Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề cương khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu bệnh nấm hại trên họ bầu bí tại Hà Nội và các vùng phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.49 KB, 11 trang )

Phần I. Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Họ bầu bí (cucurbitaceae) chiếm vị trí rất quan trọng trong sản xuất rau của
nhiều nước trên thế giới và ở nước ta.Phần lớn các cây rau trong họ bầu bí có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới khô hạn Châu Phi, Châu Mĩ, Nam Châu Á.
Trong các loại rau, họ bầu bí có thành phần loài đa dạng phong phú: bí xanh,
bí ngô, mướp đắng, dưa chuột, bí đỏ ngoài tác dụng làm thực phẩm, nó còn có
tác dụng làm thuốc (mướp đắng). Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước
trên thế giới.
Các cây họ bầu bí có nguồn gốc nhiệt đới nên trong điều kiện khí hậu nước
ta nó sinh trưởng và phát triển thuận lợi, trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên
với điều kiện khí hậu này cũng thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Một số
bệnh hại như phấn trắng (Erysiphe cichoracearum), giả sương mai
(Pseudoperonospora cubensis), đốm vòng (Alternaria alternata), đốm lá
(Cercospora sp., Cercospora citrullina), thán thư (Collectotrichum lagenarium)…
gây hại nặng ở tất cả các vùng trồng cây bầu bí, làm giảm năng suất, ảnh hưởng
đến chất lượng.
Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã nghiên
cứu một số bệnh do nấm hại trên cây họ bầu bí. Tuy nhiên lại chưa có một nghiên
cứu tổng hợp các bệnh nấm hại trên bầu bí. Xuất phát từ thực tế và sự phân công
của khoa Nông học – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Đỗ Tấn Dũng chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu xác định bệnh
nấm hại cây rau họ bầu bí (Cucurbitaceae) tại Hà Nội và vùng phụ cận”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu tình hình bệnh nấm gây hại trên cây họ bầu bí tại Hà Nội và vùng
phụ cận. Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh, một số đặc điểm về hình
thái, đặc tính sinh học và khảo sát biện pháp phòng trừ bệnh.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần và mức độ phổ biến của các bệnh nấm hại cây
trồng họ bầu bí tại Hà Nội và vùng phụ cận vụ năm 2013-2014.


- Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm hình thái, đặc tính
sinh học của một số loài nấm gây hại chủ yếu trên cây họ bầu bí.
- Điều tra các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển của các
bệnh nấm hại cây trồng họ bầu bí tại Hà Nội và vùng phụ cận.
- Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ bệnh nấm hại cây họ bầu bí.
Phần II. Tổng quan tài liệu
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo R. D. Martyn, M. E. Miller và B. D. Bruton (1993), các bệnh nấm hại
cây trồng họ bầu bí gồm: bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum), bệnh sương
mai (Pseudoperonospora cubensis), bệnh thán thư (Collectotrichum lagenarium),
bệnh đốm vòng (Alternaria alternata), bệnh đốm lá (Cercospora citrullina), bệnh
lở cổ rễ (Rhizoctonia solani),
2.1.1 Bệnh phấn trắng bầu bí
Theo Mc G Grath, M.T ( 1997) Sphaerotheca fuliginea và Erysiphe
cichoracearum là hai nấm phổ biến nhất được ghi nhận gây ra bệnh phấn trắng bầu
bí Nhưng E. cichoracearum được coi là nguyên nhân chính xuyên suốt nhất của
thế giới trước năm 1958.
Bệnh phấn trắng là một trong những bệnh phổ biến nhất và dễ dàng xảy ra ở
Colorado. Bệnh có thể xảy ra trên hầu hết các cây trồng bao gồm thực vật có hoa,
cỏ, rau như bí, dưa chuột ( Laura Pottorff, 2010)
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh phấn trắng bắt đầu với những đốm nhỏ màu
trắng trên cả phía trên và dưới của lá bí ngô. Trong suốt nhiều ngày, nấm lây lan
nhanh chóng, lá bệnh chuyển sang màu vàng, màu nâu và chết. (Amy Carson,
2010).
Triệu chứng của bệnh phấn trắng xuất hiện rất nhanh thường chỉ từ 3-7 ngày
và một số lượng lớn bào tử có thể được hình thành trong một thời gian ngắn. Điều
kiện thuận lợi nấm phát triển là tầng thực vật dày và cường độ ánh sáng thấp.
(Thomas A. Zitter, 2011)
Nó gây ra thiệt hại nghiêm trọng trong mùa khô mát. Nhiệt độ từ 20°C đến
24°C và đất khô là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. (Graham, K.M., 1971)

