Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Biện pháp rèn kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.16 MB, 20 trang )

I.Lý do chọn biện pháp
1.Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển tồn diện, hài hịa cả về thể
chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ, hình thành nên những yếu tố đầu tiên của
nhân cách con người. Để đạt được mục tiêu đó một trong những yếu tố quan
trọng là trẻ phải được trang bị các năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực
tư duy với các thao tác cơ bản như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa
trừu tượng hóa.
Kỹ năng so sánh là một trong những kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy
rất quan trọng cần được trang bị cho trẻ từ lứa tuổi mầm non. Kỹ năng so sánh
chính là khả năng sử dụng những tri thức, kinh nghiệm và các giác quan phù
hợp để tìm ra điểm giống nhau hay khác nhau, điểm tương đồng hay khác biệt
giữa hai hay nhiều đối tượng hiệu quả.
Kỹ năng so sánh của trẻ được hình thành và phát triển trong quá trình
nhận biết, lĩnh hội thế giới xung quanh, đặc biệt là trong hoạt động học ở trường
mầm non. Thông qua việc tiếp xúc với các sự vật hiện tượng, trẻ không chỉ
nhận biết được các sự vật hiện tượng một cách riêng lẻ mà còn nhận biết được
mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
Nhờ vậy mà kỹ năng so sánh của trẻ được hình thành và ngày càng hồn thiện.
2.Cơ sở thực tiễn
Trên thực tiễn giáo dục mầm non, giáo viên đã rất quan tâm đến việc phát
triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi. Bên cạnh đó, giáo dục ngày càng đề cao
quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Mọi nhiệm vụ, nội dung và hình
thức giáo dục đều phải được xuất phát từ chính nhu cầu, hứng thú của trẻ. Tuy
nhiên, trong thực tiễn thì khả năng so sánh của trẻ chưa đồng đều, kĩ năng so
sánh chưa cao. Điều này cho thấy cần có biện pháp tác động phù hợp để năng
lực nhận thức nói chung và kĩ năng so sánh của trẻ được phát triển một cách tốt
nhất, tạo tiền đề cho trẻ có được những phẩm chất trí tuệ cần thiết để bước vào
trường phổ thông một cách dễ dàng và thuận lợi.
1




Chính vì những lý do trên, tơi lựa chọn “Biện pháp rèn kỹ năng so sánh cho
trẻ 5-6 tuổi” với mục tiêu phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ, nhằm năng cao khả
năng nhận thức cho trẻ trong quá trình học tập sau này.
a.Thuận lợi
Về phía Phịng Giáo Dục và Đào Tạo đã thường xuyên quan tâm và mở
lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên .
Về phía Ban giám hiệu nhà trường : Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ
sở vật chất, trang thiết bị, các phương tiện hoạt động, quan tâm chỉ đạo sát sao
về chuyên môn nghiệp vụ.
Về giáo viên : Cô giáo có trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm vững
vàng gần gũi thu hút trẻ, chịu khó tìm tịi, sáng tạo trong các hoạt động cho trẻ
khám phá khoa học. Bên cạnh đó bản thân tơi ln u nghề mến trẻ, ham học
hỏi nâng cao chun mơn. Tìm tịi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phụ vụ
tiết dạy và hoạt động vui chơi của trẻ. Nhiều năm là giáo viên giỏi cấp huyện.
Về trẻ: 100% các cháu đến trường đã được học qua các lớp 3 và 4 tuổi
nên các cháu ngoan ngỗn, có ý thức và mong muốn được tìm hiểu, khám phá
những điều mới lạ
Về phía phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm đúng mức đến
trẻ và phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
b.Khó khăn
Về cơ sở vật chất: Diện tích lớp học chưa rộng rãi vì nhà trường xây dựng
từ những năm 2010 ( Xây theo chuẩn cũ) nên phần nào cũng ảnh hưởng đến
không gian hoạt động của trẻ.
Về phụ huynh: Vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến
việc học của con em mình.
Về phía trẻ: Nhận thức của trẻ chưa đồng đều. Một số trẻ nhận thức còn
chậm, một số kỹ năng tư duy cịn rất hạn chế trong đó có kỹ năng so sánh.
c.Thực trạng của vấn đề

Trước khi áp dụng biện pháp tôi tiến hành khảo sát trẻ nội dung trên. Kết
quả khảo sát như sau:
2


ST
T

1
2

Kết quả đầu năm
Số trẻ đạt

Nội dung

Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động rèn
kỹ năng so sánh
Trẻ có kỹ năng so sánh.

