Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi tích cực hoạt động phát triển vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.49 MB, 18 trang )

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
1. “Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tích cực hoạt động phát
triển vận động”.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng
9/2020 đến tháng 5/2021
3. Các thơng tin cần bảo mật: khơng có
4. Mơ tả các giải pháp cũ thường làm:
- Trong quá trình cho trẻ thực hiện hoạt động tôi đã sử dụng các đồ dùng –
đồ chơi đầy đủ.
- Trẻ thực hiện các vận động theo hiệu lệnh của cô.
- Tổ chức cho trẻ chơi trong khi thực hiện hoạt động .
Hoạt động thể dục cho trẻ 5-6T tại lớp 5A1 nói chung chưa thực sự đạt
hiệu quả, thực tế các hoạt động thể dục thường khơ khan, cứng nhắc khó thu hút
trẻ hứng thú hoạt động.
* Nhược điểm và hạn chế của giải pháp:
- Trong quá trình cho trẻ thực hiện hoạt động giáo viên chưa chú trọng
nhiều đến tính thẩm mỹ của đồ dùng - đồ chơi và tâm lý của trẻ, sự phối hợp
lồng ghép trong các hoạt động cho trẻ học mà chơi, chơi mà học cịn ít, chưa có
sự phối kết hợp với phụ huynh. Trước tình hình thực tế đó tơi rất băn khoăn,
muốn tìm ra giải pháp “làm thế nào để trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt
động thể chất một cách tự nhiên thoải mái mà đạt hiệu quả, làm thế nào để phụ
huynh tin tưởng và tích cực phối hợp thực hiện ”. Vì vậy tơi đã quyết định lựa
chọn “Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tích cực hoạt động phát triển
vận động” để thực hiện trên nhóm lớp 5A1 của mình.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp:
Bác Hồ đã từng nói “Trẻ em hơm nay, thế giới ngày mai.” Bác mong muốn
rằng thế hệ trẻ, sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy để có




2
được những chủ nhân tương lai của đất nước khoẻ mạnh chúng ta cần quan tâm
chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong các hoạt động trong trường mầm non thì hoạt
động phát trển vận động cho trẻ có vai trị quan trọng nhất, vì sức khỏe là vốn
quý giá nhất và nó có ý nghĩa sống cịn đối với con người.
Khẩu hiệu:
“Khỏe để lao động
Khỏe để học tập
Khỏe để chiến đấu
Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc’’
Luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước
ta. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc và là niềm mơ ước của mỗi
gia đình. Để xây dựng một đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc thì phải xây
dựng một con người xã hội chủ nghĩa có phẩm chất, tư cách tốt và đặc biệt là có
một sức khỏe tốt để phục vụ cho đất nước và xã hội. Hiện nay Việt Nam nói
riêng và các nước trên thế giới nói chung đang phải chiến đấu với dịch bệnh
covid19. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và đặc biệt là ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của con người nên việc luyện tập thể dục và tăng cường bồi dưỡng
sức khỏe là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Hoạt động phát triển vận động trong trường Mầm non là vơ cùng quan trọng vì
trong giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Do vậy trẻ chỉ có thể
phát triển tốt nếu như được chăm sóc tập luyện một cách hợp lý. Hoạt động thể
dục trong trường mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khỏe đồng thời cung cấp
những bài tập, kiến thức, kỹ năng nhằm giúp trẻ có một cơ thể cân đối hài hịa
và phát triển tồn diện. Các hoạt động phát triển vận động, sẽ giúp cho hệ thần
kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao
năng lực nhận thức của trẻ. Trẻ có sức khỏe tốt, thể lực tốt ln là tiền đề cho sự
phát triển sau này.

Vì vậy tơi đã quyết định lựa chọn “Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6
tuổi tích cực hoạt động phát triển vận động” để thực hiện trên nhóm lớp 5A1
của mình.
Tơi đã thực hiện biện pháp này trong năm học 2020 – 2021 và trong quá trình


3
thực hiện tơi đã có một số thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau:
a) Thuận lợi.
* Về cơ sở vật chất.
- Nhà trường đã có sự quan tâm và đầu tư nên cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ
chơi của học sinh ngày càng được tăng cường đặc biệt là đồ dùng đồ chơi phát
triển vận động ngoài trời ngày càng được cải thiện. Sân vận động rộng, đẹp có
nhiều đồ chơi cho trẻ hoạt động, vui chơi.

Phòng học và các khu cho trẻ vận động rộng rãi nên việc tổ chức các hoạt động
phát triển vận động cũng dễ dàng, thuận lợi.


