Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thành tựu và định hướng cho giai đoạn tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.35 KB, 13 trang )

NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC
TRONG ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC THÀNH TỰU
VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO GIAI ĐOẠN TỚI

Nguyễn Hồng Thuận, Vương Thị Phương Hạnh
Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học – Giáo dục học
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Email: ;

Tóm tắt
Giai đoạn 2011 – 2021 có nhiều dấu mốc đặc biệt quan trọng đối với ngành giáo
dục; đó là: (i) thực hiện Nghị quyết 29NQ/TW, BCHTW lần 8, Khóa XI về đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; (ii) thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2011-2020; Đồng thời (iii) hiện thực hoá sự thay đổi chương trình giáo dục phổ
thơng nhằm đáp ứng u cầu CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Thời kì này,
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có nhiều đóng góp khoa học quan trọng. Bài viết
sẽ trình bày khái quát một số đóng góp chủ yếu về nghiên cứu khoa học Tâm lý & Giáo
dục trong 10 năm qua và nêu ra những định hướng phát triển lĩnh vực này ở nước ta
trong giai đoạn tới. Trong đó, tập trung hướng vào chức năng của Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam – đơn vị đã và đang thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu cơ bản, ứng
dụng và triển khai ở cấp độ quốc gia và ngành học về các lĩnh vực: Giáo dục học (gồm:
lý luận về giáo dục và dạy học, kinh tế học và xã hội học giáo dục…); Tâm lý học giáo
dục (gồm: tâm lý học về người dạy và người học, tâm lý học phát triển, tâm lý học về
hoạt động dạy & học, sức khoẻ tâm thần và tư vấn tâm lý học đường….).
Từ khoá: Tâm lý học giáo dục, Giáo dục học, Xã hội học giáo dục, Kinh tế học
giáo dục.
Abstract
The period 2011 - 2021 has many particularly important milestones for the education
sector; which are: (i) implementation of Resolution No. 29NQ/TW, 8th Central
Committee, Session XI on fundamental and comprehensive reform of education and
training; (ii) implementation of the Education Development Strategy for the period


2011-2020; At the same time (iii) materializing the change of the general education
program in order to meet the requirements of industrialization and modernization of the
108


country and international integration. During this period, the Vietnam National Institute
of Educational Sciences made many important scientific contributions. This article will
present an overview of some major contributions to the scientific research of Psychology
& Education in the past 10 years and outline the development orientations of this field
in our country in the coming period. In particular, focusing on the function of the
Vietnam National Institute of Educational Sciences - which has been carrying out many
basic, applied and implemented research programs at national and academic levels in
various fields. : Education (including: theory of education and teaching, economics and
sociology of education...); Educational psychology (including: psychology of teachers
and learners, developmental psychology, psychology of teaching & learning activities,
mental health and school psychology counseling...).
Keywords: Educational psychology, Education, Education

economics,

Sociology of education.

Đặt vấn đề
Trong công cuộc cải cách và đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà, Khoa học Giáo
dục Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực, trong đó
Tâm lí học (TLH) và Giáo dục học (GDH) đang ngày càng khẳng định được vị thế quan
trọng. Mặc dù, TLH & GDH ở Việt Nam còn khá non trẻ, nhưng đã có sự phát triển
mạnh bởi nó ln gắn liền và cải tạo thực tiễn giáo dục, trong đó có phát triển người dạy
và người học; góp phần đưa nền giáo dục nước nhà tiệm cận với xu hướng quốc tế.
Trong q trình hội nhập vào khơng gian tồn cầu hố, với những biến đổi và sự tiến bộ

vượt bậc về kinh tế, khoa học, cơng nghệ và hình thái xã hội; đặc biệt, q trình đổi mới
căn bản, tồn diện giáo dục ở nước ta, làm nảy sinh nhiều vấn đề mới liên quan đến mục
tiêu và cách tiếp cận trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; Cùng với nó là biến
động về q trình tâm lý của chủ thể và đối tượng của quá trình dạy và học. Những vấn
đề này cần được giải quyết trên cơ sở xem xét một cách hệ thống, khoa học, thấu đáo,
từ góc nhìn đa chiều, với nền tảng lý luận căn bản về Tâm lý học và Giáo dục học.
Giai đoạn 2011 – 2021 có nhiều dấu mốc đặc biệt quan trọng đối với ngành giáo
dục; đó là: (i) thực hiện Nghị quyết 29NQ/TW, BCHTW lần 8, Khóa XI về đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; (ii) thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2011-2020; Đồng thời (iii) hiện thực hoá sự thay đổi chương trình giáo dục phổ
thơng nhằm đáp ứng u cầu CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Thời kì này,
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có nhiều đóng góp khoa học quan trọng. Bài viết
109


