Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

đề cương khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
======***======
-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

“HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”

Sinh viên thực hiện

: Lê Nguyễn Thụy Như Huyền

Chuyên ngành

: Cử nhân Việt Nam học

Lớp

: 15CVNH

Người hướng dẫn

: TS. LÊ THỊ THU HIỀN

Đà Nẵng, Tháng 04 năm 2019
1



LỜI CẢM ƠN
Hoạt động làm khóa luận tốt nghiệp Đại học luôn là một phần quan trọng trong
chặng đường học tập của sinh viên các trường đại học trên cả nước nói chung và trường
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng nói riêng. Những cơng trình nghiên cứu này sẽ
góp phần đi sâu hơn vào các vấn đề của xã hội, mở ra tư duy mới cho các cơng trình
nghiên cứu sau này tiếp tục phát triển.
Là một sinh viên Khoa Lịch sử, em luôn cảm thấy may mắn khi được học tập và
được tham gia các hoạt động liên quan đến học thuật trong những năm qua, may mắn
hơn khi được tham gia thực hiện nghiên cứu khóa luận: “Hoạt động xã hội của Phật
giáo Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”. Đây có thể nói là một đề tài vơ cùng ý
nghĩa và giá trị.
Với lịng biết ơn sâu sắc, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Thị Thu
Hiền – Cán bộ hướng dẫn khoa học và cũng là người hướng dẫn tận tình về mặt tài liệu
và nội dung để em có thể hồn thành tốt đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm đã
tạo điều kiện về thời gian cũng như nguồn tư liệu để đề tài của em được hoàn chỉnh
hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã ln đồng hành
cùng em, động viên em thực hiện đề tài này. Dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng không
tránh khỏi những sai sót mong thầy cơ thơng cảm và tận tình góp ý. Đó sẽ là những bài
học kinh nghiệm giúp cho em hồn thiện hơn trong cơng tác nghiên cứu sau này.
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 04 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Thụy Như Huyền

2



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1
MỤC LỤC ......................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................6
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................7
1. Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................8
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................9
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................9
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................9
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................10
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu.................................................................................10
5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................10
6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 11
7. Bố cục đề tài ..........................................................................................................11
NỘI DUNG ...................................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN PHẬT GIÁO ........12
Ở ĐÀ NẴNG.................................................................................................................12
1.1. Cơ sở lý luận chung ........................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm hoạt động xã hội ..........................................................................12
1.1.2. Phân loại hoạt động xã hội ...........................................................................12
1.2. Phật giáo ở Việt Nam và hoạt động xã hội của Phật giáo Việt Nam hiện nay
....................................................................................................................................13
3


1.3. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đà Nẵng ..........................15

CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO QUẬN HẢI
CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................18
2.1. Khái quát về Phật giáo ở quận Hải Châu .......................................................18
2.2. Một số hoạt động tiêu biểu của Phật giáo ở quận Hải Châu.........................22
2.2.1. Hỗ trợ người dân bị thiên tai, lũ lụt ............................................................. 22
2.2.2. Hỗ trợ người dân gặp hồn cảnh khó khăn ..................................................24
2.2.3. Hỗ trợ tiếp sức mùa thi .................................................................................27
2.2.4. Tổ chức khám, chữa bệnh .............................................................................29
2.2.5. Một số hoạt động khác ..................................................................................30
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................35
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ..................35
CỦA PHẬT GIÁO QUẬN HẢI CHÂU Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................35
3.1. Một số nhận xét, đánh giá ................................................................................35
3.2. Một số giải pháp ................................................................................................ 36
3.2.1. Tuyên truyền, vận động các tự viện đẩy mạnh hoạt động xã hội .................36
3.2.2. Thành lập một trung tâm hoạt động từ thiện - xã hội, đa dạng hóa các hoạt
động xã hội..............................................................................................................37
3.2.3. Đào tạo về Công tác xã hội cho Tăng, Ni, Phật tử.......................................38
3.2.4. Huy động nguồn kinh phí thường xuyên cho các hoạt động xã hội .............39
3.2.5. Chính quyền hỗ trợ và có sự ghi nhận ..........................................................39
KẾT LUẬN ..................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 43
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÁC CHÙA
THUỘC PHẬT GIÁO QUẬN HẢI CHÂU .............................................................. 46

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNV


:

Tình nguyện viên

ĐĐ.

:

Đại Đức

HTr.

:

Huynh trưởng

BHD PB GĐPT

:

Ban hướng dẫn Phân ban Gia đình phật tử

HT.

:

Hịa thượng

GĐPT


:

Gia đình phật tử

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên

bảng
2.1
2.2

2.3

Hệ thống tự viện ở quận Hải Châu
Một số hoạt động hỗ trợ người dân bị thiên tai lũ lụt của Phật
giáo quận Hải Châu.
Một số hoạt động hỗ trợ người dân có hồn cảnh khó khăn
của Phật giáo quận Hải Châu.

Trang
15
19


21

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập vào Việt Nam,
nhất là khi nước ta nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cổ đại nên mang
nhiều nét của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là tơn giáo. Phật giáo là tơn giáo có ảnh
hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Phật giáo được du nhập vào nước ta từ rất sớm, khoảng
thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên theo đường biển, ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam. Đến
thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh. Đến đời nhà
Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến
cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa,
nhưng vì mất sớm nên việc này khơng có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh
hưởng mạnh của phong trào chấn hưng Phật giáo của các nước, Phật giáo Việt Nam lại
phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam.
Thành phố Đà Nẵng được biết đến là trung tâm kinh tế lớn nhất trên dải đất miền
Trung; sự hội nhập và phát triển của thành phố trong những năm gần đây càng khẳng
định được vị thế của mình trong vai trị cầu nối kinh tế của khu vực. Phật giáo có mặt
tại Đà Nẵng khoảng thế kỷ thứ XVII, từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Kể từ lúc du
nhập cho đến ngày nay, Phật giáo Đà Nẵng ngoài việc phát triển các cơ sở tự viện, Tăng
Ni và Phật tử, cịn có những đóng góp thiết thực trong đời sống của người dân ở lĩnh
vực văn hóa, giáo dục cũng như an sinh xã hội. Có thể nói rằng, Phật giáo Đà Nẵng là
nơi đầu tiên trong các tỉnh thành xây dựng Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đặt tại chùa Quán
Thế Âm (Ngũ Hành Sơn). Ngoài ra, lễ hội Quán Thế Âm được trang nghiêm tổ chức
vào ngày 19-2 hàng năm thu hút hàng ngàn người tham gia, với nhiều hoạt động văn
hóa phong phú tạo hiệu ứng mới về việc phát triển tín ngưỡng tâm linh, cũng như góp
phần quảng bá du lịch tại địa phương với nghề điêu khắc tượng Phật tại làng đá Non

