Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài: Phân tích xu hướng sử dụng các biện pháp quyền sở hữu trí tuệ đối với Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa: Kinh tế và kinh doanh quốc tế

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN

CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài: Phân tích xu hướng sử dụng các biện pháp quyền sở hữu trí
tuệ đối với Việt Nam.

Nhóm 6
Lớp học phần: 2101FECO1811

GVHD: Lê Hải Hà

Hà Nội 2021
1


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, tri thức đã trở thành một “nguồn của cải mới”, động lực mới tạo ra sự thịnh
vượng trong xã hội. Lợi thế cạnh tranh chủ yếu của mỗi nền kinh tế ngày càng phụ thuộc
vào khả năng phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất. Xu thế này đã
khẳng định tài sản trí tuệ và quyền sở hữu tài sản trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng, bảo
hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động của nền
kinh tế thế giới.
Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu phải gia tăng mối quan tâm tới vấn đề SHTT cả trên phương
diện lý luận lẫn thực tiễn cho mỗi quốc gia nếu muốn tồn tại và hội nhập thành cơng. Trước
tình hình đó, Việt Nam đã có những chủ trương, hướng phát triển được để có thể phát triển
và hội nhập. Để làm rõ hơn vấn đề trên, trong bài thảo luận này, nhóm 6 xin trình bày đề
tài: “Phân tích xu hướng sử dụng các biện pháp quyền sở hữu trí tuệ đối với Việt Nam”.


2


MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT. ........................................................................................ 5
1.

KHÁI NIỆM, NỘI DUNG QUYỀN SHTT. .................................................................................................. 5

2.

MỤC ĐÍCH CỦA BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ. ................................................................................ 5

3.

Ý NGHĨA. ................................................................................................................................................. 5

4.

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SHTT. ................................................................................................ 7

II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỐI VỚI VIỆT NAM. ............................................................................................. 7
1. LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VỀ QUYỀN SHTT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HỆ THỐNG SHTT CỦA VIỆT
NAM. .............................................................................................................................................................. 7
1.1.

HIỆP ĐỊNH TRIPS: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ TỰ DO TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. ....................... 7

1.2.


CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS............................................................................................ 9

1.3.

MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ KHÁC VỀ QUYỀN SHTT MÀ VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT ............................... 10

1.4.

TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUỐC TẾ ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM. ................ 13

1.4.1.

Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO và một số công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ
13

1.4.2.

Sự thay đổi sau khi gia nhập WTO và một số công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ ......................... 13

1.5. VỤ KIỆN VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM MICROSOFT. ....................................................................... 17
1.5.1. Tóm tắt vụ kiện. ................................................................................................................................. 17
1.5.2. Đánh giá. ............................................................................................................................................ 18
2.

SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MỚI MÀ VIỆT NAM ĐÃ KÍ KẾT VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐẾN HỆ THỐNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM. ..................................................... 18
2.1.

SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MỚI MÀ VIỆT NAM ĐÃ KÍ KẾT ............ 18


2.1.1.

CPTPP............................................................................................................................................. 18

2.1.2.

EVFTA............................................................................................................................................ 20
3


2.1.3.

RCEP............................................................................................................................................... 23

2.2. TÁC ĐỘNG CỦA SHTT TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MỚI ĐẾN SHTT CỦA VIỆT NAM. .. 24
2.3. VỤ KIỆN VI PHẠM NHÃN HIỆU................................................................................................................ 31
2.3.1. Tóm tắt vụ kiện. ................................................................................................................................. 31
2.3.2. Đánh giá ............................................................................................................................................. 33
2.4. KẾT LUẬN. ............................................................................................................................................. 33

4


I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

1. Khái niệm, nội dung quyền SHTT.
 Khái niệm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở

hữu trí tuệ sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ
của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối
tượng này.
 Nội dung:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu.
-

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,
tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

-

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đốivới giống cây trồng
mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

-

2. Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
 Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ SHTT
 Đảm bảo cạnh tranh công bằng
 Thúc đẩy sự sáng tạo, chuyển giao các tài sản trí tuệ
 Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế
 Thúc đẩy sự phát triển bền vững
 Bảo vệ lợi ích của người tiêu dung


3. Ý nghĩa.
 Đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

5


-

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khuyên khích sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống
hiến của các cá nhân vào hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến kĩ thuật, tạo ra
nhũng sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.

-

Sở hữu trí tuệ là kết quả của q trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc của
cá nhân, tổ chức. Hoạt động sáng tạo trí tuệ mong muốn đạt được những lợi ích nhất
định. Bằng việc bảo hộ tài sản trí tuệ, nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân sáng tạo nhiều hơn bởi bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đảm bảo quyền (quyền nhân
thân và quyền tài sản) của chủ sở hữu đối với sản phẩm mà mình sáng tạo ra.

 Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm
thiểu tổn thất cho các nhà sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy họ phát triển sản xuất,
kinh doanh hợp pháp.
 Đối với người tiêu dùng: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả giúp cho người tiêu
dùng có cơ hội lựa chọn và được sử dụng các hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao, đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã hạn chế các
hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, tạo ra hàng nhái, hàng kém chất lượng và các hành
vi cạnh tranh không làng mạnh khác.
 Đối với quốc gia

- Sở hữu trí tuệ đã được khẳng định là “một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế”,
cho nên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được mơi trường cạnh tranh lành

-

-

-

mạnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ và
đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, với sự luân chuyển mạnh mẽ, liên tục của
các tài sản hữu hình cũng như tài sản vơ hình giữa các quốc gia, bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ cịn góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.
Hơn nữa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cịn có ý nghĩa chính trị.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nghĩa vụ bắt buộc, điều kiện tiên quyết đối với các
quốc gia là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và với các quốc gia muốn
trở thành thành viên của Tổ chức này. Nhiều nước, đặc biệt là những nước phát triển,
đã coi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện không thể thiếu để thiết lập các
quan hệ thương mại, việc thực hiện không đầy đủ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có
thể tạo ra sự căng thẳng về thương mại.
Bên cạnh đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cịn góp phần thúc đẩy hoạt động thương
mại lành mạnh trên phạm vi toàn cầu.
6


4. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT.
 Các biện pháp hạn chế phân phối hàng nhập khẩu: Hạn chế về mặt địa lý và Hạn chế
áp dụng đối với những người có thể bán lại sản phẩm.
 Các biện pháp hạn chế dịch vụ hậu mãi: Đây là các biện pháp hạn chế nhà sản xuất

các sản phẩm xuất khẩu được cung cấp các dịch vụ sau bán hàng tại các nước nhập
khẩu
-

Cấm tiếp cận với các điểm cung cấp dịch vụ sau bán hàng ở nước nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu phải hồn tồn dựa vào hệ thống các điểm cung cấp dịch vụ
sau bán hàng hoàn toàn độc lập với nhà sản xuất nước ngoài

-

Cấm/hạn chế việc các nhà sản xuất nước ngoài tự xây dựng mạng lưới cung cấp dịch

-

vụ sau bán hàng riêng của họ tại nước nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải sử dụng mạng lưới cung cấp dịch vụ sau bán
hàng của nước nhập khẩu.