sẽ trình bày khái qt một số đóng góp chủ yếu về nghiên cứu khoa học Tâm lý & Giáo
dục trong 10 năm qua và nêu ra những định hướng phát triển lĩnh vực này ở nước ta
trong giai đoạn tới; trong đó bao gồm các nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và triển khai về
các lĩnh vực: Giáo dục học (gồm: lý luận về giáo dục và dạy học, kinh tế học và xã hội
học giáo dục…); Tâm lý học giáo dục (gồm: tâm lý học về người dạy và người học, tâm
lý học phát triển, tâm lý học về hoạt động dạy & học, sức khoẻ tâm thần và tư vấn tâm
lý học đường….).
1. Thành tựu trong nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học
Tâm lý học giáo dục (TLHGD), là lĩnh vực khoa học (i) ứng dụng có hệ thống những
ngun tắc về tâm lí học vào việc dạy - học và tổ chức quá trình giáo dục nói chung; (ii)
nghiên cứu lí thuyết; (iii) thực nghiệm và triển khai các kết quả nghiên cứu lí luận vào
thực tiễn giáo dục. Tóm lại, TLHGD chủ yếu nghiên cứu bản chất, cơ chế tâm lý cũng
như các phương cách phát triển trí tuệ, hình thành các phẩm chất, năng lực của người
học trong quá trình giáo dục một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục. Do đó, Tâm lý học và Giáo dục học có mối quan hệ khăng khít và cùng hướng đến

người dạy, người học và quá trình giáo dục. Dưới đây là một số đóng góp chính từ các
nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2020:
1.1. Nghiên cứu cập nhật, phát triển lí luận về sự phát triển tâm lí, nhân cách của
người học, vận dụng các phương pháp tiếp cận mới, các kĩ thuật đo lường hiện đại của
Tâm lí học vào thực tiễn Việt Nam nhằm lượng giá và chẩn đoán tâm lí cho người học.
Kết hợp hai lĩnh vực Tâm lí học và Sinh lí học lứa tuổi nhằm phát hiện các quy luật,
điều kiện hình thành, phát triển nhân cách học sinh ở các lứa tuổi. Chẩn đoán, đánh giá
cần dựa trên sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu đánh giá định tính và định lượng
trong tâm lí học cùng với một số kĩ thuật phân tích số liệu thống kê hiện đại được cập
nhật. Đại diện có các nghiên cứu: Sử dụng bộ công cụ TSD-Z để phân loại học sinh lớp
5 về năng lực tư duy sáng tạo (Ngơ Thanh Thuỷ, 2017); Tìm hiểu tư duy học sinh và biện
pháp hỗ trợ học tập cho nhóm học sinh đặc biệt (Nguyễn Hồng Thuận, 2017). Các nghiên
cứu đã khai thác lựa chọn và vận dụng các phương pháp, công cụ đo đạc, đánh giá hiện
đại từ nước ngồi. Cụ thể là: các trắc nghiệm tâm lí khách quan (WISC-IV; WISC-V,
UDN-II, Test “Đến tuổi học”, BECK, DSM-5, SDQ25 & RADS…) và bước đầu áp
dụng tiếp cận vi mô trong nghiên cứu Tâm lí học Thần kinh vào các nghiên cứu TLHGD.
1.2. Kết hợp nghiên cứu lí luận cơ bản với nhiệm vụ tác động vào thực tiễn giáo
dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thơng; các nghiên cứu của: Nguyễn
Hồng Thuận, Mai Thị Mai, Ngô Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thị Phương
110


Thức…đã xem xét nhân cách học sinh với hợp thành của nhiều năng lực và phẩm chất.
Trong đó, đã nhận định tính quyết định luận xã hội-lịch sử của quá trình tâm lí người;
làm rõ đặc điểm phát triển tâm lý – xã hội của học sinh Việt Nam thời nay và đối sánh
với đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh ở một số quốc gia khác; đại diện là các đề
tài “Giải pháp giảm áp lực học tập cho học sinh THCS trong bối cảnh hiện nay” (Phạm
Thị Phương Thức, 2018); “Năng lực tự học của học sinh tiểu học” (Mai Thị Mai,
2016)… Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng nội dung giáo dục và tài liệu giáo khoa
phổ thông phù hợp thời kỳ mới1.

