Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và TÍNH AN TOÀN của PRILIGY 30MG (DAPOXETINE 30MG) TRONG điều TRỊ XUẤT TINH sớm tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.53 KB, 48 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

Tễ HOI NAM

ĐáNH GIá HIệU QUả Và TíNH AN TOàN CủA
PRILIGY 30MG (DAPOXETINE 30MG) TRONG
ĐIềU TRị XUấT TINH SớM TạI BệNH VIệN
HữU NGHị VIệT ĐứC

CNG LUN VN THC S Y HC

H NI - 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

Tễ HOI NAM

ĐáNH GIá HIệU QUả Và TíNH AN TOàN CủA
PRILIGY 30MG (DAPOXETINE 30MG) TRONG
ĐIềU TRị XUấT TINH SớM TạI BệNH VIệN
HữU NGHị VIệT ĐứC
Chuyờn ngnh: Ngoi khoa


Mó s: 60720123
CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
T.S Nguyn Quang


HÀ NỘI - 2017


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XTS
GABA
5-HT
SSRIs
WHO
IELT
PEDT
PEP
PRO’s
PESI
PDE5
CNS
NYHA
IMAO
CYP3A4
CYP2D6
LH
FSH
QoL
SPSS


: Xuất tinh sớm
: Gamma-amino butyric acid

: Hydroxytryptamine-5 (serotonin)
: Selective serotonin reuptake inhibitors
(ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc)

: World Health Organization
(tổ chức y tế thế giới)
: Intravaginal Ejaculation Latency Time
(Thời gian xuất tinh trung bình)
: Premature Ejaculation Diagnostic Tool
: Premature Ejaculation Profile
: Patient – Reported Outcome measures
: Premature Ejaculation Severity Index
: Phosphodiesterase type 5 inhibitor
: Central nervous system
: New York Heart Association
: Monoamino oxydase inhibitor
: Cytochrome P450 3A4
: Cytochrome P450 2D6
: Luteinizing hormone
: Follicle-stimulating hormone
: Quality of life
: Statistical Package for the Social Sciences


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN......................................................................................3
1.1. Sinh lý xuất tinh.................................................................................................3
1.2. Định nghĩa XTS..................................................................................................4
1.3. Phân loại.............................................................................................................5
1.4. Các dạng của XTS..............................................................................................5
1.5. Nguyên nhân XTS..............................................................................................5
1.5.1. Nguyên nhân tâm lý:........................................................................................5
1.5.2. Nguyên nhân thực thể......................................................................................7
1.6. Chẩn đoán...........................................................................................................7
1.6.1. Công cụ chẩn đoán..........................................................................................7
1.6.2. Khám lâm sàng...............................................................................................8
1.6.3. Xét nghiệm......................................................................................................8
1.7. Các phương pháp điều trị XTS...........................................................................8
1.7.1. Các phương pháp không dùng thuốc...............................................................8
1.7.2. Các thuốc điều trị XTS....................................................................................9
1.7.3. Phẫu thuật......................................................................................................12
1.8. Tổng quan về Priligy........................................................................................12
1.8.1. Thành phần....................................................................................................12
1.8.2. Dược động lực học........................................................................................12
1.8.3. Chỉ định.........................................................................................................12
1.8.4. Liều dùng.......................................................................................................12
1.8.5. Cách dùng......................................................................................................12
1.8.6. Chống chỉ định..............................................................................................12
1.8.7. Thận trọng.....................................................................................................13
1.8.8. Phản ứng phụ.................................................................................................13
1.8.9. Tương tác thuốc.............................................................................................13


1.8.10. Trình bày/ đóng gói.....................................................................................14
1.9. Các nghiên cứu về dapoxetine trong điều trị XTS............................................14

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................16
2.1. Thời gian..........................................................................................................16
2.2. Địa điểm...........................................................................................................16
2.3. Thuốc nghiên cứu.............................................................................................16
2.4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................16
2.4.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................................16
2.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................................17
2.5. Thiết kế và quy trình nghiên cứu......................................................................17
2.6. Biến số, chỉ số..................................................................................................19
2.6.1. Đặc điển chung.............................................................................................19
2.6.2. Tính hiệu quả.................................................................................................19
2.6.3. Tính an toàn...................................................................................................21
2.7. Kỹ thuật và công cụ..........................................................................................22
2.8. Quản lý và phân tích số liệu, khống chế sai số.................................................22
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................22
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................23
3.1. Đặc điểm chung................................................................................................23
3.2. Tính hiệu quả....................................................................................................23
3.3. Tính an toàn......................................................................................................24
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.....................................................................25
DỰ KIẾN KẾT LUẬN.........................................................................................25
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ........................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm chung về tuổi của bệnh nhân..............................................23
Bảng 3.2: Đặc điểm chung về tuổi của bạn tình bệnh nhân...............................23

