Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA TẦM GỬI ĐẠI CÁN NAM BỘ KÝ SINH TRÊN CÂY MÍT Ở ĐIỆN BÀN – QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA
--------* * *--------

TRẦN VĂN TƢỜNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT
CỦA TẦM GỬI ĐẠI CÁN NAM BỘ KÝ SINH TRÊN
CÂY MÍT Ở ĐIỆN BÀN – QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƢ PHẠM

Đà Nẵng – 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA
--------* * *--------

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT
CỦA TẦM GỬI ĐẠI CÁN NAM BỘ KÝ SINH TRÊN
CÂY MÍT Ở ĐIỆN BÀN – QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƢ PHẠM

Sinh viên thực hiện : TRẦN VĂN TƢỜNG


Lớp

: 12SHH

Giáo viên hƣớng dẫn : GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

Đà Nẵng – 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------* * *-------------

--------* * *--------

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Trần Văn Tường
Lớp: 12SHH
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong
một số dịch chiết của Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh trên cây Mít ở Điện Bàn –
Quảng Nam”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
2.1. Dụng cụ và thiết bị
Máy đo sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

AAS, lò nung Naberthern L3/6C khoảng nhiệt độ nung 30-1100oC, cân phân tích
satorius CP224S, máy cô quay chân không và bếp cách thủy.
Các dụng cụ thủy tinh: bình tam giác có nút nhám 100ml, 250ml; bộ chiết
soxhlet; cốc thủy tinh 100ml; bình tỷ trọng 50ml; ống đong 100ml; pipet bầu 10ml;
đũa và phễu (phòng thí nghiệm khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng).
Dụng cụ bằng sứ: cốc có nắp (phòng thí nghiệm khoa Hóa, trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng).
2.2. Nguyên liệu và hóa chất
2.2.1. Nguyên liệu
Lá và thân Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh trên cây Mít được lấy ở Điện
Bàn – Quảng Nam.
2.2.2. Hóa chất
N-hexan, diclometan, etyl axetat, metanol (Trung Quốc).


3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định các thông số hóa lý của lá và thân Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký
sinh trên cây Mít.
- Khảo sát ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến quá trình chiết tách bằng
phương pháp chiết soxhlet.
- Xác định thành phần hóa học có trong lá và thân Tầm gửi Đại cán Nam Bộ
ký sinh trên cây Mít.
4. Giáo viên hƣớng dẫn: GS. TS Đào Hùng Cường
5. Ngày giao đề tài: ngày 20 tháng 04 năm 2015
6. Ngày hoàn thành: ngày 18 tháng 04 năm 2016
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn


(ký và ghi rõ họ tên)

(ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Lê Tự Hải

GS.TS. Đào Hùng Cường

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày ...... tháng ...... năm
2016.
Kết quả điểm đánh giá: ..................
Ngày ........ tháng ......... năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Đào Hùng Cường_người
thầy đầy tâm huyết, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn
thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn các thầy, cô quản lý phòng thí nghiệm đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình làm thực nghiệm.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy; cô trong khoa Hóa đã dạy dỗ em trong suốt
bốn năm học qua.
Đà Nẵng, ngày 13 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
(ký và ghi rõ họ tên)
Trần Văn Tường



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÂY TẦM GỬI ĐẠI CÁN NAM BỘ KÝ
SINH TRÊN CÂY MÍT ......................................................................................... 5
1.1. Mô tả thực vật cây Tầm gửi Đại cán Nam bộ .................................................... 5
1.1.1. Đặc điểm thực vật .......................................................................................... 5
1.1.2. Vị trí phân loại khoa học ................................................................................ 5
1.2. Đặc điểm vi phẫu thực vật ....................................................................... 6
1.2.1. Đặc điểm vi phẫu lá ....................................................................................... 6
1.2.2. Đặc điểm vi phẫu thân ................................................................................... 6
1.2.3. Đặc điểm bột lá ..................................................................................... 7
1.2.4. Đặc điểm bột thân .......................................................................................... 7
1.3. Phân bố, sinh trưởng phát triển của cây Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh
trên cây Mít .................................................................................................... 8
1.3.1. Phân bố ................................................................................................ 8
1.3.2. Sinh trưởng phát triển của cây Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh trên
cây Mít............................................................................................................ 8
1.4. Thành phần hóa học của Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ......................................... 9
1.5. Một số ứng dụng của loài Tầm gửi ký sinh trên cây Mít .................................. 9
1.5.1. Trong đời sống hằng ngày.............................................................................. 9
1.5.2. Trong y học .................................................................................................. 9
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 11
2.1. Nguyên liệu ................................................................................................... 11
2.1.1. Thu hái nguyên liệu .................................................................................... 11
2.1.2. Xử lý nguyên liệu ....................................................................................... 11
2.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ......................................................................... 11
2.2.1. Thiết bị và dụng cụ ..................................................................................... 12
2.2.2. Hóa chất ..................................................................................................... 12
2.3. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12



