Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi cảm nhận tốt các tác phẩm VH thể loại truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 19 trang )

I.Lý do chọn biện pháp
1.Cơ sở lý luận:
Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là ở
tuổi Mầm non. Ca dao xưa có câu “Dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi
vào lịng người và khơng thể nào qn. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những
tiếng ru dịu ngọt của bà của mẹ cất lên: “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc “Con ơi
con ngủ cho ngon”, đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Làm
quen văn học là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm
non. Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình
cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ
như : Lịng u thiên nhiên, lịng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ
những người xung quanh. Thông qua các hoạt động này trẻ tái tạo và sáng tạo
thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của
tác phẩm để nâng cao sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Và đặc biệt hơn, trẻ
đọc thuộc thơ, kể lại dược câu chuyện sẽ phát triển vốn từ, phát triển khả năng
diễn đạt.
Trong hoạt động cho trẻ làm quen văn học thì có hai mảng đó là cho trẻ
làm quen với các tác phẩm truyện và cho trẻ làm quen với các tác phẩm thơ.
Mỗi thể loại đều có vai trị riêng góp phần giáo dục trẻ phát triển tồn diện. Với
thể loại truyện nhiệm vụ của giáo viên mầm non là giúp trẻ cảm nhận được các
tác phẩm truyện bằng các hoạt động như kể truyện cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại
truyện hay dạy trẻ đóng kịch. Hiểu được vị trí vai trị của hoạt động này, mỗi
giáo viên mầm non cần cố gắng hơn để khai thác hết giá trị của các tác phẩm
văn học nói chung, các tác phẩm truyện nói riêng khi cho trẻ làm quen.
2.Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm học gần đây, thông qua việc củng cố “Chuyên đề cho
trẻ làm quen văn học ”. Tôi nhận thấy kết quả chuyên đề đã được nâng cao rõ rệt
xong vẫn chưa được như mong đợi. Một số trẻ chưa thực sự hứng thú tích cực
tham gia vào các hoạt động cho trẻ làm quen văn học. Số trẻ biết đọc thơ diễn
cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa theo bài thơ chưa cao. Đặc biệt khả năng
1




cảm thụ các tác phẩm truyện, kể chuyện sáng tạo của trẻ thì rất hạn chế. Chính
vì vậy tơi ln băn khoăn trăn trở, làm thế nào để khắc phục được những hạn
chế đó. Nên trong năm học 2020-2021 tơi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp :
"Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm nhận tốt các tác phẩm văn học thể loại
truyện” nhằm khắc phục những hạn chế trên.
a.Thuận lợi.
-Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học phục vụ cho chuyên đề “Làm
quen văn học ” tương đối đầy đủ.
-Về phía nhà trường: Ln quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn
nghiệp vụ. Hàng năm nhà trường chỉ đạo việc củng cố chuyên đề này thường
xuyên.
- Phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh đã rất quan tâm đến việc học của
con em mình.
-Về phía giáo viên: Bản thân tơi có trình độ đào tạo trên chuẩn, đã đạt
giáo viên giỏi cấp huyện. Nhiều năm dạy lớp 5-6 tuổi nên đã có kinh nghiệm
trong giảng dạy.
-Về phía trẻ: 100% trẻ đã qua lớp 4-5 tuổi nên rất thuận lợi trong việc đưa
trẻ vào nề nếp.
b- Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn cịn những khó khăn như sau:
- Đồ dùng phục vụ chuyên đề đã đầy đủ theo quy định xong chưa phong
phú đa dạng.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của các cháu.
- Phòng học của trẻ chưa được rộng rãi, chưa có phịng ngủ riêng ( Do xây
dựng theo chuẩn cũ) nên cũng ảnh hưởng đến không gian học tập vui chơi của
các cháu.
-Số trẻ cảm nhận tốt các tác phẩm văn học chưa cao. Đặc biệt khả năng kể
chuyện sáng tạo của trẻ thì rất hạn chế.

c.Thực trạng của vấn đề.
2


-Trước khi áp dụng các giải pháp, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trên một số
nội dung. Kết quả khảo sát như sau:
STT
1

Nội dung khảo sát
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm
quen văn học