Bảng 3.3: Đặc điểm chung về trình độ học vấn của bệnh nhân.........................23
Bảng 3.4: Đặc điểm chung về trình độ học vấn của bạn tình bệnh nhân...........23
Bảng 3.5: Đặc điểm chung về nghề nghiệp của bệnh nhân................................23
Bảng 3.6: Đặc điểm chung về nghề nghiệp của bạn tình bệnh nhân..................23
Bảng 3.7: Tiền sử thủ dâm...................................................................................23
Bảng 3.8: Độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục........................................................23
Bảng 3.9: Thời gian bắt đầu có quan hệ tình dục của bệnh nhân với bạn tình
hiện tại.................................................................................................23
Bảng 3.10: Thời gian bắt đầu xuất hiện XTS.......................................................23
Bảng 3.11: Tần suất giao hợp trung bình tuần trước và sau điều trị....................23
Bảng 3.12: IELT Thời gian xuất tinh trung bình trước và sau điều trị.................23
Bảng 3.13: Kiểm soát xuất tinh trước và sau điều trị...........................................23
Bảng 3.14: Tần suất của XTS trước và sau điều trị..............................................23
Bảng 3.15: XTS ngay khi dạo đầu trước và sau điều trị.......................................23
Bảng 3.16: Sự thất vọng của bệnh nhân trong quan hệ tình dục trước và sau điều trị.......23
Bảng 3.17: Sự lo lắng của bệnh nhân về bạn tình trong quan hệ tình dục trước và
sau điều trị...........................................................................................23
Bảng 3.18: Điểm PEDT trước và sau điều trị........................................................23
Bảng 3.19: Thái độ của bạn tình khi bệnh nhân bị XTS trước và sau điều trị.....23
Bảng 3.20: Sự né tránh quan hệ tình dục của bạn tình trước và sau điều trị.......23
Bảng 3.21: Sự tác động lên mối quan hệ của bệnh nhân và bạn tình trước và sau
điều trị.................................................................................................24
Bảng 3.22: Điểm đánh giá chất lượng cuộc sống (QoL) trước và sau điều trị.....24
Bảng 3.23: Tỷ lệ ngưng điều trị do các nguyên nhân...........................................24
Bảng 3.24: Tác dụng không mong muốn...............................................................24
Bảng 3.25: Hormone nam giới trước và sau điều trị.............................................24


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Thuốc Priligy 30mg...............................................................................16


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

XTS là hiện tượng xuất tinh không thể kìm hãm được, hoặc trước khi hoặc
ngay sau khi người nam giới đưa dương vật vào được âm đạo của bạn tình, dẫn tới
sự hụt hẫng của một hay cả hai người bạn tình. XTS là một biểu hiện của rối loạn
tình dục [1],[2],[3],[4].
Trong một số nghiên cứu, tỷ lệ nam giới phàn nàn về XTS có thể tới 30%
[5],[6]. Một công trình nghiên cứu tại Mỹ trên một khối lượng dân cư lớn trong
cộng đồng, cho biết XTS chiếm 29% trong tổng số những người đàn ông khỏe
mạnh bình thường [7]. Theo một nghiên cứu ở nam giới trên 18 tuổi tại Trung Quốc
là 28,86% [8]. Ở Việt Nam tần suất XTS tại khu vực phía Nam là 25% [9],[10], tại
phòng khám Nam học – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là 14,38% [11],[ 12].
Khoảng 50% nam giới XTS kém hài lòng với đời sống tình dục của mình, ít
thỏa mãn khi quan hệ tình dục và tần suất quan hệ tình dục cũng ít hơn. Khoảng
50% nam giới XTS mất tự tin khi quan hệ tình dục và dễ dẫn đến căng thẳng, lo
lắng, có khi dẫn đến trầm cảm. Đối với nữ giới, sự hài lòng càng giảm khi nam giới
quá căng thẳng khi quan hệ tình dục (khoảng 80%) [13],[ 14].
Nguyên nhân gây XTS có thể là thực thể hoặc tâm lý. Tuy nhiên, cơ chế
chính xác vẫn chưa được biết tới, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra. Những chất
dẫn truyền thần kinh liên quan đến quá trình xuất tinh: Dopamine, GABA,
Noradrenaline. Trong đó, 5-HT được xem là chất dẫn truyền thần kinh chính chi
phối quá trình xuất tinh, nó đóng vai trò kiềm chế quá trình xuất tinh [15],[16]. Các
nghiên cứu gần đây cho thấy có những bằng chứng về vai trò của cơ chế
serotogenic lên sự xuất tinh [17],[18]. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn
lọc (SSRIs: paroxetine, fluoxetine, sertraline, và citalopram) được báo cáo là có

hiệu quả để điều trị XTS [19],[20].
Priligy 30mg (dapoxetine 30mg) là một SSRIs chỉ định chính thức trong điều
trị XTS [14]. Priligy 30mg được hai nước Phần Lan và Thụy Điển cho phép lưu
hành từ ngày 10/02/2009, tuy nhiên còn nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, vẫn chưa


2

cho phép lưu hành thuốc này để điều trị XTS [21]. Trên thế giới có nhiều nghiên
cứu chứng minh dapoxetine cải thiện đáng kể tình trạng XTS và an toàn trong điều
trị [22],[23],[24]. Ở Việt Nam Priligy 30mg đã được Bộ y tế cho phép sử dụng từ
năm 2014 nhưng chưa có nghiên cứu nào về tính hiệu quả và mức độ an toàn của
Priligy 30mg trong điều trị XTS. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu
quả và tính an toàn của Priligy 30mg (dapoxetine 30mg) trong điều trị xuất
tinh sớm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của Priligy 30mg (dapoxetine 30mg) trong điều trị xuất
tinh sớm tại Trung tâm nam học Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng
8/2017 đến 8/2018.
2. Nghiên cứu tính an toàn của bệnh nhân xuất tinh sớm với Priligy 30mg
(dapoxetine 30mg) tại Trung tâm nam học Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sinh lý xuất tinh
Trong quá trình giao hợp, khi dương vật đủ cương đưa vào âm đạo người phụ
nữ, cùng với các “nhịp dập” đều đặn của dương vật, hiện tượng xung huyết ở âm
đạo, sự co bóp của các cơ vùng tầng sinh môn, sự co bóp âm đạo từng nhịp, bóp

