Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG TINH DẦU VÀ MỘT SÓ DỊCH CHIẾT TỪ CŨ NGHỆ VÀNG Ở TĨNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỮ NHÂN DÂN LÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐÀO THANH TUẤN

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC TRONG TINH DẦU VÀ MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT TỪ CỦ NGHỆ VÀNG Ở TỈNH
CHAMPASAK, NƯỚC CỢNG HỊA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO

ḶN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng –Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐÀO THANH TUẤN

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC TRONG TINH DẦU VÀ MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT TỪ CỦ NGHỆ VÀNG Ở TỈNH
CHAMPASAK, NƯỚC CỢNG HỊA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO

Chun ngành: Hóa Hữu cơ
Mã số: 60.44.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Đà Nẵng –Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

ĐÀO THANH TUẤN


MỤCLỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 2
3. Đối tượng .............................................................................................. 2
4. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn. ........................................ 3
6. Bố cục đề tài ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ............................................................ 5
1.1.GIỚI THIỆU VỀ CỦ NGHỆ ...................................................................... 5
1.1.1. Đặc điểm sinh thái........................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm thực vật ........................................................................... 6
1.1.3. Công dụng của nghệ........................................................................ 6
1.1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước ............................ 7
1.1.5. Thành phần hóa học ........................................................................ 8

1.1.6. Một số bài thuốc chữa bệnh từ nghệ vàng ...................................... 8
1.2. CURCUMIN ............................................................................................ 10
1.2.1. Đại cương về Curcumin ................................................................ 10
1.2.2.Tính chất......................................................................................... 10
1.3. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT ......................................... 11
1.3.1. Kỹ thuật chiết Soxlet ..................................................................... 11
1.3.2. Kỹ thuật chiết bằng lôi cuốn theo hơi nuớc .................................. 15
1.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VẬT LÝ ................................................ 18
1.4.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) ...................... 18
1.4.2. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS ............................... 20
1.4.3. Phương pháp sắc kí khí khối phổ (GC-MS)................................... 22


CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 24
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ...................................... 24
2.1.1. Nguyênliệu..................................................................................... 24
2.1.2.Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ......................................................... 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 27
2.2.1. Xác định môt số chỉ tiêu hóa lý .................................................... 27
2.2.2. Xác định hàm lượng kim loại trong củ nghệ bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ ngun tử AAS. ................................................................ 29
2.3. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ ...................................................... 31
2.4. KHẢO SÁT CHIẾT THU TINH DẦUBẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG
CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC ........................................................................ 32
2.4.1. Khảo sát tỷ lệ rắn/lỏng .................................................................. 32
2.4.2. Khảo sát thời gian chưng cất ......................................................... 33
2.4.3. Khảo sát hoạt tính chống oxy hố và thử hoạt tính sinh học của các
chất có trong tinh dầu ...................................................................................... 33
2.5. QUI TRÌNH CHIẾT SOXHLET VỚI CÁC DUNG MÔI HỮU CƠ: ..... 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 35

3.1. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ CỦA NGHỆ ...................... 35
3.1.1. Xác định độ ẩm của nghệ tươi và nghệ bột .................................. 35
3.1.2. Xác định hàm lượng tro của mẫu nghệ bột ................................... 37
3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại nặng ............................................... 38
3.2. CHIẾT TÁCH TINH DẦU RỄ CỦ NGHỆ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÔI
CUỐN HƠI NƯỚC ......................................................................................... 41
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu .................................... 41
3.2.2. Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu rễ củ nghệ bằng phương
pháp GC-MS ................................................................................................... 43
3.2.3. Hoạt tính của các cấu tử được định danh trong tinh dầu nghệ ..... 47


3.3. THU NHẬN CÁC CẤU TỬ HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT
SOXHLET VỚI CÁC DUNG MÔI KHÁC NHAU: ...................................... 55
3.3.1. Chiết soxhlet bằng dung môi n- hexane........................................ 55
3.3.2. Chiết soxhlet bằng dung môi dicloromethane .............................. 57
3.3.3. Chiết soxhlet bằng dung môi ethylacetate .................................... 58
3.3.4. Chiết soxhlet bằng dung môi methanol ........................................ 59
3.3.5. TPHH của dầu nghệ được xác định bằng phương pháp sắc kí khíkhối phổ liên hợp (GC/MS): ........................................................................... 61
3.4. SO SÁNH THÀNH PHÀN HÓA HỌC CÓ TRONG TINH DẦU TRÍCH
TỪ NGHỆ VÀNG LÀO VỚI NGHỆ VÀNG KONTUM .............................. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTPT

: Cơng thức phân tử.