2.3.1. Phương pháp xác định trọng lượng ............................................................. 12
2.3.1.1. Xác định độ ẩm của mẫu phân tích ........................................................... 12
2.3.1.2. Xác định hàm lượng tro của mẫu phân tích .............................................. 14
2.3.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) ...................................... 15
2.3.3. Phương pháp chiết soxhlet .......................................................................... 16
2.3.4. Phương pháp bay hơi dung môi bằng máy cô quay chân không .................. 18
2.3.5. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS)...................................... 20
2.4. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................... 21
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................................................... 23
3.1. Kết quả xác định các thông số hóa lý ............................................................. 23
3.1.1. Độ ẩm .......................................................................................................... 23
3.1.1.1. Lá Tầm gửi tươi ....................................................................................... 23
3.1.1.2. Bột lá và bột thân Tầm gửi khô ................................................................ 23
3.1.2. Hàm lượng tro ............................................................................................ 24
3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng ............................................................................ 25
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến quá trình chiết tách bằng phương
pháp chiết soxhlet và thành phần định danh được từ các dịch chiết ........................ 25
3.2.1. Dung môi n-hexan……................................................................................ 26
3.2.1.1. Đối với lá Tầm gửi…… ............................................................................ 26
3.2.1.2. Đối với thân Tầm gửi ................................................................................ 29
3.2.2. Dung môi diclometan................................................................................... 33
3.2.2.1. Đối với lá Tầm gửi…… ............................................................................ 33
3.2.2.2. Đối với thân Tầm gửi ................................................................................ 36
3.2.3. Dung môi etyl axetat ................................................................................... 40
3.2.3.1. Đối với lá Tầm gửi .................................................................................... 40
3.2.3.2. Đối với thân Tầm gửi ................................................................................ 43
3.2.4. Dung môi metanol ....................................................................................... 46
3.2.3.1. Đối với lá Tầm gửi .................................................................................... 46
3.2.3.2. Đối với thân Tầm gửi ................................................................................ 50



3.3. Tổng hợp thành phần hóa học trong một số dịch chiết hữu cơ từ lá Tầm gửi cây
Mít ........................................................................................................................ 53
3.4. Tổng hợp thành phần hóa học trong một số dịch chiết hữu cơ từ thân Tầm gửi
cây Mít ................................................................................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

3.1.

Kết quả xác định độ ẩm của mẫu lá Tầm gửi tươi cây Mít

23

3.2.

Kết quả xác định độ ẩm của bột lá, thân Tầm gửi cây Mít

23


3.3.

Kết quả xác định hàm lượng tro trong lá Tầm gửi cây Mít

24

3.4.

3.5.

3.6.

3.7.

3.8.

3.9.

3.10.

3.11.

3.12.

3.13.

3.14.

3.15.


Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng trong lá tầm gửi cây
Mít
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến hiệu suất chiết
của lá đối với dung môi n-hexan
Thành phần hóa học của dịch chiết lá Tầm gửi cây Mít trong dung
môi n-hexan
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết của
thân tầm gửi đối với dung môi n-hexan
Thành phần hóa học của dịch chiết thân Tầm gửi cây Mít trong
dung môi n-hexan
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến hiệu suất chiết
của lá đối với dung môi diclometan
Thành phần hóa học của dịch chiết lá Tầm gửi cây Mít trong dung
môi diclometan
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến hiệu suất chiết
của thân đối với dung môi diclometan
Thành phần hóa học của dịch chiết thân Tầm gửi cây Mít trong
dung môi diclometan
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết của
lá đối với dung môi etyl axetat
Thành phần hóa học của dịch chiết lá Tầm gửi cây Mít trong dung
môi etyl axetat
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết của
thân đối với dung môi etyl axetat

25

26

28


30

31

33

34

36

38

40

42

44


3.16.

3.17.

3.18.

3.19.

3.20.
3.21.

3.22.

Thành phần hóa học của dịch chiết thân Tầm gửi cây Mít trong
dung môi etyl axetat
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết của
lá đối với dung môi metanol
Thành phần hóa học của dịch chiết lá Tầm gửi cây Mít trong dung
môi metanol
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết của
lá đối với dung môi etyl axetat
Thành phần hóa học của dịch chiết thân Tầm gửi cây Mít trong
dung môi metanol
Tổng hợp thành phần hóa học trong dịch chiết lá Tầm gửi cây Mít
Tổng hợp thành phần hóa học trong dịch chiết thân Tầm gửi cây
Mít

45

47

48

47

52
53
54


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1.