 Các biện pháp hạn chế mua sắm của chính phủ: Mua sắm cơng hay mua sắm chính
phủ theo giải thích của WTO đó là hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ của các cơ
-

quan chính phủ để phục vụ cho hoạt động của cơ quan mình
Chính phủ: bên mua
Người dân: liên quan trực tiếp đến lợi ích của hoạt động mua sắm cơng, gián tiếp tài
trợ cho hoạt động này

-

Tư nhân là bên bán trong giao dịch


II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
1. Luật pháp quốc tế về quyền SHTT và tác động của nó đến hệ thống SHTT
của Việt Nam.
1.1.

Hiệp định TRIPs: Quyền sở hữu trí tuệ và tự do trong thương mại quốc tế.

a, Hiệp định TRIPS: Thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến
nay
Thứ nhất, Hiệp định TRIPS là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan trọng
nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Những điều ước quốc tế này là Cơng ước Paris, Công
7


ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington. Quy định của những điều ước quốc
tế này có hiệu lực bắt buộc thậm chí đối với những quốc gia chưa phê chuẩn điều ước,
ngoại trừ Cơng ước Rome có hiệu lực bắt buộc với những nước đã là thành viên của
Công ước.
Thứ hai, Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ cho tất cả các Thành viên WTO bất kể mức độ phát triển. Đối với mỗi đối tượng
sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS thiết lập những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các nước
thành viên phải tuân thủ. Nội dung chính của những tiêu chuẩn này là đối tượng được
bảo hộ, đối tượng không được bảo hộ, quyền (bao gồm thời hạn bảo hộ tối thiểu), những
trường hợp ngoại lệ của những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu. Những tiêu chuẩn này được
thể hiện trong Hiệp định TRIPS dưới hai dạng. Trước hết, Hiệp định TRIPS đòi hỏi các
Thành viên WTO tuân thủ những quy định cơ bản, quan trọng của Công ước Paris và
Công ước Berne đã được chuyển tải vào Hiệp định TRIPS. Hơn nữa, Hiệp định TRIPS
quy định thêm một số nghĩa vụ cho các Thành viên WTO mà những nghĩa vụ này không

quy định trong Công ước Paris và Công ước Berne.
Thứ ba, Hiệp định TRIPS trao cho các Thành viên WTO quyền tự quyết nhất định. Bên
cạnh những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, Hiệp định TRIPS dành quyền tự quyết cho các
Thành viên trong một số vấn đề nhằm giúp các nước thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chính sách của các nước này trên cơ sở các quy định
tuỳ nghi (trong tiếng Anh là flexible provisions).
Cuối cùng, lần đầu tiên Hiệp định TRIPS thiết lập một cơ chế thực thi quyền sở hữu trí
tuệ hiệu quả. Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Hiệp định TRIPS và các điều
ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ được ban hành trước Hiệp định là: Hiệp định
bao gồm các quy định chi tiết hơn nhằm đảm bảo thực thi những cam kết của Hiệp định.
Những tranh chấp sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS có thể
được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau như dân sự, hành chính, biện pháp tạm
thời, biện pháp kiểm sốt biên giới và biện pháp hình sự. Những tranh chấp phát sinh
thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS được giải quyết theo thủ tục giải quyết
tranh chấp của WTO. Tức là, về nguyên tắc, các nguyên tắc của WTO được quy định
trong GATT cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được áp dụng.
b, Hiệp định TRIPS: Mục tiêu cơ bản nhất là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế
8


Như đã nhấn mạnh trong Lời nói đầu của Hiệp định TRIPS, mục tiêu cơ bản đầu
tiên của Hiệp định là “giảm sự những lệch lạc và trở ngại trong thương mại quốc tế…và
bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ khơng tự chúng tạo
thành những rào cản cho thương mại hợp pháp. Mục tiêu này nên được đặt trong mối
quan hệ với Điều 7 và Điều 8 của Hiệp định TRIPS. Theo đó, bảo hộ và thực thi quyền
sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy đổi mới cơng nghệ, chuyển giao và phổ biến cơng
nghệ, đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức cơng nghệ,
đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, tạo ra sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ (Điều
7). Các Thành viên WTO được phép áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng
cũng như những lợi ích cơng cộng khác và được ngăn chặn lạm dụng quyền sở hữu trí

tuệ hoặc những hành vi cản trở thương mại bất hợp lý hoặc ảnh hưởng xấu đến chuyển
giao công nghệ quốc tế (Điều 8).
1.2.

Các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS

Tương tự như các thoả thuận khác thuộc WTO như GATT và GATS, Hiệp định TRIPS
được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc. Đó là nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối
xử tối huệ quốc, nguyên tắc minh bạch. Các vấn đề liên quan đến khả năng đạt được,
phạm vi, sử dụng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại trong Hiệp
định TRIPS là đối tượng của hai nguyên tắc đầu tiên. Nguyên tắc thứ ba nhằm duy trì
tính cơng khai, ổn định, dự báo của pháp luật sở hữu trí tuệ.
-

Nguyên tắc đối xử quốc gia

Nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định lần đầu tiên trong Công ước Paris (Điều 2).
Tuy nhiên, hoạt động của nguyên tắc này theo Công ước Paris làm phát sinh những khác
biệt về mức độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giữa các nước thành viên của Liên
minh và hệ quả là tạo ra những rào cản cho xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ mang đối tượng
sở hữu trí tuệ được bảo hộ. Do đó, các nước thành viên ở vịng đàm phán Uruguay đã
nhất trí thiết lập một công thức mới cho nguyên tắc đối xử quốc gia tại Điều 3 Hiệp định
TRIPS.
-

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

9



Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được quy định tại Điều 4 Hiệp định TRIPS. Nguyên tắc
này không được đề cập trong những cơng ước về sở hữu trí tuệ được thiết lập trước Hiệp
định TRIPS nhưng được quy định trong các thoả thuận khác của WTO như GATT (Điều
I) và GATS (Điều 2). Trong khi nguyên tắc đối xử quốc gia cấm một nước thành viên
phân biệt đối xử giữa cơng dân của mình và cơng dân của các nước thành viên khác,
nguyên tắc đối xử tối huệ quốc cấm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa công
dân của hai nước thành viên khác. Đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Điều 4 Hiệp
định TRIPS đòi hòi các nước thành viên của WTO dành sự bảo hộ “lập tức và vô điều
kiện” “ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ” cho “công dân của bất kỳ nước nào
khác” (bao gồm cả công dân của nước không phải là thành viên của WTO) như sự bảo
hộ dành cho cơng dân của mình. Ngun tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu trong một
số vụ việc sau đây: European Communities-Protection of Trademark and Geographical
Indications for Agricultural Products and Foodstuffs (khiếu kiện của Hoa Kỳ); USSection 211 Appropriations Act (US-Havana Club).
-

