Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Thực trạng công tác chăm sóc, phục hồi chức năng tắc tia sữa tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec times city 6 tháng đầu năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 44 trang )

i

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ DỊU

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
TẮC TIA SỮA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC
TIMES CITY 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2021
i


ii

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ DỊU

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
TẮC TIA SỮA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC
TIMES CITY 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG SẢN PHỤ KHOA


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS VŨ VĂN ĐẨU

NAM ĐỊNH – 2021


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, ngoài sự cố
gắng của bản thân tơi cịn được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, các
anh chị, các bạn đồng nghiệp, Nhà trường, bệnh viện, đơn vị công tác và những người
thân trong gia đình.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học,
bộ môn Điều dưỡng Sản phu khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt q trình
học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn:
Tiến sỹ Vũ Văn Đẩu đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học, thực hiện và hồn thành chun đề tốt nghiệp
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc Bệnh viện ĐKQT Vinmec
Times City, Tập thể y bác sỹ, điều dưỡng cán bộ Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe
Phụ Nữ đã cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng, tạo mọi
điều kiện, giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập, cơng tác và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các đồng
nghiệp, bạn bè gần xa, đặc biệt là các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tơi
về tinh thần và vật chất để tơi hồn thành chun đề này.
Cuối cùng tơi cũng xin kính chúc chủ tịch hội đồng cùng các thầy, cô trong hội đồng
thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp trồng người cũng như
trong cuộc sống.

Nam Định, ngày 25 tháng 09 năm 2021
Học viên

LÊ THỊ DỊU

i


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thị Dịu, học viên chuyên khoa I khóa 8, chuyên ngành Sản Phụ Khoa,
Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định xin cam đoan:
1. Đây là báo cáo chuyên đề do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS Vũ Văn Đẩu.
2. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này!
Học viên

LÊ THỊ DỊU


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
MỤC LỤC...............................................................................................................i

DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
1.1.1. Nuôi con bằng sữa mẹ ........................................................................ 3
1.1.2. Tắc tia sữa là bệnh lý thường gặp khi NCBSM................................. 12
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 18
1.2.1. Tình hình chăm sóc vú cho BM tắc tia sữa trên thế giới và Việt Nam 18
1.2.2. Tình trạng bệnh nhân khám chăm sóc và điều trị tắc tia sữa tại Bệnh viện
ĐKQT Vinmec Times City 6 tháng đầu năm 2021 ................................................ 25
Chương 2. BÀN LUẬN........................................................................................ 27
2.1.Thực trạng ............................................................................................ 27
2.2. Các giải pháp để cải thiện hoạt động chăm sóc..................................... 28
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 1
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 3

i


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVĐKQT

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế .

HS


Hộ sinh

ĐD

Điều dưỡng

BS

Bác sĩ

NB

Người bệnh

BM

Bà mẹ

PHCN

Phục hồi chức năng

TTS

Tắc tia sữa

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ


WHO (World Health Organization)

Tổ chức y tế thế giới

PPVLTL

Phương pháp vật lý trị liệu

iii


iv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1 Ni con bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ chống nhiễm khuẩn .............................. 3
Hình 1.2 Sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sự phát triển của trẻ ........... 6
Hình 1.3 Tư thế cho trẻ bú và cách ngậm bắt vú đúng ............................................. 8
Hình 1.4 Hình ảnh viêm tắc tuyến sữa ................................................................... 12
Hình 1.5 Máy siêu âm điều trị ............................................................................... 14
Hình 1.6 Đèn hồng ngoại và Parafin nóng ............................................................. 16
Hình 1.7 Hướng dẫn massage vú ........................................................................... 17
Hình 1.9 Các tư thế bú đúng .................................................................................. 19
Hình 1.10 Các cách ngậm bắt vú sai thường gặp.................................................... 19
Hình 1.11 Đèn hồng ngoại ..................................................................................... 20
Hình 1.12 Đèn tần phổ ........................................................................................... 22
Hình 1.13 Máy sóng ngắn ...................................................................................... 23
Hình 1.14 Máy siêu âm điều trị.............................................................................. 24


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò......................................................... 5
Bảng 1.2 So sánh trẻ ngậm bắt vú đúng và ngậm bắt vú sai ..................................... 7
Bảng 1.3 Chỉ định và chống chỉ định khi điều trị bằng máy siêu âm ...................... 14
Bảng 1.4 Chỉ định và chống chỉ định khi điều trị bằng đèn hồn ngoại .................... 15
Bảng 1.5 Chỉ định và chống chỉ định khi điều trị bằng đèn hồng ngoại và parafin . 15
Bảng 1.6 Thống kê số bệnh nhân tắc tia sữa 6 tháng đầu năm 2021 ....................... 25


