Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Dạy học kết hợp tại một số trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Nam Định – Thực trạng và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 19 trang )

DẠY HỌC KẾT HỢP TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THUỘC TỈNH NAM ĐỊNH – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
TS. Phạm Thị Huệ
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định
TS. Nguyễn Thị Hảo, TS. Phạm Thị Bích Đào, ThS Phan Thị Bích Lợi
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
TS. Nguyễn Ngọc Tú
Trường Đại học Sư phạm 2
Tóm tắt
Đại dịch COVID 19 bùng phát trong cộng đồng khiến các trường học bắt buộc phải
đóng cửa trong một thời gian nhất định để phòng chống dịch bệnh. Hiện trạng này dẫn
đến dạy học trực tuyến trở thành hình thức giảng dạy bắt buộc trong các cơ sở giáo dục.
Trong bối cảnh “bình thường mới”, việc kết hợp giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp là
một phương án khả thi được nhiều địa phương lựa chọn. Tại tỉnh Nam Định, hình thức
dạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp đã được sử dụng ở mức độ
nhất định trong các trường phổ thông nhằm đảm bảo kế hoạch và chất lượng giáo dục.
Bài viết nghiên cứu thực trạng dạy học kết hợp tại một số trường trung học phổ thông
thuộc tỉnh Nam Định và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao chất lượng dạy học kết
hợp tại tỉnh này.
Từ khóa: Dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến, giáo dục Nam Định
Abtract
The COVID-19 pandemic broke out in the community, forcing schools to close for
a certain period of time to prevent disease. This situation leads to online teaching
becoming a compulsory form of teaching in educational institutions. In the context of
the "new normal", the combination of online and face-to-face teaching is a viable option
chosen by many localities. In Nam Dinh province, teaching that combines online and
face-to-face teaching has been used to a certain extent in high schools to ensure
education planning and quality. The article studies the current situation of blended
teaching in some high schools in Nam Dinh province and makes some recommendations
to improve the quality of blended teaching in Nam Dinh province.


253


I. Đặt vấn đề
Từ tháng 3/2020 đến nay, ngành giáo dục cả nước đối diện với những thách thức
chưa từng có do dịch bệnh COVID-19 đặt ra, trong đó có ngành giáo dục tỉnh Nam
Định. Bên cạnh những thách thức do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, giáo dục Nam
Định cũng đối diện với những đòi hỏi từ yêu cầu đổi mới của tồn ngành. Đó là tiếp tục
triển khai Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT).
Năm học 2019-2020 và 2020-2021 là 2 năm học đầu tiên triển khai chương trình,
sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đồng thời là thời điểm bắt đầu triển
khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2020-2025. Với
thành tích trên 20 năm liên tục đứng trong tốp đầu về chất lượng giáo dục toàn diện và
giáo dục mũi nhọn trong toàn quốc, tỉnh Nam định đã bước đầu có những đổi mới, cập
nhật kịp thời, đặc biệt là trong dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
II. Nội dung
1. Dạy học kết hợp
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học kết hợp (DHKH - Blended learning).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa do Học viện Innosight đưa ra:
“DHKH là một hình thức giáo dục chính qui trong đó người học nhận được một phần
sự phân phối nội dung và hướng dẫn trực tuyến (người học được quyền kiểm sốt ít nhất
là một trong các yếu tố thời gian, địa điểm, cách thức hoặc tốc độ học tập) và một phần
là trải nghiệm học tập theo lớp học trực tiếp” (Heather Staker & Michael B.Horn, 2012)
[5]. Đây là định nghĩa nhận được sự đồng thuận lớn của giới nghiên cứu và giảng dạy.
DHKH thể hiện những ưu điểm nổi bật của cả hai hình thức dạy học (DH): trực
tuyến và trực tiếp, đồng thời hạn chế được một số nhược điểm của hai phương thức DH
này. Cụ thể, DHKH cho phép học sinh (HS) và giáo viên (GV) tận dụng phần lớn sự
linh hoạt và tiện lợi của một khóa học trực tuyến trong khi vẫn giữ được lợi ích của trải

nghiệm lớp học trực tiếp như sự tương tác, giao tiếp xã hội. Có thể nói, DHKH thể hiện
một số ưu điểm chủ đạo như: DH trực tuyến vẫn giữ được ưu điểm của DH truyền thống;
GV hỗ trợ được nhiều HS hơn; Cung cấp dữ liệu tức thời; Cá nhân hóa việc học và phù
hợp với phong cách học tập đa dạng của từng HS; Nâng cao thành tích học tập và sự hài
lịng của HS; Đa dạng hóa phong cách DH của GV.

254


2. Thực trạng dạy học kết hợp tại một số trường THPT thuộc tỉnh Nam Định về
dạy học kết hợp
Khảo sát được tiến hành tại ở 07 trường THPT tỉnh Nam Định (Lê Hồng Phong,
Lê Quý Đôn, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy) với 28 CBQL,
334 GV và 2768 HS về thực trạng triển khai DHKH. Kết quả khảo sát về thực trạng
được đánh giá, phân tích để làm cơ sở góp phần đề xuất mơ hình DHKH tại trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh.
2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên tại một số trường THPT thuộc
tỉnh Nam Định về dạy học kết hợp
Khảo sát về nhận thức của CBQL, GV về DHKH, chúng tơi nhận thấy có 85,7%
CBQL và 60,8% GV cho rằng DHKH là “Dạy học tương tác trực tuyến theo thời gian
thực (thông qua Zoom, Google Meet, MS Teams…) hoặc trên lớp học, kết hợp với giao
bài tập, nhiệm vụ để HS tự học, kiểm tra đánh giá trên một trang web hoặc nền tảng
quản lí học tập”. Kết quả phân tích riêng theo đơn vị trường Lê Hồng Phong và 06
trường cịn lại cũng cho thấy khơng có sự khác biệt về quan niệm giữa CBQL và GV ở
các trường này. Do vậy, có thể thấy rằng đa số CBQL và GV tham gia khảo sát đã có
quan niệm tương đối đầy đủ về DHKH, đây là tiền đề thuận lợi cho việc triển khai hiệu
quả hình thức dạy học này, bên cạnh các điều kiện cốt lõi khác như kĩ năng, phương
pháp DHTT, hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin…
Ở nội dung này, chúng tôi quan tâm đặc biệt đến hình thức DHTT vì đây là một
hình hình khá mới mẻ nếu xét trên góc độ sử dụng đại trà đối với GV, trong khi hình

thức dạy học trực tiếp đã rất quen thuộc trong nhiều năm qua. Kết quả khảo sát cho thấy
GV và CBQL có nhiều quan điểm khác nhau về DHTT thể hiện trong biểu đồ 1.
5,4