DPPH

: 1,1-diphenyl -2- picrylhydrazyl

GC/MS

: Sắc kí khí ghép khối phổ.

M

: Khối lượng phân tử.

R/L

: Tỉ lệ nguyên liệu rắn/dung môi lỏng.

UV-VIS

: Phổ tử ngoại khả kiến.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang


3.1

Kết quả xác định độ ẩm của nghệ tươi

35

3.2

Kết quả xác định độ ẩm của bột nghệ khô

36

3.3

Kết quả xác định hàm lượng tro của bột nghệ khô

37

3.4

Kết quả khảo sát hàm lượng kim loại nặng

40

3.5

Hàm lượng một số kim loại trong nghệ vàng KonTum

40


3.6
3.7
3.8

3.9

3.10

3.11

3.12

3.13

3.14

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ rắn/ lỏng đến hiệu
quả chiết
Kết quả khảo sát thời gian chiết tinh dầu
Kết quả thành phần hóa học trong tinh dầu rễ củ nghệ
vàng Lào
Hàm lượng dịch chiết nghệ vàng chiết trong dung môi nhexane
Hàm lượng dịch chiết nghệ vàng chiết trong dung môi
dichloromethane
Hàm lượng dịch chiết nghệ vàng chiết trong dung môi
ethylacetate
Hàm lượng dịch chiết nghệ vàng trong dung môi
methanol
Thành phần hóa học của dịch chiết từ củ nghệ bằng dung

mơi n-hexane
Thành phần hóa học của dịch chiết từ củ nghệ bằng dung
môi dichloromethane

41
43
45

56

57

59

60

61

65


3.15
3.16
3.17

Thành phần hóa học của dịch chiết từ củ nghệ bằng dung
mơi ethylacetate
Thành phần hóa học của dịch chiết trong dung mơi methanol
Thành phần hóa học có trong nghệ vàng Lào và nghệ vàng
KonTum


68
70
73


DANH MỤC CÁC HÌNH
Sớ hiệu

Tên hình

Trang

1.1

Một số hình ảnh cây, lá, hoa và củ của nghệ vàng – Lào.

6

1.2

Bộ thực hành chiết Soxhlet.

13

1.3

Bộ thí nghiệm chiết bằng lơi cuốn hơi nuớc.

16


1.4
1.5
2.1
2.2
2.3

Bộ thực hành chưng cất lôi cuốn hơi nước thu tinh dầu
nghệ
Sơ đồ thiết bị đo quang phổ hấp thụ nguyên tử.
Cổng Chợ Dao Heuang (Đao Hương), huyện Pakse,
tỉnh ChamPasak.
Bên trong Chợ Dao Heuang (Đao Hương), huyện Pakse.
Nơi bày bán nghệ vàng trong Chợ Dao Heuang (Đao
Hương), huyện Pakse.

17
20
24
24
25

2.4

Củ nghệ vàng rửa sạch.

26

2.5


Củ nghệ vàng phơi khô, xay nhỏ.

26

2.6

Thiết bị đo hàm lượng kim loại.

29

2.7

2.8

Sơ đồ thực nghiệm theo phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước.
Sơ đồ thực nghiệm chiết soxhlet với các dung môi hữu
cơ.

31

32

3.1

Đồ thị ảnh hưởng của tỉ lệ rắn/ lỏng đến lượng tinh dầu.

41

3.2


Đồ thị ảnh hưởng của thời gian chiết đến lượng tinh dầu.

42

3.3

Tinh dầu nghệ vàng.

43

3.4

Phổ đồ GC/MS định danh các cấu tử trong tinh dầu nghệ.

