Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đấu tranh nghị trường trong cách mạng việt nam thời kỳ 1936 1939

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.85 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****

Đề tài:
ĐẤU TRANH NGHỊ TRƯỜNG TRONG CÁCH MẠNG
VIỆT NAM THỜI KỲ 1936-1939

SVTH: Lê Thị Thảo Sương
Lớp 09SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Giang
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................4
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu............................................................4
6. Đóng góp của đề tài............................................................................................5
7. Bố cục của luận văn ...........................................................................................6
NỘI DUNG............................................................................................................7
Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANHCỦA
ĐẢNG TRONG THỜI KỲ 1936-1939 ...............................................................7
1.1. Tình hình thế giới và trong nước trong thời kỳ 1936-1939 ............................7
1.1.1. Tình hình thế giới .........................................................................................7


1.1.1.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới 7
1.1.1.2. Chủ trương của Quốc tế Cộng sản trong việc chống Phát xít, chống chiến
tranh ........................................................................................................................8
1.1.1.3. Sự thành lập Mật trận Bình dân ở Pháp ..................................................11
1.1.2. Tình hình trong nước..................................................................................13
1.1.2.1. Xã hội Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ...........................13
1.1.2.2. Chính sách khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam của thực
dân Pháp sau phong trào 1930-1931 thất bại. ......................................................18
1.1.2.3. Phong trào đấu tranh chống khủng bố của thực dân Pháp và sự phục hồi
lực lượng cách mạng của Đảng ( 1933-1935) ......................................................20
1.2. Chủ trương đấu tranh của Đảng trong thời kỳ mới .......................................25
Chương 2. ĐẤU TRANH NGHỊ TRƯỜNG TRONG PHONG TRÀO DÂN
CHỦ 1936-1939...................................................................................................35
2.1. Khái quát về phong trào đấu tranh dân chủ trong thời kỳ 1936-1939 ..........35


2.2. Đấu tranh nghị trường trong thời kỳ đấu tranh dân chủ 1936-1939 .............50
2.2.1. Chủ trương của Đảng trong việc sử dụng hình thức đấu tranh nghị trường
thời kỳ 1936-1939 ................................................................................................50
2.2.2. Hoạt động tranh cử đưa người vào Viện dân biểu và Hội đông thuộc địa
thời kỳ 1936-1939 ................................................................................................52
2.2.3. Các hoạt động đấu tranh nghị trường .........................................................65
2.3. Ý nghĩa, tác dụng của đấu tranh nghị trường trong việc đòi tự do, dân sinh,
dân chủ thời kỳ 1936-1939...................................................................................74
KẾT LUẬN .........................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................81


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, chứng minh sự lãnh đạo tài tình và đúng đắn của Đảng cộng
sản Việt Nam trong việc chèo lái con thuyền cách mạng và giải phóng dân tộc
khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân. Cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân hồn thành, đó là thành quả của tồn Đảng, tồn dân tộc Việt Nam,
là sự hy sinh, đồng lịng, đồng sức chiến đấu, đem hết sức người, sức của của cả
dân tộc để giải phóng đất nước, xây dựng nên nhà nước Việt Nam độc lập, tự do,
hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc Việt Nam để
giành và giữ vững độc lập thì vai trò của Đảng là rất lớn. Đảng cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công, Đảng luôn
đưa ra những chủ trương cách mạng đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với từng bối
cảnh lịch sử. Chủ trương cách mạng của Đảng ta trong thời kỳ 1936-1939 là một
minh chứng cho tính sáng tạo và đúng đắn của Đảng trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc.
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước Đảng ta đã chủ trương
chuyển hướng sang đấu tranh công khai hợp pháp, lãnh đạo nhân dân đấu tranh
đòi tự do, dân sinh, dân chủ. Trong các phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ
1936-1939, một hình thức đấu tranh mới được Đảng đề ra và thực hiện: đấu
tranh nghị trường. Có thể nói đây là phong trào thể hiện tính sáng tạo và đúng
đắn của Đảng vì lần đầu tiên được đưa vào đấu tranh ở Việt Nam và những kết
quả mà hình thức đấu tranh này đem lại.
Cuộc vận động tranh cử và đấu tranh nghị trường là đưa người của Đảng
vào tham gia các cuộc bầu cử vào các Viện dân biểu, Hội đồng thành phố, Hội
đồng quản hạt… và đại diện của Mặt trận dân chủ trong các cơ quan thuộc địa
đấu tranh nhằm thơng qua những quyết định có lợi cho nhân dân. Mặc dù diễn ra
dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đây là lần duy nhất trong toàn bộ lịch sử

1



cận đại Việt Nam đấu tranh nghị trường công khai trở thành bộ phận của phong
trào yêu nước và Cách mạng, đồng thời trong tất cả các Đảng ở các dân tộc
thuộc địa, Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng duy nhất đã phát động một cuộc
đấu tranh giàu tính sáng tạo và thành công.
Đấu tranh nghị trường là một hình thức đấu tranh mới trong phong trào
cách mạng Việt Nam, nhưng kết quả mà đấu tranh nghị trường đạt được đã đóng
góp rất lớn đến thắng lợi của phong trào dân chủ 1936-1939, và cũng là thành
quả của sự sáng tạo của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi
đến thắng lợi.
Để tìm hiểu thêm về cuộc vận động tranh cử vào cơ quan của chính quyền
thuộc địa và cuộc đấu tranh ở nghị trường để đòi các quyền tự do, dân sinh, dân
chủ, cơm áo, hịa bình những năm 1936-1939, tơi chọn đề tài: “Đấu tranh nghị
trường trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1936-1939”, làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đấu tranh nghị trường là bộ phận của phong trào yêu nước và cách mạng
giải phóng dân tộc Việt Nam. Chủ trương cách mạng của Đảng những năm
1936-1939 đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh trên các mặt trận, trong đó đấu
tranh ở nghị trường là hình thức đấu tranh mới mẻ, nhưng nó đã đóng góp quan
trọng vào thắng lợi của cách mạng dân chủ, góp phần làm nên cách mạng tháng
Tám thành cơng. Do đó, trong cách mạng dân chủ 1936-1939 đóng góp của đấu
tranh nghị trường rất quan trọng, và trong những năm qua đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về đấu tranh nghị trường.
Tác phẩm đầu tiên nghiên cứu có liên quan về đề tài này phải kể đến Văn
kiện Đảng toàn tập, tập 6, in tại Hà Nội năm 2000. Tác phẩm bao gồm 52 tài liệu
phần văn kiện chính và 7 phần phụ lục phản ánh đầy đủ, toàn diện sự lãnh đạo
của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng 1936-1939. Trong văn kiện Đảng tập 6
có đề cập chủ trương của về đấu tranh nghị trường và hoạt động đấu tranh nghị
trường của các cán bộ Đảng trong cả nước.