Dạy học và kiểm tra, đánh giá thông qua việc HS tự…

14,3

Dạy học thông qua video phát trực tiếp trên các kênh… 00,3
41,6

Dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên mơi…
Dạy học theo thời gian thực, có sự tương tác giữa…

14,3
11,1
10,7

HS tương tác với GV và bài học vào những thời…
5,1

GV và HS tương tác ở một địa điểm ảo xác định, vào…
0
GV

5

14,3
10


15

20

25

30

35

40

CBQL

Biểu đồ 1. Quan điểm của CBQL và GV về dạy học trực tuyến
255

46,4

35

45

50


Biểu đồ 1 cho thấy phương án “Dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi
trường internet, đảm bảo giáo viên (GV) và học sinh (HS) tương tác đồng thời hoặc
khơng đồng thời trong q trình dạy học” được nhiều CBQL (46,4%) và GV (41,6%)
lựa chọn nhất. Điều này phản ánh mức độ nhận thức cao của họ về DHTT: hình thức

DH này bao gồm quá trình dạy học đồng thời, tức dạy học giáp mặt, và dạy học không
đồng thời, tức là HS tự học trên một nền tảng trực tuyến dưới sự tổ chức, hướng dẫn của
GV. Đây là cơ sở ban đầu cho việc triển khai thành cơng DHKH ở các nhà trường.
Phân tích theo đối tượng đơn vị trường cũng cho thấy kết quả trả lời khảo sát của
CBQL và GV ở trường THPT Lê Hồng Phong và các trường THPT còn lại ở tỉnh Nam
Định khơng có sự khác biệt rõ rệt về quan điểm với DHTT. Như vậy, có thể kết luận
rằng, quan điểm của hầu hết đội ngũ CBQL và GV về DHTT là “Dạy học thông qua
phần mềm ứng dụng trên môi trường internet, đảm bảo GV và HS tương tác đồng thời
hoặc khơng đồng thời trong q trình dạy học”.
Nhận định về vị trí, vai trị của DHTT, CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá
mức độ đồng ý cao ở các vai trị: Khơng gian học tập mở với khoảng 78,1% phiếu đánh
giá; Phát huy năng lực tự học, tự tìm kiếm thơng tin, với khoảng 67,1% phiếu đánh giá;
Đa dạng hóa cơng cụ đánh giá HS, với khoảng 63,5% phiếu đánh giá.
Với hình thức dạy học trực tiếp, CBQL và GV đồng ý hình thức dạy học này đem
lại một số lợi ích sau: Tần suất tương tác của GV với HS, HS với HS lớn hơn, với khoảng
89,5% phiếu đánh giá; Tính liên tục và tức thì trong tương tác của GV với HS, HS với
HS với 87,7% phiếu đánh giá; Được thực hành thí nghiệm trải nghiệm thực tế với 84,4%
phiếu đánh giá; Dễ dàng quản lý chất lượng giảng dạy của GV, với khoảng 82,0% phiếu
đánh giá; Phù hợp và hiệu quả với tất cả các độ tuổi hơn, với khoảng 78,1% phiếu đánh
giá. Riêng với nhận định “Người học chủ động tiếp nhận kiến thức”, tỉ lệ lựa chọn đồng
ý đây là thế mạnh của DHTT và dạy học trực tiếp là tương đương nhau, với khoảng lần
lượt 48,8% và 51,2% phiếu đánh giá. Phân tích đánh giá vị trí, vai trị của DHTT và trực
tiếp của các GV trường THPT Lê Hồng Phong và các trường THPT khác cũng cho kết
quả tương tự nhau.
Kết quả khảo sát cho thấy giá trị trung bình được đánh giá dao động trong khoảng
từ 2,11 đến 3,57, khơng có giá trị nào tiệm cận đến mức cao nhất là mức 5. Đây là mức
độ đánh giá ở mức 2 đến mức 4, cụ thể trong hình 2:

256



4
3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0

3,57
3,13

3,22

3,13

2,62

2,4

2,52

2,11

1. Dạy 2. Dạy
3. Dạy
4. Dạy
5. Dạy

6. Dạy
7. Dạy
8. Đa
học trực
học trực
học trực
học trực
học trực
học trực
học trực
phần GV
tuyến giúp tuyến giúp tuyến giúp tuyến giúp tuyến giúp tuyến giúp tuyến giúp thích dạy
thời gian
việc dạy
tăng
GV quản GV và HS
tăng
HS tự giác trực tuyến
và địa
và việc
cường cơ lý việc học
có trải
cường
hơn trong
điểm dạy
học trở
hội học của HS tốt nghiệm
hứng thú quá trình
học trở
nên tiện

tập của
hơn
học tập đa học tập
học tập
nên linh
lợi hơn
HS
dạng
của HS
hoạt

Biểu đồ 2. Mức độ đồng ý của GV với những nhận định về dạy học trực tuyến
Từ thực trạng trên có thể thấy, vị trí, vai trị của DHTT cao nhất ở nội dung “DHTT
giúp thời gian và địa điểm dạy học trở nên linh hoạt”. Với giá trị trung bình đạt 3,57.
Đây cũng là một điểm mạnh rõ ràng của DHTT đã được chứng minh khi đại dịch Covid19 bùng phát nhanh trên toàn cầu và thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt
nội dung “Đa phần GV thích DHTT” được hầu hết các đối tượng GV đánh giá mức thấp
nhất, với giá trị trung bình 2,11 sát với mức hồn tồn khơng đồng ý. Nguyên nhân là
do DHTT cũng còn nhiều bất cập và hạn chế: DHTT không giúp HS tự giác hơn trong
q trình học tập hay GV gặp khó khăn trong quản lý việc học của HS khi DHTT…
Khi phỏng vấn sâu một số GV, nhiều thầy/cô giáo chia sẻ quan điểm rằng cần tập
huấn cho GV nâng cao năng lực CNTT cũng như việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng
trong dạy học, các công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS..., đặc biệt
cho các GV lớn tuổi và tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và GV về chương
trình GD phổ thơng 2018 để DHTT đạt hiệu quả. Như vậy, để DHTT đạt hiệu quả cần
phải có những giải pháp phù hợp để khắc phục thực trạng này. Một trong các giải pháp
mà nhóm nghiên cứu dự kiến đề xuất đó là DHKH.
2.2. Thực trạng tổ chức triển khai dạy học kết hợp tại một số trường THPT thuộc
tỉnh Nam Định về dạy học kết hợp
Trong hai năm học 2019 - 2020 và 2020-2021, một số trường phổ thông ở Nam
Định đã triển khai học trực tuyến do diễn biến dịch bệnh COVID 19. Trong giai đoạn