17/27

63%

13/27

48,1%

d.Mục đích và ý nghĩa cần đạt
Nhằm tìm ra các giải pháp giúp trẻ có kỹ năng so sánh, góp phần phát

triển năng lực tư duy cho trẻ 5-6 tuổi. Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho trẻ
bước vào trường tiểu học.
II. Nội dung
1.Giải pháp 1:Tạo môi trường vật chất cho trẻ hoạt động.
Với đặc điểm nhận thức của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nên trẻ
khơng thể tư duy một cách tích cực nếu như khơng có đồ dùng trực quan sinh
động hấp dẫn trẻ. Chính vì vì vậy tơi đã chuẩn bị tốt môi trường vật chất, trang
thiết bị, đồ dùng dạy học cho các hoạt động cho trẻ bằng các cách sau đây.
*Phối hợp với các bậc phụ huynh cùng tham gia chuẩn bị đồ dùng.
Ví dụ: Chuẩn bị cho hoạt động khám phá một số con vật ni trong gia
đình, chủ đề Thế giới động vật. Tôi đã huy động các bậc phụ huynh nhà ai có
con vật nào thì mang cho cô mượn để làm đồ dùng trực quan cho tiết học.

3


Hay đến chủ đề phương tiện giao thông. Để đồ dùng trực quan cho trẻ
hoạt động được phong phú đa dạng, tôi cũng huy động các bậc phụ huynh tham
gia cùng cô chuẩn bị đồ dùng trực quan là những loại phương tiện giao thông
bằng đồ chơi mang đến cho cơ mượn trưng bày trong giá góc để trẻ quan sát
hàng ngày và thực hành trải nghiệm trong giờ hoạt động khám phá về các loại
phương tiện giao thông, hay phân loại các phương tiện giao thơng.

*Tạo góc thiên nhiên của lớp phong phú, đa dạng.
Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối, nhặt cỏ,
bắt sâu, tưới nước, cũng là nơi trẻ được khám phá về một số loại cây xanh xung
quanh cuộc sống của trẻ. Chính vì vậy tơi rất quan tâm đến việc tạo cho lớp
mình một góc thiên nhiên phong phú đa dạng để là nơi trẻ được khám phá, trải
nghiệm những hiểu biết của bản thân về các loại cây cối xung quanh trẻ. Để trẻ
có cơ hội được quan sát, được so sánh, làm các thí nghiệm ....nhằm phát triển

các năng lực tư duy của trẻ.
4


*Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chuẩn bị đồ dùng trực
quan cho trẻ.
Với một số hoạt động mà đồ dùng trực quan không mô tả hết sự sinh động
cũng như không hấp dẫn được trẻ tôi đã tận dụng cơng nghệ thơng tin để giúp
trẻ hứng thú, tích cực hơn trong hoạt động.
Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá sự phát triển của cây từ hạt. Tôi đã vào mạng
internet tải vi deo về sự phát triển của cây từ hạt cho trẻ xem. Trẻ đã rất hứng thú
tham gia chú ý quan sát. Qua những hình ảnh hay video này sẽ sẽ rất dễ dàng so
sánh được cây còn nhỏ, cây trưởng thành giống và khác nhau ở những điểm nào.

5


Hoặc khi cho trẻ khám phá về một số hiện tượng tự nhiên như mưa, sấm,
chớp, cầu vồng tôi cũng tận dụng những video, hình ảnh trên mạng internet để
dạy trẻ. Qua đó trẻ có thể dễ dàng so sánh đặc điểm của bầu trời khi mưa khác
với khi nắng ở điểm nào? Khi mưa khơng có sấm chớp khác với khi mưa có kèm
theo sấm chớp ở điểm nào.