44


3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10


3.11

3.12

3.13

Hai phiếu kết quả thử hoạt tính kháng sinh và thử hoạt
tính chống oxi hóa DPPH.
Đồ thị ảnh hưởng của thời gian với dịch chiết trong dung
môi n-hexane.
Đồ thị ảnh hưởng của thời gian với dịch chiết trong dung
môi dichloromethane.
Đồ thị ảnh hưởng của thời gian với dịch chiết trong dung
môi ethylaxetate
Đồ thị ảnh hưởng của thời gian với dịch chiết trong dung
mơi methanol
Phổ đồ biểu thị thành phần hóa học có trong dịch chiết nhexane của rễ củ nghệ vàng Lào
Sắc kí đồ GC/MS của dịch chiết rễ củ nghệ vàng Lào thu
được bằng dung mơi dichloromethane
Sắc kí đồ GC/MS của dịch chiết rễ củ nghệ vàng Lào
bằng dung mơi ethylacetate
Sắc kí đồ GC/MS của dịch chiết rễ củ nghệ vàng Lào
bằng dung môi methanol

55

56

57


59

60

63

64

67

69


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát sinh của bệnh tật đe
dọa đến tính mạng của con người. Song song với đời sống, sức khỏe chính là
vấn đề được con người đặt lên hàng đầu, không chỉ ngừng lại ở việc chữa bệnh
mà còn vượt xa hơn cả phòng bệnh chính là bồi bổ cơ thể cải thiện sức khỏe.
Do đó các dược phẩm, thực phẩm chức năng được đặt chế từ thảo mộc, cây cỏ
trở nên vô cùng q giá với con người bởi tính an tồn và hiệu quả của nó.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO có khoảng 80% dân số thế giới sử dụng
thuốc từ dược liệu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Vì vậy,
ngày càng có nhiều hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học được chiết tách,
phân lập để dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc và các thực phẩm chức năng
phục vụ cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của con người. Điều đó đã góp phần
làm tăng tầm quan trọng của dược liệu đối với cơng tác phịng, chữa bệnh.
Trong số các loại cây quen thuộc gắn bó với cuộc sống thường ngày của

chúng ta, phải kể đến nghệ thuộc họ gừng. Họ gừng là thảo dược khơng có độc
tính, là nguồn cung cấp gia vị cho nhiều món ăn, cũng là dược liệu trị được
khá nhiều bệnh. Phần lớn, chúng cho tinh dầu có mùi thơm đặc biệt, trong đó
có một số được dùng làm chất thơm trong hương liệu, mỹ phẩm,…
Đặc biệt nhất trong nghệ vàng là hoạt chất Curcumin có tác dụng ngăn
chặn sự phát triển của các tế bào ung thư da và kiềm chế quá trình di căn của
ung thư vú sang phổi. Nhiều cơng trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước trên
thế giới đã khẳng định từ lâu rằng hoạt chất Curcumin có tác dụng hủy diệt tế
bào ung thư vào loại mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan, người ta đã tiến hành thử lâm
sàng dùng Curcumin điều trị ung thư và kết luận: Curcumin có thể kìm hãm sự
phát tác dụng tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang.
Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu,


2
điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có hiệu lực.
Từ năm 1993, các nhà khoa học thuộc ĐH Harvarrd (Mỹ) đã công bố 3 chất có
tác dụng kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1 trong 3 chất đó là curcumin.
Nó cịn được sử dụng như một loại thuốc giảm đau, chống viêm nhiễm,
chữa bệnh cúm..… Ngồi ra, nghệ cịn có tác dụng khử trùng. Trong hàng thế
kỉ qua, nghệ được sử dụng để chữa lành vết thương và các vết dãn da. Thực tế
nhiều băng dán được dùng để chữa lành vết thương ngày nay cũng có nghệ.
Dùng các loại băng dán này có thể làm da bạn trở nên dễ chịu hơn và nhanh
lành hơn. Các cơng trình nghiên cứu về củ nghệ vàng cho thấy các hợp chất
tecpen trong tinh dầu có tính kháng khuẩn, chống lại sự phát triển các tế bào
gây ung thư của con người.
Nghệ là một nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ, cộng thêm những
giá trị tuyệt vời mà nó mang lại cho cuộc sống con người, việc nghiên cứu để
xây dựng một qui trình chiết tách và xác định thành phần trong củ nghệ vàng
là hết sức quan trọng và cần thiết.

Ngoài ra, để so sánh sự khác nhau về thành phần trong rễ củ nghệ
vàng tại các vùng, khu vực khác nhau, nên tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong tinh dầu và một số
dịch chiết từ củ nghệ vàng ở tỉnh Champasak – nước Cộng Hịa Dân
Chủ Nhân Dân Lào”
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lí.
- Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết củ nghệ vàng Lào
- Khảo sát điều kiện chiết.
3. Đối tượng
Củ nghệ vàng được trồng và thu hái tại tỉnh Champasak – CHDCND Lào.