đầu triển khai, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, cũng như kĩ năng
sử dụng công nghệ thông tin của GV và HS còn nhiều hạn chế, nên việc DHKH được tổ
257


chức theo hình thức: GV cho HS tự học trên mạng (DHTT), sau đó DH trực tiếp trên
nền tảng CNTT (theo thời gian thực – dạy học trực tiếp). Có thể nói, các CSGD đã bước
đầu tổ chức theo hình thức DHKH nhưng chưa có sự thống nhất về mơ hình cũng như
cách triển khai.
Ở khảo sát về thực trạng tổ chức DHKH, chúng tơi quan tâm đến hình thức DHTT.
Khảo sát về thời gian cán bộ quản lý và giáo viên đã quản lý và dạy học kết hợp cho
thấy thời gian CBQL và GV quản lí/dạy học theo hình thức trực tuyến chủ yếu là từ 3
đến 5 năm (chiếm khoảng trên 1/2), tiếp đến là dưới 1 năm (chiếm 38,1%), thời gian
trên 5 năm chiếm 6,9% và số lượng CBQL và GV mới được tiếp cận DHTTT từ khi
dịch bệnh bùng phát không đáng kể, chỉ chiếm dưới 1%. Cụ thể:
70

60,6

60

51,9
54,4

50

42,2

40
30


38,1

27,9

20

10,6

10

1

0
1

5,4
6,9

0,4
0,6
2

3
THPT khác

Lê Hồng Phong

4
Tổng


Biểu đồ 3. Thời gian CBQL và GV đã quản lí/dạy học theo hình thức trực tuyến
Về cơ sở GD, số liệu khảo sát cho thấy đội ngũ CBQL và GV trường THPT Lê
Hồng Phong có thời gian trải nghiệm với hình thức DHTT nhiều hơn so với các trường
THPT khác (CBQL và GV có thời gian quản lí/dạy học theo hình thức trực tuyến từ 3
năm trở lên chiếm khoảng 71,2%; các trường THPT khác chỉ chiếm khoảng 57,3%).
Điều này cho thấy sự cập nhật và ứng dụng các phương thức dạy học mới vào trong GD,
hiện đại của đội ngũ CBQL nhà trường THPT Lê Hồng Phong nhanh hơn so với các
trường THPT khác tại địa phương.
Trung bình chung hầu hết các trường đều dạy dưới 3 tiết/tuần, với khoảng trên 1/2,
trong đó thời gian trung bình GV trường Lê Hồng Phong dạy dưới 3 tiết/tuần là 47,1%,
thấp hơn mức thời gian trung bình chung của các trường và thấp hơn so với thời gian
dạy học của các trường THPT còn lại là 53,5%. Điều này có thể dễ dàng được giải thích
là do đặc thù đầu vào của HS trường THPT Lê Hồng Phong cao hơn và học ở các lớp
chuyên nên tính tự giác và khả năng tự học của các em cao hơn so với các HS trường
258


cịn lại, GV phát huy có vai trị là người hướng dẫn, vì vậy thời gian tổ chức dạy học
của GV ít hơn so với các GV trường khác là phù hợp với thực tế. DHTT đã được triển
khai từ lâu, trước thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, với mục đích đa dạng hóa các
phương thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác dạy học trong
các trường THPT. Thực tiễn đã chứng minh khả năng quản lý, sự quan tâm sát sao với
các hình thức dạy học hiện đại của đội ngũ CBQL và cách thức tổ chức thực hiện DHTT
của GV phù hợp, linh hoạt ở các trường chuyên. Đó là một tín hiệu tốt và là cơ sở vững
chắc để các nhà trường triển khai DHKH thành công.
Về với năng lực cơng nghệ thơng tin, ngồi nội dung “Soạn bài Powerpoint” được
các GV đánh giá mức độ thành thạo, thì các nội dung còn lại được các GV đánh giá ở
mức độ chưa thành thạo đến mức thành thạo trung bình. Kết quả phân tích ở đơn vị
trường học cho thấy, ngoại trừ nội dung “Sử dụng phần mềm/mạng xã hội để quay và

phát trực tiếp bài dạy (Facebook, Youtobe…)”, thì 14/15 nội dung còn lại GV trường
THPT Lê Hồng Phong đều đánh giá mức độ thực hiện thành thạo về năng lực công nghệ
thông tin cao hơn so với các GV trường THPT khác. Tuy nhiên, nhà trường cũng đề
xuất tăng cường tập huấn nâng cao năng lực công nghệ thông tin để nâng cao hơn nữa
hiệu quả phục vụ DHTT đặc biệt là đối với các GV lớn tuổi”. Kết quả trên được thể hiện
trong biểu đồ 4:
4,5
4
3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0

