Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm văn học qua thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.94 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Trong suốt quảng đời của mỗi con người ai cũng được trải qua tuổi ấu thơ
cho riêng mình. Dường như những lời ru “ầu ơ”, những câu chuyện cổ tích,
những bài thơ của bà, của mẹ và của côgiáo vẫn còn vang vọng mãi trong lòng
mỗi chúng ta. Khi đã trưởng thành tôi lại mang những câu chuyện cổ tích có
Ông Bụt, có bà tiên …những vần thơ ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng mà rất
thật đến cho các thế hệ mai sau.
Văn học là hơi thở của cuộc sống, là người bạn đồng hành của trẻ thơ.
Mỗi tác phẩm văn học với nội dung lý thú cùng những hình tượng nghệ thuật
trong sáng luôn có sức lôi cuốn sự chú ý, đem lại niềm vui thích cho trẻ nhỏ,
đồng thời cũng mang lại tác dụng giáo dục lớn lao. Vì thế, từ lâu văn học được
xem như là một trong những phương tiện giáo dục phát triển toàn diện về nhân
cách cho trẻ . Văn học là tấm gương phản ánh muôn mặt của hiện thực cuộc
sống. Cuộc sống ấy bao gồm cả thế giới tự nhiên và xã hội, những truyện kể,
truyện dân gian, những bài thơ hiện thực về thế giới của trẻ, giúp trẻ mở rộng
được sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Ở tuổi mẫu giáo bé, thông qua việc
làm quen với các tác phẩm có nội dung đơn giản, gần gũi, trẻ nhỏ sẽ được cung
cấp một số kiến thức đơn giản về thiên nhiên và sinh hoạt xã hội xung quanh,
củng cố và tổng hợp những kiến thức của các bài học khác. Từ đó vốn hiểu biết
và vốn từ của trẻ ngày càng được phát triển và chính xác hơn.
Có thể nói rằng, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trẻ mầm
non mang lại ý nghĩa lớn lao trong việc góp phần phát triển năng lực nhận thức,
đạo đức và thẩm mỹ cho trẻ. Các bài thơ, câu chuyện viết về sinh hoạt đời
thường, về người thật, việc thật, về Lãnh Tụ, về cỏ cây, hoa lá, về con vật...Luôn
thể hiện mong muốn chân thành của các nhà văn, nhà thơ đối với trẻ, mong sao
khi trẻ lớn lên sẽ trở thành những con người khỏe mạnh có những phẩm chất tốt
đẹp của những con người mới trong xã hội. Từ đó góp phần hình thành ở trẻ
những tình cảm, yêu mến, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép, biết giao tiếp, ứng
xử với mọi người xung quanh, biết phân biệt được điều hay lẽ phải, đó là bài
học đầu tiên của cuộc sống nhưng cơ bản cần có ở mỗi con người trong suốt


cuộc đời. Đặc biệt, khi học văn học trẻ được phát triển vốn từ mạch lạc, phong
phú, đủ câu, đúng từ, đúng ngữ pháp, đồng thời với sự hiểu biết và trí tưởng
tượng, trẻ có thể đọc, kể lại được truyện diễn cảm và sáng tạo. Chính vì thế, để
đạt được mục đích trên nên tôi đã nhiên cứu, tìm tòi và mạnh dạn đưa ra: “Một
số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi cảm thụ tốt văn học thông qua thơ”. Làm đề tài
nghiên cứu.
* Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi cảm thụ
tốt văn học thông qua thơ và góp phần làm phong phú nội dung đọc thơ của trẻ,
nhằm nâng cao khả năng cảm thụ các bài thơ, đồng thời phát huy cao nhất được
tính tích cực của trẻ, giúp trẻ phát triển về mọi mặt: Đức- Trí- Thể- Mỹ.

1


* Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi cảm thụ tốt văn
học thông qua thơ.
* Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tốt nội dung, nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Giáo viên xử lý tóm
tắt về các tài liệu có liên quan đến việc cảm thụ văn học qua thơ.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi tiến hành
quan sát hoạt động của trẻ, xây dựng hệ thống câu hỏi đối với trẻ để chúng tôi
khảo sát ,đánh giá trẻ khi cảm thụ văn học qua thơ.
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Qua quá trình quan sát trẻ tôi
thống kê số liệu và xử lý số liệu để đưa ra tỉ lệ % đạt và chưa đạt của trẻ về việc
trẻ 3- 4 tuổi cảm thụ tốt văn học thông qua thơ.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lý luận:
Văn học thiếu nhi có vai trò to lớn trong việc phát triển toàn diện nhân
cách trẻ, về cả đạo đức, về cả trí tuệ và thẩm mĩ. Các tác phẩm trong trường
mầm non thực sự là người bạn đồng hành, người đối thoại với trẻ. Những câu
truyện, bài thơ ấy không thể nói với trẻ bằng những lời thuyết giáo khô khan
mà phải bằng những hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ giản dị, trong sáng để
khơi gợi dẫn dắt các em tìm hiểu và khám phá thế giới, không chỉ là nhận thức
thế giới xung quanh mà trẻ có thể biết cái hay, cái dở, cái thiện, cái ác. Những
hình ảnh của tác phẩm văn học tới trẻ là cả một quá trình bền bỉ và lâu dài. Nó
tác động một cách từ từ, nhưng giá trị nhân văn của nó thì có thể tạo nên sức
mạnh ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ, tâm hồn trong sáng dạt dào cảm xúc và trí
tưởng tượng thì tuyệt vời. Trẻ mẫu giáo, bạn đọc rất ít tuổi, chưa biết đọc, chưa
biết viết, nên hầu hết thơ, truyện đều ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu giúp trẻ dễ nắm
bắt cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu truyện và có thể kể lại truyện,
đọc thuộc thơ dễ dàng. Những nhân vật rất gần gũi, những đồ vật quen thuộc
được thổi vào những yếu tố kỳ ảo, những hình ảnh đẹp, sống động bỗng trở nên
hấp dẫn đối với trí tưởng tượng của trẻ mà giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ
không thể thiếu trong mỗi buổi thực hiện. Vì thế, khi cho trẻ tiếp xúc với văn
học trước hết phải tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, tích cực, tự tin tạo cho trẻ nhiều
cơ hội để trẻ bộc lộ cả cảm xúc bên trong lẫn bên ngoài về các hình tượng nghệ
thuật có trong tác phẩm. Từ đó tôi cần tạo cho trẻ mong muốn được nghe, đọc
như cho trẻ tham gia vào các hoạt động trong ngày như đóng kịch, đọc cho cô và
bạn nghe, kể truyện cùng bạn…Đó là cách giáo dục tình yêu đối với văn học,
đối với cuộc sống, nâng cao cảm thụ văn học trong mỗi trẻ, đem đến cho trẻ ấn
tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân
cách con người.