2.1.2 Bệnh sương mai bầu bí
Bệnh sương mai được Berkeley và Curtis phát hiện và nghiên cứu đầu tiên ở
Cuba vào năm 1868. Bệnh có thể được tìm thấy trong các khu vực ôn đới như Mỹ,
Châu Âu, Nhật Bản, Australia và Nam Phi, vùng nhiệt đới và một số khu vực bán
khô hạn như Trung Đông ( Susan J. Colucci, 2010)
Bệnh sương mai là bệnh gây hại quan trọng nhất ở vùng Đông Bắc trên dưa thơm,
bí ngô vào mùa đông. ( Thomas. Zitter, 1992 )
Bệnh sương mai gây hại đến tất cả các bộ phận của cây nhưng lá là bộ phận
bị hại chủ yếu. Ban đầu là những đốm màu xanh lá cây nhạt, sau đó chuyển màu
vàng. Khi điều kiện thuận lợi bệnh gây hiện tượng rụng lá. Cuống lá vẫn còn màu
xanh và thẳng đứng sau khi phiến lá đã chết và rũ xuống (Margaret Tuttle
McGrath,2006).
Bệnh làm cây còi cọc, giảm năng suất đặc biệt là trong dưa chuột. Triệu
chứng nhiễm bệnh trên các cây bầu bí khác nhau là khác nhau. Triệu chứng trên
dưa hấu là lá có màu nâu nhanh chóng. Lá bị nhiễm bệnh có thể cong lên ( Susan J.
Colucci, 2010)
Thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ ấm áp từ 15°C và 21°C là điều kiện thuận lợi
cho bệnh phát sinh phát triển. Bệnh dừng phát sinh phát triển dưới 5°C và trên
30°C. Bào tử được phát tán nhờ gió, và chủ yếu phát triển vào ban đêm. (Graham,
K.M., 1971 )
2.1.3 Bệnh đốm lá
Có rất nhiều tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây họ bầu bí. Trên cây dưa
chuột, bí đỏ bệnh đốm lá do các tác nhân Alternaria alternata, Cercospora sp. Trên
cây bí xanh tác nhân gây bệnh là nấm Cercospora sp. Còn trên cây dưa hấu tác
nhân gây bệnh lại là nấm Cercospora citrullina.
Theo Thomas A. Zitter, 1992 Bệnh đốm lá đã xảy ra từ đầu những năm 1980
tại các địa phương gần Ithaca ở New York. Bệnh do nấm Alternaria alternata gây ra.
Đầu tiên trên bề mặt lá xuất hiện những đốm nhỏ sau đó vết bệnh phát triển lớn
hơn. Các vết bệnh này có thể có vòng tròn đồng tâm .( Primef ACT 832, 7.2009 )
Các vết bệnh dần dần mở rộng và kết hợp lại thành lớn, gần như tròn, hoặc