3,95
3,15
2,25

2,28

1,94

1,83

3,25

3,19


2,93

2,04

1,93

Tổng

Lê Hồng Phong

1,91

2,27

3,12
2,08

2,03

THPT khác

Biểu đồ 4. Mức độ năng lực công nghệ thông tin của GV phục vụ DHKH giữa
trực tuyến và trực tiếp
Về kỹ năng DHTT, kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, tất cả các kĩ năng được GV
đánh giá mức giá trị trung bình dao động trong khoảng từ 2,75 – 3,24. Đây là mức điểm
đánh giá trung bình về kĩ năng trong DHKH của GV. Trong đó, “Kĩ năng công nghệ
259



thông tin cơ bản” được GV đánh giá ở mức độ thành thạo cao nhất, với giá trị trung bình
là 3,24; tiếp đến là “Kĩ năng khai thác, tìm kiếm học liệu phục vụ DHTT”, với giá trị
trung bình là 3,16; “Kĩ năng kiểm tra, đánh giá trong DHTT, giá trị trung bình là 3,03
và thấp nhất là Kĩ năng xây dựng phong cách riêng trong DHTT, với giá trị trung bình
là 2,75. Ở tất cả các kĩ năng, GV trường Lê Hồng Phong tự đánh giá cao hơn GV các
trường THPT khác, tuy nhiên mức chênh lệch là không đáng kể.
Như vậy, GV đã có sự tự tin nhất định ở các kĩ năng CNTT, khai thác học liệu,
tương tác trực tuyến với HS. Đây là các kĩ năng cần thiết, là những điều kiện cần, để
triển khai DHKH thành công trong nhà trường. Tuy nhiên, mức đánh giá thành thạo ở
các kĩ năng này của GV còn chưa cao, do vậy, để triển khai DHKH thành cơng thì các
GV cần phải được bồi dưỡng để thực hiện thành thạo các kĩ năng phục vụ DHKH trong
thời gian tới.
Khi được hỏi về mong muốn của GV về các khóa bồi dưỡng kĩ năng theo nhu cầu,
các GV đã lựa chọn như sau:
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

87,2
63,7
57,1
59,9


73,5 80,5

71,7
65,3
67,7

71,7
65,3
67,7

73
61,9
51

56,9

61,9
51

59,2 66,8

56,9

63,3
54,1 58,7

1. Kĩ năng 2. Kĩ năng 3. Kĩ năng 4. Kĩ năng 5. Kĩ năng 6. Kĩ năng 7. Kĩ năng 8. Kĩ năng
CNTT cơ sử dụng một ĐGKQ học tương tác
tạo môi lập kế hoạch quản lý lớp xây dựng

bản
số phần
tập của HS trực tuyến trường học dạy học trực học trực phong cách
mềm chuyên trong dạy
với HS
tập trực
tuyến
tuyến
dạy học trực
dụng, nâng
học trực
tuyến thân
tuyến riêng
cao
tuyến
thiện, tích
cực
THPT khác

Lê Hồng Phong

Tổng

Biểu đồ 5. Mong muốn của GV về các kĩ năng cần được bồi dưỡng
Qua kết quả khảo sát có thể thấy, hiện nay hầu hết các GV mong muốn được bồi
dưỡng Kĩ năng sử dụng một số phần mềm chuyên dụng, nâng cao với khoảng 80,5%
phiếu đánh giá; sau đó đến Kĩ năng tương tác trực tuyến với HS và Kĩ năng đánh giá kết
quả học tập của HS trong DHTT với cùng 67,7% phiếu đánh giá; Kĩ năng quản lý lớp
học trực tuyến với 66,8% phiếu đánh giá và Kĩ năng CNTT cơ bản với khoảng 60%


260


phiếu đánh giá. Các kĩ năng còn lại sẽ được bồi dưỡng sau so với 05 kĩ năng được GV
đặt nhu cầu ưu tiên kể trên.
Về công cụ, phương tiện dạy học kết hợp, kết quả khảo sát cho thấy hiện nay có
rất nhiều ứng dụng CNTT được triển khai vào dạy học, thúc đẩy hình thức DHKH phát
triển mạnh mẽ ở nhiều nơi, đặc biệt từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên các
nhà trường, CBQL, GV, HS thường tập trung vào một số công cụ nhất đinh. Do đó, tính
đa dạng của cơng cụ khơng cao, một số công cụ GV chưa sử dụng hoặc chưa được biết
tới. Cụ thể:
Bảng 1. Thống kê các công cụ giáo viên đang sử dụng trong dạy học

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy, các công cụ được GV sử dụng nhiều hơn đó là Zoom,
Google meet, Microsoft Teams, Zalo, Messenger Facebook. Trong đó, Zoom, Zalo,
261


Messenger Facebook được GV đánh giá là dễ sử dụng hơn các công cụ khác, và đa số
các công cụ này là các phần mềm miễn phí. Như vậy, có thể thấy chi phí về tài chính
cho các cơng cụ tổ chức dạy học cũng là một yếu tố quan trọng cần tính tới khi triển
khai DHKH.
Mặt khác, việc sử dụng cơng cụ DHKH có vẻ phân tán giữa các trường. Mỗi
trường, mỗi GV hiện đang sử dụng các công cụ hỗ trợ khác nhau để phục vụ quá trình
giảng dạy. Cụ thể, đối với trường THPT Lê Hồng Phong, GV đã được tập huấn công cụ
Microsoft Teams và được u cầu sử dụng cơng cụ này. Cịn đối với các trường THPT
khác thì cơng cụ Zoom, Google meet, Microsoft Teams GV được tập huấn nhiều hơn cả
và được yêu cầu sử dụng các cơng cụ này. Ngồi ra, GV ở các trường cũng tự tìm hiểu
các cơng cụ khác để phục vụ tối đa hiệu quả hoạt động dạy học của mình. Điều này cho