chặt lấy dương vật gây kích thích cho người nam giới tăng dần đến độ khoái cảm và
xuất tinh [1].
Phần đầu của tinh dịch là dịch của tuyến hành niệu đạo và một ít dịch của
tuyến tiền liệt. Sau đó, thành phần chính của tinh dịch bao gồm tinh trùng từ mào
tinh và ống dẫn tinh, dịch tuyến tiền liệt và dịch túi tinh [21].
Xuất tinh gồm hai giai đoạn [1]:
Giai đoạn xuất tiết tinh dịch: các kích thích cảm giác từ dương vật tác động
vào dây thần kinh cùng, tới trung tâm ở phần trên của dây thắt lưng. Các tác động
liên tiếp kích thích qua dây thần kinh giao cảm ngực - thắt lưng làm xuất tiết các
dịch từ tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, túi tinh, ống phóng tinh đổ vào đoạn niệu đạo
tuyến tiền liệt.
Giai đoạn xuất tinh: Ngay sau khi tinh dịch đổ đầy vào niệu đạo tuyến
tiền liệt, lỗ cổ bàng quang đóng kín do tác động của thần kinh giao cảm vùng cổ
bàng quang. Hệ thần kinh thân thể (thần kinh thẹn) hoạt hóa đồng thời các cơ
quanh niệu đạo, cơ ngồi hang, cơ hành hang, cơ nâng hậu môn, cơ vân đáy chậu
co bóp mạnh đẩy tinh dịch từ vùng niệu đạo tuyến tiền liệt hướng ra ngoài và
xuất ra khỏi dương vật.
Mức độ hưng phấn cao độ (cực khoái) thường kết hợp với xuất tinh, là một
cảm giác khoan khoái xuất phát từ não do sự tăng áp lực trong niệu đạo sau và do
sự co thắt của hành niệu đạo và các cơ quan giới tính phụ [21].
Những trường hợp xuất tinh không nhịp nhàng như các giai đoạn trên là
những trường hợp có rối loạn xuất tinh có thể gặp các trường hợp: XTS, xuất tinh
muộn, khó xuất tinh, không xuất tinh, xuất tinh đau...[1]


4

1.2. Định nghĩa XTS
Có rất nhiều các định nghĩa về XTS
Theo Hội Y học Giới tính Thế giới (Internationnal Society for Sexual

Medicine – ISSM) [2]: XTS là tình trạng rối loạn xuất tinh của nam giới với các đặc
trưng như sau:
- Luôn luôn hoặc gần như luôn luôn XTS hơn hoặc trong vòng 1 phút kể từ
khi đưa dương vật vào âm đạo: và
- Không có hoặc gần như không có khả năng kiểm soát xuất tinh: và
- Dẫn đến ảnh hưởng tâm lý như tự ti, căng thẳng, bực bội và né tránh quan
hệ tình dục.
Những lưu ý:
- Thời gian có rối loạn trên 6 tháng.
- Không có rối loạn tâm lý, bệnh toàn thân và nhiễm trùng niệu.
- Yếu tố môi trường ổn định.
- Không áp dụng cho quan hệ đồng tính.
Theo WHO – ICD10 (Internaltional Classification of Diseases, Phân loại
Quốc tế về Bệnh tật) định nghĩa [25]: XTS là tình trạng không thể kìm hãm được
xuất tinh đủ để quan hệ tình dục, biểu hiện bằng các tình huống như:
- Xuất tinh rất sớm trước khi hoặc ngay sau khi đưa dương vật vào âm đạo
(trong vòng khoảng 15 giây trước và khi bắt đầu đưa dương vật vào âm đạo).
- XTS trước khi dương vật đủ cương cứng.
Theo Hội tâm thần học Hoa Kỳ (Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Disorders, 4th edition, revised) [26]: XTS là tình trạng kéo dài hay tái diễn mà xuất
tinh xảy ra trước hay ngay khi đưa dương vật vào âm đạo, chỉ sau vài kích thích
nhẹ, và trước khi được mong muốn; tình trạng này gây ra ức chế hay khó khăn trong
giao tiếp.
Các hướng dẫn và khuyến nghị hiện nay đều dựa trên định nghĩa theo Hội
tiết niệu Hoa Kỳ [4] giả định không có rối loạn tình dục của đối tác: XTS là xuất
tinh xảy ra sớm hơn mong muốn, trước hoặc ngay sau khi người nam giới đưa
dương vật vào được âm đạo của bạn tình, dẫn tới sự hụt hẫng, lo lắng, phàn nàn của
một hay cả hai người bạn tình.



5

1.3. Phân loại [21]
XTS được phân ra 2 loại: nguyên phát và thứ phát:
- Nguyên phát: XTS xuất hiện ngay từ khi bắt đầu lần đầu tiên quan hệ tình
dục và thường xuyên gần như luôn luôn xuất hiện khi quan hệ tình dục. Thời gian
xuất tinh khoảng 1 phút.
- Thứ phát: XTS thứ phát xuất hiện từ từ hoặc đột ngột trên nam giới đang có
cuộc sống quan hệ tình dục bình thường. Thường thời gian xuất tinh không quá
ngắn như XTS nguyên phát.
1.4. Các dạng của XTS [1]
Nam giới vừa trong thấy người phụ nữ đẹp hoặc chỉ cần có cảm xúc hay nghĩ
đến tình dục đã xuất tinh.
Nam giới vừa chạm vào cơ thể người phụ nữ hoặc chỉ cọ xát bên ngoài đã
xuất tinh.
Dương vật người nam giới đủ cương cứng đưa vào âm đạo người phụ nữ,
nhưng chỉ qua vài nhịp dập đã xuất tinh.
Cuộc giao hợp có thể kéo dài hơn, nhưng chỉ được một vài phút, người nam
giới đã bị xuất tinh mặc dù cố gắng kìm hãm nhưng không được; trong khi đó,
người phụ nữ chưa kịp cảm nhận gì hoặc chưa tới giai đoạn cảm hứng cao độ.
1.5. Nguyên nhân XTS [1],[ 21]
1.5.1. Nguyên nhân tâm lý
Là nguyên nhân được nhiều tác giả nhắc đến. Để có thời gian giao hợp được
bình thường phải có sự thăng bằng nhịp nhàng giữa quá trình hưng phấn và ức chế.
Hưng phấn quá nhạy cảm có thể dẫn đến XTS.
Trước những tình huống quá xúc động, hồi hộp mà bản thân không đủ sức để
kiềm chế nổi. Nam giới ở lứa tuổi mới thành niên, trong những lần giao hợp đầu
tiên, vì chưa thể làm quen ngay với những xúc động hết sức mới lạ và quá kích
động cho nên XTS.
Cũng có trường hợp đột ngột gặp gỡ người bạn tình quá hấp dẫn ngoài cả sự

mong ước của mình đâm hấp tấp, luống cuống thiếu sự tự chủ rồi cũng bị XTS.


