (Zheng et al., 2021). Việc giảm hiệu quả
sử dụng thức ăn là kết quả của sự hao hụt và giảm sản xuất các tế
bào mào ruột (Hình 2.2).

14


Hình 2.2. Nhung mao ruột.
(Nguồn: Zheng et al., 2021)
Bên cạnh đó, Hampson & Kidder (1986) đã chỉ ra rằng, hoạt
động của các enzym lactase và sucrase bị giảm, việc đó làm cho khả
năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm theo (Zheng et al.,
2021). Hơn thế nữa, chiều dài của nhung mao giảm và cấu trúc của
tế bào ruột chưa hoàn chỉnh là một trong những lý do khiến cho heo
con sau cai sữa dễ nhạy cảm với các yếu tố gây tiêu chảy và ảnh
hưởng đến khả năng tăng trưởng.
 Sự tiêu hóa và hấp thu protein

Protein trong thức ăn sẽ được phân giải trong đường tiêu hóa
nhờ xúc tác của nhóm enzym proteinase. Pepsin là enzym thủy phân
protein trong dạ dày, pepsin khơng có tác dụng thủy phân các
protein nhóm scleroprotein (keratin, collagen, elastin và protamin).

Sản phẩm thủy phân protein trong nhũ trấp từ dạ dày xuống ruột

15


non, tại tá tràng tiếp tục được thủy phân nhờ tác động của hệ enzym
tiêu hóa protein trong dịch tụy và dịch ruột (trypsin, chymotrypsin,
peptidase) (Trần Thị Quỳnh Lan, 2018).
Axít hydrochloric từ niêm mạc dạ dày có vai trị hoạt hóa
pepsinogen thành pepsin và hoạt động của pepsin mạnh nhất ở độ
pH 2 - 3,5 (Kidder & Manners, 1978). Tuy nhiên, heo con sau cai sữa
có pH dạ dày duy trì ở mức cao 3,8 - 3,9 (Bảng 2.2), làm ức chế hoạt
động của pepsin, từ đó làm giảm khả năng phân giải protein. Theo
Jensen et al. (1997), từ khi được sinh ra đến 56 ngày tuổi, khả năng
phân giải protein bởi enzym đường tiêu hóa của heo con là rất thấp.
Khả năng tiêu hóa protein thơ ở hồi tràng của heo con cai sữa là
khoảng 60 - 80% (Högberg et al., 2004). Điều đó cho thấy, cịn nhiều
protein trong thức ăn mà heo con khơng thể tiêu hóa được.
Bảng 2.2. Độ pH dọc theo đường tiêu hóa của heo con vào ngày 7 và 29 sau cai sữa
Dạ



Không

Hồi

Manh

Kết


Ngày 7

dày
3,8

tràng
6,0

tràng
6,7

tràng
6,8

tràng
6,4

tràng
6,5

Ngày 29

3,9

5,5

6,5

6,5

5,7
6,0
(Nguồn: Canibe et al., 2001)

Protein dư thừa sẽ đi đến ruột già và lên men, tạo điều kiện cho
sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Thí nghiệm trên heo cai sữa
cho kết quả rằng, khẩu phần

thức ăn dư protein làm tăng sự phát

triển của vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) trong ruột già, đây là vi
khuẩn gây tiêu chảy phổ biến trên heo con (Opapeju et al., 2009). Cơ
thể của heo con sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tiết nước vào lịng
ống tiêu hóa để làm giảm khả năng phân giải protein của vi khuẩn,
dẫn đến hệ quả là phân thải ra sẽ chứa lượng nước dư thừa này. Như
vậy, khẩu phần dư protein là một trong những nguyên nhân dẫn đến
TCSCS.
16


Giai đoạn heo con sau cai sữa, heo có khả năng tăng trưởng rất
cao nên chúng cần khẩu phần thức ăn protein cao, khoảng 20,5%
trong khẩu phần (Paul et al., 2007). Vậy, làm thế nào để vừa đảm bảo
cung cấp đủ protein cho heo vừa hạn chế TCSCS là

vấn đề được

đặt ra.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức khỏe đường ruột của
heo con sau cai sữa