Hoặc khi khám phá sự sinh sản của các con vật ni trong gia đình tơi
cũng tìm những video trên mạng internet cho trẻ quan sát. Như vi deo gà đẻ
trứng, chó mèo đẻ con để từ đó cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau trong sự
sinh sản của gà và chó.

6



Khi chuẩn bị chu đáo cho trẻ về môi trường vật chất như trên, tơi nhận
thấy nó rất thuận lợi cho tơi trong q trình rèn kỹ năng tư duy cho trẻ trong đó
có kỹ năng so sánh.
2.Giải pháp 2. Rèn kỹ năng so sánh thông qua hoạt động khám phá
khoa học
Để rèn cho trẻ các kỹ năng tư duy trong đó có kỹ năng so sánh, thì lựa chọn
rèn trẻ trong các hoạt động học có chủ đích cụ thể là hoạt động khám phá khoa
học. Hoạt động khám phá khoa học là cơ hội tốt nhất giúp cho giáo viên có thể
rèn các kỹ năng tư duy cho trẻ như kỹ năng quan sát, kỹ năng ghi nhớ có chủ
định, kỹ năng so sánh, phân loại, phán đốn... Dựa vào kế hoạch đã xây dựng tôi
đã tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ trong các chủ đề đã xây dựng
một cách linh hoạt sáng tạo. Qua hoạt động học có chủ đích này trẻ đã có cơ hội
được thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, được quan sát, so
sánh, dự đoán, phân loại các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống của mình.
Được tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để củng cố kiến thức. Qua đó
mà các kỹ năng tư duy đã được rèn luyện và củng cố trong đó có kỹ năng so sánh.
Ví dụ: Trong hoạt động cho trẻ khám phá khoa học với đề tài: Vật chìm
vật nổi chủ đề Hiện tượng tự nhiên, trẻ đã rất hứng thú tích cực tham gia vào
việc quan sát, so sánh, dự đoán các hiện tượng sẽ sảy ra.
Đây là hình ảnh các nhóm tích cực thảo luận, quan sát các nhận xét đặc
điểm của các đồ vật.

7


Và đây là hình ảnh các nhóm đang so sánh, dự đốn điều gì sẽ sảy ra khi
thả các vật này xuống nước

Hay khi cho trẻ khám phá về các con vật ni trong gia đình như chó,

mèo, gà, vịt. Sau khi hệ thống hóa kiến thức cho trẻ về tên gọi, đặc điểm đặc
trưng, môi trường sống, cách sinh sản ....thì tơi đã rèn kỹ năng so sánh cho trẻ
bằng cách hỏi trẻ như sau? Các con thấy con chó và con gà giống nhau ở điểm
nào? Khác nhau ở điểm nào?

8


Hoặc khi cho trẻ khám phá về các loại hoa quả, rau tôi cũng làm tương tự.

3. Giải pháp 3: Thiết kế một số trò chơi học tập để rèn kỹ năng so
sánh cho trẻ.
Với đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là học bằng chơi, chơi mà học,
chính vì vậy trị chơi đối với trẻ là vơ cùng quan trọng, qua các trò chơi giúp trẻ
củng cố các kiến thức đã học và rèn luyện một số kỹ năng tư duy rất hiệu quả.
Để giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng tư duy trong đó có kỹ năng so sánh, tơi đã
thiết kế một số các trị chơi học tập để ứng dụng trong phần củng cố của một số
hoạt động học có chủ đích như sau:
Trị chơi 1: Vật nào khác loại
Mục đích: Phát triển kĩ năng so sánh tìm điểm giống nhau và khác nhau
giữa các đối tượng ( Đồ dùng gia đình, con vật). Phát triển khả năng phân nhóm
các đối tượng theo cùng một dấu hiệu
Ứng dụng: Trong giờ hoạt động khám phá: Gia đình thân u…áp dụng
vào trị chơi luyện tập.
Chuẩn bị: Tranh, mơ hình hoặc vật thật các đồ dùng gia đình, các con
vật. Các đồ vật được chia thành nhóm có 4 đối tượng, trong đó 3 đối tượng có
cùng dấu hiệu và một đối tượng khác dấu hiệu. Ví dụ nhóm 4 con vật thì 3 con
vật có 4 chân và một con vật có hai chân
9