Nguyên tắc minh bạch

Nguyên tắc minh bạch được biết đến lần đầu tiên trong Điều X GATT năm 1947. Trong
Hiệp định TRIPS, nguyên tắc này được quy định tại Điều 63. Điều 63 yêu cầu các nước
thành viên của WTO công bố các nguyên tắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Theo
Điều 63(1), các nguyên tắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các luật, quy
định, quyết định xét xử cuối cùng, quyết định hành chính, thoả ước giữa chính phủ của
nước thành viên hoặc cơ quan chính phủ với chính phủ hoặc cơ quan chính phủ của
nước thành viên khác. Nghĩa vụ công bố này được thực hiện thông qua ba phương thức,
đó là cơng bố chính thức (Điều 63(1)), thông báo cho Hội đồng TRIPS (Điều 63(2)),
yêu cầu nước thành viên khác cung cấp thông tin và cho phép tiếp cận thơng tin (Điều
63(3)). Mục đích của ngun tắc minh bạch là “giúp cho chính phủ và các chủ thể khác
được thông báo về khả năng thay đổi của pháp luật sở hữu trí tuệ của nước thành viên
nhằm góp phần đảm bảo mơi trường pháp lý ổn định và có thể dự báo được.”
1.3.


Một số điều ước quốc tế khác về quyền SHTT mà Việt Nam đã ký kết

a. Hiệp ước PCT: Hiệp ước hợp tác về sáng chế

10


Hiệp ước hợp tác về sáng chế trong tiếng Anh là Patent Cooperation Treaty, viết tắt là
PCT.
Hiệp ước hợp tác về sáng chế được kí kết ngày 19/6/1970 tại Washington, PCT bắt đầu
có hiệu lực từ 01/6/1978, Việt Nam tham gia PCT từ ngày 10/3/1993. PCT là một điều ước
quốc tế với hơn 150 quốc gia kí kết, cho phép tìm kiếm sự bảo hộ bằng sáng chế cho một
phát minh đồng thời ở một số lượng lớn các quốc gia bằng cách nộp đơn đăng kí bằng sáng
chế quốc tế duy nhất thay vì nộp một số đơn xin cấp bằng sáng chế quốc gia hoặc khu vực
riêng biệt. Việc cấp bằng sáng chế vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Cơ quan sáng chế quốc
gia hoặc khu vực.
PCT không qui định về việc cấp "bằng độc quyền sáng chế quốc tế", nhiệm vụ và trách
nhiệm cấp bằng độc quyền sáng chế vẫn thuộc thẩm quyền của các cơ quan sáng chế
của/hoặc thay mặt cho những nước nơi có yêu cầu bảo hộ (các cơ quan chỉ định).
Trên thực tế, PCT là một thỏa thuận đặc biệt theo Công ước Paris chỉ cho phép các quốc
gia thành viên của Cơng ước Paris tham gia.
-

Mục đích của Hiệp ước hợp tác về sáng chế

Mục đích chính của Hiệp ước hợp tác về sáng chế là đơn giản hóa thủ tục bảo hộ sáng chế
và thực hiện việc bảo hộ một cách kinh tế hơn. Đối với người nộp đơn, khi muốn được bảo
hộ một sáng chế đồng thời ở một số nước thì chỉ cần nộp một đơn quốc tế duy nhất có cùng
một hiệu quả như nộp các đơn riêng biệt vào cơ quan sáng chế của từng nước thành viên

Hiệp ước hợp tác về sáng chế đã được chỉ định trong đơn này, vì vậy việc đó giảm nhẹ đáng
kể khối lượng côn việc trong thủ tục nộp đơn và tiết kiệm chi phí cho thủ tục nộp đơn.
Mặt khác, đối với cơ quan sáng chế quốc gia, trong khi các thành tựu kĩ thuật trên thế giới
ngày càng gia tăng nên lượng đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế tăng khơng ngừng thì theo PCT
các cơng việc nhận đơn, xem xét hồ sơ đơn, tra cứu tên quốc tế và thẩm định bản chất của
đơn để cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ giảm nhẹ bằng cách tất cả các đơn nộp vào các
nước đều có một báo cáo tra cứu do một cơ quan tra cứu quốc tế có đầy đủ các phương tiện
thơng tin và đội ngũ những người tra cứu có trình độ tiến hành.
b. Thỏa ước Madrid
Thỏa ước Madrid trong tiếng Anh là Madrid Agreement. Thỏa ước Madrid về Đăng kí
quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (Madrid Agreement Concerning the International Registration
of Marks) gọi tắt là Thỏa ước Madrid, được kí kết tại Madrid ngày 14/4/1891. Tính đến
11


15/01/2003 đã có 89 quốc gia tham gia Thỏa ước Madrid, Việt Nam tham gia Thỏa ước này
từ 08/3/1949.
Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid. Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước
Madrid (Protocol Relating to the Madrid Agreement Concerning the International
Registration of Marks) gọi tắt là Nghị định thư Madrid, được kí kết ngày 27/6/1989 tại
Madrid. Tính đến 15/01/2003 đã có 56 quốc gia tham gia Nghị định thư Madrid, Việt Nam
tham gia Nghị định thư Madrid từ 11/7/2006.
Hệ thống đăng kí quốc tế nhãn hiệu được qui định tại Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc
tế nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid (gọi tắt là hệ thống Madrid).
Hệ thống Madrid
 Hệ thống Madrid cho phép công dân hay pháp nhân của tất cả các quốc gia thành
viên có thể đạt được sự bảo hộ nhãn hiệu của mình cho hàng hóa và dịch vụ tại các
nước khác tham gia hệ thống khi nhãn hiệu đó đã được đăng kí hoặc được nộp đơn
đăng kí tại nước xuất xứ, bằng việc nộp đơn đăng kí quốc tế nhãn hiệu tại văn phịng
quốc tế của WIPO thơng qua sự trung gian của cơ quan nhãn hiệu tại nước xuất xứ.