4
* Về giáo viên.
- Tơi ln tìm tịi học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, tích cực nghiên cứu tài liệu
làm đồ dùng dạy học đồng thời tôi cũng là giáo viên đã có nhiều năm cơng tác
trong nghề, ln tận tâm với trẻ.
- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
đồng nghiệp, và ban giám hiệu nhà trường.
* Về học sinh.
- Các cháu đều ngoan và thích vận động nên cũng thuận lợi cho tôi thực
hiện đề tài này.
* Về phụ huynh.

- Phần lớn phụ huynh đều nhiệt tình, thường xuyên chia sẻ với giáo viên về
tình hình của trẻ ở nhà, luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên trao đổi với cơ để cùng
chăm sóc trẻ tốt nhất.
b) Khó khăn.
* Về cơ sở vật chất.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động thể dục của lớp chưa phong phú
chưa bắt mắt để kích thích tính ham vận động của trẻ.
* Về giáo viên.
- Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt
động khiến trẻ gị bó chưa hứng thú vào giờ học cho nên giờ hoạt động thể dục
chưa đạt hiệu quả cao.
* Về học sinh.
- Số lượng học sinh nam trong lớp nhiều hơn nữ (nam chiếm 2/3) vì vậy
các cháu rất hiếu động.
- Một số trẻ rụt rè, nhút nhát không thích tham gia vào hoạt động .
- Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên lười vận động.
* Về phụ huynh.
- Phần lớn các bậc phụ huynh trong lớp làm nông nghiệp nên nhận thức của họ
về hoạt động phát triển vận động còn hạn chế, họ coi hoạt động phát triển vận
động chỉ là một hoạt động phụ khơng cần quan tâm, họ chỉ thích cho trẻ viết chữ,


5
làm toán như lớp 1.
c) Khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm học:
- Qua khảo sát ban đầu trên tổng số 42 trẻ tôi đã thu được kết quả như
sau:
STT
1


2

3

Nội dung
Khả năng tập trung chú ý, hứng
thú của trẻ khi tham gia vận động
Trẻ mạnh dạn tự tin, tích cực
tham gia vào các giờ học, các

Kết quả khảo sát 42 trẻ
Trước khi thực hiện
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
23/42

55

21/42

50

hoạt động.
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn khi

30/42
71
hoạt động.
- Nhìn vào bảng khảo sát tôi thấy chất lượng giờ hoạt động thể dục của trẻ


cịn thấp, ít tập trung chú ý, khơng hứng thú vào hoạt động. Khi thực hiện hoạt
động, chưa nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin…
6. Mục đích của biện pháp .
- Mục đích của tơi là tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để áp dụng vào hoạt
động thể dục cho trẻ.
- Giúp trẻ tập trung chú ý, hứng thú, khi tham gia vào hoạt động.
- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin và có thể lực tốt để học tập và vui
chơi .

- Phụ huynh nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động thể dục đối với

con em mình.
7. Nội dung.
7.1: Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến.
7.1.1 Giải pháp 1:
- Tên giải pháp: Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho hoạt động phát triển
vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: - Nội dung:
Trong các hoạt động trong trường mầm non, đặc biệt là hoạt động phát
triển vận động thì đồ dùng phục vụ cho hoạt động đóng vai trị rất quan trọng.
Tâm lý của trẻ là thích cái mới, cái đẹp, cái lạ và vật thật nên việc sử dụng đồ


6
dùng trực quan trong hoạt động thể dục góp phần không nhỏ vào việc nâng cao
kết quả học tập của trẻ. Cơ có đồ dùng trực quan đẹp, đa dạng, sẽ kích thích, hấp
dẫn trẻ hứng thú tập luyện và sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hiểu được điều này nên
tôi cố gắng tạo ra những đồ dùng, dụng cụ thể dục mới và trang trí những họa
tiết đẹp, hấp dẫn để thu hút tạo hứng thú cho trẻ. Như: cổng chui, hình chóp cây để làm các điểm bị zíc zắc, cột ném trúng đích thẳng đứng, vịng để bật…
Tơi đều trang trí đẹp mắt làm trẻ thích thú muốn tìm hiểu, khám phá.