Luật chơi: Trẻ tìm điểm chung giữa các đối tượng trong nhóm, từ đó tìm
ra đối tượng khác với các đối tượng cịn lại trong nhóm.
Cách chơi: Cách 1: Cơ để một nhóm đồ chơi đã chuẩn bị lên trước mặt
trẻ. Cô gọi trẻ lên, yêu cầu trẻ quan sát phát hiện ra vật thừa khơng cùng nhóm,
bỏ vật thừa đó ra và gọi tên dấu hiệu chung của nhóm cịn lại. Trẻ gọi đúng dấu
hiệu chung của nhóm sẽ được khen, nếu trẻ chưa gọi đúng thì cơ mời trẻ khác
cho đến khi gọi đúng tên nhóm. Cơ đổi đồ chơi và tiếp tục gọi các trẻ khác.
Cách 2: Cơ chia trẻ thành hai nhóm, đặt nhóm đồ dùng đã chuẩn bị lên
bàn trước mặt trẻ. Cô hỏi: “vật nào thừa” đồng thời cho cả lớp đếm từ 1 đến 5,
nhóm nào tìm được ra vật thừa và gọi tên nhóm chính xác và nhanh hơn thì đội
đó chiến thắng.
Cách 3: Cơ phát cho trẻ giấy A4 có các nhóm đối tượng, trẻ phải tìm và
gạch những đối tượng khơng cùng loại trong nhóm.

Trị chơi 2: Ai tinh mắt
Mục đích: Phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ ( Đồ dùng đồ chơi trong,
ngoài lớp học, bạn gái, bạn trai). Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
10


Ứng dụng: Giờ khám phá: Đồ chơi trường mầm non, bé cần gì để lớn
lên và khỏe mạnh, khám phá phương tiện giao thơng. Ứng dụng vào trị chơi
củng cố.
Chuẩn bị: Tranh bạn trai, bạn gái (hoặc trẻ đứng làm mẫu). Đồ dùng, đồ
chơi ở trường mầm non. Các loại phương tiện giao thông
Luật chơi: Trẻ lần lượt kể điểm giống nhau (khác nhau), trẻ không được
nhắc lại điều mà đội bạn đã nói, đội nào khơng kể được nữa thì đội đó thua cuộc
Cách chơi
Cách 1: Chia trẻ làm hai đội, cho trẻ bốc thăm xem đội nào được trả

trước. Cơ nêu u cầu tìm điểm khác nhau (giống nhau) giữa hai loại phương
tiện giao thơng, khi có hiệu lệnh bắt đầu thì đội nào giành quyền nói trước sẽ trả
lời, tiếp đó đến đội của bạn. Khi đội nào khơng kể được nữa thì đội đó thua
cuộc. Các lần chơi tiếp theo thì thay đổi đối tượng so sánh cho trẻ
Cách 2: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, đặt một chiếc bàn ở giữa có hai loại
PTGT (đồ dùng, đồ chơi) . Yêu cầu trẻ lần lượt kể điểm khác nhau (giống nhau)
giữa hai loại phương tiện giao thơng. Đến lượt ai mà người đó khơng nói được
thì sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Ai là người cịn lại cuối cùng thì người đó sẽ
chiến thắng. Mức độ 1: So sánh giữa hai loại PTGT. Mức độ 2: So sánh giữa ba
loại PTGT

11


Trị chơi 3: Bé thơng minh nhất
Mục đích: Biết phân loại phương tiện giao thông. Phát triển khả năng
quan sát và kĩ năng so sánh cho trẻ
Ứng dụng:Trong giờ khám phá : Phân loại các phương tiện giao thông, vận
dụng vào phần luyện tập
Chuẩn bị: Các loại phương tiện giao thơng bằng lơ tơ
Luật chơi: Trẻ nào tìm được cặp đối tượng giống nhau hay khác nhau theo
đúng yêu cầu thì trẻ đó được khen là người giỏi nhất của từng lần chơi
Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một bộ lơ tơ. Cơ nêu u cầu tìm cặp đối
tượng khác nhau (giống nhau), sau khi cô đếm từ 1 đến 5 thì trẻ giơ hình lên. Cơ
quan sát và nhận xét xem trẻ nào giơ đúng và nhanh nhất thì sẽ được khen. Mức
độ 1: Trẻ tìm cặp lơ tơ có một điểm giống nhau (điểm khác nhau). Mức độ 2: Trẻ
tìm cặp lơ tơ có hai điểm giống nhau.