Nước. Công tác từ thiện xã hội luôn được Ban Trị sự quan tâm và có sự hưởng ứng từ
các tầng lớp nhân dân, vì sự thiết thực của các chương trình, do đó đã tạo nên những
hiệu ứng tốt trong xã hội. Trong đó, Phật giáo Quận Hải Châu cũng đóng góp cơng sức
khá lớn cho các hoạt động xã hội trên địa bàn cũng như những vùng khó khăn. Với
những hoạt động xã hội của Phật giáo Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện
trong những năm qua đã phần nào xoa dịu nỗi đau của con người trong xã hội, phần nào
san sẻ đi những nỗi mất mát mà con người phải chịu đựng.
7


Để góp phần nhìn rõ hơn về những hoạt động cũng như tầm quan trọng của những
hoạt động đó, tơi xin chọn đề tài: “Hoạt động xã hội của Phật giáo Quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động của Phật giáo nhưng nghiên
cứu về hoạt động xã hội của Phật giáo tại các quận, đặc biệt là quận Hải Châu thì vẫn
cịn khá hạn chế. Có thể phân thành một số nhóm cơng trình sau:
- Nhóm cơng trình nghiên cứu về hoạt động xã hội của Phật giáo Việt Nam, tiêu
biểu:
+ Tham luận “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại ở Việt
Nam” của Hịa thượng TS Thích Gia Quang tại Hội thảo Khoa học Quốc tế “Phật
giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại” năm 2017 tại Ninh Bình. Tham luận nêu
rõ thực trạng sự ảnh hưởng của Phật giáo trong các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội
đồng thời đề ra giải pháp để đưa giáo lý Phật giáo ứng dụng vào cuộc sống của con
người để giải quyết các vấn đề của xã hội đương đại.
+ Sách “Tìm hiểu chức năng xã hội” của Phật giáo Việt Nam của PGS. TS Trần
Hồng Liên do NXB Tổng Hợp TP. HCM ấn hành năm 2010. Cuốn sách nghiên cứu, tìm
hiểu những chức năng xã hội của Phật giáo Nam Bộ trong q trình biến đổi nhanh
chóng hiện nay. Do Phật giáo có nhiều lĩnh vực cần nghiên cứu, nên trong khuôn khổ
thời gian cho phép, đề tài chỉ đi vào những hoạt động của Phật giáo từ năm 2000 trở về

trước.
- Nhóm cơng trình nghiên cứu về Phật giáo ở thành phố Đà Nẵng, tiêu biểu:
+ Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn “Phật giáo tại Đà Nẵng - Quá
khứ, hiện tại và xu hướng vận động” của Đinh Đức Hiền. Luận văn nghiên cứu về lịch
sử hình thành và phát triển, tình hình hoạt động hiện nay, đưa ra một số xu hướng vận
động của Phật giáo tại thành phố trong thời gian đến, góp phần làm rõ thêm các giá trị
văn hóa trong lĩnh vực Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng. Cơng trình tài liệu tham khảo
cho các nhà nghiên cứu Phật giáo, các Ban, ngành, Đoàn thể liên quan đến công tác quản
lý nhà nước về Phật giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

8


Một số bài viết trên các trang mạng có liên quan đến hoạt động xã hội của Phật
giáo quận Hải Châu như “Phật giáo Đà Nẵng với công tác từ thiện xã hội”, “Tuệ tĩnh
đường”, “Tuệ tĩnh đường Lộc Quang”, …
Là một trong những tôn giáo phát triển rực rỡ ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ
về hoạt động xã hội, đến nay đã có khá nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu khoa học
về Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và các tỉnh thành cả nước nói riêng. Bước
đầu có một số nghiên cứu về hoạt động xã hội của Phật giáo ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, có
thể nói, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về “Hoạt động xã hội của Phật giáo Quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”. Dù vậy, những cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tư
liệu quý báu, đáng tin cậy để tơi hồn thành tốt đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích và làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động xã hội của Phật
giáo Quận Hải Châu.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động xã hội của Phật giáo
Quận Hải Châu tại thành phố Đà Nẵng, góp phần giữ vừng niềm tin Phật giáo đồng thời
phát triển hơn nữa tôn giáo này tại thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xã hội của Giáo hội Phật giáo Quận
Hải Châu tại thành phố Đà Nẵng.
Chúng tôi lựa chọn quận Hải Châu cho đề tài nghiên cứu vì trên đại bàn thành
phố Đà Nẵng, số lượng các tự viện và tăng ni Phật tử ở quận Hải Châu là nhiều hơn hẳn
so với khu vực khác. Mặt khác, trong các đợt thiên tai lũ lụt, hạn hán, số lượng các tự
viện tham gia đóng góp, san sẻ với bà con gặp nạn khá nhiều. Qua đó cũng thấy được
sự đóng góp của Phật giáo ở Quận Hải Châu cho Việt Nam nói chung và thành phố Đà
Nẵng nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động xã hội của Phật giáo Quận
Hải Châu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gồm 23 tự viện, nhưng tôi tập trung nghiên
cứu 3 chùa chính:
9


+ Chùa Pháp Lâm (574 đường Ơng Ích Khiêm, phường Nam Dương, quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng)
+ Chùa An Long (đường 2/9 phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng)
+ Chùa Sư Nữ Bảo Quang (48 đường Núi Thành, phường Bình Thuận , quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng)
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung tìm hiểu hoạt động xã hội của Phật giáo
Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2018.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng một số nguồn tư liệu sau:
- Sách chuyên ngành về Phật giáo.
- Các bài viết trên báo, tạp chí như tạp chí Văn hóa Phật giáo, Thế giới Phật giáo,
Chánh pháp, Phật Giáo nguyên thủy, Đạo Phật ngày nay, …