3
4. Các phương pháp nghiên cứu
-Nghiên cứu lí thuyết:
Thu thập, tổng hợp các tài liệu, sách báo khoa học trong và ngồi nước
có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Xử lí các thơng tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề cần thực hiện trong
quá trình thực nghiệm.
- Nghiên cứu thực nghiệm:
+ Phương pháp trọng lượng để khảo sát độ ẩm của nguyên liệu.
+ Phương pháp vô cơ hóa mẫu để khảo sát hàm lượng hữu cơ và tro.
+ Phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác định hàm
lượng một số kim loại có trong mẫu tro hóa.
+ Phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước để chiết tinh dầu trong củ
nghệ tuơi.
+ Phương pháp chiết soxhlet để tách các hoạt chất trong bột củ nghệ vàng.
+ Phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS) để xác định thành phần
hỗn hợp trong dịch chiết củ nghệ vàng.

+ Thử hoạt tính sinh học
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung nấp các thông tin khoa học về quy trình chiết tách và thành phần
cấu tạo một số hợp chất có trong củ nghệ vàng Lào.
- Cung cấp các thông tin để so sánh sự khác nhau của các thành phần dịch
chiết trong các dung môi của nghệ Lào so với nghệ trong nước.
- Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn
về các thành phần dịch chiết và giá trị của củ nghệ vàng Lào.


4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các tư liệu về quy trình chiết tách củ nghệ vàng với các dung
mơi khác nhau, từ đó có thể đề ra quy trình ứng dụng trong thực tế.
- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian cũng như các
bài thuốc cổ truyền về ứng dụng củ nghệ vàng.
6. Bớ cục đề tài
Đề tài gồm có phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo.
Nội dung chia làm 3 chương:
Chương 1- Tổng quanlý thuyết
Chương 2- Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3- Kết quả và thảo luận


5
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CỦ NGHỆ

1.1.1. Đặc điểm sinh thái
Tên khoa học:
- Curcumin longa L.
- Curcuma domestica valet.
Thuộc chi : Curcuma
Họ : Gừng (zingiberaceae)
Họ Gừng (Zingiberaceae) là một họ của thảo mộc sống lâu năm với các
thân rễ bò ngang hay tạo củ, bao gồm 47 chi và khoảng trên 1.000 loài. Nhiều
loài là các loại cây cảnh, cây gia vị, hay cây thuốc quan trọng. Các thành viên
quan trọng nhất của họ này bao gồm gừng, nghệ, riềng, đậu khấu và sa nhân.Các
loài trong họ này là thực vật tự dưỡng hay biểu sinh. Thân rễ lớn, thường phân
nhánh, chứa nhiều chất dự trữ. Lá có các bẹ dài ơm lấy nhau làm thành thân
giả, cuống ngắn và phiến lớn, giữa cuống và bẹ lá có phần phụ gọi là lưỡi bẹ.
Thân lá thường có mùi thơm[8],[9].
Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đơng nam Ấn Độ, và
cần nhiệt độ từ 20oC đến 30oC và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát
triển mạnh.
Thời vụ gieo trồng:
Nghệ trồng thích hợp khi thời tiết bắt đầu chuyển vào mùa mưa, hoặc trên chân
đất có điều kiện đủ ẩm, hoặc dưới tán rừng thưa, thì ta có thể trồng nghệ được.
Thường nghệ trồng vào vụ Đông-Xuân, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu
khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm là đến
lúc thu hoạch.


6
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Nghệ là một loại thực vật thân thảo lâu năm, nó có thể đạt đến chiều cao
1 mét. Cây tạo nhánh cao, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Thân rễ phát triển

thành củ hình khối, trên đó sinh ra nhiều rễ trụ. Rễ to, mọc từ rễ củ, đoạn
cuối ln phình to ra thành hình thoi. Lá mọc so le, có bẹ, hình dải rộng. Hoa
màu vàng xếp thành bơng hình trụ ở ngọn thân [8] quả hình cầu, có 3 ơ, được
thể hiện ở Hình 1.1