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể thấy trong những năm gần đây việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ
sinh luôn được quan tâm một cách sâu sắc. Không chỉ ở các nước trên thế giới mà
ngay ở tại Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ trong cơng tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ,
trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và một trong những chủ đề luôn giành được sự quan tâm của
các bà mẹ cũng như nhân viên y tế đó là: “Ni con bằng sữa mẹ”. Ni con bằng
sữa mẹ (NCBSM) tuy khơng cịn là một chủ đề mới mẻ và xa lạ với mỗi chúng ta .
Nhưng trên thực tế thì vấn đề NCBSM bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì đâu dó
vẫn cịn tồn tại rất nhiều những vấn đề khiến cho việc duy trì NCBSM gặp nhiều rất
khó khăn. Như chúng ta đã biết việc lựa chọn và quyết tâm NCBSM mang lại rất
nhiều lợi ích cho bà me, cho bé và cho toàn xã hội. Giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng,
miễn dịch và sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp trẻ phát triển cân đối, giảm tỷ lệ
bệnh tật và tử vong ở trẻ. Giúp cho các bà mẹ giảm tỷ lệ băng huyết sau sinh, giảm
nguy cơ ung thư vú, buồng trứng, tử cung, giảm cân tự nhiên và kế hoạch hóa gia
đình. [5].
Cho con bú mẹ là cách nuôi con đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện và ít tốn
kém Hiện nay, chúng ta đang triển khai rộng rãi chương trình “Làm mẹ an tồn” trong
cả nước, trong đó có việc NCBSM. Để góp phần nâng cao chất lượng NCBSM, chúng
ta cần tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc NCBSM. Việc

NCBSM được khuyến khích và phổ cập rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên trong quá
trình NCBSM bà mẹ thường gặp một số những bệnh lý về tuyến vú gây khó khăn
trong việc NCBSM. Cương tức tuyến vú và tắc sữa là những vấn đề thường gặp ở
phụ nữ cho con bú. Và nó gây khó khăn, đau đớn thậm chí stress tâm lý có thể nguy
hiểm đến tính mạng BM nếu khơng được xử trí và can thiệp kịp thời.
Tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times city Hà Nội hàng ngày tuy khơng
có nhiều lượt khám và điều trị tắc tia sữa. Nhưng khi được chăm sóc các bà mẹ sau
sinh tắc tia sữa, cảm nhận được sự khó chịu, lo lắng, đau đớn thậm chí là sự stress
của họ. Tơi đã có ý nghĩ muốn làm một điều gì đó để có thể cải thiện phần nào những
khó khăn của các bà mẹ khi gặp phải vấn dề này. Và với mong muốn nâng cao chất
lượng chăm sóc NB tắc tia sữa tại Bệnh Viện, tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề:


2
“Thực trạng cơng tác chăm sóc, phục hồi chức năng tắc tia sữa tại bệnh viện đa khoa
quốc tế Vinmec Times City 6 tháng đầu năm 2021”. Với 2 mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng cơng tác chăm sóc PHCN tắc tí sữa tại bệnh viện ĐKQT
Vinmec Times City 6 tháng đầu năm 2021.
2. Đề xuất giải pháp nâng cao cơng tác chăm sóc PHCN tắc tia sữa tại bệnh
viện ĐKQT Vinmec Times City 6 tháng đầu năm 2021


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Ni con bằng sữa mẹ
1.1.1.1. Những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ [2], [5]
 Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và cần thiết nhất cho trẻ khi mới chào đời. NCBSM
là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ

em. Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
o Lợi ích đối với trẻ
 Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ
trong 6 tháng đầu.
 Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp trẻ phát triển trí
não tối ưu.
 Phịng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm
khuẩn hơ hấp.

Hình 0.1 Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ chống nhiễm khuẩn

 Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng cho trẻ.
 Dễ tiêu hóa và hấp thu.
 Sạch sẽ luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.
o Lợi ích với bà mẹ


4
 Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh giúp sổ rau, kích thích co hồi tử
cung và giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ cho mẹ.
 Cho trẻ bú ngay và thường xuyên sẽ kích thích tăng cường sản
xuất sữa và phịng cương tức vú cho mẹ.
 Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao.
 Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
 Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng cho mẹ.
 Chậm có kinh và có thai lại giúp mẹ kề hoạch hóa gia đình.
o Lợi ích với xã hội
 Giảm nguy cơ bệnh tật.
 Giảm các chi phí y tế.