1.3. Nghiên cứu giá trị nhân cách học sinh, gồm: hệ giá trị, thang giá trị, chuẩn giá
trị, quá trình hình thành giá trị văn hoá, xu hướng và định hướng giá trị. Trong đó, hệ
giá trị là thành phần cơ bản và cốt lõi của nhân cách. Đồng thời, nghiên cứu xu hướng
giá trị, con đường hình thành giá trị và tác động của xã hội đến xu hướng giá trị của học
sinh. Kết quả thu được trên học sinh Việt Nam cho thấy xu hướng biến đổi rõ rệt trong
định hướng giá trị: từ thiên về tinh thần sang thiên về kinh tế; từ thiên về nhấn mạnh các
quyền xã hội, cộng đồng sang thiên về nhấn mạnh các quyền cá nhân; từ thiên về các
lợi ích lâu dài sang thiên về các lợi ích trước mắt…Và từ đây bộc lộ những mâu thuẫn
khác nhau trong định hướng giá trị ở cá nhân (Nguyễn Hồng Thuận, 2017). Nghiên cứu
xu hướng nghề nghiệp và quá trình định hướng nghề nghiệp của học sinh (Hồng Gia
Trang, Ngơ Thanh Thuỷ) về nội dung, biện pháp, con đường định hướng giá trị nghề
nghiệp của học sinh phổ thông. Nghiên cứu tương quan giữa năng lực cá nhân với yêu
cầu nghề nghiệp cụ thể. Đây là những cứ liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng các
chính sách về con người, về giáo dục con người, đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ trong giai
đoạn hiện nay với gợi ý đầu tiên là việc quan tâm giáo dục giá trị cho học sinh [Phạm
Minh Hạc, 2007; 2010].
Nghiên cứu xác định mục tiêu, nôi dung và phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ
năng sống cho học sinh trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế; nhằm hướng
học sinh đến việc chọn lựa những giá trị phù hợp trong quá trình sống và hoạt động của
các em, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội nhiều thay đổi như hiện nay. Đại diện có các
nghiên cứu “Giáo dục giá trị cho học sinh THPT trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế (Nguyễn Hồng Thuận, 2018); Sự dịch chuyển giá trị văn hóa con người
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; Industrial Revolution 4.0 and Global Citizenship
Education in Vietnam today (Vương Thị Phương Hạnh); Xác định hệ giá trị văn hoá cần

1

Nguyễn Hồng Thuận (CNĐT, 2017), Cơ sở khoa học của việc xác định nôi dung giáo dục phổ thơng trong bối
cảnh đổi mới căn bản, tồn diện Giáo dục - đào tạo; NVTX TCN 2016 – Trung tâm NC TLH & GDH.


111


hình thành ở học sinh phổ thơng trong giai đoạn mới”(Nguyễn Hồng Thuận, 2020)…
Trong đó, để có cơ sở thực tiễn, một số nghiên cứu đã chú trọng tìm hiểu kinh nghiệm
quốc tế như: Opportunities and challenges of values education for Vietnamese students
from the experience of other nations (Lê Thị Quỳnh Nga, 2020)…để rút ra bài học kinh
nghiệm về giáo dục giá trị cho học sinh trong nhà trường phổ thơng.
1.4. Nghiên cứu tác động hình thành nhân cách người học theo tiếp cận trải nghiệm
– theo tư tưởng của John Dewey, Carl Roger, Vygotxki, David Kolb… Các nghiên cứu
về lý luận và thực tiễn giáo dục ở trong nước (của Nguyễn Hồng Thuận, Lê Thị Quỳnh
Nga, Mai Thị Mai…) đã chứng minh rằng, việc khai thác kinh nghiệm sẵn có của người
học trong q trình tự khám phá, tự trải nghiệm thực tiễn hoặc để thực hiện các nhiệm
vụ học tập, sẽ giúp họ tự phát hiện ra tri thức mới, kinh nghiệm mới, cách làm mới phù
hợp; từ đó, thực hành và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống và trong học tập.
Hơn nữa, hoạt động trải nghiệm đã giúp kích thích tính tích cực, hứng thú và học sinh
được nâng cao cảm nhận hạnh phúc trong quá trình học tập. Chẳng hạn, các đề tài nghiên
cứu “Nâng cao cảm nhận hạnh phúc của học sinh THCS thông qua hoạt độngg trải
nghiệm qỏ trường học’; “Hướng dẫn giáo viên phát triển năng lực bảo vệ môi trường
cho học sinh Tiểu học” (2016) và “Hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiêm
để phát triển năng lực bảo vệ môi trường cho học sinh THCS vùng ĐBSCL” (2018);
“giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thơng trong bối cảnh tồn cầu hố, hội nhập
quốc tế” (2017), do Nguyễn Hồng Thuận làm chủ nhiệm.
1.5. Nghiên cứu khó khăn tâm lý; gồm các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần và
khó khăn học tập, hướng nghiệp của học sinh… của Hoàng Gia Trang, Nguyễn Hồng
Thuận, Hồ Viết Lương, Phạm Thị Phương Thức... nhằm nhận diện/phát hiện các biểu
hiện ban đầu và xác định nguyên nhân; từ đó, chỉ ra được nhu cầu mà học sinh đang cần
hỗ trợ, tư vấn, tham vấn, can thiệp. Trong đó có đề tài “Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp
của học sinh THCS” (2015, Hoàng Gia Trang); Stress: Causes et coping chez les
adolescents Vietnamiens (Hồng Gia Trang, 2017); Phịng ngừa cho học sinh THCS

