Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi cảm thụ những làn điệu dân ca bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.47 KB, 51 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng.
Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống
xã hội của con người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo
những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non
được triển khai theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”. Và giáo dục âm
nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần của
bé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở tuổi mầm
non. Những giai điệu vui tươi, trầm bổng, sự phong phú của âm hình, tiết tấu và
màu sắc âm thanh của các thể loại âm nhạc đưa con trẻ vào thế giới của cái
đẹp một cách hấp dẫn và thú vị. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ: đối
với trẻ ở lứa tuổi mầm non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ
thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của
giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm
nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người;
hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính
tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là
phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí
tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và
hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm
nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài
hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục
âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
1


Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được
coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của


âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi
máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi
người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và
học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
Đối với trẻ mầm non, trẻ đã có khả năng tiếp nhận âm nhạc từ khi còn trong
bụng mẹ cho đến khi còn nằm trong nôi, từ những lời ru, tiếng hát của bà, của mẹ,
những câu hát dân dã đã nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ thơ. Chính từ những câu hát
ru quen thuộc ấy mà tình yêu quê hương đất nước, yêu con người của trẻ lớn dần
lên mỗi ngày. Vì vậy, để phát triển và chắp cánh thêm cho tâm hồn bé bỏng ấy của
trẻ thì giáo dục âm nhạc là phương tiện đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là
những giai điệu âm nhạc truyền thống lâu đời đã đi sâu vào tâm thức của trẻ thơ.
Do đó cần phải cho trẻ mầm non tiếp xúc với dân ca càng sớm càng tốt. Hiện nay
tại một số trường mầm non, trẻ mẫu giáo vẫn chưa có cảm nhận sâu sắc về dân ca,
nhất là dân ca Bắc bộ. Chính vì lí do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Một số
biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ những làn điệu dân ca Bắc Bộ”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu để làm rõ thực trạng dạy và cảm thụ những làn điệu dân ca Bắc bộ
của trẻ 5-6 tuổi. Từ đó đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả
năng cảm thụ những làn điệu dân ca Bắc Bộ.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ những làn
điệu dân ca Bắc Bộ.
3.2.

Khách thể nghiên cứu


2


Quá trình tổ chức các hoạt động âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả
năng cảm thụ những làn điệu dân ca Bắc Bộ ở trường mầm non.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, tôi tâp trung nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi
cảm thụ những làn điệu dân ca Bắc Bộ ở trường mầm non.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu áp dụng các biện pháp đã đề xuất khả năng cảm nhận các làn điệu dân ca
Bắc bộ của trẻ sẽ tốt hơn, trẻ sẽ có những hiểu biết về văn hóa các dân tộc Việt
Nam.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Hệ thống một số vấn đề cảm thụ những làn điệu dân ca Bắc bộ của trẻ 5-6 tại
một số trường mầm non để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ về những làn điệu dân ca
Bắc Bộ.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu lý luận như: phương pháp nghiên
cứu tài liệu, phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại
và hệ thống hóa lí thuyết, phương pháp giả thuyết và phương pháp chứng minh để
tìm hiểu những vấn đề lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn


7.2.1. Phương pháp thực nghiệm
7.2.2. Phương pháp quan sát
Để nghiên cứu chính xác tôi tiến hành phương pháp quan sát trẻ trong hoạt
động âm nhạc nhằm tìm hiểu về khả năng cảm thụ dân ca Bắc Bộ của trẻ.
7.2.3. Phương pháp trò chuyện

3


Trong quá trình điều tra thực nghiệm ở trường mầm non, tôi kết hợp với trò
chuyện để thu thập thông tin để làm chính xác hóa quá trình nghiên cứu. Đồng
thời trò chuyện để có thêm thông tin về khả năng cảm thụ dân ca của trẻ.
7.2.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Sau khi làm thực nghiệm, tôi tiến hành xử lí các số liệu bằng thống kê toán
học để xác định kết quả thu được và đánh giá mức độ cảm thụ dân ca Bắc Bộ của
trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Tình hình nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay thời cổ đại, ở Trung Quốc, Khổng Tử đã cho rằng âm nhạc có tác
dụng làm thay đổi đạo đức và tập quán xã hội. Tuân Tử trong cuốn “Luận về âm
nhạc”, có viết: “Âm nhạc nhập vào lòng người rất sâu, cảm hoá người rất nhanh.

Nhạc mà bình thì dân hoà không bị dục vọng lôi cuốn. Nhạc nghiêm trang thì dân
tề nhất mà không loạn. Trái lại, nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc thì dân sa đà, bi
tiện”. Như vậy, bản chất của âm nhạc và nghệ thuật nói chung là cái đẹp và cái
thiện. Trong thời đại của chúng ta hiện nay và lịch sử tương lai của nhân loại cũng
đều như vậy.
Một nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Áo tại Salzburg được xuất bản trên
tạp chí The Vienna Medical Weekly đã chỉ ra rằng âm nhạc có thể là chìa khóa
giải quyết căn bệnh đau lưng. Nhà tâm lý học lâm sàng Franz Wendtner, người
đứng đầu cuộc nghiên cứu nói: “Âm nhạc là một phần quan trọng trong sức khoẻ
thể chất và tinh thần của con người - kể từ khi chúng ta còn là những đứa trẻ trong
bụng mẹ, chúng ta đã biết lắng nghe nhịp tim và nhịp thở của mẹ mình. Nghe
nhạc khoảng 25 phút mỗi ngày trong ít nhất 10 ngày có thể giúp ngăn ngừa đau
lưng và giúp bạn ngủ ngon hơn”. Các chuyên gia tin rằng dòng nhạc cổ điển như
nhạc của Mozart hay Beethoven đều có thể giúp giảm cơn đau. Những thể loại
nhạc du dương và êm ái khác cũng mang lại những kết quả khả quan.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Sogn Og Fjordane của Na Uy
Đã phát hiện ra âm nhạc có khả năng làm hạn chế bện mất trí nhớ.
Một nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo hàng năm của Hiệp hội Tim
mạch Châu Âu tại Amsterdam đã chỉ ra rằng trong thực tế, âm nhạc có thể tăng