- Luận văn thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệp, các cơng trình nghiên cứu khoa học.
- Bài viết trên các trang web điện tử: giacngo.vn, tapchicongsan.org.vn,
vuonhoaphatgiao.com, thuvienhoasen.org, thienphatgiao.wordpress.com …
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan đến đề tài, từ đó
khái quát hóa, mơ hình hóa các tư liệu có được để trình bày các vấn đề một cách thuyết
phục và tốt nhất.
- Phương pháp thống kê: Việc sưu tầm các số liệu, tư liệu từ nhiều nguồn khác
nhau trong một thời gian nhất định để thống kê là rất quan trọng. Phương pháp này giúp
tôi thấy được thực trạng hoạt động xã hội của Phật giáo quận Hải Châu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Việc phân tích các hoạt động xã hội của Phật
giáo rồi so sánh, đối chiếu giữa các tu viện hay các tổ chức khác với nhau là rất quan
trọng. Phương pháp này giúp tôi thấy được những mặt thuận lợi cũng như hạn chế của
các hoạt động xã hội của Phật giáo ở Đà Nẵng để từ đó có thể đưa ra những giải pháp
phù hợp.
10


6. Đóng góp của đề tài
* Về mặt khoa học:
- Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về hoạt động xã hội của Phật giáo trên
địa bàn Quận Hải Châu, qua đó góp phần phản ánh thực trạng tổ chức, thực hiện và
những tồn tại của các hoạt động xã hội ở Đà Nẵng và từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
* Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các ban ngành, cấp lãnh đạo, các tự viện, các nhà
tổ chức liên quan có định hướng, có chính sách thực hiện đúng đắn điều chỉnh kịp thời
những bất cập còn tồn tại để các hoạt động xã hội của Phật giáo quận Hải Châu ngày
càng tốt hơn, nâng cao mức độ sẻ chia giữa người với người.
7. Bố cục đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận chung và tổng quan Phật giáo ở Đà Nẵng.
Chương 2: Các hoạt động xã hội của Phật giáo quận Hải Châu ở Đà Nẵng.
Chương 3: Một số nhận định và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
các hoạt động xã hội của Phật giáo quận Hải Châu ở thành phố Đà Nẵng.

11


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN PHẬT GIÁO
Ở ĐÀ NẴNG
1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Khái niệm hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức
chính trị đứng ra tổ chức, liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng
đến sự phát triển của xã hội như các phong tráo xây dựng bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh
tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường
và các phong trào thi đua yêu nước khác …[13].
Có một ý kiến khác cho rằng, hoạt động xã hội là việc hành động và tạo ra những
thay đổi xã hội; điều này có thể xảy ra bằng hàng tỉ cách khác nhau dưới vơ số hình thức
khác nhau. Thông thường, hoạt động xã hội liên quan tới việc “thay đổi thế giới” thường
thông qua việc thay đổi xã hội, chính trị, kinh tế và mơi trường. Điều này có thể được
thực thi bởi các cá nhân nhưng thơng thường là bởi một tập thể đơng đúc dưới hình thức
các phong trào xã hội [21].
Nhìn chung, các khái niệm về hoạt động xã hội đều có nghĩa là tồn bộ những
hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và
lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp
hơn. Chẳng hạn như hoạt động xã hội thiết thực và sống đông nhất hiện nay ở Việt nam
(và rất nhiều quốc gia trên thế giới) là: TW Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam đang phát động

phong trào tồn dân qun góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi thảm họa
của cơn động đất ngày 11/3/ 2011 [12].
1.1.2. Phân loại hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội có ba loại hình riêng biệt nhưng rất các khía cạnh của 3 loại hình
này thường xuyên bị chồng chéo lên nhau.
- Những hoạt động liên quan đến Yêu cầu giải pháp cho các vấn đề hiện hành
thơng qua từ việc có lập trường chống đối cho tới thay đổi chính sách pháp luật: Đây
là loại hình hoạt động xã hội có tính chiến dịch, bao gồm biểu tình, đình cơng… Điểm
mấu chốt của loại hình này là nó được thúc đẩy bởi nhu cầu với mục tiêu thay đổi chính
12


sách, thực thi hay các hoạt động. Thông thường các hoạt động xã hội này chỉ diễn ra
trong ngắn hạn, nhưng cũng có thể có những chiến dịch dài hạn và bền bỉ.
- Hoạt động xã hội bằng cách tạo ra những phương án thay thế cho hệ thống thống
trị hiện hành thông qua việc xây dựng những cách thức hành vi xã hội mới. Chìa khóa
của loại hình hoạt động xã hội này là việc tạo ra những cấu trúc mới có tính thay thế
trong lịng xã hội, thường với hy vọng rằng chúng sẽ đóng vai trị như những khn mẫu
để người khác có thể làm theo và phát triển. Thông thường, chúng liên quan tới cách
sống và giải quyết được nhu cầu của con người về nhà ở, thức ăn và giáo dục. Ví dụ cho
kiểu hoạt động xã hội này đó là các hợp tác xã nhà cửa và thực phẩm, các trung tâm xã
hội, công đồn… Loại hình hoạt động này thường do một nhóm đông người thực thi
trong một khoảng thời gian dài, tuy không phải lúc nào cũng vậy.
- Hoạt động xã hội có tính cách mạng với việc nhắm tới sự thay đổi cả về nền tảng
xã hội và cả các tổ chức trọng yếu của nó: Loại hoạt động xã hội này tìm kiếm cách
thức thay đổi căn bản hệ thống thống trị hiện hành để đi tới một cách sống mới, và
thường không chỉ dừng lại ở cải cách hay thay đổi nhỏ lẻ trong thời gian dài. Tất nhiên
các loại hình này có thể bị chồng chéo lên nhau. Ví dụ, một nhóm vơ chính phủ có thể
muốn chấm dứt chủ nghĩa tư bản và họ sẽ hiện thực hóa điều đó bằng cách điều hành
các trung tâm xã hội, hợp tác xã thực phẩm và biểu tình chống lại các thay đổi về chính

