Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Biện pháp tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 16 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
1. Tên biện pháp: “Biện pháp tạo mơi trường hoạt động góc cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ”.
2. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.
3. Các thơng tin bảo mật: Khơng có
4. Mơ tả giải pháp cũ thường làm
Ngay từ khi thực hiện chuyên đề “Xây dựng Trường Mầm non lấy trẻ làm
trung tâm”, bản thân tôi và các đồng nghiệp đã quan tâm, áp dụng một số giải
pháp để tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ như: bố trí, sắp xếp các góc chơi
thuận tiện; trang trí góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, tích cực làm đồ dùng
đồ chơi; tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc tạo mơi trường
hoạt động góc. Tuy nhiên khi thực hiện hiệu quả mang lại cịn chưa cao, vẫn có
những nhược điểm, hạn chế như sau:
- Bản thân tơi cịn lúng túng trong việc tạo mơi trường hoạt động góc để
trẻ được hoạt động, trải nghiệm.
- Mơi trường hoạt động góc mang tính chất trang trí là chủ yếu,
cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử
dụng của các góc và đồ dùng đồ chơi.
- Tuy được đầu tư trang thiết bị nhưng chủ yếu là các đồ dùng, đồ chơi
mua sẵn, bằng nhựa, chưa có nhiều loại đồ chơi bằng chất liệu từ thiên nhiên.
Các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa đáp
ứng được nhu cầu khám phá và sáng tạo của trẻ.
- Phụ huynh đã có sự ủng hộ song vẫn cịn chưa quan tâm đến hoạt động
của cô và trẻ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi
trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ.
5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp
Ở lứa tuổi mầm non, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là “học mà chơi, chơi




2
mà học”. Vì vậy, hoạt động học của trẻ thường được tổ chức thơng qua trị chơi.
Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ, đây là hoạt
động quan trọng nhất và có tác động chi phối các hoạt động khác. Qua hoạt
động vui chơi, trẻ dần hoàn thiện về nhân cách. Trong hoạt động vui chơi, hoạt
động góc là một trong những hoạt động quan trọng. Ở hoạt động này trẻ được
đóng vai trị là một thành viên trong xã hội là một thế giới thu nhỏ, nơi trẻ được
thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm. Thơng qua hoạt động góc trẻ được rèn luyện trí
nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt so sánh, khả năng bắt chước. Cũng qua
hoạt động này trẻ được tự do thể hiện mình điều đó giúp phát triển ở trẻ khả
năng mạnh dạn, tự tin, chủ động. Từ đó hình thành nhân cách của trẻ trên các
mặt: Thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội.
Muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có một mơi trường hoạt động tốt. Do
vậy, giáo viên mầm non cần tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội và môi trường tốt để
trẻ tham gia vào hoạt động góc có hiệu quả nhất.
Vậy làm thế nào để tạo cho trẻ mơi trường hoạt động góc phong phú,
nhiều hoạt động trải nghiệm để trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi? Đây là điều
tơi băn khoăn và trăn trở bấy lâu nay. Vì vậy, tơi đã mạnh dạn đưa ra “Biện pháp
tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo hướng lấy trẻ
làm trung tâm” để nghiên cứu và áp dụng vào thực hiện tại lớp mình phụ trách.
6. Mục đích của biện pháp
- Giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, tạo điều kiện
cho trẻ tự khám phá một cách tích cực, chủ động để trải nghiệm và phát triển,
phát huy tối ưu tiềm năng sẵn có của trẻ.
- Thơng qua chơi, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển tồn
diện. Trẻ sẽ được lắng nghe, tôn trọng và bảo vệ. Trẻ hoạt động tích cực sẽ góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
7. Nội dung:

7.1. Thực trạng
7.1.1. Thuận lợi
Trường Mầm non Ngọc Sơn mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp.
Ban giám hiệu quan tâm trong việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và chỉ