2


Tác giả Cao Văn Biền với cuốn Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 19361939. Cuốn sách nằm trong hệ thống chuyên đề vềGiai cấp công nhân Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử do Viện Sử học chủ trì biên soạn và xuất bản. Trong tác
phẩm cũng có phần đề cập đến việc tranh cử vào các cơ quan của chính quyền
thuộc địa và cuộc đấu tranh địi các quyền dân sinh, dân chủ, cơm áo hịa bình.
Nguyễn Thành với tác phẩm: Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm
1936 xuất bản năm 1985. Tác phẩm có đề cập đến chủ trương của Đảng về đấu
tranh nghị trường cũng như các vấn đề liên quan.
Tiếp đến là những tác phẩm có liên quan như: Báo chí cách mạng Việt Nam
của Nguyễn Thành, Nxb Khoa học Xã Hội Hà Nội năm 1984. Tác phẩm Hồi Ký
Trần Huy Liệu của Viện Sử học, Nxb Khoa học Xã Hội Hà Nội năm 1991. Đào
Phiếu tác giả cuốn Nguyễn Văn Cừ một người lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nxb
Sự thật năm 1987. Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Nguyễn Lương Bích với Tài liệu
tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam củaBan Nghiên cứu Văn Sử Địa
xuất bản, Hà Nội, 1956. Lịch sử Đảng Bộ Quảng Nam-Đà Nẵng 1936-1939 của
Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Bộ Quảng Nam-Đà Nẵng xuất bản năm 1982.
Ngoài những tác phẩm đã được xuất bản ở Trung ương cũng như địa
phương như đã nêu trên, cũng đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về đấu tranh
nghị trường cũng được đăng tải trên các tạp chí như: Bài “Các cuộc vận động
bầu cử và tranh cử trong cuộc đấu tranh vì các quyền dân sinh và dân chủ(19361939) của Phạm Hồng Tung in trên tạp chí phát triển KH&CN, tập 9 số 10/2006.
Bài: “Cách mạng báo chí trong thời kỳ 1936-1939”, của Hồ Sĩ Lộc đăng trên tạp
chí Xưa và Nay số 76 quyển B, tháng 2/2000. Nguyễn Văn Kiệm với bài viết:
“Tranh cử nghị viện dân biểu Bắc Kỳ ở Kiến Xương” in trong Dưới ngọn cờ dân
chủ. Hồ Sĩ Đào với bài: “Đấu tranh nghị trường” in trong dưới ngọn cờ dân chủ.
Phạm Phú Phong với bài viết: “Phan Thanh- Người đại biểu nhân dân xuất sắc”,
đăng trên tạp chí Diễn đàn Nhân dân Quảng Nam- số 31. Ngồi ra cịn có một số
báo thời kỳ 1936-1939 có đề cập đến đấu tranh nghị trường như: Sông Hương


3


tục bản các số 2, số 3, số 6, báo Tin tức các số 1, số 2, số 3, báo Dân chúng các
số.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn cố gắng làm rõ hơn các cuộc vận động tranh cử vào các viện dân
biểu như: Viện dân biểu Bắc kỳ, Viện dân biểu Trung kỳ, Hội đồng quản hạt
Nam Kỳ, hội đồng thành phố, và các cuộc đấu tranh của các đại biểu của Mặt
trận dân chủ đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình trong thời kỳ 1936-1939. Qua
đó để thấy được đây là hình thức đấu tranh thực sự mới mẻ, lần đầu tiên được
thực hiện thành công ở Việt Nam, và vai trò của đấu tranh nghị trường trong
thắng lợi của cách mạng dân chủ thời kỳ 1936-1939.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cuộc vận động tranh cử của các cán bộ Đảng cộng sản Đông Dương vào
các cơ quan thuộc địa ở cả ba miền, và cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Đơng Dương để địi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ thời kỳ
cách mạng 1936-1939.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để tìm hiểu cuộc đấu tranh ở nghị trường trong giai đoạn từ năm 1936 đến
năm 1939, bao gồm cuộc vận động tranh cử và hoạt động đấu tranh trong nghị
trường diễn ra trên toàn quốc.
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các nguồn tư liệu thành văn , tài liệu
sách báo, ở các thư viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Huế.
Các bài viết trên tạp chí Xưa và Nay, tạp chí nghiên cứu văn hóa, tạp chí
Khoa học và Cơng nghệ,…

Các bài viết, thong tin trên các trang thông tin trên mạng Internet có liên
quan đến đề tài này.

4


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được luận văn, trên quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng trong phong trào dân sinh, dân chủ 1936-1939, tôi tiến hành phân tích,
đánh giá các vấn đề thuộc nội dung luận văn.
Luận văn được trình bày, đánh giá một cách trung thực, khách quan trên cơ
sở kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Ngồi ra trong luận văn cịn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh, thống
kê để sử lý những tài liệu và thông tin liên quan đến vấn đề được trình bày để
bảo đảm tính chính xác và khoa học cho luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần trình bày, đánh giá một cách chính xác và khoa học phong
trào đấu tranh nghị trường, một bộ phận của phong trào đấu tranh dân chủ 19361939. Trong đó bao gồm cuộc vận động tranh cử của các đại diện của Đảng
Cộng sản Đông Dương, qua các số liệu, số lượng người trúng cử vào các viện
dân biểu ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Hội Đồng thuộc địa Nam Kỳ, cũng như các Hội
đồng thành phố trong cả nước để thấy được sự tín nhiệm của nhân dân cũng như
các hoạt động đấu tranh đòi thi hành các quyền có lợi cho nhân dân vì tự do, dân
chủ, cơm áo, hịa bình. Và những đóng góp của đấu tranh nghị trường thơng qua
các kết quả đạt được vào thắng lợi chung của phong trào dân chủ.
Qua đấu tranh nghị trường giúp chúng ta thấy được chủ trương, đường lối
cách mạng đúng đắn trong thời kỳ 1936-1939, khi Đảng quyết định ra hoạt động
công khai cũng như tính sáng tạo của Đảng khi đưa một hình thức đấu tranh mới
nhất trong lịch sử giải phóng dân tộc từ trước đến nay. Và những thắng lợi của
đấu tranh ở nghị trường càng khẳng định quyết định đúng đắn của Đảng khi đưa
hình thức đấu tranh này vào phong trào dân chủ 1936-1939. Qua tìm hiểu về đấu

tranh nghị trường cũng cho thấy sự đóng góp của các đại biểu như Phan Thanh,
Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Khải,…

5


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử và chủ trương đấu tranh của Đảng trong thời kỳ
1936-1939.
Chương 2: Đấu tranh nghị trường trong phong trào dân chủ 1936-1939.