Thực nghiệm có nguy cơ rối nhiễu hành vi (Phạm Thị Phương Thức, 2016). Đồng thời,
xác định nhu cầu mà giáo viên cần được bồi dưỡng về năng lực tư vấn cho học sinh; để
giáo viên có cơ sở xây dựng các biện pháp tác động phù hợp giúp khắc phục những khó
khăn tâm lí ở học sinh của mình. Đại diện có đề tài nghiên cứu “Bồi dưỡng năng lực tư
vấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thơng” (Hồng Gia Trang, 2016).
1.6. Nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của học sinh và giáo viên trong môi trường
học đường qua các biểu hiện: hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc phụ thuộc (theo Seligman,
2012). Các nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thuận, Mai Thị Mai… đồng thuận với quan
112


niệm: Cảm nhận hạnh phúc là đánh giá chủ quan của cá nhân về sự hài lòng với cuộc
sống, về trạng thâí tinh thần khoẻ mạnh cho phép họ ứng phó với các vấn đề trong cuộc
sống và hiện thực hoá mục tiêu bản thân, đồng thời, đạt được sự hài hoà trong quan hệ
với những người xung quanh. Đồng thời khẳng định, cảm nhận hạnh phúc cần đảm bảo
được khía cạnh cá nhân, đồng thời với mối quan hệ liên nhân cách.
Nghiên cứu cơ sở tâm - sinh lí học của quá trình dạy học và giáo dục ở nhà trường.
Đây là mảng nghiên cứu lớn trong TLHGD, đặc biệt khi yêu cầu về việc đổi mới căn
bản, toàn diện GD-ĐT, từ chương trình, nội dung; phương pháp, hình thức tổ chức, đánh
giá kết quả giáo dục trong nhà trường phổ thông theo tiếp cận năng lực đang trở nên cấp
thiết. Vì vậy, các nghiên cứu của Tạ Ngọc Thanh, Hồ Viết Lương, Nguyễn Hồng Thuận,
Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Lan Phương, Đào Vân Vy… đã tập trung vào giải
quyết/làm rõ một số vấn đề về đặc điểm tâm – sinh lí cơ bản của từng lứa tuổi: Mầm
non, Tiểu học, THCS, THPT; làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn nội dung, phương
pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, hình thức tổ chức đánh giá học sinh
trong nhà trường. Bên cạnh đó, có các nghiên cứu đề xuất phương pháp, kĩ thuật dạy
học nói chung, cũng như những phương pháp, kĩ năng dạy và học cho từng đối tượng
người học cụ thể, ở từng bậc học khác nhau, nhằm phát triển năng lực người học như:
Kỹ năng tự nhận thức của học sinh THPT (Nguyễn Thị Hiền); Công não – Phương pháp
dạy học phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên (Ngô Thanh Thuỷ); Sử dụng phương

tiện dạy học phát triển năng lực cho người học [9]; Giáo dục năng lực tự học toán cho
học sinh Tiểu học (Mai Thị Mai)…
1.7. Nghiên cứu cơ bản nhằm phát triển Khoa học giáo dục Việt Nam theo hướng
hiện đại và hội nhập, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
Điểu hình là các nghiên cứu: “thực trạng ở Việt nam và kinh nghiệm quốc tế trong phát
triển chuyên ngành GDH” (NVTX 2018-1019); Nghiên cứu Triết lí giáo dục Việt Nam
– Từ truyền thống đến hiện đại (thành viên ĐT NCQG về KHGD do GS Trần Ngọc Thêm
làm CN, 2021). Trên cơ sở khai thác các kinh nghiệm, tư tưởng và học thuyết về giáo
dục ở trong và ngoài nước, từ quá khứ đến đương đại để xây dựng triết lý giáo dục cho
Việt Nam trong thời kỳ mới, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của giai đoạn lịch sử đương
đại.
Đưa ra luận cứ/cơ sở khoa học của việc phát triển chương trình giáo dục phổ thơng
theo tiếp cận năng lực và đã có đóng góp tích cực vào việc đổi mới dạy và học trong
thời gian qua. Các nghiên cứu đã xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp và
hình thức giáo dục ở bậc phổ thơng theo tiếp cận năng lực. Điển hình là các nghiên cứu
“Cơ sở tâm lý học và giáo dục học của việc xác định khung năng lực cơ bản cần có ở
113


học sinh phổ thông” (Nguyễn Hồng Thuận, 2012); Phát triển nội dung giáo dục phổ
thông theo tiếp cận năng lực – Từ góc nhìn Lí luận giáo dục (Nguyễn Hồng Thuận,
2017); Cơ sở Tâm lý học và Giáo dục học của việc xác định nội dung giáo dục phổ thông
theo tiếp cận năng lực (NVTX 2015).
1.8. Đưa ra luận cứ khoa học và đề xuất các mơ hình giáo dục, như: Mơ hình tư vấn
học đường trong nhà trường phổ thơng (Nguyễn Hồng Thuận, 2014); Mơ hình hội đồng
tư vấn trong trường phổ thông: giải pháp tăng cường sự phối hợp nhà trường – gia đình
– xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay; Xây dựng mơ hình
truyền thơng giáo dục phịng chống ơ nhiễm khơng khí và bụi mịn cho học sinh trung
học khu vực đô thị (Lê Thị Quỳnh Nga, 2021). Một số vấn đề chung về giáo dục thực
nghiệm (Nguyễn Hồng Thuận, 2017); Chương trình giáo dục cho học sinh khiếm thị

