ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN
PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ BỆNH
VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
ĐÀ NẴNG, 2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN
PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ BỆNH
VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY
LỚP: 10CQM
GVHD: ThS. PHẠM THỊ HÀ
ĐÀ NẴNG, 2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐHSP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Thủy
Lớp: 10CQM
1. Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
2. Nội dung nghiên cứu:
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn
tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hà
4. Ngày giao đề tài: 10/2013
5. Ngày hoàn thành: 05/2014
Chủ nhiệm Khoa
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
(ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 16 tháng 05 năm 2014
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày…tháng…năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khoảng thời gian hoàn thành bài khố luận tốt
nghiệp, em ln nhận được sự quan tâm của các thầy, các cơ
trong khoa Hố học, niềm động viên của các bạn trong lớp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thị Hà đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ động viên em trong suốt
thời gian thực tập và hoàn thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, 13 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Thủy
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .................................................................... 3
1.1. Tổng quan về rác thải y tế ......................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm ................................................................................................................ 3
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải y tế ................................................................................ 3
1.1.3. Phân loại chất thải y tế ........................................................................................... 4
1.1.4. Công tác thu gom và vận chuyển rác thải y tế ....................................................... 8
1.1.5. Lưu trữ rác thải y tế ................................................................................................ 8
1.1.6. Xử lý rác thải y tế ................................................................................................... 9
1.2. Giới thiệu về một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ........................... 10
1.2.1. Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng ................................................................................ 11
1.2.2. Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng ................................................................................ 12
1.2.3. Bệnh viện C Đà Nẵng………………........……………………………………..14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....... 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 16
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ...................................................................... 16
2.4.2. Phương pháp thực địa........................................................................................... 17
2.4.3. Phương pháp điều tra bằng anket và phỏng vấn .................................................. 17
2.4.4. Phương pháp thống kê.......................................................................................... 17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 18
3.1. Kết quả khảo sát khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế phát sinh................. 18
3.2. Kết quả khảo sát hiện trạng phân loại, thu gom chất thải y tế ................................ 20
3.2.1. Công tác phân loại chất thải rắn y tế .................................................................... 20
3.2.2. Công tác thu gom chất thải rắn y tế ............................................................................ 21
3.3. Kết quả khảo sát hiện trạng lưu trữ rác thải y tế ..................................................... 28
3.3.1. Lưu trữ rác thải tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng ................................................. 28
3.3.2. Lưu trữ rác thải tại bệnh viện C Đà Nẵng ............................................................ 29
3.3.3. Lưu trữ rác thải tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng ................................................. 29
3.4. Kết quả khảo sát hiện trạng vận chuyển rác thải y tế……………………………..29
3.4.1. Vận chuyển rác thải tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng .......................................... 29
3.4.2. Vận chuyển rác thải tại bệnh viện C Đà Nẵng ..................................................... 29
3.4.3. Vận chuyển rác thải tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng .......................................... 30
3.5. Kết quả khảo sát hiện trạng tái chế chất thải rắn y tế.............................................. 30
3.5.1. Hiện trạng tái chế rác thải tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng ................................. 30
3.5.2. Hiện trạng tái chế rác thải tại bệnh viện C Đà Nẵng............................................ 30
3.5.3. Hiện trạng tái chế rác thải tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng ................................. 30