Lá, thân, quả Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh trên cây Mít

5

1.2.

Lá (khô) Tầm gửi cây Mít

6

1.3.

Bột lá Tầm gửi cây Mít

7

1.4.

Bột thân Tầm gửi cây Mít

7


2.1.

Lá Tầm gửi Đại cán Nam Bộ

11

2.2.

Thân Tầm gửi Đại cán Nam Bộ

11

2.3.

Cân phân tích satorius CP224S

14

2.4.

Mô tả thiết bị chiết soxhlet

17

2.5.

Hai bộ chiết soxhlet

18


2.6.

Máy cô quay chân không

19

2.7.

Sơ đồ hệ thống sắc ký khí

21

2.8.

Máy sắc ký khí GC – MS

21

2.9.

Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm

22

3.1.

Sắc ký đồ của dịch chiết lá cây Tầm gửi đối với dung môi n-hexan

27


3.2.

3.3.

3.4.

3.5.

3.6.
3.7.
3.8.

Sắc ký đồ của dịch chiết thân cây Tầm gửi đối với dung môi nhexan
Sắc ký đồ của dịch chiết lá cây Tầm gửi đối với dung môi
diclometan
Sắc ký đồ của dịch chiết thân cây Tầm gửi đối với dung môi
diclometan
Sắc ký đồ của dịch chiết lá cây Tầm gửi đối với dung môi etyl
axetat
Sắc ký đồ của dịch chiết thân cây Tầm gửi đối với dung môi etyl
axetat
Sắc ký đồ của dịch chiết lá cây Tầm gửi đối với dung môi metanol
Sắc ký đồ của dịch chiết thân cây Tầm gửi đối với dung môi
metanol

31

34

37


41

44
47
51


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, hình ảnh cây Tầm gửi đã trở nên quen thuộc với con người. Tầm
gửi (hay còn gọi là Tằm gửi, Chùm gửi) vốn là cây sống nhờ trên thân cây khác.
Giống như con ong làm mật lấy từ tinh chất của các loài hoa thì cây Tầm gửi sống
nhờ vào bộ rễ thọc sâu hút những tinh chất của cây chủ. Với các thầy thuốc nam
thường cho rằng bản thân nhựa, rễ, lá, vỏ cây đã là những vị thuốc quý; do đó loại
cây “sống nhờ” như Tầm gửi lại càng quý hơn.
Loài Tầm gửi Năm nhị (Mộc ký ngũ hùng) và loài Tầm gửi Đại cán Nam Bộ
là hai loài sống ký sinh trên cây Mít (Artocarpus heterophyllus Lam.). Chúng đều
phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và
Philippin. Trong đó, loài Tầm gửi Năm nhị mọc thông thường ở đồng bằng trung du
cho tới rừng ngập mặn ven biển như: Hà Tây, Khánh Hoà, Lâm Ðồng, Ninh Thuận,
Tây Ninh, Ðồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang.
Còn loài Tầm gửi Đại cán Nam Bộ thường mọc ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng
Nam, Lâm Ðồng, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh [13], [14].
Những công trình nghiên cứu về loài Tầm gửi Năm nhị ký sinh trên cây Mít
ở Việt Nam:
Năm 2009, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hạt đã tách được hai hợp chất

là β-sitosterol, β-sitosteryl arachidate từ lá Tầm gửi Năm nhị ký sinh trên cây
Mít (Artocarpus heterophyllus Lam.). Dung dịch của β-sitosteryl arachidate ở
nồng độ 10-3 M đến 10-4 M có tác dụng bảo vệ tế bào MT – 4 khỏi sự tấn công
của virut HIV [4].
Năm 2011, Phạm Văn Ngọt và cộng sự khi nghiên cứu loài Tầm gửi Năm nhị
ký sinh trên cây Mít cho biết:


Nước sắc của loài Tầm gửi Năm nhị ký sinh trên cây Mít không có khả năng
kháng Escherichia coli, Klensiella pneumoniae.


2



Nước sắc loài Tầm gửi Năm nhị ký sinh trên cây Mít có hoạt tính kháng
khuẩn Bacillus subillis ở mức yếu, kháng Staphylococus aureus và
Pseudomomas aeruginosa ở mức trung bình.