( Trang trí, chuẩn bị đồ dùng)

(Bài tập vận động: Bị zíc zắc qua 5-6 điểm)


7

(Bài tập vận động cơ bản: ném trúng đích thẳng đứng)

(Bài tập vận động cơ bản: Bật liên tục qua 4-5 vịng liên tiếp)
Các đồ dùng, dụng cụ mà tơi trang trí hay tạo ra đều tuân thủ nguyên tắc bền,
chắc, đúng kích thước, phù hợp với độ tuổi của trẻ, khơng sắc nhọn, khơng có
nguy cơ gây hại cho trẻ, đảm bảo an tồn tính mạng cho trẻ. Ngồi ra tôi thường


8
xuyên kiểm tra đồ dùng tập luyện của trẻ trước khi sử dụng vào hoạt động xem
đồ dùng có chắc chắn khơng, có an tồn khơng, nếu thấy khơng chắc chắn tơi sẽ
khơng cho trẻ sử dụng và có biện pháp sửa chữa kịp thời.
Khi cho trẻ thể dục sáng thì tơi thường xun thay đổi đồ dùng cho trẻ theo
tuần. Tuần thì tơi sử dụng nơ, tuần sử dụng vịng, gậy thể dục, quả bơng cho trẻ
tập vv… để trẻ hứng thú vào hoạt động.

(Thể dục buổi sáng với nơ)

(Thể dục buổi sáng với vòng thể dục)


9


(Thể dục buổi sáng với gậy)

( Thể dục sáng với quả bông)


10

Với việc chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho hoạt động đầy đủ, đẹp, hấp dẫn đã
lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách tích cực.
7.1.2 Giải pháp 2: Tạo hứng thú, thu hút trẻ vào vận động một cách tự nhiên
- Nội dung:
Trên thực tế hoạt động thể dục thường mang tính chất khơ khan, ít hấp dẫn
trẻ. Vì thế chúng ta phải tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia vào hoạt động. Sự
hứng thú vui vẻ sẽ giúp cho trẻ tiếp thu hoạt động một cách tự nhiên và mang lại
hiệu quả cao.
Để trẻ tập trung chú ý trong hoạt động thì cơ thường giao nhiệm vụ cho tất
cả các trẻ để cùng nhau thi đua thực hiện, khi một số trẻ lên thực hiện bài tập số
trẻ còn laị cổ vũ, quan sát và đưa ra nhận xét, cơ thường xun thay đổi hình
thức tập luyện hoặc lồng một số tình tiết trong truyện cổ tích vào để trẻ hứng thú
ví dụ: Khi trẻ tập bài “Đi trên ghế thể dục”cô lồng vào câu truyện “Tích chu” để
tạo sự hứng thú cho trẻ, cơ gỉa làm bạn Tích Chu gọi bà” Bà ơi bà ở lại với cháu,
cháu sẽ đi lấy nước suối tiên cho bà uống. Tích Chu đi lấy nước suối tiên cho bà
phải đi qua cây cầu nhỏ, cây cầu nhỏ nên khó đi khơng biết bạn Tích Chu có lấy
được nước suối tiên về cho bà uống không ? Cô cháu mình cùng giúp bạn Tích
Chu vượt qua cây cầu khỉ để lấy nước suối tiên cho bà bạn Tích chu uống nhé.


11

Và sau khi lấy được nước về các bạn cũng phải đi thật khéo léo khi qua cầu để

không làm rơi nước nhé.
Hay trong bài tập bật xa 40-50 cm tơi cũng dùng hình ảnh chú dê đen trong
câu truyện “chú dê đen” để gây hứng thú cho trẻ, có một chú dê đen đi vào rừng
để kiếm thức ăn nhưng muốn vào được rừng thì dê phải nhảy qua con suối nhỏ.
Bạn Dê đang lo sợ khơng biết mình có vượt qua con suối này khơng. Bây giờ
các con hãy làm chú dê đen dũng cảm bật qua con suối nhỏ để vào rừng tìm thức
ăn nhé.


12
Với cách tạo hứng thú như vậy trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực.
Ngồi lồng ghép những câu truyện tơi cịn lồng ghép các bài thơ, bài hát vào
hoạt động để gây hứng thú cho trẻ như trong bài tập: “Bị chui qua ống dài “ thì
tơi gợi mở bằng bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”,trên đường hành
quân chú bộ đội gặp bao gian nan vất vả nhưng chú vẫn vượt qua. Các con hãy
tập làm chú bộ đội bò chui qua ống dài xem ai là người dũng cảm nhất nhé
Qua việc dùng những hình ảnh của tác phẩm văn học như truyện, thơ hay
âm nhạc… đã có tác dụng lớn, lơi cuốn trẻ hứng thú tham gia vào bài tập một
cách tự nhiên vui vẻ mà trẻ khơng hề hay biết là mình đang thực hiện bài tập và
cũng qua đó trẻ được ôn lại những bài thơ, bài hát hay câu truyện đã hoc.
7.1.3 Giải pháp 3: Lồng ghép các bản nhạc bài hát, trò chơi vào các hoạt
động thể dục tạo sự hứng thú tự tin khi tham gia hoạt động.
Nội dung:
* Sử dụng âm nhạc bài hát trong hoạt động thể dục.
Như chúng ta đã biết âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ
chào đời và kéo dài suốt thời kỳ ấu thơ, để hoạt động thể dục trở nên mềm mại,
hấp dẫn và lôi cuốn trẻ thì âm nhạc ln là lựa chọn hàng đầu của tôi. Khi phát
triển vận động kết hợp với âm nhạc cũng là lúc mà hoạt động khô khan của thể
dục trở nên vui nhộn, hấp dẫn thu hút được sự chú ý ham thích vận động của trẻ.
Với mỗi chủ đề tơi đã lựa chọn những bài hát có nội dung phù hợp để đưa