3.5.4. Đánh giá việc tái chế chất thải tại các bệnh viện ................................................. 31
3.6. Ý kiến cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện ................... 32
3.6.1. Ý kiến cộng đồng về chất lượng môi trường khu vực khám, chữa bệnh ............. 32
3.6.2. Ý kiến cộng đồng về chất lượng môi trường xung quanh của các bệnh viện ...... 34
3.6.3. Ý kiến cộng đồng về mức độ thường xuyên của công tác thu gom rác thải y tế 35
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN ................ 37
4.1. Những tồn tại, khó khăn trong cơng tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng ............................................................................................ 37
4.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn y tế .............. 38
4.2.1. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất thải y tế .................................................... 38
4.2.2. Quy định khung pháp luật/quy định chung .......................................................... 40
4.2.3. Công tác đào tạo, tuyên truyền, giáo dục ............................................................. 41
4.2.4. Các giải pháp công nghệ ...................................................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 43
1. Kết luận ...................................................................................................................... 43
2. Kiến nghị .................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH
Hình
Hình 3.1
Tên hình
Biểu đồ về sự gia tăng khối lượng chất thải y tế theo từng
Trang
19
năm
Hình 3.2
Sơ đồ thu gom rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
23
Hình 3.3
Sơ đồ thu gom rác thải tại bệnh viện C Đà Nẵng
25
Hình 3.4
Sơ đồ thu gom rác thải y tế tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
27
Hình 3.5
Biểu đồ kết quả khảo sátchất lượng môi trường khu vực
32
khám, chữa bênh tại BV Đa khoa Đà Nẵng
Hình 3.6
Biểu đồ kết quả khảo sát chất lượng môi trường khu vực
33
khám, chữa bênh tại bệnh viện C Đà Nẵng
Hình 3.7
Biểu đồ kết quả khảo sát chất lượng môi trường khu vực
33
khám, chữa bênh tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
Hình 3.8
Biểu đồ kết quả khảo sát chất lượng môi trường xung quanh
34
tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Hình 3.9
Biểu đồ kết quả khảo sát chất lượng môi trường xung quanh
34
tại bệnh viện C
Hình 3.10
Biểu đồ kết quả khảo sát chất lượng môi trường xung quanh
35
tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
Hình 3.11
Biểu đồ kết quả khảo sát mức độ thường xuyên thu gom rác
thải
36
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng
Trang
Bảng 1.1
Nguồn phát sinh chất thải y tế
4
Bảng 1.2
Thành phần nhóm chất thải lây nhiễm
5
Bảng 3.1
Lượng chất thải phát sinh từ các bệnh viện trung bình ngày
18
Bảng 3.2
Thành phần chất thải rắn từ các bệnh viện
20
Bảng 3.3
Số lượng các thiết bị dung để thu gom rác thải tại bệnh viện
24
Đa khoa Đà Nẵng
Bảng 3.4
Số lượng các thiết bị dung để thu gom rác thải tại bệnh viện C
26
Đà Nẵng
Bảng 3.5
Số lượng các thiết bị dung để thu gom rác thải tại bệnh viện
28
Ung thư Đà Nẵng
Bảng 3.6
Lượng rác thải tái chế trung bình mỗi tháng của 3 bệnh viện
31
năm 2011
Bảng 3.7
Lượng rác thải tái chế trung bình mỗi tháng của 3 bệnh viện
31
năm 2012
Bảng 3.8
Lượng rác thải tái chế trung bình mỗi tháng của 3 bệnh viện
năm 2013
31
CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BSCKI: Bác sĩ chuyên khoa I
BSCKII: Bác sĩ chuyên khoa II
BV: Bệnh viện
CTR: Chất thải rắn
THHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
RTSH: Rác thải sinh hoạt
RTYT: Rác thải y tế
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đà Nẵng hiện là đô thị loại I với tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam, cùng
với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế thì nhu cầu về nhà ở, trường học, y tế… của
người dân cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế lại kéo theo chất lượng môi
trường ngày càng suy giảm và xuất hiện thêm nhiều loại bệnh tật cho con người.
Chính vì thế, thành phố đã cho xây dựng nhiều bệnh viện (BV) nhằm điều trị
cho các bệnh nhân trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận. Việc xây dựng nhiều
bệnh viện có ý nghĩa nhân văn vô cùng to lớn không chỉ riêng với người dân thành phố
mà còn với cả xã hội, giúp chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày, tuy nhiên nó
cũng gây ra nhiều sức ép cho môi trường, đặc biệt lượng rác thải thải ra mỗi ngày của
bệnh viện là rất lớn, trong đó chủ yếu là rác thải nguy hại như kim tiêm, bơng băng
dính máu bệnh nhân, các dụng cụ y tế như dao, kéo… Để quản lý tốt việc thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải từ bệnh viện là không hề đơn giản, vậy hiện tại các khâu
quản lý chất thải trong các bệnh viện ở thành phố Đà Nẵng diễn ra như thế nào? Những
mặt tích cực và một số tồn tại trong cơng tác quản lí chất thải rắn (CTR) tại bênh viện
ra sao?
Vì những lí do trên, tơi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung: “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
chất thải rắn tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” nhằm tìm hiểu
và đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện, đồng
thời đề xuất 1 số ý kiến để công tác quản lý chất thải rắn được thực hiện tốt hơn.