Số trẻ đạt

Tỷ lệ %

20/28

71,4

2

Trẻ hiểu nội dung các câu chuyện kể

18/28

64,3

3


Trẻ biết kể lại truyện

12/28

42,8

4

Trẻ biết kể chuyện sáng tạo

11/28

39,2

5

Trẻ biết tham gia đóng kịch

10/28

35,7

Kết quả cho thấy trẻ đạt ở các nội dung trên chưa cao. Thậm chí nội dung
3,4,5 cịn rất thấp.
d.Mục đích ý nghĩa cần đạt.
Tơi áp dụng biện pháp nhằm tìm ra các giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm
nhận tốt các tác phẩm văn học thể loại truyện giúp trẻ hứng thú tham gia các
hoạt động làm quen văn học, hiểu nội dung câu truyện, biết kể lịa truyện, kể
truyện sáng tạo và biết tham gia đóng kịch một số câu truyện.

II. Nội dung.
1.Giải pháp 1: Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen văn
học thể loại truyện.
Với đặc điểm nhận thức của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nên đồ
dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động học tập nói chung, cho hoạt động làm quen
văn học nói riêng cho trẻ là rất cần thiết, việc tư duy của trẻ phải gắn liền với các
hình ảnh cụ thể, sinh động. Hơn nữa với kinh nghiệm sống của trẻ cịn nghèo
nàn thì hình ảnh trực quan cùng với đồ dùng ngộ nghĩnh, màu sắc hấp dẫn sẽ
kích thích khả năng tri giác của trẻ. Góp phần giúp trẻ cảm nhận sâu sắc hơn các
tác phẩm văn học. Trẻ nhớ nhanh và nhớ lâu hơn. Từ đó giúp trẻ thể hiện lại tác
phẩm văn học một cách dễ dàng hơn.
3


Chính vì vậy đồ dùng trực quan trong các hoạt động nói chung và hoạt
động cho trẻ làm quen văn học nói riêng là một trong những yếu tố vơ cùng
quan trọng góp phần giúp trẻ học tốt hơn hoạt động làm quen văn học nhất là
thể loại truyện. Chính vì vậy tơi đã làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động này
như sau:
1.1.Tận dụng vải vụn, len bông để làm rối tay cho các câu chuyện kể.
Từ những nguyên vật liệu tôi đã sưu tầm được như: Vải vụn, sợi bông, len
cũ,cúc áo, tôi đã khâu thành những con rối, những con búp bê để dạy trẻ.
Ví dụ: Làm con vật Thỏ anh, Thỏ mẹ, hay Thỏ em trong câu chuyện “Ai
đáng khen nhiều hơn”. Cách làm như sau:
Đầu tiên tôi vẽ từng bộ phận trên đầu của của con vật như phần mặt phía
trước, nửa đầu phía sau và tai Thỏ ra một miếng bìa cứng, sau đó áp miếng bìa
vào vải màu cho phù hợp với từng nhân vật. Dùng kéo cắt theo đường vẽ rồi
khâu từng bộ phận lại. Sau đó nhồi bơng. Để đầu con rối đẹp, sinh động tôi
dùng những chiếc cúc bỏ gắn làm mắt, mũi, miệng. Cịn thân Thỏ tơi lựa chọn
màu vải cắt thành áo váy, phù hợp với từng nhân vật.

Để dễ sử dụng các nhân vật khi kể chuyện cho trẻ nghe, tôi dùng que tre,
hoặc các chai nhựa để gắn vào.

(Vẽ mẫu ra bìa)

Cắt theo đường vẽ
4


Khâu theo đường đã cắt

Sản phẩm sau khi tạo thành

Với 3 nhân vật Thỏ mẹ, Thỏ anh và Thỏ em tôi vừa tạo ra. Tôi sẽ sử dụng
dạy trẻ trong câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” lúc kể chuyện cho trẻ nghe
lần 3 kết hợp với khung rối.

Sân khấu rối cơ tạo ra
Ngồi 3 nhân vật trên với cách làm tương tự tôi đã tạo ra những con vật
khác như: Mèo, dê, gấu.....
5


Với bộ rối tôi tạo được, trẻ lớp tôi đã rất hứng thú tham gia vào hoạt động.
Đặc biệt khi sử dụng bộ rối này trong góc chơi học tập sách, trẻ lớp tôi các cháu
đã tự sáng tạo ra những mẩu chuyện với các nhân vật này rất hay.