sách hiện hành đang ảnh hưởng tới cuộc sống của họ [21].
1.2. Phật giáo ở Việt Nam và hoạt động xã hội của Phật giáo Việt Nam hiện nay
Đạo Phật là một trào lưu triết học - tôn giáo, ra đời ở Ấn Độ vào khoảng giữa
thiên niên kỷ I TCN. Tại Việt Nam, đạo Phật du nhập đến vào khoảng những năm đầu
công nguyên, với cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam tông (từ phía Nam truyền xuống) và Phật
giáo Bắc tơng (từ phía Bắc truyền sang) qua 2 con đường: đường bộ và đường thủy.
Trải qua các triều đại phong kiến, thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần và qua 2 cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Phật giáo Việt Nam đều có
những đóng góp to lớn trong công cuộc hộ quốc, an dân. Sau khi đất nước thống nhất,
vào tháng 11 năm 1981 Đại hội thống nhất Phật giáo đã được tổ chức với sự tham dự
của 168 vị Giáo phẩm, Tăng Ni, Cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái để thành lập nên
một tổ chức chung của Phật giáo cả nước lấy tên là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam"
Nhìn chung, trong hơn hai ngàn năm có mặt tại Việt Nam với tinh thần “hộ quốc,
13


an dân” và phương châm hành đạo: “đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, thời nào
Phật giáo Việt Nam cũng tỏ rõ là một tôn giáo yêu nước, gắn bó và đồng hành cùng dân
tộc.
Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam xuất phát từ tinh thần “cứu
khổ cứu nạn”, “tích đức hành thiện” của Phật giáo. Ngay từ buổi đầu du nhập vào Việt
Nam, đặc biệt từ thời Trần với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Phật giáo đã nhập thế vào
nhân gian. Phật giáo phục vụ nhân gian với phương châm “phục vụ chúng sinh là cúng
dường chư Phật” [12].
Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nhập thế
hành đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những mảnh đời
bất hạnh trong xã hội. Hoạt động từ thiện không chỉ thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ,
cứu nạn, mà còn biểu hiện chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo: giúp đỡ con người
bằng các liệu pháp tinh thần (như cúng bái, cầu nguyện, tin tưởng…) và vật chất. Thời
điểm năm 2012, Phật giáo Việt Nam có 65 năm Tuệ Tĩnh đường (phòng chẩn trị bệnh

cho dân nghèo), 655 phòng phát thuốc chẩn trị y học dân tộc, một phòng khám đa khoa;
các cơ sở này đã hoạt động một cách có hiệu quả, khám và phát thuốc. Hiện nay, Giáo
hội Phật giáo có 165 lớp học tình thương và 16 cơ sở nuôi dạy trẻ bán trú, nhà nuôi trẻ
mồ cơi, khuyết tật. Cả nước hiện có 6.467 em theo học các lớp tình thương này. Tuy
nhiên, lực lượng giáo viên do Tăng, Ni, Phật tử đảm trách còn hạn chế. Để giải quyết khó
khăn này, Ban Từ thiện xã hội Trung ương đã tổ chức khóa bồi dưỡng nuôi dạy trẻ cho 92
Tăng, Ni, Phật tử học viên. Ban cũng phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ y tế trung cấp
của Tp. Hồ Chí Minh mở lớp cán bộ y tế sơ cấp thời gian học 1 năm cho 250 Tăng, Ni,
Phật tử cả nước theo học và đào tạo 98 lương y Tuệ Tĩnh đường. Điều đó tăng cường hiệu
năng hoạt động về y tế và từ thiện xã hội, nhằm góp phần chia sẻ gánh nặng cho xã hội và
nhân dân trên tinh thần từ bi của Phật giáo.
Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của Phật giáo và đạo lý “bầu ơi thương lấy bí cùng”
của dân tộc Việt Nam, các Tăng, Ni, Phật tử cả nước đã nỗ lực cứu trợ đồng bào bị lũ lụt
tàn phá thuộc các tỉnh miền Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; thăm và
tặng quà cho đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc; cứu trợ những nạn nhân
động đất ở Đông Nam Á, sóng thần và động đất tại Nhật Bản; ủng hộ nhân dân Cuba
anh em; ủng hộ nạn nhân nhiễm chất phóng xạ ở Chernobyl, Liên Xơ (cũ); xây dựng
nhà tình nghĩa, tình thương; ủng hộ chiến sĩ biên phịng, hải đảo; thăm viếng thương
14


bệnh binh và bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại tâm thần, nhà dưỡng lão; chữa
trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS; xây giếng, mổ mắt, tặng xe lăn và xe đạp, tặng học
bổng cho người nghèo; xây cầu bê tông, đắp đường giao thông nông thôn; hiến máu
nhân đạo, đóng góp quỹ vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụ nữ nghèo vượt khó;
mổ trị bệnh tim nhi; phát quà Tết, quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi; cung cấp bữa ăn
từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa…). Giáo hội Phật
giáo tuy khơng đóng góp trực tiếp vào q trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng đã có
sự tác động tích cực đến q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần ổn
định đời sống tâm linh, tâm lý yên tâm, an lạc cho người dân để họ xây dựng và chăm

lo cho đời sống kinh tế gia đình.
Phật tử các cấp tích cực tuyên truyền nhằm hạn chế việc chi phí cho các nghi lễ
tốn kém (như cúng giỗ, giết trâu bò để cúng Giàng, cúng thần linh, cúng ma…) để xây
dựng đời sống kinh tế, khắc phục và vượt qua các khó khăn trước mắt, ổn định sản xuất
và phát triển kinh tế lâu dài. Phật giáo dạy rằng: khi có tiền thì mỗi gia đình, cá nhân
phải biết chi tiêu đời sống hằng ngày, một phần tiết kiệm đề phịng bất trắc hoặc tình
huống bất thường xảy ra và một phần vốn để kinh doanh, đầu tư sinh lãi. Các Tăng, Ni,
Phật tử động viên nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau. Ở nhiều nơi, bà con có các chương
trình tương trợ vốn, hùn vốn, giúp đỡ nhau trong sản xuất với sự tham gia của các phật
tử. Phật giáo đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội có những thay đổi nhất định, khơng
ít trường hợp người dân thốt nghèo, trong đó có một bộ phận vươn lên làm ăn no đủ.
Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo luôn hướng về nông thôn, nơi có tới 70% cư
dân sinh sống. Giới Tăng, Ni, Phật tử đã xây cầu, làm đường ở địa bàn vùng sâu, vùng
xa; trao nhà tình nghĩa và tình thương cho các đối tượng xã hội; cấp học bổng cho học
sinh gặp hồn cảnh khó khăn đến trường; khám và cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo;
thường xuyên ủng hộ người dân ở vùng bão lụt, thiên tai tàn phá. Thơng qua các hình
thức từ thiện xã hội, Phật giáo kết nối với nhiều tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, tạo
nên tính liên kết xã hội rộng rãi. Ý nghĩa của điều này là khơi dậy lòng nhân ái, phát huy
giá trị nhân bản, hình thành lối sống cao đẹp trong nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.
1.3. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng được biết đến là trung tâm kinh tế lớn nhất trên dải đất miền
Trung. Sự hội nhập và phát triển của thành phố trong những năm gần đây càng khẳng
định được vị thế của Đà Nẵng trong vai trò cầu nối kinh tế của khu vực. Phật giáo Thành
15