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Heo con có khối lượng lớn bao giờ cũng lớn nhanh hơn heo con
có khối lượng nhỏ. Theo Gondret et al. (2005), khối lượng sơ sinh là
một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của
heo con, kéo dài thời gian nuôi nuôi đạt đến 102 kg/con để xuất
chuồng. Heo có khối lượng sơ sinh lớn thì khối lượng cai sữa sẽ lớn,
heo có khối lượng cai sữa lớn sẽ lớn nhanh hơn heo có khối lượng cai
sữa nhỏ.
Thức ăn cũng là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tới khả
năng sinh trưởng, việc thay đổi thức ăn từ sữa mẹ (dạng lỏng) sang
thức ăn bột hay viên (dạng khô, đặc) làm giảm khả năng tiêu thụ của
heo con trong 7 - 10 ngày đầu sau cai sữa (Partridge et al., 1992).
Việc kích thích hệ tiêu hóa của heo con từ sớm bằng việc cho heo
làm quen thức ăn dễ tiêu hóa trong 5 - 10 ngày trước và sau khi cai
sữa sẽ hỗ trợ tối ưu sự

phát triển của đường ruột, giúp cho heo con

thích ứng với thức ăn mới nhanh chóng, làm tăng độ tiêu hóa của
thức ăn và kích thích tính thèm ăn nhằm giảm stress do yếu tố thức
ăn (Nguyễn Ngọc Tuân & Trần Thị Dân, 2000).
Ngoài ra, khả năng sinh trưởng của heo con sau cai sữa còn chịu
ảnh hưởng bởi điều kiện chăm sóc ni dưỡng, vệ sinh chuồng trại,
tình trạng sức khỏe, tiểu khí hậu chuồng ni,…

17


2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột
Theo Võ Văn Ninh (2007), tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu

hóa, thay vì

nhu động của ruột diễn ra bình thường thì trở nên co

thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già
thải qua hậu mơn q nhanh, dưỡng chất khơng kịp tiêu hóa và ruột
già chưa hấp thu được nước,… tất cả đều bị tống ra hậu môn với thể
lỏng hoặc sền sệt.
Theo Nguyễn Ngọc Hải (2021), các yếu tố gây nên bệnh lý tiêu
chảy ở heo con sau cai sữa bao gồm stress khi và sau cai sữa, sự
thoái hoá nhung mao đường ruột sau cai sữa, dinh dưỡng không phù
hợp, miễn dịch suy giảm, sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và
sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy (E. Coli,
Salmonella,

Brachyspira

hyodysenteria

(Hồng

lỵ),

Lawsonia

intracellularis (tiêu chảy phân xám), Rotavirus, PED virus,…) và cũng
có thể liên quan đến tình trạng nhiễm giun ở heo con. Ngồi ra, ở
mơi trường bất lợi, thức ăn không phù hợp cũng là những yếu tố làm
heo cai sữa bị tiêu chảy. Theo Nguyễn Như Pho (2001), cơ chế sinh
bệnh tiêu chảy được trình bày ở Hình 2.3.


18


Hình 2.3. Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy.
(Nguồn: Nguyễn Như Pho, 2001)
Tiêu chảy là phản ứng có lợi của cơ thể, nhằm loại thải nhanh
những chất độc hại ra khỏi đường tiêu hóa của thú. Tuy nhiên, với
những đặc điểm là tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch ở ruột sẽ làm
giảm sự hấp thu các dưỡng chất. Qua thời gian dài bị

tiêu chảy,

thú bị mất nước, chất điện giải, máu bị cơ đặc, rối loạn tuần hồn và
trao đổi chất, cuối cùng dẫn đến suy kiệt và chết.
Cơ quan tiêu hóa của heo con lúc này chưa phát triển hồn
chỉnh, dịch tiêu hóa và các enzym tiêu hóa cịn thiếu. Việc tiêu thụ
một lượng thức ăn khá nhiều sau

