Vấn đề:
Chứng minh nội dung Hội nghị Trung ương lần VIII (5/1941) là sự
trở lại của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam kể từ sau sự
kiện Hội nghị Trung ương lần I (10/1930) ?
I. Hoàn cảnh đưa đến quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925), tư tưởng
của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin đã
được truyền bá rộng rãi trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhờ
vậy, phong trào công nhân Việt Nam ngày càng phát triển và có sự chuyển
biến nhanh chóng về chất.
Đến năm 1928 với phong trào “Vô sản hóa” đã có tác dụng tích cực
trong việc thúc đẩy và nâng cao ý thức giác ngộ cũng như lập trường cách
mạng cho giai cấp công nhân.
Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở
nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đuờng cách mạng vô sản,
đã phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là những cuộc bãi công ở nhà máy xi măng
Hải Phòng, nhà máy Ba Son, đồn điền cao su Phú Riềng, nhà máy xe lửa
Trường Thi (Vinh),… Trước tình hình đó, Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên không còn đủ sức để lãnh đạo nữa. Cần phải thành lập một Đảng Cộng
sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào công nhân, giai cấp nông dân cùng các
lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong
kiến tay sai, giành lấy độc lập và tự do.
Nhìn chung, trong thời kỳ 1926 – 1929, phong trào công nhân Việt
Nam đã có những bước tiến bộ mới, đi vào đấu tranh tự giác, có ý thức và tổ
chức chặt chẽ hơn, với quy mô ngày càng lớn hơn, công nhân không chỉ đấu
tranh về mặt kinh tế mà còn đấu tranh chính trị, văn hóa,…
Đến cuối năm 1929 khi mà phong trào công nhân đã phát triển rầm rộ
và dâng thành một làn sóng dữ dội g thì lúc đó, lần lượt ba tổ chức Đảng
Cộng sản cũng đã ra đời, hoạt động tích cực và lôi kéo được đông đảo tầng
lớp nhân dân tham gia. Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đã có một
bước phát triển nhảy vọt.
Nhưng sau khi ra đời, trong quá trình tuyên truyền, vận động quần
chúng, các tổ chức Cộng sản hoạt động tranhh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
Tình trạng đó gây tổn hại cho sự phát triển của phong trào cách mạng và gây
nên tâm trạng nghi ngờ, hoang mang cho quần chúng. Sự hoạt động riêng rẽ
của ba tổ chức đó làm cho sức mạnh của cách mạng bị phân tán.
Do đó, nhu cầu thành lập một chính Đảng duy nhất để lãnh đạo cách
mạng của quần chúng, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc là một yêu cầu
cấp bách và cần thiết nhất.
1
II. Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930), thông qua Cương lĩnh
Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, cũng chính là
đường lối đúng đắn cho con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam
Đến đầu năm 1930, trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng
trong nước đang lên mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc được sự ủy
nhiệm của Quốc tế Cộng sản đã đến Hương Cảng (Trung Quốc), triệu tập Hội
nghị nhằm hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất ở Việt Nam.
Đến đầu tháng giêng năm 1930, Hội nghị thống nhất thành lập Đảng
được tổ chức dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu đã nhất trí
hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng thời thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt,
Chương trình tóm tắt (còn gọi là Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng).
Nội dung Cương lĩnh Chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo:
- Xác định tính chất xã hội Việt Nam: là xã hội thuộc địa nửa phong kiến,
mâu thuẫn cơ bản nhất là giữa dân tộc Việt Nam với bọn thực dân Pháp xâm lược.
- Kẻ thù cách mạng: là bọn đế quốc xâm lược nói chung và vua quan
phong kiến, bọn tư sản phản cách mạng.
- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai,
làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ công nông binh, tổ
chức ra quân đội công nông, thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu hết ruộng đất
của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách
mạng ruộng đất để đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến. Gắn liền nhiệm vụ
dân tộc với dân chủ, hai nhiệm vụ đó có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Phuơng hướng chiến lược cách mạng: chủ trương làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản.
- Lực lượng cách mạng: cương lĩnh chỉ rõ giai cấp công nhân và nông
dân là lực lượng chính. Trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Ngoài
ra, cương lĩnh còn mở rộng, “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung
nông để kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn các tầng lớp trung, tiểu địa chủ và
tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải sự dụng, ít nhất là làm
cho họ trung lập. Bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”.