Hình 1.1. Một số hình ảnh cây, lá, hoa và củ của nghệ vàng - Lào
1.1.3. Công dụng của nghệ
Có tác dụng chống viêm, chống các tế bào ung thư, giúp bảo vệ gan, thận
và 1 số bộ phận của cơ thể.
Chữa bệnh đau dạ dày như viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Có tác dụng rất lớn với các căn bệnh mãn tính như: ung thư, bệnh tim
mạch, gan, mật và ngay cả bệnh mỡ máu…
Chữa lành những tổn thương trong gan, dạ dày đồng thời thúc đẩy màng
nhầy và da phát triển khỏe mạnh.
Hỗ trợ các khớp xương bị thối hóa hay bị viêm khớp, giúp tăng cường hệ
tiêu hóa, làm giảm cholesterol, đào thải chất độc, làm khô và giúp vết thương


7
mau lành.
Trị đau họng.
Vượt qua các cơn stress, giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh trầm cảm.
Chất curcumin trong củ nghệ có thể giúp ngăn ngừa sự tái phát triển của
các tế bào chất béo sau khi giảm cân.
Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu…
Giúp tẩy tế bào chết, điều trị mụn, lưu thơng khí huyết, giúp da dẻ hồng
hào và khỏe mạnh.
Làm gia vị, phẩm màu an tồn trong thực phẩm[6],[7].
1.1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Nhiều cơng trình đã chứng minh nghệ có tác dụng trong việc phòng ngừa

và chữa trị nhiều bệnh khác nhau, cịn được sử dụng trong nhiều mục đích khác
như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Nghệ được sử dụng làm thuốc và gia vị,
nhuộm màu. Gần đây, các cơng trình nghiên cứu về thành phần hóa học, tác
dụng sinh học của các hợp chất trong các loại nghệ đã được công bố rất nhiều.
Tác giả Phan Tống Sơn và các cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học
tinh dầu, hoạt chất sinh học chiết từ các loài nghệ như: Nghệ xanh, nghệ trắng,
nghệ đen, nghệ vàng ở Việt Nam [7],[15],[16],[17], [18].
Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu, một số cây thuộc chi
Curcuma và họ Gừng, nghệ lá hẹp Đăk Lăk, ở Việt Nam đã được tác giả Trịnh
Đình Chính, Nguyễn Thị Bích Tuyết cùng các cộng sự đã được cơng bố [4],
[21], [22].
GS. Phạm Đình Tỵ,Viện hóa học các hợp chất tự nhiên, đã chiết tách
curcumin và đã đưa vào sử dụng [23].
Việc chiết tách curcumin từ củ nghệ bằng dung môi thực phẩm, quá trình
ảnh hưởng của điều kiện sấy đến hàm lượng curcumin trong củ nghệ vàng của
PGS. TS. Đào Hùng Cường, cùng với các cơng sự có giá trị trong thực tiễn [5].


8
Từ những năm gần đây đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thành
phần hóa học, hoạt tính sinh học, phương pháp tổng hợp, công dụng trong dược
phẩm của curcumin ngày càng được công bố rộng rãi, được các nhà khoa học
trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm và nghiên cứu.
1.1.5. Thành phần hóa học
- Thân rễ nghệ vàng có 0,3% chất màu curcumin, 1-5% tinh dầu màu vàng
nhạt thơm, tinh bột, canxioxalat, chất béo…[11]
- Tinh dầu 1,5% màu vàng nhạt, thơm, bao gồmcác sesquiterpen:
zingiberen, D--phellendren 1%, turmeron, dehydroturmeron, α-γ
alantolacton-curcumen, cineol 1%, - sabinen 0,6%, borneol 0,5% một hỗn
hợp xeton sesquiterpen vòng no gọi là turmaron C15H22O và một xeton thơm

gọi là ar-turmaron 40% hỗn hợp, hỗn hợp tinh dầu 69%.
- Ngồi ra cịn có: tinh bột (chiếm khoảng 40% - 50%), nước (chiếm
khoảng 6% - 8%), canxi oxalat, chất béo, một số polysaccarid acid trung tính,
peptit tan trong nước....[1],[2],[3],[4].
1.1.6. Một số bài thuốc chữa bệnh từ nghệ vàng [29], [30]:
Dùng chữa ung nhọt, ghẻ lở: Dùng từ 4-12g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài
da, lấy nghệ tươi vắt nước để bơi ung nhọt, viêm tấy lở lt ngồi da. Còn dùng
dạng bột 2- 4g, chia làm hai lần.
Chữa bệnh vàng da: Nghệ vàng, nghệ đen, cỏ cú, quả quất non, tán bột,
trộn với mật ong làm viên.
Cao dán mụn nhọt: Nghệ 60g, củ Ráy 80g, Nhựa thông 40g, Sáp ong 40g,
dầu vừng 80g. Gọt sạch Ráy, giã nhuyễn, nấu nhừ với nhựa, dầu, sáp, Nghệ rồi
phết vào giấy mỏng. Dùng dán mụn nhọt.
Thuốc rửa âm đạo: Bột Nghệ vàng: 30g, Phèn chua phi 20g, Hàn the 20g,
nước 500ml. Nấu sôi 15 phút rồi lọc sạch, nấu sôi lại một lần nữa, để nguội,
dùng nước này bơm rửa trong âm đạo.