19

cai sữa làm thức ăn không


được tiêu hóa hết, thức ăn cịn tồn đọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho vi sinh vật có hại đường ruột phát triển và sinh độc tố gây viêm
ruột. Mặt khác, khi có sự thay đổi đột ngột gây ra stress làm cơ thể
suy yếu, nhu động ruột giảm đột ngột và thức ăn khơng được tiêu
hóa tốt. Protein khơng được tiêu hóa sẽ


lên men sinh ra các sản

phẩm độc như indol, scatol, cresol và một số khí gây độc như CH 4,
H2S,… Các vi khuẩn và độc tố của chúng, chất độc do phân giải thức
ăn tác động lên niêm mạc ruột gây viêm ruột, làm nhu động ruột
tăng gây tiêu chảy.
2.4. Kháng sinh
Kháng sinh là tất cả những chất hóa học, khơng kể nguồn gốc
(chiết xuất từ

mơi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp hay

tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn hoặc tiêu
diệt vi khuẩn bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn
chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật (Võ Thị Trà An và ctv., 2018).
2.4.2. Vai trò của việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn
nuôi
Kháng sinh trộn vào trong thức ăn chăn nuôi với mục đích phịng
bệnh và

sử dụng liều thấp như một chất kích thích tăng trưởng,

giảm hao phí thức ăn trên một đơn vị tăng trọng, rút ngắn thời gian
nuôi và nâng cao sức khỏe vật nuôi (Phạm Tất Thắng, 2004).
Theo Dương Thanh Liêm và ctv. (2002), kháng sinh trong thức
ăn đã tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn. Vì thế, từ lâu trong chăn ni,
kháng sinh với liều phịng bệnh được dùng trong thời gian dài nhằm
duy trì hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột,

ngăn cản sự phát triển


của vi khuẩn gây bệnh; dùng luân phiên nhiều loại kháng sinh ở
liều phòng nhằm ngăn ngừa một số vi khuẩn cơ hội gây bệnh truyền
nhiễm trong

điều kiện vệ sinh chuồng trại không đảm bảo.

20


2.4.3. Những hạn chế của việc bổ sung kháng sinh trong thức
ăn chăn nuôi
Việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn trong thời gian dài sẽ dẫn
đến sự đề kháng của vi khuẩn đối với loại kháng sinh đó. Vi khuẩn có
hại khi tiếp xúc thường xuyên với kháng sinh liều thấp sẽ biến đổi
cấu trúc DNA hoặc RNA trong tế bào để chống lại kháng sinh. Hậu
quả của việc lạm dụng kháng sinh đã, đang và sẽ tạo nhiều dịng
vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Từ đó, gây khó khăn trong việc điều
trị cho con thú và cũng như trong việc điều trị trên người khi gặp
phải những dòng kháng thuốc này (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002)
Ngoài ra, khi bổ sung kháng sinh vào thức ăn nhằm ức chế các vi
khuẩn có hại nhưng cũng đồng thời ức chế ln các vi khuẩn có lợi
trong đường tiêu hóa. Mặt khác, việc dùng kháng sinh thường xuyên
trong thức ăn sẽ làm cơ thể con thú không sản sinh ra sức đề kháng
của bản thân để chống lại sự xâm nhiễm của vi sinh vật có hại, dẫn
đến sức đề kháng tự nhiên của cơ thể thú yếu dần đối với các mầm
bệnh. Thêm vào đó, một số kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp, ngày
nay được xác định rõ là tác nhân gây

ung bướu cho người như


carbadox, olaquindox thuộc nhóm hóa học quinolone (Trần Thị Thanh
Tâm, 2007).
2.5.1. Giới thiệu về các loại kháng sinh dùng trong thí
nghiệm và halquinol
Bacitracin Methylene Disalicylate (BMD) là kháng sinh diệt
khuẩn Gram dương, thuộc nhóm kháng sinh polypeptide. Bacitracin
Methylene Disalicylate ức chế vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào, do cơ chế
ảnh hưởng lên chức năng của phân tử vận chuyển chất béo qua
màng tế bào đồng thời ngăn cản sáp nhập các amino axít và
nucleotid vào vỏ tế bào. Bacitracin cũng gây tổn hại màng bào tương