trong mơi trường giáo dục hịa nhập (Phạm Minh Mục, 2014); Xây dựng kế hoạch hành
động triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trẻ khuyết tật (Phạm Minh Mục,
2015), đã góp phần cho thấy sự đa dạng trong nghiên cứu của cán bộ Trung tâm với đối
tượng học sinh đặc biệt, do đó những nghiên cứu về chương trình giáo dục và xây dựng
kế hoạch hành động là thực sự cần thiết nhằm hướng tới giáo dục thân thiện, cơng bằng,
bình đẳng.
1.9. Nghiên cứu mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, khơng có bạo
lực học đường và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; về nhân lực (cán bộ quản
lí, giáo viên, nhân viên) và vật lực (cơ sở vật chất – kĩ thuật, thiết bị dạy học) trong bối
cảnh đổi mới giáo dục. Trong đó, xác định được những vấn đề đa dạng, phức tạp mà
học sinh hiện nay đang phải đối mặt, ảnh hưởng lớn tới quyền của các em như bạo lực,
xâm hại, bắt nạt, nghiện games, nghiện ma túy, sức khỏe tâm thần, bỏ học, khuyết tật...
Trên cơ sở đó nghiên cứu “Văn hố học đường từ các mối quan hệ trong trường học”
(Nguyễn Hồng Thuận, 2021), “Phát triển mơi trường giáo dục an tồn – lành mạnh –
thân thiện ở các cơ sở giáo dục mầm non trong bối cảnh CMCN 4.0 (Nguyễn Hồng
Thuận, 2019).
1.10. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển năng lực nghề nghiệp của
đội ngũ nhà giáo, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, như: Một số vấn đề xã hội
của việc xây dựng chương trình bồi dưỡng tư vấn học đường cho giáo viên chủ nhiệm
trường THPT [Hoàng Gia Trang, 2017]; Nội dung căn bản bồi dưỡng năng lực tham vấn
học đường cho giáo viên trung học phổ thơng” [Hồng Gia Trang, 2018], Những u
cầu đặt ra với người giáo viên trong bối cảnh cách mạng KHCN 4.0 … Trên cơ sở đó,
đề xuất chương trình và phương pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ
thông; đồng thời, đề xuất giải pháp quản lý nhằm tạo động lực lao động nghề nghiệp
114


cho đội ngũ này. Nghiên cứu Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 [26] đã nhấn mạnh ngồi việc phát triển năng
lực quản lí (năng lực đổi mới tư duy; năng lực thích ứng hồ nhập và hội nhập; năng

lực hợp tác; năng lực kiểm tra đánh giá) để có biện pháp quản lí và phối hợp các lực
lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp, hiệu quả nhất…đã cho thấy yêu cầu mọi
cán bộ, giáo viên phải thay đổi cả về nhận thức và hành động cụ thể để tiếp cận được
quan điểm và chương trình mới, phương pháp dạy học mới. Bên cạnh đó, cịn có các
nghiên cứu các nghiên cứu chính sách để khích lệ tạo động lực lao động cho đội ngũ
giáo viên tích cực làm việc trong điều kiện cho phép để tạo ra năng suất, hiệu quả cao
hơn.
Về môi trường cơ sở vật chất – kĩ thuật của nhà trường, có các nghiên cứu Quản lý
cơ sở vật chất – thiết bị dạy học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục; Những yêu cầu về Cơ sở vật chất – Thiết bị trường học các mơn
KHXH khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới; Sử dụng thiết bị dạy học
góp phần hình thành và phát triển năng lực người học; Học tập trên thiết bị di động
trong bối cảnh hiện nay [11] cho thấy (Vương Thị Phương Hạnh) đã đề xuất phương án
quản lí nhằm tạo ra khơng gian học tập và sinh hoạt thoải mái, an toàn cho người học,
cũng như hỗ trợ học sinh học tập và vui chơi, tạo sự thân thiện, gần gũi qua đó giúp học
sinh phát triển một cách toàn diện nhất.
1.11. Đưa ra những kiến giải nhằm góp phần giải quyết những vấn đề giáo dục đang
đặt ra, phục vụ trực tiếp cho các chỉ đạo của Ngành nhằm đổi mới toàn diện giáo dục
như: Phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lí cho GVCN ở trường
THCS (NVTX TCN, 2016); Hướng dẫn giáo viên kỷ luật tích cực học sinh trong nhà
trường phổ thông (Nguyễn Hồng Thuận, 2019) …
2. Thành tựu trong nghiên cứu Kinh tế học và Xã hội học giáo dục
Về Kinh tế học giáo dục (KTHGD), Trung tâm đã có một số nghiên cứu cơ bản
nhằm phát triển và bổ sung lý luận về KTHGD trên cơ sở tổng quan và đề xuất các
hướng nghiên cứu chính về KTHGD ở Việt Nam trong giai đoạn tới; đồng thời, nghiên
cứu thực trạng và kinh nghiệm một số quốc gia trong phát triển chuyên ngành KTHGD.
Cụ thể là:
2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới lĩnh vực tài chính giáo dục;
đồng thời; trên cơ sở tổng quan từ nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới để đưa ra
giải pháp đầu tư tài chính cho giáo dục Việt Nam; nhằm hướng tới một nền giáo dục

chất lượng và hiệu quả, đảm bảo công bằng cho người học, như: nghiên cứu Hiệu quả
115