9
Chữa giun đũa, giun kim: Lấy 20 giọt dịch ép từ nghệ tươi thêm vào đó
một nhúm muối, trộn đều và cho trẻ uống vào sáng sớm lúc bụng đói.
Chữa chứng thiếu máu: Mỗi ngày uống 1 muỗng dịch ép nghệ tươi pha
với mật ong trong nhiều ngày.
Giúp sởi mau phát và chóng khỏi bệnh: Củ nghệ khơ nghiền thành bột, lấy
1 muỗng bột nghệ hòa vài giọt mật ong, trộn chung với 1 muỗng dịch ép lá bầu
hoặc bí, uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa hen suyễn: Một muỗng bột nghệ hòa với một ly sữa, uống 2-3 lần
trong ngày, nên uống lúc bụng đói.
Chữa cảm lạnh, ho: Nửa muỗng bột nghệ hòa trong 30 ml sữa ấm, uống
mỗi ngày để chữa ho. Khi bị cảm lạnh thì đun nhẹ hỗn hợp này trên bếp, ngửi

và hít hơi.
Chữa bong gân sưng đau nhức: Bột nghệ trộn với chanh và muối thành
bột nhão rồi bó vào chỗ bong gân, làm trong vài lần.
Chữa thủy đậu trong trường hợp mụt nước mới mọc: Củ nghệ nướng thành
tro, lấy tro hòa trong 1 tách nước lọc, bôi vào các chỗ thủy đậu. Nên sắc nước
bột nghệ và uống thêm sẽ giúp mau lành bệnh.
Sữa bột nghệ: sữa ấm trộn với một ít bột nghệ. Nó thường được sử dụng
ở Tamil Nadu như một bài thuốc gia truyền khi có ai đó đang bị sốt.
Làm đẹp từ nghệ vàng:
Mặt nạ mờ vết nhăn: Trộn hai thìa bột nghệ với ba thìa kem sữa, sau đó
thoa đều lên vùng da có nếp nhăn, đặc biệt là vùng da mắt. Công thức mặt nạ
này không những có tác dụng khắc phục nếp nhăn mà cịn có thể làm giảm
quầng thâm mắt nhanh chóng.
Trị nám da cho phụ nữ sau sinh: Nghệ tươi rửa sạch, xắt lát, giã, chắt lấy
nước uống. Hoặc dùng rượu ngâm với nghệ, chắt lấy nước rồi thoa ngồi.
Trị mụn: Dùng một thìa bột nghệ trộn với một thìa nước ép dưa chuột và


10
vài giọt tinh dầu dừa, sau đó thoa lên vùng da bị mụn khoảng 20 phút hoặc cũng
có thể để qua đêm rồi rửa sạch da mặt. Cách làm này cũng giúp da nhanh chóng
tái tạo tế bào mới, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện sẹo mụn trứng cá trên da.
1.2. CURCUMIN
1.2.1. Đại cương về Curcumin[4],[5],[7],[10][13]
Tên IUPAC: (1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)-1,6-heptadien3,5-dion.
Công thức phân tử: C21H20O6
Phân tử khối: 368,38 g / mol.
Nhiệt độ nóng chảy: 183°C.
Curcumin là tinh thể màu nâu đỏ, là hoạt chất được chiết ra từ củ nghệ
vàng. Curcumin là thành phần chính của curcuminoit. Các curcuminoit là các

polyphenol và là chất tạo màu vàng cho củ nghệ. Curcumin có thể tồn tại ít nhất
ở 2 dạng tautome là keto và enol. Cấu trúc dạng enol ổn định hơn về mặt năng
lượng ở pha rắn và dạng dung dịch.