vào dạy trẻ. Ở phần khởi động và bài tập phát triển chung thì các bài hát mà tôi
lựa chọn là những bài hát vui nhộn. Ở phần hồi tĩnh thì các bài hát mà tơi lựa
chọn là những bài hát có lời hoặc nhạc khơng lời nhẹ nhàng.
Ví dụ: Ở chủ điểm “Gia đình” phần khởi động tôi sử dụng bài “ Đi tàu lửa”
bài tập phát triển chung tôi sử dụng những bài hát “cả nhà thương nhau”, “bố là
tất cả”, “mẹ ơi tại sao”; phần hồi tĩnh tôi sử dụng những bài hát như “gia đình
nhỏ hạnh phúc to”, “mẹ ơi có biết”, “bàn tay mẹ”...Chủ đề “Nước và hiện tượng
tự nhiên” phần khởi động và bài tập phát triển chung tôi sử dụng những bài hát
“Bé yêu biển lắm” “Con tàu xanh xanh” Nắng sớm. Phần hồi tĩnh tôi sử dụng
những bài hát như: “Ánh trăng hịa bình”, “đếm sao”…


13
Với cách sử dụng âm nhạc vào hoạt động thể dục đã làm giảm bớt phần khô
khan cứng nhắc của các động tác,thu hút trẻ tham gia vào hoạt động tích cực.

(Sử dụng âm nhạc trong phần bài tập phát triển chung)vi deo

(Sử dụng âm nhạc trong phần hồi tĩnh) video
* Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động thể dục.


14
Khi cho trẻ hoạt động thể dục, ở phần trò chơi vận động tơi thường sử dụng
trị chơi dân gian. Bởi trị chơi dân gian được hình thành từ thời xa xưa và
được ông cha ta truyền từ đời này sang đời khác, trải nghiệm qua thực tế đời
sống của con người. Những trò chơi dân gian này dễ đi vào lòng người theo
trẻ từ khi sinh ra cho tới khi lớn lên và còn đọng mãi trong tâm hồn của mỗi
người. Đó là những hình ảnh về q hương, đất nước, gia đình, nghề nghiệp
về tuổi ấu thơ. Các trò chơi dân gian như: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê,

rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, kéo co vv...
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là “học mà chơi, chơi mà học”. Với các trò
chơi dân gian thường đi vào tiềm thức của trẻ, trẻ thấy như mình đang được học,
được chơi ở nhà với người thân như vậy trẻ sẽ thể hiện được hết tài năng, năng
lực của bản thân đồng thời tính trách nhiệm cộng đồng của trẻ cũng được phát
huy. Khi đưa trò chơi dân gian vào trong hoạt động thể chất tôi thấy trẻ rất hứng
thú, tích cực học tập đạt hiệu quả hơn

(Trò chơi dân gian mèo đuổi chuột) vi deo


15

Vi deo
Việc sử dụng âm nhạc và trò chơi dân gian trong hoạt động thể dục
đã làm cho buổi học trở nên sôi động, hào hứng trẻ mạnh dạn, tự tin biết đoàn
kết trong hoạt động và vui chơi.
7.1.4 Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong lớp
Để trẻ có một sức khỏe tốt, một nền tảng vững chắc để phát triển tơi cịn
trao đổi thường xun, tun truyền với phụ huynh thông qua bảng tuyên truyền
của lớp: Tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh về một số bệnh theo mùa, theo
đợt như bệnh : chân tay miệng, bệnh thủy đậu, bệnh sởi, dịch covid19, cách ăn
uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, để trẻ khỏe mạnh, từ đó phụ huynh có cách
chăm sóc bảo vệ tốt nhất cho con em mình. (Hình ảnh)
Thơng qua zalo của nhóm lớp, tơi thường xun trao đổi với phụ hunh về
việc ăn uống của các cháu ở lớp như: “đợt này cháu khánh An ăn kém hơn” để
gia đình bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho các cháu ở nhà hay cháu quân ăn
đã tiến bộ... Các đợt cân đo vào tháng 9, tháng 12, tháng 3 trong năm tơi sẽ gửi
kết quả cân đo của trẻ lên nhóm lớp để những cháu mà bị suy dinh dưỡng, thấp
còi, thừa cân hay béo phì thì gia đình sẽ quan tâm phối hợp với lớp, trường để