2



Đây chính là cơ sở lý luận để tôi xây dựng các biện pháp cho đề tài sáng
kiến của mình.
2.2. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi:
Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường đã luôn quan tâm đến cơ
sở vật chất, đồ dùng học tập, đồ dùng chơi được đáp ứng kịp thời thuận tiện cho
việc dạy và học. Trẻ đi học tương đối đều được làm quen và củng cố thường
xuyên nên trẻ đã đi vào nề nếp. Bản thân có trình độ chuyên môn vững, yêu
nghề, mến trẻ. Bản thân đã tham gia đầy đủ các chuyên đề của nghành học mầm
non. Đồng nghiệp luôn giúp đỡ để tôi được trao đổi về chuyên môn, tích lũy
thêm kinh nghiệm qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường. Môn học
này đã để lại rất nhiều bài học đáng quý và đã để lại sự yêu thích trong lòng mỗi
trẻ thơ.
b. Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân
gặp không ít những khó khăn nhất định.
Trẻ 3 – 4 tuổi, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ còn hạn chế vì trẻ còn tính rụt
rè, nhút nhát, cá tính, có trẻ còn nói ngọng... Đa số trẻ ít được tiếp xúc, giao tiếp
với nhiều người nên trẻ rất ít nói chưa thể diễn đạt mạch lạc hết câu chuyện, bài
thơ. Vì đa phần trẻ ở nông thôn nên sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng của bố
mẹ chưa được thường xuyên, khả năng hiểu biết của trẻ về một số lĩnh vực còn
hạn chế, một số trẻ chưa được học lớp nhà trẻ nên các cháu chưa được làm quen
với các tác phẩm văn học và các hoạt động khác.
Mặc dù nhà trường đã đầu tư hỗ trợ đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy
nhưng khi thực hiện tôi vẫn còn lung túng vì hệ thống câu hỏi của cô và đáp lại
câu trả lời của trẻ chưa tương xứng, câu hỏi của cô trở thành những câu hỏi đóng
trẻ không có cơ hội thể hiện bày tỏ cảm xúc bên trong của mình. Vì vậy sự cảm
thụ văn học sẽ phần nào bị hạn chế đối với trẻ. Trước những băn khoăn trăn trở
ấy, bản thân tôi luôn suy nghĩ để tìn ra những cách làm mới để nhằm giúp trẻ mà

lớp tôi chủ nhiệm đạt kết quả cao hơn. Việc đầu tiên tôi đã tiến hành khảo sát ở
trẻ, kết quả cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Đạt
Chưa đạt
Tổng
Nội dung
số trẻ
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ %
Lắng nghe và nhớ
tên bài thơ
Khả năng hiểu nội
dung bài thơ
Khả năng đọc thuộc
bài thơ
Khả năng đọc diễn
cảm bài thơ

30

10

33%

20

67%


30

7

23%

23

77%

30

7

23%

23

77%

30

3

10%

27

90%


3


* Nhận xét
+ Ưu điểm:
Giáo viên đã xây dựng phương pháp đổi mới hình thức cho trẻ để trẻ hứng
thú hoạt động.
Giáo viên đã sử dụng các nguyên vật liệu phù hợp làm đồ dùng dạy học
và đồ chơi cho trẻ.
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy thơ
cho trẻ nó giúp cho tâm hồn của trẻ thơ luôn trong sáng. Đa số các bài thơ cô
đọc phù hợp với chủ đề và độ tuổi, với chủ đề . Ngoài ra còn đảm bảo nguyên
tắc nghệ thuật và giáo dục.
+ Lí do khiến khả năng cảm thụ thơ của trẻ còn nhiều hạn chế.
+ Khó khăn:
Trình độ nhận thức của trẻ ở không đồng đều.
Khả năng chú ý và lắng nghe của trẻ còn nhiều hạn chế.
Mặt khác tuy đồ dùng đồ chơi nhiều nhưng tính thẩm mỹ chưa cao, đa số
đồ dùng tự tạo, nên chưa thu hút được trẻ nhiều. Hơn nữa tuy trẻ cùngđộ tuổi
nhưng sự nhận thức của trẻ vẫn không đồng đều dẫn đến giờ học đạt kết quả
chưa cao. Trong tiết học còn dập khuôn, chưa linh hoạt , chưa có nhiều sáng tạo
do đó tiết học nhàm chán, trẻ chưa chú ý nhiều dẫn đến khả năng hiểu nội dung
bài thơ chưa đạt hiệu quả cao.
Môn văn học đối với trẻ lớp tôi đầu năm còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cháu đi học còn nói chưa thạo, trẻ nói lắp nói ngọng đang còn nhiều, trẻ đang
còn nhút nhát, khi dạy trẻ đọc thơ trẻ còn chưa đọc theo cô được cả câu, việc
dạy trẻ học thuộc một bài thơ và cảm nhận được bài thơ là vấn đề rất khó khăn.
Trẻ chưa có kỹ năng đọc thơ, việc đọc thơ còn tùy tiện ở trẻ còn phổ biến.
Qua bảng khảo sát cho ta thấy số trẻ đạt chiếm tỉ lệ thấp, còn chưa đạt