Curcumin dạng keto

Curcumin dạng enol
1.2.2. Tính chất
- Curcumin là một polyphenol, là sắc tố tạo nên màu vàng của củ nghệ.
- Không tan trong nước, tan trong rượu, ete, chloroform


11
- Dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục.
- Curcumin có thể phản ứng được với axit boric tạo nên hợp chất có màu
đỏ cam nên được ứng dụng dùng để nhận biết muối của ngun tố Bo.
- Chính vì curcumin là sắc tố tạo nên màu vàng sáng nên curcumin được
dùng làm chất phụ gia thực phẩm. Trong chất phụ gia thực phẩm curcumin
được kí hiệu dưới ám số E100.
1.3. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT
Chiết là dùng dung mơi thích hợp có khả năng hịa tan chất đang cần tách
và tinh chế để tách chất đó ra khỏi môi trường rắn hoặc lỏng khác. Thường
người ta dùng một dung mơi sơi thấp và ít tan trong nước (vì các chất hữu cơ
cần tinh chế thường ít tan trong nước), chất đó sẽ chuyển phần lớn lên dung
mơi và ta có thể dùng phễu để tách riêng dung dịch thu được ra khỏi nước, bằng
cách lặp đi lặp lại việc chiết một số lần, ta có thể tách hồn tồn chất cần tinh
chế vào dung mơi đã chọn, sau đó cất loại dung mơi và cất lấy chất tinh khiết
ở nhiệt độ và áp suất thích hợp.
Người ta cũng thường chiết một số chất từ hỗn hợp rắn bằng một dung
môi hoặc hỗn hợp dung môi với một dụng cụ chuyên dụng đặc biệt gọi là bình

chiết Soxhlet. Dung mơi được đun nóng, cho bay hơi liên tục chảy vào bình
chứa hỗn hợp cần chiết tách được gói trong giấy lọc, nó sẽ hịa tan chất rắn cần
tinh chế và nhờ một ống xi phông, dung dịch chảy xuống bình cầu bên dưới,
dung mơi ngun chất lại liên tục được cất lên. Phương pháp này tiết kiệm được
dung môi và hiệu quả tương đối cao.
1.3.1. Kỹ thuật chiết Soxlet
a. Nguyên tắc
- Chiết Shoxlet là một kiểu liên tục đặc biệt thực hiện nhờ một trang bị
riêng của nó. Kiểu chiết này cũng như chiết lỏng – lỏng nên về bản chất của sự
chiết vẫn là định luật phân bố chất trong hai pha không trộn vào nhau. Song ở


12
đây pha mẫu là ở trạng thái lỏng, bột, hoặc dạng lá. Cịn dung mơi chiết (chất
hữu cơ) là dạng lỏng.
- Các trang thiết bị: Trang thiết bị của bộ chiết shoxlet gồm 2 loại:
+ Hệ shoxlet thường và đơn giản. (1)
+ Hệ shoxlet tự động (Auto – shoxlet). (2)
Cách chiết theo hệ (1) là đơn giản vận hành bằng tay, còn hệ (2) là vận
hành một cách tự động. Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng để chiết tách hữu cơ nằm
trong pha rắn hay bột hay mảnh nhỏ, hay các vật liệu khơ (lá), vì thế nên nó là
hệ chiết dị thể.
Để chiết trong phạm vi bán vi lượng và để chiết tới những dung mơi có
điểm sơi cao, ta dùng chén lọc hút thuỷ tinh xốp. Ta treo chén đó vào ống sinh
hàn sao cho chén nằm trong hơi dung mơi của bình và đồng thời được dung
mơi ngưng tụ chảy qua. Ta cũng có thể chiết bán vi lượng trong những dụng cụ
chiết kể trên nhưng có kích thước nhỏ hơn[6],[19],[21].
b. Dụngcụ
Bộ chiết Soxhlet gồm ba bộ phận tháo ráp được tại các vị trí nút mài (1),
(2) và (3). Gồm:

- Bình cầu A đặt trong một bếp đun có thể điều chỉnh nhiệt độ.
- Bộ phận chứa mẫu bột cây, gồm ba ống: Ống D có đường kính lớn, ở
giữa, để chứa bột cây; ống B có đường kính trung bình, để dẫn dung mơi từ
bình A bay lên, đi vào ống D chứa bột cây; ống E có đường kính nhỏ, là ống
thơng nhau, để dẫn dung mơi từ D trả ngược lại bình cầu A;
- Trên cao nhất là ống sinh hàn C, có nhiệm vụ ngưng hơi. Minh họa Hình
1.2