phố Đà Nẵng đã hịa mình cùng dịng chảy của sự phát triển đó, được thể hiện
qua các thành tựu Phật sự, hoạt động lợi đạo ích đời.
Phật giáo có mặt tại Đà Nẵng khoảng thế kỷ thứ XVII, từ thời Trịnh - Nguyễn
phân tranh. Kể từ lúc du nhập cho đến ngày nay, Phật giáo Đà Nẵng ngoài việc phát

triển các cơ sở tự viện, Tăng Ni và tín đồ Phật tử, cịn có những đóng góp thiết thực
trong đời sống của người dân ở lĩnh vực văn hóa, giáo dục cũng như an sinh xã hội.
Nhìn lại những hoạt động Phật sự của các ban ngành trực thuộc Ban Trị sự Phật giáo Đà
Nẵng, có thể thấy nhiều ban ngành có những hoạt động nổi trội như: Tăng sự, văn hóa
và từ thiện xã hội.
Những tiềm năng to lớn của Phật giáo Đà Nẵng chính là ở con người và văn hóa,
lịch sử để lại. Ở phía con người thì TP.Đà Nẵng với số lượng Tăng Ni, Phật tử khá đơng,
đến từ nhiều vùng miền, trong đó có Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng… với tâm huyết lớn
trong việc hoằng dương Chánh pháp, phụng sự chúng sinh. Hơn nữa, ở đây cịn được
chính quyền địa phương rất đồng tình và luôn luôn yểm trợ trong các mặt Phật sự lợi
đạo, ích đời như xây dựng chùa chiền, từ thiện, phát triển lễ hội tâm linh - du lịch để
giới thiệu hình ảnh Đức Phật, đạo Phật trong lịng nhân dân.
Một trong những hoạt động tơn giáo – văn hóa tiêu biểu của Phật giáo Đà Nẵng
là Lễ hội Quán Thế Âm, thu hút hàng chục ngàn lượt người quy tụ về chùa Quán Thế
Âm, cùng hướng về Đức Bồ-tát Qn Thế Âm trong niềm tín cẩn, tơn trọng. Hoạt động
này ngồi yếu tố tâm linh - văn hóa cịn là cơ hội phát triển du lịch địa phương nên cũng
được địa phương quan tâm hỗ trợ.
Ngoài Lễ hội Quán Thế Âm thì chương trình Phật Đản hàng năm do Thành hội
Phật giáo thành phố Đà Nẵng tổ chức cũng đa dạng sắc màu như việc diễu hành xe hoa,
các chương trình văn nghệ. Đồng thời, lễ Vu lan cũng là dịp mà Thành hội Phật giáo tổ
chức các Đại lễ cầu siêu cho anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn… thu
hút sự chú ý của đơng đảo nhân dân và sự đồng tình của lãnh đạo địa phương trong tinh
thần từ bi - trí tuệ của Phật giáo. Song song đó, hoạt động từ thiện xã hội trong những
dịp lễ lớn của Phật giáo và dân tộc cũng như trong những trường hợp bất thường của
thời tiết, thiên tai cũng được Thành hội Phật giáo thành phố Đà Nẵng quan tâm sâu sắc.
Bên cạnh đó Phật giáo ở Đà Nẵng cịn có những chương trình thường xun như
hoạt động khám, phát thuốc miễn phí của Tuệ Tĩnh đường Pháp Lâm, Tuệ Tĩnh đường
16



Lộc Quang, hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giúp những người nhiễm HIV, nồi cháo tình
thương, cơm từ thiện… vẫn được duy trì bên cạnh những chương trình thời vụ. Mối
quan hệ giữa đạo Phật và Dân tộc còn được thể hiện sâu sắc trong việc hưởng ứng các
chủ trương, chính sách về xã hội của địa phương như xây nhà tình nghĩa, nhà đại đồn
kết…
Ngành hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử cũng có nhiều thành tựu như có trên 20
cơ sở tổ chức khóa tu (Một ngày an lạc, Niệm Phật, Bát quan trai). Đặc biệt, lớp giáo lý
sáng Chủ nhật hàng tuần do quý thầy trong Ban Hoằng pháp đảm nhận đã duy trì đều
đặn tại chùa Pháp Lâm, với hơn 200 học viên theo học. Đây là một trong những hoạt
động chất lượng, giúp Phật tử hiểu hơn về giáo lý và kết quả là đã có nhiều Phật tử đạt
thành tích tốt trong các kỳ thi giáo lý tại địa phương và trung ương. Hai hội thảo cấp
trung ương là Hội thảo về ngành hoằng pháp và hướng dẫn Phật tử vào năm 2009 và
2011 được tổ chức thành cơng đã góp phần cho cơng tác Phật sự chung của Phật giáo
Việt Nam.
Công tác từ thiện xã hội luôn được Ban Trị sự quan tâm và có sự hưởng ứng từ
các tầng lớp nhân dân, vì sự thiết thực của các chương trình, do đó đã tạo nên những
hiệu ứng tốt trong xã hội. Tuệ Tĩnh đường Pháp Lâm tổ chức khám và chữa bệnh buổi
sáng (thứ 2 đến thứ 6) trong tuần, ngồi ra cịn tổ chức đoàn đến các vùng sâu, vùng xa
khám và chữa bệnh cho đồng bào nghèo. Ngoài Tuệ tĩnh đường chùa Pháp Lâm (574,
đường Ơng Ích Khiêm) trực thuộc Thành hội Phật giáo, đã hoạt động gần 30 năm, chủ
yếu dùng châm cứu và thuốc đông tây y kết hợp thì từ năm 2010 đến nay, các bác sĩ,
lương y từ tâm đã kết hợp với các cơ sở tôn giáo ở huyện Hòa Vang thành lập được 3
tuệ tĩnh đường: Lộc Quang (thơn Xn Phú, xã Hịa Sơn), Hịa Nam (thơn Thạch Nham
Tây, xã Hịa Nhơn) và Thiên Bảo (ngun là phịng khám Nhà điều dưỡng tình thương
Suối Hoa, nay dời về thơn An Châu, xã Hịa Phú), chun sử dụng thuốc nam - châm
cứu chữa bệnh miễn phí mỗi tuần 2-3 ngày.
Bên cạnh đó, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo thành phố cịn có những hoạt động
thiện nguyện khác như: xây nhà đại đoàn kết; xây cầu; làm đường; khoan giếng; duy trì
phát cháo, cơm tại các bệnh viện; tham gia đóng góp vào quỹ cơng ích xã hội v.v... với
tổng kinh phí hơn 110 tỷ đồng trong 5 năm qua [33].