đầu tư cho GDĐH công lập ở Việt Nam theo cách tiếp cận phân tích chi phí – lợi ích;
Hiệu quả tài chính của đầu tư cá nhân cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện
nay (Đặng Thị Minh Hiền, 2014); Hiệu quả đầu tư của cá nhân cho giáo dục đại học
công lập ở Việt Nam hiện nay (Đặng Thị Minh Hiền, 2015) …
2.2. Nghiên cúu các chương trình tín dụng sinh viên và hiệu quả triển khai trong
thực tiễn, như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chương trình tín dụng ưu đãi đành
cho sinh viên; Vận dụng cơ sở lí luận để đánh giá quản lí thực hiện chương trình tín
dụng sinh viên góp phần đảm bảo cơng bằng trong tiếp cận giáo dục đại học ở Việt Nam
[58]; Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chương trình tín dụng sinh viên (Nguyễn Thanh
Tâm, 2018, 2019, 2020) …
2.3. Nghiên cứu tự chủ hóa về tài chính đối với giáo dục Đại học theo tiếp cận vĩ
mô (QLNN) và vi mô (quản trị của trường Đại học công lập) được quan tâm nghiên cứu
qua các cơng trình như: Quản trị tài chính trường đại học công lập trong bối cảnh tự
chủ GDĐH – tiếp cận từ góc độ vĩ mơ và vi mơ; Xây dựng và thực hiện khung tiêu chí
đánh giá mức độ tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại học tại các nước liên minh châu Âu và
kinh nghiệm cho Việt Nam; Định hướng giải pháp quản lí nhà nước về tài chính đối với
các trường đại học công lập trong bối cảnh tự chủ; Tự chủ của Cơ sở giáo dục - Yếu tố
then chốt thúc đẩy thực hiện chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học ở Hoa Kỳ; Một số
giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính ở các trường Đại học địa
phương (Đặng Thị Minh Hiền, 2016, 2018, 2019); Chia sẻ chi phí trong giáo dục đại
học: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam (Nguyễn Minh Đức và nhóm NC,
2020)
*Về Xã hội học giáo dục (XHHGD), các nghiên cứu của đơn vị tập trung vào phát
triển và bổ sung lý luận về XHHGD,
2.4. Tổng quan và đề xuất các hướng nghiên cứu chính về XHHGD ở Việt Nam
trong giai đoạn tới. Đại diện có các nghiên cứu: Một số hướng nghiên cứu chủ yếu của

xã hội học giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Nguyễn Minh Đức, 2015); Thực trạng
nghiên cứu xã hội học giáo dục ở Việt Nam (NVTX, 2020);
2.5. Nghiên cứu các vấn đề xã hôi của guiáo dục trong bối cảnh hiện nay, có các
nghiên cứu hệ thống giáo dục hiện nay từ góc độ xã hội học giáo dục Nguyễn Minh Đức (2020);
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu xã hội học giáo dục ở Việt Nam; Mơ
hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực của giáo viên dựa trên lý thuyết hai
nhân tố của F. Herzberg (Nguyễn Minh Đức, 2020); Truyền thông đại chúng trong giáo
dục từ góc độ xã hội học (Nguyễn Thị Hiền, 2020).
116


3. Một số định hướng nghiên cứu trong giai đoạn tới
Sự phát triển khoa học - công nghệ sẽ chi phối những xu hướng tương lai trong
giáo dục như sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo, tính linh hoạt trong chương trình giảng
dạy và mơi trường giáo dục. Mặt khác, sự chuyển đổi của nền kinh tế và xã hội toàn cầu
đang làm gia tăng sự phức tạp của thế giới hiện đại, do sự kết nối ngày càng tăng và sự
gia tăng số cá nhân được giáo dục có chất lượng cao. Do đó, giáo dục cần có sự gắn kết
mật thiết với xu hướng trên (OECD, 2019). Cùng với xu hướng đổi mới đó, các chủ đề
tâm lý liên quan cũng cần đổi mới, thích ứng với vấn đề giáo dục nảy sinh. Đồng thời,
việc tổng quan các nghiên cứu về TLHGD đã cho thấy một số tồn tại và thách thức về
nghiên cứu tâm lý trong đổi mới giáo dục hiện nay, cùng nhiều khoảng trống về các chủ
đề, lĩnh vực nghiên cứu. Từ nhận định trên, chúng tôi đặt ra một số hướng nghiên cứu
về TLHGD, KTHGD và XHHGD; cụ thể như sau:
* Về Tâm lý học và Giáo dục học
3.1. Nghiên cứu lượng giá và đánh giá các chỉ số phát triển người học, như: các
chỉ số về trí tuệ và sự sáng tạo, chỉ số vượt khó, tình cảm cá nhân và xã hội, xu hướng
và định hướng giá trị nhân cách, kỹ năng tự học và học tập hiện đại; nhận diện đặc điểm
và phong cách học tập của học sinh… nhằm đưa ra kiến giải sư phạm phù hợp, hiệu quả;
3.2. Khai thác bản chất và nguyên lý của “sự học” để vận dụng nhằm đổi mới,
nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học, thúc đẩy việc ứng dụng cơng nghệ; đồng thời

