Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích và đánh giá những tác động của đại dịch covid 19 tới hoạt động của doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.53 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Đề tài tiểu luận: “Phân tích và đánh giá những

tác động của đại dịch Covid 19 tới hoạt động
của doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp

Họ và tên

: NGUYỄN KHÁNH HIỆP

MSSV

: 433129

Lớp

: KT_DCTC01-1-21 (N01)

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................3
1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt dộng của doanh nghiệp.........3


1.1 Tác động chung 3
1.2. Tác động cụ thể 4

2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến quản trị doanh nghiệp...................6
2.1. Tác động đến quản trị chiến lược của doanh nghiệp

6

2.2 Tác động đến quản trị tài chính của doanh nghiệp 8

KẾT LUẬN........................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................11

MỞ ĐẦU
Đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2019 đến nay đã tác động đến nhiều
mặt trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhất là ảnh hưởng sâu rộng
2


đến doanh nghiệp và đẩy nền kinh tế đất nước rơi vào sự suy giảm. Nhìn chung,
hoạt động của doanh nghiệp cũng như quản trị doanh nghiệp bị ảnh hưởng
nghiêm trọng và để có một góc nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, bài tiểu luận dưới
đây sẽ phân tích và đánh giá các tác động của đại dịch Covid-19 về sự ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 tới hoạt động của doanh nghiệp và quản trị doanh
nghiệp tại Việt Nam.
NỘI DUNG
1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt dộng của doanh nghiệp
1.1 Tác động chung
Theo như Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp
Việt Nam: “Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp 2020” các doanh

nghiệp sẽ thực hiện khảo sát cho biết liệu dịch Covid-19 có ảnh hưởng như thế
nào đến doanh nghiệp. Có 5 mức độ để các doanh nghiệp lựa chọn, bao gồm: (1)
Hồn tồn tích cực; (2) Phần lớn là tích cực; (3) Khơng ảnh hưởng gì; (4) Phần
lớn là tiêu cực; và (6) Hoàn toàn tiêu cực. Kết quả chung cho thấy có tới 87,2%
doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn là tiêu cực” hoặc “hồn
tồn tiêu cực” trong đó có 72,6% doanh nghiệp cho cho biết ảnh hưởng của dịch
Covid-19 “phần lớn là tiêu cực” và 14,6% lựa chọn mức “hoàn toàn tiêu cực”.
Chỉ 11% doanh nghiệp cho biết không bị ảnh hưởng và gần 2% doanh nghiệp
cho biết ảnh hưởng của dịch với doanh nghiệp họ ở mức “phần lớn tích cực”
(1,3%) hoặc “hồn tồn tích cực (0,5%)1 .
1.2. Tác động cụ thể
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới các doanh nghiệp là khá đa diện. Đa số
doanh nghiệp cho biết dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng,
tiếp đến là bị ảnh hưởng về dòng tiền và ảnh hưởng tới vấn đề nhân sự của
1 Báo cáo "Tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: “Một số phát hiện chính từ điều
tra doanh nghiệp năm 2020”, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới
(WB) tại Việt Nam, tr. 30.

3


doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn cùng với
đó là đầu vào nguyên vật liệu bị trì hỗn do bị hạn chế về việc vận chuyển. Một
số doanh nghiệp cho biết còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác như thị trường
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bị thu hẹp phải dẫn đến giảm đơn hàng, giảm sản
lượng, giãn tiến độ đầu tư, thậm chí huỷ dự án đang và sẽ thực hiện. Các doanh
nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phịng ngừa dịch Covid-19. Nhiều trường
hợp cho biết bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng hoạt động do tình
hình dịch và đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột, dẫn
tới giảm doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng

thanh toán.
1.2.1. Tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
Việc dịch Covid-19 xảy ra và nhanh chóng lan rộng trên các tỉnh của đất
nước làm sức mua của nền kinh tế quốc gia giảm, hoạt động giao thương hạn
chế, dẫn đến việc giãn, huỷ, hoãn các đơn đặt hàng, gây sụt giảm kim ngạch
xuất khẩu và làm giảm sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp. Điều này ảnh
hưởng đến nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Một số
ngành có thể thấy ngay mức độ ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ bởi dịch Covid-19 như: Ngành dịch vụ, du lịch, nhà hàng, tuy nhiên một số
ngành bị ảnh hưởng gián tiếp do thu nhập người dân giảm, giảm mua sắm như
bất động sản, thời trang… Một số ví dụ cụ thể như: Ngành hàng không chịu tác
động 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các
đại lý du lịch 95,7%,……