5


cường khả năng hoạt động của tim - và cải thiện sự phục hồi của bệnh nhân bị
bệnh tim…..
Không chỉ có vậy, âm nhạc còn giúp con người, nhất là thời thơ ấu đang
phát triển, lớn lên về mọi mặt: văn, thể, mỹ, đức, trí… Các nghiên cứu khoa học
cho hay âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận rút ra
từ cuộc nghiên cứu do Bộ Giáo Dục Mỹ thực hiện trong 10 năm, với khoảng
25.000 trẻ em. Cuộc nghiên cứu cho thấy các môn nghệ thuật, nhất là âm nhạc, đã

giúp các em có những tiến bộ rõ rệt trong các môn toán, lịch sử, địa lý… Âm nhạc
làm phát sinh những tình cảm rất đặc biệt. Nó có thể làm cho ta uốn éo thân hình
theo điệu nhạc hay lắc lư cái đầu theo mỗi dòng cảm xúc. Nghiên cứu mới nhất
của Anne Blood và các đồng nghiệp ở Viện thần kinh trường Đại học Mc Gill
(Montréal – Canada) khám phá ra rằng, những vùng trong não chịu sự tác động
của âm nhạc rất khác so với quá trình cảm xúc và nhận thức đã biết. Họ xác nhận
sở thích âm nhạc cũng có chỗ đứng trong não, bằng kỹ thuật chụp ảnh, người ta
ghi nhận những vùng chịu sự tác động của âm nhạc nằm phần lớn ở bán cầu não
phải, phần giầu cảm xúc nhất và chiếm một vị trí riêng biệt trong vùng dành cho
sự thể hiện các cảm xúc.
Trên đây là một vài những nghiên cứu lớn về tác động của âm nhạc tới con
người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Như vậy, có thể thấy âm nhạc có vai
trò rất quan trọng trong đời sống của con người nói chung, lứa tuổi mầm non nói
riêng. Vì vậy, việc cho trẻ em làm quen với các tác phẩm âm nhạc ngay từ khi còn
nhỏ là một việc làm thiết thực. Đó là điều vô cùng quan trọng mà gia đình, nhà
trường và xã hội cần phải hiểu rõ để có những đầu tư, quan tâm.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở Viện Y học Ứng
dụng Việt Nam về tác dụng của âm nhạc đối với trẻ mầm non. Các nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với âm nhạc có thể bắt đầu từ những ngày đầu đời, chẳng
6


hạn trẻ sơ sinh nghe mẹ hát khi đang được bế ẵm. Trong quãng thời gian này, trẻ sơ
sinh phát triển nhận thức sớm nhất về âm vực, giai điệu và nhịp điệu, những nền
tảng thần kinh này sẽ ghi dấu trong quá trình phát triển của não bộ. Trẻ nhỏ có thể
nhận biết sự thay đổi của cao độ âm thanh – hay âm vực, khả năng tưởng như
thuộc về người lớn này cho phép trẻ học âm nhạc và cũng là lợi thế để học ngôn
ngữ. Đồng thời, trẻ có thể nhận biết nhịp và vần điệu. Các bán cầu não nhạy cảm
với các nốt âm nhạc cũng như sự khác biệt giữa hợp âm thuận tai và hợp âm

nghịch tai. Giai đoạn trẻ tập đi, trẻ có thể vừa nghe vừa tham gia quá trình tạo âm
nhạc cũng như chơi trò chơi vần điệu. Trong một nghiên cứu, trẻ mẫu giáo dù chỉ
trải qua 20 ngày giáo dục âm nhạc (nhịp điệu, âm vực, giai điệu, giọng nói và cảm
nhạc) đã tăng chỉ số thông minh về ngôn ngữ trung bình 90% đối với những trẻ
không được giáo dục theo cách đó.
Một số nhà sư phạm nghiên cứu đưa dân ca vào chương trình giáo dục phổ
cập. Ví dụ: Trong chương trình Tiểu học có “Inh lả ơi”- Dân tộc Thái, “Hát
mừng”- Dân ca Hrê,…
Đối với chương trình giáo dục mầm non chú trọng cho trẻ làm quen với dân
ca qua hình thức nghe cô hát, từ năm 1993- 1996, Vụ Giáo dục Mầm non đã thực
hiện chuyên đề giáo dục âm nhạc.
Việc lựa chọn và dạy dân ca cho trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo là vấn đề khá
mới mẻ. Một số tài liệu mà tôi tiếp cận: Luận văn tốt nghiệp đại học của Phan
Phương Đông “Bước đầu dạy hát đồng dao phổ nhạc của Phạm Tuyên” cho trẻ 45 tuổi.
Gần đây là luận văn của thạc sĩ Phạm Thị Hòa “Nghiên cứu âm nhạc đối với
trẻ tuổi mẫu giáo” là công trình nghiên cứu cơ bản trong chương trình “Tính giáo
dục truyền thống qua các hoạt động âm nhạc”. Tác giả sưu tầm, phân tích một số
bài dân ca mang tính vừa sức.