2
2. Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế
tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, qua đó tìm ra những tồn tại của
cơng tác quản lý CTR y tế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
rác thải y tế.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về rác thải y tế
1.1.1. Đặc điểm [1]
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám
chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có
thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong những thành phần như máu, dịch
cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận và cơ quan của người, động vật; bơm kim tiêm và các
vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những
chất thải này không được tiêu huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con
người.
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải y tế [11]
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu: bệnh viện; các cơ sở y tế khác như trung
tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại
trú, trung tâm lọc máu; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học; ngân hàng
máu. Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại
CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu
phẫu thuật, bào chế thuốc…
4
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh chất thải y tế
Nguồn tạo thành
Loại CTR
Chất thải sinh hoạt
Chất thải chứa các vi
trùng gây bệnh
Chất thải bị nhiễm bẩn
Chất thải từ khu hành chính, nhà bếp, các loại bao gói…
Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của
người sau khi mổ xẻ và của động vật sau quá trình xét
nghiệm, các loại bông gác, máu của bệnh nhân….
Các thành phần thải ra của bệnh nhân, chất tẩy rửa sàn
nhà…
Các loại chất thải đặc biệt hơn các loại trên, các chất
Chất thải đặc biệt
phóng xạ, dược phẩm… từ các khoa khám bệnh, khoa
dược…
1.1.3. Phân loại chất thải y tế [2]
Theo Quy chế quản lý chất thải Y tế, Bộ Y tế, Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT
ngày 30/11/2007 về phân loại chất thải y tế, rác thải y tế được phân thành 5 loại chất
thải chính trong các cơ sở Y tế như sau:
- Chất thải lây nhiễm;
- Chất thải phóng xạ;
- Chất thải hóa học;
- Các bình chứa khí có áp suất;
- Chất thải thơng thường;
a. Nhóm chất thải lây nhiễm
Nhóm chất thải lây nhiễm được phân thành các phân nhóm cụ thể trong bảng
1.2.
5
Bảng 2: Thành phần nhóm chất thải lây nhiễm
Tên phân nhóm
Các vật sắc nhọn
Chất thải nhiễm khuẩn
Chất thải có nguy cơ
Thành phần
Bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao, đinh mổ, cưa, các ống
tiêm, mảnh vỡ thủy tinh
Những vật liệu thấm máu, thấm dịch: bông, gạc, băng, dây
truyền máu, các ống dây lưu dẫn..
Găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm.
lây nhiễm cao
Chất thải giải phẫu
Mô, cơ quan người: chân, tay, rau thai, bào thai
b. Nhóm chất thải phóng xạ
Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đốn,
hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ bao gồm:
- Chất thải phóng xạ rắn: Ống bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc
sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ.
- Chất thải phóng xạ lỏng: Nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc
rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ.
- Chất thải phóng xạ khí: Các khí thốt ra từ các kho chứa chất phóng xạ.
c. Nhóm chất thải hóa học
Chất thải hố học trong các cơ sở y tế được phân thành 2 loại là chất thải hố
học khơng gây nguy hại và chất thải hố học nguy hại.
- Chất thải khơng gây nguy hại: Đường, a-xít béo, một số muối vơ cơ và hữu
cơ.
- Chất thải hoá học nguy hại: Dược phẩm q hạn, kém phẩm chất khơng cịn
khả năng sử dụng; chất gây độc tế bào; chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân,
cadimi, chì, formaldehyde sử dụng trong giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác; các hoá
chất quang hoá học; các dung môi dùng trong cơ sở y tế, oxit ethylene - oxit ethylene;
6
các chất hóa học hỗn hợp; các dung dịch làm sạch và khử khuẩn, phenol, dầu mỡ và
các dung môi làm vệ sinh.
d. Các bình chứa khí có áp suất
Là những chất thải như bình đựng O2, CO2, bình ga, bình khí dung và các bình
đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom
riêng.
e. Chất thải thơng thường
Nhóm chất thải thông thường gồm:
- Chất thải sinh hoạt, chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ
các buồng bệnh, phòng làm việc, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn bao
gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cát tơng, túi nilon, túi đựng phim, vật
liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa và rác quét dọn từ các sàn
nhà.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh...