6


NỘI DUNG
Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH
CỦA ĐẢNGTRONG THỜI KỲ 1936-1939

1.1. Tình hình thế giới và trong nước trong thời kỳ 1936-1939
1.1.1. Tình hình thế giới
1.1.1.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới
mới
Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế - xã hội 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến
diễn trình lịch sử thế giới trên nhiều phương diện khác nhau. ỞTây Âu và Bắc
Mỹ, tình trạng tiêu điều của nền kinh tế đã đẩy tuyệt đại đa số dân chúng vào
cảnh sống cùng cực. Tình trạng bao trùm chung ở tất cả các nước tư bản phát
triển là: xã hội mất an ninh nghiêm trọng do tình trạng lạm dụng bạo lực, đặc

biệt là sự thịnh hành của các xu hướng, các phong trào bạo lực xã hội của giới trẻ
vô nghề nghiệp, thất vọng trước cuộc sống hiện tại và bi quan, mất định hướng
về tương lai. Đó chính là mơi sinh lịch sử thuận lợi cho sự xuất hiện các xu
hướng chính trị bạo lực - cực hữu ở các nước tư bản phương Tây, mà hình thức
điển hình nhất là chủ nghĩa phát xít.
Chủ nghĩa phát xít được hình thành trên cơ sở hội tụ những xu hướng chính
trị - xã hội cực hữu phản động nhất đã xuất hiện và phát triển từ nhiều thập kỷ,
như một hệ quả lịch sử tất yếu của sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đồng thời, đây cũng là một hình thức
phản ứng của các thế lực chính trị phản động chống lại làn sóng cách mạng dâng
cao mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất dưới ảnh hưởng của Cách mạng
Tháng Mười Nga (1917).Khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, một
trong những lối thốt mà các chính phủ phương Tây đặt hy vọng vào là tăng
cường chạy đua vũ trang, quân phiệt hố nền kinh tế và tồn bộ thể chế chính trị
- xã hội. Điều cần lưu ý ở đây là, không chỉ các tầng lớp bảo thủ, phản động mà

7


ngay cả một bộ phận rất đông nhân dân lao động, kể cả giai cấp công nhân, cũng
bị ảnh hưởng của tuyên truyền phát xít và hy vọng rằng chính quyền phát xít sẽ
mang lại cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống cho họ. Hiện tượng đó càng cho
thấy tính chất đặc biệt nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít và mức độ khó khăn,
phức tạp của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến
tranh.
Ngay sau khi lên nắm quyền ở Đức (30-1-1933), Hítle (Adolf Hitler) lập
tức thủ tiêu chế độ đại nghị, thiết lập chế độ thống trị quân phiệt, độc tài và sử
dụng vũ lực tối đa tiêu diệt bất cứ lực lượng đối lập nào. Hai đối tượng ở trong
nước mà Hítle tập trung tiêu diệt trước hết là những người cộng sản và người Do
Thái. Đồng thời, Hítle và Chính phủ Quốc xã ra sức chuẩn bị cho một cuộc chiến

tranh tổng lực để mở rộng không gian sinh tồn (Lebensraum) và khẳng định vị
trí bá chủ của chủng tộc thượng đẳng Ariơ (Arier).
Cũng trong thời gian đó, xu thế quân phiệt đã chiếm ưu thế áp đảo trong
chính giới Nhật Bản. Từ sau khi khẳng định được vai trị của mình trong thế giới
của các cường quốc tư bản, Nhật Bản ra sức chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một
cuộc xâm lược đại quy mô để xâm chiếm tồn cõi Á Đơng. Ngày 18-9-1931,
Nhật Bản cho qn tấn công xâm chiếm Mãn Châu làm bàn đạp chuẩn bị cho các
bước bành trướng tiếp theo.
Tháng 10 và tháng 11-1936, Đức, Nhật và Italia đã ký kết một hiệp ước liên
minh chống Quốc tế Cộng sản (Antikominternpakt). Thế là trục phát xít thế giới
Đức - Italia - Nhật Bản đã hình thành, trở thành nguy cơ chiến tranh đe doạ hồ
bình và số phận của tồn nhân loại.
1.1.1.2. Chủ trương của Quốc tế Cộng sản trong việc chống Phát xít, chống
chiến tranh
Mặc dù đã nhận thấy từ khá sớm tính chất nguy hiểm và phản động của chủ
nghĩa phát xít nhưng cho đến trước năm 1933, Quốc tế Cộng sản chưa thực sự
quan tâm đầy đủ đến việc nhận diện bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa phát xít và
chưa đánh giá đầy đủ nguy cơ phát xít hố hệ thống chính trị của các nước tư

8


bản phát triển. Phải cho tới sau khi Hítle lên cầm quyền ở Đức, cơng khai tun
bố các chính sách vị chủng phản động, ra sức kêu gào chiến tranh, triệt để thực
thi chính sách chống cộng thì Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản ở châu
Âu mới bắt đầu thực sự quan tâm đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
Thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa chính trị lớn lao là việc bảo vệ thành công lãnh tụ
cộng sản G. Đimitơrốp (Georgi Dimitrov) trong vụ án “đốt nhà Quốc hội Đức”
[23; tr.216] tại Lépdích năm 1933. Sau đó, trong một số văn kiện của mình,
Quốc tế Cộng sản đã phân tích và bước đầu chỉ ra cho nhân dân lao động toàn

thế giới thấy được bản chất chính trị của chủ nghĩa phát xít.
Cũng trong thời kỳ này bối cảnh chung của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, đòi hỏi Quốc tế Cộng sản với tư
cách là bộ tham mưu chiến lược chung phải có những chỉ đạo mới, sát hợp hơn
với tình hình. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng đã làm hàng chục
nghìn cơng nhân thất nghiệp. Trong khi đó, Quốc tế Cộng sản và hầu hết các
Đảng Cộng sản ở Tây Âu vẫn theo đuổi đường lối cách mạng tả khuynh được
thông qua tại Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1928), do đó các khẩu hiệu tranh đấu
mà họ nêu ra thường ít có sức cuốn hút quần chúng nhân dân, kể cả cơng nhân.
Thêm vào đó, những bất đồng trong phong trào công nhân quốc tế ngày một trở
nên trầm trọng, nhất là từ sau khi Trốtxky (Léon Trotsky) chạy khỏi Liên Xô
(1929) và tuyên truyền cho chủ nghĩa cách mạng cực tả mà trung tâm điểm là
thuyết “cách mạng thường trực” [23; tr.218].
Trong tình hình trên, một sự chuyển hướng chiến lược của Quốc tế Cộng
sản để tiếp tục giương cao ngọn cờ cách mạng lãnh đạo phong trào cộng sản và
cơng nhân tồn thế giới là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết. Bước ngoặt trong
chiến lược có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của phong trào cách
mạng tồn thế giới nói chung cũng như đối với phong trào cách mạng Việt Nam
khởi đầu với Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản diễn ra từ ngày 25-7 đến ngày
20-8-1935 tại Máxtcơva (Liên Xơ), với sự tham gia của 65 đồn đại biểu đại
diện cho các Đảng Cộng sản đến từ khắp các châu lục. Tại đại hội này, Đimitrốp

9


đã trình bày một bản báo cáo chính trị quan trọng, chỉ rõ bản chất chính trị của
chủ nghĩa phát xít. Theo Đimitơrốp, “Chủ nghĩa phát xít nắm chính quyền là nền
chun chính khủng bố cơng khai của những phần tử phản động nhất, sôvanh
nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính”[23; tr.219]. Đồng thời, bản
báo cáo cũng đưa ra một cách phân tích mới, khoa học, làm căn cứ cho sự