7


Mỗi loại đề tài trên đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau của quá trình
nghiên cứu âm nhạc, đã tạo cho tôi nhiều hứng thú. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt
đầu năm học, tôi đã thử lồng ghép một số bài dân ca vào các chủ điểm. Tôi nhận
thấy rằng, trẻ rất hứng thú với những bài hát dân ca. Trẻ hát say mê và thuộc rất
nhanh những bài hát đó. Và khi tôi cho biểu diễn múa thì trẻ càng say mê và thích
thú hơn, trẻ biểu diễn như những diễn viên thực thụ. Tôi mong rằng, mang dân ca
đến gần với trẻ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
1.2.


Một số khái niệm, thuật ngữ

1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Âm nhạc là gì?
Có nhiều quan niệm khác nhau về âm nhạc nhưng hiện nay số đông vẫn cho
rằng âm nhạc là một bộ mộn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình ý của con
người. Nó được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc
là âm nhạc dựa trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng. Còn khí
nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó
gợi ý, gây cảm giác hơn là nói lên một tình cảm nào rõ rệt.
1.2.1.2. Tên các nốt nhạc cơ bản và ký hiệu
Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO,
RE, MI, FA, SOL, LA, SI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp
lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên
với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).
Để ký hiệu các nốt nhạc trên ta dùng các chữ cái lần lượt là C, D, E, F, G, A,
B tương ứng với DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI.
1.2.1.3. Khoảng cách cao độ giữa các nốt nhạc
Để đo cao độ, tức là độ cao hay thấp giữa các nốt nhạc người ta sử dụng khái
niệm cung và nửa cung. Giữa các nốt Mi-Fa và Si-Do cách nhau 1 nửa cung, giữa
Do-Re, Re-Mi, Fa-Sol,Sol-La, La-Si cách nhau 1 cung.
8


1.2.1.4. Dấu hóa
Dấu hóa là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm
xuống từng nửa cung điều hoà. Một số dấu hóa cơ bản thường thấy đó là:
- Dấu thăng, ký hiệu là # có cao độ bằng nửa cung.
- Dấu thăng kép, ký hiệu là x có cao độ bằng 1 cung.

- Dấu giáng, ký hiệu là b có cao độ bằng 1 nửa cung.
- Dấu giáng kép, ký hiệu là bb có cao độ bằng 1 cung.
1.2.1.5. Khoảng cách trường độ giữa các nốt nhạc
Để đo trường độ, tức độ ngắn hay dài giữa các nốt nhạc, người ta sử dụng
các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau:
- Dấu móc ba, ký hiệu là r, có độ dài bằng 2 dấu móc tư.
- Dấu móc đôi, ký hiệu là x, có độ dài bằng 2 dấu móc ba.
- Dấu móc đơn, ký hiệu là e, có độ dài bằng 2 dấu móc đôi.
- Dấu đen, ký hiệu là q, có độ dài bằng 2 dấu móc đơn.
- Dấu trắng, ký hiệu là h có độ dài bằng 2 dấu đen.
- Dấu tròn, ký hiệu là w có độ dài bằng 2 dấu trắng.

1.2.1.6. Nhịp và phách

9


- Nhịp hay tempo là khoảng thời gian hay một chu kỳ giữa các điểm nhấn trong
một bản nhạc.
- Phách là đơn vị thời gian trong âm nhạc cho biết khoảng thời gian đều nhau trong
một nhịp. Trong phách có phách mạnh và phách nhẹ, phách mạnh chính là các
điểm nhấn của bản nhạc. 1 phách có thể biểu diễn bằng 1 nốt đen, 1 nốt móc đơn
hoặc 2 nốt móc đơn. Số phách trong một nhịp dựa vào số chỉ nhịp, độ dài mỗi
phách phụ thuộc vào số ghi nhịp của nhịp đó ghi ở đầu khuông nhạc.
Ví dụ: Nhịp 2/4 sẽ có 2 phách trong một nhịp, độ dài của mỗi phách bằng 1 nốt
tròn chia 4, tức là 1 nốt đen hay 2 nốt móc đơn, 4 nốt móc đôi. Nhịp 6/8 có 6 phách
trong một nhịp, mỗi phách có độ dài bằng 1 nốt tròn chia 8, tức 1 nốt móc đơn...

Trên đây là một số khái niệm cơ bản trong âm nhạc mà chúng ta cần nắm
vững khi giảng dạy các tác phẩm âm nhạc cho học sinh.

1.2.2. Thuật ngữ
Dưới đây là một số thuật ngữ âm nhạc thường dùng:
A
Âm: Tiếng nhạc, tiếng đàn nói chung
Âm chủ: Âm ổn định nhất của thang âm, có tác dụng xác định giọng và điệu
thức (Anh:Tonic, Pháp:Tonique).
Âm dẫn: Âm bậc VII của gam, còn gọi là cảm âm (Anh: Leatingnote,
Đức:Leitton, Pháp:Note sensible).
10


Âm điệu: Hiệu quả của chuỗi âm thanh có cao độ khác nhau gây đợc một ấn
tợng, một cảm giác nào đó.
Âm giai: Chuỗi âm thanh lên hoặc xuống từng bậc, thờng đợc gọi là gam
(Pháp: gamme)
Âm hình: Hình tợng giai điệu, tiết tấu hoặc hoà âm có nghĩa hoàn chỉnh, rõ
ràng (Anh:Figure)
Âm hưởng: Hiệu quả của âm thanh trong cảm giác ngời nghe.
Âm lượng: Độ đậm nhạc, dày, mỏng khoẻ, yếu của âm thanh.
Âm nhạc: Nghệ thuật dùng âm thanh để thể hiện t tởng, tình cảm con người
Âm sắc: Đặc tính của âm thanh giúp ta nhận rõ mỗi nhạc khí, mỗi giọng người còn gọi là màu âm (Pháp: Timbre).
Âm thanh: Cảm giác chuẩn xác do nguồn rung có chấn động đều, tai có thể
nhận biết, và dùng làm chất liệu trong âm nhạc (Anh: Sound, Pháp:Son).
Âm vực Phạm vi tạo thanh của nhạc cụ và giọng hát từ thấp đến cao
(Latinh:Ambitus, Pháp: Etendue).
Âm át: Âm bậc V của thang âm (Đức, Pháp:Dominante)
B
Bậc: Vị trí âm trong thang âm
Ban nhạc: Nhóm ngời cùng chơi đàn để biểu diễn những bản hoà tấu hoặc
đệm cho hát (Anh:band).