(Ảnh trẻ tự kể chuyện sáng tạo theo nhóm)
1.2. Dùng xốp màu làm đồ dùng cho trẻ.
Từ xốp màu các loại, tôi cũng đã làm các nhân vật khác nhau trong các

tác phẩm văn học mà trẻ được làm quen như: Các nhân vật trong câu chuyện
“Cáo, thỏ và gà trống”, hay các nhân vật trong câu truyện “Chú dê đen”....
6


Cách làm như sau: Tơi tạo hình các nhân vật trên giấy trắng sao cho hình
dáng phù hợp với các nhân vật trong bài thơ, câu chuyện. Sau đó tơi cắt trên
giấy, rồi áp trên xốp màu. Vẽ lại trên xốp sau đó dùng kéo cắt theo đường đã vẽ.
Khi tạo hình xong các nhân vật trên xốp tơi trang trí các chi tiết phụ họa
cho nhân vật thêm sinh động.

Tạo hình các nhân vật

Trẻ cùng cơ làm đồ dùng

(Các nhân vật trong câu chuyện Cáo, Thỏ, Gà trống)
7


Nhân vật chuyện “hai anh em gà con”
Chú dê đen)

(Các nhân vật trong câu chuyện

Ngoài ra, cũng bằng cách làm như trên, tơi cịn dùng xốp màu để cùng trẻ
làm những chiếc mũ các loại từ xốp như mũ hoa, mũ quả, mũ các con vật .....để
dùng trong các giờ làm quen với văn học nhằm tạo hứng thú cho trẻ hứng thú,
tích cực hơn trong các giờ làm quen văn học

Cơ và trẻ cùng làm mũ hoa cúc

Ví dụ: Trong giờ làm quen văn học đề tài “Sự tích lồi hoa cúc”, tơi cho
trẻ trong lớp đội mũ hoa cúc vàng khi tham gia hoạt động. Tôi thấy trẻ lớp tơi rất
hứng tham gia hoạt động. Điều đó góp phần khơng nhỏ giúp trẻ tích cực hơn
trong việc tìm hiểu nội dung câu truyện.
8


Cô cùng trẻ đội mũ khi tham gia hoạt động
Với những đồ dùng tôi tạo được từ xốp màu, tôi đã cho trẻ sử dụng trong
góc chơi “Học tập - sách”. Ở đó trẻ thỏa thuê sử dụng đồ dùng theo ý thích.

Trẻ chơi với các nhân vật một cách hứng thú

Ảnh trẻ kể chuyện sáng tạo cáo, thỏ, gà trống bằng các con rối
9


1.3. Sử dụng vải dạ nỉ để làm đồ dùng cho trẻ.
Với chất liệu từ vải dạ nỉ các màu, cách tạo hình các nhân vật giống như
với chất liệu bằng xốp, xong cách làm thì cầu kỳ hơn một chút. Sau khi tạo hình
xong, cắt theo hình vẽ, rồi dùng kim khâu lại. Và cắt các chi tiết phụ gắn lên cho
phù hợp với các nhân vật.
Ví dụ: Tơi làm các nhân vật trong câu truyện “Ba chú lợn nhỏ”.

Để tạo cảnh cho câu chuyện, tôi sử dụng vải các màu,, tranh xé dán, màu
xốp ....trang trí cho sân khấu, để khi sử dụng sẽ gây được hứng thú cho trẻ.

Trang trí khung rối
10



Với đồ dùng tự làm này tôi đã ứng dụng trong hoạt động cho trẻ làm
quen văn học với đề tài: Kể chuyện “Ba chú lợn nhỏ” ở phần kể chuyện lần 3
cho trẻ nghe

Cơ kể chuyện cho trẻ nghe
Ngồi các nhân vật trong câu chuyện Ba chú lợn nhỏ, với cách làm tương
tự, tơi cịn làm được rất nhiều các nhân vật khác nữa.

