Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Dạy học kết hợp với giải thích một số hiện tượng thực tế trong môn hóa học 9 nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.47 KB, 26 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài :
Đối với bộ môn Hóa học là một môn khoa học có rất ít học sinh thích học
vì những kiến thức của bộ môn rất trừu tượng, khó hiểu, cứng nhắc cần khả
năng tư duy tốt từ học sinh, điều này đã làm cho các em học sinh có khả năng tư
duy không tốt sợ bộ môn Hóa học. Kết quả là một số học sinh có tư duy tốt
thuộc bài nhưng khả năng vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế chưa
cao, học sinh không có tuy tốt ngày càng trở nên chán môn học.
Mặt khác do giáo viên phân bố thời gian không hợp lý trong một tiết học
nhiều giáo viên chỉ cung cấp hết kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa mà
không lồng ghép giải thích được các hiện tượng trong thực tế nên tiết học trở
nên nhàm chán, thiếu tính ứng dụng của một môn khoa học. Việc lồng ghép giải
thích các hiện tượng thực tế vào bài học giáo viên phải hết sức khéo léo. Có thể
dẫn dắt tạo tình huống ngay khi bắt đầu vào bài mới, hoặc có thể tích hợp các
kiến thức liên môn để giải thích, tích hợp vấn đề môi trường, giáo dục ý thức,
trách nhiệm bảo vệ môi trường, đưa các tình huống giả định bằng các hiện tượng
thực tiễn, thiết lập liên hệ giữa nội dung học với nội dung thực tiễn.
Vấn đề dạy học kết hợp với giải thích các hiện tượng thực tế trong môn
Hóa học đã có nhiều tác giả nghiên cứu trong các đợt hội thảo có liên quan.
Ví dụ:
Sáng kiến kinh nghiệm của Giáo viên Nguyễn Văn Thắng THPT Bảo
Thắng, Lào Cai viết về : Dạy học Hóa học gắn với thực tế bộ môn nhằm tăng
hứng thú học tập cho học sinh.
Tổ Hóa trường THPT Nguyễn Văn Cừ, ĐăkTo, Kon Tum viết về: Xây
dựng bài tập hóa học thực tiễn trong giảng dạy bộ môn hóa học.

1


Sáng kiến kinh nghiệm của cô Nguyễn Thị phương Dung giáo viên trường
THPT Trần Phú Thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai viết về : Tạo hứng thú học


tập môn Hóa học bằng cách liên hệ thực tế,...
Các đề tài của các tác giả, nhóm tác giả nhìn chung đã đưa ra được các câu
hỏi nhằm giải thích các hiện tượng trong thực tế liên quan đến kiến thức Hóa
học, nhưng chưa có đề tài nào đi sâu vào việc giải thích có hệ thống các hiện
tượng liên quan đến từng phần của bài học.
Xuất phát từ lí do trên tôi xin đưa ra một số hiện tượng thực tế có kèm
theo giải thích qua sáng kiến: “ Dạy học kết hợp với giải thích một số hiện
tượng thực tế trong môn Hóa học 9 nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả
học tập cho học sinh.”
2. Mục đích nghiên cứu:
Xác định phương pháp và xây dựng hệ thống các hiện tượng thực tế có
liên quan đến bài học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao hứng thú học tập
cho học sinh.
3. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Phúc Do - Cẩm Thuỷ - Thanh
Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Thực trạng và giải pháp dạy học kết hợp với giải thích một
số hiện tượng thực tế trong môn Hóa học 9
- Phạm vi nghiên cứu: Từ bài 2 đến bài 4 chương 1 : Các loại hợp chất vô
cơ sgk hóa học 9
5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học tích cực bộ môn
Hoá học.

2


Nghiên cứu liệt kê các hiện tượng hoá học thực tiễn có áp dụng vào các
bài học trong chương trình hoá học lớp 9.