Cao khô ly trích từ loài Tầm gửi Năm nhị ký sinh trên cây Mít ở nồng độ
1.000 µg/ml có hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, dòng
tế bào ung thư phổi NIC – H460 và tế bào ung thư vú MCF – 7 [4].
Năm 2015, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hằng và Trần Thị Thanh Xuân khi nghiên
cứu về hoạt tính kháng khuẩn và kháng ung thư của loài Tầm gửi Năm nhị cho
biết: loài Tầm gửi Năm nhị thể hiện hoạt tính kháng khuẩn ở nồng độ 100
µg/ml của các mẫu cao nước và cao etanol. Tuy nhiên, loài Tầm gửi Năm nhị
chưa thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư tại nồng độ khảo sát này [5].

Trong khi đó, công trình nghiên cứu về loài Tầm gửi Đại cán Nam Bộ

(Macrosolen cochinchinensis (Lour) Van Tiegh.) ký sinh trên cây Mít thì rất hạn
chế. Theo tôi biết thì vào năm 2006, tác giả Khuất Thư Nga đã nghiên cứu đặc điểm
thực vật và thành phần hóa học cây Tầm gửi (Macrosolen cochinchinensis (Lour)
Van Tiegh.), họ Tầm gửi (Loranthaceae) ký sinh trên cây Mít. Song kết quả của
công trình nghiên cứu này chưa đề cập được thành phần hóa học của các dịch chiết
từ lá và thân Tầm gửi [6].
Nhằm mở rộng công trình nghiên cứu về loài Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký
sinh trên cây Mít để có bằng chứng xác thực ứng dụng của loại thảo dược quý này,
nên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong
một số dịch chiết của Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh trên cây Mít ở Điện Bàn –
Quảng Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất hóa học từ cây Tầm gửi Đại cán
Nam Bộ ký sinh trên cây Mít.
Xác định thành phần hóa học trong dịch chiết của lá và thân Tầm gửi Đại cán
Nam Bộ ký sinh trên cây Mít, từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu các hoạt


3

tính sinh học cũng như tiến tới phân lập các chất làm nguồn nguyên liệu cho sản
xuất dược liệu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: lá và thân Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh trên cây
Mít được lấy ở Điện Bàn – Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chiết tách, lựa chọn dung môi thích hợp.
Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết và điều kiện chiết tối ưu.

Xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết hữu cơ của lá và thân
Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh trên cây Mít.
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu của các bài nghiên cứu có liên quan đến cây Tầm gửi Đại
cán Nam Bộ ký sinh trên cây Mít.
- Nghiên cứu tài liệu về các phương pháp thực hành như: xác định độ ẩm, hàm
lượng tro, xác đinh hàm lượng kim loại khi tro hóa nguyên liệu bằng quang
phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), chiết soxhlet, bay hơi dung môi bằng máy cô
quay chân không, định danh các cấu tử được đo bằng sắc ký khí ghép khối phổ
(GC – MS).
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
4.2.1. Phương pháp xác định trọng lượng
Xác định độ ẩm của mẫu phân tích.
Xác định hàm lượng tro của mẫu phân tích.
4.2.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Xác định hàm lượng kim loại nặng.
4.2.3. Phương pháp chiết soxhlet
4.2.4. Phương pháp bay hơi dung môi bằng máy cô quay chân không
4.2.5. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS)
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học


4

Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách, xác định thành
phần hóa học trong một số dịch chiết của Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh
trên cây Mít.
Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần khai thác, sử dụng và bảo vệ loài cây thảo dược này một cách hiệu
quả bền vững.
6. Cấu trúc của bài khóa luận
Bài khóa luận gồm 57 trang, trong đó có 22 bảng, 21 hình. Phần mở đầu (4
trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (2 trang với 14 tài liệu).
Nội dung của bài khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan (6 trang).
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (12 trang).
Chương 3: Kết quả và thảo luận (39 trang).


5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÂY TẦM GỬI ĐẠI CÁN NAM BỘ
KÝ SINH TRÊN CÂY MÍT
1.1. Mô tả thực vật cây Tầm gửi Đại cán Nam Bộ
1.1.1. Đặc điểm thực vật [3]
Tầm gửi Đại cán Nam Bộ có tên khoa học: Macrosolen cochinchinensis
(Lour) Van Tiegh, là cây bụi cao từ 0.5 – 1.3 m, cành hơi xám. Cuống lá 5 – 10
mm, phiến lá rộng hình elip hoặc hình trứng, dày, gân bên có 4 – 5 đôi, nhô lên ở xa
trục, đỉnh lá nhọn.
Cụm hoa riêng lẻ hoặc tụ 2 – 3 chùm ở kẽ lá, có khi mọc ở những mấu không
có lá. Mỗi nhánh có từ 4 – 8 hoa, cuống hoa dài 15 – 20 mm, cuống nhỏ 4 – 6 mm,
đài hoa hình elip 2 – 2.5 mm. Phiến lá đài hình khuyên. Nụ hoa 1 – 1.5 mm. Tràng
hoa màu cam, thẳng, phồng lên ở giữa, 6 thùy. Chi nhị 2 mm, bao phấn 1mm.
Quả mọng có màu vàng cam.
Lá, thân, quả Tầm gửi Đại cán Nam Bộ được thể hiện ở hình 1.1.