Bán cung: Nửa cung
Bè: Phần nhạc cho một nhóm nhạc cụ hoặc giọng hát cùng loại trong hợp xớng (Pháp: Partie).
Bè tòng: bè đi theo bè chính trong bản nhạc có nhiều bè.
Biến tấu: Trình tấu, thể hiện tác phẩm bằng nhạc khí hoặc giọng hát.
11


Bình: Dấu hoá, xoá ảnh hởng của dấu thang hoặc giáng.
Bình quân luật: Hệ thống chia thang âm tự nhiên thành mời hai nửa cung
đều nhau trong một quãng tám (Pháp: Tempérament égal).
Bội âm, bồi âm: Âm phụ của một âm cơ bản do hiện tợng cộng hởng tạo
nên (Đức: Opertone, Pháp: Harmonique).
C
Ca khúc Bài hát ngắn có bố cục mạch lạc (Anh: Song, Pháp: Chanson).
Ca kịch: Kịch hát có nhạc đệm (Pháp: Opera).
Ca sĩ: Ngời chuyên về hát (Pháp: Chanteur).
Chấm đôi: Chấm bên phải nốt nhạc hay dấu lặng để tăng thêm nửa độ dài
cho nốt hay dấu lặng đó.
Chủ đề: Chuỗi âm thanh có hình tợng dễ nhớ, dễ nhận ra, dùng để phát triển
trong tác phẩm âm nhạc.
Chũm choẹ: Nhạc khí gõ bằng hợp kim đồng còn gọi là Não bạt (Anh:
Cymbals, Pháp: Cymbale).
Chuyển biên: Soạn lại bản nhạc của nhạc cụ này cho nhạc cụ khác hoặc dàn
nhạc biểu diễn (Anh: Transcription, Pháp: arrangement).
Công năng: Động lực trong tiến triển âm nhạc (Pháp: Fonction).
Cồng Nhạc: khí gõ bằng hợp kim đồng (Pháp: Gong).
Cộng hởng: Làm tăng độ vang, ngân của âm thanh (Anh, Pháp:Résonance)
Cộng minh: Khoảng vang, cách làm cho giọng hát vang hơn.
Cung: Đơn vị để đo khoảng cách giữa hai nốt (Anh: Tone, Pháp: Ton).
Cường độ: Độ mạnh nhẹ, to nhỏ của âm thanh.

D
12


Dạ khúc: Bản đàn thể hiện tình cảm thuộc về đêm (Anh, Pháp: Nocturne, :
Notturno).
Dăm kèn: Lỡi gà làm bằng sậy trúc v.v... lắp vào miệng kèn để thổi thành
tiếng. Dăm đơn chỉ một lá, dăm kép có hai lá.
Dân ca: Bài hát lu truyền trong dân gian, thờng không rõ tác giả (Đức:
Volkslied)
Dàn nhạc: Tập thể nhạc công dùng nhiều nhạc cụ để hoà tấu. Dàn nhạc quy
mô hơn ban nhạc (Anh: orchestra, Pháp: orchestre).
Dấu ghi tắt: Dấu ớc lệ để đơn giản lối chép nhạc, đỡ lặp lại những nốt hoặc
nhóm nốt giống nhau.
Dấu lặng: Dấu ngắt, nghỉ, im lặng trong bản nhạc (Pháp: Silence).
Dấu luyến: Vòng cung nối hai hoặc nhiều nốt khác cao độ, phải đàn liền
tiếng, hát liền hơi (Legato).
Dấu ngân tự do: Nửa vòng khuyên nhỏ, có chấm giữa đặt trên hoặc dới nốt
để kéo dài tuỳ. Còn gọi là dẫu miễn nhịp (Pháp: Point d'orgue, : Fermala).
Dấu ngừng tự do: Giống k hiệu dấu ngân nhng đặt trên hoặc dới dấu lặng
để nghỉ dài tuỳ (Pháp: Point d'arrét).
Dấu nối: Vòng cung nối hai hoặc nhiều nốt cùng cao độ, cùng tên, để kéo
dài trờng độ của một âm.
Dấu quay lại Hai chấm đặt trớc vạch nhịp để đàn, hát lại từ đoạn có dấu
giống nh vậy trớc đó (Pháp: Point de reprise)
Dây buông: Dây không bấm (Anh: Open String, Pháp: Corde à vide).
Dịch giọng: Chép hoặc thể hiện bản nhạc sang giọng khác nhng vẫn giữ
nguyên giai điệu, nhịp điệu.
Diễn ca: Kịch hát không có hành động nhiều và trang trí lớn (: oratorio).
Diễn tấu: Thể hiện âm nhạc bằng nhạc cụ.