chuyển hướng chiến lược cách mạng của phong trào cộng sản và công nhân thế
giới: “Ngày nay, trong nhiều nước tư bản chủ nghĩa, quần chúng lao động trước
mắt phải lựa chọn một cách cụ thể khơng phải giữa nền chun chính vơ sản với
chế độ dân chủ tư sản, mà là giữa chế độ dân chủ tư sản với chủ nghĩa phát
xít”[23; tr. 223].
Trên cơ sở đó Quốc tế Cộng sản đã xác định mục tiêu chiến lược trước mắt
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế không phải là tiến hành cách
mạng vô sản, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nền chun chính vơ sản
và xây dựng xã hội cộng sản, mà ngược lại, tập trung ngọn lửa đấu tranh vào bộ
phận phản động nhất của giai cấp tư sản, tức là đấu tranh chống chủ nghĩa phát
xít, bảo vệ hồ bình, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh thế giới mới. Để thực hiện
mục tiêu nói trên, Quốc tế Cộng sản chủ trương rằng các Đảng Cộng sản ở tất cả
các nước phải thiết lập cho được một liên minh dân chủ rộng rãi, cùng với mọi
giai tầng tiến bộ trong xã hội cùng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, vì tự do,
cơm áo, hồ bình.
Sau 17 năm lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đây là lần
đầu tiên Quốc tế Cộng sản nhận thức lại học thuyết đấu tranh giai cấp, vận dụng
học thuyết này một cách biện chứng, mềm dẻo hơn cho phù hợp với yêu cầu
khách quan của tình hình. Sự chuyển hướng chiến lược của Quốc tế Cộng sản tại
Đại hội lần thứ VII, vừa trực tiếp tạo ra một bước phát triển mới trong phong
trào cách mạng thế giới, vừa có ảnh hưởng lâu dài đối với tư duy chiến lược của
nhiều Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Đông Dương.

10


1.1.1.3. Sự thành lập Mật trận Bình dân ở Pháp
Ở Pháp, các xu hướng chính trị cực hữu, phát xít xuất hiện muộn và tương
đối yếu hơn so với ở một số nước Tây Âu khác. Do tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, đã bắt đầu xuất hiện

một số phong trào phát xít, trong đó, phong trào “Nước Phỏp hnh ng
(Action Franỗaise) v Thp t la (Croix de feu) [13; tr.56] là hai phong trào
phát xít lớn nhất, thường xuyên tổ chức các cuộc diễu hành ở Pari, Lng, v.v.
với sự tham gia của hàng chục nghìn người, ra sức cổ vũ cho xu hướng quân
phiệt, vị chủng và chạy đua vũ trang.
Tuy nhiên, nước Pháp cũng là nước có truyền thống dân chủ và cách mạng
tiêu biểu. Đảng Cộng sản Pháp là một trong những chính đảng lớn, có ảnh hưởng
sâu rộng và uy tín lớn đối với quần chúng nhân dân lao động. Ngay từ cuối năm
1933, đầu năm 1934, Đảng Cộng sản Pháp đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản
đối chủ nghĩa phát xít, lơi cuốn được hàng chục nghìn người tham gia. Theo chỉ
đạo của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Pháp đã kịp thời chuyển hướng chiến
lược, chấm dứt cơng kích chính trị đối với Đảng Dân chủ - Xã hội Pháp và các
đảng phái cánh tả, trung tả hoặc trung gian. Tháng 8-1935, Mặt trận Bình dân
Pháp được thành lập với tên gọi là Tập hợp Dân chúng (Rassemblement
populaire).Mặt trận bình dân Pháp là một hình thức tổ chức giai cấp chống giai
cấp, công nhân đồng minh với nông dân và các giai cấp trung gian để chống chủ
nghĩa phát xít là bọn thay mặt cho giai cấp tư bản tài chính phản động. Đây là
một liên minh dân chủ, chống phát xít do hai tổ chức làm nịng cốt là Đảng Cộng
sản Pháp và Đảng Dân chủ - Xã hội Pháp, ngồi ra cịn có một số tổ chức tiến bộ
khác. Trong cuộc bầu cử Nghị viện Pháp tổ chức vào ngày 3-5-1936 Mặt trận
Bình dân Pháp đã giành thắng lợi. Đầu tháng 6, Chính phủ Bình dân Pháp do
Lêông Blum (Léon Blum) đứng đầu được thành lập với M.Mutê (Marius
Moutet) là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa.
Việc Chính phủ Bình dân Pháp được thành lập là một thắng lợi lớn của
phong trào dân chủ, chống phát xít. Chính phủ Blum tuyên bố sẽ tiến hành một

11


số cải cách dân chủ ở Pháp. Mặt trận bình dân đối với các dân tộc thuộc địa chỉ

hứa hẹn có một điều là gửi một phái bộ đi điều tra tình hình kinh tế, chính trị và
xã hội ở các xứ thuộc địa rồi mới định kế hoạch cải cách.
Dân tộc Xiri đã được hưởng quyền tự trị. Ở Tây châu Phi, dân chúng được
hưởng các quyền tự do dân chủ như ở Pháp, Đảng Cộng sản được chính thức
thành lập. Ở Angiêri và Tuynidi được tự do lập nghiệp đồn và được cơng khai
tun truyền chủ nghĩa cộng sản, ở Angiêri luật định mỗi tuần lễ làm việc 40 giờ
cũng đã ban bố. Phái bộ điều tra đã tới các xứ thuộc địa ở Phi châu. Đối với
Đông Dương thì hàng ngàn chính trị phạm được ân xá, luật lao động tuy rất eo
hẹp và có nhiều chỗ khuyết điểm, nhưng cũng đã ban bố rồi, phái bộ điều tra
chưa sang Đơng Dương, nhưng Mặt trận bình dân đã phái ông Godart làm đại sứ
lao động sang quan sát tình hình của quần chúng lao khổ xứ ta.Nói chung, các
dân tộc thuộc địa đều được cải cách trên ấy là nhờ họ đã dũng cảm tranh đấu và
nhờ có Mặt trận bình dân giúp đỡ.
Những điều cải cách của Chính phủ Mặt trận bình dân cho dân chúng bên
chính quốc và ở các xứ thuộc địa vẫn cịn ít ỏi quá, nhưng chúng ta không nên
quên rằng Mặt trận bình dân cịn ở trong phạm vi chế độ tư bản, Chính phủ Blum
khơng phải là chính phủ cách mạng thì dân chúng khơng nên hy vọng q cao xa
nơi Mặt trận bình dân mà thành thất vọng. Các điều cải cách nói trên đây tuy ít,
nhưng các chính phủ phản động Đumécgơ, Phlăngđanh, Lavan, không bao giờ
chịu cho; cịn nếu bọn phát xít Đờ la Rốccơ, Đơriơ nắm chính quyền thì chẳng
những dân chúng khơng hưởng một điều cải cách nào, mà lại còn mất hết các
quyền tự do dân chủ của nhân dân Pháp đã phải làm ba lần cách mạng lưu huyết
mới có được.
Tuy nhiên, so với các chính phủ trước đây của giới tư bản tài phiệt Pháp thì
thái độ đó của Chính phủ Bình dân Pháp cũng đã là một chuyển biến đáng kể,
một điều kiện thuận lợi cho bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân
tộc tại các nước là thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam.