Hình 1.1. Lá, thân, quả Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh trên cây Mít

1.1.2. Vị trí phân loại khoa học [3]
Thực vật bậc cao

: Cormobionta

Ngành Ngọc Lan

: Magnoliophyta

Lớp Ngọc Lan

: Magnoliopssida

Phân lớp Hoa Hồng : Rosidae


6

Bộ Đàn Hương

: Santalales

Họ Tầm Gửi

: Loranthaceae

Chi

: Macrosolen


Loài

: M. Cochinchinensis

Tầm gửi Đại cán Nam Bộ có tên khoa học là Macrosolen Cochinchinensis
(Lour) Van Tiegh (Elytranthe Cochinchinensis (Lour) G.Don). Tên khác là cây Đại
quản hoa Nam Bộ.
1.2. Đặc điểm vi phẫu thực vật [3]
1.2.1. Đặc điểm vi phẫu lá
Phần gân lá: phía trên lồi ít, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì trên và dưới gồm
một lớp tế bào hình đa giác đều đặn. Sát biểu bì trên và dưới là mô dày gồm những
tế bào hình trứng thành dày, xếp lộn xộn. Mô mềm là những tế bào thành mỏng
hình tròn hoặc đa giác, không đều nhau. Có 3 bó libe – gỗ hình cung, mỗi bó có
cung libe ôm sát bó gỗ. Ngoài mỗi bó libe có bó sợi. Trong mô mềm có nhiều thể
cứng hình dạng khác nhau, đứng riêng lẻ hoặc xếp thành đám.
Phần phiến lá: biểu bì trên và dưới hình chữ nhật, biểu bì dưới mang lỗ khí.
Mô giậu là các tế bào hình chữ nhật, xếp xít nhau và thẳng góc với biểu bì trên.
Trong mô mềm có thể cứng. Rải rác có tinh thể canxi oxalat.
Lá (khô) Tầm gửi cây Mít được thể hiện ở hình 1.2.

Hình 1.2. Lá (khô) Tầm gửi cây Mít
1.2.2. Đặc điểm vi phẫu thân
Từ ngoài vào: lớp bần gồm nhiều hàng tế bào nhỏ, xếp đều đặn thành vòng
đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ là những tế bào hình trứng hay đa giác,


7

thành mỏng. Libe gồm các bó nhỏ, ngoài mỗi bó có bó sợi. Tầng phát sinh libe – gỗ
không rõ. Gỗ rộng, mạch gỗ to, nhỏ không đều. Có nhiều tinh thể canxi oxalat hình

khối. Mô mềm ruột là những tế bào hình trứng hay đa giác, kích thước lớn.
1.2.3. Đặc điểm bột lá
Lá được phơi sấy khô, xay mịn thành bột. Bột có màu xanh lục. Soi dưới
kính hiển vi thấy: các mảnh biểu bì mang lỗ khí, tế bào biểu bì hình chữ nhật hoặc
đa giác đều đặn. Tinh thể canxi oxalat nằm tự do hay trong các đám tế bào mô. Các
hạt tinh bột rải rác hoặc tụ lại thành đám. Có bó sợi, mô mềm. Mạch gồm mạch
xoắn, mạch mạng.
Bột lá Tầm gửi cây Mít được thể hiện ở hình 1.3.

Hình 1.3. Bột lá Tầm gửi cây Mít
1.2.4. Đặc điểm bột thân
Mạch gồm mạch mạng, mạch điểm, mạch xoắn. Có tinh thể canxi oxalat, mô
mềm, các hạt tinh bột riêng lẻ hoặc tụ lại thành đám, thể cứng.
Bột thân Tầm gửi cây Mít được thể hiện ở hình 1.4.