Trị chơi 4: Đi chợ
Mục đích: Tìm hiểu được các loại rau, củ , quả khác nhau. Phát triển

ngôn ngữ cho trẻ
Ứng dụng: Giờ khám phá: Một số loại rau, một số loại quả, ứng dụng vào
các trò chơi luyện tập và chơi ở góc.
12


Chuẩn bị: Các loại rau, các loại quả, các loại hoa, cây lương thực. Giỏ
đi chợ
Luật chơi: Trẻ không được nói tên đồ cần mua, phải miêu tả được đồ cần
mua có đặc điểm gì, có điểm gì khác nhau (giống nhau ) với những vật cịn lại.
Nếu nói đúng mới được mua hàng
Cách chơi: Cô chọn 1 đến 2 trẻ làm người bán hàng, sau đó chia trẻ thành
nhóm, cho các nhóm lần lượt đóng vai người mua hàng. Mỗi nhóm sẽ mua một
loại rau (quả, hoa), các trẻ trong nhóm miêu tả cho người bán hàng biết về thứ
nhóm mình muốn mua giống (khác) gì so với những thứ cịn lại. Mỗi nhóm được
miêu tả 3-5 lần. Nếu người bán hàng đưa đúng thứ trẻ muốn mua thì trẻ mới
được mua. Nếu nhóm nào khơng mua được thì loại khỏi cuộc chơi: Mức độ 1:
Trẻ được miêu tả 3 lần điểm (giống) khác của thứ mình muốn mua với đối tượng
khác. Mức độ 2: Trẻ được miêu tả 5 lần điểm (giống) khác của thứ mình muốn
mua với đối tượng khác

Trị chơi 5: Tìm hình in sai
Mục đích: Biết được đặc điểm của một số phương tiện giao thơng. Phát
triển khả năng tìm so sánh thơng qua việc tìm điểm sai giữa các đối tượng. Phát
triển khả năng quan sát.
13


Ứng dụng: Trong giờ tìm hiểu các phương tiện giao thơng, ứng dụng ở hoạt
động góc hay hoạt động ngồi trời.

Chuẩn bị: Tranh vẽ hình các loại PTGT (đồ dùng ở trường mầm non),
trong đó có một số hình đã bị vẽ sai khác về hình dạng, cấu tạo PTGT (đồ dùng
ở trường mầm non) cho mỗi trẻ một tờ A4, có một tranh vẽ khổ to hơn để trẻ so
sánh kết quả. Bút chì, bút sáp màu
Luật chơi: Trẻ tìm những hình bị in sai và khoanh trịn lại. Khi cơ báo
hiệu thời gian kết thúc thì trẻ sẽ dừng lại để cùng kiểm tra kết quả, trẻ nào tìm
được đúng nhiều hình bị sai nhất sẽ chiến thắng
Cách tiến hành: Cô giới thiệu qua về nội dung của tranh vẽ, nêu yêu cầu
cần làm cho trẻ biết sau đó phát cho từng trẻ. Khi cơ nói “bắt đầu” thì trẻ tìm và
khoanh hình bị vẽ sai. Sau khoảng thời gian nhất định cơ nói kết thúc thì trẻ
dừng lại. Cơ treo tranh khổ lớn đã có đáp án những hình sai để trẻ đối chiếu với
bài của mình. Cơ hỏi xem những trẻ nào tìm được số hình sai giống với đáp án,
cô và các bạn kiểm tra lại rồi công bố kết quả những người chiến thắng. Mức độ
1: Chơi theo hình thức cá nhân như trên. Mức độ 2:Chia nhóm cho trẻ chơi và
trẻ chơi lần lượt, hình nào bạn đã tìm được thì trẻ khơng được khoanh trịn nữa
và phải tìm hình khác.