chiếm tỉ lệ cao, bởi vậy tôi rất trăn trở và băn khoăn mong muốn học hỏi bạn bè
đồng nghiệp, sách báo…để tìm ra những biện pháp giúp trẻ cảm thụ tốt tác
phẩm văn học qua thơ.
2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
* Các giải pháp:
-Tổ chức hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Sử dụng đồ dùng trực quan vào tiết dạy.
- Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ.
- Đọc thơ diễn cảm.
- Kỹ năng, phương pháp đọc thơ diễn cảm.
- Tạo cho trẻ học tập vui chơi lành mạnh, vui vẻ, thoải mái nhất.
* Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Ở tiết học nào cũng vậy muốn nâng cao chất lượng học tập cho trẻ thì việc
đầu tiên người giáo viên phải nắm được đặc điểm nhận thức của trẻ để đưa ra
các mục tiêu và các biện pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng trẻ để tất cả
trẻ đều được hoạt động trong giờ học.

4


Đối với trẻ lớp tôi, tôi đã đề ra các mục tiêu: Với trẻ yếu mục tiêu trẻ nhớ được
tên tác phẩm, tác giả, trẻ khá hiểu được nôi dung bài thơ, học thuộc thơ, còn trẻ
tốt không chỉ mục tiêu có vậy mà trẻ còn phải đọc diễn cảm được bài thơ.
Để đạt được điều đó cô phải gây được hứng thú cho trẻ vào bài bằng những lời
nói nhẹ nhàng, diễn cảm để dẫn trẻ vào bài học. Đặc biệt là cô giáo phải thể hiện
được sự thân thiện, gần gũi qua giọng đọc, cử chỉ, điệu bộ của bài thơ như vậy
sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, qua các hành động cử chỉ cô đọc thơ trẻ sẽ
khắc sâu ấn tượng, giúp trẻ tiếp cận với cái đẹp thông qua thơ .
Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc bài thơ : “ Mùa xuân”

Khi đọc bốn câu đầu cô đọc với giọng điệu vi nhộn, nhấn mạnh vaof câu “
Mùa xuân đến rồi”.
Bốn câu tiếp theo cô đọc hơi cao giọng hơn bình thường, nhấn mạnh
vào các từ: Bông trắng, trời xanh, bồng bềnh, lồng lộng
Sáu câu cuối đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, nhấn mạnh vào các từ: Thênh
thang, xanh rờn, hây hẩy, tươi thắm, đầm ấm, ríu rít.
Đối với bài thơ: “ Mùa xuân” tôi vào bài bằng cách:Các con ơi! Mùa đông đã
qua và mùa xuân đang tới. Các con hãy nhìn ra ngoài hướng về hàng cây trong
sân trường mình xem. Các cây cối đang trút bỏ những chiếc lá già và vàng cuối
cùng để đón những chiếc lá non xanh tươi đang nảy chồi.Để chung vui cùng
mùa xuân cô và các con hãy hát bài: “Mùa xuân đến rồi” nhé!
Buổi sáng trong bài hát “ Mùa xuân đến rồi” có những gì?
À! Buổi sáng của bài hát “ Mùa xuân đến rồi” có nắng lên, có bướm xinh đùa
trên cánh hoa hồng và có những tiếng hát reo mừng của các bạn. Và cô cũng
biết một bài thơ nói về mùa xuân đến như thế nào đấy, các con có biết bài đó có
tên là gì không? Đó là bài thơ “ Mùa xuân” của tác giả Tú Mỡ
Để biết được mùa xuân có những gì, các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Mùa
xuân” của nhà thơ Tú Mỡ nhé!
Tiếp theo tôi giảng từ khó cho trẻ nghe để trẻ hiểu được ý nghĩa của bài
thơ. Sau đó tôi tiến hành đàm thoại và cho cả lớp đọc thơ, tổ đọc, nhóm đọc cá
nhân trẻ đọc và cho trẻ đọc với hình thức nâng cao (trẻ đọc cô giáo chú ý sữa sai
cho trẻ, đặc biệt là dạy cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ).
Cô đọc kết hợp tranh chữ to.
Cuối cùng tôi cho trẻ đi theo đường hẹp lên gắn những bông hoa có màu sắc
theo yêu cầu của cô.
Hát bài: “Mùa xuân” và nhẹ nhàng ra ngoài.
Trong quá trình giảng dạy giúp trẻ cảm thụ tốt thơ cô không xem nhẹ hình
thức nào dù mọi lúc, mọi nơi hay trên tiết học, tôi luôn suy nghĩ và đưa ra yêu
cầu phù hợp với từng hình thức để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, với hình thức
tiết học nội dung phải chi tiết cụ thể những câu hỏi cô đưa ra đàm thoại phải phù

hợp với bài thơ và mở rộng thêm cho trẻ hiều hơn về ý nghĩa của bài thơ .
Với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm tôi luôn vận dụng mọi cơ hội để trẻ học hỏi,
hiểu biết thêm về thơ ca của đất nước.