Do đặc điểm về số lượng học sinh và số lớp/ khối rất ít của trường THCS
Phúc Do nên tôi sử dụng thiết kế 4: Chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm
được phân chia ngẫu nhiên( được mô tả ở bảng 1)

Nhóm
Đối chứng

Tác động

Kiểm tra sau tác động

Dạy học không kết hợp giải thích hiện

O1

tượng thực tế
Thực nghiệm Dạy học kết hợp với giải thích hiện tượng

O2

thực tế
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test độc lập và thang đo
hứng thú học tập của học sinh
6. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Cơ sở lí luận:
Dạy học tích cực là một yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy
học, được hầu hết các giáo viên áp dụng trong các tiết dạy và đã mang lại

những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên với bộ môn Hóa học nhiều giáo viên
chỉ chú trọng đến việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào bài
học, ít quan tâm khai thác đến một khía cạnh của bài học đó là dạy học kết

3


hợp với giải thích một số hiện tượng trong thực tế, tạo điều kiện cho việc học
và hành gắn liền với thực tiễn lao động, sản xuất . Chính những kiến thức
thực tế này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu, tính chủ động sáng
tạo và hứng thú học tập của học sinh. Do đó học sinh cần phải được trang bị
những kiến thức cơ bản có tính hệ thống và những ứng dụng hoá học để học
sinh không chỉ có con đường duy nhất là con đường học tập ở nhiều câp cao
hơn mà có thể học nghề đi thẳng vào lao động sản xuất góp phần đưa đất
nước theo kịp sự phát triển như vũ bão hiện nay của khoa học và cùng hoà
chung vào xu thế phát triển của thời đại.
2.Thực trạng :
2.1. Vài nét về tình hình nhà trường
Trong những năm qua, tôi được ban giám hiệu phân công trực tiếp
giảng dạy môn hoá học lớp 9 nên có nhiều thuận lợi cho việc thực hiện “Dạy
học kết hợp với giải thích một số hiện tượng thực tế trong môn Hóa học 9
nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh ” phụ huynh ở
địa phương cũng như các cấp chính quyền rất quan tâm đến việc dạy học của
giáo viên và học sinh.
Bên cạnh những đó, trong quá trình giảng dạy vẫn gặp phải một số hạn
chế như cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, phòng thí nghiệm hoá học riêng biệt không
có, hiện tại phải dùng chung phòng thí nghiệm với phòng học, không gian chật
trội hoá chất ẩm mốc và bị hư nhiều không còn sử dụng được nên chất lượng
dạy cũng bị ảnh hưởng.
Với đề tài này có thể thấy được cách vận dụng để giải thích các hiện

tượng thực tế có hệ thống qua một số bài, hỗ trợ giáo viên dạy học trong một số
tiết, qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích, thiết thực, tạo niềm
tin vào khoa học, say mê nghiên cứu học tập, vận dụng kiến thức vào đời sống.
Hiện trạng trên có thể được cụ thể bằng sơ đồ sau:

4


2.2. Vài nét về chất lượng học sinh:
Với những năm thực nghiệm giảng dạy từ những lớp học sinh đã qua tôi
nhận thấy rằng học sinh dù khả năng tư duy tốt thì vẫn rất ngại những bài học
khô khan mang tính lí thuyết, ngược lại các em tỏ ra hứng thú với những bài
giảng có tính thực tế, mỗi khi giáo viên đặt ra những hiện tượng thực tế trong
đời sống hàng ngày xung quanh mình các em tỏ ra tò mò, hiếu kì muốn tìm ngay
lời giải đáp và tập trung vào bài học rất cao.
Trong các năm học tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm với khối lớp 9 tường
trung học cơ sở Phúc Do – Cẩm Thủy - Thanh Hóa.
Đặc điểm tình hình khối lớp 9 : Gồm 22 học sinh.
Để thuận lợi cho việc tiến hành tôi chia học sinh lớp 9 thành hai nhóm
ngẫu nhiên
Nhóm 1: Từ số thứ tự 1 – 11 như số thứ tự trong sổ ghi điểm và gọi tên
Nhóm 2: Từ số thứ tự 12 – 22 như số thứ tự trong sổ ghi điểm và gọi tên
Trong suốt thời gian dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rằng học sinh hoạt
động rất tích cực, về nhà làm bài tập nhiều hơn, tiết học sôi nổi hơn mỗi khi các
em thảo luận với nhau về các hiện tượng thực tế liên quan trong bài học để tìm