 Các loại sữa mẹ
o Sữa non
 Là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong 3 ngày đầu sau đẻ.
Sữa non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa
nhiều đạm hơn sữa trưởng thành. Sữa non nhiều kháng thể, tế
bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng.
 Sữa non có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su, trẻ đỡ
vàng da.
 Các yếu tố phát triển trong sữa non giúp bộ máy tiêu hoá trưởng
thành, chống dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác.
 Sữa non có nhiều vitamin A giúp trẻ chống nhiễm khuẩn và bệnh
khô mắt. Trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là rất
quan trọng, đặc biệt là trong 1 giờ đầu sau sinh. Sữa non đã có
sẵn trong vú ngay khi trẻ sinh ra. Không nên cho trẻ bất cứ thức
ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt đầu bú mẹ.
o Sữa trưởng thành
 Sau khoảng 3 đến 4 ngày sữa non chuyển sang sữa trưởng thành.
Số lượng sữa nhiều hơn làm hai bầu vú của bà mẹ đầy, căng
cứng. Người ta gọi đây là hiện tượng xuống sữa. Sữa trưởng
thành gồm có sữa đầu và sữa cuối.


5
 Sữa đầu bữa: Là sữa được tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa
có màu trắng trong, số lượng nhiều và cung cấp nhiều đạm,
đường, nước và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, khơng cần
cho trẻ uống thêm nước hoặc bất cứ đồ uống nào trước khi trẻ
được 6 tháng tuổi và ngay cả khi trời nóng. Nếu cho trẻ uống
nước khi bị khát sẽ giảm bú mẹ.
 Sữa cuối bữa: Là sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Bầu vú

mẹ lúc này đã hết căng. Sữa cuối bữa có màu trắng đục vì có
nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất béo cung cấp nhiều năng
lượng cho trẻ giúp trẻ lớn nhanh hơn, chống dị ứng và không
dung nạp các thức ăn khác.
 Sữa non có nhiều vitamin A giúp trẻ chống nhiễm khuẩn và bệnh khơ mắt. Vì
vậy, cần phải cho trẻ bú sớm trong vịng 1 giờ đầu sau đẻ, khơng cho trẻ ăn
bất cứ thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ.
 Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò
Bảng 0.1 Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò

Các yếu tố

Sữa mẹ

Sữa Bị

Nhiễm khuẩn

Khơng

Có thể có

Các kháng thể



Khơng có




Khơng có

Đủ số lượng, dễ tiêu hóa

Quá nhiều, khó tiêu hóa

Có những axit béo cần

Thiếu những axit béo cần

thiết

thiết

Có men Lipase tiêu mỡ

Khơng có men Lipase

Sắt

Dễ hấp thu hơn

Khó hấp thu hơn

Vitamin

Đủ

Không đủ Vitamin A và C


Nước

Đủ

Cần thêm

Yếu tố phát
triển
Đạm
Mỡ

o Protein trong sữa mẹ ít hơn sữa bị nhưng có đủ các acid amin cần thiết
và tỉ lệ cân đối. Protein trong sữa bò chủ yếu là casein (85%) nên khi


6
vào dạ dày của trẻ nhỏ sẽ tạo thành các cục đơng vón làm trẻ khó tiêu
hố và hấp thu.
o Lipid: Trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng, có acid béo cần thiết như
acid linoleic, cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững
các mạch máu của trẻ. Lipid trong sữa mẹ dễ tiêu hoá hơn vì có men
lipase.
o Lactose: Trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò, cung cấp thêm năng lượng.
Một số lactose vào ruột chuyển hoá thành acid lactic giúp cho sự hấp
thu calci và các muối khống.
o Vitamin: Sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bị, giúp trẻ đề phịng
được bệnh khơ mắt do thiếu vitamin A.
o Muối khoáng: calci trong sữa mẹ ít hơn sữa bị nhưng đủ thoả mãn nhu
cầu của trẻ và dễ hấp thu hơn. cb
o Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa bị.