 Sau khi nhãn hiệu đã được đăng kí hoặc được nộp đơn đăng kí với cơ quan xuất xứ,
chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn bằng một ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
hoặc tiếng Tây Ban Nha cho một cơ quan (Văn phòng Quốc tế của WIPO).
 Trong đơn chỉ ra các nước mà nhãn hiệu cần được bảo hộ, thay cho việc phải nộp
nhiều đơn riêng biệt cho từng cơ quan khác nhau của các bên tham gia, bằng các
ngôn ngữ khác nhau và phải trả các khoản lệ phí riêng biệt cho từng cơ quan.
 Lợi thế này cũng đượng hưởng khi có sự sửa đổi hay gia hạn đăng kí. Đối với các
cơ quan nhãn hiệu của các nước thành viên thì việc đăng kí quốc tế cũng có lợi, đó
là khơng phải thẩm định hình thức, khơng phải phân loại hàng hóa, dịch vụ và khơng
phải công bố nhãn hiệu.
 Điểm khác biệt cơ bản trong qui định của Nghị định thư so với thỏa ước là cho phép
các đăng kí quốc tế được dựa trên đơn quốc gia, chứ không chỉ dựa trên các đăng kí
quốc gia.
12


1.4.
Tác động của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế đến sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
1.4.1. Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO và một số công ước quốc tế
về sở hữu trí tuệ
 Trước đây vấn đề SHTT chưa được thực sự quan tâm, các doanh nghiệp, cá nhân
vẫn chưa quan tâm, ý thức được tầm quan trọng của SHTT. Có quá ít startup chú
trọng đến việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như biết cách quản trị thương hiệu.
Bởi vậy, các startup rất dễ gặp khó khăn khi phải đối mặt với các tranh chấp, kiện
tụng. Bên cạnh đó pháp luật cũng chưa xây dựng được những quy định hồn chỉnh.
 Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam mới được triển khai từ những năm 80 của thế kỷ
XX , do đó tại thời điểm Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO, pháp luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam cịn rất nhiều điểm chưa đáp ứng được các quy định của WTO, cả góc độ
“chưa đầy đủ” đến “thiếu hiệu quả”. Cụ thể, các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ
cịn tản mạn, thiếu đồng bộ và mới dừng lại ở các văn bản dưới luật. Về đối tượng

được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta mới chỉ bảo hộ quyền tác giả và quyền
liên quan đến quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp,
nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa. Riêng về tên gọi xuất xứ hàng hóa,
do chưa có văn bản hướng dẫn nên trên thực tế việc bảo hộ đối tượng này chưa được
triển khai. So với yêu cầu của Hiệp định Trips, chúng ta chưa bảo hộ chỉ dẫn địa lý
(chúng ta mới chỉ bảo hộ một dạng của chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hóa),
thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng, thơng tin bí mật, quyền chống cạnh
tranh khơng lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Đối với nhãn hiệu hàng
hóa, chúng ta chưa bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn chứng nhận…
Tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng đối tượng sở hữu trí tuệ cũng chưa đáp ứng được
yêu cầu của TRIPS. Ví dụ, thời hạn bảo hộ sáng chế theo Pháp lệnh bảo hộ quyền
sở hữu cơng nghiệp là 15 năm tính từ ngày ưu tiên.

1.4.2. Sự thay đổi sau khi gia nhập WTO và một số công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ


Việt Nam bắt đầu tham gia với cộng đồng quốc tế về vấn đề SHTT khá sớm. Từ
năm 1949, Việt Nam đã tham gia Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và
Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá. Đến năm 1976, Việt Nam
tham gia công ước Stockholm về thành lập tổ chức SHTT thế giới. Nhưng quá trình
13


tham gia và xác lập quyền SHTT của Việt Nam mới đi vào thực chất kể từ khi nền kinh
tế Việt Nam tích cực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi Việt
Nam bắt đầu thực hiện tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
 Theo đó, nhiều các văn bản, quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm hiện thực
hóa việc xác lập quyền SHTT trong điều kiện Việt Nam. Bộ Luật Dân sự năm 1995 đã
dành phần IV với 61 điều đề cập đến vấn đề SHTT và chuyển giao cơng nghệ, tiếp đó là
hàng loạt các văn bản pháp quy về SHTT đã được ban hành. Ví dụ như Nghị định 63/CP

của Chính phủ ban hành ngày 24/10/1996 về việc bảo hộ sáng chế, các giải pháp hữu
ích, kiểu dáng cơng nghiệp và nhãn hiệu cũng như xuất xứ hàng hoá; Nghị định số 76/CP
ngày 29/11/1996 nhằm giải thích các quy định nêu tại phần IV bộ Luật Dân sự; Nghị
định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định về việc bảo hộ bí mật kinh doanh, chỉ
dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở
hữu công nghiệp; Nghị định 6/2001 bổ sung các quy định về đăng ký quyền đối với sở
hữu công nghiệp (kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, các phát minh, sáng chế,
tên gọi xuất xứ hàng hoá); Nghị định 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 về bảo hộ giống
cây trồng mới; Cơng ước Berne chính thức có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam từ
10/2004 …


Với tư cách là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã và đang tiêu chuẩn hoá

và thực hiện các cam kết về khung pháp luật bảo vệ quyền SHTT. Trong đó có 2 vấn đề
cơ bản mà Việt Nam phải thực hiện trong hoạt động này đó là: (i) phải có một khung
pháp lý về SHTT hồn thiện, đầy đủ và đạt tiêu chuẩn theo quy định của Hiệp định
TRIPS và tham gia một loạt các điều ước quốc tế khác như bản quyền, sử dụng tín hiệu
vệ tinh…; và (ii) Việt Nam phải có một hệ thống thực thi quyền SHTT hiệu quả.
 Cho đến hiện nay, nếu so với yêu cầu của TRIPS thì về cơ bản hệ thống bảo hộ
quyền SHTT của Việt Nam đã được hình thành tương đối đầy đủ, Luật SHTT được ban
hành năm 2005, có hiệu lực từ 01/7/2007 đã thay thế toàn bộ các Nghị định và văn bản
hướng dẫn về từng lĩnh vực của SHTT trước đó, đồng thời cũng thống nhất và tập hợp
các quy định riêng lẻ đó vào trong Luật SHTT với sự phân định rõ ràng thành 3 lĩnh vực:
bản quyền, sở hữu công nghiệp và giống cây trồng.

14





Pháp luật Việt Nam bảo hộ các loại đối tượng quyền SHTT đa dạng, bao gồm: (1)

các đối tượng của quyền tác giả (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) và quyền liên
quan đến quyền tác giả (quyền của người biểu diễn, tổ chức sản xuất bản ghi âm, ghi
hình, tổ chức phát sóng), (2) các đối tượng của quyền sở hữu cơng nghiệp (sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh, và
(3) các đối tượng của quyền đối với giống cây trồng (giống cây trồng mới). Pháp luật
hiện hành quy định rõ các điều kiện bảo hộ đối với từng loại đối tượng quyền SHTT, cơ
chế xác lập quyền, nội dung quyền, giới hạn quyền, cơ chế bảo vệ và thực thi quyền và
các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT.