5


câu trả lời và đặc biệt hơn là học sinh đã chủ động lĩnh hội kiến thức biến nó

thành của mình chứ không phải “học vẹt” dễ quên như trước.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Một số hình thức áp dụng trong tiết dạy:

Thiết lập mối liên hệ giữa nội dung học với giải thích các hiện tượng thực
tiễn trong tiết học bằng các câu hỏi dẫn dắt để đi tìm kiến thức mới; tạo hứng
thú, khơi dậy niềm đam mê; thích tìm tòi khám phá những hiện tượng, tình
huống trong cuộc sống cho học sinh.
3. 2. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Chuẩn bị hai nhóm học được phân chia ngẫu nhiên học 2 lớp khác nhau,
giáo viên chuẩn bị giáo án dạy lớp thực nghiệm, lớp đối chứng dạy bằng giáo án
bình thường
Kế hoạch dạy học kết hợp giải thích

Tên

Tiết

Hiện tượng - Áp

Giải thích

6


bài

dụng
1/Đặt


quả

trứng Quả trứng chín vì vôi sống(CaO) phản

trong cốc thủy tinh ứng mãnh liệt với nước kèm theo sự
Bài 2: 3
Một
số
Oxit

chứa vôi sống, sau tỏa nhiệt rất nhanh và mạnh làm cho
đó đổ nước vào. quả trứng chín mà không cần đun sôi
Quả trứng có chín nước( Cần tránh xa hố vôi mới tôi, gây
không? Giải thích?

nguy hiểm đến tính mạng)

quan

- Áp dụng Mục I/ CaO + H2O -> Ca(OH)2+ 277 kCal

trọng

CaO tác dụng với
nước
2/

Người

dân - Chống chua đất : Đất chua là đất có


thường bón vôi bột dư lượng axít, độ pH < 7. Hầu hết đất
trước khi gieo trồng canh tác nông nghiệp đều chua. Tùy
để làm gì?

theo loại cây trồng mà độ chua hợp lý

- Áp dụng Mục I/ sẽ khác nhau. Khi độ pH xuống dưới
CaO tác dụng với mức hợp lý thì phải chống chua bằng
axit( HCl) và Mục vôi.
III/ Ứng dụng

CaO

+

H2O

->

Ca(OH)2

Ca(OH)2 sinh ra sẽ trung hòa axit
trong đất trồng
- Diệt nấm, sát trùng, khử sâu bệnh:
Clorua vôi có tác dụng tẩy màu và sát
trùng vì trong phân tử của nó chứa
CaOCl2 có tính oxi hóa rất mạnh
3/ Hãy giải thích tại


- Do CaO ở điều kiện nhiệt độ thường

sao vôi sống để lâu đã hấp thụ CO2 trong không khí tạo
ngoài không khí sẽ thành đá vôi (CaCO3)

7


bị hoá rắn?

CaO + CO2 -> CaCO3

- Áp dụng: Đặt câu
hỏi Mục I/ CaO tác
dụng với oxit axit
4/ Giải thích hiện - CO2 được thu hồi từ lò nung vôi công
tượng tạo hiệu ứng nghiệp sau đó nén ở áp suất thấp tạo
khói bay trên sân nước đá khô-Khói trên sân khấu được
khấu