14


Trị chơi 6: Nhà nơng đua tài
Mục đích: Biết phân loại các loại rau, củ, phát triển kĩ năng so sánh cho
trẻ. Phát triển nhận thức về các loại rau, các loại quả, các loại cây lương thực
Ứng dụng trong giờ phân loại rau, củ…được vận dụng vào trò chơi ở
phần luyện tập.
Chuẩn bị: Các loại rau, các loại quả cây lương thực bằng vật thật (mơ
hình). Giỏ đựng đồ
Luật chơi: Trẻ chọn thu hoạch rau, ( các loại quả, cây lương thực) theo
yêu cầu, giống (khác) với một nhóm có sẵn
Cách chơi: Cơ chia trẻ thành các nhóm sau đó nêu giao nhiệm vụ thu

hoạch loại cây như thế nào. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” đồng thời cơ bật nhạc lên
thì các trẻ trong đội lần lượt chạy đến khu trồng rau (cây lương thực) chọn cây
theo đúng yêu cầu. Sau khi hết bản nhạc, đội nào thu hoạch được nhiều, đúng
yêu cầu và giải thích được tại sao lại chọn cây đó, những cây trong nhóm có đặc
điểm gì khác và giống so với các cây cịn lại thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
Mức độ 1: Yêu cầu chọn cây đáp ứng 1 yêu cầu (rau ăn lá, rau ăn củ,…). Mức
độ 2: Yêu cầu chọn cây đáp ứng hai yêu cầu (rau ăn lá có lá nhỏ, rau ăn củ có
màu xanh,…)
4.Giải pháp 4: Rèn kỹ năng so sánh cho trẻ thông qua các hoạt
động khác
*Hoạt động vui chơi
Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là Hoạt động vui chơi, chính vì vậy
mà trong hoạt động vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc nó sẽ là cơ hội rất tốt
cho trẻ được củng cố các kiến thức, kỹ năng đã được học. Để rèn cho trẻ kỹ
năng so sánh thì góc chơi khám phá, góc học tập sách ln là địa điểm lý tưởng
để rèn cho trẻ kỹ năng so sánh này. Tùy thuộc vào mỗi chủ điểm tôi đã lựa chọn
các trò chơi cũng như chuẩn bị các đồ dùng cho trẻ hoạt động khác nhau
Ví dụ trong chủ đề Phương tiện và luật lệ giao thơng. Góc khám phá tơi
đã chuẩn bị cho trẻ rất nhiều đồ dùng nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động như:
Các loại phương tiện giao thông đồ chơi, xốp, len vụn, keo dán, giấy màu cho
15


trẻ gia hoạt động. Trẻ sẽ được tham gia chơi các trò chơi như phân loại các
PTGT. Cho trẻ chơi ghép tranh về phương tiện giao thông. Cho trẻ phân loại so
sánh các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường hàng khơng, đường
thủy ... cho trẻ tìm và cắt dán các phương tiện giao thông.

Hay trong chủ điểm nước HTTN trẻ được khám phá sự đổi màu của nước
qua trị chơi pha màu. Qua trị chơi này tơi cũng tận dụng cơ hội rèn cho trẻ kỹ

năng so sánh điểm giống và khác nhau giữa các loại nước.

16


*Hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời cũng là cơ hội rất tốt để tôi rèn kỹ năng so sánh
cho trẻ
VD: Cho trẻ khám phá về các loại lá cây, hay các rau trong sân trường,
khám phá về cát, sỏi, nước....Sau khi cho trẻ khám phá về tên gọi, đặc điểm đặc
trưng, thì tơi cho trẻ so sánh xem cây này giống cây kia ở điểm nào? Cây này
khác cây kia ở điểm gì? Cứ như vậy kỹ năng so sánh của trẻ được rèn luyện,
giúp trẻ có tư duy tốt hơn.