Hình 0.2 Sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sự phát triển của trẻ

1.1.1.2. Cách ngậm bắt vú và tư thế bú [5]
 Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú đúng
o Trẻ phải ngậm sâu vào quầng đen của vú và các mơ phía dưới vú vào
trong miệng.
o Các xoang sữa nằm trong những mơ phía dưới này.
o Trẻ phải ngậm vú để kéo mô vú ra tạo thành một “đầu vú dài”.


7
o Trẻ đang được bú từ vú chứ không phải từ núm vú
o Lưỡi của trẻ đưa ra trước trên lợi dưới và ở phía dưới xoang sữa.
 Động tác ngậm mút vú
o Trẻ mút để kéo mô vú ra thành đầu vú và giữ vú trong miệng.
o Phản xạ oxytocin làm cho sữa chảy vào xoang sữa.
o Lưỡi của trẻ ép đầu vú lên vòm miệng cứng, ép sữa từ xoang sữa vào
miệng trẻ.
o Khi trẻ ngậm bắt vú đúng, trẻ hút được sữa dễ dàng, miệng và lưỡi của
trẻ không trà sát vào da và núm vú trẻ sẽ mót vú có hiệu quả.
 Ngậm bắt vú sai vì:
o Trẻ chỉ ngậm vú mà khơng ngậm cả mơ vú ở dưới.
o Trẻ không ngậm hết xoang sữa, lưỡi không đưa tới xoang sữa được.
o Lưỡi ở trong miệng nên trẻ không ép được xoang sữa.
o Cho thấy trẻ chỉ ngậm núm vú.
Bảng 0.2 So sánh trẻ ngậm bắt vú đúng và ngậm bắt vú sai

Ngậm bắt vú đúng


Ngậm bắt vú sai

 Cằm trẻ chạm vào vú mẹ

 Cằm trẻ không chạm vào vú

 Miệng trẻ mở rộng

 Miệng trẻ khơng mở rộng

 Quầng vú ở phía trên miệng trẻ

 Quầng vú phía trên và phía

nhiều hơn phía dưới
 Trẻ đưa lưỡi tới phía dưới xoang
sữa (quầng thâm của vú) để ép
sữa ra

dưới như nhau
 Lưỡi khơng tới phía dưới xoang
sữa
 Má của trẻ hóp lại

 Má của trẻ căng phồng
 Hậu quả của việc ngậm bắt vú sai
o Đau và tổn thương núm vú.
o Do trẻ chỉ ngậm núm vú nên làm cho bà mẹ đau và dễ nứt núm vú.
o Miệng trẻ trà sát da ở núm vú nhiều sẽ gây nứt núm vú.
o Trẻ bú không có hiệu quả làm sữa bị ứ đọng gây cương vú.

o Trẻ hay khóc vì khơng bú đủ sữa.
o Khơng chịu bú mẹ.


8
o Vú tạo sữa ít đi.
o Trẻ tăng cân kém.
 Nguyên nhân của việc ngậm bắt vú sai:
o Cho trẻ bú bình: ngay sau đẻ, nếu trẻ bú bình trước khi bắt đầu bú mẹ
thì ảnh hưởng đến sự ngậm bắt vú vì động tác bú bình cũng giống bú
núm vú làm mất phản xạ bú mẹ của trẻ.
o Bà mẹ khơng có kinh nghiệm: những bà mẹ sinh con đầu lòng hoặc các
bà mẹ đã từng cho con bú bình sẽ gặp khó khăn trong việc giúp trẻ
ngậm bắt vú đúng.
 Các khó khăn khác:
o Trẻ đẻ non, đẻ yếu, đẻ thấp cân, dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm
ếch.
o Núm vú tụt.
o Vú bị cương tức.
o Cho trẻ bú muộn.
o Thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng.
o Cán bộ y tế còn thiếu kỹ năng giúp các bà mẹ cho con bú đúng cách.
 Bốn điểm then chốt về tư thế cho trẻ bú:
o Đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng.
o Mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú.
o Thân trẻ sát với mẹ.
o Đỡ phía dưới mơng trẻ (nếu là trẻ sơ sinh)