6

Tại một số vùng trên thế giới, theo tập tục người đàn ông được quyền lấy
nhiều vợ và không hề quan tâm đến khoái cảm của người vợ. Trong giao hợp, người
chồng chỉ muốn kết thúc sớm để tiếp tục với người vợ khác. Và cũng có thể do
thiếu tri thức cho rằng thời gian XTS như vậy là một việc bình thường của cơ thể
con người.
Ảnh hưởng của một số tín ngưỡng cho rằng hoạt động tình dục là một quá
trình tội lỗi cho nên kết thúc càng nhanh càng tốt.
Sự mâu thuẫn trong hôn nhân gia đình gây ra chán chường chăn gối coi như
đó chỉ là những tác động nghĩa vụ phải làm.
Những cuộc tình vụng trộm kéo dài cần phải trốn tránh gia đình và dư luận
xã hội cho nên khi hành xử cả đôi bên đều mong muốn và giục giã nhau kết thúc
cho nhanh. Tất cả những tâm lý đó tiếp diễn nhiều lần trong đời sống tạo thành một
cung phản xạ có điều kiện in hằn trong vỏ não, rất khó có thể xóa bỏ được.
Sự thất bại trong lần mỗi lần giao hợp dẫn đến việc xuất tinh quá sớm do một
nguyên nhân cụ thể nào đó của từng người. Điều này đã dai dẳng ám ảnh người
bệnh gây ra bực bội, chán nản, lo lắng thành một mặc cảm vĩnh viễn không thể nào
xóa bỏ được mỗi khi nguyên nhân cụ thể đó lại xuất hiện.
Những khó chịu gây ra từ phía người phụ nữ trong cuộc giao hợp. Thái độ
lãnh cảm miễn cưỡng, sự chểnh mảng trong việc vệ sinh cơ thể gây ra những mùi
hôi đặc biệt làm ức chế lòng ham muốn tiếp tục. Người chồng phải cố xuất tinh
nhanh để kết thúc. Thời gian đó lâu dần trở thành cố tật.
Một nguyên nhân còn đang tranh cãi đó là việc thủ dâm. Phần lớn những
bệnh nhân XTS có tiền sử lúc thiếu thời đã thủ dâm nhiều lần. Cho đến nay, chưa có
một bằng chứng khoa học nào kết luận thủ dâm sẽ gây XTS, nhưng người ta vẫn
đưa ra một giả thuyết cho rằng: Việc thủ dâm lâu dài sẽ dần đân hình thành nên một

phản xạ XTS có điều kiện, từ đó dẫn đến việc XTS trong những lần quan hệ tình
dục thực sự về sau.
1.5.2. Nguyên nhân thực thể


7

Quá tăng nhạy cảm vùng dương vật: trong quá trình giao hợp dương vật
được đưa vào âm đạo (lúc này cũng bị co bóp do kích thích). Đầu dương vật tiếp
xúc với cổ tử cung như một ổ gối đệm. Quá trình ma sát theo “nhịp dập’’ tạo nên
cảm giác kích thích. Cảm giác đó truyền tới các hạch giao cảm gần cơ quan xuất
tinh rồi truyền tiếp theo cơ chế hưng phấn tăng dần. Quá tăng nhậy cảm vùng dương
vật, nhất là đầu dương vật, làm cho quá hưng phấn diễn ra mau lẹ hơn dẫn tới việc
xuất tinh nhanh hơn.
Thay đổi giải phẫu dương vật: thay đổi giải phẫu dương vật làm dương vật bị
cong do bẩm sinh (ngắn hãm quy đầu dương vật) hoặc do mắc phải (chấn thương)
có thể gây XTS.
Các bệnh viêm nhiễm vùng chậu hông: Viêm tiền liệt tuyến mạn tính, trĩ tắc
mạch và gây đau, trĩ nội viêm mạn tĩnh, nhiễm trùng tổ chức liên kết quanh tiền liệt
tuyến và rò quanh hậu môn. Điều này tác động lên các xung động hướng tâm từ
niệu đạo sau làm giảm ngưỡng cần thiết cho sự phóng tinh qua phản xạ trung gian
gây nên XTS.
Một số bệnh rối loạn nội tiết: Suy sinh dục, mãn dục nam, tăng prolactin
máu, rối loạn cương dương đều gây ảnh hưởng đến chức năng cương và xuất tinh.
Giả thiết về sự tăng nhạy cảm của các thụ cảm serotonin: Sự tăng nhạy cảm
của các thụ cảm serotonin (thụ cảm 5 – HT2C và 5 – HT1A) ở thần kinh trung ương
dẫn đến hiện tượng XTS đã được nhiều tác giả thừa nhận. Dựa trên giả thuyết này,
đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng các thuốc chống trầm cảm (loại ức chế tái hấp thu
có chọn lọc serotonin) để điều trị XTS cho hiệu quả khả quan [17],[ 18],[ 19],[ 20].
1.6. Chẩn đoán [14]

Chẩn đoán XTS chủ yếu dựa vào hỏi bệnh.
1.6.1. Công cụ chẩn đoán: IELT + các loại bảng kiểm
IELT Thời gian xuất tinh trung bình (Intravaginal Ejaculation Latency TimeIELT) (trước và sau điều trị) được tính từ lúc đưa được dương vật vào âm đạo đến
khi phóng tinh. Đơn vị là phút.
Các loại bảng kiểm: PEP, PEDT, PESI, PRO’S (phụ lục).
1.6.2. Khám lâm sàng