2

1.2.2. Tác động đến đầu vào nguyên vật liệu và chuỗi giá trị
Nhiều lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên,
nhiên liệu nhập khẩu, chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU...
Khi dịch Covid-19 xảy ra, việc hạn chế đi lại, thông thương đã ảnh hưởng đến
nguồn nguyên, vật liệu đầu vào của doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp
2 Tổng cục Thống kê, 2020

4


sản xuất hố chất nơng nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; các doanh
nghiệp dệt may, da giày, sản xuất giấy,…
Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào đã ảnh hưởng đến chuỗi giá trị
của doanh nghiệp khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành các đơn

hàng đã đặt trước bị gián đoạn, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của
doanh nghiệp. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương, đánh giá, dịch bệnh Covid -19 đang làm kinh tế
Việt Nam bị thiệt hại nhiều mặt, nhất là các ngành hàng xuất nhập khẩu, dệt
may, cơ khí, du lịch, hàng khơng… Chuỗi giá trị bị đứt gãy khi nguyên phụ liệu
đầu vào, thiết bị sản xuất của nhiều ngành hàng phải nhập từ Trung Quốc nay
gián đoạn. Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất
lượng cao - cho biết, các doanh nghiệp thành viên trong Hội Doanh nghiệp hàng
Việt Nam chất lượng cao cũng gặp khó khăn như: dệt may, da giày, đồ gỗ, linh
kiện điện và một số doanh nghiệp lĩnh vực chế biến… vì thiếu nguyên liệu.
1.2.3. Tác động đến lực lượng lao động trong doanh nghiệp
Dựa trên thông tin doanh nghiệp cung cấp về số người lao động phải cho
nghỉ việc do tình hình kinh doanh suy giảm gây ra bởi dịch Covid-19, có thể
ước tính tỷ lệ doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ việc, số lượng lao
động trung bình phải cho nghỉ việc mỗi doanh nghiệp cũng như tỷ lệ lao động
phải cho nghỉ việc trong tổng số lao động của doanh nghiệp.
Việc thực hiện biện pháp cho người lao động nghỉ việc do tình kinh kinh
doanh suy giảm gây ra bởi dịch Covid-19 là điều mà một bộ phận doanh nghiệp
phải làm, song có sự khác biệt nhất định theo quy mô và khu vực kinh tế. Cụ
thể, các doanh nghiệp tư nhân quy mơ nhỏ, siêu nhỏ là nhóm có tỷ lệ phải thực
hiện biện pháp này cao nhất, lần lượt ở mức 36% và 35%. Trong khu vực FDI,
26% doanh nghiệp quy mô vừa và 32% doanh nghiệp quy mô lớn phải thực hiện
biện pháp này cao đáng kể so với các nhóm doanh nghiệp quy mơ siêu nhỏ, nhỏ.
5


Theo như thông tin do một bộ phận doanh nghiệp cung cấp về quy mô lao
động và số lượng lao động đã phải cho nghỉ việc, ước tính chung cho thấy số lao
động phải cho nghỉ việc chiếm khoảng 30% số lao động của một doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tư nhân trung bình phải cho nghỉ việc khoảng 32% lực lượng

lao động, với các doanh nghiệp FDI, con số này là khoảng 17%. 3
2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến quản trị doanh nghiệp
Để có thể có một cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
tới quản trị doanh nghiệp thì việc nghiên cứu dựa theo yếu tố quản trị chiến lược
và quản trị tài chính sẽ làm nổi bật tác động của đại dịch đến hoạt động quản trị
chung của doanh nghiệp.
2.1. Tác động đến quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1.1. Về quản trị chuỗi cung ứng
Ở phạm vi doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng giúp giải quyết cả vấn
đề đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp bằng cách tích hợp hiệu quả giữa các lĩnh
vực sản xuất, vận tải, cung ứng, kho bãi và bán lẻ... Theo PwC Việt Nam (2020),
sự lây lan của Covid- 19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi
cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mơ hình hóa và đánh giá rủi ro.
Ảnh hưởng rõ nhất của đại dịch Covid-19 đến chuỗi cung ứng tập trung
vào một số lĩnh vực là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: Sản xuất linh kiện
điện tử, dệt may, nông sản... Cụ thể, đối với doanh nghiệp sản xuất, tình trạng
phong tỏa đối với các nhà cung cấp ở nước ngoài do đại dịch Covid-19, đã ảnh
hưởng đến đầu vào cả về nguyên liệu và linh kiện từ các nhà cung cấp nước
ngoài, khiến chuỗi giá trị điện tử của Việt Nam chịu tác động, cùng với đó làm
gián đoạn dịch vụ kho vận, ảnh hưởng đến cả việc vận chuyển nguyên vật liệu