f. Hướng dẫn phân loại CTR y tế
Theo quy định của Bộ Y tế - Quy chế quản lý chất thải y tế - 2007, chất thải rắn
y tế phải được phân loại tại nguồn, và trong q trình thu gom phải có bao bì, túi đựng
phù hợp theo quy định về màu sắc:
- Màu xanh: Đựng chất thải sinh hoạt - các bình áp suất nhỏ
- Màu vàng: Đựng chất thải lây nhiễm
- Màu đen: Đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ
- Màu trắng: Đựng chất thải tái chế
Mỗi khoa phòng cần được trang bị các loại thùng rác màu khác nhau đặt tại
những vị trí thích hợp. Các thùng rác phải có nắp đậy, có chân đạp và dễ cọ rửa. Các
thùng được lót các túi nylon đúng màu quy định (xanh, vàng, đen). Trên túi có vạch ghi
rõ “Không đựng quá vạch này” ở mức 2/3 túi. Có dây buộc đi theo túi. Bơm tiêm và
vật sắc nhọn được phân loại riêng và cho vào thùng đựng vật sắc nhọn theo đúng quy
định.
7
- Thùng, túi nilon màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt bao gồm: giấy, báo, tài
liệu, khăn, gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người bệnh khơng dính
máu… thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ các sàn nhà (trừ chất
thải thu gom từ các buồng cách ly) và từ các khu vực ngoại cảnh.
- Thùng, túi nilon màu vàng để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc nhọn
gồm:
+ Những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất bài tiết của người
bệnh (băng, bông, gạc, dây truyền dịch, ống dẫn lưu…)
+ Môi trường nuôi cấy và các dụng cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm ở trong
phòng xét nghiệm, các đĩa nuôi cấy bằng nhựa và các dụng cụ sử dụng để cấy chuyển.
+ Chất thải dược phẩm: dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, các
thuốc gây độc tế bào, các loại huyết thanh, vaccin sống và vaccin giảm độc lực cần thải
bỏ.
+ Các mô và các tổ chức, phủ tạng của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm
khuẩn).
+ Mọi loại chất thải phát sinh từ các buồng cách ly.
- Thùng, hộp màu vàng đựng các vật sắc nhọn để thu gom các chất thải lâm sàng
sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm kèm hoặc không kèm kim tiêm, dao mổ, pipet
Pasteur, các lam kính xét nghiệm, đĩa ni cấy bằng thủy tinh, các lọ thủy tinh dính
máu hay các vật sắc nhọn khác…
- Thùng, túi màu đen để thu gom các chất thải hoá học và chất thải phóng xạ.
+ Chất thải hóa học: kim, lọ thủy tinh đựng chất thải hóa học, thuốc hóa trị.
+ Chất thải phóng xạ: các dụng cụ có dính chất phóng xạ phát sinh trong q trình
chẩn đốn và điều trị như kim tiêm, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ, dụng cụ
chứa nước tiểu của người bệnh đang điều trị chất phóng xạ…
8
1.1.4. Công tác thu gom và vận chuyển rác thải y tế [2], [7]
Theo quy định của Bộ Y tế, phương tiện thu gom, chứa đựng chất thải y tế phải
đạt các tiêu chuẩn về màu sắc:
- Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng;
- Thùng màu đen để thu gom các túi, hộp chất thải màu đen;
- Thùng màu xanh để thu gom các túi, hộp chất thải màu xanh;
- Thùng màu trắng để thu gom các túi, hộp chất thải màu trắng;
Chất thải từ các khoa, phòng phải được thu gom và vận chuyển về nơi tập trung
chất thải của bệnh viên, sau đó nhân viên vệ sinh hoặc hộ lý chịu trách nhiệm thu gom
các chất thải từ nơi phát sinh tới nơi tập trung chất thải của các khoa, phòng. Khi rác
đầy ở mỗi thùng rác, nhân viên vệ sinh cột túi, mang vào một khu vực chứa rác của
khoa.
Hàng ngày đội vệ sinh tới nhận rác tại mỗi khoa, mang rác đi bằng xe kéo tay
đậy kín đến nhà chứa rác tập trung chất thải của bệnh viện. xe vận chuyển rác từ các
khoa, phòng đến nơi thu gom chất thải theo đúng giờ quy định.
Chất thải được thu gom và vận chuyển bằng xe chuyên dụng, phải có xe để vận
chuyển riêng cho từng loại rác: xe rác sinh hoạt và xe rác thải y tế.
1.1.5. Lưu trữ rác thải y tế [2]
Sau khi được các nhân viên thu gom, rác thải y tế (RTYT) và rác thải sinh hoạt
(RTSH) phải được đưa đến địa điểm tập trung, theo quy định của Bộ Y tế là nơi lưu trữ
rác thải, hay nhà rác của bệnh viện.