Hình 0.3 Tư thế cho trẻ bú và cách ngậm bắt vú đúng



9
 Hướng dẫn cho bà mẹ cách đỡ vú:
o Các ngón tay tựa vào thành ngùc phía dưới vú.
o Ngón tay trỏ đỡ vú.
o Ngón tay trái ở phía trên.
o Các ngón tay khơng nên q gần núm vú.
 Giải thích, hướng dẫn cách cho trẻ ngậm bắt vú:
o Chạm núm vú vào môi trẻ.
o Đợi cho tới khi miệng trẻ mở rộng.
o Đưa trẻ nhanh chóng tới vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú (bà
mẹ không cần thay đổi để ấn vú vào miệng trẻ).
1.1.1.3. Sinh lý sự tiết sữa, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiết sữa
a. Sinh lý tiết sữa. [5]
Quá trình sản xuất sữa mẹ chịu sự tác động của 4 hormone là estrogen, progesterone,
prolactin và oxytocin. Cơ chế sản xuất sữa mẹ của cơ thể là tự điều chỉnh hàm lượng
các hormone này để sinh sữa. Cụ thể là:
 Estrogen và Progesterone giúp bầu vú phát triển, sẵn sang cho việc sản xuất
sữa. Hai loại hormone này được giải phóng bởi nhau thai trong q trình mang
thai. Estrogen có chức năng làm tang kích thước và số lượng ống dẫn sữa, còn
progesterone giúp phát triển nang và thùy tuyến sữa. Estrogen và Progesteron
hàm lượng cao sẽ ức chế sản xuất sữa khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ.
Khi em bé chào đời, nhau thai đã bong, hàm lượng các hormone này giảm
xuống, báo cho cơ thể biết đã đến thời điểm tạo sữa. Cũng vì vậy, người mẹ
cho con bú khơng nên dung thuốc tránh thai có chứa Estrogen vì sẽ làm giảm
lượng sữa mẹ.
 Prolactin giúp sản xuất sữa (phản xạ tiết sữa). Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài
tiết Prolactin đi vào máu, đến vú và làm cho vú sản xuất sữa. Phần lớn
Prolactin ở trong máu khoảng 30 phút sau bữa bú, chính vì thế nó giúp tạo sữa
cho bữa bú tiếp theo. Điều này cho thấy rằng nếu trẻ bú nhiều vú mẹ tạo sữa

nhiều. Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm là rất có ích để duy trì tạo
sữa.


10
 Oxytoxin giải phóng sữa khỏi bầu ngực. Hormone oxytocin được giải phóng
khi em bé bắt đầu kéo núm vú và hút. Oxytocin làm co bóp các cơ quanh nang
đẩy sữa khỏi nang, đi vào các ống dẫn sữa, di chuyển tới núm vú và chảy vào
miệng bé. Quá trình này được gọi là phản xạ phun sữa. Nếu phản xạ oxytocin
khơng làm việc tốt thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa, mặc dù vú vẫn
sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra. Phản xạ phun sữa dễ dàng bị ảnh
hưởng bởi ý nghĩ của bà mẹ. Khi bà mẹ có những cảm giác tốt như hài lịng
với con mình, gần gũi, u thương con, ln tin tưởng vào việc NCBSM thì
sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ này. Ngồi tác dụng giải phóng sữa khỏi bầu ngực,
oxytocin còn giúp làm co cơ tử cung trong và sau khi sinh, giúp tử cung thu
nhỏ về kích thước ban đầu và hạn chế bang huyết sau sinh. Đồng thời, Prolactin
và oxytocin cịn góp phần khiến người mẹ ln khao khát được ở bên chăm
sóc con.
 Phản xạ tiết sữa có thể xảy ra vài lần trong mỗi cữ bú, mẹ có thể cảm thấy râm
ran, hơi khó chịu ở ngực hoặc khơng có cảm giác khác thường nào. Phản xạ
này cũng có thể xảy ra ở thời điểm người mẹ nghe thấy tiếng khóc hoặc nghĩ
về bé.
 Ức chế tiết sữa: trong sữa mẹ có một yếu tố phụ được gọi là chất ức chế tạo
sữa. Khi một lượng lớn sữa đọng lại trong vú, chất ức chế sẽ tiết ra làm cho vú
ngừng tạo sữa. Vì vậy muốn vú tạo nhiều sữa thì phải tạo cho vú luôn rỗng
bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra sạch.
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
 Căng thẳng, mệt mỏi: Phụ nữ sau sinh không thể tránh khỏi những căng thẳng
và mệt mỏi trong q trình chăm sóc trẻ, đối mặt với sự thay đổi lớn trong
cuộc sống hay áp lực từ vấn đề tài chính. Đây là nguyên nhân hang đầu dẫn