8

Khám lâm sàng chủ yếu để đánh giá các yếu tố nguy cơ và căn nguyên sinh
bệnh, gồm có:
– Khám thực thể: khám bộ phận sinh dục và tuyến tiền liệt (cong dương vật,
viêm nhiễm cơ quan sinh dục…).
– Khám toàn thân: bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hoá, bệnh tâm - thần
kinh, v.v.
1.6.3. Xét nghiệm
Nhìn chung, các xét nghiệm cận lâm sàng ít giá trị cho chẩn đoán XTS. Có
thể làm một số xét nghiệm khi cần thiết:
Xét nghiệm nước tiểu để loại trừ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nếu có cả XTS và rối loạn cương dương, có thể xét nghiệm để đánh giá nội
tiết tố (testosteron, prolactin,…) và các xét nghiệm khác.
Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu bệnh nhân đến khám sức khoẻ tâm thần.
1.7. Các phương pháp điều trị XTS [14]
1.7.1. Các phương pháp không dùng thuốc
1.7.1.1. Liệu pháp hành vi
a. Phương pháp “dừng–bắt đầu”:
Bạn tình kích thích dương vật cho đến khi người nam cảm thấy sự thôi thúc
xuất tinh. Lúc đó người nam sẽ ra hiệu cho đối tác của mình dừng lại, đợi cho cảm
giác muốn xuất tinh vượt qua và sau đó bắt đầu trở lại.

b. Kỹ thuật “bấm qui đầu”:
Tương tự, nhưng bạn tình sẽ bấm mạnh vào qui đầu (để vừa có cảm giác
đau) ngay trước khi xuất tinh cho đến khi người nam mất cảm giác muốn xuất tinh.
Cả hai thủ thuật này thường được áp dụng trong một chu kỳ ba lần dừng
trước khi tiến tới xuất tinh.
c. Thủ dâm trước khi quan hệ tình dục
Phương pháp này có thể áp dụng đối những người trẻ tuổi. Sau thủ dâm,
dương vật sẽ giảm sự nhạy cảm dẫn đến chậm xuất tinh hơn trong lần quan hệ thực
sự tiếp theo.
1.7.1.2. Liệu pháp tâm lý


9

Các yếu tố tâm lý liên quan đến XTS cần được giải quyết trong điều trị.
Liệu pháp hành vi - tâm lý có thể có hiệu quả nhất khi được sử dụng hỗ trợ
cho điều trị thuốc.
1.7.2. Các thuốc điều trị XTS
1.7.2.1. Dapoxetine [14],[ 24]
Dapoxetin là một thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
với tác dụng nhanh. Dapoxetin được hấp thu nhanh, đạt nồng độ đỉnh 72 phút sau
khi uống và được bài tiết nhanh chóng. Nồng độ của dapoxetin trong huyết tương
sau 24 giờ là <5% so với nồng độ đỉnh. Không có dữ liệu cụ thể về thời gian hiệu
lực của dapoxetin nhưng dữ liệu lâm sàng cho thấy dapoxetin có hiệu quả khi giao
hợp xảy ra 1-3 giờ sau khi dùng thuốc.
Liều khuyến cáo là 30mg, sừ dụng trước khi quan hệ 1-3 giờ. Có thế tăng
liều đến 60mg. Nên uống với 1 ly nước đầy. Một số tác dụng phụ thường gặp gồm
buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy và nhức đầu. Tuy nhiên chỉ một số ít bệnh nhân
phải ngừng thuốc do các tác dụng phụ này. Hạ huyết áp tư thế là tác dụng phụ nặng
nhất của thuốc, tuy nhiên tỉ lệ hiếm gặp.

Dapoxetin khi sử dụng chung với một thuốc nhóm ức chế PDE5 có thể được
dung nạp tốt, an toàn.
1.7.2.2. Nhóm thuốc chống trầm cảm ngoài danh mục phê duyệt: các thuốc ức chế
tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và clomipramine [3],[ 4],[ 14],[ 19],[ 20]
Một số thuốc chống trầm cảm hiện nay được sử dụng trong điều trị XTS
nhưng không được phê duyệt chính thức bao gồm:
Thuốc ức chế tái hấp thu không chọn lọc: clomipramin 25-50mg, ngày hoặc
4-24 giờ trước khi giao hợp.
Thuốc ức chế hấp thu chọn lọc serotonin Fluoxetin 5-20mg/ ngày.
Paroxetin 10, 20, 40 mg/ ngày hoặc 20mg 3-4 giờ trước giao hợp.
Sertralin 25-200 mg/ngày hoặc 50mg 4-8 giờ trước khi giao hợp.
Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) được sử dụng để
điều trị các rối loạn tâm thể, nhưng lại có tác dụng làm chậm xuất tinh và do đó
được sử dụng rộng rãi như là các thuốc ngoài danh mục cho điều trị XTS. Các


10

thuốc SSRI phải được dùng trong 1-2 tuần để có hiệu quả trong điều trị XTS.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng paroxetin, sertralin, và fluoxetin 3-6 giờ
trước khi quan hệ được cho là có hiệu quả nhất, tuy nhiên lại không hiệu quả bằng
uống hằng ngày. Các tác dụng phụ có thể gặp của nhóm thuốc này là mệt mỏi, gây
ngáp, buồn nôn, nôn, khô miệng, tiêu chảy, đổ mồ hôi. Ngoài ra người ta cũng ghi
nhận thuốc có thể gây giảm ham muốn tình dục, không đạt cực khoái và rối loạn
cương. Khi điều trị với thuốc chống trầm cảm, cần lưu ý nhiều khả năng tái phát
sau khi ngừng thuốc.
SSRIs đã tạo nên một cuộc cách mạng trong điều trị XTS. Trước khi có
dapoxetin, điều trị hàng ngày với các SSRIs là sự lựa chọn đầu tiên của điều trị
trong XTS. Các thuốc citalopram, fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin và sertralin đều
có cơ chế dược lý tương tự.