thấy sự nỗ lực học hỏi của đội ngũ GV hiện nay trong việc mong muốn tìm hiểu các
phần mềm, ứng dụng dạy học hiện đại và phù hợp nhất, đây là một trong những điều
kiện thuận lợi để thực hiện DHKH hiệu quả trong tương lai.
Với HS, các em tự đánh giá sử dụng thành thạo nhất công cụ Zoom, tiếp đến là
Zalo, Google Meet, Microsoft Teams, Google classroom và cuối cùng là Skype; với giá
trị trung bình lần lượt là 3,76; 3,33; 3,31; 2,57; 1,98 và 1,47. Trong đó, HS trường Lê
Hồng Phong sử dụng thành thạo Zoom, Microsoft Teams, còn HS các trường THPT
khác sử dụng thành thạo công cụ Google Meet và Zalo hơn. Đánh giá của HS có nhiều
điểm tương đồng với phân tích về các cơng cụ GV sử dụng ở trường – nếu trường sử
dụng công cụ nào nhiều thì HS có xu hướng sử dụng thành thạo các cơng cụ đó hơn.
Bên cạnh đó, học liệu cũng góp phần khơng nhỏ để GV truyền tải kiến thức đến
HS. Mức độ sử dụng các học liệu được GV trường Lê Hồng Phong và các trường THPT
đánh giá khá tương đồng, tuy nhiên mức độ sử dụng các học liệu này của GV trường Lê
Hồng Phong thường xuyên hơn các trường THPT khác, thể hiện trong biểu đồ 6.
Từ biểu đồ phân tích cho thấy, ngoại trừ tài liệu số dạng văn bản được các GV
đánh giá mức độ sử dụng thường xun thì 5/6 học liệu cịn lại đều được các đội ngũ
GV đánh giá sử dụng mức độ bình thường và ít thường xun, trong đó Phần mềm mơ
phỏng/thí nghiệm là học liệu được các GV đánh giá sử dụng ít hơn cả. Điều này được
lý giải do, không phải môn học nào cũng cần phần mềm mơ phỏng/thí nghiệm, nên học
liệu này được GV ít sử dụng hơn. Kết quả này khơng nằm ngồi dự đốn khi học liệu
phổ biến nhất trong nhà trường hiện nay chỉ là tài liệu dạng văn bản và ngân hàng đề
thi. Đây cũng là các tài liệu chính, chủ yếu khi GV dạy học trực tiếp, và tiếp tục được
sử dụng khi DHTT.
262


4

3,76


3,5

3,39

3,22
2,83

2,77

3
2,5
2
1,5

3,65

1,86
3,09

1

2,59

2,45

3,09
1,94

0,5
0

1. Tài liệu số
dạng văn bản

2. Tài liệu số
dạng hình ảnh

3. Tài liệu số
dạng âm thanh

THPT khác

4. Tài liệu số 5. Tài liệu số 6. Phần mềm
dạng clip video về ngân hàng đề mơ phỏng/thí
thi/kiểm tra ĐG
nghiệm
KQHT
Lê Hồng Phong

Biểu đồ 6. Các học liệu GV đã sử dụng
Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy, tài liệu dạng video rất ít, chủ yếu do GV sưu tầm,
khơng nhiều trường có kế hoạch và khả năng sản xuất học liệu dạng video. Do đó, để
triển khai DHKH hiệu quả, cần xây dựng kế hoạch và chuẩn bị đội ngũ, trang thiết bị để
đáp ứng nhu cầu về học liệu dạng video của GV, đây sẽ là dạng học liệu chính khi GV
triển khai DHKH trong thời gian tới. Đồng thời, để thực hiện triển khai DHKH hiệu quả,
cần phải có kho học liệu bài giảng, tài liệu xây dựng trên nền tảng internet/ phần mềm
quản lý dạy học LMS hoặc phần mềm tương tự.
Về mức độ chủ động của học sinh trong học tập trực tuyến, kết quả khảo sát HS tự
đánh giá mức độ chủ động của mình trong giờ học trực tuyến cho thấy điểm trung bình
dao động trong khoảng từ 3,2 đến 3,81; trong đó HS tự đánh giá mình chủ động trong
học tập ở mức cao nhất và thấp nhất là Sự tự tin trình bày, phát biểu ý kiến. Khi phân

tích đối tượng đơn vị trường, thấy có sự tương đồng giữa đánh giá của HS trường THPT
Lê Hồng Phong và các trường THPT khác trong nội dung Tự tin trình bày, phát biểu ý
kiến; Kiểm sốt, điều tiết lượng thông tin trao đổi (sig>0.05). Bên cạnh đó, kết quả cho
thấy HS trường Lê Hồng Phong làm chủ các vấn đề kĩ thuật tốt hơn các trường THPT
khác nhưng Chủ động học tập thấp hơn các trường THPT khác (sig<0.05).
Kết quả khảo sát CBQL và GV đánh giá sự chủ động trong DHTT của HS thể hiện
trong biểu đồ 7:

263


3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0

3,25

2,99

2,93
2,96

3,04

2,87


3,01
3,07

2,9
3,04

2,53
2,57

GV
CBQL
1. Làm chủ
2. Chủ
các kĩ năng động tương
sử dụng
tác và tham
CNTT
gia các hoạt
động học
tập

3. Chủ
động trong
việc chuẩn
bị bài học
trước giờ
học

4. Tự tin

trình bày
phát biểu ý
kiến

CBQL

5. Khả
năng tự
đánh giá
KQHT

6. Đa số
HS thích
học theo
hình thức tổ
chức dạy
học này

GV

Biểu đồ 7. CBQL và GV đánh giá mức độ chủ động của HS trong giờ học trực tuyến
Từ biểu đồ trên thấy, trung bình đối tượng CBQL và GV đánh giá mức độ chủ
động của HS trong khoảng từ 2,53 đến 3,25. Trong đó, cả hai đối tượng CBQL và GV
có quan điểm đánh giá khá tương đồng về các nội dung mức độ chủ động của HS trong
giờ học trực tuyến. Như vậy qua kết quả khảo sát thấy, đối tượng CBQL và GV đánh
giá mức độ chủ động của HS thấp hơn nhiều so với đối tượng HS tự đánh giá mức độ
chủ động của mình trong việc học trực tuyến. Vì thế, để DHKH đạt hiệu quả thì yêu cầu
về sự chủ động tham gia của HS trong giờ học trực tuyến phải cao hơn trong thời gian
tới.
Với hình thức dạy học trực tiếp, kết quả khảo sát HS tự đánh giá mức độ chủ động

của mình trong dạy học trực tiếp cho thấy điểm trung bình dao động trong khoảng từ
3,43 đến 4,0; trong đó HS tự đánh giá mình Chủ động trong học tập ở mức cao nhất và
thấp nhất là Sự tự tin trình bày, phát biểu ý kiến.
Kết quả khảo sát CBQL và GV đánh giá sự chủ động trong dạy học trực tiếp của
HS cho thấy giá trị trung bình dao động trong khoảng từ 3,04 đến 3,75 ; trong đó tất cả
06 nội dung được CBQL và GV đánh giá về mức độ chủ động của HS trong dạy học
trực tiếp đều cao hơn so với trong DHTT. Đặc biệt, CBQL và GV cho rằng, HS thích
học theo hình thức học trực tiếp hơn. Khi học theo hình thức này HS sẽ chủ động tương
tác và tham gia các hoạt động học tập. Trong dạy học trực tiếp, HS trường Lê Hồng
Phong đánh giá mức độ chủ động cao hơn HS các trường THPT khác ở các nội dung
sau: Làm chủ các vấn đề kĩ thuật, tự tin trình bày, phát biểu ý kiến, kiểm sốt, điều tiết
lượng thơng tin trao đổi (sig<0.05)
264