đến tình trạng giảm tiết sữa ở mẹ sau sinh. vì thế người mẹ cần giữ cho tinh
thần thoải mái, không nên làm việc quá sức, thường xuyên trao đổi và tâm sự
với người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng của mình để tránh bị
stress, nặng về tâm lý.
 Sức khỏe không ổn định: Sức khỏe của mẹ giảm sút cũng là nguyên nhân
làm giảm tiết sữa mẹ. Ví dụ như ốm sốt, cảm cúm, viêm họng hay các bệnh lý


11
nghiêm trọng khác. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể, người
mẹ nên đi khám bác sĩ và có các biện pháp cải thiện sức khỏe kịp thời, vừa
không khiến mẹ mệt mỏi, vừa đảm bảo lượng sữa, chất lượng sữa cho con bú.
 Dùng quá nhiều caffeine: Caffein là thủ phạm gây giảm tiết sữa mẹ. Nếu
người mẹ sử dụng đồ uống chứa cà phê, trà, socola…với lượng vừa phải thì
khơng gây ra ảnh hưởng gì rõ rệt. Nhưng nếu sử dụng với lượng nhiều và liên
tục sẽ khiến cơ thể bị mất nước, đồng thời tiết ít sữa hơn. Ngồi ra caffeine có
thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ, khiến trẻ bị mất ngủ và quấy
khóc. Do đó người mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi dung.
 Hút thuốc lá: Thuốc lá gây cản trở q trình giải phóng oxytocin khỏi cơ thể.
Đây là một loại hormone kích thích phản xạ xuống sữa, giải phóng sữa từ ngực
của mẹ. Tốt nhất BM trong thời gian cho con bú không nên hút thuốc, đặc biệt
là khi hút thuốc gần con hoặc tiếp xúc với con ngay sau khi hút thuốc sẽ khiến
cho trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 Uống rượu, bia: Cồn trong rượu, bia cũng là một trong những nguyên nhân
mẹ ít sữa. Ngoài ra cồn cũng làm thay đổi vị của sữa, có thể khiến trẻ chán ăn,
bú ít đi. Cồn thơng qua sữa mẹ truyền sang cho con có thể khiến trẻ chậm phát
triển.
 Sử dụng một số loại thuốc: Q trình NCBSM có thể kéo dài từ 1-2 năm.
Trong khoảng thời gian đó rất có thể người mẹ gặp vấn đề về sức khỏe cần
uống thuốc. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa như:

testosterone, pseudoenphedrin, estrogen, progestim, và các dẫn xuất ergot như
bromocriptin ergotamine, cabergolin… Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc
nào cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo của nhà sản xuất dành cho
phụ nữ đang cho con bú. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc bừa bãi.
 Các loại thảo dược và đồ cay nóng: Một số loại thảo dược thông dụng như:
rau thơm, rau mùi tây, rau bạc hà… tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể
khiến lượng sữa của mẹ tiết ra giảm một cách đáng kể.
 Sử dụng thuốc tránh thai: Chị em sau sinh thường sử dụng thuốc tránh thai
để không mang thai quá sát nhau. Thuốc tránh thai có chứa estrogen có thể
gây giảm tiết sữa mẹ, chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai progesterone.


12
 Có thai: Phụ nữ có thai trong thời kỳ cho con bú sẽ khiên hormon thay đổi.
Sự thay đổi này có thể làm giảm tiết sữa.
 Chế độ ăn uống khơng hợp lý: Nhiều bà mẹ vẫn có đủ sữa cho con bú ngay
cả khi ăn uống không đầy đủ. Nhưng việc thiếu chất dinh dưỡng và nước có
thể làm giảm tiết sữa mẹ ở rất nhiều trường hợp khác. Tốt nhất, chị em nên có
chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo sức khỏe của mẹ và nguồn dinh dưỡng
trong sữa mẹ cho con.
Tắc tia sữa là bệnh lý thường gặp khi NCBSM
1.1.2.1. Định nghĩa
 Tắc tia sữa là tình trạng một hay nhiều ống dẫn sữa bị tắc, do vậy sữa không
chảy ra được.
1.1.2.2. Nguyên nhân
 Bà mẹ không cho trẻ bú sớm và thường xuyên hoặc vắt sữa chưa đúng cách.
 Bầu vú bị chèn ép do mặc áo lót quá chật hoặc do bị đè nén hay nắn bóp
 một cách thơ bạo.
 Sữa mẹ dư thừa, bé ngậm bắt vú không đúng.
 Sản phụ bị căng thẳng, stress…

1.1.2.3. Triệu chứng
 Sữa không tiết ra hoặc tiết ra ít , ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa.
 Đau tức tại vú, có thể sờ thấy cục khối cứng, ấn đau.
 Số lượng tia sữa ít.
 Người mệt mỏi, nhức đầu, sốt...