3 Báo cáo "Tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều
tra doanh nghiệp năm 2020”, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới
(WB) tại Việt Nam, tr. 42.

6


thô và linh kiện điện tử và phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu
dùng.

Thực tế cũng cho thấy, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến quản trị
chuỗi cung ứng đối với các lĩnh vực “có chuỗi cung ứng nhiều công đoạn,
đường dài” như ngành Dệt may, từ đó làm giảm khả năng phản ứng nhanh
chóng của doanh nghiệp trước khủng hoảng và khiến doanh nghiệp đối diện với
tình cảnh hàng tồn kho lớn.
2.1.2. Về quản trị nhân sự
Đây có lẽ là khoảng thời gian mà các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp
phải đương đầu với bài toán cân đối nhân sự, vừa phải hạn chế cắt giảm lao
động, vừa phải phân công công việc phù hợp với nguồn nhân lực hiện tại. Bên
cạnh đó, các tập đồn đa quốc gia, các cơng ty chủ yếu giao dịch với đối tác
nước ngồi cịn phải đối mặt với tình trạng hạn chế di chuyển, gây ảnh hưởng
không tốt đến hiệu quả công việc.
Các quyết định của chính phủ đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động quản trị
nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Trên thực tế, dù là các doanh nghiệp nhỏ,
doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm hay các doanh nghiệp quy mô lớn đều “bị
động” trước việc quản trị nhân sự khi dịch Covid ập đến bất ngờ. Sau đây là một
vài khó khăn trong thời gian các doanh nghiệp phải tuân thủ quy định giãn cách
và các nhân viên phần lớn phải làm việc trực tuyến: Khó khăn trong việc quản
lý cơng việc do không gặp trực tiếp, phải quản lý công việc từ xa; sự kết nối gặp
khó khăn bởi rối loạn đường truyền mạng, trao đổi công việc; các vấn đề liên
quan tới giấy tờ vật lý gặp khó khăn vì nhân viên phải làm việc tại nhà, không
tới công ty được. Đặc biệt, việc quản lý công việc từ xa đối mặt với rất nhiều
thách thức như sử dụng đúng cơng cụ làm việc từ xa hay tính hợp tác của các
nhân viên, làm sao để giám sát nhân viên làm việc nghiêm túc tại nhà,… Ngoài
ra, rất nhiều nhà quản lý bất lực trước việc nâng cao ý thức người lao động trong
7


việc phòng dịch và bảo vệ sức khỏe. Việc đảm bảo nhân viên chấp hành nghiêm
túc chỉ thị cách ly, đeo khẩu trang, xịt khuẩn gặp rất nhiều rào cản.

2.2 Tác động đến quản trị tài chính của doanh nghiệp
2.2.1. Về tình hình sản xuất chung
Dựa theo kết quả khảo sát sức khỏe doanh nghiệp được thực hiện bởi
VCCI (2020) thời gian đầu khi đại dịch bùng phát, hầu hết các doanh nghiệp
đều gặp phải cú sốc lớn, không kịp trở tay, tổng doanh thu và lượng đặt hàng
mới giảm mạnh, tổng doanh thu giảm 71% và tổng đơn đặt hàng mới giảm 76%.
Trong suốt quý I/2020 và quý II/2020, tất cả các chỉ số đều gần như “chạm
đáy”.
2.2.2. Về quản trị dòng tiền
Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh của đại dịch do gặp khó khăn
trong tiêu thụ sản phẩm nên doanh nghiệp chịu căng thẳng về dòng tiền. Nhiều
doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các biện pháp cắt giảm dòng tiền chi ra trong
bối cảnh doanh thu hạn chế. Theo điều tra của VCCI, trong quý I/2020, có tới
60% số doanh nghiệp thuộc nhóm khảo sát rơi vào tình trạng thiếu vốn, đứt
dịng tiền và 40% doanh nghiệp thì rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung nguyên
liệu.
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của Ban nghiên cứu phát triển Kinh tế
tư nhân cho thấy, có hơn 60% doanh nghiệp được khảo sát chịu ảnh hưởng giảm
hơn 50% doanh thu, 28,9% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng giảm từ 20-50%
doanh thu. Có đến 74% số doanh nghiệp trả lời khảo sát có nguy cơ phá sản do
doanh thu khơng thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương cho người lao động,
chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng, các khoản thuế, phí... cho
hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí khác4. Đợt khảo sát lần thứ 3 của
Ban nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân vào tháng 8/2020 về những khó khăn
4 Báo cáo kết quả khảo sát lần 1 của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân

8


mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời gian tới cho thấy, có tới 76% doanh

nghiệp được khảo sát trả lời hiện nay không cân đối được thu chi, trong đó 54%
có dịng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 lan nhanh và ngày càng diễn
biến phức tạp đã khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị gián
đoạn. Dòng tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ khơng có trong khi các nhu
cầu thanh tốn chi phí hoạt động, chi phí lãi vay vẫn liên tục phát sinh. Như vậy,
cùng với việc các doanh nghiệp không xây dựng kế hoạch quản trị dịng tiền và
quy trình quản lý tài chính nội bộ từ trước sẽ khiến cho việc kiểm sốt dịng tiền
của doanh nghiệp đã lỏng lẻo nay cịn gặp nhiều khó khăn hơn.
2.2.3. Về khả năng tiếp cận nguồn tài trợ
Khi thiếu hụt tiền mặt, các doanh nghiệp sẽ tìm đến kênh huy động vốn
trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng gặp khơng ít trở
ngại khi tiếp cận kênh huy động này. Mặc dù, Chính phủ đã tung ra nhiều gói
cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và các doanh nghiệp cũng có nhu cầu lớn tiếp cận
nguồn tài trợ, nhưng cung và cầu về vốn vẫn chưa gặp nhau. Có hai lí do chính
cho vấn đề này: Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp bị thiếu tài sản
đảm bảo, một nguyên nhân nữa khiến cho việc tiếp cận vốn tín dụng của các
doanh nghiệp khó khăn là các doanh nghiệp Việt Nam cịn thiếu minh bạch về
thơng tin. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thiếu sự đồng nhất, khơng
được kiểm tốn và độ tin cậy khơng cao.
Các doanh nghiệp cũng khơng có nhiều kinh nghiệm trong việc lập báo
cáo kinh doanh, quản trị dòng tiền. Điều này khiến việc thu thập thơng tin về
các doanh nghiệp rất khó khăn và tốn kém. Vì lẽ đó, các tổ chức tài chính khó
có thể cho doanh nghiệp vay, bởi những rủi ro tín dụng mà họ có thể gặp phải.

9


KẾT LUẬN
Từ việc phân tích các tác động của đại dịch Covid-19 đến doanh nghiệp cụ

thể là hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn do các lệnh giãn cách, phong
tỏa các công xưởng, nhà máy, địa điểm kinh doanh cùng với đó là thị trường
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bị thu hẹp đã gây tác động không nhỏ đến việc duy
trì và phát triển doanh nghiệp. Khơng những thế, công tác quản trị doanh nghiệp
đặc biệt là quản trị chiến lược và tài chính gặp rất nhiều khó khăn để giúp doanh
nghiệp trụ vững trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 2020;
2. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới
tại Việt Nam (WB), Báo cáo "Tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh
nghiệp Việt Nam: “Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp năm
2020”;
3. Ban nghiên cứu và Phát triển kinh tế tư nhân (2020), Báo cáo tác động của
bùng phát dịch bệnh Covid -19 lần 2 đối với doanh nghiệp và Tổng hợp các
kiến nghị chính sách doanh nghiệp, hiệp hội gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, ngày 4/9/2020;
4. Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2020), Báo cáo Khảo sát sức
khỏe doanh nghiệp Việt Nam Quý II/2020 và tác động của giai đoạn 2 dịch
bệnh Covid-19 đến doanh nghiệp và người lao động;
5. />6.

/>
dich-covid19-den-cac-doanh-nghiep-viet-nam-331389.html
7. />Q0Vra/VN?dl=0&preview=3.+WB-VCCI_BAO+CAO+COVID19_Web_version.pdf&subfolder_nav_tracking=1

11




×