Như vậy, qua các kết quả phân tích cho thấy, sự chủ động của HS trong dạy học
trực tiếp được CBQL, GV, HS đánh giá cao hơn trong DHTT. Điều này có thể được lí
giải vì trong giờ học trực tiếp, GV có nhiều cơ hội động viên khuyến khích HS chủ động
học tập hơn.
2.3. Mức độ sẵn sàng của cán bộ quản lý, giáo viên khi triển khai dạy học kết hợp
tại một số trường THPT thuộc tỉnh Nam Định về dạy học kết hợp
Kết quả khảo sát mức độ sẵn sàng của CBQL ở các đơn vị trường khi triển khai
DHKH cho thấy mean dao động trong khoảng từ 2,5 đến 4,04. Kết quả khảo sát cho
thấy, CBQL ở các trường THPT khác tự đánh giá nhà trường sẵn sàng triển khai DHKH
cao hơn đánh giá của CBQL trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Điều này có thể
được giải thích vì với trường chun ngồi mục tiêu giống các trường THPT khác cịn
có sứ mệnh bồi dưỡng HS tham gia các đội tuyển HS giỏi quốc gia và quốc tế nên việc
triển khai DHKH chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt, do đó CBQL của nhà trường đánh giá
mức độ sẵn sàng thận trọng hơn ở các trường khác.
Đội ngũ GV đánh giá mức độ sẵn sàng khi tổ chức DHKH trong khoảng giá trị

trung bình dao động từ 3,17 đến 3,66 và có 5/7 nội dung đánh giá mức độ sẵn sàng cao
với mean dao động trong khoảng từ 3,43 đến 3,66. Khi phân tích mức độ sẵn sàng của
đội ngũ GV ở đơn vị trường thấy, kết quả mức độ sẵn sàng là tương đương nhau, khơng
có sự khác biệt đáng kể giữa GV trường chun Lê Hồng Phong và GV các trường cịn
lại.
Có thể thấy rằng CBQL và GV có mức độ sẵn sàng khá cao khi triển khai DHKH,
đây là một điểm sáng để các trường THPT có thể tiến tới triển khai tổ chức DHKH đạt
hiệu quả trong thời gian tới.
2.4. Thách thức của giáo viên trong quá trình dạy học kết hợp tại một số trường
THPT thuộc tỉnh Nam Định về dạy học kết hợp
Đại dịch Covid 19 đã gây ra sự gián đoạn giáo dục ở nhiều nơi, dẫn đến các trường
học phải chuyển đổi sang hình thức DHTT kết hợp trực tiếp theo các Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch từng khu
vực, địa phương. Việc chuyển đổi này đã gây ra nhiều trở ngại, thách thức trong toàn xã
hội và đối tượng đầu tiên gặp trở ngại đó chính là đội ngũ GV. Kết quả khảo sát về mức
độ khó khăn, thách thức của GV gặp phải trong quá trình tổ chức DHTT như sau:

265


3,19

10. Thiết bị phục vụ cho việc học trực tuyến của HS
9.

8.
7.
6.

2,98


Chất lượng đường truyền internet

3,11

Nguồn lực hỗ trợ
3,03

Nền tảng công nghệ hỗ trợ dạy học

3,06

Trang thiết bị phục vụ xây dựng nội dung bài…
5.

Tổ chức và quản lý lớp học

4.

Thiết kế hoạt động dạy học

3.

Lựa chọn nội dung dạy học
2.

1.

3,1
3,02

2,81
2,81

Kĩ năng sử dụng CNTT

2,95

Thay đổi thói quen dạy học
2,6

2,7

2,8

2,9

3

3,1

3,2

3,3

Biểu đồ 8. Mức độ khó khăn, thách thức của GV gặp phải trong quá trình tổ chức
DHKH
Biểu đồ 8 cho thấy điểm đánh giá trung bình về mức độ khó khăn, thách thức nhất
mà GV gặp phải khi triển khai DHTT dao động trong khoảng từ 2,81 đến 3,19 về khó
khăn, thách thức. Trong đó, khó khăn thách thức nhất mà GV gặp phải là về thiết bị
phục vụ cho việc học trực tuyến, với điểm trung bình là 3,19; tiếp đến là về nguồn lực

hỗ trợ, Tổ chức và quản lý lớp học, Trang thiết bị phục vụ xây dựng nội dung bài giảng,
Thiết kế hoạt động dạy học, Chất lượng đường truyền internet, Thay đổi thói quen dạy
học, Lựa chọn nội dung dạy học, Kĩ năng sử dụng CNTT. Khi phân tích mức độ khó
khăn, thách thức của GV gặp phải trong quá trình tổ chức DHTT ở các đơn vị trường
cho thấy mức độ đánh giá của GV là khá tương đồng. Khi phoảng vấn sâu một số GV
cho rằng các nhà trường hiện tại đang dạy thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện
DHTT vì thế việc sử dụng hình thức DHTT cịn mang tính hình thức thậm chí ít diễn ra,
vì vậy, đề xuất các nhà trường nếu triển khai DHKH cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất
đảm bảo để tổ chức thực hiện như có phịng học trực tuyến, đường truyền băng thơng
rộng, máy tính, tivi thơng minh, bảng tương tác, máy chiếu, camera rời, các phần mềm
hiện đại hỗ trợ….
Như vậy, qua kết quả phân tích cho thấy thách thức của GV khi triển khai DHKH
hầu hết ở mức độ trung bình (mức 3). Do vậy, mức độ của các thách thức này cũng
không phải là quá lớn đối với GV nếu các nhà trường, các cấp quản lý tạo các điều kiện
đảm bảo để GV DHKH hiệu quả trong thời gian tới.