3
đạo sâu sát về chun mơn. Lớp có đủ 2 giáo viên, được nhà trường trang bị đủ
đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ tương đối đầy đủ, đẹp mắt.
Bản thân tơi ln học tập và tìm hiểu một số kiến thức về tổ chức các
hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, các đồng nghiệp thường xuyên
quan tâm giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn.
Tất cả trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi nên điều kiện phát triển tâm lý
tương đối đồng đều.
7.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên song tơi cũng gặp khơng ít khó khăn:
Sĩ số của lớp tơi phụ trách qua các năm thường rất đơng nên khó khăn
trong việc tổ chức cũng như xây dựng môi trường hoạt động góc.
Khả năng tiếp thu, tập trung của trẻ còn hạn chế, nhận thức chưa được
đồng đều, đồng thời tính tự nguyện chưa cao.
Một số trẻ khơng hứng thú, lại có một số trẻ chưa biết sử dụng các loại đồ
dùng đồ chơi đúng mục đích, trẻ cịn nhiều lúng túng với một số học liệu cô
chuẩn bị, điều đó dẫn đến giờ hoạt động chơi chưa đạt hiệu quả cao.
Giáo viên khơng có nhiều thời gian để đầu tư sưu tầm các học liệu mở.
Do đó, đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc chơi
chưa được đầy đủ, thiếu phong phú đa dạng.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát khả năng hoạt động tích
cực với mơi trường ở các góc, kỹ năng sử dụng mơi trường hoạt động góc cũng
như mức độ hứng thú của trẻ lớp tôi khi tham gia hoạt động với môi trường tại
góc để nắm bắt được tình hình thực tế lớp mình. Cụ thể qua khảo sát đầu năm kết

quả như sau:

TT
1
2
3

Bảng khảo sát đầu năm học 2020 - 2021
Trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
NỘI DUNG
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Hoạt động tích cực với mơi
22/47
46,8%
25/47
53,2%
trường hoạt động góc
Kỹ năng sử dụng mơi trường
19/47
40,4%
28/47
59,6%
hoạt động góc
Mức độ hứng thú tham gia
hoạt động với mơi trường
26/47
55,3%
21/47
44,7%

tại các góc


4
Căn cứ vào kết quả trên tôi nhận thấy trẻ hứng thú, tích cực với mơi
trường số lượng cịn thấp. Kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi, học liệu và các
ngun vật liệu sẵn có từ thiên nhiên cịn hạn chế. Từ những điểm hạn chế trên,
bản thân tôi đã quyết định lựa chọn và áp dụng một số biện pháp tạo mơi
trường hoạt động góc cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm để trẻ hoạt
động, học tập một cách tích cực và hiệu quả nhất.
7.2. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
* Giải pháp 1: Bố trí, sắp xếp các góc chơi trong lớp phù hợp, thuận tiện, đa
dạng, phong phú.
Việc bố trí, sắp xếp các góc chơi phù hợp, thuận tiện, đa dạng phong phú
nhằm tạo điều kiện cho trẻ được “ học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ có nhiều cơ
hội được học hành và học hỏi nhiều thứ. Trẻ có thể thực hiện theo hứng thú của
mình. Trẻ được hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ nhiều hơn, hình thức
hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Tơi đã bố trí các góc trong lớp phù hợp
và thuận tiện cho trẻ như sau:
- Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào. Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân
vai ở gần nhau thuận tiện cho trẻ liên kết góc chơi; góc học tập được bố trí ở nơi
n tĩnh; góc khám phá, góc vận động được bố trí ở ngồi hành lang giúp trẻ có
khoảng khơng gian thoải mái, khơng ảnh hưởng đến các góc khác yên tĩnh…

Góc phân vai và góc xây dựng được bố trí gần nhau


5

Góc khám phá và góc vận động được bố trí ở ngồi hành lang

- Các góc có khoảng rộng phù hợp để trẻ hoạt động, khoảng cách giữa các
góc hợp lý để bảo đảm an toàn cho trẻ mỗi khi hoạt động ở các góc.
- Tạo ranh giới giữa các góc chơi và giới hạn các lối đi giữa các góc để giúp
trẻ nhận dạng phạm vi góc từ đâu đến đâu. Ví dụ: Sử dụng giá đựng đồ chơi thành
ranh giới chơi giữa các góc. Ranh giới ở các góc khơng che tầm nhìn của trẻ và
khơng cản việc quan sát của giáo viên.