5


Với biện pháp này trẻ thực sự được hoạt động, được trải nghiệm một cách tích
cực, chủ động, sáng tạo
Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan vào tiết dạy.
Phương pháp trực quan là phương pháp giảng dạy không phải bằng sự
giới thiệu và lời nói mà bằng hình ảnh cụ thể, bằng cảm giác trực tiếp của trẻ, bằn
g sự hướng dẫn hoạt đông của giáo viên. Nhằm hình thành các kỹ năng, kỹ xảo,
đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục.Trẻ thích tranh
minh họa, mô hình, hình ảnh động, rối dẹt…bởi nó mang đến sự sống cho bài
thơ câu chuyện. Các bức tranh, mô hình, những hình ảnh động….ấy làm tăng sự
hấp dẫn, chú ý nghe của trẻ trong giờ học. Có thể nói đây là phương pháp chủ
đạo trong việc nâng cao cảm thụ văn học cho trẻ.
Trước tiên là sử dụng tranh minh họa. Xem tranh minh họa là hoạt động
trẻ rất thích Những tranh đẹp, có nội dung phù hợp vừa giúp phát triển vốn từ,
vừa giáo dục thẩm mĩ – nghệ thuật cho trẻ. Khi quan sát các bức tranh, trẻ vừa
được tiếp nhận thêm những hình ảnh mới đồng thời huy động cả lời đọc, kể của
cô theo trình tự tác phẩm. Như những năm về trước thường thì giáo viên chỉ sử
dụng những loại tranh nhỏ trẻ phải cố gắng nhìn mới tháy rõ được nếu là lớp
đông trẻ; vì thế, trẻ sẽ khó có thể ghi nhớ và cảm thụ hết cái hay cái hấp dẫn
trong các tác phẩm văn học được. Qua đó tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu để vẽ ra
những bức tranh to hơn, hình ảnh của nhân vật tách riêng ra khỏi nền tranh bố
cục, màu sắc tươi sáng, rõ nét đó là “tranh nổi”. Nhằm mục đích cho trẻ được
quan sát rõ nét hơn, khác biệt hơn so với tranh trước đây, sẽ rất hấp dẫn trẻ
trong giờ văn học và tạo cho trẻ, cùng với lời đọc của cô trẻ sẽ nhớ tên bài thơ,

hiểu nội dung của bài thơ nhanh, lâu hơn.
Trẻ mẫu giáo rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại rất tò mò, ham hiểu biết.
Trẻ có thể sẽ hỏi rất nhiều nếu chúng chưa nhận được câu trả lời từ người lớn.
Vì vậy, khi thực hiện dạy học cô cần dựa vào tâm lý của trẻ để đưa ra những
phương pháp, những câu hỏi hay cho riêng mình. Trong tiết thơ, ngoài tranh nổi
ra cô có thể sử dụng rối rẹt.
Ví dụ: Đọc thơ : “Ong và bướm” cô cần chuẩn bị rối rẹt giống trong bài thơ
( rối rẹt) có đế và tay cầm để di chuyển rễ dàng, kết hợp giọng đọc của cô phải
linh hoạt sử dụng những nhân vật di chuyển nhẹ nhàng theo trình tự bài thơ gây
được sự chú ý của trẻ.
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật mà việc áp dụng các
phương tiện kỹ thuật vào dạy học các tác phẩm văn học, nói đến phương tiện kỹ
thuật giáo dục là nói đến các phương tiện ứng dụng trong việc giảng dạy như
kênh hình, máy tính, máy chiếu projector, mát chiếu hắt, ti vi, loa, giúp các nội
dung kiến thức được làm rõ, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn do giáo
viên có thể mô tả được các hình ảnh động, hành động, lời nói xúc cảm của từng
nhân vật như thật. Với các thiết bị hiện có trẻ có thể đọc thơ thông qua các trò
chơi ở mọi lúc mọi nơi mà bình thường không thể thực hiện trên lớp học truyền
thống. Tạo sức hút mạnh mẽ đến trẻ, trẻ hứng thú trong giờ học thể hiện rõ trên
nét mặt tươi cười, háo hức, tò mò khi được cô đọc trên máy chiếu (ti vi ). Qua

6


những hình ảnh rõ nét, đẹp, sống động như thật cùng với giọng đọc thay đổi theo
từng câu thơ, lúc trầm, lúc bổng đã lôi cuốn trẻ bước vào thế giới của những cái
đẹp, kỳ thú hiện ra trước mắt mà ngày thường trẻ không để ý đến. Đó là cái đẹp
về các mối quan hệ thiên nhiên, cảnh vật, về con người với con người, về con
người với thiên nhiên ...Về những lời đối thoại, giao tiếp ứng xử hay, hành động
cử chỉ đẹp,...Tất cả đều có trong văn học. Có thể nói đồ dùng dạy học với việc