Các sản phẩm tạo ra từ vải dạ nỉ
Với cách sử dụng đồ dùng tự làm để dạy trẻ như vậy. Tôi thấy trẻ lớp tôi
rất hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen văn học.
11


Ngồi ra với đồ dùng tự làm này tơi cịn cho trẻ sử dụng để kể chuyện
sáng tạo trong góc học tập sách. Trẻ sử dụng các con rối này kể cho nhau nghe
rất nhiều câu chuyện sáng tạo theo trí tưởng tượng của trẻ

Ảnh trẻ kể chuyện sáng tạo cùng đồ dùng làm bằng vải dạ nỉ
2. Giải pháp 2: Giúp trẻ cảm nhận tốt các tác phẩm truyện thông qua
hoạt động làm quen văn học.
Để giúp trẻ hiểu được nội dung câu truyện, hay kể lại được câu truyện, kể
truyện sáng tạo hoặc đóng kịch được một số tác phẩm thì hình thức hiệu quả
nhất đó chính là rèn trẻ trong giờ hoạt động làm quen văn học. Bởi lẽ chỉ trong
giờ làm quen văn học giáo viên mới có cơ hội tốt nhất để hệ thống hóa kiến
thức cho trẻ.
Hiểu được giá trị của giờ hoạt động cho trẻ làm quen văn học, nên trước
khi xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen văn học thể loại
truyện. Ngoài việc chuẩn bị chu đáo về đồ dùng trực quan minh họa. Tôi đã

nghiên cứu rất kỹ nội dung từng câu truyện cho trẻ làm quen, xem nội dung câu
chuyện đó là gì? Bài học giáo dục trẻ thông qua câu truyện này ra sao? Giọng kể
như thế nào cho phù hợp? Ngữ điệu giọng của nhân vật nào cần phải lưu ý. Rồi
tùy thuộc vào từng loại tiết kể chuyện cho trẻ nghe, hay dạy trẻ kể lại truyện,
hay dạy trẻ đóng kịch để xác định mục đích yêu cầu cho phù hợp với từng loại
tiết. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp. Đảm
bảo trẻ nắm được mục đích yêu cầu đã đề ra.
12


Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với câu truyện “Bơng hoa cúc trắng” chủ đề
gia đình. Loại tiết cung cấp kiến thức mới. Để giúp trẻ nhớ được tên câu chuyện,
nhớ tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu truyện. Cảm nhận được giá
trị nhân văn cũng như bài học quý báu mà nội dung câu chuyện muốn gửi gắm.
Ngoài việc kể cho trẻ nghe diễn cảm câu truyện, thì để giúp trẻ hiểu rõ nội dung
câu chuyện tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại bám sát nội dung để đảm
bảo mục đích yêu cầu đã đề ra như sau:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện “Bơng hoa cúc trắng” có những nhân vật nào?
- Cơ bé đã làm gì khi mẹ bị ốm?
- Ai là người giúp cô bé khám bệnh cho mẹ?
- Sau khi khám bệnh cho mẹ bà cụ bảo cơ bé làm gì?
- Để mẹ được sống thêm cơ bé đã làm gì với bông hoa màu trắng?
- Qua câu chuyện này các con thấy em bé là người như thế nào?
- Qua câu chuyện này các con học được điều gì?
Qua đó tôi giáo dục trẻ: Câu truyện Bông hoa cúc trắng không đơn giản
chỉ cho chúng ta biết nguồn gốc tên của lồi hoa cúc trắng mà câu chuyện cịn
nói về tấm lòng hiếu thảo của người con dành cho mẹ. Qua câu chuyện này các
con cũng đã học được rất nhiều điều. Chúng ta sẽ yêu thương và quan tâm đến
người thân hơn, biết quan tâm giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn và u q

các lồi hoa. Vì mỗi loài hoa đều mang vẻ đẹp và ý nghĩa rất riêng làm đẹp thêm
cho cuộc sống của chúng mình.