266


2.5. Các điều kiện đảm bảo cho dạy học kết hợp tại một số trường THPT thuộc tỉnh
Nam Định về dạy học kết hợp
Từ việc GV gặp một số thách thức, khó khăn trong triển khai tổ chức DHKH như
phân tích ở trên, GV có mong muốn được hỗ trợ các điều kiện đảm bảo như sau:
4,5
4
3,5
3
2,5
2
1,5

1
0,5
0

3,013,13

3,1

3,573,68

3,633,79

3,743,85

3,613,83

3,77
3,51

3,633,85

3,89
3,57

3,64

3,74

3,82


3,76

3,69

3,78

3,79

1. Đưa quy 2. Chính
3. Xây
4. Cung 5. Tổ chức 6. Xây
7. Hỗ trợ 8. Hỗ trợ
định dạy học sách hỗ trợ dựng nền cấp kịp thời tập huấn về dựng và triển về thời gian về tài liệu,
kết hợp vào
từ nhà
tảng công các giải pháp dạy học kết khai mơ hình để chuẩn bị
học liệu
quy chế của trường trong nghệ phục vụ công nghệ
hợp
dạy học kết kế hoạch dạy
nhà trường quá trình dạy dạy học kết phục vụ dạy
hợp thống
học
học kết hợp hợp đồng bộ học kết hợp
nhất trong
và thống nhất
trường
trong trường
Tổng


Lê Hồng Phong

THPT khác

Biểu đồ 8. Đề xuất mong muốn của GV được hỗ trợ trong quá trình tổ chức dạy học
kết hợp
Từ biểu đồ trên cho thấy, ngoại trừ nội dung “Đưa quy định DHKH vào quy chế
của nhà trường” thì 7/8 nội dung còn lại được các GV đề xuất mong muốn trung bình ở
mức độ giá trị trung bình dao động từ 3,64 đến 3,82; đây là mức độ đề xuất mong muốn
cao của đội ngũ GV. Trong đó, mong muốn được hỗ trợ lớn nhất đó là Cung cấp kịp
thời các giải pháp công nghệ phục vụ dạy học kết hợp, tiếp đó là Hỗ trợ về tài liệu, học
liệu, Hỗ trợ về thời gian để chuẩn bị kế hoạch dạy học, Tổ chức tập huấn về DHKH và
Xây dựng nền tảng công nghệ phục vụ dạy học kết hợp đồng bộ và thống nhất trong
trường. Do vậy, để triển khai DHKH đạt hiệu quả, các nhà trường và các cấp quản lý
cần có những biện pháp chính sách hỗ trợ đề xuất trên của GV trong việc thực hiện triển
khai DHKH.
3. Nhận định chung và một số đề xuất tại một số trường THPT thuộc tỉnh Nam
Định về dạy học kết hợp
Từ kết quả điều tra khảo sát cho thấy có một số điểm mạnh trong việc triển khai
thực hiện hình thức DHKH trong thời gian tới đạt hiệu quả là:
Trước hết, các hình thức DHTT, DHKH và các phương thức dạy học hiện đại luôn
được nhà nước, bộ ngành, quan tâm và ủng hộ triển khai thực hiện. Đây là một trong
267


những điều kiện đầu tiên tiên quyết trong việc triển khai đa dạng các hình thức dạy học
hiệu quả.
Tiếp theo, với khả năng quản lý, sự quan tâm sát sao về các hình thức dạy học hiện
đại của đội ngũ CBQL và cách thức tổ chức thực hiện DHTT của GV phù hợp, linh hoạt
ở các trường THPT, đặc biệt là các trường có đầu vào cao như hiện nay là một tín hiệu

tốt và là cơ sở vững chắc để các nhà trường triển khai DHKH thành công. Đặc biệt là
mức độ sẵn sàng cao của đội ngũ CBQL và GV khi triển khai quản lý và tổ chức hoạt
động DHKH là một điểm sáng để các trường thực hiện cơng tác DHKH đạt hiệu quả.
Thêm vào đó, tính linh hoạt của phương thức DHTT và DHKH là một ưu điểm
lớn và rõ ràng đã được chứng minh trong hai năm học vừa qua. Việc đa dạng các phần
mềm ứng dụng CNTT được triển khai đưa vào DHTT và DHKT, thúc đẩy hình thức học
tập này phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi.
Một điều rất đáng lưu ý là sự nhiệt huyết và nỗ lực học hỏi của đội ngũ GV hiện
nay trong việc mong muốn tìm hiểu các phần mềm, ứng dụng dạy học hiện đại và phù
hợp nhất là một trong những điều kiện tốt để triển khai DHKH đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, một số hạn chế còn tồn tại là:
Cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo dạy học ở các nhà trường hiện nay còn hạn
chế, giáo viên chưa được hỗ trợ nhiều về mặt học liệu và phương tiện dạy học. Phần lớn
thiết bị dùng trong DH trực tuyến là do giáo viên tự trang bị. Đây là một trong những
rào cản lớn trong việc đẩy mạnh phương thức DHTT, DHKH trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, đa phần GV và HS khơng thích DHTT cũng là một khó khăn khi
mong muốn phát triển mạnh phương thức DHTT, DHKH. Một số GV và HS đều cho
rằng “DHTT chỉ phù hợp trong điều kiện biến động như đại dịch Covid 19, và đều mong
muốn được trở lại trường để dạy và học trực tiếp như điều kiện bình thường”.
Đặc biệt, năng lực CNTT và các kĩ năng DHTT của GV hiện nay, đặc biệt là các
GV lớn tuổi còn là một vấn đề gây cản trở trong phục vụ DHTT, DHKH đạt hiệu quả.
Vì thế, GV rất cần nhà trường và các cấp quản lý tạo điều kiện để được tập huấn, bồi
dưỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin và các kĩ năng DHKH (Kĩ năng sử dụng
một số phần mềm chuyên dụng, nâng cao, Kĩ năng tương tác trực tuyến với HS, Kĩ năng
đánh giá kết quả học tập của HS trong DHTT, Kĩ năng quản lý lớp học trực tuyến, Kĩ
năng CNTT cơ bản, Kĩ năng xây dựng phong cách DHTT riêng, Kĩ năng lập kế hoạch
DHTT và Kĩ năng tạo môi trường học tập trực tuyến thân thiện, tích cực).