sử dụng có hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quyết
định thành công của giờ dạy. Như vậy có thể khẳng định: Muốn nâng cao khả
năng cảm thụ văn học cho trẻ, Giáo viên cần phải sử dụng tích cực, sáng tạo và
phát huy tối đa những chức năng của đồ dùng trực quan nhất là sử dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy.
Dĩ nhiên trong khuôn khổ một giờ học không thể sử dụng mọi loại đồ
dùng trực quan mà cần phải lựa chọn và biết cách sử dụng tùy theo tình hình cụ
thể và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Biện pháp 3: Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ.
Tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường cho trẻ hoat động là rất cần thiết.
XD môi trường học tập là học liệu cho trẻ. Môi trường giáo dục đa dạng, sinh
động, sẽ thu hút sự chủ động, tích cực của trẻ tham gia vào các hoạt động giáo
dục mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Để xây dựng môi trường hiệu quả tôi căn cứ vào nội dung của hoạt động cho trẻ
đến với bài thơ đã được cụ thể hóa trong chủ đề, để từ đó tư duy về nội dung
môi trường cần xây dựng ở các không gian của lớp.
Xây dựng tại mảng chủ đề chính, các góc chơi, xây dựng góc sách, góc cổ tích.
Các góc mang đậm màu sắc, hình ảnh, nội dung của bài thơ.
Tôi luôn tân dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí, sắp xếp các học cụ, đội hình
để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ.
Trong việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học thì tôi luôn tìm tòi sáng
tạo những đồ dùng trực quan dùng để minh họa cho nội dung bài thơ sao cho
thật hấp dẫn trẻ về màu sắc, tính chất ngộ nghĩnh của nhân vật và thật gần gũi
với bản thân trẻ từ đó sẽ tập trung cao độ được sự chú ý của trẻ giúp trẻ tham gia
vào tiết học một cách say mê, chủ động và tích cực.
Kết hợp nhiều loại đồ dùng, con vật mua sẵn như gà, vịt, lợn cây quả và các loại
con vật làm bằng len, xốp, đất nặn... với bàn tay khoé léo của mình tôi làm
những bức tranh bằng bông len, dựng mô hình bằng sa bàn, hay sử dụng rối tay,
tranh cắt rời.
VD: Ở chủ đề Thế giới động vật.

Chuẩn bị dạy bài thơ “ Đàn gà con”
Tôi xây dựng trong góc cổ tích mô hình đàn gà con, gà mẹ , những quả trứng
tròn. Những bãi cỏ. Trẻ được vào thăm vườn cổ tích, được quan sát mô hình, trẻ
sẽ tư duy, tưởng tượng ra nội dung của bài thơ theo trí tưởng tượng của trẻ, giúp
trẻ tự đặt ra câu hỏi và cũng như các câu trả lời trẻ sáng tạo.
+ Tôi đã làm cho một chú gà mẹ và đàn gà con bằng len có màu sắc đẹp, trông
rất ngộ nghĩnh đáng yêu để cảm nhận được tình yêu mẹ dành cho con.

7


Để phát triển vốn từ, vốn hiểu biết của trẻ đối với các sự vật, hiện tượng,
các đặc điểm, hình dáng, cấu tạo của một số nhân vật thường xuyên hiện trong
bài thơ thì việc chuẩn bị báo họa mi, tranh ảnh rất cần thiết.
VD: Đặt tạp chí giáo dục mầm non, sưu tầm tranh ảnh, sách thơ về chủ đề
thế giới động vật.
Hàng ngày cô cho trẻ xem báo họa mi, sách vào những giờ chơi đón, trả trẻ
qua những lần xem báo trẻ quan sát, tiếp xúc với các loại tranh về con vật,
gà,vịt, mèo, chó, lợn... và tôi đọc cho trẻ nghe những bài thơ có nội dung giáo
dục trẻ, gần gũi với các hành vi bảo vệ động vật của trẻ... Tạo cho trẻ có thói
quen thích nghe cô đọc thơ, thích được đọc thơ.
Xây dựng góc tuyên truyền: Là một công việc chuẩn bị hữu ích trong việc
hướng trẻ làm quen với các bài thơ, làm cho trẻ có lòng ham muốn, được hiểu
nội dung bài thơ, thích được nghe cô đọc thơ.
VD: Ở chủ đề “ Tết và mùa xuân” Sưu tầm các bức tranh có nội dung như
tranh về mùa xuân, cây đào...
- Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên.
Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển
truyện, tạp chí.

Ngoài ra tôi còn sưu các sách văn học, các hoạ báo, tập chí, lịch cũ, nguyên
liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc sách” mang nội dung văn học, tại
“Góc sách” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo.
Xây dựng góc sách để trong giờ chơi trẻ được chủ động xem tranh, xem
sách. Thông qua đó để làm quen với nội dung các bài thơ
Thông qua các bức tranh về bài thơ, trẻ tự đặt câu hỏi về nội dung của bức
tranh, tư duy về bức tranh thành những bài thơ theo trí tưởng tượng của trẻ
Để góc sách được phong phú giáo viên càn sưu tầm các loại sách, tranh thay
đổi tranh, sách theo từng chủ đề, nội dung tác phẩm văn học mà trẻ sẽ xem đểtránh
sự nhàm chán.Để thuận tiện và hiệu quả của góc sách đối với giáo dục trẻ, viêc bố
trí, sắp xếp các trang sách phải vừa tầm ngắm của trẻ, giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng

8


Sau đó cô đọc thơ cho trẻ nghe về nội dung những bài thơ như “Mùa xuân”
“Cây đào” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh thơ đó dần dần trẻ có thể tự đọc.
Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung bài thơ cô đã
đọc rồi trẻ tự kể đọc khớp với nội dung bài thơ mà trẻ tri giác.
Trong góc chơi với các tác phẩm văn học đó, tôi có chú ý sưu tầm nhiều
“nguyên liệu”. Các tác phẩm văn học dân gian như ca dao, tục ngữ, vè...cũng
luôn được các trẻ trong lớp biểu diễn tại góc chơi này. Trong quá trình trẻ biểu
diễn, thể hiện đó tự trẻ đã cảm nhận được nhịp điệu, câu từ trong các bài thơ
Trẻ hứng thú, tri giác nhanh hơn, nhớ lâu hơn và cảm nhận được tác phẩm
một cách sâu săc hơn.
Biện pháp 4: Đổi mới , sáng tạo hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học.
Việc thay đổi các hình thức cho trẻ LQTPVH đòi hỏi giáo viên phải nắm vững
phương pháp và nội dung thực hiện các thể loại văn học được gợi ý trong kế
hoạch chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra giáo viên phải hiểu được