tiệm cận xu hướng quốc tế.
3.3. Khai thác và vận dụng quan điểm lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về dạy học
phân hóa và chuyển từ dạy học đại trà/tập thể sang dạy học cá nhân, trên cơ sở thúc đẩy
mạnh mẽ các nghiên cứu theo quan điểm về trí thơng minh đa dạng của Howard Gardner;
nhằm phát triển tối ưu năng lực người học;
3.4. Nghiên cứu các biểu hiện khó khăn tâm lý thường gặp ở từng nhóm học sinh
trong sự tương quan với các yếu tố tác động bên ngồi, như: mơi trường và điều kiện
học tập; hoàn cảnh cá nhân và xã hội; phương pháp, phương tiện và chương trình học
tập...Đồng thời, nghiên cứu nhận diện học sinh có hành vi sai lệch chuẩn mực. Từ góc
độ TLHGD, phát hiện ra nguyên nhân và cơ chế tâm lí của các hiện tượng nói trên làm
cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp, phòng ngừa.
3.5. Nghiên cứu so sánh trong giáo dục (mơ hình nhà trường, quản lí giáo dục,
chính sách giáo dục, đào tạo giáo viên, vấn đề của học sinh…) để tham khảo, học tập
kinh nghiệm từ các quốc gia, tổ chức giáo dục trên thế giới và vận dụng vào thực tiễn
117


Việt Nam. Chẳng hạn như: mơ hình trường học hạnh phúc, mơ hình trường học nhận
diện sự tích cực, mơ hình quản triọ dựa vào nhà trường, mơ hình trường học hiệu quả…
3.6. Nghiên cứu các điều kiện cơ sở vật chất – kĩ thuật, thiết bị dạy học đảm bảo
cho quá trình dạy học; nhất là các thiết bị dạy học hiện đại, có ứng dụng CNTT. Đồng
thời đưa ra hướng dẫn cụ thể để giáo viên và học sinh có thể sử dụng, khai thác thiết bị
dạy và học đáp ứng yêu cầu đặt ra.
*Về Kinh tế học và Xã hội học giáo dục
3.7. Nghiên cứu xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật đối với cơ sở vật chất,
thiết bị - học liệu và nhân sự giáo dục ở từng cấp học (theo hướng tiếp cận mức chất
lượng tối thiểu) để làm cơ sở cho việc tính tốn giá thành đơn vị tối thiểu cho giáo dục.
Đây sẽ là căn cứ quan trọng để có thể tiến hành đổi mới phương thức phân bổ, thay vì
mang tính chất cào bằng cho địa phương và cơ sở giáo dục như hiện nay, sang phân bổ
theo đầu học sinh, sinh viên nhằm đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch.

3.8. Nghiên cứu sự đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục: Ngoài việc
nghiên cứu xác định mức đóng góp từ học sinh/phụ huynh thơng qua học phí và các
khoản phí khác sao cho phù hợp với từng địa phương, từng cấp học; cần quan tâm nghiên
cứu các biện pháp để thu hút các nguồn vốn tư nhân cho giáo dục.
3.9. Nghiên cứu thị trường lao động giáo viên: Tình trạng bất cân đối trong cơ cấu
đội ngũ giáo viên, tinh trạng thừa giáo viên, nhưng đáng lo ngại hơn cả là vấn đề chất
lượng đội ngũ giáo viên các cấp và tiền lương cũng như thu nhập ngồi lương của giáo
viên. Trên cơ sở đó, cần tiến hành các nghiên cứu dự báo nhu cầu giáo viên các cấp để
có định hướng cho các trường sư phạm, tránh hiện tượng thừa lao động giáo viên, gây
lãng phí như hiện nay. Ngồi ra, cũng cần nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy
thêm của giáo viên để thu thuế, đảm bảo công bằng xã hội và giảm thất thu thuế cho
ngân sách.
3.10. Nghiên cứu vận dụng các qui luật kinh tế thị trường trong giáo dục: Vận dụng
các các tiếp cận thị trường trong cung cấp dịch vụ giáo dục, nghiên cứu giá thành dịch
vụ giáo dục ở các cơ sở giáo dục, xác định cơ cấu và qui mô đào tạo trong từng giai
đoạn, nghiên cứu các cách thức ký hợp đồng với tư nhân trong cung cấp dịch vụ giáo
dục nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục, vấn đề xây dựng thương hiệu
cho các cơ sở giáo dục, chế độ hạch toán kế toán trong các cơ sở giáo dục…
3.11. Vấn đề đầu tư cho giáo dục dưới góc độ kinh tế hiện nay, đối với bậc học
mầm non, phổ thơng cả về phương diện lí luận và thực tiễn, trong đó chú trọng đến
118


nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu hiệu quả đầu tư và đưa ra những đề xuất/khuyến nghị
thiết thực.
3.12. Vận dụng tiếp cận lý thuyết hệ thống tổng quát trong nghiên cứu xã hội học
giáo dục đối với những chủ đề cơ bản; gồm: cơ hội giáo dục, chức năng xã hội của giáo
dục trong bối cảnh xã hội Việt Nam đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế, phát triển bền
vững, đảm bảo cơ hội cho tất cả mọi người; Mở rộng các chủ đề nghiên cứu về quan hệ
xã hội và con người với “giáo dục thường xuyên”, tạo thành nền tảng của “xã hội học

tập”.
Ngoài ra, cần thực thi hố sự gắn kết giữa nghiên cứu lí luận và thực tiễn, giữa
người nghiên cứu và người sử dụng kết quả nghiên cứu Khoa học giáo dục, thông qua
các hoạt động nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu thực nghiệm, tổ chức và thực hiện các
hoạt động tư vấn theo nhu cầu của các địa phương. Xây dựng phương án để cán bộ
Trung tâm được tiếp xúc, trải nghiệm nhiều hơn với cơ sở giáo dục để các nghiên cứu
thực sự gắn với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn và phục vụ trở lại cho các nhà trường.
4. Một số khuyến nghị
4.1. Các nghiên cứu TLHGD cần được tổng hợp, đúc kết thành những kết luận
mang tính sư phạm, gắn với thực tiễn nhà trường, khả thi để các nhà giáo dục dễ vận
dụng.
4.2. Kết quả nghiên cứu cần có cơ sở thực nghiệm vững chắc, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu phù hợp lĩnh vực nghiên cứu tâm lí học. Hạn chế tình trạng
nhiều nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và theo quần thể,
nhưng khơng có điều kiện đi sâu tìm hiểu phân tích những đặc điểm, diễn biến q trình,
đặc biệt để phân tích sự tác động của một số yếu tố bên trong và bên ngoài đến sự phát
triển của học sinh, đồng thời cần đi sâu phân tích từng cá thể học sinh.
4.3. Đầu tư phát triển lĩnh vực TLHGD cần tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu cơ
bản trong Khoa học Giáo dục nói chung, trong đó có TLHGD.
4.4. Bồi dưỡng năng lực chun mơn và phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu để đáp
ứng yêu cầu về trình độ của một người làm nghiên cứu tâm lí học…
Kết luận
Với tư cách là một thiết chế xã hội, giáo dục luôn bị tác động bởi các yếu tố kinh
tế, xã hội, khoa học, công nghệ… làm nảy sinh các vấn đề tâm lý – xã hội trong trường
học. Hơn nữa, cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện GD-ĐT đang đặt ra những yêu
cầu mới đối với cả hệ thống giáo dục. Những yếu tố trên đã tác động mạnh mẽ đến người
119


dạy, người học và quá trình dạy học/giáo dục ở nhà trường, làm thúc đẩy việc triển khai

thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu TLHGD. Với tính chất xuyên chuyên ngành trong
nghiên cứu TLHGD, cần có sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện với các nhà nghiên cứu từ
nhiều ngành/chuyên ngành khoa học khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Kỉ yếu “Hội thảo Quốc gia về Khoa học Giáo
dục Việt Nam”. Hải Phòng, tháng 02/2011.
2. Cheryl E. Sanders & Gary D. Phye (2004). Bullying. Implications for the
Classroom. Elsevier Inc. USA.
3. Võ Thị Minh Chí (2006). Nghiên cứu về sự phù hợp của chương trình, sách giáo
khoa mới đối với tâm - sinh lí học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở. Báo cáo kết quả
nhánh nghiên cứu thuộc đề tài độc lập cấp Nhà Nước. Mã số : ĐTĐL – 2004/23. Viện
Chiến lược & Chương trình Giáo dục.
4. Edgar Morin (2008). Bẩy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai. NXB Tri
thức, Hà Nội.
5. Phạm Minh Hạc (2007). Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NeoPi-R cải biên. NXBKHXH. Hà Nội.
6. Phạm Minh Hạc (2010). Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XXI. NXB
Giáo dục Việt Nam. Hà Nội.
7. Trần Kiều (2005). Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, CQ, EQ,) của học
sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương
trình KHCN cấp Nhà Nước KX-05. Viện KHGD. Hà Nội.
8. Lewkowicz, Adina Bloom (2007). Teaching Emotional Intelligence (second
edition). Corwin Press, USA.
9. Lester, A. Lefton (2000). Psychology. Seventh Edition. The G.W. University,
Allyn and Bacon. USA.
10. Đặng Hoàng Minh (2009). Khả năng tự định hướng cho nghề nghiệp và cuộc
sống tương lai của học sinh. Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội.
11. NACCCE (1999). All our Future: Creativity, Culture and Education. DEE and
DCMS. The UK National Campaign for the Arts.
12. Các đề tài và cơng trình nghiên cứu (giai đoạn 2011-2021) của các cán bộ thuộc

Trung tâm nghiên cứu Tâm lý hóc và Giáo dục học (gồm: 29 ĐTNC và 133 bài báo, 79
BCKH tại HTKH, 29 sách chuyên khảo & tham khảo)
120



×