Tạo ranh giới giữa góc học tập với các góc khác để có khơng gian n tĩnh
- Vị trí các góc chơi được thay đổi sau mỗi chủ đề để trẻ không bị nhàm chán
ngược lại cịn khơi gợi trí tị mị thích khám phá, kích thích hứng thú của trẻ.


6
=> Việc bố trí, sắp xếp, trang trí các góc chơi theo hướng mở, linh hoạt đã
tạo được không gian lớp học gọn gàng, đẹp mắt, các góc chơi nổi bật, giúp trẻ dễ
nhận ra các góc mà mình thích chơi, trẻ hứng thú tham gia chơi.
* Giải pháp 2: Trang trí góc chơi theo hướng mở linh hoạt.
Đối với trẻ mầm non thì các góc chơi là nơi giúp khơi gợi niềm say mê
hoạt động và tạo cảm hứng học cho trẻ. Chính vì thế, việc trang trí các mảng
tường ở các góc chơi theo hướng mở linh hoạt luôn được tôi đặc biệt quan tâm,
phải làm sao để thật sự lôi cuốn và hấp dẫn với trẻ. Việc trang trí các góc chơi
khơng chỉ đẹp, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà cịn phải phù hợp với
chủ đề, với từng góc chơi, với nội dung chơi của trẻ. Từ đó tơi đã trang trí các
góc chơi ở lớp theo hướng mở linh hoạt như sau: Tôi chia góc làm 2 phần đó là
phần tên góc và phần tổ chức các hoạt động trong góc.
- Phần tên góc: Tơi chọn tên góc đơn giản, dễ hiểu. Tên góc có thể đặt
chính giữa phần tường của góc hoặc đặt lệch (sang phải hoặc trái của góc) tùy
theo khơng gian của từng góc hoạt động. Độ cao của tên góc tơi dán cao hơn giá
góc, thấp hơn phần “Tên chủ đề chính”, vừa tầm nhìn của trẻ. Tơi sử dụng các
phông chữ phổ biến như: TimenewRoman, Arial,… kiểu chữ in hoa hoặc in

thường, cỡ chữ phù hợp với diện tích của góc, đồng đều về kiểu và cỡ chữ, màu
sắc rõ nét. Tên góc được dán thành hàng ngang đặt ở chính giữa phần tường của
góc hoặc có thể dán theo hình vịng cung.
+ Hình ảnh trang trí góc được đặt dưới tên góc với nội dung hình ảnh là
hành động chơi trong góc rất sinh động, ngộ nghĩnh, đảm bảo tính thẩm mỹ. Tơi
khơng sử dụng hình ảnh trang trí quá nhiều, quá dày mà khi trang trí chú ý tới độ
thống của góc chơi.
Ví dụ: Góc xây dựng, tơi đã sử dụng hình ảnh chú cơng nhân đang xây
tường, sơn tường, kéo xe cát để trang trí lên mảng tường phía dưới tên góc. Nhìn
vào những hình ảnh này trẻ dễ dàng nhận ra góc chơi, biết được những nhiệm vụ
trong góc chơi. Từ đó, trẻ biết thể hiện vai chơi chú công nhân xây dựng, lắp ghép
các khối hình và sắp xếp đồ chơi để tạo thành các cơng trình, giúp trẻ hợp tác với
nhau để thực hiện một công việc được giao.


7

Góc xây dựng
- Phần tổ chức các hoạt động trong góc: tùy vào nội dung, khơng gian, diện
tích của mỗi góc hoạt động tơi chia góc thành 2 khu đó là khu để kệ, giá góc và
khu bố trí mảng hoạt động của trẻ.
+ Khu để kệ, giá góc: tơi kê kệ, giá góc ngay phía dưới tranh trang trí góc
để để đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho các hoạt động của trẻ.
+ Khu bố trí mảng hoạt động của trẻ: Là mảng tường mở, có độ cao tương
đương với khu giá, kệ góc; tùy thuộc vào đặc trưng của từng góc mà tơi thiết kế
các mảng tường mở khác nhau theo nội dung các chủ đề.
Ví dụ: Góc xây dựng tùy vào nội dung chơi ở từng chủ đề mà ở mảng
tường mở tôi thiết kế mảng tường mở như một bản thiết kế cơng trình, cịn kệ
góc tơi bày các ngun vật liệu cho trẻ có thể thực hiện hoạt động xây dựng như:
gạch xây dựng, cổng, cây xanh, hoa, nhà,… và các đồ dùng phụ trợ khác.