hình dạng không đều kích thước có thể lên đến 3 cm. Trung tâm vết bệnh có màu
sáng, bao quanh bởi một vòng màu nâu sẫm và một quầng vàng, và có xu hướng
chia thành các vòng tròn đồng tâm trong các giai đoạn phát triển sau này.
(X.G.Zhou , 2008)
Trên những lá trưởng thành bệnh có thể xé rách các mô lá bệnh.
Các loại nấm tồn tại trong đất trên các tàn dư thực vật và hạt giống cũng có
thể là nguồn gốc của sự lây nhiễm mới.( Primef ACT 832, 7.2009 )
Đốm lá Cercospora sp. gây hại trên lá, cuống lá, thân nhưng hại nặng nhất là
trên lá. Vết bệnh hình tròn hoặc hình dạng bất định, thường xuất hiện đầu tiên trên
lá già. Vết bệnh màu nâu và có quầng màu vàng bao quanh, thường để lại lỗ hổng
ngay trung tâm vết bệnh. Bệnh không hình thành trên quả nhưng làm rụng lá,làm
trái cây nhỏ và chất lượng kém hơn.
Bệnh phát triển nhanh chóng trong vòng 7-10 ngày, bào tử bệnh tồn tại tại trong
tàn dư và cỏ dại, có thể lây lan bằng gió hoặc nước. ( Theo Doubrava, N, et
al. 2007 )
2.1.4 Bệnh thán thư
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra. Bệnh được tìm
thấy đầu tiên ở Nga năm 1901 trên dưa chuột trong khu vực Novgorod.
Ở Hawaii, tác nhân gây bệnh này gây hại trên dưa hấu, dưa thơm, dưa đỏ, bí mùa
đông và mướp đắng. (Stephen A. Ferreira, 1992)
Bệnh này thường xảy ra và đôi khi gây hại nặng. Bệnh có thể tấn công tất cả
các bộ phận trên mặt đất của cây.Vết bệnh trên lá bắt đầu như nước ngâm và sau đó
trở thành những điểm tròn màu vàng.Trên lá dưa hấu có những điểm bất thường và
biến màu nâu sẫm hoặc đen. Trên dưa chuột và dưa thơm vết bệnh chuyển sang màu
nâu và có thể phóng to đáng kể. (Thomas A. Zitter 1987 )
Đĩa đài là những lông cứng màu nâu. Trong đĩa đài có các đính bào đài và các
đính bào tử. Đính bào đài gồm 1 tế bào hình trụ dài không màu và có kích thước
khoảng 20 - 25 x 2.5 - 3 µm. Đính bào tử cũng gồm 1 tế bào hình trụ hay hình thoi
không màu và kích thước khoản 14 - 20 x 5 – 6 µm. (Stephen A. Ferreira, 1992)
Nấm Colletotrichum lagenarium tồn tại trong tàn dư và hạt giống. Lây lan

qua mưa, con người, động vật, máy móc và qua di chuyển các cây trồng trong điều
kiện ẩm ướt. ( Primef ACT 832, 7.2009 )
2.1.5 Bệnh lở cổ rễ
Năm 1858, Julius Kuhn quan sát thấy một loại nấm trên củ khoai tây bị bệnh
và đặt tên nó là Rhizoctonia solani. Đây là một tác nhân gây bệnh cây trồng rất phổ
biến. Nấm xảy ra ở tất cả các nơi trên thế giới, và có khả năng tấn công nhiều cây
trồng khác nhau. (Parmeter, JR, 1970 )
Sợi nấm của Rhizoctonia solani có màu vàng sau chuyển sang vàng nâu, sợi
nấm nhiều nhân thường 4-8 nhân mỗi tế bào. Những nấm với các đặc tính tương tự
như sợi nấm Rhizoctonia solani, nhưng chỉ với 2 nhân mỗi tế bào, được gọi là các
loại binucleate và nói chung là không gây bệnh. (Janice Y. Uchida, ĐH Hawaii)
Hạch nấm Rhizoctonia solani có màu nâu với các hình dạng, với các kích
cỡ khác nhau. Đường kính hạch nhỏ 1µm hoặc lớn hơn 5 µm. Hạch thường hình
thành trên bề mặt kí chủ, các mô thực vật hay trên các bộ phận của cây trồng.
(Baruch Sneh, 1998)
Điều kiện môi trường khác nhau cây trồng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh
do Rhizoctonia, khí hậu ẩm ướt ấm áp thuận lợi hơn cho các tác nhân gây bệnh và
tăng trưởng.Giai đoạn cây con là giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh nhất. (Cubeta, MA,
và R. Vilgalys, 10.2011 )
Rhizoctonia solani có thể tồn tại trong đất trong nhiều năm dưới dạng hạch
nấm. Hạch nấm của Rhizoctonia có lớp ngoài dày để cho phép cho sự sống còn.
(Ceresini, Paulo, 11.2011)
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Bệnh phấn trắng bầu bí
Bệnh phấn trắng hại bầu bí, dưa được gây ra do nấm Erysiphe
cichoracearum. Bệnh thường xảy ra ở lá. Mặt trên lá có lớp bột màu trắng xám phủ
đầy; sau đó, có những hạt nhỏ màu đen xuất hiện, đó là các quả thể dạng bao nang
có miệng (perithecia). ( Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)
Trên bí xanh, bệnh xuất hiện suốt thời gian sinh trưởng của cây hại cả thân,
lá và thường gây hại nặng trên bí xanh vụ xuân hè sau đó đến thu đông sớm.