17


CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO QUẬN HẢI
CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về Phật giáo ở quận Hải Châu
Phật giáo quận Hải Châu từ lúc hình thành cho đến ngày nay đã hịa mình và phát
triển, đóng góp tích cực, to lớn, đồng hành cùng thành phố trên nhiều phương diện như
xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, an sinh xã hội trên địa bàn quận. Nhất là trong
công tác từ thiện xã hội - lĩnh vực luôn được Phật giáo chú trọng, quan tâm thực hiện.
Một trong những công tác từ thiện xã hội của Ban Trị sự thành hội Phật giáo nói
chung, Ban Từ thiện phật giáo thành phố Đà Nẵng nói riêng để lại được nhiều cảm xúc,
tình cảm sâu nặng cho nhiều người dân, tín đồ Phật giáo tại địa phương, đó chính là việc
thực hiện các nồi cháo tình thương tại một số bệnh viện như: Bệnh viện Da Liễu, Bệnh
viện Đa Khoa Đà Nẵng, các bệnh viện Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành
Sơn, Hòa Vang. Đặc biệt, tại riêng chùa Sư Nữ Bảo Quang thuộc quận Hải Châu, do Ni
trưởng Thích Nữ Diệu Cảnh làm trụ trì, trên tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn
nhau, chùa đã phối hợp với một số tín đồ Phật tử tổ chức chế biến 3 nồi cháo tình thương
cho 3 bệnh viện: Bệnh viện Đa Khoa, bệnh viện quận Hải Châu, bệnh viện Da liễu thuộc
thành phố Đà Nẵng một cách đều đặn.
Bên cạnh những công tác trên, Phật giáo Quận Hải Châu phối hợp cùng Ban Từ
thiện Phật giáo thành phố Đà Nẵng cùng với các chùa cơ sở trên địa bàn còn tổ chức
nhiều hoạt động từ thiện thiết thực khác như: xây dựng nhà tình thương, thăm và tặng
quà cho hội người mù, các cụ già mái ấm tình thương, trẻ em bị chất độc da cam tại Đà
Nẵng, tổ chức các bữa ăn bồi dưỡng cho bệnh nhân tâm thần tại các bệnh viện tâm thần
thành phố Đà Nẵng, phát áo quần đồng phục cho học sinh nghèo tại trại Phong Hòa Vân,
phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, tham gia cứu trợ cho đồng bào các tỉnh bị lũ
lụt: Hà Tĩnh, Nghệ An, và thông qua Hội Chữ Thập đỏ thành phố Đà Nẵng ủng hộ hàng
trăm triệu đồng cho nhân dân bị động đất và sóng thần tại Nhật Bản.

Trong năm 2018, Phật giáo quận cũng tổ chức nhiều hoạt động từ thiện như tặng
q cho các học sinh có hồn cảnh khó khăn, cụ già neo đơn, đồng bào bị thiên tai…
với tổng số tiền 4 tỷ 920 triệu, cùng nhiều hoạt động thường xuyên khác...
Hiện nay có 23 tự viện thuộc Phật giáo quận Hải Châu, bao gồm:

18


Bảng 2.1. Hệ thống tự viện ở quận Hải Châu
STT

Địa chỉ

Tên chùa

1

Chùa Pháp Lâm

574 Ơng Ích Khiêm

2

Chùa Phổ Đà

340 Phan Châu Trinh

3

Chùa Bửu Nghiêm


185 Hoàng Diệu

4

Chùa Vu Lan

84 Đường Núi Thành

5

Chùa Tường Quang

316 Phan Châu Trinh

6

Chùa An Long

2 Tháng 9

7

Chùa Tam Bảo

323 Phan Châu Trinh

8

Chùa Bát Nhã


176 Triệu Nữ Vương

9

Chùa Sư Nữ Bảo Quang

48 Núi Thành

10

Chùa Long Thơ

99 Trần Phú

11

Chùa Hịa Tiên

526 Núi Thành

12

Chùa Tân Ninh

119 Nguyễn Chí Thanh

13

Chùa Phước Ninh


Lô 12 Đường Nguyễn Văn Linh

14

Chùa Thuận Châu

220 Đống Đa

15

Chùa Thanh Bình

71 Hải Hồ

16

Chùa Tân Hịa

96 Đường Lê Duẩn

17

Chùa Nam Định

255 Núi Thành

18

Chùa Diệu Pháp


395/17 Hoàng Diệu

19


19

Chùa Báo Ân

Đặng Thùy Trâm

20

Chùa Hải Lạc

39 Triệu Nữ Vương

21

Tịnh Xá Ngọc Cơ

338/21 Hồng Diệu

22

Chùa Từ Tơn

41 Huỳnh Thúc Kháng


23

Chùa Vĩnh Ninh( Chùa Cát Tường )