12



1.1.2. Tình hình trong nước
1.1.2.1. Xã hội Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933
Về chính trị:Ở Việt Nam nói riêng và Đơng Dương nói chung, quyền cai trị
vẫn thuộc về tay bọn thực dân. Trước sự biến chuyển tình hình chính trị của
Pháp nghiên về phía tả, chúng thi hành chính sách áp bức, khủng bố trắng trợn.
Nhưng trung thành với bọn trùm tài chính đầu sỏ, chung vẫn dùng mọi thủ đoạn
để trì hỗn hoặc khơng thi hành chính sách của chính phủ phe tả, kìm hãm
phong trào cách mạng Việt Nam đang phát triển và chuẩn bị sẵn sàng trở lại đàn
áp, khủng bố khi tình hình chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho chúng.
Từ cuối năm 1935, đầu năm 1936 nền kinh tế xứ thuộc địa Đơng Dương có
dấu hiệu bắt đầu khơi phục trên một số lĩnh vực, tuy nhiên vẫn còn tiêu điều, kiệt
quệ do hậu quả của thời kỳ đại khủng hoảng trầm trọng và kéo dài. Bức tranh
chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này vẫn còn khá đen tối, do kết
quả của việc chính quyền thuộc địa ở Đơng Dương vẫn tiếp tục kéo dài chính
sách kinh tế áp dụng cho thời kỳ khủng hoảng. Một số cơng ty lớn có quan hệ
chặt chẽ với giới tài phiệt Pháp tiếp tục được hỗ trợ, được vay vốn ưu đãi, trong
khi hàng loạt những công ty nhỏ vẫn tiếp tục bịthả nổi. Do chính sách này mà
các doanh nghiệp của giới chủ bản xứ tiếp tục bị chèn ép gay gắt và tình cảnh
của họ vẫn khơng được cải thiện đáng kể sau thời kỳ khủng hoảng.
Trong nông nghiệp: Q trình tích tụ ruộng đất trong tay một số nhỏ đại địa
chủ bản xứ và chủ đồn điền người Pháp vẫn tiếp tục được chính quyền thực dân
thúc đẩy, đưa tới chỗ là hàng triệu nông dân Việt Nam bị mất đất, địa chủ hạng
nhỏ và vừa cũng tiếp tục bị khuynh gia bại sản. “Trong những năm 1936-1939,
tại đồng bằng Bắc Kì có1.933.000 xuất đinh thì 968.000 người khơng có ruộng.
Ở Trung Kì, số người khơng có ruộng và có ruộng dưới 0,5 ha ở tỉnh Quảng Trị
chiếm 69,5%, ở tỉnh Thừa thiên là78%, Bình Định 74%, Phú n và Khánh Hịa
là 50,9%. Ở Nam Kì, 909 địa chủ chiếm hữu hơn 480.000 ha, trung bình
530ha/người” [35;tr.106-107]. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, phần lớn ruộng
đất tập trung vào tay tư sản Pháp và một số ít vào tay địa chủ, quan lại người


13


Việt. Trong tồn quốc, khoảng 2/3 hộ nơng dân khơng có ruộng hoặc ít ruộng
(khoảng13-14triệu người).Đại bộ phận đất đai nơng nghiệp độc canh trồng lúa,
phần cịn lại trồng hoa màu. Các đồn điền trồng cây công nghiệp phân bố ở Nam
Kỳ và Trung Kỳ, tính đến năm 1939, tổng số diện tích trồng cao su ở Việt Nam
là 86.682 ha. “Vào đầu năm 1937, Việt Nam có 920 đồn điền (Nam Kì có 902
đồn điền, Trung Kì có 17 đồn điền,Bắc Kì có 1 đồn điền) trong tổng số 1.005
đồn điền tồn Đơng Dương” [35; tr.107]. Đại đa số các đồn điền này nằm trong
tay tư bản nước ngoài.
Về công nghiệp: Trước hết phải kể đến công nghiệp khai thác mỏ, trong
thời kì 1936 – 1939, nhìn chung ngành công nghiệp khai thác mỏ được đẩy mạnh
hơn trước thời kì khủng hoảng, nhất là khai thác than. “Tổng sản lượng than năm
1936 – 1939 là 9,344 triệu tấn, (năm 1936 là 2,186 triệu tấn, năm 1937 là 2,308
triệu tấn, năm 1938 là 2,235 triệu tấn, năm 1939 là 2,615 triệu tấn)” [35;
tr.108]. Cơng ti Bơng vải sợi Bắc Kì gần như chiếm độc quyền ngành công
nghiệp dệt. sản phẩm không những tiêu thụ ở thị trường Việt Nam mà cịn xuất
khẩu sang các nước khác. Ngành cơng nghiệp nấu rượu phát triển rất mạnh và do
các công ti tư bản Pháp nắm độc quyền. Về sản xuất xi măng, cơng ti Porland có
một nhà máy duy nhất ở Hải Phịng. Sản lượng xi măng ln tăng lên năm 1939
là 306.000 tấn. Các ngành công nghiệp khác như điện nước, cơ khí,đường giấy,
diêm…ít phát triển.
Về thương nghiệp: Chính quyền thực dân Pháp nắm độc quyền bán thuốc
phiện, rượu, muối đã thu được lợi nhuận khổng lồ.Về ngoại thươngxuất khẩu các
mặt hàng chủ yếu là khống sản, nơng sản, nhập khẩu máy móc và hàng tiêu
dùng. Các cơng ti tư bản nắm độc quyền xuất nhập khẩu và thực hiện hàng rào
thuế quan khép kín trong khu vực Liên hiệp Pháp. Gạo là hàng xuất khẩu chính,
các cơng ti thương nghiệp Pháp nắm 86% số lượng gạo xuất khẩu, năm 1936,

gạo thu mua ở Việt Nam là 13 Phơ răng/tạ nhưng xuất khẩu bán cho các nước
khác có khi lên đến 80 Phơ răng/tạ.

14


Về lĩnh vực tài chính, tiền tệ: Ngân hàng Đơng Dương giữ độc quyền phát
hành giấy bạc ở Đông Dương. Thời kì 1936-1939, đồng bạc Đơng Dương bị lạm
phát. Nhà băng Đông Dương tăng cường phát hành giấy bạc. “Năm 1935, giấy
bạc lưu hành là 88,3 triệu đồng, năm 1936 là 113,8 triệu đồng, năm 1937 là
151,3 triệu đồng, năm 1938 là 173,8 triệu đồng và năm1939 là 216,3 triệu
đồng” [13; tr.18]. Chính quyền thực dân thu hồi dần những đồng bạc mới đúc
trong thời kì khủng hoảng, đồng thời ra sức vơ vét vàng. Trên thị trường Đông
Dương chỉ cịn lưu hành những giấy bạc mất giá.
Chính sách tài chính - sưu thuế của chính quyền thực dân vẫn khơng có
thay đổi gì đáng kể. Cuối năm 1937, đầu năm 1938, chính quyền thực dân lại
ban hành một số nghị định mới quy định “chính sách thuế luỹ tiến”[13; tr.19-20]
ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, thay cho cách thu thuế thân đồng loạt trước
đâyHậu quả là quảng đại dân chúng vẫn còng lưng gánh chịu mọi thứ luỹ tiến,
cịn chính quyền thực dân và bọn tay sai thì vơ vét được nhiều thêm. Ngồi ra,
chính quyền thực dân còn đặt thêm một số loại thuế mới, như thuế cư trú, thuế
lợi tức... “Lạm phát tiền tệ cũng là một trong các thủ đoạn thực dân Pháp áp
dụng để bóc lột nhân dân ta. Nếu năm 1935 số giấy bạc lưu thơng là 88.316.000
đồng thì năm 1937 đã tăng lên tới 125.100.000 đồng và năm 1939 là
250.000.000 đồng” [34; tr.324]. Rõ ràng là tốc độ tăng lượng tiền này quá cao so
với tốc độ phục hồi kinh tế.
Do tốc độ phục hồi kinh tế tương đối chậm và do các thủ đoạn bóc lột tinh
vi, tàn bạo nói trên của thực dân Pháp mà đời sống của quảng đại dân chúng Việt
Nam trong thời kỳ “phục hồi kinh tế” vẫn rất khó khăn. Ở thành thị và các khu
công nghiệp, cuộc sống của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao

động khác cũng chưa được cải thiện chút nào sau khi khủng hoảng kinh tế đã dịu
bớt. Theo một số nguồn tài liệu thì đến năm 1937 tổng số công nhân ở Việt Nam
ước chừng chỉ 150.000 người và số người thất nghiệp có đăng ký chính thức là
hơn 40.000 người. Khơng chỉ cuộc sống của những người cơng nhân thất nghiệp
và gia đình họ mới lâm vào cảnh khốn cùng, tuyệt vọng, mà ngay cả những

15


người đang có việc làm thì cuộc sống cũng rất khó khăn. Lý do chính là giới chủ
vẫn tiếp tục duy trì kiểu trả lương của thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Một số chính sách cụ thể của chính quyền thực dân trong thời kỳ này đã
làm cho cuộc sống của công nhân, viên chức và dân chúng bản xứ thêm khốn
khó. Trước hết phải kể đến chính sách phá giá đồng phơ răng của Pháp. “Ở Đông
Dương, mệnh giá của đồng bạc Đông Dương (piastres) gắn chặt với mệnh giá
của đồng phrăng. Do đó, việc đồng phơ răng bị phá giá cũng có nghĩa là đồng
piastres bị mất giá. Chỉ với trò xiếc tiền tệ này bọn tư bản tài phiệt ở Đông
Dương đã kiếm thêm được tới 15 triệu piastres, trong khi đó thì giá cả các mặt
hàng sinh hoạt thiết yếu bị đẩy lên từ 20% đến 50%, thậm chí tới 70% hoặc trên
100%” [25; tr.49-51].
Tình hình trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1936-1939,
tuy đã dần dần khôi phục lại sau khủng hoảng, nhưng sự phục hồi chậm chạp,
không chắc chắn. Thêm vào đó, các chính sách kinh tế của chính quyền thuộc
địa chỉ chú trọng việc bảo hộ quyền lợi của giới tài phiệt, tiếp tục là nguyên nhân
khiến cho cuộc sống của nhân dân lao động bản xứ lâm vào cùng quẫn, trong khi
đó tình cảnh của các tầng lớp trung gian và thượng lưu cũng vẫn tiếp tục bị đe
doạ. Đây chính là cơ sở cho bước phát triển mới của phong trào dân tộc dân.
Tình hình kinh tế đã ảnh hưởng đến đời sống của các giai cấp, tầng lớp
nhân dân Việt Nam, đặc biệt là công nhân, nông dân và tiểu tư sản. Giai cấp
công nhân Việt Nam , năm 1929, ở Việt Nam có 221.000 cơng nhân. Trong

những năm khủng hoảng kinh tế, hàng vạn công nhân bị sa thải. Giữa những
năm 1930, kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi, thậm chí có một số ngành đã phát
triển, nhưng số công nhân được trưng dụng vào các cơ sở kinh tế chưa nhiều.
Tới năm 1937 chí có hơn 150.000 cơng nhân có việc làm. Theo số lượng thống
kê của cơ quan lao động chính quyền thực dân, năm 1936 vẫn cịn 408.336 người
thất nghiệp. “Chính quyền thực dân ra nghị định lương tối thiểu cho cơng nhân
(Bắc Kì ngày 13 – 8- 1937, Trung Kì ngày 17 -12-1939, Nam Kì năm 1937)”
[13; tr.21]. Báo En Avant, ngày 27 – 8 -1937 viết: “ấn định lương tối thiểu hay

16


hợp pháp hóa lương chết đói” [44; tr.132], trong khi giá sinh hoạt tăng vọt, chất
lượng cuộc sống người làm cơng ăn lương giảm sút nhiều. Thời kì 1936 -1939,
đa số nơng dân khơng có ruộng đất, hoặc có rất ít. Họ phải lĩnh canh ruộng đất
của địa chủ để cày cấy, hoặc đi làm mướn, địa tô chiếm một nửa hoa lợi mùa
mang. Người tá điền còn phải làm khơng cơng cho địa chủ một số ngay khi có
u cầu. Trong khi đó, thiên tai, lũ lụt, vỡ đê liên tiếp xảy ra. Năm nào cũng có
nạn đói, năm 1937, nạn đói xảy ra gần khắp Bắc Kì. Nhiều tỉnh đồng bằng và
trung du ngập lụt, mùa màng thất bát. Nạn đói ở tỉnh Kiến An được báo Bạn
Dân, số ra ngày 29 – 7 – 1937 viết như sau: “Đến hạng bần nơng thì cực kì khốn
khổ. Họ khơng dám ăn cơm vì thổi cơm thì q tốn gạo. Họ phải ăn thứ cháo
lỗng cho đỡ đói và khỏi bị chết, ấy mà hai ba ngày họ mới được một bữa cháo
như thế mà ăn. Tuy thế họ cịn khá lám đấy” [44; tr. 135]. Nạn đói khơng chỉ xảy
ra ở Bắc Kì, Trung Kì mà cịn ở cả Nam kì, vựa lúa của Việt Nam. Ngồi ra, ở
các làng xã, người nơng dân cịn phải chịu những khoản phụ thu, lạm bổ của bọn
lí dịch, cường hào ác bá, những hủ tục cưới cheo, đình đám làm cho đời sống của
người nơng dân vơ cùng cơ cực.
Tình cảnh của giai cấp tư sản Việt Nam cũng không khá hơn. Họ bị đánh
thuế nặng nề và bị tư sản Pháp chèn ép. Một số bị phá sản, một số có vốn nhỏ bé,

khơng có khả năng lặp các công ty lớn. Giai cấp tư sản Việt Nam không có vai
trị đáng kể trong nền kinh tế. Thương nhân Việt Nam vốn ít. Nhiều người trong
tầng lớp tư sản bị thất nghiệp, người có việc thì bị ngược đãi. Sinh viên các
trường Đại học tốt nghiệp ra khơng có việc làm. Công chức lương thấp, không
đủ sống, phải vay nợ. Tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ bị các chủ đồn điền người
Pháp và các địa chủ người Việt chèn ép, lấn chiếm ruộng đất, dùng mọi thủ đoạn
phá hoại khiến cho sản xuất bị thua lỗ, khơng ít người bị tịch biên ruộng đất hoặc
phải bán ruộng.
Những tầng lớp lao động khác, như thợ may, những người làm nghề thủ
công phải chịu cảnh thuế má nặng nề, mức sống thấp do sinh hoạt đắc đỏ. Nhìn
chung, trong thời kì 1936 – 1939, đời sống của đa số nhân dân khó khăn, cơ cực.