13

Hình 1.2. Bộ thực hành chiết Soxhlet
c. Cách tiến hành
Bột dược liệu sau khi rửa sạch, xắt lát, giã, xay thô đựng trong một cái túi
bằng giấy lọc được đặt trực tiếp trong ống chứa dược liệu. Lưu ý đặt vài viên
bi thủy tinh dưới đáy ống chứa dược liệu để tránh làm ngẹt lối ra vào của ống
thong nhau. Không được để lượng dược liệu trong ống dược liệu cao vượt hơn
mức cong của ống thong nhau. Rót dung mơi đã lựa chọn vào bình cầu bằng
cách tháo hệ thống ở nút mài, như thế dung môi sẽ thấm ướt bột cây rồi mới
chạy xuống bình cầu, ngang qua ống thong nhau.
Kiểm tra hệ thống kín, mở cho nước chảy hồi lưu trong ống ngưng hơi.
Cắm bếp điện và điều chỉnh nhiệt sao cho dung mơi trong bình cầu sơi nhẹ đều.
Dung mơi tinh khiết khi được đun nóng sẽ bốc hơi lên cao, theo ống dẫn dung
môi lên cao hơn, rồi theo ống ngưng hơi để lên cao hơn nữa, nhưng tại đây hơi
dung môi bị ống ngưng hơi làm lạnh, ngưng tụ thành thể lỏng, rớt thẳng xuốn
gống chứa dược liệu. Dung môi ngấm vào dược liệu và chiết những chất hữu
cơ nào có thể hịa tan vào dung mơi. Theo q trình đun nóng, lượng dung môi
rơi vào ống chứa dược liệu càng nhiều, mức dung môi dâng lên cao trong ống
và đồng thời cũng dâng cao trong ống thông. Đến một mức cao nhất trong ống



14
thơng, dung mơi sẽ bị hút vào bình cầu, lực hút này sẽ rút lượng dung môi đang
chứa trong ống chứa dược liệu.
Bếp vẫn tiếp tục đun và một qui trình mới vận chuyển dung mơi theo như mơ
tả lúc đầu. Các hợp chất được rút xuống bình cầu và nằm lại tại đó, chỉ có dung
mơi tinh khiết là được bốc hơi bay lên để tiếp tục quá trình chiết. Sau khi hồn tất,
lấy dung mơi chiết ra khỏi bình cầu, đuổi dung mơi và thu được cao chiết.
d. Một số lưu ý khi chiết Soxhlet
- Các hợp chất chiết được trữ trong bình cầu A, đến một lúc khi nồng độ
của chất đạt đến mức bão hịa thì cần phải thay dung môi mới.
- Tùy trường hợp, việc chiết có thể kéo dài trong vài ngày. Khi nghỉ, ra
về, cần tắt bếp điện trước, chờ thêm ba mươi phút sau đó mới tắt nguồn nước
làm lạnh ống ngưng hơi.
- Khi thực hiện sự chiết với dung mơi có nhiệt độ sơi thấp, phịng thí
nghiệm ở xứ nóng, cần lưu ý xem ống ngưng hơi có đủ sức làm ngưng tụ hay
khơng, nếu khơng, sẽ thấy khí bốc ra khỏi hệ thống từ đầu trên cao của ống ngưng
hơi. Trong trường hợp đó, cần tìm cách nối dài thêm ống ngưng hơi. Lưu ý đây
là hệ thống hở, phần bên trong của ống thơng với khơng khí bên ngồi nhờ ống
ngưng hơi, vì thế khi nối dài ống ngưng hơi khơng làm ống bị bít.
- Sau khi chiết kiệt với một loại dung mơi, ví dụ như ete dầu hỏa, nếu
muốn tiếp tục chiết với một dung mơi có tính phân cực hơn, ví dụ cloroform,
thì ta rút bao chứa bột cây ra khỏi ống D, mở miệng bao cho dung môi bay hết
rồi mới cho bao vào trở lại ống D, rót dung mơi là cloroform vào, bắt đầu quá
trình chiết mới.
e. Ưu, nhược điểm của phương pháp chiết bằng máy Soxhlet
Ưu điểm:
- Tiết kiệm dung môi, chỉ một lượng ít dung mơi mà chiết kiệt được mẫu
cây. Không phải tốn công lọc và châm dung môi mới.



×