Trên dưa chuột, bệnh hại chủ yếu trên phiến lá nấm bệnh làm cho lá chuyển
mầu xanh sang mầu bạc và hoá vàng. Trên bề mặt lá bị hại có lớp nấm bệnh trắng,
xám bao phủ. Khi bị nặng lá khô cháy và chết. ( Trần Thị Ba, ĐH Cần Thơ )
Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bệnh lây lan nhanh bằng bào tử nhờ không
khí và gió. Bào tử phân sinh nảy mầm thuận lợi ở nhiệt độ 20-24°C và độ ẩm
không khí cao. Tuy vậy bệnh vẫn có thể phát triển được trong điều kiện khô hạn.
Sợi nấm và quả thể bảo tồn trên tàn dư cây bệnh. (Vũ Triệu Mân, 2007)
2.2.2 Bệnh sương mai bầu bí
Bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Bệnh gây
hại chủ yếu trên lá. Ở mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màu xanh nhạt, sau đó
biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạn giữa các gân phụ
của lá, nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh. ( Trần Thị Ba, ĐH Cần Thơ )
Sợi nấm hình ống, đơn bào, nằm len lỏi giữa các tế bào hình thành vòi hút để
hút chất dinh dưỡng và tạo các cành bào tử phân sinh chui qua lỗ khí ra ngoài.
Cành bào tử phân sinh dạng hình cành cây, phân nhánh kép không đều đặn, đơn
bào, không màu. Đỉnh nhánh nhọn, uốn cong hình cánh cung. Bào tử phân sinh
hình bầu dục hoặc hình trứng, đơn bào, không màu, vỏ mỏng với một núm nhỏ trên
đỉnh.(Vũ Triệu Mân, 2007)
Nấm lây lan chủ yếu do bào tử nấm lây truyền từ vụ này sang vụ khác, từ
ruộng này sang ruộng khác. Bệnh xảy ra nghiêm trọng và lây lan nhanh khi trời có
nhiều sương.Ngoài dưa leo, nấm cũng tấn công trên dưa hấu, khổ qua, bầu, bí
Bệnh đốm phấn trên dưa leo có hơi khác với bệnh đốm phấn trên các cây trồng
khác ở chỗ bệnh có thể xãy ra khi trời ấm cũng như khi trời mát. Do đó, ẩm độ là
yếu tố quyết định sự phát triển của bệnh này. (Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)
2.2.3 Bệnh thán thư
Bệnh thán thư do Colletotrichum lagenarium gây hại các cây trồng họ bầu
bí.
Trên dưa hấu: bệnh thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước. Đốm bệnh
là những đốm tròn không đều đặn, màu nâu hay nâu đen, kích thước khoảng 3 - 10
mm.