sáng tạo hình thức tổ chức có nghĩa là: Trong mỗi hoạt động cho trẻ học thơ giáo
viên phải nghĩ ra được các hình thức hoạt động sinh động để chuyển tải nội
dung, yêu cầu của bài dạy đến với trẻ. Hình thức đó phải phù hợp với hoạt động
của trẻ, có tính mới lạ với trẻ.
VD:
Khi tổ chức hoạt động cho trẻ học thơ- Bài thơ “ Cây đào” Thông thường
giáo viên vẫn thực hiện như : Cho trẻ ngồi vào vị trí, dùng lời giới thiệu dẫn dắt
để trẻ biết bài thơ cô đọc; cô đọc diễn cảm lần 1, lần 2 đọc sử dụng tranh, lần 3
theo mô hình, đàm thoại theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị
Như vậy có thể xem là tổ chức một hoạt động dạy thơ đạt yêu cầu. Nhưng nếu
chỉ như vậy thường xuyên, trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán, khả năng tiếp thu của trẻ
hạn chế, trẻ thụ động theo trong tiếp thu kiến thức kỹ năng.
Nhưng cũng hoạt động cho trẻ học thơ- bài thơ “ Cây đào” tôi sáng tạo
đổi mới hình thức tổ chức bằng cách: Tôi tạo một mô hình khu vườn cổ tích
trong lớp, trước khi vào hoạt động cho trẻ đến thăm khu vườn mùa xuân, trẻ
được quan sát mô hình với những hình ảnh sinh động, mới lạ. Như vậy trẻ sẽ rất
thích thú, tập chung chú ý đẻ tìm tòi những điều mới lạ trong các hình ảnh có
trong bài thơ. từ đó nảy sinh trí tưởng tượng của trẻ bằng nhu cầu đặt ra các câu
hỏi: Cây gì đây nhỉ? cây này để làm gì?...và thể hiện cảm xúc vui thích. Lúc này
giáo viên sẽ đặt lại câu hỏi để kích thích tính tò mò cho trẻ, hướng trẻ vào hoạt
động sẽ được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về nội dung bài thơ như: các con muốn
biết cây đào vì sao lại lốm đốm những nu hồng không? Các con có biết vì sao
cây đào lại nho nhỏ không? và ngay lúc này đây cô mở cánh cửa bí mật để trẻ
bước vào thế giới mà trẻ đang muốn biết, qua việc cô đọc thơ cho trẻ nghe.
Đó là sáng tạo hình thức cho trẻ LQTPVH qua thơ ngay từ đầu hướng trẻ
vào hoạt động. còn trong suốt quá trình trẻ hoạt động cũng vậy, cũng cần phải có
hình thức sáng tạo làm thay đổi tư thế, tâm trạng học cũ của trẻ, chuyển sang một
hình thức làm thay đổi tư thế tâm trạng mới giúp trẻ hưng phấn hơn với hoạt động.

9



Như vậy đòi hỏi giáo viên phải thật sự có tâm huyết, có trí tưởng tượng
về tâm trạng của trẻ trong mỗi hoạt động cụ thể, để tư duy tìm ra các hình thức
sinh động, sáng tạo tổ chức cho trẻ hoạt động.Từ viwwcj trẻ hứng thú hoạt động
thì hiệu quả chuyển tải nội dung đến với trẻ rất cao.
Qua việc thực hiện biện pháp tôi luôn tìm tòi, sáng tạo các hình thức tổ
chức cho trẻ LQTPVH qua thơ, tôi nhận thấy trong tất cả các giờ hoạt động
LQTPVH trẻ đều rất thích và trẻ nhớ tên, nội dung bài thơ, trả lời lưu loát được
các câu hỏi đàm thoại.
Biện pháp 5. Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Dạy trẻ học thơ không chỉ trên tiết học mà tôi còn dạy trẻ qua các hoạt
động khác như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều cũng là điều kiện tốt để
trẻ có thêm kiến thức về thơ ca, tích hợp các môn học khác.
Ví dụ 1: Khi hoạt động ngoài trời, đang thực hiện chủ đề “ Thế giới động vật”
sau khi quan sát có mục đích: Con gà, tôi cho trẻ đọc bài thơ “Đàn gà con”
Hay khi thực hiện chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi cho trẻ quan sát có mục đích:
Hoa sen sau khi quan sát xong tôi cho trẻ đọc bài thơ: “Hồ sen”.
Còn hoạt động chiều tôi cho trẻ ôn lại các bài thơ đã học bằng hình thức tổ chức
trò chơi hay chương trình “Câu lạc bộ bé yêu thơ” nhằm kích thích trẻ nhớ lại
các bài thơ trẻ đã học và kích thích trẻ đọc lại các bài thơ một cách thuần thục và
diễn cảm.
Ví dụ 2: Gìờ hoạt động góc trẻ được tham gia chơi rất hồn nhiên mạnh dạn, có
thể chơi trò chơi :" cô giáo " ở góc phân vai, một cháu làm cô giáo dạy các bạn
đọc thơ từ đó cũng giúp trẻ củng cố những bài thơ đã được học hoặc trẻ được
chơi ở góc học tập xem sách, truyện tranh chữ to, tạo cho trẻ cảm giác là trẻ có
thể đọc được quyển truyện đó hoặc có kể biết rằng quyển truyện đó nói về cái
gì? trẻ có thể dựa vào tranh để khám phá ra các nhân vật, khám phá nghĩa của từ
của câu hoặc trẻ có thể tự vẽ, cắt dán tập làm sách, truyện tranh theo chủ điểm.
Tôi nhận thấy qua giờ hoạt động góc trẻ mạnh dạn, thích giao tiếp và phát triển