Góc phân vai tơi thiết kế mảng tường mở là siêu thị của bé với mành sắt và
móc treo dùng để treo những mặt hàng cho trẻ chơi trò chơi bán hàng, siêu thị.


8

Mảng tường mở góc phân vai
Góc nghệ thuật tơi thiết kế mảng tường mở với những túi bìa trong dùng
để trưng bày sản phẩm của trẻ tạo ra mỗi khi hoạt động tại góc này.


9

Mảng tường mở góc nghệ thuật
Góc học tập: tơi sử dụng mành, gai dính, kẹp, ơ mở để gắn chữ cái, chữ số
thay đổi theo chủ đề, hay ở thư viện của bé tôi sử dụng mành sắt để kẹp sách
theo từng chủ đề.


10

Mảng tường mở góc học tập
=> Trang trí góc chơi theo hướng mở, linh hoạt với những hình ảnh sinh động,
ngộ nghĩnh, đẹp mắt nhằm thu hút, lôi cuốn trẻ đến với góc chơi. Hơn nữa, nhìn
vào đó trẻ cịn biết được các trị chơi trong góc và cách chơi của trị chơi đó.
* Giải pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc, tận dụng nguyên vật liệu
thiên nhiên, nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.
Đối với trẻ mẫu giáo, việc học của trẻ luôn thông qua những hình ảnh trực
quan sinh động và trẻ ở lứa tuổi này ln thích sự mới lạ, do vậy bên cạnh việc
đầu tư cho nội dung dạy, tơi cịn chuẩn bị thêm nhiều đồ dùng đồ chơi lạ mắt,

đẹp, đủ màu sắc để thu hút trẻ, trẻ sẽ hứng thú hơn với những đồ chơi do tự trẻ
làm ra.
Ngoài những vật liệu phải mua như xốp dạ, giấy màu, bút màu, đề
can...để làm thì tơi tận dụng những ngun vật liệu dễ kiếm như thùng, bìa cát
tơng, xốp, đĩa CD, hộp dầu...Tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có
ở địa phương như: rơm, lá cây, hạt na, hạt gấc, vỏ ngao, vỏ trai trai, quả chè, lõi
ngô khô… để làm đồ dùng học liệu cho trẻ.
Với nguồn nguyên vật liệu đầy đủ, đa dạng này tôi sẽ lựa chọn những
nguyên vật liệu phù hợp với độ tuổi, phù hợp với chủ đề để ở các góc hoạt động.
Chúng sẽ tạo ra thử thách có tính thẫm mỹ và giàu bản sắc văn hóa địa phương
cho trẻ. Cũng từ các vật liệu này, khi về các góc chơi trẻ tự tạo thành sản phẩm


11
và đem trưng bày ở các góc chơi, bằng cách này trẻ sẽ hứng thú với những sản
phẩm mình làm ra và tham gia vào các góc chơi một cách nhiệt tình hơn.
Ví dụ: Ở chủ đề “Động vật” tơi tận dụng nguyên vật liệu từ phế liệu như:
lõi giấy, chai coca, vỏ hộp sữa chua, vải dạ, xốp, lõi gối,… để tạo ra những con
vật ngộ nghĩnh như: con gà, vịt, bò, trâu, thỏ, cá, bướm, sư tử,…sử dụng cho
góc xây dựng.

Đồ dùng tự tạo từ phế liệu chủ đề động vật
Góc khám phá tơi cịn chuẩn bị ngun vật liệu từ thiên nhiên như: các loại lá
cây, rơm, để trẻ tạo ra con trâu, con mèo, con cào cào,…

Nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ sử dụng chủ đề động vật


12
Ở chủ đề “Gia đình” từ những chiếc ống hút nhiều màu sắc, vỏ can nước

giặt hay những vỏ sữa probi, hộp váng sữa tôi đã làm nên những đồ dùng phục
vụ cho trẻ chơi hoạt động góc như: ngơi nhà, cái làn, phích nước, bộ cốc chén,
cái tủ, cái quạt,…những đồ dùng đồ chơi này có thể sử dụng ở góc phân vai hay
góc xây dựng.