Nơi chứa chất thải tại các bệnh viện phải cách xa an toàn nơi chứa thức ăn hoặc
khu vực nấu ăn, phải được khóa để tránh những người khơng có nhiệm vụ tùy tiện ra
vào, phải có thiết bị lau rửa, quần áo bảo hộ và các túi rác hoặc thùng chứa phải được
bố trí ở nơi thuận tiện, phải có lối đi cho xe thu gom rác vào được dễ dàng và phải gần
nguồn nước để vệ sinh. Tất cả các chất thải chứa trong đó phải xa ánh sang mặt trời và
các chất thải độc hại phải được tách riêng khỏi chất thải thông thường.
Trong các bệnh viện, chất thải được thải ra hàng ngày và thời gian lưu trữ chất
9
thải độc hại là 48 giờ, các chất thải dược phẩm khơng q 1 tuần, riêng chất thải bệnh
phẩm thì phải được đốt hoặc chôn ngay.
1.1.6. Xử lý rác thải y tế [2]
Chất thải y tế gồm 5 nhóm khác nhau, mỗi nhóm có một quy trình xử lý, tiêu
hủy riêng.
- Chất thải lây nhiễm thực hiện biện pháp chôn lấp, dùng lị đốt và đốt ngồi
trời.
- Các vật sắc, nhọn được phân loại cùng với các chất thải khác ở hầu hết các
bệnh viện nhưng hầu hết các bệnh viện lại khơng có kinh phí mua những thùng chứa
các vật này. Có bệnh viện tái sử dụng các chai nhựa đựng nước uống hoặc các thùng
kim loại để chứa kim tiêm, sau đó chơn dưới đất. Tuy nhiên ở đa số bệnh viện, các vật
sắc, nhọn này được thu gom trong các túi nhựa mỏng, có thể gây nguy hiểm cho nhân
viên xử lý rác.
- Chất thải y tế từ các phịng thí nghiệm sau khi được khử trùng hoặc tẩy uế sẽ
được đốt tại chỗ hoặc ngoài trời. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện thiếu các chất tẩy uế cần
để khử trùng loại chất thải này.
- Chất thải dược phẩm với biện pháp xử lý hiện nay gồm chôn lấp tại chỗ, thải
ra nơi thu gom rác công cộng, đốt trong các lị đốt thơ sơ và đốt ngồi trời.
- Chất thải bệnh phẩm xử lý với phương pháp tiêu hủy bằng đốt trong các lị đốt
thơ sơ, đốt ngồi trời và chơn lấp dưới đất. Tại nhiều bệnh viện, thường ghi nhận chó
và các động vật khác đào bới các chất thải bệnh phẩm không được chôn lấp kỹ lên mặt
đất làm ô nhiễm môi trường.
1.1.7. Ảnh hưởng của rác thải y tế đến môi trường và sức khỏe con người [1], [11]
a. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường
Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt khơng đúng
qui định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ơ nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí và sự ô
nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.
Ảnh hưởng tới môi trường đất và nước: trong rác thải y tế sinh ra từ các hoạt
10
động chun mơn, thường có chứa các mầm bệnh, các loại vi khuẩn, kí sinh trùng...;
nếu khơng được xử lý đúng quy định thì khả năng phát tán vào mơi trường là rất cao,
các mầm bệnh này có khả năng tồn lưu lâu trong mơi trường đất, sau đó sẽ xâm nhập
trực tiếp vào cơ thể người qua da, hô hấp, hay ăn uống rồi gây bệnh hoặc xâm nhập
vào môi trường nước gây ô nhiễm cho môi trường nước, bao gồm cả nguồn nước mặt
và nước ngầm, và sẽ tiếp tục gây bệnh cho con người.
Không chỉ ảnh hưởng tới mơi trường đất, nước, chất thải y tế cịn tác động mơi
trường khơng khí: gây ra mùi hơi thối nếu chất thải lây nhiễm được lưu giữ không
đúng theo quy định, hay lưu giữ quá lâu. Bên cạnh đó, bụi khói sinh ra do việc đốt rác
bằng các lị đốt thủ cơng, bao gồm cả các khí độc như đioxin, CO sẽ gây ơ nhiễm tới
mơi trường khơng khí.
b. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe con người
Trong rác thải bệnh viện có nhiều chất nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm,truyền
bệnh và độc hại... Ở nước ta do có khí hậu nóng ẩm nên khả năng phát sinh ra những ổ
dịch bệnh lại càng cực kì nguy hiểm hơn. Ví dụ như bệnh tả, kiết lị, sốt xuất huyết...