- Về phương pháp cách mạng: đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau,
từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế cho đến đấu tranh chính trị, kết hợp đấu
tranh vũ trang, khi có thời cơ đến thì tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Mục tiêu cách mạng: giành độc lập dân tộc, làm cho Việt Nam hoàn
toàn độc lập, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và phong kiến chia cho dân
cày nghèo, đem lại tự do, dân chủ và bình đẳng cho nhân dân.
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua bộ tham mưu hay
chính đảng lãnh đạo của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa
Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và phải liên hệ mật thiết với nhân dân.
2
- Tổ chức cách mạng: phải thiết lập được liên minh công – nông. Trên
cơ sở đó thiết lập nên một mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết toàn dân
thực hiện nhiệm vụ cách mạng.
- Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách
mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân trên thế giới.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
một cương lĩnh về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng
tạo, thấm nhuần quan điểm giai cấp và tính dân tộc sâu sắc. Cương lĩnh thể hiện
một tư tưởng cốt lõi nhất đó là độc lập dân tộc và tự do, đáp ứng được nguyện
vọng khát khao của nhân dân Việt, giải quyết đúng đắn những yêu cầu trước mắt
của dân tộc một cách chính xác và kịp thời. Đó là tiền đề cho sự phát triển và
thắng lợi của cách mạng Việt Nam giai đoạn sau. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn
theo sát và gắn liền với con đường cách mạng Việt Nam, vì vậy sau này trong
Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (5/1941) đã có sự trở lại đúng đắn và sáng
tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược
cách mạng Việt Nam. Tư tưởng và đường lối đó có ý nghĩa quyết định đối với
chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, đi đến thắng
lợi vẻ vang của cách mạng tháng Tám năm 1945.
III. Hội nghị Trung ương Đảng lần I (10/1930) thông qua Luận
cương Chính trị của Trần Phú
Giữa lúc cao trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt,
Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã họp hội nghị toàn thể lần
thứ I tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10 – 1930. Hội nghị đã quyết
định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hội nghị cũng thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương do Trần Phú khởi thảo.
Nội dung Luận cưong chính trị tháng 10 – 1930
- Xác định tính chất xã hội Đông Dương: xã hội bao gồm hai mâu thuẫn
là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Trong đó mâu thuẫn giai cấp là
cơ bản nhất.
- Xác định kẻ thù cách mạng: là các thế lực phong kiến, đế quốc Pháp
và bọn tay sai phản cách mạng.
- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ thế lực phong kiến, đánh đổ cách bóc
lột theo lối tiền tư bản, thực hành cách mạng thổ địa cho triệt để và đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm
vụ đó phải có quan hệ khăng khít với nhau.
- Phương hướng chiến lược cách mạng: làm cách mạng tư sản dân
quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển,
bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
3
- Lực lượng cách mạng: phải thiết lập liên minh công – nông, công
nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng. Trong đó, giai cấp
công nhân vừa là động lực chính, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đối với
các tầng lớp, giai cấp khác như trí phú địa hào thì “đào tận gốc, trốc tận rễ”.
- Phưong pháp đấu tranh cách mạng: Đảng phải lãnh đạo nhân dân
chuẩn bị tiến lên khởi nghĩa vũ trang bạo động để giành chính quyền. Theo
quan điểm của Đảng Cộng sản Đông Dương “khởi nghĩa vũ trang là hình thức
đấu tranh giai cấp cao nhất trong tất cả các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản”.
- Mục tiêu cách mạng: đánh đổ phong kiến, đế quốc, làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập, đem lại ruộng đất cho dân cày.
- Lãnh đạo cách mạng: xác định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương là điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng, Đảng là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, phải có đường lối đúng đắn, lấy chủ nghĩa Mác
– Lênin làm nền tảng tư tưởng.
- Tổ chức cách mạng: thiếu một tổ chức quảng đại quần chúng để thu
nạp tất cả các giai cấp, tầng lớp và lực lượng khác như: trí thức dân tộc, tư sản
dân tộc cho tới những địa chủ có đầu óc oán ghét thực dân Pháp, đã từ lâu
nung nấu độc lập quốc gia.