tạo bởi nước đá khô (CO2 thể rắn), cho

- Áp dụng : Mục III/ băng khô vào nước nóng hay hơi nước
sôi, băng khô bay hơi làm lạnh hơi
Sản xuất CaO
nước đột ngột tạo các hạt băng nhỏ
màu trắng lơ lửng trong không trung,
loại khói này chỉ bay là là mặt sàn
diễn,
-Với nhiệt độ thấp, nước đá khô có thể

làm da cháy lạnh và gây khó thở. Nên
dùng găng tay khi cầm nước đá khô.
Nếu dùng nước đá khô ở trong phòng
kín, nên thông gió tốt.
5/ Để diệt chuột - Đốt lưu huỳnh xảy ra phản ứng:
người

ta

dùng S + O
t
SO2
→
2 
phương pháp đốt
Chuột hít phải khí SO2 sẽ bị sưng yết
lưu huỳnh và bịt kín
hầu, tê liệt cơ quan hô hấp, co giật dẫn
cửa hang lại. Giải
đến chết.
thích?
0

- Áp dụng: Đặt câu
hỏi giới thiệu tính

8


chất của SO2

6/ Giải thích hiện - Khí thải công nghiệp và khí thải của
tượng mưa axit là các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy)
gì ? Tác hại như thế có chứa các khí SO2 NO, NO2,…Các
nào?

khí này tác dụng với oxi và hơi nước

- Áp dụng: Mục I/ trong không khí nhờ xúc tác oxit kim
SO tác dụng với loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc
2

nước

ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit
nitric HNO3
2 SO2 + O2 + 2 H2O → 2 H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2+ O2 + 2 H2 O → 4HNO3

4

Axit H2SO4 và 4HNO3 tan vào nước
mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của
mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai
trò thứ hai.
- Mưa axit: Làm tăng độ chua của đất,
huỷ diệt rừng, mùa màng, làm hỏng
nhà của, cầu cống…làm tăng khả năng
hoà tan của các kim loại nặng trong
nước gây ô nhiễm nhiễm hoá học; cây

cối hấp thụ các kim loại nặng hoà tan
như Cd, Zn đi vào nguồn thực phẩm
gây nhiễm độc cho người, gia súc.
7/ Hiện tượng gì Vì SO2 có tính oxi hóa mạnh làm mất
xảy ra khi cho ống màu được nhiều chất nên cánh hoa tiếp
dẫn khí SO2 tiếp xúc với khí SO2 sẽ bị mất màu dần.

9


xúc với cánh hoa
hồng?
- Áp dụng: Mục III/

Ứng dụng của SO2
8/ Một nhà máy - Làm sạch SO2 : Khi nồng độ SO2 lên
nhiệt điện mỗi ngày đến 3,5% trong khí thải có thể thu hồi
đêm thải ra khí để chế tạo axit. Ta có thể dùng vôi sữa
quyến 64 tấn SO2. để làm sạch thì mức sạch cao, lượng
Em hãy đề xuất vôi sữa tiêu tốn không lớn, phương
cách loại khí SO2 pháp làm sạch SO2 đến 0,005-0,01%.
rẻ nhất để làm sạch Nếu làm sạch bằng dung dịch
môi trường?

(NH4)2SO3 thì nồng độ SO2 chỉ còn

- Áp dụng: Củng cố 0,01-0,03% và NH4)2SO3 lại được tái
sử dụng làm phân bón dễ dàng.
bài SO
2


9/ Khi bị axit rớt - Khi bị bỏng ngoài da do axit người ta
vào tay em phải làm thường dùng nước vôi loãng, dung
như thế nào để dịch NaHCO3 loãng, nước xà phòng,
không bị bỏng axit.

kem đánh răng để ngâm , rửa hoặc bôi

- Áp dụng: Tính lên vết bỏng. Nhưng để trung hoà axit
chất axit tác dụng do uống nhầm người ta lại thường
với bazo

uống nước vôi loãng hoặc nước pha
lòng trắng trứng(có tính kiềm) mà
không dùng dung dịch NaHCO3.(Chú
ý an toàn khi sử dụng axit)
- Trong bọ xít có chứa một lượng axit
fomic gây bỏng da và rát ngứa. Ngoài