Hình 0.4 Hình ảnh viêm tắc tuyến sữa


13
1.1.2.4. Biến chứng
Tắc tia sữa nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng:
 Viêm tuyến vú.
 Áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải sơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngồi ra,
tắc tia sữa cịn làm cho q trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ mất
sữa, buộc dừng hẳn việc cho con bú và phải nuôi trẻ bằng sữa ngồi.
1.1.2.5. Chăm sóc NB tắc tia sữa.
 Nhận định NB.
o Đánh giá toàn trạng.
o Hỏi tiền sử bệnh lý, tiền sử sản khoa, phụ khoa, dị ứng.
o Hỏi quá trình bệnh lý, thăm khám hiện tại, khám vú…
o Tham khảo xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sang…
o Đánh giá nhận thức của NB về tự chăm sóc và phịng bệnh.
 Chẩn đốn chăm sóc
o Người bệnh đau, sốt do viêm vú.
o Người bệnh có nguy cơ áp xe vú.
o Người bệnh khơng hoặc có khó khăn trong việc cho con bú mẹ trực
tiếp.
 Lập kế hoạch chăm sóc
o Hạ sốt, giảm đau cho người bệnh.

o Giảm nguy cơ áp xe vú cho người bệnh.
o Động viên người bệnh kiên trì tập cho con bú mẹ trực tiếp.
 Thực hiện kế hoạch chăm sóc
o An ủi, động viên và giải thích cho người bệnh và gia đình về tình trạng
bệnh của bệnh nhân để người bệnh hiểu và an tâm điều trị.
o Động viên người nhà an ủi, gần gũi bệnh nhân để bệnh nhân không
stress.
o Hướng dẫn người bệnh chườm mát và cách dùng thuốc hạ sốt, giảm
đau. Thực hiện y lệnh thuốc.
o Động viên người bệnh kiên trì tập cho con bú.
o Hướng dẫn người bệnh cách cho con bú đúng: tư thế bú đúng và cách
ngậm bắt vú đúng.


14
o Hướng dấn cách vắt sữa hiệu quả phòng chống tắc tia sữa: hướng dẫn
cách vắt sữa bằng tay, cách dùng máy hút sữa đúng cách, không nên
quá lạm dụng máy hút sữa.
Tư vấn, hướng dẫn phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm bất thường cần
đến khám ngay.
o Thực hiện y lệnh thuốc.
o Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị tắc tia sữa [9]
 Máy siêu âm điều trị: Siêu âm là loại sóng truyền theo chiều
dọc, cùng hướng với phương truyền sóng. Trong điều trị thường
dùng siêu âm tần số 1 và 3 MHz
Bảng 0.3 Chỉ định và chống chỉ định khi điều trị bằng máy siêu âm
Chỉ định

Chống chỉ định


-

Tắc tia sữa

-

Các vùng không điều trị bằng siêu âm:

-

Co thắt phế quản: Hen phế

-

Não, tủy sống, cơ quan sinh dục.

quản, viên phế quản co

-

U ác tính vùng ngực.

thắt.

-

Sốt co, lao, chảy máu, viêm mạch máu vùng

-


Co thắt do đau, do lạnh.

-

Đau do viêm dây thần

ngực.
-

kinh.

Các vết thương, các vùng sẹo xấu kém nuôi
dưỡng.

-

Các vùng sưng nề do chấn thương gia đoạn hấp
thu dịch nề, do các ổ viêm cũ.

-

Siêu âm dẫn thuốc.

-

Rối loạn cảm giác nóng lạnh.

-

Phụ nữ có thai.


-

Vùng điều trị có mang các vật kim loại.

Hình 0.5 Máy siêu âm điều trị


15
 Đèn hồng ngoại: Tia hồng ngoại là những bức xạ điện từ, có
bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. Tác dụng nhằm
tăng tuần hoàn, dinh dưỡng, chuyển hóa, chống viêm đồng thời
ức chế các cơn đau tại chỗ.
Bảng 0.4 Chỉ định và chống chỉ định khi điều trị bằng đèn hồn ngoại
Chỉ định
-

Tắc tia sữa.