17


Chính vì thế, họ đã hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền sống,
quyền tự do, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
1.1.2.2. Chính sách khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam của
thực dân Pháp sau phong trào 1930-1931 thất bại.
Từ sau phong trào đấu tranh 1930-1931 thất bại, thực dân Pháp đã thi hành
chính sách hai mặt: Khủng bố, tàn sát đi đôi với lừa bịp, mị dân. Chúng đã lập
thêm nhà tù giam giữ, tra tấn dã man tù chính trị, mở nhiều phiên tịa xét xử, giết
hại, đày biệt những chiến sĩ cộng sản, cấu kết với bọn phản động nước ngoài truy
nã các nhà cách mạng Việt Nam. Đồng thời chúng quảng cáo ầm ĩ về “Bảo Đại
hồi loan”, “Cải tổ Nam triều” [5; tr.9], lập hội đồng tư vấn Trung Kỳ, tô vẽ cho
các hội đồng quản hạt Nam kỳ, viện dân biểu Bắc Kỳ, cổ động cho thuyết “PhápViệt đề huề”. Chúng ra sức phát triển tôn giáo: Thiên chúa giáo, Phật học, Cao
đài, Tin lành và các tệ nạn mê tín dị đoan, khuyến khích mở nhiều sịng bạc, tiệm
hút thuốc phiện, tiệm nhảy, nhà chứa, gieo rắc những quan điểm văn học, nghệ
thuật lãng mạn, đồi trụy, phản động, vu cáo xuyên tạc “cộng sản là giết người,
cướp của, phá rối trị an”[5; tr.9]. Không chỉ khủng bố nhằm tiêu diệt Đảng

Cộng Sản và lực lượng yêu nước, thực dân Pháp còn thi hành các chính sách về
kinh tế nhằm bóp ngặt đời sống của các tầng lớp dân tộc ta. Cuối năm 1931,
hàng vạn người bị bắt, các nhà tù Hỏa Lò ( Hà Nội), Khám Lớn ( Sài Gòn, nhà tù
Côn Đảo, các nhà ngục Công Tum, La Bảo, Sơn La và các trại giam ở nhiều nơi
khác chật đầy tù chính trị. “Theo niên biểu thống kê Đơng Dương, từ năm 19301933, thực dân Pháp bắt giam 246.532 người” [10; tr.173]. “Riêng nhà tù Côn
Đảo, trong những năm 1930-1935, 833 tù chính trị bị tra tấn đến chết, ở nhà
ngục Công Tum 300 người bị thủ tiêu. Ở Bắc kỳ trong hai năm 1930-1931, thực
dân Pháp đã mở 21 phiên tịa đại hình xử 1094, trong đó có 164 án tử hình, 114
án khổ sai chung thân, 420 án đày biệt xứ. Từ năm 1930 đến đầu năm 1933, Hội
đồng đề hình và tịa án phong kiến bù nhìn đã xử 6.902 vụ, trong đó có 188
người bị kết án tử hình. Ở Nam Kỳ, tịa án đại hình Sài Gòn tháng 5-1933 đã kết

18


án 8 người tử hình, 19 người tù chung thân và 79 người bị án tù từ 5-20 năm”
[49; tr.267].
Thực dân Pháp còn cấu kết với bọn đế quốc và bọn phản động quốc tế như :
Đế quốc Anh, Hà Lan, Nhật và bọn phản động cầm quyền ở Trung Quốc, Thái
Lan để săn lùng các nhà cách mạng Việt Nam. Đi đơi với chính sách khủng bố,
tàn sát, thực dân Pháp thực hiện thủ đoạn mị dân, lừa bịp. Tháng 6 năm 1931,
chúng lập ra cái gọi là Ủy ban điều tra để nghiên cứu tình hình Đơng Dương.
Tháng 10 năm 1931, Rây-ô (Paul Reynaud) Bộ trưởng bộ Thuộc địa sang nghiên
cứu tình hình và đề ra dự kiến cải cách chế độ thuộc địa. Năm 1932 vua bù nhìn
Bảo Đại được đưa về nước với một chương trình cải cách: Lập nội các mới, cải
tổ nền giáo dục sơ học, cải tổ ngành tư pháp bản xứ,…
Trong khi củng cố bộ máy chính quyền bù nhìn, thực dân Pháp đã thi hành
một số cải cách nhằm lôi kéo tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, trí thức cao cấp,
tăng số nghị viên người Việt vào các cơ quan thuộc địa, mở các kỳ thi tuyển
chọn quan lại, cho người Việt vào làng Tây rộng rãi hơn. Ngoài ra thực dân Pháp

cịn thi hành một số chính sách về kinh tế như: Lập một số công ty kinh doanh
công nghiệp không quan trọng, cho đấu thầu một số cơng trình thủy lợi, cầu
đường, kiến trúc với số vốn nhỏ để khuyến khích người bản xứ tham gia. Về
giáo dục, Pháp tổ chức lại các trường cao đẳng Đông Phương và trường Luật, đặt
thêm các ngạch học quan ở Bắc Kỳ, chúng còn cấp học bổng cho con cháu quan
lại, những người thuộc tầng lớp trên khi sang Pháp du học. Về Xã hội, thực dân
Pháp lợi dụng tôn giáo và tổ chức các xứ hội, tỉnh hội Phật học ở Bắc Kỳ, Trung
kỳ, tổ chức các chi phái phật giáo ở Nam Kỳ, tạo điều kiện phát triển đạo Cao
Đài. Thực dân Pháp còn cổ vũ lối sống trụy lạc của thanh niên ở các đô thị,
thành phố bằng cách mở các sịng bạc, các tiệm hút chích ở các khu vực trung
tâm. Những chính sách khủng bố, tàn sát cán bộ cách mạng, cùng với chính sách
lừa bịp, mỵ dân đã làm cho phong trào cách mạng tạm lắng xuống một thời gian,
nhưng đó chỉ là sự tạm lắng tạm thời, trong khoảng thời gian đó vẫn có các

19


phong trào đấu tranh diễn ra bí mật và phong trào sẽ bùng nổ trở lại khi có thời
cơ.
1.1.2.3. Phong trào đấu tranh chống khủng bố của thực dân Pháp và sự
phục hồi lực lượng cách mạng của Đảng ( 1933-1935)
- Đấu tranh chống khủng bố của thực dân Pháp (1932-1935).
Sự khủng bố tàn bạo của địch đối với cao trào cách mạng năm 1930-1931
và Xôviết Nghệ - Tĩnh đã gây cho cách mạng nước ta nhiều khó khăn và tổn thất
lớn. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới tỉnh đều bị phá vỡ, hầu
hết cán bộ lãnh đạo bị bắt giam, một số bị giết, cơ sở Đảng và đoàn thể quần
chúng nhiều vùng cũng bị tan tác.Thế nhưng thực dân Pháp không thể nào tiêu
diệt được Cách mạng Việt Nam, trong bối cảnh bị “khủng bố trắng” nhưng
những người cộng sản vẫn chiến đấu. Với khẩu hiệu biến nhà tù đế quốc thành
trường học, những cán bộ của Đảng đã tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo phong trào,