Việc tiếp xúc với các hóa chất có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do
trong chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa
chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất phóng xạ, các vật sắc nhọn.
1.2. Giới thiệu về một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Hệ thống y tế của thành phố ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến
thành phố đến quận, huyện và xã, phường. Theo con số của Tổng cục Thống kê (Việt
Nam) thì vào năm 2011, thành phố Đà Nẵng có 69 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở
Y tế thành phố, trong đó có 12 bệnh viện, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức
năng và 56 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Đà Nẵng là 3.442
giường. Tính đến đầu năm 2010, Đà Nẵng có tỷ lệ 12,3 bác sỹ/10.000 dân, 45
giường/10.000 dân. Cũng theo thống kê năm 2011, Đà Nẵng có 746 bác sĩ, 342 y sĩ,
756 y tá và 275 nữ hộ sinh. Bệnh viện Đà Nẵng (quy mô 1.000 giường) được nâng lên
11
là bệnh viện hạng I vào năm 2003. Năm 2012, Bệnh viện Phụ sản – Nhi được thành lập
mới với quy mơ 550 giường bệnh.
Đà Nẵng cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát
triển: Bệnh viện Ung thư (quy mô 500 giường), Bệnh viện Trí Tâm, Bệnh viện Đa
khoa Hồn Mỹ,… Tháng 3 năm 2012, thành phố thành lập giải thưởng “Tỏa sáng
blouse trắng” nhằm tuyên dương những cá nhân người tốt, việc tốt. Đến cuối năm
2012, Đà Nẵng đã hoàn thành mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân, với 91,6% dân số tham
gia Bảo hiểm y tế, đi trước 2 năm so với cả nước (2014).
1.2.1. Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Bệnh viện Đà Nẵng là bệnh viện tuyến cuối cùng của thành phố Đà Nẵng, chịu
trách nhiệm thu dung điều trị bệnh nhân của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và
một số tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên như Quảng Ngãi, Bình Định, Đak Lak…
Ngồi chức năng khám chữa bệnh, bệnh viện còn là cơ sở thực hành của Trường Đại
học Y Huế, Học viện Quân Y, Trường Cao đẳng Y tế TW2..
Bệnh viện mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài, tranh thủ các
nguồn viện trợ để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và giao lưu về chuyên môn,
chuyển giao các kỹ thuật mới trong chẩn đốn và điều trị.
Với quy mơ 1010 giường bệnh, hơn 1200 cán bộ nhân viên bao gồm 31 Tiến sĩ
(TS) và Bác sĩ chuyên khoa II (BSCKII), 204 Thạc sĩ (ThS) và bác sĩ chuyên khoa I
(BSCKI), tiếp đón khoảng 2.000 bệnh nhân mỗi ngày, Bệnh viện Đà Nẵng đang phải
ln nỗ lực tự hồn thiện mình để đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
thành phố Đà Nẵng và khu vực lân cận.
Cơ sở hạ tầng: Được sự đầu tư của Uỷ ban nhân dân thành phố, cùng với sự viện
trợ nhân đạo của nhiều tổ chức từ thiện đặc biệt là Tổ chức Đơng Tây hội ngộ Hoa Kỳ
với kinh phí hơn 15 triệu USD, toàn bộ bệnh viện đã và đang được xây dựng lại theo
một quy hoạch của một bệnh viện hiện đại.
Các kỹ thuật chẩn đoán: X Quang kỹ thuật số, CT scan đa lớp cắt đặc biệt là 64
dãy, chụp mạch xoá nền, Cộng hưởng từ TESLA 1.5, chụp cắt lớp đơn quang từ, siêu
12
âm màu, siêu âm 4 chiều, nội soi chẩn đoán và can thiệp của các chuyên ngành, đo độ
loãng xương bằng kỹ thuật DEXA, hệ thơng phịng thí nghiệm hiện đại về sinh hoá,
huyết học tự động, kỹ thuật PCR...