Đồ dùng tự tạo tận dụng phế liệu chủ đề gia đình
Ở góc nghệ thuật tôi chuẩn bị cho trẻ những nguyên vật liệu thiên nhiên,
những nguyên vật liệu tái sử dụng như: vỏ cam, vỏ trứng, que kem để trang trí
ngơi nhà từ vỏ trứng sắc màu hay làm gáo múc nước từ vỏ cam.

Trẻ góc nghệ thuật sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở chủ đề gia đình


13

Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc tôi luôn sắp xếp dễ thấy,
dễ lấy, dễ lựa chọn. Đồ dùng, đồ chơi luôn được vệ sinh sạch sẽ.
=> Đồ dùng, đồ chơi đa dạng, hấp dẫn, tận dụng nguồn nguyên vật liệu có sẵn
tại địa phương giúp trẻ hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, hiệu quả, nâng
cao kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
* Giải pháp 4: Tổ chức hoạt động góc cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm.
Khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ tôi luôn chú ý lấy trẻ làm trung tâm.
Khi thỏa thuận chơi tơi và trẻ có sự trao đổi về góc chơi mà trẻ thích, vai chơi
trẻ lựa chọn, bạn chơi mà trẻ muốn chơi cùng. Tôi luôn đảm bảo sự tự nguyện
của trẻ khi chơi, tôn trọng sự lựa chọn của trẻ. (Video thỏa thuận chơi)
Khi về góc chơi tơi ln tạo điều kiện để trẻ thảo luận nội dung chơi, tự
phân vai chơi với nhau. Sau đó, trẻ tự lựa chọn đồ dùng đồ chơi mà tơi đã
chuẩn bị và chơi hợp tác, vui vẻ.
Ví dụ: - Ở góc xây dựng chủ đề “Trường Mầm non” tôi chuẩn bị rất

nhiều đồ dùng đồ chơi như: gạch, cổng trường, hàng rào, trường mầm non, cây
xanh, rau,…Bên cạnh đó ở mảng tường mở tơi và trẻ đã xây dựng bản thiết kế
cơng trình trường mầm non rất đẹp. Khi về góc chơi này trẻ tự thảo luận và
phân vai chơi với nhau. Sau đó, trẻ lựa chọn đồ dùng đồ chơi đã chuẩn bị và sử
dụng chúng để xây nên cơng trình trường mầm non sáng tạo và đẹp mắt.
(Video trẻ thỏa thuận vai và chơi)
- Ở góc học tập chủ đề “Động vật” tôi chuẩn bị cho trẻ những bài tập với
các chữ cái b, d, đ; tạo chữ cái từ hoa xốp; bài tập với số lượng 8 trên giấy và ở


14
mảng tường mở, sách về các con vật,…Trẻ tự lựa chọn nội dung chơi, đồ dùng
đồ chơi mà trẻ thích và tích cực chơi. (Video trẻ chơi ở góc học tập)
- Ở góc khám phá chủ đề “Nghề nghiệp” tơi chuẩn bị cho trẻ những
chiếc áo, quần, hoa, nguyên liệu đan tết. Ngồi ra cịn có ngun vật liệu từ
thiên nhiên như: rơm nếp, cùi ngô, đỗ, gạo,..Với những đồ dùng đồ chơi,
nguyên vật liệu phong phú này trẻ sẽ say sưa, sáng tạo làm nên những sản
phẩm đẹp mắt. (Video trẻ chơi ở góc khám phá)
=> Việc được lựa chọn góc chơi, nội dung chơi, đồ dùng đồ chơi theo ý thích
giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc. Qua đó, trẻ thể hiện kỹ
năng sử dụng đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu tại các góc có hiệu quả.
* Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc
tạo môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh thì
ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh tầm
quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đồng thời
nêu rõ vai trò của phụ huynh trong việc kết hợp với nhà trường tạo môi trường giáo
dục thân thiện, an toàn cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Để thực hiện tốt các hoạt động của trẻ trong từng chủ đề, tôi thông báo với
phụ huynh về những nội dung cần kết hợp như sau: Sưu tầm, ủng hộ tranh ảnh,

sách báo cũ, đồ dùng đồ chơi có liên quan đến chủ đề đang học. Với mỗi chủ đề
mới tơi đều khuyến khích phụ huynh bớt chút thời gian cùng tôi và trẻ làm một số
đồ dùng đồ chơi bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các góc tại lớp.