nhiều vốn từ, cũng cố lại những kiến thức đã học. Đặc biệt là trẻ rất thích tự lập
trong lúc tự làm sách truyện tranh, phấn khởi và rất thích tham gia chơi ở góc
này .
Tổ chức hoạt động mọi lúc, mọi nơi như vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu thêm kiến thức
trẻ đã học. Mặt khác, học mọi lúc, mọi nơi đặc biệt đối với tiết thơ làm cho trẻ
lúc nào cũng cảm thấy vui tươi, hồn nhiên tạo điều kiện cho trẻ học các môn
học khác có hiệu quả.
Biện pháp 6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:
Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy trẻ đọc thơ là
điều kiện tốt nhất để trẻ phát huy những khả năng cảm nhận và biết đọc các tác
phẩm thơ một cách diễn cảm, thể hiện được giọng điệu, tình cảm của các nhân vật.
Vì vậy, cha mẹ trẻ cần quan tâm xem chương trình học của trẻ trên lớp là gì để về
nhà cha mẹ cùng trẻ ôn lại, hoặc cha mẹ có thể mua cho trẻ các loại sách báo, băng
đĩa các bài thơ phù hợp với trẻ để trẻ được ôn luyện lại các bài thơ mà trẻ đã được
học ở nhà. Vì vậy, tôi đã phối kết hợp với một số hình thức như sau:

10


Qua các buổi họp phụ huynh tôi đưa vào nội dung tuyên truyền về việc dạy trẻ
đọc thơ giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn từ đó để đưa ra
biện pháp cụ thể.
Bằng cách cô ghi các nội dung bài thơ theo từng chủ điểm ở góc tuyên truyền,
nhắc nhở phụ huynh theo dõi và về nhà kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã học.
Động viên phụ huynh cung cấp sách, tranh ảnh cho trẻ.
Hàng ngày giờ đón trả trẻ tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc tiếp thu trên
lớp của trẻ để kết hợp phụ huynh có biện pháp giúp đỡ trẻ, bồi dưỡng cho trẻ.
Ví dụ: Cháu Minh Thư: Đọc bài thơ "Mười quả trứng tròn" thường hay bỏ sót
câu " Tí hon" đọc liên tục là "Vàng mát dịu/ mắt đen sáng ngời", tôi theo dõi để
lúc đón trả trẻ trao đổi với phụ huynh về nhà hướng dẫn trẻ đọc chính xác hơn.

Trên các tiết học tôi đều theo dõi để tìm ra những cái sai của trẻ rồi tìm cách
gặp phụ huynh trao đổi, động viên phụ huynh giúp đỡ thêm cho trẻ ở nhà.
Đối với trẻ tiếp thu bài tốt, đọc thơ hay, diễn cảm tôi cũng gặp và trao đổi phụ
huynh để về nhà bố mẹ động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
Từ đó, vận động phụ huynh đóng góp nguyên liệu, phế liệu làm đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho tiết đọc thơ.
Nhiều gia đình đã nhiệt tình trong việc dạy con thể hiện ở việc làm mô hình gia
đình, làm tranh ảnh về chủ đề ở nhà để tạo nền “tài năng nhí” trong tâm hồn trẻ.
Đặc biệt phụ huynh luôn trao đổi thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm về tình
hình và việc học tập của trẻ để cùng giáo viên tìm ra biện pháp dạy trẻ phù hợp.
Qua biện pháp này trẻ được tiếp cận với bài thơ thường xuyên hơn, trẻ hiểu hơn
về tác phẩm, đọc thơ một cách thuần thục, diễn cảm hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua một năm áp dụng những kinh nghiệm của bản thân giúp trẻ 3- 4 tuổi cảm
thụ tốt văn học qua thơ tại lớp học mình phụ trách tôi đã thu được nhiều kết quả
tốt thể hiện qua bảng khảo sát như sau:
Kết quả khảo sát cuối năm như sau:
Nội dung

Tổng số
trẻ

Đạt
Số trẻ

Chưa đạt
Tỉ lệ %

Số trẻ


Tỉ lệ %

Khả năng lắng nghe
30
30
100%
0
0%
và nhớ tên bài thơ
Khả năng trẻ hiểu
30
25
83%
5
17%
nội dung bài thơ
Khả năng trẻ đọc
30
28
93%
2
7%
thuộc bài thơ
Khả năng đọc diễn
30
20
67%
10
33%
cảm

Sau khi có những biện pháp tác động đó cũng là kết quả trẻ tiếp thu bài
học trên lớp trẻ đã thể hiện được, đã tạo được lòng tin cho phụ huynh và được

11


được phụ huynh tạo điều kiện giúp đỡ và rất phấn khởi khi thấy kết quả của trẻ
thay đổi từng bước nâng cao.
Qua bảng khảo sát đầu năm và cuối năm tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt qua các nội dung
tăng rõ rệt.
+ Khả năng lắng nghe và nhờ tên bài thơ đã đạt 100% tăng 67%
+ Khả năng trẻ hiểu nội dung bài thơ đạt 83% tăng 60%
+ Khả năng đọc thuộc thơ đã đạt 93% tăng 70%
+ Khả năng đọc diễn cảm bài thơ đạt 67% tăng 57%
Với những kết quả đạt được chứng tỏ những biện pháp mà tôi đưa ra hoàn toàn
mang tinh khả thi.
+ Tác dụng của SKKN đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản
thân, của đồng nghiệp
Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ như đọc thơ, ca dao,
đồng dao, sưu tầm được nhiều sách báo,đọc thuộc được nhiều bài thơ ngoài
chương trình.
Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc đặc biệt là góc thư viện.
Tôi đã tân dụng được các nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra nhiều đồ dùng đồ
chơi phong phú đa dạng trong việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Các giáo viên trong tổ chuyên môn nghiệp vụ và giáo viên được phân dạy
thường xuyên dự giờ thao giảng dạy mẫu góp ý đúc rút kinh nghiệm đầu tuần
của mỗi chủ đề.
Họp tổ chuyên môn hàng tháng góp ý, bàn bạc trao đổi những vấn đề con
thắc mắc, những giáo viên đi trước giàu kinh nghiệm hướng dẫn cho giáo viên
mới ra trường làm cho chuyên môn của nhà trường được vững vàng, từ đó làm