K266/H79/24 Hoàng Diệu

[Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo số 33]
Trong đó, chùa Pháp Lâm, chùa An Long và chùa Bảo Quang Sư Nữ là một trong
những ngôi chùa ở quận Hải Châu đã và đang tổ chức các hoạt động xã hội khá tích cực.
- Chùa Pháp Lâm (574 đường Ơng Ích Khiêm, phường Nam Dương, quận Hải
Châu, Đà Nẵng)
Được xây dựng vào năm 1934, chùa Pháp Lâm hiện lên uy nghiêm, cổ kính. Chùa
được thiết kế bởi kiến trúc sư Đặng Cao, mang kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Việt
Nam, mang phong cách Á Đông với vẻ thanh tịnh, oai nghiêm và rất uy nghi. Hàng năm,
chùa Pháp Lâm vẫn luôn được nhiều du khách đến vãn cảnh và cầu nguyện cho gia đình
mình ln hạnh phúc, an lành. Bước vào cổng chùa, chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận được
một không gian thoáng mát, trong lành, yên ả. Cấu trúc chùa gồm 2 tầng. Tầng dưới của
chùa là giảng đường rộng mênh mông với sức chứa lên đến 1000 người. Đây là nơi các
sư thầy giảng dạy, khuyên răn con người sống thánh thiện, bác ái và yêu thương nhau
hơn. Người dân đến đây để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình mình.
Tầng hai là chánh điện của chùa, nơi đây được bố trí rất trang nghiêm với những hình
chạm cơng phu. Thêm vào đó, chánh điện cịn có đại hồng chung, gian giữa tiền đường
có bức hoành với câu thần chú tiếng Pali càng tạo thêm nét uy nghi cho chùa Pháp Lâm.
Nơi đây cịn có bức tượng Đức Bổn sư ngồi cao đến 1,1m, hai tượng Bồ tát Quan Thế
Âm và Đại Thế Chí đều được đúc bằng đồng rất uy nghi, trang nghiêm.
Chùa Pháp Lâm là nơi uy nghi, linh ứng. Vì vậy, nơi đây thu hút rất nhều các
phật tử cả trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh, cầu nguyện cho gia đình và
người thân. Khơng chỉ vậy, chùa Pháp Lâm cịn có rất nhiều hoạt động và lễ hội hấp dẫn
và ý nghĩa như: Lễ khai hạ, triển lãm ảnh hoa sen mừng Phật đản, chương trình tiếp sức
mùa thi…

20


- Chùa Bảo Quang Sư Nữ (48 Núi Thành, phường Hịa Thuận, quận Hải Châu,
Đà Nẵng)
Chùa do sư bà Thích Nữ Đàm Minh khai sinh năm 1960 cùng với vị sáng lập
viên là sư bà Thích Nữ Diệu Khơng ni bộ tại Huế hỗ trợ cùng các đạo hữu đã vận động
đồng bào khác tôn giáo di chuyển đi nơi khác. Trải qua sự khắc nghiệt của thời gian và
mưa nắng và nhiều biến cố của thời đại, từ những năm 1960 cho tới nay ngôi Chùa Sư
Nữ Bảo Quang vẫn đứng vững và trở thành một trong những điểm sinh hoạt Phật giáo
của đông đảo người dân.
Bằng sự kiên trì và quyết tâm của sư bà Đàm Minh và Ni chúng Bảo Quang,
Chùa Sư Nữ Bảo Quang đã trở thành môt trụ sở tu học Bồ Tát hằng tháng từ hơn 40
năm nay và trở thành truyền thống sinh hoạt tu học của Ni bộ Bắc Tông, Đà Nẵng.
Từ gần nửa thế kỷ nay, ngôi chùa Bảo Quang vẫn được phát triển, tu bồi, vun đắp
Đại hùng bữu điện ngày càng khang trang thành kính, tạo nên nét đẹp tâm linh theo tinh
thần đạo phật với nét đẹp văn hóa dân tộc, phù hợp với phương châm, truyền thống của
Phật Giáo Việt Nam.Trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền
của tổ quốc vào năm 1966, tại chùa Bảo Quang, nối gương bồ tát Thích Quảng Đức,
Thích Nữ Diệu Định (trụ trì chùa Bảo Quang) đã vị pháp thiêu thân trên toàn miền Nam
vào mùa pháp nạn 1963 - 1966 để cầu nguyện cho thế giới hịa vình, chúng sinh an lạc,
địi tự do tín ngưỡng và chấm dứt chiến tranh. Chính vì vậy hàng năm vào dịp kỷ niệm
Đản sanh đức Thế Tôn, chùa Bảo Quang còn tổ chức lễ tưởng niệm cố Ni sư Diệu Định.
Trong những năm qua, Ni chúng chùa Bảo Quang được ni sư trụ trì chăm sóc,
giáo dục rất thành cơng. Hiện nay trong Ni chúng có hơn 40 vị được đào tạo để xiển
dương đạo pháp, xứng danh là một ngôi chù Sư nữ tiêu biểu cho phật giáo thành phố Đà
Nẵng.
Tại chánh điện của ngôi chùa có một bức tượng bổn sư cao 2,5m. Hai bên tả, hữu
thờ đức Quan Thế Ân và Địa Tạng, Hậu tổ thờ chư tôn thiền đức hữu công Phật Giáo,
tả hữu nhà tổ thờ chư vị đạo hữu thập phương thện tín của Bổn tự. Trước sân tránh điện

về bên tay trái có một tượng Quan Thế Âm lộ thiên, cổng phía bên phải là hai tháp, một
tháp kỷ niệm sư bà trú trì và một tháp dành cho Ni sư trủ trì.

21


- Chùa An Long (đường 2 Tháng 9, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng)
Chùa An Long tọa lạc sau lưng Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, bên bờ sơng Hàn,
thuộc phường Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Ngôi chùa
do nhân dân trong vùng xây dựng vào năm 1657, có tên chùa Long Thủ. Ngôi chùa hiện
nay được xây lại vào năm 1961, đổi tên là chùa An Long. Trong khuôn viên chùa An
Long - cạnh bên Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm - có một tấm bia đá mang ý nghĩa
như là một chứng cứ quan trọng đối với lịch sử Đà Nẵng, từng được giới sử học quan
tâm nghiên cứu. Đó là bia chùa Long Thủ. Đây là một trong những các bia đá cổ nhất
còn lại ở Đà Nẵng hiện nay. Qua thời gian và chiến tranh, dấu vết của ngơi chùa xưa
nay đã khơng cịn. Nhưng qua văn bia, chúng ta khẳng định được rằng, chùa An Long
ngày nay có lịch sử bắt đầu từ chùa Long Thủ, mặc dù ngôi chùa này mới được xây
dựng vào giữa thế kỷ 20.
2.2. Một số hoạt động tiêu biểu của Phật giáo ở quận Hải Châu.
2.2.1. Hỗ trợ người dân bị thiên tai, lũ lụt
Với phương châm: "Dù xây chín bậc phù đồ. Khơng bằng làm phước cứu cho
một người", từ khi truyền vào thành phố đến nay, thông qua các hoạt động từ thiện,
nhân đạo, Phật giáo thành phố Đà Nẵng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong cơng
tác an sinh xã hội. Điều này đã góp phần đáng kể vào công tác an sinh xã hội của
thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua. Trong đó, Phật giáo quận Hải Châu đã có
nhiều đóng góp tích cực, to lớn, đồng hành cùng các quận khác trên nhiều phương
diện, nhất là trong công tác từ thiện xã hội như hỗ trợ người dân bị thiên tai lũ lụt.
Bảng 2.2. Một số hoạt động hỗ trợ người dân bị thiên tai lũ lụt
của Phật giáo quận Hải Châu.