Về phương diện xác lập quyền, số lượng quyền SHTT được xác lập ngày càng gia
tăng theo từng năm, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động sáng tạo, tạo lập
tài sản trí tuệ ở Việt Nam. Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tăng nhanh (bình
quân khoảng 10% mỗi năm). Trong 05 năm gần đây (từ 2011 đến 2015), Cục SHTT đã
nhận được 390.876 đơn hoặc yêu cầu các loại, đã xử lý được 338.387 đơn (bằng 86,7%
tổng số đơn nhận được), cấp 132.107 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó có
6.028 Bằng độc quyền sáng chế, 466 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 6.648 Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 118.922 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và 23
Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý…
 Về phương diện khai thác quyền SHTT, tuy đã có tiến triển đáng kể trong những
năm qua, nhưng nhìn chung đây là khâu còn rất yếu. Các giao dịch liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ chưa sơi động, giá trị của tài sản trí tuệ chưa được đánh giá, khai thác,
tận dụng một cách thỏa đáng trong các hoạt động li-xăng và chuyển giao cơng nghệ,
đầu tư, góp vốn, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, cho vay có bảo đảm bằng tài sản trí
tuệ.
 Về phương diện bảo vệ quyền, Việt Nam cũng đã cải thiện đáng kể hệ thống thực

thi quyền SHTT phù hợp với yêu cầu của Hiệp định TRIPS theo các cơ chế dân sự,
hành chính, hình sự và kiểm sốt biên giới. Trong giai đoạn 2012 - 2015, thực hiện
Chương trình hành động về phối hợp phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn
II, các lực lượng chức năng của 9 bộ, ngành đã đã xử lý vi phạm hành chính 25.543 vụ
15


việc, trong đó phạt tiền 23.197 vụ việc với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần
97 tỷ đồng; đã khởi tố 381 vụ với 553 bị can; xét xử 55 vụ án về SHTT tại tòa án (trong
đó có 12 vụ án hình sự). Như vậy, thực thi quyền SHTT hiện nay không chỉ xuất phát
từ sức ép bên ngoài do hội nhập kinh tế quốc tế, mà đang dần dần trở thành nhu cầu tự
thân, nội tại của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong việc bảo vệ thành quả sáng tạo,
thành quả đầu tư của mình để có thể cạnh tranh và phát triển trên thị trường.
=> Phân tích trên cho thấy việc Việt Nam gia nhập WTO, và các hiệp định đã
tác động một cách một cách sâu rộng đến SHTT ở Việt Nam. Sự phát triển của hệ
thống quy phạm pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam diễn ra trong cả một q trình,
có những bước chuyển tiếp cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Các
cá nhân tổ chức cũng đã ý thức được tầm quan trọng của SHTT biết cách nắm
bắt vận dụng để phát triển.
 Bên cạnh đó việc tham gia WTO cũng ảnh hưởng đến quyền SHTT tại Việt Nam:
Ngày 1/1/1995 Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO. Một trong những điều
kiện cho việc gia nhập thành công WTO là phải đáp ứng các quy định rất cao và tương
đối toàn diện của WTO về sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định TRIPS. Chính
vì vậy, chúng ta đã xây dựng một chương trình đầy tham vọng về sở hữu trí tuệ mà mục
tiêu tổng quát là làm cho hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam phù hợp hoàn toàn với
Hiệp định TRIPS.
 Để đáp ứng các yêu cầu của WTO về sở hữu trí tuệ, từ thời điểm tháng 1 năm 1995
đến nay, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc
mà bước khởi đầu quan trọng là việc ban hành Bộ luật dân sự 1995 trong đó dành phần
VI quy định về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Với sự ra đời của Bộ luật dân

sự chúng ta đã hoàn thành một bước cơ bản của q trình pháp điển hóa các quy phạm
pháp luật về sở hữu trí tuệ, đưa các quy định cơ bản của pháp luật về quyền sở hữu trí
tuệ vào một văn bản pháp luật có hiệu lực cao. Các nội dung của Pháp lệnh bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả về cơ bản vẫn được giữ
nguyên. Trong thời điểm này chúng ta chưa có điều kiện để mở rộng sự bảo hộ đối với
các đối tượng sở hữu trí tuệ mơi. Tuy nhiên, có một số thay đổi quan trọng trong việc
bảo hộ theo hướng nhằm làm cho hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam phù
hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù chưa phải là thành viên của Công ước
Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật nhưng quy định về quyền tác giả trong
16


Bộ luật dân sự 1995 về cơ bản được xây dựng dựa trên quy định của Berne và của Hiệp
định TRIPS có tính đến điều kiện thực tiễn của Việt nam. Bộ luật dân sự đã quy định
một cách tách bạch quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, quyền của tác
giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, quy định một cách tách bạch các quyền
nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Đối với lĩnh vực sở hữu
công nghiệp, Bộ luật dân sự quy định lại tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích,
nhãn hiệu hàng hóa... Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới và cũng là lĩnh vực rất phức tạp,
hơn nữa với thói quen của các nhà lập pháp Việt Nam, các quy định của Bộ luật dân sự
chỉ dừng lại ở mức độ là những nguyên tắc chung, cần phải cụ thể hóa trong các văn
bản dưới luật.
 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và đã làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam đáp
ứng được yêu cầu về tính “đầy đủ” của WTO. Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ được quy định trong Bộ luật dân sự và hơn 40 văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau đã làm cho pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ cịn tản mạn, thiếu đồng bộ, hiệu
lực thi hành không cao. Đơn cử như đối với đối tượng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo
Nghị định 54/CP nhưng nếu bảo hộ dưới dạng tên gọi xuất xứ hàng hóa thì sẽ được bảo
hộ theo BLDS, cơ chế bảo hộ theo hai văn bản pháp luật này là khác nhau. Ngoài ra,

các quy định pháp luật điều chỉnh sở hữu trí tuệ thiên về khía cạnh dân sự mà chưa chú
trọng đúng mức tới đặc thù kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của các quan
hệ sở hữu trí tuệ.
1.5. Vụ kiện vi phạm bản quyền phần mềm Microsoft.
1.5.1. Tóm tắt vụ kiện.
 Nguyên đơn: Tập đoàn Microsoft thuộc Liên minh Phần mềm (BSA) - Mỹ
 Bị đơn: Công ty Austnam – Việt Nam
- Ngày 31/7/2013 Đoàn thanh tra Liên ngành đã tiến hành thanh tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính của
Cơng ty Cổ phần Austnam, có trụ sở tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Việc thanh tra
này được thực hiện theo quyết định số 176/QĐ – TTr ngày 30/07/2013 của Chánh
Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Đồn thanh tra đã tiến hành kiểm tra 22
máy tính đang hoạt động tại công ty này.
17


- Tại thời điểm kiểm tra, Công ty Cổ phần Austnam chỉ xuất trình được 05 giấy
cấp phép quyền sử dụng Microsoft Window XP và 05 giấy cấp phép quyền sử dụng
Microsoft Office 2003 cùng các chứng từ thanh toán đi kèm. Tuy nhiên, đoàn thanh
tra đã phát hiện ra công ty này đã sao chép và sử dụng nhiều phần mềm máy tính
khơng có giấy cấp phép quyền sử dụng của Microsoft, Autodesk, Adobe và Lạc Việt
với tổng trị giá các phầm mềm bị sử dụng trái phép lên tới 42.256 đô la Mỹ. Austnam
đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình đối với các phần mềm bất hợp pháp được
tìm thấy và đã ký vào biên bản thanh tra.
- Sau hơn một năm đàm phán không thành cơng, tháng 4 năm 2014, Tập đồn
Microsoft đã quyết định đệ đơn kiện Austnam ra tòa và đã được Tòa án Nhân dân
thành phố Hà Nội chấp nhận thụ lý vụ án. Tuy nhiên khâu xét xử không thành. Vụ
án cũng được giải quyết bằng con đường thỏa thuận riêng.
1.5.2. Đánh giá.
-


Đây là lần đầu tiên mà một doanh nghiệp Việt Nam bị kiện vi phạm bản quyền
phầm mềm trong khi đây là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam trong suốt nhiều năm.
Vụ kiện cho thấy sự thiếu sót của pháp luận Việt Nam trong bảo hộ bản quyền
phần mềm cũng như trong việc xử lý vi phạm.
Là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam sau này trong việc sử dụng các phần
mềm.
Tạo động lực cho pháp luật Việt Nam có những thay đổi, điều chỉnh để đáp ứng
được yêu cầu quốc tế.

2. Sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam
đã kí kết và tác động của nó đến hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
2.1.

Sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam
đã kí kết
2.1.1. CPTPP

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định
CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên
là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Dilân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm
2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12
năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-

18


hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam,
Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được coi là khó nhất trong quá trình đàm phán

CPTPP. Các nội dung đàm phán trong được phân chia thành 4 nhóm chủ yêu sau: (i)
Nhóm cam kết chung về việc gia nhập các Công ước về sở hữu trí tuệ; (ii) Nhóm các
cam kết về tiêu chuẩn bảo hộ đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; (iii) Nhóm
các cam kết về một số sản phẩm sở hữu trí tuệ đặc thù; (iv) Nhóm các cam kết liên quan
tới việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ.
Trong đó, cam kết về nhãn hiệu tập trung vào những khía cạnh sau đây:


Đối tượng được bảo hộ: Ngoài các đối tượng truyền thống mà pháp luật Việt
Nam đang bảo hộ (như chữ, ký hiệu, từ ngữ, hình ảnh), CPTPP cịn mở rộng ra
cả âm thanh, và khuyến khích các nước bảo hộ cả mùi hương. Về việc phải bảo
hộ nhãn hiệu dưới hình thức âm thanh, Việt Nam chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này
sau 3 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.



Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: CPTPP yêu cầu các nước khơng được lấy tiêu chí
số lượng các quốc gia đã bảo hộ nhãn hiệu, đã công nhận nhãn hiệu nổi tiếng
hoặc đã nằm trong danh mục nhãn hiệu nổi tiếng để quyết định bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng. Pháp luật Việt Nam hiện vẫn cịn một số tiêu chí dạng này, vì vậy, sẽ
phải điều chỉnh cho phù hợp.



Thời gian bảo hộ: CPTPP yêu cầu các nước thành viên phải bảo hộ nhãn hiệu
thương mại tối thiểu 10 năm, và có thể được gia hạn nhiều lần, tương tự pháp
luật Việt Nam hiện hành.




Quyền của chủ sở hữu: Chủ thể này có đặc quyền ngăn cản các chủ thể khác sử
dụng các dấu hiệu (bao gồm cả chỉ dẫn địa lý có sau) giống hệt hoặc tương tự
cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc gần với loại hàng hóa, dịch
vụ đã đăng ký nhãn hiệu của mình nếu việc sử dụng này có thể gây nhầm lẫn
(dấu hiệu trùng hoặc được suy đoán đương nhiên là “có thể gây nhầm lẫn”. Tuy
nhiên, CPTPP vẫn cho phép việc sử dụng các thuật ngữ mơ tả có trong nhãn hiệu
nếu việc sử dụng đó ngay tình, và có tính đến lợi ích của chủ nhãn hiệu và các
bên thứ ba.

19




Cải cách thủ tục hành chính: CPTPP yêu cầu các nước thành viên phải áp dụng
các biện pháp cụ thể để đảm bảo thủ tục hành chính ngắn gọn, minh bạch trong
đăng ký, gia hạn nhãn hiệu thương mại, đảm bảo cơ hội phản hồi của người nộp
đơn cũng như cơ hội phản đối của các bên thứ ba, đồng thời khuyến khích các
nước sử dụng hệ thống đăng ký nhãn hiệu thương mại điện tử để minh bạch hóa
các quy trình này.
CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019, Việt Nam cần thực thi

cam kết theo lộ trình được đặt ra trong CPTPP. Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số
42/2019/QH14), trong đó có các nội dung liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu. Đối với các
nghĩa vụ có thời gian chuyển tiếp 3-5 năm liên quan đến việc phải sửa đổi Luật Sở
hữu trí tuệ (bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, bảo đảm thông tin và thời gian cho chủ bằng
sáng chế thưc thi quyền trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường, bảo hộ độc quyền
đối với dữ liệu thử nghiệm nơng hóa phẩm, thẩm quyền mặc nhiên tiến hành các thủ
tục biên giới của cơ quan hải quan).

2.1.2. EVFTA
Trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), sở hữu trí tuệ là một
chương khá lớn với 4 phần, 62 điều khoản và hai phụ lục. Cam kết về sở hữu trí tuệ của
Hiệp định EVFTA gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới
dược phẩm và chỉ dẫn địa lý,...
Cụ thể:
 Thứ nhất, Quyền tác giả và quyền liên quan
Hiệp định EVFTA quy định thời hạn bảo hộ kéo dài ít nhất 50 năm và bảo hộ độc quyền
của người biểu diễn trong sao chép, phân phối, cơng bố, phát sóng đến cơng chúng cuộc
biểu diễn đã định hình.
Hiệp định EVFTA tập trung vào việc đảm bảo sự bảo hộ hiệu quả quyền tác giả, quyền
liên quan trong môi trường kỹ thuật số trên cơ sở yêu cầu các Bên gia nhập hai điều
ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO (WCT và WPPT) về quyền tác giả và
quyền liên quan trên mơi trường Internet trong vịng 2 năm sau khi Hiệp định EVFTA
có hiệu lực; và quy định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong các vụ
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên Internet. Hiệp định cũng quy định thêm một số
nghĩa vụ khác như phải có biện pháp ngăn chặn các hành vi nhằm vơ hiệu hóa các biện
20


pháp công nghệ bảo vệ quyền tác giả (TPMs) và thông tin quản lý quyền (RMIs); quyền
của nghệ sĩ đối với việc bán lại tác phẩm, …
 Thứ hai, Nhãn hiệu
Hai Bên cam kết áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh bạch, bao gồm việc thiết lập
một cơ sở dữ liệu điện tử công khai về các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, đồng thời cho phép
thu hồi nhãn hiệu đã đăng ký nhưng không sử dụng thực tế trong vịng ít nhất 5 năm.
Quy định về cơ chế đền bù bằng cách gia hạn thời hạn bảo hộ cho chủ sở hữu độc quyền
sáng chế nếu bị chậm trễ một cách bất hợp lý trong thủ tục cấp phép lưu hành dược
phẩm (chẳng hạn quá 2 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp phép mà cơ quan quản lý dược
phẩm khơng có phản hồi nào - Điều 12.40); Đối với nhãn hiệu, độc quyền có thể bị