Trên dưa chuột: ở giai đoạn cây con, hai lá mầm sẽ bị tấn công.Ở cây lớn
hơn, lá già cũng bị tấn công trước. Đốm bệnh nhỏ, có hình hơi tròn hay bất dạng,
màu trắng hơi vàng; sau đó, đốm rộng thêm ra (khoảng 1 - 3 cm), màu nâu hơi
xám. (Trần Thị Ba, ĐH Cần Thơ).
Thời tiết vụ hè thu( ấm nóng và thường kèm mưa to) là điều kiện thích hợp
cho nấm phát sinh phát triển và gây hại rau màu. Mặt khác, nấm lại có khả năng
kháng thuốc cao. Vì vậy, khi phát triển các cây rau màu vụ hè thu, nông dân cần
chú ý phòng ngừa và chữa trị cho tốt loại bệnh hại này.( Trần Thị Liên, Trạm
khuyến nông Nam Sách).
Nấm bệnh tồn tại trong đất trồng, hạt giống và tàn dư cây bệnh. Bệnh phát
tán nhờ gió, mưa và côn trùng.
2.2.4 Bệnh lở cổ rễ
Bệnh lở cổ rễ do loài Rhizoctonia solani (R. solani) phát sinh gây hại phổ
biến trên nhiều chủng loại cây trồng khác nhau thuộc họ cà, họ đậu, họ bầu bí
Kết quả điều tra bệnh lở cổ rễ trên các loài cây trồng vùng Hà Nội năm 2011 –
2012 cho thấy bệnh phát sinh phát triển và gây hại trên các cây ký chủ là khác
nhau và tỷ lệ bệnh cao nhất trên cây cà chua (2,80%), lạc (4,55%), đậu tương
(6,17%), dưa chuột (7,61%) và đậu đũa (7,46%). (Đỗ Tấn Dũng, 2013).
Bệnh hại vào thời kì cây con mới mọc gây héo và chết cây con. Vết bệnh lúc
đầu là chỉ là một chấm nhỏ màu đen ở phần gốc sau đó lan nhanh bao bọc xung
quanh cổ rễ làm cổ rễ khô tóp lại, cây gục xuống nhưng thân lá vẫn còn màu xanh.
Trên vết bệnh có lớp nấm màu trắng. Nấm Rhizoctonia solani có sợi nấm kí sinh
màu vàng, khi già chuyển sang nâu. Sợi nấm mảnh dài 4-12 µm. Sợi nấm phân
nhánh góc phải và có ngăn ngang ở đốt cuối cùng. Hạch nấm dạng hạt dẻ, màu
nâu, sau chuyển sang nâu đen.
Nấm gây bệnh có phạm vi ký chủ rộng, nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong
đất, trên tàn dư cây bệnh, cây ký chủ, cỏ dại, vật liệu giống nhiễm bệnh.
Phần III. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại: Các vùng trồng cây rau họ bầu bí tại Hà Nội,