21


của vi khuẩn. Hiện nay, BMD thường dùng phòng và đặc trị viêm ruột
hoại tử do Clostridium, tiêu chảy, kích thích thèm ăn và tăng hiệu
quả sử dụng thức ăn.
Neomycin thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside (aminoside)
tác động lên cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Neomycin xâm
nhập vào mô bào thơng qua kênh vận chuyển tích cực, sau đó nó
gắn kết với tiểu thể 30S của ribosome, gây ngừng tiến trình tổng hợp
protein hoặc gây nên việc đọc sai mã di truyền tạo nên protein
không chức năng. Thường được dùng phối trộn với thức ăn để kiểm
soát bệnh viêm ruột gây ra bởi E. coli.
Enramycin thuộc nhóm kháng sinh polypeptide, tác động lên vi
khuẩn Gram dương do ức chế q trình tổng hợp thành tế bào vi
khuẩn. Nó có hoạt tính kháng khuẩn cao đối với những vi khuẩn gây
hại cho đường ruột, chẳng hạn như Clostridium, Streptococcus,
Staphylococcus,…

Haquinol là chất có tính kháng khuẩn cao, khơng phải kháng
sinh. Halquinol được tổng hợp từ hỗn hợp chlorohydroxyquinoline với
3 hoạt chất: 5-7-dicloro-8-hydroxyquinoline (55 - 74%); 5-clorohydroxyquinoline (23 - 40%) và 7-cloro-hydroxyquinoline (tối thiểu
3%). Haquinol có tác động chống vi sinh vật (vi khuẩn, nguyên sinh
động vật và nấm) kết hợp với đặc tính làm chậm nhu động đường
tiêu hóa. Halquinol chỉ định sử dụng trong phòng tiêu chảy cho heo
do Salmonella, E.coli, Balantidium với liều 120 - 360 ppm tùy giai
đoạn.
2.6. Axít hữu cơ
Axít hữu cơ (Organic acid) là hợp chất hữu cơ có tính axít. Ví dụ
thường gặp nhất là các axít carboxylic. Ngồi ra, cịn một số nhóm
chức khác có thể gây ra tính axít yếu: hydroxyl (-OH), alkenol,

22


phenol,… Bổ sung axít hữu cơ vào thức ăn trong chăn nuôi là một
trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy
tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn. Tuy nhiên, tính hiệu quả
của axít hữu cơ phụ thuộc vào cơ chế tác động của từng loại axít hữu
cơ cũng như nồng độ sử dụng.
2.6.1. Cơ chế tác động chính của axít hữu cơ
Theo Suiryanrayna & Ramana (2015), hoạt động chính của axít
hữu cơ liên quan đến việc giảm pH dạ dày, chuyển đổi pepsinogen
không hoạt động thành pepsin

hoạt động để thủy phân protein

hiệu quả.
Cũng giống như kháng sinh, các axít hữu cơ có hoạt tính kháng

khuẩn. Các axít có thể xâm nhập vào thành tế bào vi khuẩn và phá
vỡ hoạt động bình thường của

một số loại vi khuẩn gây bệnh bao

gồm Salmonella, E. coli, Clostridia, Listeria và

một số coliform.

Những vi khuẩn có lợi thường là những vi khuẩn lên men axít lactic
như Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus,… sống ở mơi
trường có pH thấp hơn so với các vi khuẩn gây bệnh. Do đó, việc bổ
sung các axít hữu cơ giúp làm giảm các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời
tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển.
RCOOH  H+ + RCOOVì axít hữu cơ không phân ly là chất ưa béo nên dễ dàng thâm
nhập vào màng

tế bào của vi khuẩn Gram âm như Salmonella. Khi

vào bên trong tế bào, pH tế bào cao hơn khiến axít phân ly, giải
phóng cation H+, do đó làm giảm pH nội bào (Hình 2.3). Q trình
trao đổi chất của vi sinh vật phụ thuộc vào hoạt động của enzym,
enzym này bị khử ở pH thấp. Để khôi phục lại sự cân bằng, tế bào vi
khuẩn buộc phải sử dụng năng lượng để đẩy cation H + ra ngoài qua
bơm H+-ATPase. Sau một thời gian tiếp xúc với axít hữu cơ, vi khuẩn

23


sẽ bị chết. Axít hữu cơ khơng phân ly khơng được biểu mơ ruột hấp

thụ (Suiryanrayna & Ramana, 2015).