17


III. Kết quả thực hiện
1.Khả năng áp dụng của biện pháp:
Biện pháp rèn kỹ năng so sánh cho trẻ 5 -6 tuổi của tôi rất dễ áp dụng, tôi
đã áp dụng thành cơng trên lớp của mình và đã được ghi nhận. Tơi hy vọng nó
sẽ được áp dụng rộng rãi hơn trong phạm vi tồn huyện.
2.Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Qua một thời gian nghiên cứu áp dụng biện pháp tôi đã thu được kết quả
như sau
*Đối với trẻ :
Bảng so sánh cụ thể :
ST
T


1
2

Nội dung

Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động rèn kỹ năng so
sánh
Trẻ có kỹ năng so sánh.

Kết quả đầu năm
Số trẻ đạt

17/27

63%

13/27

48,1%

18

Kết quả cuối năm
Số trẻ đạt

26/27

96,3


25/27

92,6

Đánh
giá

Tăng
33,3
%
Tăng
44,5
%


*Đối với giáo viên :
Bản thân tôi đã thực sự nâng cao được tay nghề trong việc tổ chức cho trẻ
các hoạt động nhất là các hoạt động mang tính chất rèn tư duy cho trẻ.
Tơi cảm thấy mình tự tin hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Những giải pháp tôi sử dụng đã được đồng nghiệp hưởng ứng và vận dụng vào
việc tổ chức hoạt động tại trường đạt hiệu quả .
*Đối với phụ huynh :
Hiểu được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tư duy cho trẻ
Ngồi ra cịn thường xun sư tầm và tìm kiếm những nguyên vật liệu
giúp giáo viên phục vụ cho hoạt động.
Phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con nhiều hơn, phối hợp với
giáo viên tốt hơn trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ.
IV. Kết luận:
1.Kết luận :
Rèn kỹ năng tư duy cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong đó có kỹ năng so sánh

là vơ cùng quan trọng, nó góp phần hình thành một số năng lực học tập, tạo tiền
đề cho trẻ lên lớp 1. Bởi khi trẻ tư duy tốt sẽ phát triển ở trẻ óc quan sát chú ý
ghi nhớ có chủ định, tư duy logic …các hoạt động trí tuệ sẽ diễn ra liên tục
thường xuyên. Qua đó trẻ biết yêu cái đẹp cảm nhận cái đẹp mong muốn được
tạo ra cái đẹp, ni dưỡng lịng nhân ái, gần gũi u thương, giúp đỡ mọi người
xung quanh. Hơn thế trẻ tích lũy vốn kiến thức kinh nghiệm dần dần trong cuộc
sống hoạt động của mình. Trẻ mạnh dạn tự tin và biết cách giải quyết một số khó
khăn trong cuộc sống của mình.
2.Bài học kinh nghiệm:
Thơng qua việc nghiên cứu và áp dụng biện pháp vào công tác giảng dạy
bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc
chun mơn.
- Có sự hiểu biết về kỹ năng dạy trẻ
19


- Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, ln có sự đổi mới trong phương pháp
dạy trẻ.
- Thường xuyên rèn luyện bản thân, kỹ năng dạy, thao tác, rèn luyện
giọng nói.
- Đồ dùng dạy trẻ phong phú sáng tạo hấp dẫn với trẻ.
- Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh.
- Luôn tạo được môi trường học mà chơi, chơi mà làm.
- Chú ý rèn trẻ ít nói, chậm hiểu có phương pháp hướng dẫn cụ thể.
- Động viên kịp thời và giúp trẻ tập luỵện thường xuyên .
- Tạo điều kiện tốt để trẻ có khả năng tư duy, phát triển tốt.
Trong thời gian không dài áp dụng "Biện pháp rèn kỹ năng so sánh cho trẻ
5-6 tuổi” chắc hẳn sẽ cịn nhiều thiếu sót do năng lực của bản thân có hạn. Xong
bản thân tơi đã cố gắng hết sức mình, rất mong sự đóng góp ý kiến của các quý

lãnh đạo để giải pháp của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Hoàng An, tháng 10 năm 2021
Người làm biện pháp

Phạm Quỳnh Liên

20



×