vùng phụ cận và Bộ môn Bệnh cây – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu bệnh nấm hại
- Các cây kí chủ: cây dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, mướp ta, mướp đắng.
- Môi trường nuôi cấy và phân lập nấm gây bệnh: PGA, PCA.
- Dụng cụ thí nghiệm: dao mổ, kéo, panh, que cấy nấm, đèn cồn, giấy thấm
vô trùng, bình tam giác, ống nghiệm, đĩa peptri, que khêu nấm, lò vi sóng, tủ
lạnh, tủ định ôn, nồi hấp, bếp điện, bếp gas.
- Hóa chất: Agar, đường glucose và một số hóa chất khác.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng
Điều tra thành phần, diễn biến bệnh hại cây trồng họ bầu bí theo QCVN 01-
38: 2010/BNN & PTNT.
Chọn 3 ruộng đại diện cho giống và thời vụ. Tiến hành điều tra theo 5 điểm
chéo góc của ruộng điều tra, điều tra định kỳ 7 ngày/1 lần.
+ Đối với bệnh phấn trắng, sương mai, thán thư, đốm lá : mỗi điểm điều tra
chọn 5 cây, đếm tổng số lá bị bệnh từ đó tính tỷ lệ bệnh (%) và đánh giá mức độ
phổ biến của bệnh.
+ Đối với bệnh lở cổ rễ : theo phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại
cây trồng của Cục bảo vệ thực vật (1995), Viện bảo vệ thực vật (1997) mỗi điểm
điều tra chọn 50 cây từ đó tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%).
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
* Phương pháp để ẩm
Mẫu bệnh được thu thập tại các điểm điều tra. Sau khi điều tra thu thập
được mẫu bệnh ngoài đồng ruộng, rửa sạch đất cát, chọn mẫu bệnh có triệu chứng
điển hình, cắt thành những mẫu có kích thước 1.5 – 2.5 cm để trong hộp peptri (có
lót giấy ẩm), sau 2 – 3 ngày có độ ẩm thường xuyên, đem kiểm tra dưới kính hiển
vi để quan sát tác nhân gây bệnh.

* Phương pháp chế tạo môi trường: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử
dụng các loại môi trường nhân tạo: PGA, PCA.
- Môi trường PGA (Potato Glucose Agar):
+ khoai tây 200 gam
+ Glucose 20 gam
+ Agar 20 gam
+ Nước cất 1000ml.
- Cách điều chế: Khoai tây rửa sạch, thái nhỏ kích thước 1 x 2 x 1 cm cho
vào nồi chứa 1000ml nước cất đun sôi, sau khi đun sôi được 30 phút thì lọc lấy
phần nước, bổ sung thêm nước cho đủ 1000ml. Cho từ từ 20g đường glucose và
20g agar vào dung dịch nước trên. Môi trường được cho vào bình tam giác sau đó
hấp khử trùng ở 121
0
C trong thời gian 45 phút, để nguội 55-60
0
C trước khi rót vào
đĩa peptri đã được khử trùng.
- Môi trường PCA: ( Potato Carrot Agar)
+ Khoai tây: 100g
+ Agar: 20g
+ Cà rốt: 100g
+ nước cất: 1000ml
Cách điều chế tương tự như môi trường PGA
* Phương pháp phân lập nấm gây bệnh.
Áp dụng đối với các bệnh : đốm lá, thán thư, lở cổ rễ.
- Mẫu bệnh thu ngoài đồng là những mẫu bệnh điển hình còn mới, còn tươi.
Rửa sạch mẫu bệnh để loại bỏ cát bụi và các tạp chất khác.
- Lau sạch buồng cấy bằng cồn etylen 70%.
- Nhúng panh và dao mổ trong cồn etylen 70% và hơ trên ngọn lửa đèn cồn.
Đồng thời nhúng nhanh mẫu bệnh vào cồn etylen 70%, rửa lại trong nước vô trùng