13


(Ảnh cô và trẻ đang đàm thoại về nội dung câu chuyện
Bơng hoa cúc trắng kết hợp hình ảnh trên ti vi)
Hay tương tự như với các dạng tiết dạy trẻ kể lại truyện hay đóng kịch
cũng vậy. Tơi cũng phải nghiên cứu rất kỹ nội dung từng câu truyện, xác định
mục đích yêu cầu phù hợp với từng loại tiết để lựa chọn phương pháp, lựa chọn
hình thức tổ chức cho phù hợp. Với cách rèn trẻ trong hoạt động làm quen văn
học, tôi nhận thấy nếu giáo viên tâm huyết, nghiên cứu kỹ mỗi tác phẩm văn học
trước khi cho trẻ làm quen. Lựa chọn đúng phương pháp, hình thức tổ chức linh
hoạt sáng tạo, phù hợp thì việc giúp trẻ cẩm nhận tốt các câu truyện kể để trẻ kể
lại truyện, hay kể truyện sáng tạo hoặc đóng kịch kết quả sẽ rất tốt.

Ảnh cơ dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.

Ảnh trẻ kể chuyện sáng tạo.
14


Cơ dạy trẻ đóng kịch chuyện chú dê đen

Cơ dạy trẻ đóng kịch chuyện hai anh em gà con
15


3.Giải pháp 3. Giúp trẻ cảm nhận tốt các tác phẩm truyện thơng qua

hoạt động góc.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non nên chúng ta
khơng thể nào phủ nhận vai trị của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của
trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được củng cố các kiến thức, kỹ năng đã
tiếp thu được, trẻ được vận dụng những kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân
vào trong q trình chơi. Chính vì vậy tơi đã tận dụng hoạt động vui chơi hàng
ngày của trẻ để giúp trẻ cảm nhận tốt hơn các tác phẩm văn học thông qua góc
sách truyện của lớp.
Ở lớp tơi, trong góc học tập sách của trẻ, tơi có trang trí một góc nhỏ bé
u văn học, ở đó tơi trưng bày rất nhiều các đồ chơi do tôi tự làm ra để phục vụ
các hoạt động làm quen văn học. Tôi trưng bày đồ dùng là các nhân vật trong
các câu chuyện kể theo chủ đề. Hàng ngày khi trẻ tham gia góc chơi này trẻ sẽ
sử dụng những đồ dùng đồ chơi đó để chơi kể chuyện sáng tạo, chơi đóng
kịch....Để giúp các con cảm nhận tốt hơn vể các câu chuyện tôi cũng rất quan
tâm gợi ý trẻ xem nhân vật này có trong câu truyện nào? Câu chuyện đó có nội
dung như thế nào nhỉ? Ai có thể kể lại câu truyện cho cô và các bạn nghe
không? Hay Giọng của nhận vật ấy thế nào? Con thử thể hiện xem giống khơng?
...Cứ như vậy tơi kiên trì cùng trẻ chơi và khai thác giá trị của đồ chơi để giúp
trẻ cảm nhận cũng như nhớ lại các câu truyện đã được nghe tốt hơn, khuyến
khích trẻ có những sáng tạo trong khi kể truyện hay đóng kịch.

(ảnh cơ gợi ý trẻ trong góc bé yêu văn học và ảnh trẻ đang kể truyện sáng tạo)
16


4.Giải pháp 4. Giúp trẻ cảm nhận tốt các tác phẩm truyện thơng qua
hoạt động chiều
Ngồi việc giúp trẻ cảm nhận các tác phẩm văn học trong giờ hoạt động
làm quen văn học, trong hoạt động vui chơi thì trong các buổi chiều tôi cũng
tận dụng cơ hội cho trẻ nghe các câu chuyện kể theo chủ đề, hay cho trẻ ôn lại

một số câu truyện đã được nghe, tôi cũng gợi ý hỏi trẻ để giúp trẻ nhớ kỹ hơn
tên câu chuyện, tên các nhân vật trong truyện, gợi ý để trẻ nhớ được ngữ điệu
giọng của các nhân vật trong truyện và thể hiện lại giọng của nhân vật đó. Tơi
cũng tận dụng đồ chơi tự làm của mình để gợi ý cho trẻ kể chuyện sáng tạo hay
đóng kịch.Với biện pháp như vậy tơi thấy trẻ lớp tôi tiến bộ rất nhanh về các
nội dung trên.
Hay khi trẻ chơi tự do khi chờ bố mẹ đến đón tơi cũng cho trẻ thỏa thích
chơi với các nhân vật theo chủ đề ở góc bé yêu thơ, trẻ có thể chơi theo nhóm, tự
kể cho nhau nghe những mẩu truyện và mình tưởng tượng ra theo từng nhân vật.