1.2.2. Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
Bệnh viện Ung thư Đà nẵng là một bệnh viện chuyên khoa Ung thư loại I hồn
chỉnh của thành phố Đà Nẵng, quy mơ 500 giường bệnh nội trú. Bệnh viện được đặt tại
phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng với diện tích 15 hecta. Bệnh
viện có chức năng tiếp nhận khám, chẩn đốn, điều trị có hiệu quả mọi bệnh lý ung
thư, làm tốt cơng tác dự phịng bệnh ung thư cho nhân dân thành phố Đà Nẵng và khu
vực miền Trung, triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học – công nghệ và tham
gia công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn ngành ung thư. Đặc biệt, bệnh nhân
ung thư nghèo tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung có cơ hội được khám chữa bệnh
miễn phí với chất lượng tốt. Bệnh viện thực hiện 6 nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định:
1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
2. Đào tạo cán bộ y tế
3. Nghiên cứu khoa học y học
4. Phòng bệnh
5. Hợp tác quốc tế về y học
6. Quản lý kinh tế trong bệnh viện
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng giao cho bệnh viện 3 nhiệm vụ chính : làm tốt
cơng tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư trong khu vực, tầm soát và phát hiện
sớm bệnh ung thư và triển khai các chương trình NCKH về bệnh ung thư.
Bệnh viện gồm có 21 khoa, phòng và trung tâm:
- Bảy phòng chức năng: Phòng Tổ chức Cán bộ; Phòng kế hoạch tổng hợp;
Phòng Hành chính Quản trị; Phịng tài chính – Kế tốn; Phòng Vật tư Trang thiết bị y
tế; Phòng Điều dưỡng; Phịng Cơng nghệ Thơng tin.
13
- Năm khoa cận lâm sàng: Khoa Dược; Khoa Giải phẫu bệnh; Khoa Xét nghiệm
và Truyền máu; Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Nội soi và Thăm dị chức năng; Trung tâm
nghiên cứu phịng chống ung thư.
- Chín khoa lâm sàng: Khoa khám bệnh; Khoa Điều trị tích cực và chăm sóc
giảm nhẹ; Khoa Gây mê hồi sức; Khoa Bệnh lý tổng hợp; Khoa Vú và Phụ khoa; Khoa
Tạo máu; Khoa Tiết niệu, đầu cổ và lồng ngực, Khoa tiêu hóa, Khoa Kỹ thuật phóng
xạ và Y học hạt nhân. Bệnh viện sẽ triển khai các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh
ung thư với mục tiêu chẩn đoán sớm và chính xác, điều trị tồn diện và hiệu quả mọi
bệnh lý ung thư. Các kỹ thuật chẩn đốn chính là khám lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh
và thăm dị chức năng, xét nghiệm tế bào và tổ chức học.
Bệnh viện được đầu tư xây mới hồn chỉnh các cơng trình hạ tầng với 3 khối
nhà chính: Khối Hành chính và Hội trường, Khối Điều trị nội trú và Khối Kỹ thuật
nghiệp vụ. Tổng diện tích sàn khoảng 54.000 m2 và diện tích xây dựng trung bình cho
mỗi giường bệnh gần 110 m2. Bệnh viện được thiết kế theo mô hình bệnh viện khách
sạn với cảnh quan trong bệnh viện rất hài hòa, tiện nghi và thân thiện. mọi phòng bệnh
đều có phịng vệ sinh riêng, hệ thống điều hịa trung tâm và hệ thống khí trung tâm.
Bệnh viện dành một khu nhà nghỉ gần 50 phòng (khoảng 400 giường) để người nhà
bệnh nhân có điều kiện nghỉ ngơi trong thời gian chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện.
Bệnh viện cũng có 1 khu nhà dành cho nhân viên, sinh viên đến thực tập và khu nhà
dành cho chuyên gia trong và ngoài nước đến giúp đỡ bệnh viện. Bệnh viện có hệ
thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh ung thư.