Quyết định sử dụng thuốc dapoxetin uống trước khi quan hệ tình dục hoặc
các thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin liều uống hằng ngày cần dựa vào
sự đánh giá của thầy thuốc.
Clomipramin, một thuốc chống trầm cảm 3 vòng, lần đầu tiên được báo cáo
là có hiệu quả trong điều trị XTS vào năm 1973.
1.7.2.3. Thuốc gây tê tại chỗ [3],[ 4],[ 14]
Một số loại thuốc gây tê tại chỗ làm giảm cảm giác của vùng qui đầu dẫn đến
chậm xuất tinh bao gồm:
Kem lidocain 2,5%, kem Emla hoặc prilocain 2,5% dùng 20-30 phút trước
khi giao hợp. Chú ý sử dụng kem bôi lâu dài có thể gây mất khả năng cương do mất
cảm giác dương vật. Nên sử dụng bao cao su để tránh khuếch tán thuốc vào âm đạo.
Sử dụng thuốc tê tại chỗ để làm chậm xuất tinh là hình thức lâu đời nhất của
điều trị thuốc đối với XTS. Một vài thử nghiệm giả thuyết rằng các thuốc bôi làm
giảm sự nhạy cảm của qui đầu dương vật do đó có thể làm chậm xuất tinh, nhưng
không ảnh hưởng xấu đến cảm giác xuất tinh.
1.7.2.4. Tramadol[2],[ 3],[ 14]


11

Người ta nhận thấy tramadol có tác dụng làm chậm sự xuất tinh.
Tramadol là thuốc giảm đau tác động trung ương, thuốc kết hợp kích hoạt
opioid thụ thể và ức chế tái hấp thu của serotonin và noradrenalin. Tác dụng làm chậm
xuất tinh của thuốc có thể được giải thích bằng khả năng kích hoạt thụ thể CNS μopioid và tăng 5-HT ở não bộ. Tuy nhiên, hiệu quả và khả năng dung nạp của tramadol
cần phải được chứng minh qua số lượng lớn bệnh nhân hơn và thời gian dài hơn.
Tramadol được hấp thu dễ dàng sau khi uống và có thời gian bán hủy trong 5-7
giờ. Đối với mục đích giảm đau, tramadol có thể được dùng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày
viên 50-100 mg. Các tác dụng phụ được báo cáo ở liều sử dụng cho giảm đau (lên đến
400 mg mỗi ngày) bao gồm táo bón, buồn ngủ và khô miệng. Cơ quan Quản lý Dược
và Thực phẩm Mỹ cảnh báo về nguy cơ gây nghiện và gây khó thở của tramadol.

1.7.2.5. Thuốc khác: thuốc nhóm ức chế phospho-diesterase type 5 [4],[ 14]
Một số nghiên cứu cho thấy chỉ có sildenafil có hiệu quả trong điều trị. Mặc
dù có thể thời gian giao hợp chưa được cải thiện đáng kể, tuy nhiên sildenafil tăng
sự tự tin, tăng khả năng kiểm soát xuất tinh và thỏa mãn tình dục, giảm lo lắng và
giảm thời gian phục hồi để dương vật có thể cương cứng tiếp sau khi xuất tinh.
Một số nghiên cứu cho thấy sildenafil kết hợp với một SSRI tốt hơn SSRI
đơn trị liệu:
Sildenafil kết hợp với paroxetin cải thiện đáng kể thời gian giao hợp và sự
hài lòng so với chỉ paroxetin.
Sildenafil kết hợp với sertralin cải thiện thời gian giao hợp và sự hài lòng
đáng kể so với một mình sertralin.
Sildenafil kết hợp với paroxetin và tư vấn tâm lý và hành vi cải thiện đáng kể
thời gian giao hợp và sự hài lòng trong những bệnh nhân mà phương pháp điều trị
khác không thành công.
Cuối cùng, sildenafil kết hợp với liệu pháp hành vi cải thiện đáng kể thời
gian giao hợp và sự hài lòng so với liệu pháp hành vi một mình.
Có rất ít dữ liệu về hiệu quả của các thuốc nhóm ức chế PDE5 khác (tadalafil
và vardenafil). Vai trò của thuốc ức chế PDE5 ở bệnh nhân XTS không kèm rối loạn
cương dương chưa rõ.
1.7.3. Phẫu thuật


12

Có một số phương pháp phẫu thuật (cắt da qui đầu, cắt dây thần kinh lưng
dương vật…) tuy nhiên không được khuyến cáo trong điều trị XTS [27].
1.8. Tổng quan về Priligy [28]
1.8.1. Thành phần: Dapoxetine hydrochloride
1.8.2. Dược động lực học
Dapoxetin được hấp thu nhanh sau khi uống, với nồng độ đỉnh trong huyết