chấm dứt hiệu lực nếu sau ngày đăng ký, nhãn hiệu trở thành tên gọi chung của hàng
hóa hoặc dịch vụ được đăng ký (Điều 12.22).
 Thứ ba, Kiểu dáng công nghiệp
Về kiểu dáng công nghiệp (KDCN), Hiệp định yêu cầu các Bên gia nhập Thỏa ước La
Hay năm 1925 về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp trong vịng 2 năm kể từ khi
Hiệp định EVFTA có hiệu lực và sẽ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với thời gian ít nhất
15 năm.
Đối với kiểu dáng cơng nghiệp, hình dáng của tồn bộ sản phẩm hoặc của một phần
sản phẩm có thể tách rời và/hoặc khơng thể tách rời của bộ phận sản phẩm đều có khả
năng được bảo hộ nếu pháp luật quốc gia cho phép (Điều 12.35), miễn là nhìn thấy
được trong quá trình sử dụng thông thường (sử dụng bởi người sử dụng cuối cùng,
không bao gồm việc bảo trì, cung cấp dịch vụ hoặc sửa chữa).
 Thứ tư, Chỉ dẫn địa lý (GI)
Do các Thành viên EU có truyền thống sản xuất hàng loạt nơng sản, thực phẩm có chất
lượng đặc trưng theo vùng như rượu vang Bordeaux, pho-mát Mozzarella, giăm bông
Parma,… nên EU có chế độ bảo hộ cao đối với GI và rất chú trọng nội dung trong đàm
phán các FTA.
Khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 169 chỉ dẫn địa lý của EU (bao
gồm 28 thành viên). Các sản phẩm được bảo hộ chứng nhận chỉ dẫn địa lý của EU chủ
yếu là rượu và phomát, rất ít sản phẩm tươi sống. Đồng thời, theo Hiệp định, các chỉ
dẫn địa lý này sẽ được hưởng mức bảo hộ cao, vốn chỉ dành cho rượu vang và rượu
mạnh trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS)
của WTO.
21


Ngược lại, EU (28 quốc gia thành viên) cam kết sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam cam kết (Việt Nam đề nghị 41 chỉ dẫn địa lý). Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa
lý chủ yếu là hàng rau quả (chiếm 49%), còn lại sản phẩm cây công nghiệp - chế biến
(chiếm 15%), thủy sản và chế biến từ thủy sản (chiếm 13%), sản phẩm khác (chiếm

13%) (Điều 12.25).
Ngồi ra, Hiệp định cịn đề cập một số nghĩa vụ khác như: Quy định nghĩa vụ “bù đắp”
cho các trường hợp thời gian bảo hộ sáng chế thực tế của một dược phẩm bị rút ngắn
do chậm trễ trong thủ tục cấp phép lưu hành thị trường; kéo dài thời gian bảo hộ cho
kiểu dáng công nghiệp lên đến 15 năm và khả năng được bảo hộ quyền tác giả của kiểu
dáng công nghiệp… Về nghĩa vụ “bù đắp”, mặc dù Hiệp định không ràng buộc về cách
thức bù đắp nhưng quy định này là một biện pháp đảm bảo quyền cho các doanh nghiệp
dược trong thủ tục đăng ký cấp phép lưu hành.
 Thứ năm, tăng cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Về chế độ thực thi quyền SHTT, EVFTA đòi hỏi các hành vi xâm phạm quyền SHTT
phải được xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự. Về thực thi dân sự,
Hiệp định hướng tới thủ tục yêu cầu thực thi bằng biện pháp dân sự thuận lợi và cân
bằng hơn thông qua việc đưa ra quy định về giả định về chủ thể quyền; quy định nghĩa
vụ chi trả án phí và phí luật sư theo hướng bên thua kiện (dù là nguyên đơn hay bị đơn)
có nghĩa vụ chi trả các phí này.
Về các biện pháp kiểm soát biên giới, Hiệp định này yêu cầu cơ quan hải quan chủ
động kiểm sốt hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT
trên cơ sở kỹ thuật phân tích rủi ro mà khơng cần phải có u cầu của chủ thể quyền
SHTT (Điều 12.59), giúp các cơ quan hải quan chủ động hơn trong hoạt động kiểm tra,
giám sát chứ không chỉ phát hiện, xác định hàng hóa xâm phạm và phối hợp với chủ
thể quyền như quy định hiện nay. EVFTA cũng quy định rằng cơ quan tư pháp có quyền
yêu cầu bên thua kiện phải trả cho bên thắng kiện các chi phí tịa án và phí th luật sư
hợp lý, hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật (Điều 12.52).
Nhìn chung, cam kết về quyền sở hữu trí tuệ trong EVFTA sâu hơn, đáng kể hơn
so với chuẩn mực trong hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
(TRIPs) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). EVFTA còn đặt ra một số tiêu
chuẩn cao hơn pháp luật hiện hành của nước ta như vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý, việc
gia nhập Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng cơng nghiệp trong vịng 2
năm, kể từ khi hiệp định này có hiệu lực hay nhiều quy định, khái niệm pháp luật có
trong EVFTA chỉ sử dụng ở các nước châu Âu, còn tại Việt Nam lại chưa dùng đến

22


bao giờ. Chẳng hạn, trong EVFTA có quy định về các căn cứ yêu cầu chấm dứt hiệu
lực nhãn hiệu của Việt Nam nếu nhãn hiệu đó chưa được “sử dụng thật sự”. Song,
khái niệm “sử dụng thật sự” chưa tồn tại ở nước ta khiến công tác thực thi bảo hộ sở
hữu trí tuệ trong tương lai sẽ gặp trở ngại.
2.1.3. RCEP
Cam kết của Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong RCEP đã được xây dựng trên cơ sở các
cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định FTA
giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối mà Việt Nam cùng ASEAN đã tham gia. RCEP
được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển của tất cả các nước tham gia, đặc biệt phù
hợp với cả một số quốc gia ASEAN đang phát triển. Do vậy, mặc dù không gian kinh tế
rộng hơn, dân số lớn hơn, nhưng RCEP cũng linh hoạt hơn đối với các nước tham gia. Các
nước thành viên cũng xác định đây là bước đi ban đầu, hướng đến mức độ hợp tác cao hơn
khi đã sẵn sàng.
Điểm mới trong vấn đề sở hữu trí tuệ ở RCEP chính là cách tiếp cận cân bằng, tồn
diện về việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có các vấn đề liên quan như:
các quy định chung và nguyên tắc cơ bản, bản quyền và các quyền liên quan, nhãn hiệu,
chỉ dẫn địa lý, sáng chế, thiết kế công nghiệp, nguồn gen và tri thức truyền thống, cạnh
tranh không công bằng, tên quốc gia, hợp tác và tư vấn, các giai đoạn chuyển giao và hỗ
trợ kỹ thuật, các vấn đề về thủ tục… Bên cạnh đó, RCEP cam kết hài hịa mức độ bảo hộ
và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ dựa trên cơ sở các quy định trong Hiệp định về những
khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO.
Ngồi ra, RCEP lại có những cam kết khơng được đề cập trong TRIPS hoặc cao hơn
chuẩn mực của TRIPS. Đặc biệt, RCEP đã đưa ra nội dung liên quan đến các thủ tục nhằm
cải tiến các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và hợp lý hóa các u cầu về thủ tục
trên giấy tờ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; biện pháp công nghệ
bảo vệ quyền, thực thi quyền trong môi trường kỹ thuật số, vấn đề bảo hộ sáng chế liên
quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống và làm rõ hơn các nghĩa vụ về thực thi quyền