- Quan hệ của cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới: Đảng
Cộng sản Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Tóm lại: Luận cương chính trị tháng 10 của Trần Phú đã tiếp thu được
một số quan điểm chủ yếu của Cương lĩnh tháng 2, xác định được một số vấn
đề về phương pháp cách mạng cũng như phương hướng chiến lược cách
mạng. Tuy nhiên, Luận cương cũng có những điểm hạn chế nhất định:
- Chưa xác định được mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản nhất
trong xã hội lúc bấy giờ.
- Chưa xác định đế quốc là kẻ thù chủ yếu nhất và cần phải đánh đuổi ngay.
- Chưa có sự phân biệt những tầng lớp, giai cấp trong chế độ phong
kiến là giữa địa chủ và vua, quan phong kiến.
- Chưa nêu được nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm
vụ hàng đầu mà nêu lên chống phong kiến làm nhiệm vụ hàng đầu. Tức là đặt
nhiệm vụ giai cấp lên trên nhiệm vụ dân tộc.
- Chưa thấy được khả năng cách mạng của các tầng lớp tiểu tư sản, trí
thức, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ. Do đó vô hình chung đã đẩy các
giai cấp này về bên kia chiến tiến, làm tăng kẻ thù cách mạng, làm suy yếu
lực lượng cách mạng.chưa liên minh được các bộ phận trong lực lượng cách
mạng dân tộc.
- Chưa tạo được khối đại đoàn kết dân tộc để đấu tranh chống lại kẻ thù.
- Chưa đề ra chủ trương thành lập một Mặt trận dân tộc thống nhất để
tập hợp lực lượng cách mạng.
4
Từ những điểm hạn chế trên đã dẫn đến sự khác biệt giữa Nguyễn Ái
Quốc với Đảng Cộng sản Đông Dương ở những điểm sau:
- Về quan điểm lực lượng cách mạng.
- Phương hướng cách mạng.
- Việc xác định kẻ thù cách mạng.
- Nhiệm vụ cách mạng.
Với sự hạn chế và thiếu xót nhiều vấn đề quan trọng của Luận cương
như vậy đã không đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của dân tộc, của
quốc gia (độc lập dân tộc và tự do), không giải quyết đúng đắn mối quan hệ
cấp thiết (dân tộc – giai cấp) mà cách mạng cần phải thực hiện ngay khi tiến
hành một cuộc cách mạng vô sản ở một quốc gia thuộc địa. Do đó, sau khi tìm
ra được những sai lầm và thiếu xót, Hồ Chí Minh đã về nước hoạt động cùng
với Trung ương Đảng và tiến hành ngay công việc đầu tiên đó là chuyển
hướng chiến lược để dìu dắt cách mạng Việt Nam theo con đường đã định sẵn
trước đó một cách đúng đắn.
IV. Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (5/1941) là sự trở lại của tư
tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam
1. Hoàn cảnh lịch sử tác động đến sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược tại Hội nghị Trung ương lần VIII
Sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/01/1941, Nguyễn
Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Qua một thời gian phân tích tình hình thế giới và Đông Dương, Hồ Chí Minh
đã triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII, diễn ra từ ngày 10 đến
19/05/1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng).
Thế giới:
Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phái xít và nguy cơ chiến tranh bùng
nổ. Tháng 7/1935, Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản đã được triệu tập và
thống nhất nhận định lại, nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các nước trên thế
giới là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Hội nghị đã đưa ra đề nghị, mỗi
nước phải thành lập được một Mặt trận dân tộc thống nhất trong nước và giữa
Mặt trận các nước đó phải có sự liên hệ chặt chẽ với nhau.
Đến giữa năm 1940, khi phát xít Đức đã tấn công nước Pháp, chính phủ
Pháp đầu hàng và lưu vong ra bên ngoài. Tính chất chiến tranh cũng thay đổi,
từ chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng vì dân chủ,
hòa bình do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.
Hội nghị cũng nhận định: chiến tranh thế giới đang lan rộng. Chiến
tranh sẽ làm cho các nước đế quốc suy yếu, phong trào cách mạng thế giới sẽ
phát triển nhanh chóng và sẽ từng bước giành được thắng lợi lớn. Nếu cuộc
chiến tranh lần trước đã sinh ra một nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô, thì
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai này sẽ cho ra đời nhiều nước xã hội chủ
nghĩa nữa, và cách mạng ở nhiều nước sẽ thành công lớn.
5