Các hệ thống chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư như máy CT- scan đa lát cắt, máy
MRI 3,0T, máy tăng sáng truyền hình, máy siêu âm màu 4 chiều, máy nội soi can
thiệp, máy SPECT, PET-CT, máy đếm tế bào tự động 40 thông số, máy xét nghiệm
sinh hóa tự động, ELISA tự động, FACS, miễn dịch hóa tổ chức, máy cắt lạnh, hệ
thống phân tích gen… Các hệ thống trang thiết bị xạ trị ung thư kỹ thuật cao như máy
xạ trị gia tốc, máy xạ phẫu, xạ trị áp sát liều cao, CT mô phỏng… Các cơ sở điều trị
hiện đại như 10 phòng mổ chuẩn, khu hậu phẫu 40 giường bệnh, khu Hồi sức cấp cứu
14
và chăm sóc giai đoạn cuối 50 giường bệnh và khu ghép tủy xương 6 phòng ghép
chuẩn…
Đội ngũ nhân lực chun mơn của bệnh viện với các Phó giáo sư, Tiến sỹ, Bác
sỹ chuyên khoa II, Bác sỹ chuyên khoa I, Thạc sỹ y học, Bác sỹ nội trú, Kỹ sư vật lý
hạt nhân, Cử nhân kỹ thuật y học, Cử nhân điều dưỡng và các chức danh chuyên môn
khác, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ung thư chất lượng cao. Các nhân viên chuyên
môn được tuyển dụng với yêu cầu cao về khả năng chuyên môn, khát khao khoa học,
phẩm chất đạo đức và yêu thương bệnh nhân, sẵn sàng cho mục tiêu khám chữa bệnh.
1.2.3. Bệnh viện C Đà Nẵng
Bệnh viện C Đà Nẵng là bệnh viện trực thuộc Bộ y tế nằm ở trung tâm thành
phố Đà Nẵng có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho cán bộ trung, cao
cấp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Trong
những năm gần đây, được Nhà nước đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị
hiện đại, đồng thời thường xuyên nhận được sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của các
chuyên gia đầu ngành cũng như các chuyên gia nước ngoài, Bệnh viện luôn thực hiện
tốt nhiệm vụ. Cùng với việc nâng cao chất lượng khám và giải quyết nhanh, cấp cứu
kịp thời cho các ca bệnh nặng, bệnh viện đã và đang triển khai thành công nhiều kỹ
thuật cao như: mổ sọ lấy não tụ, mổ u não, mổ thoái vị đĩa đệm, mổ u tủy sống đoạn
cổ, ngực, lưng và thắt lưng, mổ cắt phân thùy gan, cắt bán phần dạ dày, phẫu thuật tái
tạo dây chằng quạ đòn, phẫu thuật thay chỏm xương đùi, mổ cắt khối tá tụy, mổ phẫu
thuật nội soi tiêu hóa… Bệnh viện cũng khơng ngừng đầu tư trang thiết bị mới và hiện
đại góp phần giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn, không mất nhiều thời gian và chi phí
trong việc vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Bệnh viện C Đà Nẵng có một đội ngũ
y bác sĩ luôn phục vụ bệnh nhân nhiệt tình chu đáo, xem nỗi đau của bệnh nhân như
nỗi đau của mình, ln đề cao tinh thần "Lương y như từ mẫu". Bên cạnh đó, Bệnh
viện C Đà Nẵng đã khơng ngừng đào tạo nâng cao trình độ chun môn nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ viên chức. Hàng năm, Bệnh viện thường xuyên gởi bác sĩ đi đào tạo
tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật cao cấp... Mặt khác, Bệnh viện hết sức
15
chú trọng cử cán bộ tham gia các khoá học ngắn hạn và dài hạn tại nước ngoài như:
Đức, Mỹ, Australia, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc... Hơn nữa, Bệnh viện cịn quan tâm
thực hiện cơng nghệ thơng tin trong Bệnh viện Điện tử để giúp bệnh nhân tránh được
các thủ tục hành chính phiền hà, thầy thuốc có nhiều thời gian chú trọng trao dồi
chuyên môn hơn. Bệnh viện C Đà Nẵng tiếp tục ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến mới
vào thực tiễn hoạt động, sẵn sàng đón tiếp và phục vụ tận tình, chu đáo cho tất cả các
đối tượng có nhu cầu đến khám và chữa bệnh tại bệnh viện, tiếp nhận bệnh nhân cấp
cứu 24h/24h, tích cực điều trị bệnh bằng cả tâm huyết của người cán bộ y tế.
Bệnh viện có tổng số 550 nhân viên và cán bộ, y bác sĩ. Trong đó có 4 Tiến sĩ,
26 Thạc sĩ, 10 bác sĩ chuyên khoa I, 52 bác sĩ chuyên khoa II, 43 bác sĩ và 5 dược sĩ,
221 điều dưỡng.