và để khô trên giấy thấm vô trùng.
- Dùng panh và dao mổ đã khử trùng cắt những mẫu bệnh nhỏ (2 x 2 mm)
từ phần ranh giới giữa mô sống và mô khỏe, sau đó dùng que cấy nấm đã khử
trùng cấy lên môi trường PGA, đặt những miếng cấy gần mép đĩa.
- Đặt đĩa cấy ở nhiệt độ khoảng 29
o
C.
- Khi nấm phát triển cắt miếng mô bệnh từ 1-2 mm, cắt đỉnh sinh trưởng
cấy truyền sang môi trường PGA để tiến hành giám định.
* Phương pháp giám định nấm gây bệnh
+ Đối với các nấm như phấn trắng, sương mai là các nấm kí sinh chuyên tính
chỉ có thể mọc trên các mô kí chủ còn sống và không thể phân lập được trên môi
trường nhân tạo. Vì vậy việc giám định hình thái của nấm phụ thuộc vào việc kiểm
tra các bào tử trên mô bệnh. Có thể quan sát được dưới kính hiển vi soi nổi.
+ Đối với các nấm như thán thư, đốm lá, lở cổ rễ là các nấm có thể phân lập
được trên môi trường nhân tạo, có thể quan sát được dưới kính hiển vi các bào tử
của những nấm bệnh này.
3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của một
số loài nấm bệnh hại cây trồng họ bầu bí
- Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy khác nhau đến sự phát triển của
các loài nấm Alternaria alternata, Rhizoctonia solani.
Cấy nấm trên các môi trường PGA, PCA.Thí nghiệm gồm 2 công thức, mỗi
công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 1 hộp peptri. Thời gian theo dõi 7 ngày.
CT1: Cấy trên môi trường PGA; CT2: Cấy trên môi trường PCA.
-Ảnh hưởng của các mức nhiệt độ khác nhau đến sự phát triển của các loài
nấm Alternaria alternata, Rhizoctonia solani.
Cấy nấm trên các môi trường PGA, PCA. Đặt ở các mức nhiệt độ khác nhau.
Thí nghiệm gồm 2 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 1 hộp
peptri. Theo dõi trong 7 ngày. CT1: cấy trên môi trường PGA; CT2: cấy trên môi
trường PCA.

3.3.4 Nghiên cứu lây bệnh trong nhà lưới.
Nguồn nấm: nấm phấn trắng, sương mai, thán thư, đốm lá, lở cổ rễ hại trên
dưa chuột, bí đỏ.
Kí chủ: dưa chuột, bí đỏ, mướp đắng.
+ Đối với nấm phấn trắng, sương mai, thán thư, đốm lá:
Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức, mỗi công thức 5 cây nhắc lại 3 lần,
mỗi cây lây 2 lá, mỗi lá lây 5 vết. Công thức 1: đối chứng; Công thức 2: có sát
thương; Công thức 3: không sát thương. Các chỉ tiêu theo dõi: quan sát triệu chứng
biểu hiện trên lá; nhận xét khả năng lây bệnh của nấm phấn trắng, sương mai, thán
thư, đốm lá trong nhà lưới so với ngoài đồng ruộng.
+ Đối với nấm lở cổ rễ: từ các nấm R. solani thuần đã phân ly nuôi cấy
được, tiến hành lây nhiễm trên các mẫu hạt giống của cây dưa chuột (lây nhiễm
trên hạt khỏe); thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 30 hạt, 10 hạt trên mỗi
chậu, mỗi chậu dùng 1 hộp peptri nuôi cấy nấm R. solani thuần. Theo dõi số cây bị
bệnh sau lây nhiễm 7 –14 ngày. Từ đó tính tỷ lệ bệnh (%).
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và xử lý số liệu
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
* Tỷ lệ bệnh (%)
Số lá (cây) bị bệnh
TLB(%) = x 100%
Tổng số lá (cây) điều tra
*Chỉ số bệnh (%):
Σ (a x b)
CSB(%) = x 100
N x T
a: Số lá bị bệnh ở mỗi cấp
b: Cấp bệnh tương ứng
T: Cấp bệnh cao nhất (cấp 5)
N: Tổng số điều tra
+ Bảng phân cấp bệnh hại trên lá:

Cấp 1: Diện tích lá bị bệnh < 10%
Cấp 2: Diện tích lá bị bệnh 10 – 25%
Cấp 3: Diện tích lá bị bệnh > 25- 50%
Cấp 4: Diện tích lá bị bệnh > 50 – 70%
Cấp 5: Diện tích lá bị bệnh > 7
3.4.2 Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý thống kê sinh học theo chương trình excel 2003 và
irristart 4.0 (Phạm Tiến Dũng, 2003).
Phần IV. Dự kiến kết quả đạt được
- Xác định thành phần bệnh nấm hại cây trồng họ bầu bí tại Hà Nội và vùng
phụ cận vụ năm 2-13- 2014.
- Xác định ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái tới sự phát sinh, phát triển các
bệnh nấm hại chủ yếu trên cây trồng họ bầu bí tại Hà Nội và vùng phụ cận.
- Nghiên cứu đặc tính sinh học, ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy , nhiệt độ
tới sự sinh trưởng, phát triển của nấm.
- Khảo sát một số biện pháp phòng trừ bệnh nấm hại cây bầu bí.
- Xác định được phạm vi ký chủ của một số loài nấm hại chủ yếu cây trồng
họ bầu bí.
- Xác định được hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc BVTV: trong phòng thí
nghiệm chậu vại , thí nghiệm ruộng đồng.
Phần V. Tài liệu tham khảo
*Tài liệu trong nước
1. rau họ bầu bí
2. Tạ Thị Cúc, Hồ Hữu An(1998), Giáo trình trồng rau, NXB Nông Nghiệp.
3. Tài liệu thực vật Đông Nam Á (5/1999), NXB Nông Nghiệp tập 4, số 3
4. Tài liệu thực vật Đông Nam Á (3/1999), NXB Nông Nghiệp tập 4, số 5
5.
6. QCVN 01-38:2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp
điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
7. Đỗ Tấn Dũng. Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ gây hại một số cây trồng cạn vùng

Hà Nôil năm 2011 – 2012.
8. Viện Bảo vệthực vật (1997). Phương pháp nghiên cứu Bảo vệthực vật tập I,
NXB Nông nghiệp Hà Nội.
9. Cục Bảo vệthực vật (1995). Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh, cỏdại
hại cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
*Tài liệu nước ngoài
1. Kirkbride JH, 1993. Biosystematicmonograph of the genus Cucumis
(Cucurbitaceae). Parkway Publishers, Boone (NC, USA). P. 159
2 . Jeffrey C, 1980. A review of the Cucurbitaceae. Bot J Linn Soc 81: pp. 233-
247.
3. Andy Wyenandt, Ph.D, Diagnosing and Managing Important Pumookin
Diseases in the Home Garden – Part 2.
4. The cucurbit downy mildew pathogen Pseudoperonospora cubensis.
5. Alternaria alternata - Phadia - Setting the Standard - Phadia.com
6.
7. Graham, K.M., 1971, Plant Diseases of Fiji HMSO p 99
8. Kranz, J., et al (eds), 1977, Diseases, Pests & Weeds in Tropical Crops
Verlag Paul Parey p 90
9. Graham, K.M., 1971, Plant Diseases of Fiji HMSO p 102
10. Graham, K.M., 1971, Plant Diseases of Fiji HMSO p 105
11. Colucci, SJ và GJ Holmes. 2010. Nấm sương mai của cây họ bầu bí.
12. Doubrava, N, et al. 2007. Cucumber, Squash, Melon & Other Cucurbit
Diseases.
13. McGrath, M.T., 1997. Powdery Mildew of Cucurbits Nấm bột của cây họ
bầu bí.
14. Thomas A. Zitter, 7.1992, Assorted Foliar Diseases of Cucurbits.
15. Thomas A. Zitter, 12-1987, Anthracnose of Cucurbits
16. />hl=vi&sl=en&u= />urbitae_Colletotrichum_lagenarium/&prev=/search%3Fq%3DColletotrichum
%2Blagenarium%26biw%3D1366%26bih%3D630
17. Primef ACT 832, 7.2009. Diseases of cucurbit vegetables.

18. [Parmeter, JR Rhizoctonia solani, Sinh học và bệnh học. London, Vương
quốc Anh: Đại học California, năm 1970. In.], Đại học California Sinh học
và bệnh học.
19. [Ceresini, Paulo. "Rhizoctonia solani." Rhizoctonia solani. Đại học bang
NC. Web. 04 tháng mười một 2011
20. Cubeta, MA, và R. Vilgalys. "Sinh học Dân số của khu liên hợp Rhizoctonia
solani." Di truyền học dân số soilborne nấm thực vật Pathogens 87,4 (1997):
480-84.

×