cùng chăm sóc các cháu sao cho hiệu quả nhất.
Thông qua họp phụ huynh đầu năm: Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã
trao đổi với phụ huynh về hoạt động động phát triển vận động ở trường và tầm
quan trọng của luyện tập thể dục đối với trẻ, nhu cầu ăn đủ các chất dinh dưỡng, các


16
bài tập cần dạy trẻ hàng ngày, một số trò chơi vận động, một số trò chơi dân gian để
trẻ được thực hiện thường xuyên. Nhất là những cháu tập cịn kém và nhút nhát kết
hợp với gia đình rèn thêm cô quay video gửi về cho phụ huynh và phụ huynh quay
video rèn trẻ ở nhà gửi cho cô để giúp các cháu tiến bộ. vi deo

Vivdeo: cháu Diệp Nhi

vi deo: cháu Tiến Đạt

Qua một thời gian phối kết hợp với phụ huynh tơi thấy phụ hunh đã có
ý thức trong việc chăm sóc và hướng dẫn trẻ tập luyện tiến bộ rõ rệt. Đây là một
tín hiệu tốt rất đáng mừng.
Kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp
Kết quả khảo sát 42 trẻ
STT

Nội dung

Trước khi
thực hiện

Sau khi thực
hiện


Tăng

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ
%

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ
%

Tỷ lệ
%

1

Khả năng tập trung chú
ý, hứng thú của trẻ khi
tham gia vận động.

23/42

55

41/42


97

42

2

Trẻ tích cực tự giác, tự
tin trong giờ học

21/42

50

38/42/

90

40

3

Trẻ khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, khi hoạt động.

30/42

71

41/42


97

26


17
2. Đối với phụ huynh.
- Phụ huynh luôn tin tưởng, yên tâm khi con mình đến trường
- Giúp phụ huynh nhận ra được vai trò của hoạt động phát triển vận động
đối với con mình là rất quan trọng.
3. Đối với giáo viên.
- Tơi đã tìm ra được phương pháp tốt hơn trong hoạt động phát triển vận
động để dạy cho trẻ đạt hiệu quả cao.
7.2: Thuyết minh về phạm vi áp dụng cuả biện pháp.
Với việc thực hiện các Giải pháp trên tôi đã áp dụng thành công “Biện
pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tích cực hoạt động phát triển vận động” tại
lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 của mình và được nhà trường, tổ chun mơn 5 tuổi và
đồng nghiệp ghi nhận. Các giải pháp mà đế tài đưa ra là phù hợp và có khả năng
áp dụng rộng rãi đối với tất cả các lớp trong trường mầm non Ngọc Sơn và đem
lại hiệu quả cao, có thể áp dụng được với tất cả các lớp, các trường trong huyện
và tỉnh khác.
7.3: Thuyết minh về lợi ích kinh tế xã hội
* Về kinh tế:
- “Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tích cực hoạt động phát triển vận
động” trong trường mầm non có chi phí cho q trình nghiên cứu và kinh phí
thực hiện thấp mà hiệu quả mang lại cao, đáp ứng được mục tiêu đề ra.
* Về xã hội
- Tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách tích cực mà qua hoạt động này trẻ cịn
hình thành được tính kỷ luật, sự hợp tác chia sẻ cùng các bạn, được phát triển về
thể chất qua sự phát triển cử động các nhóm cơ, trẻ khỏe mạnh sẽ là nền tảng tốt

cho sự phát triển về các mặt: Đức - trí - thể - mĩ ở trẻ, những chủ nhân tương lai
của đất nước ngay từ bậc học mầm non, nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục
trong giai đoạn hiện nay.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động phát
triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của tơi. Trong q trình thực hiện
khơng tránh khỏi có thiếu sót, tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các


18
cấp lãnh đạo, của ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tơi hồn
thiện và đạt kết quả cao hơn cho những lần sau.
* Cam kết: Tôi xin cam đoan đây là những giải pháp mà tơi đã thực hiện tại
nhóm lớp của mình để thực hiện đề tài trên, nếu có gì sai sót tơi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Ngọc Sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Người thực hiện

Vũ Thị Mùi



×