STT

Tháng/Năm

Chùa

Địa điểm

Hỗ trợ
- Tặng 300 suất quà bao gồm

1

10/2016

Bảo
Sư Nữ

Quang Quảng

Bình nhu yếu phẩm và tiền mặt với
và Hà Tĩnh
tổng trị giá gần 100 triệu
đồng cho bà con bị thiệt hại

22


nặng nề trong đợt lũ lụt vừa
qua.

- Đến thăm, chia buồn và hỗ
trợ tịnh tài cho 4 hộ gia đình
có người thân bị mất trong lũ
lụt, trao tặng tịnh tài cho gia
đình em Đặng Thị Thu
Hương, một tình nguyện viên
trẻ tuổi đã bị tai nạn qua đời
trong khi giúp đỡ bà con khắc
phục lũ lụt.
2

12/2016

Bảo

Quang

Sư Nữ

Huyện
3

8/2017

Bảo

- Tặng 400 suất quà cho đồng

Phú Yên


bào bị ảnh hưởng lũ lụt.
Đại - Tặng 700 suất quà bao gồm

Quang Lộc và Huyện mì ăn liền, bánh mì, thực

Sư Nữ

Duy

Xun, phẩm khơ và tịnh tài với tổng

Quảng Nam

trị giá 80 triệu đồng
- Tặng 400 suất quà gồm tịnh
tài và nhu yếu phẩm.

4

11/2017

Bảo
Sư Nữ

Huyện Nông - Thăm và tặng quà cho 30 cụ
Quang
Sơn, Quảng già tuổi ngồi 90 khơng có
con cháu chăm sóc. Tổng

Nam


kinh phí cho chuyến công tác
từ thiện cuối tháng 11/2017
là 120 triệu đồng.

5

12/2017

Bảo
Sư Nữ

Quang

Huyện
Trà

Bắc

My và

Nam Trà My

- Tặng 400 trăm suất quà cho
người dân

23


- Tặng 100 suất quà cho các

cụ già tại xã Bình An bao
6

11/2017

Bảo

Quang Huyện Thăng gồm nệm chiếu, áo quần, mì

Sư Nữ

ăn liền, nhu yếu phẩm và tiền

Bình

mặt với tổng trị giá 150 triệu
đồng.

7

Bảo
Sư Nữ

Quang

Huyện

Hải

Lăng,


tỉnh

Quảng Trị

- tặng 300 suất quà với tổng
trị giá 60 triệu đồng

[Nguồn: Trú trì chùa Bảo Quang]
Hằng năm, thiên tai lũ lụt thường xảy ra với mức độ tàn phá ngày càng nặng nề
trải dài ở các tỉnh khác nhau trên đất nước Việt Nam. Chùa Bảo Quang Sư Nữ là một
trong những ngôi chùa ở quận Hải Châu có hoạt động tích cực mỗi khi người dân các
tỉnh miền Trung bị thiên tai, lũ lụt. Hoạt động này được tiến hành liên tục qua các năm
và tập trung nhiều ở địa bàn Quảng Nam. Ngoài ra cịn có ở các tỉnh khác như Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên. Hình thức hỗ trợ thường là các suất quà bao gồm tịnh
tài và nhu yếu phẩm hằng ngày như mì ăn liền, bánh mì, thực phẩm khô hay nệm chiếu,
áo quần. Như vậy, chùa Bảo Quang Sư Nữ đã tập trung mọi nguồn lực và sự hỗ trợ để
có thể giúp đỡ người con gặp khó khăn. Qua đó cho thấy, hoạt động hỗ trợ người dân
bị thiên tai lũ lụt cũng là hoạt động xã hội chính của chùa.
2.2.2. Hỗ trợ người dân gặp hồn cảnh khó khăn
Tư tưởng Phật giáo và suy nghĩ của người Việt Nam có mối quan hệ mật thiết,
gắn bó. Phật giáo với những giá trị tích cực như từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn, bình
đẳng, bác ái dễ đi vào lòng người, phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam.
Từ lịch sử dân tộc Việt Nam với gần nghìn năm Bắc thuộc, chịu nhiều đau khổ, khi được
truyền bá vào Việt Nam, với những giá trị của mình, Phật giáo đã góp phần xoa dịu nỗi
đau tinh thần đối với nhân dân ta. Tinh thần từ bi, cứu khổ của Phật tử của Phật giáo Hải
Châu được tiếp nối cho đến ngày nay, biểu hiện rõ nét ở hoạt động hỗ trợ người dân có
hồn cảnh khó khăn của Phật giáo quận Hải Châu.
24



Bảng 2.3. Một số hoạt động hỗ trợ người dân có hồn cảnh khó khăn của Phật giáo
quận Hải Châu.
S
T

Tháng/
Năm

Chùa

Địa điểm

Đối tượng

Hỗ trợ

T
Bảo
1

10/2016

Quang
Sư Nữ

huyện

A


Lưới,

tỉnh

Thừa Thiên
Huế.

- Đồng bào
dân tộc thiểu - Tặng 200 suất q.
số.
- Bệnh nhân
có hồn cảnh
khó khăn
- Cơ nhi viện
Hội An
- Trung tâm

Bảo
2

4/2018

Tp Hội An, dưỡng lão Hội

Quang

tỉnh Quảng An

Sư Nữ


Nam

- Tặng q cho các hồn
cảnh khó khăn, bất hạnh tại
thành phố Hội An hơn 60

- Trung tâm triệu đồng.
nuôi

dưỡng

người khuyết
tật Hội An
- Hội người
mù thành phố
Hội An.

3

12/2016

Bảo

- Bệnh nhân

Quang

có hồn cảnh

Sư Nữ


Đà Nẵng

khó

khăn

đang điều trị

- Tặng 150 suất cơm chay,
100 phần quà ở mỗi bệnh
viện. Tổng giá trị chuyến
25


×