bằng biện pháp hình sự trong TRIPS.
Nhìn chung, các cam kết về sở hữu trí tuệ trong RCEP là tồn diện và cao so với cam
kết trong các Hiệp định khác của ASEAN. RCEP đồng thời thừa nhận mức độ phát triển và
khả năng kinh tế khác nhau của các bên cũng như sự khác biệt trong hệ thống luật pháp
quốc gia; nhu cầu thúc đẩy đổi mới và sáng tạo; nhu cầu duy trì một sự cân bằng thích hợp
giữa quyền của các chủ sở hữu trí tuệ với lợi ích hợp pháp của người sử dụng và lợi ích
23


công cộng; tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho việc truyền bá thơng tin, kiến thức,
văn hóa và nghệ thuật.
2.2. Tác động của SHTT trong các hiệp định thương mại tự do mới đến SHTT của Việt
Nam.
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (năm 2007) đến
nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng
hơn. Đặc biệt là gần đây, Việt Nam đã hồn tất q trình đàm phán, ký kết một số hiệp định
thương mại tự do như TPP, EVFTA và RCEP - những “FTA thế hệ mới” do có những đặc
điểm mới so với các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết trước đây, đó là: (1) mức
độ tự do hóa (mở cửa thị trường) rất sâu; (2) phạm vi cam kết rất rộng, ngoài các lĩnh vực
truyền thống như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các FTA
thế hệ mới còn bao gồm những cam kết về nhiều lĩnh vực mới như doanh nghiệp nhà nước,
mua sắm Chính phủ, thương mại điện tử, lao động - cơng đồn, môi trường, minh bạch và
chống tham nhũng…; (3) khác với các FTA trước đây chủ yếu ảnh hưởng tới chính sách
thuế quan tại biên giới, các FTA thế hệ mới có nhiều cam kết ảnh hưởng trực tiếp và lớn
đến thể chế, chính sách pháp luật nội địa; (4) các FTA thế hệ mới có sự tham gia của những
đối tác thương mại đặc biệt lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc.
2.2.1. Những cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do mang lại
,Về mặt tích cực, các hiệp định thương mại tự do đã giúp chúng ta có được nhiều cơ
hội mới, nhằm tiếp tục thúc đẩy cơ chế bảo hộ quyền SHTT làm cơng cụ để khuyến khích
đổi mới sáng tạo, chống cạnh tranh không lành mạnh để đưa các sản phẩm sáng tạo, đặc

biệt là công nghệ mới để phát triển kinh tế, phục vụ đời sống xã hội. Đây cũng là mốc quan
trọng để tiếp tục hướng tới các chuẩn mực tiên tiến về bảo hộ của khu vực và thế giới, tạo
ra một mơi trường tốt có khả năng thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ của nước ngoài
để nâng cao chất lượng nền sản xuất, tạo điều kiện từng bước nâng cao năng lực công nghệ
nội sinh.
Theo đánh giá, hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền SHTT của Việt Nam
không những đạt chuẩn tối thiểu của WTO mà còn đạt tiêu chuẩn cao hơn theo Hiệp định
Thương mại song phương với Hoa Kỳ, có thể sánh với các nước tiên tiến trong khu vực và
đang hướng tới các chuẩn mực tiên tiến của thế giới theo các cam kết trong các FTA thế hệ
mới về các tiêu chí có lợi cho chủ sở hữu quyền. Khung pháp luật đó bao gồm quy định về
24


bảo hộ quyền SHTT trong Hiến pháp năm 2013, Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, và các Luật khác có liên quan
như Luật Khoa học và cơng nghệ, Luật Hải quan, Luật Chuyển giao công nghệ... Việt Nam
cũng là thành viên của các điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất về SHTT như Hiệp
định TRIPS về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT trong khuôn khổ các hiệp định
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học, Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước UPOV
về bảo hộ giống cây trồng mới…
2.2.2. Những thách thức mà hiệp định thương mại tự do mang lại
Về mặt thách thức, có thể nói, các cam kết về SHTT trong các FTA mới có tác động
tồn diện đến hệ thống SHTT của Việt Nam. Nhà nước sẽ phải đầu tư lớn về mọi mặt, đặc
biệt phải cải cách hệ thống pháp luật, tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà
nước về SHTT (Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả) các và các cơ quan thực thi, nhất là hải
quan và tòa án phải được trang bị năng lực cần thiết, từ hạ tầng kỹ thuật, đến thượng tầng
thông tin và đội ngũ cán bộ có chun mơn nghiệp vụ… Cụ thể:
Về phương diện khai thác quyền SHTT, tuy đã có tiến triển đáng kể trong những
năm qua, nhưng nhìn chung đây là khâu cịn rất yếu. Các giao dịch liên quan đến quyền sở

hữu trí tuệ chưa sơi động, giá trị của tài sản trí tuệ chưa được đánh giá, khai thác, tận dụng
một cách thỏa đáng trong các hoạt động li-xăng và chuyển giao công nghệ, đầu tư, góp vốn,
mua bán sáp nhập doanh nghiệp, cho vay có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ. Mặc dù trên thực
tế, ở Việt Nam đã xuất hiện các giao dịch này, nhưng mới mang tính chất nhỏ lẻ, chưa được
thực hiện trên diện rộng. Trong năm 2015, chỉ có 848 hợp đồng chuyển nhượng quyền sở
hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và 203 hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng
sở hữu công nghiệp được đăng ký tại Cục SHTT[12].
Về chính sách, pháp luật: phải sửa đổi hệ thống pháp luật cũng như thay đổi cơ cấu
hệ thống pháp luật để thi hành các cam kết. Ví dụ, sửa quy định về nhãn hiệu để bảo hộ các
nhãn hiệu phi truyền thống; sửa quy định về sáng chế liên quan đến cơ chế đền bù nếu việc
xử lý đơn xin cấp phép lưu hành thuốc liên quan đến sáng chế đó bị chậm trễ bất hợp lý;
sửa quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm; hay sửa các quy định liên quan đến chế tài,
hình phạt đối với nhiều hành vi xâm phạm quyền SHTT;
25


×