cho tình cảm chị em trong trường được gắn chặt với nhau hơn và kết quả chất
lượng của môn văn học được cao hơn.
Với những kết quả đã đạt được như trên là niểm vui, động lực thôi thúc
tôi không ngừng cố gắng tìm tòi, sáng tạo để nâng cao hiệu quả trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ nhằm hình thành và phát triển nhân cách trẻ- những mầm
xanh chủ nhân tương lai của đất nước.
+ Những tiến bộ của trẻ
Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ và nhớ tên bài thơ một cách nhanh chóng hơn
Trẻ nhanh nhẹ, nhạy bén hơn trong trả lời về nội dung của bài thơ
Trẻ thích được nghe cô đọc thơ và được đọc thơ.
Trẻ thuộc bài thơ nhanh hơn.
Trẻ có khả năng đọc thơ một cách diễn cảm hơn
* Bài học kinh nghiệm
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi
cảm thụ tốt văn học thông qua thơ” tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, biết được khả năng
nhận thức của trẻ để có phương pháp hướng dẫn phù hợp cho trẻ từng độ tuổi
- Nắm vững kiến thức dạy trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học.

12


- Vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp giáo dục trong đó phát huy vai
trò của phương pháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm”
- Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc đặc biệt là góc thư viện.
Tôi đã tân dụng được các nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra nhiều đồ dùng đồ
chơi phong phú đa dạng trong việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
-Thường xuyên đổi mới phương pháp trong quá trình dạy trẻ
- Tổ chức cho trẻ LQVTPVH ở mọi lúc, mọi nơi
- Tôi thường xuyên tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, tham gia các lớp

bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên đề, áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với
điều kiện ở địa phương, vừa tầm nhận thức của trẻ. Để từ đó rút ra được kinh
nghiệm trong việc dạy trẻ đạt kết quả cao.
- Đưa công nghệ thông tin vào việc soạn giáo án điện tử và dạy trẻ bằng giáo án
điện tử .
- Phải biết xử lý tốt các tình huống sư phạm luôn tìm cách tạo tình huống cho trẻ
để trẻ có cơ hội bộc lộ năng khiếu sở thích của mình.
- Tạo cơ hội để trẻ được sữa sai những điều trẻ chưa thực hiện được.
- Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh trong công tác dạy trẻ cảm thụ
các tác phẩm văn học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau khi thực hiện tất cả các biện pháp đã đề ra tôi đã nhận được kết quả
rất khả quan, sự cảm thụ các tác phẩm văn học ở trẻ hoàn toàn khác so với đầu
năm học. Bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Khách quan là do
tâm lý trẻ đầu năm mới từ lớp nhà trẻ lên còn bỡ ngỡ một số trẻ mới ra lớp năm
đầu tiên nên trẻ chưa hòa nhập được với trường lớp. Chủ quan là do cô đã, đang
và sẽ vận dụng nhiều phương pháp tích cực theo hướng đổi mới trong việc giảng
dạy môn “ làm quen văn học”. Trẻ được làm quen với các tác phẩm văn học có
khoa học, có hệ thống, có sự đầu tư và quan trọng là sự quan tâm của nhà trường
và phụ huynh hơn đến trường lớp nên trẻ được nâng cao cảm thụ văn học một
cách trọn vẹn hơn.
Những tác phẩm văn học luôn mang đến cho trẻ thơ những khái niệm cơ bản
nhất của cuộc sống. Mọi sự vật hiện tượng, con người diễn ra rất quen thuộc gần
gũi gắn liền với cuộc sống xung quanh chúng ta như: Bài thơ đôi mắt của em,
cháu yêu bà, Thăm nhà bà... phù hợp với tâm lý của trẻ 3- 4 tuổi. Trẻ biết yêu
quý mọi người và cảnh vật xung quanh, biết yêu cái đẹp của cuộc sống. Giúp trẻ
được phát triển toàn diện về ngôn ngữ, về nhận thức, về tình cảm xã hội và thẩm
mỹ.
2. Kiến nghị:

Để thực hiện tốt việc giúp trẻ nâng cao cảm thụ tốt tác phẩm văn học thông qua
thơ rất cần sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Sở, phòng GD&ĐT, nhà
trường và các cấp lãnh đạo vì vậy tôi xin có một số kiến nghị sau :

13


* Đối với Nhà trường:
Ban giám hiệu tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương xây
dựng thêm phòng học cho nhà trường.
Bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho các lớp như: Ti vi, máy chiếu,…
Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm.
Tổ chức các cuộc triển lãm tranh thơ, làm đồ dùng đồ chơi tại trường cho trẻ
cùng tham gia.
Xây dựng các tiết dạy mẫu để giáo viên được dự giờ rút kinh nghiệm
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi rút ra trong quá trình giảng dạy về “Một
số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi cảm thụ tốt văn học thông qua thơ” với mong
muốn giúp trẻ nhận thức đúng và hiểu được nhiều điều của cuộc sống thông qua
các tác phẩm văn học mầm non nói riêng và văn học thiếu nhi Việt nam nói
chung.Từ đó trẻ được nâng cao khả năng căm thụ văn học tốt hơn. Rất mong
nhận được sự đóng góp, xây dựng kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để
sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày 26 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của

người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đoàn Thị Xuân

14



×