Hình 1.4. Bột thân Tầm gửi cây Mít


8

1.3. Phân bố, sinh trƣởng và phát triển của cây Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký
sinh trên cây Mít.
1.3.1. Phân bố: cây Tầm gửi Đại cán Nam Bộ mọc ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc,
Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây Tầm gửi Đại cán Nam Bộ thường mọc ở Bắc Kạn; Thái
Nguyên; Vĩnh Phú; Hoà Bình; Hà Tây; Hà Nội; Quảng Trị; Thừa Thiên – Huế;
Quảng Nam; Lâm Ðồng; Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh [14].
1.3.2. Sinh trưởng và phát triển của cây Tầm gửi Đại cán Nam Bộ ký sinh trên
cây Mít [2]
Cây Tầm gửi có thể là cây cái (tạo ra quả mọng) hoặc có thể là cây đực (chỉ

tạo ra phấn hoa). Quả mọng của cây cái thì nhỏ, nhớt và có màu hơi vàng, chúng rất
hấp dẫn loài chim như là chim cổ đỏ và những loài khác. Những con chim này ăn và
tiêu hóa phần cơm của quả, thải ra những hạt trên cành cây mà chúng đậu. Trong
một vài trường hợp, sự nhiễm bệnh ban đầu xuất hiện có quy mô rộng trên những
cây lâu năm bởi vì chim thường thích trú ở những cành cao của cây hơn. Hạt của
cây Tầm gửi rất khó tiêu, có thể tự nuôi dưỡng và sống qua một khoảng thời gian
trước khi nảy mầm hút chất dinh dưỡng. Mặt khác, hạt có thể rơi ra từ cây Tầm gửi
có vị trí cao hơn xuống cành thấp hơn của cây, tạo nên một sự xâm nhiễm mới ở
những cành cây này. Sư lây lan nhanh tùy thuộc vào thời gian và đặc tính của sự
xâm nhiễm và những cây mọc sau có thể nhanh chóng tràn vào quấy phá nếu chúng
lớn đến một độ tuổi nhất định.
Sau đó hạt của cây Tầm gửi bắt đầu nảy mầm, chúng lớn trên vỏ cây và hút
nước từ các mô của cây và tại nơi đó hình thành một kết cấu rễ gọi là giác mút. Giác
mút này kéo dài từ từ bám xuống cành cây và phát triển tạo thành một cây Tầm gửi
mới. Ban đầu, chúng bám trên cây và nó có thể phát triển chậm chạp trong một thời
gian dài trước khi cây ra hoa và tạo quả. Sau một thời gian, cây Tầm gửi trưởng
thành có thể ra hoa và tạo quả. Từ đó, sự lây lan cứ thế tiếp diễn.
Cây Tầm gửi có thể hút nước và khoáng chất dinh dưỡng từ cây ký chủ. Một
cây khỏe mạnh có thể không bị tổn hại nếu rất ít Tầm gửi xâm nhiễm, nhưng một
cành riêng lẻ có thể bị yếu đi hoặc chết trong một thời gian. Sự quấy phá nặng nề


9

làm cho sức sống của cây yếu đi, cây bị còi cọc, thậm chí chết, nhất là nếu chúng
gặp phải hạn hán hoặc sâu bệnh gây ra.
1.4. Thành phần hóa học của Tầm gửi Đại cán Nam Bộ
Thành phần hóa học của các loài Tầm gửi thuộc chi Macrosolen thường có
chứa carbohydrat, phytosterol, dầu béo và các hợp chất phenolic, saponin, protein
và flavonoid.

Ngoài ra, loài Tầm gửi Đại cán Nam Bộ khi chiết tách đã thu được ba chất có
hàm lượng chủ yếu đó là: β-amyrin, β-sitosterol và n-hexadecanoic acid.
1.5. Một số ứng dụng của loài Tầm gửi ký sinh trên cây Mít
1.5.1. Trong đời sống hằng ngày
Lá của Tầm gửi được dùng phối hợp với lá chè nấu nước uống dùng để trị
ho. Ở Ấn Độ, người ta thường dùng lá giã nát đắp trị viêm loét. Ở Java thuộc
Indonesia, nó được sử dụng để điều trị bệnh ung thư. Ở Malaysia, Tầm gửi được
dùng làm thuốc cho phụ nữ mau chóng hồi phục sau sinh, chữa vết thương và lở
loét. Ở Việt Nam, Tầm gửi phân bố rất đa dạng và phong phú thường được dùng để
trị các bệnh viêm hoặc tim mạch.
1.5.2. Trong y học
1.5.2.1. β-amyrin
Hoạt chất β-amyrin thuộc Triterpenoid 5 vòng có khả năng tan trong dầu với
tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Hoạt chất β-amyrin còn có tác dụng làm giảm quá trình tổng hợp
Leukotriene đem lại hiệu quả giãn phế quản và chống viêm (Leukotriene là một
nhóm các chất trung gian hóa học xuất hiện nhiều ở người bị viêm đường hô hấp, có
thể gây co thắt phế quản và một loạt các phản ứng tiền viêm) [11].
Ngoài ra, hoạt chất β-amyrin có khả năng chữa bệnh làm thuốc giảm đau,
điều trị sốt, ngộ độc gan.
1.5.2.2. β-sitosterol
β-sitosterol là một chất có nguồn gốc từ thực vật. β-sitosterol có tác dụng làm
giảm cholesterol. Dữ liệu cho thấy ở những người từ 50 đến 59 tuổi, giảm nồng độ
cholesterol LDL là 20 mg/dl sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim khoảng 25% sau 2 năm.