Phụ huynh cùng cơ và trẻ làm đồ dùng đồ chơi


15
=> Kết quả cho thấy từ sự phối hợp chặt chẽ đó mà nhận thức của phụ
huynh về tầm quan trọng của môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm đã tăng lên rõ rệt, phụ huynh quan tâm sâu sắc đến phong trào
của lớp, ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
trẻ. Phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ ngày cơng lao động, đóng góp ủng hộ mua
sắm đồ dùng, học liệu phục vụ các hoạt động của trẻ.
7.3. Kết quả của biện pháp
Q trình áp dụng giải pháp, tơi đã thu được kết quả khá khả quan.
Thể hiện qua các bảng so sánh kết quả so với đầu năm học như sau:
Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp

TT

NỘI DUNG

Trước khi áp
dụng biện pháp

Sau khi áp
dụng biện pháp

Số

trẻ đạt

Tỉ lệ

Số
trẻ đạt

Tỉ lệ

Tỉ lệ
tăng

1

Hoạt động tích cực với
mơi trường hoạt động góc

22/47

46,8%

45/47

95,7%

48,9%

2

Kỹ năng sử dụng mơi

trường hoạt động góc

19/47

40,4%

43/47

91,5%

51,1%

3

Mức độ hứng thú tham
gia hoạt động với mơi
trường tại các góc

26/47

55,3%

46/47

97,9%

42,6%

Nhìn vào bảng tổng hợp trên kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp
tăng lên rõ rệt. Trẻ hứng thú, hoạt động tích cực với mơi trường góc cơ đã tạo,

có kỹ năng tham gia vào các hoạt động, giúp trẻ bổ sung kiến thức khá phong
phú, vững vàng. Từ đó, nâng cao chất lượng hoạt động góc của trẻ.
7.4. Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp
Áp dụng thành công cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A5 Trường Mầm non
Ngọc Sơn. Có thể áp dụng cho trẻ các lứa tuổi khác trong nhà trường và các
trường bạn trong huyện.


16
7.5. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp.
7.5.1 Hiệu quả về lợi ích kinh tế.
Để thực hiện được tốt việc tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm thì vấn đề đồ dùng đồ chơi vơ
cùng quan trọng. Nó địi hỏi cần sự đầu tư về nguồn kinh phí, đặc biệt là khi sử
dụng đồ dùng đồ chơi thật. Do đó, bản thân tôi, hay nhà trường cũng không thể
đáp ứng được thường xuyên và đầy đủ. Vì vậy, việc phối hợp cùng phụ huynh là
một yếu tố vô cùng cần thiết. Phụ huynh đã giúp tôi trong việc tận dụng các đồ
dùng đồ chơi thật mang đến ủng hộ lớp theo từng chủ đề, chủ điểm. Ước tính cả
năm học giá trị khoảng gần 4 triệu đồng do phụ huynh hỗ trợ tự nguyện bằng
cách ủng hộ cho lớp.
7.5.2. Hiệu quả về lợi ích xã hội.
* Đối với giáo viên:
Mơi trường sạch sẽ, an tồn, có sự bố trí các góc hợp lý, kích thích trẻ
hoạt động tích cực, sáng tạo giúp cho giáo viên: Có kiến thức, phương pháp phù
hợp xây dựng môi trường lớp học.
* Đối với trẻ: Môi trường hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm giúp
trẻ hoạt động tích cực, kỹ năng chơi, khả năng nhập vai, thao tác vai tốt.
* Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã nhận thức được sự quan trọng của việc tạo
môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Phối kết hợp với giáo
viên để có mơi trường học tập tốt nhất cho các con.

* Cam kết: Tôi cam đoan những giải pháp trên đây là do bản thân
tự nghiên cứu tìm tịi và đúc kết kinh nghiệm trong q trình chăm sóc,
giáo dục trẻ khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Ngọc Sơn, ngày tháng
Người viết

năm 2021

Giáp Thị Ánh Huyền



×