biên soạn tài liệu lý luận, chính trị để dạy học, mở các lớp học văn hóa, hoặc ra
báo tường. Các cán bộ, đảng viên và nhiều hội viên các đoàn thể đã tỏ thái độ
kiên cường, bất khuất trước sự tra tấn cực hình, mua chuộc, dụ dỗ của địch, giữ
vững khí tiết cách mạng. Ngay khi đứng trước toà án địch hay sắp lấy máy chém,
nhiều đồng chí đã nêu gương sáng của người chiến sĩ cộng sản Trần Phú nói
thẳng với quan tồ: “những cơng việc của Đảng tơi, tơi chỉ nói với Đảng tơi mà
thơi”[13; tr.35], khi sắp mất, đồng chí cịn dặn các đảng viên trong tù '”hãy giữ
vững chí khí chiến đấu” [13; tr.35]. Ngơ Gia Tự cũng nói với chúng: “chính đế
quốc Pháp cướp nước của chúng tơi, chính các ông mới giết người, cướp của”
[13; tr.35]. Lý Tự Trọng đi ra pháp trường vẫn hô khẩu hiệu đả đảo đế quốc
Pháp, dõng dạc hát Quốc tế ca khi bước lên máy chém. Trong các năm 1932 1933, nhiều cán bộ, đảng viên đã biến vành móng ngựa trong tồ án địch thành
diễn đàn tố cáo địch. Nguyễn Đức Cảnh bị án tử hình vẫn suy nghĩ viết bản tổng
kết công tác công vận cho Đảng.Ở trong tù, các đồng chí đã lập ra các chi bộ,
lãnh đạo đấu tranh chống chế độ nhà tù dã man, tàn ác, giữ vững và cổ vũ tinh
thần cách mạng. Các đồng chí đã biến nhà tù thành trường học để huấn luyện cán

20


bộ, đảng viên về lý luận, chính trị và văn hố. Ở trong tù, một số đồng chí từ
những tài liệu đã đọc, tự soạn tóm tắt rồi chép lại như: Những vấn đề cơ bản của
cách mạng Đông Dương, Lịch sử tóm tắt ba Quốc tế… Một số đồng chí ở Nhà tù
Cơn Đảo nhờ giữ được liên lạc thường xuyên với tổ chức bên ngoài nên nhận
được cả báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp và các tác phẩm
kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin. Các đồng chí đã lược dịch được nhiều tài
liệu, như: Tun ngơn của Đảng Cộng sản, Tư bản, Làm gì, Bệnh ấu trĩ “tả
khuynh” trong phong trào cộng sản, Nhà nước và cách mạng, Nguyên lý chủ
nghĩa Lênin,v.v..
Các đồng chí cịn ra báo chí trong tù, ở Cơn Đảo, có báo Người tù đỏ và tạp
chí Ý kiến chung do Nguyễn Văn Cừ phụ trách, ở Hoả Lò Hà Nội, hai tờ

báo Đuốc đưa đường (do Lê Duẩn làm chủ bút) và tờ Con đường chính (do
Trường Chinh làm chủ bút). Ở Nhà lao Vinh cịn có báo bằng miệng như Đề lao
tuần báo, Tiếng nhà pha, có tiểu thuyết bằng miệng Giọt máu hồng, có cả kịch
được diễn trong tù.
Cuộc đấu tranh tư tưởng trong các nhà tù cũng diễn ra trên nhiều mặt chống
lại các khuynh hướng tư tưởng dao động, thoả hiệp, dân tộc hẹp hòi trước hết đối
với các đảng viên Quốc dân Đảng ở Hỏa Lị, Cơn Đảo, Sơn La. Qua cuộc đấu
tranh này, quan điểm cách mạng của Đảng đã thuyết phục một số cán bộ lãnh
đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng, đưa họ vào hàng ngũ những người cộng sản,
cô lập những kẻ ngoan cố.
Ở những nơi có điều kiện, chi bộ Đảng trong tù đã tổ chức cho Đảng viên
vượt ngục để ra gây dựng cơ sở Đảng và quần chúng bên ngoài. Nhiều cán bộ
lãnh đạo bị giặc bắt, các chiến sĩ cộng sản hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan
lần lượt tìm cách trở về nước hoạt động. Tại những tỉnh biên giới Việt Nam Trung Quốc như Cao Bằng, Lạng Sơn, hay biên giới Lào - Thái như Thà Khét,
Xavanakhẹt, các cơ sở cách mạng dần dần được phục hồi.
Giữa lúc cơ sở cách mạng và quần chúng bị khủng bố trắng, Năm 1932,
theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên

21


cộng sản hoạt động ở trong nước và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung
ương Đảng. Tháng 6 - 1932, Chương trình hành động của Đảng được soạn thảo,
nội dung chủ yếu là đòi các quyền dân chủ cho nhân dân lao động, đòi trả lại tự
do cho tất cả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất cơng, vơ lý, xố độc quyền muối,
rượu... Chương trình hành động còn nêu lên sự cấp thiết phải củng cố, phát triển
các tổ chức của Đảng cũng như các tổ chức quần chúng, đề ra những yêu cầu cụ
thể cho từng giai cấp, tầng lớp nhân dân, như công nhân, nơng dân, binh lính,
thợ thủ cơng, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị, thanh niên, phụ nữ...
Dựa vào chương trình này, quần chúng cơng nơng đã sáng tạo ra các hình

thức tổ chức và đấu tranh phù hợp. Nhiều đồn thể sơ khai, như hội cày, hội gặt,
đá bóng, đọc sách báo, hội hiếu hỷ... đã được lập ra. Phong trào đấu tranh của
quần chúng dần dần nhen nhóm trở lại.
Năm 1932, có 230 vụ đấu tranh của cơng nhân, năm 1938 có 244 vụ. Ở Bắc
Kỳ từ năm 1931 đến năm 1935, có 551 vụ. Những cuộc đấu tranh này phần lớn
là tự phát, đã lác đác nổ ra trong những năm 1032-1935 chống lại chính sách
khủng bố, đàn áp cách mạng Việt Nam của thực dân Pháp. Tiêu biểu là cuộc
đình cơng cuả thợ nhà máy xay gạo và sở nông nghiệp tại Chợ Lớn (5-1934),
Kho dầu xăng Phú Xuân, hãng Ba Son, các cuộc bãi công liên tiếp của công
nhân làm đường xe lửa Quảng Nam, Quảng Ngãi (từ đầu năm 1932 đến năm
1933), công nhân Nhà máy in Ác-đanh, Textơlanh, Opêniơng ở Sài Gịn, cơng
nhân xe kéo ở Gia Định, công nhân đồn điền Phú Quốc, Dầu Tiếng… Phong trào
nông dân cũng cũng chớm dậy tại những nơi có phong trào cũ như Gia Định,
Chợ Lớn, Chợ Mới ( Long Xuyên), Càn Long (Trà Vinh)… chống lại các thứ
thuế. Những cuộc biểu tình cịn nổ ra ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Phan Rang. Tháng 71933, tại Sóc Trăng, Cao Mên đã xảy ra việc nơng dân chiếm thuyền lấy thóc ở
Cái Trực và Thuận Hóa. Tại Bắc Kỳ, đặc biệt là các tỉnh Cao Bằng, “tháng 41933, báo Cờ đỏ được in ra để làm cơ quan tuyên truyền. Tháng 9-1934, Truyền
đơn rải ở Sóc Giang để kỷ niệm Xô-viết Nghệ Tĩnh” [35; 104]. Cuộc đấu tranh
của nhân dân với bọn thống trị cũng diễn ra, như đồn đại biểu lên phủ Hịa An

22


×