10/ Vì sao khi chế ra, còn có cả HCl, H3PO4, … Khi

10


Bài 3: 5

biến món bọ xít ngâm vào trong nước vôi xảy ra phản

Tính


người

ta

chất

ngâm

vào

hóa

vôi?

thường ứng trung hoà giữa các axit và
nước Ca(OH)2. làm cho bọ xít không còn
mùi hôi.

học

Hiện tượng này tương tự việc bôi vôi

của

vào vết côn trùng cắn, vết phồng xẹp

axit

xuống và không còn cảm giác rát ngứa.
11/ Giải thích câu


- HNO3 rơi xuống mặt đất phản ứng

ca dao:“Lúa chiêm

với các chất có trong đất như: đá vôi

lấp ló đầu bờ

(CaCO3) ,MgCO3,…tạo ra muối nitrat

Hễ nghe tiếng sấm

là những phân đạm cung cấp cho cây

phất cờ mà lên”

xanh tốt:

- Áp dụng tính chất: 2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 +
CO2 + H2O
Axit tác dụng với
muối

2HNO3+ MgCO3 → Mg(NO3)2 + CO2
+ H2O
- Khí CO2 do các phản ứng tạo ra và
do sự thối rữa của xác động thực vật
ẩm ướt cũng làm tăng quá trình diệp
lục hóa (biến CO2 và hơi nước của lá

và thân non thành chất hữu cơ.Ngoài
ra axit HNO3 tạo ra cũng liên kết với
các phân tử khí NH3 tạo muối cũng là
nguồn phân đạm mà cây có thể sử
dụng được.

12/ Vì sao “ Viên
sủi” cho vào nước

-Trong viên sủi chứa một lượng

11


lại sủi bọt?Hãy pha

NaHCO3 và axit hữu cơ có trong quả

chế cố nước chanh

chanh. Khi gặp nước viên sủi tạo ra

có ga?

dunh dịch axit, axit này tác dụng với

- Áp dụng: Củng cố

NaHCO3 sinh ra CO2 thoát ra dưới


bài axit, yêu cầu HS dạng khí
về nhà pha cốc
nước chanh có ga.
13/ Vì sao không

- Axit sunfuric đặc, sánh giống như

nên đổ nước vào

dầu nặng hơn nước. Nếu cho nước vào

axit sunfuric đậm

axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi

đặc mà chỉ có thể

xảy ra phản ứng hóa học đồng thời tỏa

đổ axit sunfuric

nhiều nhiệt nước sôi mãnh liệt và bắn

đậm đặc vào nước ? tung tóe gây nguy hiểm.
Bài 4: 6

- Áp dụng: Dạy mục - Cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm

Một


I/ Tính chất vật lí.

xuống đáy nước khi có phản ứng xảy

số

ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố

axit

đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng

quan

từ từ không làm cho nước sôi lên một

trọng

cách quá nhanh.
Chú ý : “ Phải đổ từ từ ” axit vào nước
và không dùng bình thủy tinh vì dễ vở
khi tăng nhiệt độ
14/ Giải thích hiện

- H2SO4 có tính háo nước rất mạnh, khi

tượng hóa than mà

cho H2SO4 đặc vào đường cát có thành


không cần đốt

phần chủ yếu là saccarozo –

- Áp dụng: Tính háo C12 H22O11 C12 (H2O)11 axit sunfuric
nước của axit

đã hút nước của saccarozo, chỉ còn lại

12


sunfuric

C nên đường dần hóa thành màu đen
C12 H22O11 → 12 C + 11H2O
Đồng thời quá trình tỏa nhiệt mạnh
nên C đã tác dụng với axit đặc tạo
thành CO2 và SO2
C+ H2SO4

→ CO2+ SO2 + H2O

những khí này làm cho đường hóa than
7

phun trào lên miệng cốc
15/ Khi bị bệnh đau

- Thành phần chủ yếu là một loại đá


dạ dày cần phải

BaSO4. Vì tỷ trọng của xương lớn, tia

chụp X quang.