13


Diễn viên: Ngời thể hiện tác phẩm âm nhạc hoặc sân khấu bằng nhạc cụ,
giọng hát hay động tác.
Đ
Đàn: Tên chung gọi một số nhạc khí dây và gõ.
Đảo: Sự trao đổi bè, giọng, nốt ở chiều dọc trong hoà thanh.
Đảo quãng:chuyển vị trí nốt lên hoặc xuống một quãng tám.
Đảo hợp âm: đổi bè trầm của hợp âm cơ bản.
Đánh số hợp âm: Dùng những chữ số dới dạng các nốt bè trầm để chỉ rõ
hình thái cơ bản hoặc thế đaỏ của hợp âm. Còn gọi là ghi số hợp âm (Pháp:
Chiffrage).
Đảo phách: Đổi thứ tự nhấn phách mạnh, phách nhẹ trong ô nhịp (Pháp:
Syricope).
Điệp khúc: Câu hát, vế nhạc láy lại trong bài hát hoặc bản đàn (Anh, Pháp:
Refrain, Đức: Kehrreim).
Điệu thức: Cung cách tổ chức của một thang âm thể hiện trong thứ tự sắp
xếp các quãng khác nhau (Pháp: Mode).
Điệu tính: Kết quả tiến triển tơng quan giữa một nốt chuỗi hoặc hợp âm, với
một điểm tụ gọi là trung tâm điệu tính hoặc âm chủ (Anh: Tonality, Pháp:
Tonatité).
Đoạn: Thành phần cấu trúc trong tác phẩm âm nhạc.
Độc tấu: Biểu diễn một ngời dùng một nhạc cụ thể hiện là chính (Anh,
Đức, Pháp, : Solo).
Đối vị: Cách viết nhạc nhiều bè, lúc đầu hai bè đối vị gồm từng cặp nốt cùng
giá trị, có tính chất điểm đối điểm (Pháp: Contrpoint).
Đơn ca: Hát một ngời, dùng một giọng hát biểu diễn là chính.
Đúng: Tính ổn định, hài hoà của một số quãng của thang âm tự nhiên.
14



G
Gam: Thang âm bảy bậc tự nhiên trong một quãng tám (Pháp: Gamme).
Gam thứ: Gam bảy bậc có một quãng ba tứ từ âm chủ đến bậc III (một
cung rỡi) (Pháp: Gamme mincure)
Gam trởng: Gam bảy bậc có một quãng ba trởng từ âm chủ đến bậc III (hai
cung) (Pháp: Gamme majeure).
Giai điệu: Chuỗi âm thanh có tổ chức hoàn chỉnh về hình thức và nội dung
(Anh: Molody, Đức, Pháp: Melodie).
Giáng: Dấu hạ thấp nửa cung (Anh: Flat, Pháp: Bémol)
Giao hởng: Hoà tấu lớn, tận dụng sự phong phú đa dạng về hoà thanh, âm
sắc, độ vang của nhiều nhạc cụ, thờng gồm bốn tốc độ tạo thành bốn chơng
tơng phản nhng gắn bó hữu cơ (Anh: Symphony, Đức: Sinfonie, Pháp:
Symphonie, : Sìnonia).
Giọng: Tiếng nói, tiếng hát, bè hát - còn có ý nghĩa là giọng điệu.
Giọng điệu: 1. Một dãy âm tạo thành bất cứ thang âm trởng hay thứ nào, có
quan hệ hoà thanh, có các quan hệ giữa âm chủ với các âm khác. 2. Tính
chất đặc trưng của thang âm, còn gọi là điệu tính (Anh: Tonality, Pháp:
Tonalifé).
I
Improvisation: (Anh) Ngẫu hứng, ứng diễn , ứng tác.
Inganno: ( ý ) Kết hờ, kết giả.
Instrumant: ( Pháp ) Nhạc cụ, công cụ.
Instrumantation: ( Anh, Đức , Pháp ) Phối khí.
In tempo: ( ý ) Trở lạI tốc độ đầu- vào nhịp.
15


Interval, Intervalle: ( Anh, Pháp ) Quãng âm thanh.

Introduction: ( Anh, Pháp ) Khúc dạo đầu.
Invention: ( Anh, Đức, Pháp ) Bản nhạc ngắn viết cho Piano.
Inversion: Đảo.
Ionian Mode: Thang âm nhà thờ giống với thang âm trưởng
Is: ( La tinh ) Ký hiêu bằng chữ La tinh của dấu thăng.
Istesso tempo: ( ý ) Cùng tốc độ.
J
Jam section: Là một nhóm tụ tập các nghệ sỹ, nơi mà ngẫu hứng được nhấn
mạnh và nhạc soạn trớc rất ít. (Jam cũng có nghĩa là ngẫu hứng); Nói đến
buổi biểu diễn tổ chức công phu chính thức hay không chính thức, chung
hay riêng, vì lợi nhuận hay chỉ vì mục đích vui chơi.
Jazz: Một thuật ngữ bao hàm rộng lớn và đa dạng các phong cách Châu Mỹ
- Châu Phi: RACTIME, BLUES, DIXELAND, SWING, BEBOP, COOL,
THIRD STREAM, FREE JAZZ, FUNKY, JAZZ ROCK, và nhiều thể loại
khác không thể phân loại được. Hầu hết đều có tính ngẫu hứng và cảm giác
"swing" không thay đổi, tiết nhịp nổt bật và tiết tấu đảo phách.
Jazz Rock: Một thể loại Jazz cuối những năm 1960 và 1970, ứng dụng các
nhạc cụ điện tử và nhịp nặng của Rock, phần đệm tiết tấu Funk và ngẫu
hứng Jazz; Cũng được gọi là nhạc Fusion.
K
Kadenz: ( Đức ) Kết.
Kettle drum: ( Anh ) Trống định âm.
Key: Giọng điệu, điệu tính. Một dãy âm tạo thành bất cứ thang âm trưởng
hay thứ nào, có quan hệ hoà thanh, có các quan hệ giữa âm chủ với các âm
khác.