268



Mặt khác, thực tế triển khai DHTT diện rộng hai năm học vừa qua cho thấy, GV
gặp phải nhiều khó khăn trong việc quản lý và tương tác với HS khi DHTT hơn so với
dạy học trực tiếp. Bên cạnh đó, theo đội ngũ GV, DHTT khơng giúp HS tự giác và chủ
động hơn trong quá trình học tập.
Thêm vào đó, các học liệu phục vụ DHKH hiện nay rất ít, hầu hết là các GV dùng
bài trình chiếu của kế hoạch dạy trực tiếp lên dạy qua mạng và chưa có nhiều các học
liệu dạng video. Chủ yếu các học liệu dạng video này là do GV tự sưu tầm, vì chưa có
nhiều trường có kế hoạch và khả năng sản xuất học liệu dạng video. Do đó, để triển khai
DHKH hiệu quả, cần có kế hoạch xây dựng và chuẩn bị đội ngũ, trang thiết bị để đáp
ứng nhu cầu về học liệu dạng video của GV, do đây là dạng học liệu chính khi GV triển
khai DHTT và DHKH trong thời gian tiếp theo.
Từ đó, chúng tơi có một số đề xuất sau đây:
Một là, CBQL, GV và HS cần nhìn nhận thấy những ưu điểm của DHKH, khơng
chỉ trong giai đoạn phịng chống dịch bệnh mà là trong suốt quá trình dạy học, ngay cả
khi cuộc sống đã trở lại bình thường mới và bình thường như trước. Muốn vậy, rất cần
xây dựng một mơ hình DHKH để có thể triển khai áp dụng rộng rãi trên địa bản tỉnh
Nam Định cho các trường THPT. Theo đó, q trình triển khai cần có thử nghiệm trước
ở một số trường đã áp dụng hình thức này như THPT Lê Hồng Phong, THPT Lê Q
Đơn,…Sau đó mới triển khai đại trà tùy theo điều kiện tình hình thực tiễn. Mơ hình này
cần phải khắc phục được những hạn chế của DKHK hiện nay, phát huy được những ưu
điểm của DHKH, đặc biệt là hình thức DHTT và DH trực tiếp.
Hai là, trong quá trình chuẩn bị và triển khai DHKH, các nhà trường THPT cần
chú trọng bồi dưỡng GV nâng cao lần lượt tất cả các kĩ năng theo nhu cầu của GV như
kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng dạy học kết hợp… Các kĩ năng này cần
được bồi dưỡng tùy theo điều kiện cụ thể của nhà trường. Đơn cử, để triển khai DHKH,
GV tối thiểu phải sử dụng được thành thạo một phần mềm để dạy học trực tuyến không
đồng bộ hoặc đồng bộ như zoom, Google meeet, Microsoft Teams…Vì vậy, việc tập
huấn một cách bài bản để GV có thể chủ động làm chủ những công cụ này là hết sức
cần thiết.

Ba là, những chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ…cũng
cần được các nhà trường đưa ra lộ trình, khi áp dụng mơ hình DHKH đã có thể đảm bảo
được những điều kiện cơ bản. Có như vậy, việc áp dụng DHKH mới đạt được hiệu quả
cao.

269


Bốn là, để có thể đạt hiệu quả cao, trong quá trình áp dụng, các nhà trường cần tìm
hiểu kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của các trường trong nước, trong tỉnh, trong địa
phương đã áp dụng thành công DHKH, có điều kiện hồn cảnh tương tự với bối cảnh
của nhà trường. Từ đó, có thể áp dụng những thành công và khắc phục hạn chế khi triển
khai vào trường mình.
Cuối cùng, để triển khai DHKH thành cơng rất cần sự chung tay, nỗ lực của tất
cả các bên liên quan từ các cơ quan quản lý giáo dục của tỉnh, các nhà quản lý cấp sở,
phòng, trường, GV, phụ huynh học sinh, học sinh và tất cả các đối tượng liên quan.
III. Kết luận
Các CSGD tại tỉnh Nam Đinh đã cơ bản cập nhật đầy đủ các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn; xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học linh hoạt, thích
ứng với dịch COVID-19, đảm bảo tiến độ và mục tiêu đề ra. Nhiều trường đã triển khai
dạy tăng cường không thu phí từ người học dưới cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến;
việc dạy học kết hợp mang lại nhiều ưu điểm của cả dạy học trực tiếp và DHTT nhưng
cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong bước đầu áp dụng trong các trường phổ thông. Để tiếp
tục giữ vững thành tựu đã đạt được; chuẩn bị tiếp cận nhanh, hiệu quả với Chương trình
giáo dục phổ thơng mới và bắt kịp với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới, Nam Định
đang từng bước đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục. Thực hiện chỉ đạo của
Đảng bộ Nam Định, lấy khoa học công nghệ làm nòng cốt, lấy phát triển nguồn nhân
lực làm “then chốt của then chốt”; việc nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông
tin cho đội ngũ CBQL,GV, NV ngành GD để tìm ra các giải pháp đột phá, sáng tạo thúc
đẩy, nâng cao hiệu quả dạy học, là một hướng đi đúng, cần thiết, nhất là trong bối cảnh

ngành giáo dục phải vừa thực hiện phòng chống dịch Covid-19 an toàn, hiệu quả vừa
đảm bảo chất lượng mục tiêu đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 1274/BC-SGD ĐT ngày 30/8/2021 về Báo cáo tổng kết năm học
2020-2021, những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021-2022
2. Garrison, D. R. and Vaughan, N. D, 2008. Blended learning in higher education.
Framework, Principles, and Guidelines. San Francisco, CA: John Wiley and Sons.
3. Moebs, S. and Weibelzahl, S. 2006. Towards a good mix in blended learning for
small and medium-sized enterprises – Outline of a Delphi Study. In Proceedings of
the Workshop on Blended Learning and SMEs held in conjunction with the 1st European
Conference on Technology Enhanced Learning.
270


4. Thome, 2003. Blending the Best of Online and Face-to-Face Learning to
Improve Student Outcomes. Schoolwires.com
5. Staker, H., 2011. The Rise of K-12 Blended Learning: Profiles of Emerging
Models. Innosight Institute.
6. Whitelock, D. D., & Jelfs, A. 2003. Editorial: Journal of Educational Media
special issue on blended learning. Journal of Educational Media, 28(2-3), 99-100.

271



×