X khó xuyên qua, trên phim chụp có

Trước khi chụp

thể lưu lại những hình ảnh đậm còn tỷ

phim thì bác sỹ

trọng của dạ dày và các tổ chức xung

thường cho bệnh

quanh tương đối mềm nên ảnh chụp

nhân ăn một thứ

không rõ nét.

thức ăn ở dạng hồ

Khi bệnh nhân ăn xong, BaSO4 đã vào

trắng. Đó là chất


tới dạ dày thì tiến hành chụp X quang

gì? Tác dụng?

bởi vì BaSO4 ngăn cản tia X rất tốt. Từ

- Áp dụng: Mục V/

đó thầy thuốc có thể chẩn đoán chính

Nhận biết axit và

xác tình trạng dạ dày.

muối sunfat

3 .3. Tiến hành kiểm tra thực nghiệm
Giáo viên cho nhóm thực nghiệm tiến hành kiểm tra 15 phút sau đó chấm
bài theo thang điểm và đáp án đã xây dựng , nhóm đối chứng giáo viên lấy bài
kiểm tra đã có trước đó

13


Để đảm bảo tính khách quan khi chấm bài giáo viên đã mời cô: Trần Thị
Thu tcùng chuyên môn Hóa tham gia chấm bài.
Nội dung kiểm tra : Từ bài 2 đến bài 4 của chương 1: Các loại hợp chất vô
cơ sgk hóa học 9
Đề và đáp án bài kiểm tra của nhóm học sinh thử nghiệm gồm 08 câu hỏi

trắc nghiệm như sau:

Đề và đáp án kiểm tra sau tác động
A. Đề kiểm tra:
Em hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: CO2 được coi là ảnh hưởng tới môi trường vì:
a. Rất độc

b. Không duy trì sự sống

c. Làm giảm lượng mưa

d. Gây hiệu ứng nhà kính

Câu 2: Khí thải công nghiệp và khí thải từ các động cơ đốt trong chủ yếu
là các khí:
a. SO2, H2

b. SO2, Br2

c. SO2 , O3

d. NO, SO2, NO2, CO2

Câu 3: Nhận biết các chất rắn màu trắng: CaO, Na2O, P2O5 có thể dùng
các cách sau:
a. Hòa tan vào nước và dùng quỳ tím
b. Hòa tan vào nước và dùng khí CO2
c. Hòa tan vào nước, dùng khí CO2 và quỳ tím
d. Dùng dung dịch HCl

Câu 4: Oxit của một nguyên tố có hóa trị (II) chứa 28,57% Oxi về khối
lượng. Hỏi nguyên tố đó là nguyên tố nào sau đây? Giải ngắn gọn về cách lựa
chọn.

14


a. Cu

b. Fe

c. Ca

d. Mg

Câu 5: Có các Oxit sau: , K2O, CaO, SO2 , CO2 , CuO, N2O5 , P2O5 ,
Fe2O3 , SO3
Những oxit tác dụng với dung dịch axit là dãy oxit nào sau đây:
a. CaO, CO2 , CuO, P2O5 , Fe2O3
b. K2O, CaO, CuO, Fe2O3
c. K2O, CaO, N2O5 , P2O5 , SO3
d. CaO, SO2 , CO2 , CuO, N2O5 , Fe2O3
Câu 6: Để cải tạo đất chua người ta thường bón cho đất bằng :
a. CO2

b. CaO

c. K2O

d. Fe2O3


Câu 7: Một bác thợ xây lấy một lượng nước bằng 54% khối lượng vôi
sống để tôi vôi. Lượng nước này lớn gấp mấy lần so với lượng nước tính theo
phương trình?Giải ngắn gọn về cách lựa chọn.
a. 1,68 lần