16


Keyboard: 1. Bàn phím của các nhạc cụ phím nh ORGAN, PIANO... 2.

Đàn phím điện tử.
Key note: Nốt đầu tiên của một giọng điệu hay thang âm.
Key signature: Hoá biểu; Những dấu thăng hay giáng ở đầu khuông nhạc.
Konser vatorium: ( Đức ) Nhạc viên.
Konzert: ( Đức ) Buổi hoà nhạc- Bản công-xéc-tô.
Konzertmeister: ( Đức ) Trưởng đàn, thường là người chơI Violon ngồi
hàng đầu, có nhiệm vụ độc tấu.
L
Lamentabile, Lamentoso: ( ý ) Than vãn, rên rỉ.
Languendo, Languente: (ý ) Uể oảI, ẻo lả.
Largement: ( Pháp ) Rộng rãi.
Laghetto: (ý) HơI chậm gần nh Largo.
Larghissimo (ý) Rất châm, rộng rãi.
Largo: (ý ) Chậm rãI, phóng khoáng ( chậm hơn Adagio
Largo di molto: thật chậm.
Largo ma non troppo: Đừng chậm quá.
Lead: Bè chính của một chủ đề.
Leading tone, leading note: Âm dẫn; Âm bậc bảy của giọng trưởng và
thang âm thứ hoà thanh
Legatissimo: (ý ) hết sức luyến.
Legato: (ý) luyến tiếng, mềm mạI,êm ái.
Leggiadramente, Leggiadro: (ý) Nhẹ, lóng lánh, duyên dáng, thanh tao.
Leggiermente: (ý) Nhẹ nhàng, thoảI mái.
Leggiero: (ý) Nhẹ.
Lent, Lento: ( Pháp, ) Chậm.
17


Lick: Một câu hay cụm giai điệu. Giống với mô típ.
Lie: ( Pháp ) Luyến nối.

Lithophone: ( Đức, Pháp ) Đàn đá, khánh đá.
Loco, Alloco: (ý) Đàn nh ghi trên bản nhạc ( không lên quãng 8 nữa )
Lustig: ( Đức ) Vui nhộn.
Luth: ( Anh, Pháp ) Đàn luyt dây gẩy cổ xa gốc từ phương đông vào châu
Au từ thế kỷ XVII, bầu đàn tròn không có thành, mác nhiều dây ( có đến 20
dây).
Lyrics: Phần lời của một bản nhạc.
M
Macabre: ( Pháp ) Buồn thảm , tang tóc.
Maggiore: (ý) Trưởng-Thể trưởng ( Anh:Major, Pháp: Majeur).
Malinconico: (ý) Sầu muộn.
Mambo: Một điệu nhảy trong phòng của miền Tây ấn độ nguyên gốc giống
với CHA-CHA và RUMBA
Mandoline: ( Pháp ) Đàn măng đô luyn, nhạc cụ dây gẩy.
Marcato: (ý) Nhấn mạnh.
March, Marche, Marcia, Marsch: ( Anh, Pháp , , Đức ) Hành khúc, nhịp
đi.
Melodie, Melody: ( Pháp, Anh ) Giai đIệu.
Metronome: ( Anh ) Máy gõ nhịp, phát minh từ năm 1816 dùng để ấn định
chính xác các tốc độ diễn tấu.
Mieur,Minor, Minore: ( Anh, Pháp, ) Thứ, thể thứ.
Modal: Âm nhạc mà hoà thanh và giai điệu dựa trên sự sắp xếp của các
Modes. Trong nhạc Jazz, thuật ngữ này còn có nghĩa là âm nhạc dựa trên sự
nhắc lại của một hay hai hợp âm hoặc là âm nhạc dựa trên các mode thay vì
tiến trình hoà thanh
18


Mode: 1. Một thuật ngữ chung áp dụng với tiến trình giai điệu Hy lạp cổ và
thang âm nhà thờ thiết lập vào thời kỳ Trung cổ và được soạn trong hệ thống

thánh ca bi ai (Gregorian chant) Các quãng của những mode Hy lạp cổ được
tính từ trên xuống và các quãng của những mode Trung cổ được tính từ dới
lên. Do vậy nội dung các quãng của hệ thống Hy lạp và hệ thống nhà thờ
khác nhau. Tuy nhiên các mode nhà thờ vẫn còn giữ lại tên gọi Hy lạp. Nếu
ta chơi trên phím trắng của đàn Piano từ nốt D tới D ta được Dorian; từ E tới
E ta được Phrygian; từ F tới F ta được Lydian; từ G tới G ta được
Mixolydian; từ A tới A ta được Aeolian; từ B tới B ta được Locrian; Các
modes vẫn tiếp tục làm nền tảng cho âm nhạc phương Tây qua thế kỷ 17 và
rồi dần dần chi ra con đờng tới giọng trưởng và giọng thứ thông dụng.
2. Sự khác nhau giữa giọng trưởng và giọng thứ (Điệu thức)
3. Một hệ thống ký hiệu tiết tấu được dùng ở thế kỷ 13.
Moderato: (ý) Vừa phải, chừng mực.
Modulation: ( Anh, Pháp ) Chuyển giọng.
Moll: ( La tinh ) Thứ.
Monophonie, Monophony: ( Pháp, Anh ) Nhạc một bè, không đệm hoặc
chỉ đệm đơn giản.
Motif, Motiv: ( Pháp , Đức ) Nét giai đIệu chủ đề.
Motion, Mouvement: ( Anh, Pháp ) Sự tiến triển của giai đIệu.
Moto: (ý) Chuyển động.
Moto perpetuo (ý) Chuyển động không ngừng. Bản nhạc có một nét chạy
duy trì mãi.
Motto: ( Anh ) Câu nhạc ngắn dùng làm chủ đề.
Movimento: (ý) Tốc độ.
Musique: ( Pháp ) Âm nhạc.
M. atonale: Nhạc vô đIệu tính.
19