-

Giảm đau, giảm co thắt, tăng

Chống chỉ định
Tương đối:
-

cường chống viêm tại chỗ,

Tổn thương ngoài da tại vú, ung thư vùng cổ

ngực, đặt túi Silicon ngực.

tăng sinh tái tạo tổ chức, mau

-

liền vết thương, làm mềm

Đang sốt cao, viêm tĩnh mạch, viêm tắc mạch
vùng ngực.

sẹo.

-

Có nguy cơ chảy máu: chấn thương mới vùng
ngực, xuất huyết tiêu hóa…

-

Rối loạn cảm giác: mất cảm giác nóng lạnh…

Tuyệt đối:
-

Phụ nữ có thai.

-

Cịn mảnh kim loại trong mô vùng ngực: máy tạo

nhịp tim, van tim nhân tạo…

-

Quá mẫn với bức xạ sáng.

- Tiến hành:
Đèn chiếu thẳng vng góc với vùng da cần điều trị.
Cơng suất (P): 150 W
Khoảng cách từ đèn đến da : 50 cm.
Thời gian: 10 phút/ lần x 2 lần/ ngày x 3 ngày/ đợt điều trị.
Đèn hồng ngoại và kết hợp đắp paraffin: Cùng với tia hồng ngoại sức nóng của
paraffin có tác dụng làm tăng nhiệt độ trên da, đánh tan các cục sữa vón cục trong
bầu ngực, đồng thời giảm đau, giãn mạch và giãn cơ.
Bảng 0.5 Chỉ định và chống chỉ định khi điều trị bằng đèn hồng ngoại và parafin
Chỉ định

Chống chỉ định

-

Giảm đau giãn cơ.

-

Chấn thương cấp, nhiễm trùng cấp.

-

Viêm mãn tính.


-

Đang truyền máu, đe dọa chảy máu.

-

Sốt cao, quá suy kiệt.


16
-

Giãn mạch ngoại vi, tang tuần hoàn cục

-

Dị ứng với Parafin, bệnh ngồi da.

bộ.

-

Mất cảm giác.

Hình 0.6 Đèn hồng ngoại và Parafin nóng

o Tiến hành xoa bóp, massage vú kết hợp hướng dẫn người bệnh để họ
có thể tự làm tại nhà. Massage ngực trước khi vắt sữa sẽ phóng thích
hooc mơn kíc thích phản xạ tiết sữa của người mẹ, giúp sữa về dễ dàng

hơn và nhanh hơn. Massage ngực cũng giúp phòng tránh căng tức ngực,
viêm núm vú và tăng khả năng sản xuất của người mẹ.
 Bước 1: Dùng 2-3 ngón tay massage ngực theo hình trịn xốy
trơn ốc từ ngồi vào phía núm vú.
 Bước 2: Dùng lòng bàn tay vuốt từ chân bầu vú dẫn ra đầu núm

 Bước 3: Đặt ngón tay cái và tay trỏ xung quang quần vú, dùng
các ngón tay cịn lại đỡ vú. Sau đó vắt nhẹ nhàng sữa ra.
 Bước 4: Xoay tay cái và tay trỏ xung quang quầng vú để vắt kiệt
hết sữa ra.


17

Hình 0.7 Hướng dẫn massage vú

o Hướng dẫn dùng tiếp đơn thuốc kháng sinh và kháng viêm đủ 7 ngày.
o Động viên người bệnh kiên trì tập cho con bú mẹ trực tiếp:
o Xây dựng niềm tin cho người bệnh: Tư vấn, hướng dẫn bà mẹ cho con
bú đúng cách.
o Kêu gọi người nhà, gia đình cùng hỗ trợ người bệnh trong việc nuôi
con bằng sữa mẹ.
 Đánh giá kết quả chăm sóc:
o Người bệnh và gia đình bớt lo lắng, hiểu về tình trạng của mình.
o Thực hiện y lệnh đúng đủ, an toàn.
o Người bệnh hiểu và đồng ý thực hiện những tư vấn và hướng dẫn của
điều dưỡng.
o Người bệnh có niềm tin là mình có đủ sữa để cho con bú hoàn toàn và
tập cho con bú mẹ trực tiếp.
o Tia sữa thông.

o NB đã biết cách tự xoa bóp và vắt sữa.
o BM biết cách tự xử lý những vấn đề gặp phải khi cho con bú mẹ.


×