Hình 2.4. Axít hữu cơ xâm nhập vào tế bào vi khuẩn.
(Nguồn: Suiryanrayna & Ramana, 2015)
Khác với kháng sinh, vi khuẩn không có khả năng đề kháng với
axít hữu cơ. Những axít hữu cơ có hệ số phân ly pKa càng lớn thì khả
năng kháng khuẩn càng mạnh (Nguyễn Hận Thiên Thu, 2007). Axít
butyric là một axít yếu có pKa lớn bằng 4,82 và axít benzoic là axít
thơm đơn giản nhất có pKa thấp hơn là 4,19 (Papatsiros et al., 2012).
Tóm lại, việc bổ sung axít hữu cơ vào thức ăn chăn nuôi giúp
tăng hiệu quả

sử dụng protein, nâng cao sức khỏe đường ruột và

cải thiện hiệu suất sinh trưởng,

đặc biệt ở heo con sau cai sữa.

2.6.2. Vai trị của axít benzoic
Axít benzoic là axít cacboxylic thơm đơn giản nhất, được tìm
thấy trong nhiều loài khác nhau, bao gồm nhựa cây, trái cây, sữa và
mô động vật và thường được sử dụng trong ngành cơng nghiệp thực
phẩm do đặc tính kháng khuẩn và bảo quản của nó (Ning et al.,
2010).

24


Axít benzoic đã được Liên minh Châu Âu cho phép sử dụng cho
heo đang


phát triển với liều lượng 0,5% đến 1,0% vào năm 2003

(Diao et al., 2015). Theo Chen et al. (2017), bổ sung axít benzoic vào
thức ăn giúp cải thiện năng suất sinh trưởng của heo con sau cai sữa
(khối lượng cơ thể, tăng khối lượng hàng ngày và hệ số chuyển hóa
thức ăn). Axít benzoic có tác dụng có lợi đối với sự phát triển đường
ruột và chức năng miễn dịch của đường ruột trên heo cai sữa.
Vào năm 2015, Diao et al. nghiên cứu bổ sung axít benzoic và
thymol vào

khẩu phần thức ăn cơ bản trên heo con sau cai sữa.

Kết quả cho thấy, nghiệm thức có bổ sung 2000 mg/kg axít benzoic
+ 100 mg thymol giúp cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
và giảm tỷ lệ ngày con tiêu chảy (P < 0,05) so với nghiệm thức đối
chứng. Theo Diao et al. (2015), thymol là một dẫn xuất của phenol có
tác dụng kháng khuẩn được sử dụng kết hợp với axít benzoic đã
mang lại hiệu quả trong việc nâng cao năng suất sinh trưởng và sức
khỏe trên heo con sau cai sữa. Vậy, nếu sử dụng kháng sinh cũng có
vai trị kháng khuẩn thay thế cho thymol kết hợp cùng axít benzoic
thì hiệu quả mang lại sẽ như thế nào?
2.6.3. Vai trị của axít butyric
Axít butyric (axít butanoic [C4]) là một axít béo chuỗi ngắn
(Short chain fatty acids - viết tắt SCFAs), là nguồn năng lượng chính
cho các tế bào biểu mơ ở ruột già đồng thời đây là yếu tố kích thích
sự phát triển và biệt hóa của biểu mơ ruột.

Axít butyric dễ tan


trong nước và có mùi ơi thiu khó chịu (Pituch et al., 2013).
Axít béo chuỗi ngắn có nhiều nhất trong đường tiêu hóa là
axetate, propionate và butyrate. Chúng được tạo ra nhờ quá trình lên
men polysaccharide phi tinh bột bởi các vi khuẩn ở ruột già (Topping
& Clifton, 2001). Đặc biệt, có tới 90% butyrate được chuyển hóa bởi

25


×