M. de chambre: Nhạc nghe trong phòng.
M. de chant: Nhạc hát.

M. chiffree: Nhạc số.
M. de cinéma: Nhạc phim.
M. concrète: Nhạc cụ thể.
M. de danse: Nhạc khiêu vũ.
M. descriptive: Nhạc miêu tả.
M. déglise: Nhạc nhà thờ.
M. instrumentale: Nhạc đàn.
M. légere: Nhạc nhẹ.
M. de programme: Nhạc tiêu đề.
M. religeiuse: Nhạc tôn giáo.
M. de scène: Nhạc sân khấu.
M. tonale: Nhạc đIệu tính.
Muzak: Tên thương mại đối với các công ty Mỹ để có được giấy phép sản xuất,
phân phối, và giao thương âm nhạc nền (background) cho tiêu thụ công cộng. Âm
nhạc thương mại
N
Natural: ( Anh ) Dấu hoàn, dấu bình.
Natural minor scale: Thang âm thứ tự nhiên
Nocturne: ( Pháp ) Khúc nhạc ban đêm.
Note: ( Anh, Pháp )Nốt nhạc, âm.
Note sensible: ( Pháp ) Âm dẫn.
Nuance: ( Pháp ) Sắc thái.
O
Oboe: ( Anh, Đức, ) Kèn ô-boa.

20


Octave: ( Anh ) Quãng tám. 1. Một dãy tám âm Diatonic liên tiếp. 2. Quãng
giữa âm thứ nhất và âm thứ tám của dãy âm này.

Open Harmony: Hoà thanh xếp rộng; Một bản phối bè trong hoà thanh bốn
bè, mà ba bè trên có tổng cộng tầm cữ quá một quãng tám.
Opera: Nhạc kịch
Opus: Việc làm, công việc; Viết tắt: Op hay op
Opus number: Một con số theo thứ tự công việc mà người nhạc sỹ đánh
dấu các tác phẩm của mình
Organ: Organ nhà thờ hay organ ống là một nhạc cụ phím và hơi bao gồm ít
hay nhiều ống được chơi từ một hay nhiều bàn phím; có thể có năm bàn
phím dùng cho tay và một bàn phím dùng chân điều khiển.
Orchestra: Dàn nhạc; Một nhóm nhạc công biểu diễn các nhạc cụ cùng với
nhau thường là trong nhạc kịch, Oratorio, hay giao hởng.
Ostinato: Bè trì tục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Overtone: ( Anh ) Âm bồi ( Pháp : Harmoni-que )
P
Panpipe: ( Anh ) Sáo nai, nhạc khí cổ xa của châu Âu.
Part: Bè; Một dãy âm được viết và thực hiện bằng một giọng hát hay nhạc
cụ, hoặc là solo hoặc là chơi cùng nhau
Passing note, Passing tone: Âm lớt; Âm không thuộc hợp âm lớt từ bậc này
đến bậc khác. Chúng thường ở phách nhẹ.
Pedal: ( Anh ) Bàn đạp ở đàn piano để thay đổi sắc tháI tiếng đàn
Forte pedal : Bàn đạp chân phảI, để cho tiếng đàn ngân vang.
Piano pedal : Bàn đạp chân tráI làm nhẹ tiếng đàn.
Pentatonic: Thang âm năm bậc.
Percussion: Nhạc

cụ

bộ




nh:

Bells, Triangle..
21

Drums,

Tamborine,

Cymbals,


Phrase: Một nửa của một chu kỳ tám ô nhịp; Câu.
Phrygian mode: Thang âm nhà thờ phù hợp với thang âm từ nốt E đến E
trên phím trắng của đàn Piano.
Pianino: (ý) Đàn piano nho, kiểu đứng.
Pianissimo: (ý) Rất khẽ. ( viết tắt pp).
Piano: (ý) Khẽ ( viết tắt p ).
Piano assai: (ý) Hết sức khẽ.
Piano a queue ( Pháp ) Đàn piano nằm.
Piatti: (ý) Thanh la ( Anh : Cymbal ).
Piccolo (ý) Sáo nhỏn cao hơn sáo thường một quãng tám.
Pitch: Cao độ.
Pivot chord: Hợp âm trung gian
Pizzicando, Pizzicato: (ý) Búng dây đàn.
Polyphonie, Polypohny: ( Đức, Pháp, Anh ) Phức điệu, đa âm, đa thanh.
Polytonality: Pha trộn nhiều giọng điệu.
Pop(ular) Music: Một thuật ngữ chung để biểu thị các phong cách âm nhạc
đa dạng và rộng lớn, có đặc điểm dễ chấp nhận với số đông khán giả, giai

điệu và hoà thanh dễ nhớ, lời ca đơn giản.
Portamento:(ý)Tiếng vuốt lên không thành bậc trên dây đàn và kèn.Hát
vuốt lên giọng cao.
Prelude: Khúc dạo đầu cho một tác phẩm âm nhạc hay một vở kịch
Prestissimo: (ý) Rất, Rất nhanh, cực nhanh.
Presto: (ý) Rất nhanh.
Presto assai: (ý) Hết sức nhanh.
Progression: Tiến trình
Pulse: Nhấn, đập.