tương đạt khoảng 1 giờ sau khi dùng thuốc; Nồng độ trong huyết tương sau khi
dùng dapoxetine liều đơn giảm nhanh xuống khoảng 5% nồng độ đỉnh vào 24 giờ.
Loại bỏ được hai pha với thời gian bán thải ban đầu là khoảng 1,4 giờ và thời gian
bán hủy đầu cuối khoảng 20 giờ. Dapoxetine cho thấy dược động học không biến
đổi về thời gian và liều lượng giữa liều, và dược động học của nó đã không bị ảnh
hưởng bởi dùng nhiều lần. Dược động học của các chất chuyển hóa dapoxetine,
desmethyldapoxetine và dapoxetine-N-oxide cũng không bị ảnh hưởng tương tự do
dùng nhiều lần. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng; Các tác dụng phụ thường gặp
nhất được báo cáo là tiêu chảy, chóng mặt, và buồn nôn [29].
1.8.3. Chỉ định
XTS ở nam giới độ tuổi 18 – 64 tuổi có các triệu chứng:
Xuất tinh dai dẳng và tái phát khi có kích thích tình dục ở mức độ tối thiểu,
trước trong hoặc ngay sau khi thâm nhập, trước khi bệnh nhân có chủ định và
Cảm giác lo lắng hoặc khó chịu như là hậu quả của XTS,
Khó kiểm soát hiện tượng xuất tinh.
1.8.4. Liều dùng
Khởi đầu 30mg, uống trước khi quan hệ 1 – 3 giờ. Nếu không hiệu quả và
tác dụng phụ có thể chấp nhận được: có thể tăng tới liều tối đa 60 mg. Liều tối đa
khi sử dụng thường xuyên là 1 lần trong 24 giờ.
1.8.5. Cách dùng: Dùng lúc no hoặc lúc đói. Nuốt cả viên thuốc với một
ly đầy nước, cùng với thức ăn hoặc không.
1.8.6. Chống chỉ định
Quá mẫn với thành phần thuốc.


13

Bệnh lý tim mạch mạn tính như suy tim độ II-IV NYHA, block nhĩ thất cấp
II – IV hoặc hội chứng xoang không được điều trị hoặc bệnh nhân đặt máy tạo nhịp,
thiếu máu cơ tim rõ rệt, bệnh vân tim mạn tính.

Dùng đồng thời IMAO hoặc trong vòng 14 ngày kể từ khi ngừng điều trị
IMAO và không dùng IMAO trong vòng 7 ngày sau khi ngừng sử dụng PRILIGY.
Dùng đồng thời thioridazine hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng sử dụng
thioridazine và không dùng thioridazine trong vòng 7 ngày sau khi ngừng PRILIGY.
Dùng đồng thời chất ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc chống trầm cảm 3
vòng hay thuốc/thảo dược có tác dụng cường giao cảm hoặc trong vòng 14 ngày sau
khi ngừng điều trị các thuốc trên và không dùng những thuốc này trong vòng 7 ngày
từ khi ngừng sử dụng PRILIGY.
Dùng đồng thời thuốc ức chế mạnh CYP3A4
1.8.7. Thận trọng
Bệnh nhân đang dùng thước giãn mạch, thuốc ức chế CYP3A4 trung bình
(liều PRILIGY không quá 30mg), chất ức chế mạnh CYP2D6 (khi tăng liều
PRILIGY tới 60mg), thuốc ức chế PDE5, chất ức chế thụ thể alpha andrenegic.
Bệnh nhân khó chuyển hóa CYP2D6, động kinh được kiểm soát, có tiền sử ưa chảy
máu hoặc rối loạn đông máu, suy thận vừa – nhẹ.
Bệnh nhân có tiền sử rối loạn cảm xúc hoặc rối loạn lưỡng cực, động kinh
không ổn định, rối loạn tâm thần, suy thận nặng, trẻ 18 tuổi, phụ nữ: không sử dụng.
Không nên uống rượu.
Dấu hiệu tiền triệu (buồn nôn, chóng mặt, nhức dầu, trống ngực, mệt mỏi,
lẫn lộn, toát mồ hôi) trong vòng 3 giờ đầu sau khi uống thuốc thường dẫn đến ngất,
hoặc đau đầu nhẹ khi đứng dậy sau khi nằm hoặc ngồi thời gian dài. Ngừng sử dụng
khi xuất hiện triệu chứng co giật.
1.8.8. Phản ứng phụ
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, khó ngủ, mệt mỏi.
1.8.9. Tương tác thuốc
Thận trọng dùng đồng thời: thuốc tác động lên chức năng tiểu cầu, chế phẩm
chống kết tụ tiểu cầu, warfarin, thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.


14


1.8.10. Trình bày/ đóng gói
Viên nén bao film 30mg hoặc 60mg x vỉ 1 viên, vỉ 3 viên.
1.9. Các nghiên cứu về dapoxetine trong điều trị XTS
Trong hai thập niên trên thế giới có một số nghiên cứu lâm sàng đã được tiến
hành để xác định tính hiệu quả và an toàn của dapoxetine trong điều trị XTS [22],[ 23],
[ 24],[ 29].
Năm 2006 Jon L Pryor và cộng sự nghiên cứu 2614 bệnh nhân trên 18 tuổi
tại 121 phòng khám ở Mỹ được chia thành 3 nhóm điều trị tương ứng với
dapoxetine 30mg, 60mg và giả dược trong 12 tuần. Có 672, 676 và 610 bệnh nhân
hoàn thành nghiên cứu tương ứng với 3 nhóm trên. Kết quả: thời gian xuất tinh
trung bình tăng từ phút lên phút (giả dược), từ phút lên phút (dapoxetine 30mg,
p<0,0001 với giả dược) và từ phút lên phút (dapoxetine 60mg, p<0,0001 với giả
dược, p=0,0007 với dapoxetine 30mg). Cả hai loại dapoxetine đều hiệu quả từ ngay
liều đầu tiên. Tác dụng không mong muốn tương ứng với dapoxetine 30mg và
60mg là buồn nôn (8,7% và 20,1%), tiêu chảy (3,9% và 6,8%), đau đầu (5,9% và
6,8 %), và chóng mặt (3,0% và 6,2%) [23].
Năm 2007 Mohammad R Safarinejad nghiên cứu 212 bệnh nhân đã lập gia
đình tuổi từ 22 – 55 được chẩn đoán XTS có IELT dưới 2 phút trong hơn 90% quan
hệ tình dục, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm 1 dùng dapoxetine 30mg
uống 2 lần 1 ngày (mỗi 12h), nhóm 2 dùng tương tự với giả dược trong 12 tuần. 189
bệnh nhân đã hoàn thành nghiên cứu. Kết quả sau 12 tuần chứng minh nhóm nhận
dapoxetine có IELT cải thiện đáng kể so với nhóm nhận giả dược. IELT trong nhóm
nhận dapoxetine tăng 2,9 lần (khoảng tin cậy 95%: 1,84 – 4,16) so với nhóm nhận
giả dược là 1,4 lần (khoảng tin cậy 95%: 0,84 – 1,63), tần số giao hợp trung bình ở
tuần 12 là 2,2 và 1,4 cho nhóm nhận dapoxetine và nhóm nhận giả dược (p=0,04).
Có 19 (20,4%) bệnh nhân nhận dapoxetine và 7 (7,3%) bệnh nhân dùng giả dược
báo cáo tác dụng bất lợi; trong nhóm dapoxetine tác dụng ngoài ý phổ biến nhất với
lượng bệnh nhân và tỷ lệ tương ứng là buồn nôn (5, 5,4%), tiêu chảy (5, 5,4%), mất