10

Tác dụng điều hòa miễn dịch: nghiên cứu ban đầu cho thấy β-sitosterol có
thể làm tăng sự phát triển của tế bào lympho máu ngoại vi và nâng cao hiệu quả gây

độc tế bào của tế bào giết tự nhiên (natural killer – gọi tắt là tế bào NK).
Đặc tính chống ung thư của β-sitosterol đã chứng minh tác dụng trên các
dòng tế bào khối u trong ống nghiệm. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy β-sitosterol có thể
giúp chống ung thư ruột kết, bệnh ung thư vú. Ngoài ra, β-sitosterol có thể ngăn
ngừa bệnh tim và một số dạng ung thư (bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt ) và
chống dòng tế bào gây ung thư dạ dày, tá tràng.
β-sitosterol có thể giúp kích thích hệ thống miễn dịch, giảm đau, giảm viêm.
β-sitosterol có thể giúp cải thiện triệu chứng ở mức độ nhẹ đến trung bình phì đại
lành tính tuyến tiền liệt [12].
1.5.2.3. N-Hexadecanoic acid
N-hexadecanoic acid hay palmitic acid là thành phần axit béo chủ yếu ở các
loài động vật, thực vật (cây cọ) và vi sinh vật.
N-hexadecanoic acid có trong dầu cọ, các loại thịt, pho mát, bơ, các sản
phẩm từ sữa. N-hexadecanoic acid được sử dụng để sản xuất xà phòng, mỹ phẩm và
nó còn sử dụng làm thuốc an thần phân liệt.


11

CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu
Trong phạm vi bài khóa luận này, tôi chọn nguyên liệu lá và thân Tầm gửi
Đại cán Nam Bộ (Macrosolen Cochinchinensis (Lour) Van Tiegh) ký sinh trên cây
Mít được lấy ở Điện Bàn – Quảng Nam, Hình 2.1 và Hình 2.2.

Hình 2.1. Lá Tầm gửi Đại cán Nam Bộ

Hình 2.2. Thân Tầm gửi Đại cán Nam Bộ

2.1.1. Thu hái nguyên liệu

Sau khi thu nguyên liệu, tôi lấy một ít lá tươi đem đi xác định độ ẩm; còn
nguyên liệu thân và lá còn lại đem phơi nắng 2 ngày để độ ẩm trong nguyên liệu
còn khoảng 8%. Lá và thân Tầm gửi sau khi được phơi khô đạt được độ ẩm cho
phép, có thể bảo quản trong một thời gian dài ở điều kiện khô ráo mà không ảnh
hưởng đến chất lượng của nguyên liệu.
2.1.2. Xử lý nguyên liệu
Lá và thân Tầm gửi sau khi được thu hái trên cây Mít thì tiến hành làm sạch
sơ bộ rồi đem phơi cho khô. Tiếp theo đem nguyên liệu khô này đi xay mịn và sau
đó tiến hành sấy nguyên liệu bằng tủ sấy ở nhiệt độ 30 – 40oC để bảo quản nguyên
liệu tránh xảy ra hiện tượng ẩm mốc gây hỏng nguyên liệu.
2.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất


12

2.2.1. Thiết bị và dụng cụ
Máy đo sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS (Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo
lường chất lượng 2, trụ sở số 2, Ngô Quyền, quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng).
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo
lường chất lượng 2, trụ sở số 2, Ngô Quyền, quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng).
Lò nung Naberthern L3/6C khoảng nhiệt độ nung 30 – 1100oC (phòng thí
nghiệm khoa Hóa, khu D, trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng).
Cân phân tích satorius CP224S (phòng thí nghiệm khoa Hóa, trường Đại học
Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng).
Máy cô quay chân không (phòng thí nghiệm khoa Hóa, trường Đại học Sư
Phạm – Đại học Đà Nẵng).
Bếp cách thủy (phòng thí nghiệm khoa Hóa, trường Đại học Sư Phạm – Đại
học Đà Nẵng).