(Ảnh cô đang cùng trẻ hoạt động chiều
và ảnh trẻ kể truyện sáng tạo ở góc bé yêu văn học)
III. Kết quả thực hiện
1.Khả năng áp dụng của biện pháp:
Biện pháp của tơi rất dễ áp dụng. Nó đã có hiệu quả tại lớp tôi và đã được
nhân rộng trong phạm vi tồn trường. Tơi tin rằng nếu áp dụng rộng hơn trong
17


phạm vi tồn huyện cũng sẽ góp phần nâng cao kết quả của trẻ trong hoạt động
làm quen văn học.
2.Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng biện pháp:
Qua quá trình thực hiện biện pháp, đến cuối năm học tôi đã khảo sát lại
kết quả của học sinh. Kết quả cụ thể như sau:
ST
T

Nội dung khảo sát

Số trẻ đạt

đầu năm
TS
%

Số trẻ đạt
cuối năm
TS
%

Đánh
giá %
Tăng

Trẻ hứng thú tham gia vào
1

2
3
4
5

các hoạt động làm quen văn
học
Trẻ hiểu nội dung các câu
chuyện kể
Trẻ biết kể lại truyện
Trẻ biết kể chuyện sáng tạo
Trẻ biết tham gia đóng kịch

20/28


71,4

28/28

100

28,6

18/28

64,3

27/28

96,4

32,1

12/28
11/28
10/28

42,8
39,2
35,7

23/28
21/28
20/28


82,1
75
71,4

39,3
35,8
35,7

Qua biểu bảng khảo sát cho thấy : Kết quả sau khi áp dụng biện pháp đã
tăng lên rõ rệt.
IV. Kết luận:
1. Kết luận chung:
Cho trẻ làm quen với văn học thực sự có tầm quan trọng rất lớn trong q
trình chăm sóc giáo dục trẻ. Qua làm quen với văn học giúp trẻ biết yêu thiên
nhiên yêu đất nước, biết yêu cái thiện ghét cái ác, giúp trẻ hình thành và phát
triển nhân cách một cách tồn diện. Vì vậy mỗi giáo viên mầm non chúng ta,
hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm. Cố gắng hết khả năng có thể để đưa trẻ em
đến với kho tàng văn học đầy bổ ích và lý thú một cách hiệu quả nhất.
Việc giúp trẻ cảm nhận tốt hơn các tác phẩm văn học thể loại truyện là rất
cần thiết. Mỗi giáo viên cần làm tốt hơn nội dung này để góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ nói chung chất lượng chuyên đề làm quen văn học nói riêng.
2. Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian thử nghiệm và áp dụng biện pháp,
tôi tự rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
18


Giáo viên cần có lịng nhiệt tình, u nghề mến trẻ,có tinh thần trách
nhiệm cao.
Nắm vững nội dung, yêu cầu của chương trình làm quen văn học theo

phương pháp đổi mới.
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và nhu cầu sở thích của từng
độ tuổi.
Nắm vững nguyên tắc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non.
Lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp từng loại tiết, linh hoạt kết hợp và
sử dụng đồ dùng trực quan cho một tiết dạy.
Chủ động sáng tạo trong chuẩn bị tiết dạy,tích cực tham khảo và học
hỏi kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi qua các đợt tham quan, đợt thi đồ dùng
đồ chơi.
Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh
để phụ huynh học sinh tích cực sưu tầm và tận dụng những nguyên vật liệu sẵn
có, phế liệu trong cuộc sống và trong sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là “Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm nhận tốt các tác phẩm văn
học thể loại truyện”. Do điều kiện thời gian trong khn khổ đề tài này chắc hẳn
cũng cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Xong tơi ln mong được sự đóng góp ý
kiến của các cấp lãnh đạo, và bạn bè đồng nghiệp để biện pháp này của tơi được
hồn thiện hơn ./.
Xin chân thành cảm ơn!
Hoàng An, tháng 10 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Người viết

Nguyễn Thị Yến

19




×