b. 1,5 lần

c. 1,75 lần

d. 1,25 lần

Câu 8: Ngày 5 tháng 12 năm 1952 tại Luân Đôn( Anh) xảy ra sự kiện”
Màn khói giết người” làm chấn động thế gới. Khói này gây tức ngực, khó thở và
ho liên tục. Khói đó là:
a. Khí Cl2

b. H2S

c. khí NO2

d. khí SO2

B. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: d



Câu 2: d




Câu 3: c



Câu 4: a: 2đ(Khoanh tròn đúng được 1đ, giải thích ngắn gọn cách giải 1đ)
Câu 5: b



15


Câu 6: b



Câu 7: a

2đ ( Khoanh tròn đúng được 1đ, giải thích ngắn gọn 1đ)

Câu 8: d



Bảng 2: Kết quả kiểm tra nhóm thực nghiệm lần 1:
TT

Họ và tên


N1:Đối

TT

Họ và tên

N 2:
Thực

chứng

nghiệm

1

Nguyễn Quang Đông

7

1

Lê Xuân Linh

2

Nguyễn Thị Hà

4


2

Nguyễn Duy Lương

8

3

Mai Thu Hà

6

3

Phạm Thị Mai

9

4

Cao Anh Hiếu

8

4

Trần Văn Ngà

9


5

Nguyễn Xuân Huấn

9

5

Lê Thị Phương

8

6

Nguyễn Khắc Huy

3

6

Nguyễn Thị Sáu

8

7

Trương Thị Huyền

7


7

Trần Thị Thanh

8

8

Lê Xuân Hưng

5

8

Lê Thị Trang

9

9

Cao Văn Kiên

7

9

Trần Thanh Trung

7


10

Cao Thị Lan

7

10

Lê Thị Tuyết

8

11

Lê Khánh Linh

6

11

Nguyễn Thị Xuân

10

7,5

* Kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu
Giáo viên cho học sinh kiểm tra lần 2 với cùng nội dung kiểm tra sau giờ ra
chơi để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu.
Bảng 3: Kết quả kiểm tra nhóm thực nghiệm lần 2 :


16


TT

Họ và tên

1

Lê Xuân Linh

2

Nguyễn Duy lương

3

N 2: Thực nghiệm
7,5
8

Phạm Thị Mai

9

4

Trần Văn Ngà


9

5

Lê Thị Phương

8

6

Nguyễn Thị Sáu

8

7

Trần Thị Thanh

8

8

Lê Thị Trang

9

9

Trần Thanh Trung


7

10

Lê Thị Tuyết

8

11

Nguyễn Thị Xuân

10

Qua 2 lần kiểm tra nhóm thực nghiệm tại hai thời điểm khác nhau của cùng nội
dung kiểm tra, tôi thấy điểm kiểm tra qua 2 lần có sự chênh lệch không đáng kể
so với lần 1. Điều đó chứng tỏ dữ liệu có độ tin cậy cao
Sau khi nhóm thử nghiệm làm bài kiểm tra tôi đã đưa ra phiếu thang đo
thái độ hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh
“ Em hãy đánh dấu X vào ô trống trong các câu sau”
Bảng 4: Phiếu: Thang đo hứng thú học tập của học sinh :
Tôi thích môn Hóa
Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Bảng 5: Kết quả thang đo hứng thú học tập của học sinh:


17


Tôi thích môn Hóa
Đồng ý

Bình thường

8

Số lượng học sinh

2

Không đồng ý
1

4. Phân tích kết quả kiểm tra:
Bảng 6: Thống kê điểm kiểm tra sau tác động

Điểm/ số hs đạt điểm

Số

Nhóm

Nhóm 1: Đối
chứng
Nhóm 2: Thực
nghiệm


HS

1

2

11

0

11

0

3

4.5 5

6

7

8

9

10

0


1

1

1

2

4

1

1

0

0

0

0

0

0

2

7


1

1

Tổng

Điểm

số

trung

điểm

bình

69,5

6,31

89

8,09

Bảng 7: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm

Số học sinh


Giá trị trung bình

Nhóm 1: Đối chứng

11

6,31

Nhóm 2: Thực nghiệm

11

8,09

Chênh lệch điểm

1,78

18


Biểu đồ : So sánh điểm trung bình của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Qua việc áp dụng các biện pháp nêu trên đã thu được những kết quả sau:
Sau tác động kiểm chứng, độ chênh lệch điểm trung bình là 1,78 điểm tức
là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung
bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Từ kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập
của học sinh nói chung và chất lượng mũi nhọn được tăng lên. Điểm bài kiểm
tra nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,09; điểm bài kiểm tra nhóm đối
chứng là 6,31. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy đọ lệch chuẩn là 1,78 có

nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng dạy học kết hợp với giải
thích các hiện tượng thực tế trong môn Hóa học đã tạo hứng thú và nâng cao
kết quả học tập cho học sinh.

PHẦN III . KẾT LUẬN
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết sâu
rộng về các hiện tượng thực tế liên quan đến bôn môn Hóa học.

19


Số lượng học sinh trường THCS Phúc Do ít vì vậy đồng nghiệp có thể
điều chỉnh cách sử dụng thiết kế cho phù hợp với đối tượng, số lượng, số lần
kiểm tra để đề tài mang tính khách quan hơn.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên THCS có thể ứng dụng đề tài này vào
việc dạy học môn Hóa để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Với thời gian có hạn và năng lực cá nhân còn nhiều hạn chế, chắc chắn sẽ
còn nhiều biện pháp, nhiều cách làm hay mà bản thân chưa đề cập tới trong sáng
kiến này. Đó sẽ là những định hướng quan trọng cho bản thân tiếp tục nghiên
cứu trong những năm tiếp theo.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm là của cá nhân tôi làm và có lấy
những dẫn chứng của đồng nghiệp và nghiên cứu các tài liệu tham khảo. Không
coppy trên mạng. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và hội đồng khoa học các
cấp.
XÁC NHẬN

Cẩm Thủy, ngày 20 tháng 03 năm 2013


CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

Hiệu trưởng

không sao chép nội dung của người khác

Đặng Ngọc Dụng
Nguyễn Thị Thúy

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


- Sách giáo khoa Hóa học 9 Nhà xuất bản GD
- Tài liệu : Trắc nghiệm Hóa học 9 Nxb Hà Nội , Câu hỏi và bài tập trắc
nghiệm Hóa học 9 Nxb GD
- Tài liệu tập huấn: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của
BGD&ĐT dự án Việt – Bỉ
- Tài liệu hội thảo sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên: Nguyễn văn
Thắng Giáo viên THPT Bảo Thắng Lào Cai, Tổ Hóa trường THPT Nguyễn Văn
Cừ, ĐăkTo, Kon Tum , Nguyễn Thị phương Dung giáo viên trường THPT Trần
Phú Thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
- Website: Thư viện bachkim, violet, thư viện tài liệu...

21



MỤC LỤC

Phần I: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài

Trang 1

2. Mục đích nghiện cứu

Trang 1- 2

3. Khách thể nghiên cứu

Trang 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 2

5. Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

6. Thời gian nghiên cứu

Trang 2

Phần II: Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận


Trang 3

2. Thực trạng

Trang 3

2.1. Vài nét về tình hình nhà trường

Trang 3 - 4

2. 2. Vài nét về chất lượng học sinh

Trang 4

3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Một số hình thức áp dụng trong dạy học

Trang 4

3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm

Trang 5 - 10

3.3.Tiến hành kiểm tra thực nghiệm

Trang 10 - 13

22



4. Phân tích kết quả kiểm tra
Phần III: Kết luận

Trang 14 - 15
Trang 15

Danh mục các tài liệu tham khảo

Trang 16

Mục lục

Trang 17

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

23



Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

24


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

25


×