15

ngủ (4, 4,3%), đau đầu (4, 4,3%) và chóng mặt (3, 3,2%). Có 6 bệnh nhân đã bỏ
nghiên cứu vì tác dụng phụ trong nhóm dapoxetine [22].
Năm 2010 Chris McMahon và cộng sự nghiên cứu trên 1,067 Bệnh nhân –
52 Trung tâm, 8 Quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong,
Malaysia, Phillippines, Singapore, Thái Lan, Australia.). Đối tượng là Nam >18t,
quan hệ tình dục khác giới, có IELT =<2 phút trong ít nhất 75% trong ít nhất 4 lần
giao hợp trong 1 tháng trước khi điều trị. Được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm điều
trị với dapoxetine 30mg, 60mg và giả dược trong 12 tuần (mù đôi). Đánh giá sau 12
tuần, kết quả: thời gian xuất tinh trung bình tăng từ 1,10,45 phút lên 2,72,68 phút
ngay tại liều đầu tiên (p<0,001) và 3,93,95 phút (dapoxetine 30mg) tại tuần 12
(p<0,001). Kiểm soát xuất tinh “tốt” hoặc “rất tốt” tăng từ 1,6% lên 33,5%
(dapoxetine 30mg) tại tuần 12 (p<0,001). Tỷ lệ báo cáo “hài lòng” hoặc “rất hài
lòng” với quan hệ tình dục tăng từ 4.3% (dapoxetine 30mg) với 3.9% (giả dược) lên
32,7% (dapoxetine 30mg) với 18,2% (giả dược) sau 4 tuần đầu tiên (p<0.05) và sau
12 tuần 41.3% (dapoxetine 30mg) vs. 29.0% (giả dược) (p<0.001).Tỷ lệ báo cáo
“khá” hoặc “cực kỳ” lo lắng, tự ti giảm từ 73.5% (dapoxetine 30mg) với 76.4% (giả
dược) xuống 25.2% (dapoxetine 30mg) với 36.4% (giả dược) sau 12 tuần
(p<0.001). Tỷ lệ báo cáo “khá” hoặc “cực kỳ” khó khăn về tương tác cá nhân với
bạn tình giảm từ 51.9% (dapoxetine 30mg) với 48.8% (giả dược) xuống 17.9%
(dapoxetine 30mg) với 27.3% (giả dược) sau 12 tuần (p≤0.005). Trên 65% bệnh
nhân giảm rạn nứt lứa đôi. Phản ứng phụ thường gặp là đau đầu, chóng mặt & buồn
nôn tỷ lệ 10,5%. Không có trường hợp ngất xỉu hoặc phản ứng phụ về tim mạch
được báo cáo trong nghiên cứu [24].


16


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian: từ tháng 08/2017 đến 08/2018
2.2. Địa điểm: phòng khám Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2.3. Thuốc nghiên cứu
Thuốc dùng trong nghiên cứu lâm sàng

Hình 2.1: Thuốc Priligy 30mg (dapoxetine 30mg)
Viên nén bao phim 30mg chứa 30mg dapoxetine (dạng muối hydrochloride)
Nuốt cả 1 viên thuốc với một ly nước đầy trước quan hệ tình dục 1h – 3h,
không dùng quá 1 viên trong 24h.
2.4. Đối tượng nghiên cứu
2.4.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Tất cả những bệnh nhân nam giới:
Trong độ tuổi 18 – 64 tuổi có gia đình và quan hệ tình dục thường xuyên
trong 6 tháng gần đây được chẩn đoán là XTS tại phòng khám nam học, Bệnh viện


17

Hữu nghị Việt Đức được điều trị bằng Priligy 30mg (Dapoxetine 30mg) trong 1
tháng dùng 1 viên trước quan hệ tình dục 1h – 3h.
Theo yêu cầu để chuẩn hoá nghiên cứu, XTS được định nghĩa theo Hội tiết
niệu Hoa Kỳ: “XTS là hiện tượng XTS hơn mong muốn, kể cả trước khi hoặc ngay
sau khi quan hệ tình dục, gây nên sự hụt hẫng cho một hoặc cả hai bạn tình”.
2.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có chống chỉ định với Priligy 30mg.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Rối loạn cương hoặc đang điều trị thuốc rối loạn cương.
Giảm hoặc mất ham muốn tình dục.

Suy sinh dục, mãn dục.
Rối loạn nội tiết tố nam giới : LH, FSH, Prolactin, Estradiol, Testosterol.
Nghiện rượu hoặc ma túy.
Bệnh lý tuyến giáp.
Tăng huyết áp, đái tháo đường chưa kiểm soát được.
Triệu chứng đường tiết niệu dưới: nhiễm khuẩn niệu, phì đại tuyến tiền liệt...
Thay đổi giải phẫu dương vật: cong dương vật bẩm sinh, ngắn hãm dương
vật, chấn thương dương vật...
2.5. Thiết kế và quy trình nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên không đối chứng.


×