Các dụng cụ thủy tinh: bình tam giác có nút nhám 100ml, 250ml; bộ chiết
soxhlet; cốc thủy tinh 100ml; bình tỷ trọng 50ml; ống đong 100ml; pipet bầu 10ml;
đũa và phễu (phòng thí nghiệm khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng).
Dụng cụ bằng sứ: cốc có nắp (phòng thí nghiệm khoa Hóa, trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng).
2.2.2. Hóa chất
N-hexan (Trung Quốc).
Diclometan (Trung Quốc).
Etyl axetat (Trung Quốc).
Metanol (Trung Quốc).
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp xác định trọng lượng
2.3.1.1. Xác định độ ẩm của mẫu phân tích [6]
a. Đối với lá tươi


13

Cách tiến hành: chuẩn bị 3 cốc sứ có đánh dấu kí hiệu khác nhau để phân
biệt, rửa sạch, sấy ở nhiệt độ 1000C trong tủ sấy, lấy ra cho vào bình hút ẩm chờ đến
khi cốc sứ nguội hẳn thì tiến hành cân để xác định trọng lượng cốc m1.
Cho vào mỗi cốc sứ 2 gam lá tươi, cân ghi nhận khối lượng m2. Sau đó tiến
hành sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 1000C. Sấy khoảng 2h thì lấy cốc sứ ra để nguội
trong bình hút ẩm rồi đem cân, tính khối lượng. Tiến hành lặp lại quá trình trên
nhiều lần đến khi trọng lượng cốc sứ giữa hai lần cân liên tiếp chênh lệch nhau
không quá 0.5 mg thì dừng quá trình sấy. Cân ghi lại khối lượng m3.
Dựa vào kết quả thu được khối lượng trước và sau khi sấy của nguyên liệu.
Từ đó ta có thể tính được độ ẩm dựa theo công thức:
ω=


(

)

.100 (%)

Trong đó:
m1

: Khối lượng cốc sứ (g)

m2

: Khối lượng mẫu trước khi sấy (g)

m3

: Khối lượng cốc sứ và mẫu sau khi sấy (g)

ω

: Độ ẩm của mỗi mẫu (%)

ωtb

: Độ ẩm trung bình (%)

b. Đối với bột lá và bột thân
Cách tiến hành: chuẩn bị 3 cốc sứ có đánh dấu kí hiệu khác nhau để phân

biệt, rửa sạch, sấy ở nhiệt độ 1000C trong tủ sấy, lấy ra cho vào bình hút ẩm cho đến
khi cốc sứ nguội hẳn thì tiến hành cân để xác định trọng lượng cốc m1.
Cho vào mỗi cốc sứ khoảng 3 gam bột lá (thân), cân ghi nhận khối lượng m2.
Sau đó tiến hành sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 1000C. Sấy khoảng 2h thì lấy cốc sứ ra
để nguội trong bình hút ẩm rồi đem cân, tính khối lượng. Tiến hành lặp lại quá trình
trên nhiều lần đến khi trọng lượng cốc sứ giữa hai lần cân liên tiếp chênh lệch nhau
không quá 0.5 mg thì dừng quá trình sấy. Cân ghi lại khối lượng m3.
Dựa vào kết quả thu được khối lượng trước và sau khi sấy của nguyên liệu.
Từ đó ta có thể tính được độ ẩm dựa theo công thức:
ω=

(

)

.100 (%)


14

Trong đó:
m1

: Khối lượng cốc sứ (g)

m2

: Khối lượng mẫu trước khi sấy (g)

m3


: Khối lượng cốc sứ và mẫu sau khi sấy (g)

ω

: Độ ẩm của mỗi mẫu (%)

ωtb

: Độ ẩm trung bình (%)

Cân phân tích được thể hiện ở hình 2.3.

Hình 2.3. Cân phân tích satorius CP224S
2.3.1.2. Xác định hàm lượng tro của mẫu phân tích [6]
Cách tiến hành: lấy 3 mẫu sau khi sấy có khối lượng là m2 đã xác định độ ẩm
đem nung. Đốt từ từ mẫu thử trên bếp điện có lót lưới amiăng cho đến khi biến hoàn
toàn thành than đen (khi đốt không được để mẫu thử cháy thành ngọn lửa). Cho cốc
than mẫu thử vào lò nung, nâng nhiệt độ từ từ cho đến 500 – 550oC và giữ ở nhiệt
độ đó trong khoảng 6 – 7 giờ để mẫu thử biến thành tro màu trắng xám. Sau thời
gian này, nếu tro vẫn còn đen, lấy cốc nung ra để nguội, cho thêm vào vài giọt axit
nitric đậm đặc, rồi tiếp tục nung đến tro trắng xám.
Tắt điện lò nung, chờ cho nhiệt độ hạ bớt, lấy cốc tro ra, cho vào bình hút
ẩm, để nguội 30 phút, cân khối lượng (m3). Tiếp tục nung ở nhiệt độ trên trong 30
phút, để nguội và cân. Tiến hành nung và cân cho đến khi khối lượng giữa hai lần
cân liên tiếp chênh lệch nhau không quá 0.001g.


×