22


Q
Quadro, Quattro: (ý) Hoà tấu hoặc hợp xớng bốn bè, thế kỷ XVIII.
Quarter notes: Nốt đen.
Quartet, Quartett: ( Anh, Đức ) Bản nhạc cho bốn đàn hoặc bốn giọng hát.
Quintet: ( Anh ) Hoà tấu năm đàn, hát năm bè.
R
Ragtime: ( Anh ) Nhạc dân gian Bắc Mỹ là tiền thân của nhạc Jazz.
Rallentamento: (ý) Châm lạI, nhẹ dần. ( viết tắt : Rall ).
Refrain: ( Pháp ) ĐIệp khúc.
Rhythm: ( Anh ) Tiết tấu.
Rhythm section: Một nhóm nhạc công mà chức năng trong dàn nhạc chủ
yếu là đệm. Vai trò này thông thường là người chơi Piano, Bass, và người
chơi Drums nhng chức năng này không phải là độc nhất.
Rinforzando, Rinforzato: (ý ) Mạnh đột ngột, dứt ngay, dùng cho cả một
câu nhạc. ( viết tắt : rfz, rf, rin ).
Riff: 1. Câu nhạc. 2. Cụm hay mảng giai điệu. 3. Chủ đề.
Rim shot: Dùi trống đánh vào viền sắt của trống Snare cùng lúc với mặt

trống Snare đó.
Ritardando: (ý ) Ngập ngừng, chậm dần lạI ( viết tắt : ritard, rit ).
Ritenuto: (ý) Kìm tốc độ ( viết tắt : Rit, riten ).
Rubato: (ý) Tốc độ tự do.
S
Saxophon, Saxophone: ( Anh, Đức, Pháp )Kèn do Adol-phe Sax phát minh
(1846).
Scale: ( Anh ) Thang âm.
Schlag instrumente: ( Đức ) Các nhạc cụ gõ.
23


Score: ( Anh ) Tổng phổ.
Sensible: ( Pháp ) Âm cảm, Âm dẫn.
Sforzando, Sforzato: (ý ) Nhấn rõ, làm nỗi thêm ( viết tắt: sf, sfz ).
Sideman: Tên gọi cho mỗi nhạc công trong dàn nhạc trừ người trưởng ban
nhạc.
Sixteen note: Nốt móc kép.
Solo: (Anh) Độc tấu.
Son: ( Pháp ) Âm thanh.
Song: ( Anh ) BàI hát.
Sound: ( Anh ) Âm thanh.
Sous dominante: ( Pháp ) Hạ át, âm thứ t trong gam, ( Dới âm át ).
Sous médiante: ( Pháp ) Âm thứ hai trong gam,.
Staccato: (ý) Đàn, hát ngắt tiếng, nảy tiếng, ngắn tiếng. Viết tắt Stace hoặc
dùng ký hiệu là dấu chấm trên nốt nhạc.
Style: Phong cách.
Stime: ( Đức ) Giọng, bè.
Stimmgabel: ( Đức ) Thanh mẫu, Âm thoa ( Pháp : Dia-pason ).
Strings: ( Anh ) Gọi chung các đàn dây.

Subject, Subjekt, Sujet: ( Anh, Đức, Pháp ) Chủ đề.
Swing: Phong cách chơi Jazz tinh tế nổi tiếng những năm 1930 với các tên
tuổi nh: Count Basie, Duke Ellington, Jimmie Lunceford, Benny Goodman,
Art Tatum, Roy Eldridge, Coleman Hawkins.
Symphonie, Symphony: ( Pháp, Anh ) Giao hởng.
Syncopation, Syncope: ( Anh, Pháp ) Nhấn lệch, đảo nhịp, đảo phách.
Synthesizer: Nhạc cụ tổng hợp; Thiết bị điện tử có thể tạo ra hoặc biến đổi
bất cứ âm thanh nào qua các nhạc cụ điện tử tổng hợp. Những người tiên
phong là Moog và Buchla giới thiệu vào năm 1960. Thiết bị Synthesizer đầu
24


tiên chỉ là MONOPHONIC (Nghĩa là chỉ có thể chơi cùng một lúc một nốt)
sau này các nhạc cụ hiện đại hơn là POLYPHONIC (Có khả năng chơi
nhiều nốt cùng một lúc). Các nhạc cụ tổng hợp hiện đại thường được gắn
liền với âm thanh cũng nh một vài phơng tiện ghi và thu các âm thanh mới
(chẳng hạn nh khả năng SEQUENCING và SAMPLING)
T
Tabor: ( Anh ) Trống con đánh bằng một dùi.
Tacet: Nghĩa Latin là "yên lặng".
Tambour: ( Pháp ) Trống.
Tango: ( Anh, Pháp ) ĐIệu khiêu vũ phương tây, gốc Phi, pha lẫn chất múa
Tây Ban Nha.
Tema: Chủ đề.
Tempo: ( ý ) Nhịp độ, tốc độ.
Temps: ( Pháp ) Phách.
Tenor ( ý , Pháp ) Giọng nam cao, nhạc cụ cỡ cao.
Tetrachord: ( Pháp ), Tettracorde ( Anh, Đức Pháp ) Chuỗi bốn âm trong
quãng bốn đúng.
Theme: Chủ đề.

Third: Quãng ba.
Third Stream: Một thuật ngữ được giới thiệu trong những năm 1950 để
biểu thị phong cách âm nhạc kết hợp ngẫu hứng Jazz với nhạc cụ và hình
thức tác phẩm của nhạc cổ điển.
Thirty-second note: Nốt móc tam, có giá trị bằng một nửa nốt móc kép.
Tie: Dấu nối - là dấu nối hai nốt có cùng cao độ để sao cho vang lên có
Trường độ bằng hai nốt ban đầu.
Timpani (ý )Trống định âm.
Ton: ( Pháp ) Cung, giọng điệu ( Anh: Tone )
25


×