Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NÓI TRONG GIỜ DẠY TIẾNG ANH LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.43 KB, 4 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NÓI
TRONG GIỜ DẠY TIẾNG ANH LỚP 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và dựa trên những cơ sở lý luận dạy-học, bộ
môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh trong các trường tiểu học nói riêng.
Đó là đưa ra những quy định thiết yếu dựa trên các mặt: Giáo dục, tư tưởng, đạo
đức, bồi dưỡng kiến thức văn hóa và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Chúng liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất với trọng điểm là
trung tâm của kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, thông qua hoạt động này tạo nên
ở mỗi học sinh một kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Mối tương quan các nội
dung như vậy chính là đặc trưng cơ bản của môn ngoại ngữ mà người dạy và người
học cần quan niệm trong quá trình chiếm lĩnh đối tượng môn học.
2. Cơ sở thực tiễn.
Hầu hết các em đều ngoan, tự tin khi đến lớp, chăm học, tiếp thu bài tốt nhưng
không tránh khỏi một số em hiếu động, chậm tiếp thu kiến thức ở lớp và lười học
bài ở nhà. Trong những giờ thực hành các em còn tranh thủ làm việc riêng và nói
chuyện riêng trong giờ thực hành luyện nói theo cặp, theo nhóm. Bên cạnh đó, một
số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình nên dẫn
đến tình trạng học sinh khi đến lớp còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập do vậy mà
kết quả học tập của các em chưa cao.
Đối với các em sống ở nông thôn do điều kiện và sự quan tâm đến việc học
tập còn thấp. Vì thế việc học tiếng Anh lại càng trở nên khó khăn, trong khi môn
tiếng Anh lại là một môn học mới đối với các em mà ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu
của các em lại là tiếng Việt. Qua đó cũng nhận thấy một điều là đa số các em đều
cố gắng và chăm chỉ trong giờ học.
Với sự cố gắng đó tôi nhận thấy kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh nói chung
và học sinh nói tiếng Anh lớp 3 nói riêng được cải thiện rất đáng kể khi các em
được tiếp xúc với 4 dạng kỹ năng giao tiếp là Nghe, Nói, Đọc, Viết. Hơn nữa cả 4
kỹ năng này đều có mặt trong suốt quá trình dạy và học tiếng Anh, nhưng quan
trọng nhất là 2 kỹ năng Nghe và Nói.


Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên tôi nhận thấy việc dạy kỹ năng
nói tiếng Anh cho học sinh là rất quan trọng, nó giúp cho các em tự tin trong khi
nói, giao tiếp tiếng Anh. Việc dạy cho các em có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh
không chỉ ở giáo viên mà còn ở cả miệt mài chăm chỉ, chăm học của các em học
sinh.
a/ Thuận lợi.
- Môn ngoại ngữ mặt dù là môn học mới đối với các em học sinh và lần đầu
tiên các em được tiếp xúc với ngoại ngữ tiếng nước ngoài nên đa số các em đều
hăng say, chăm chỉ, cần cù khi tham gia học môn tiếng Anh. Cũng có nhiều phụ
huynh học sinh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình.
1


- Có nhiều em chưa được tiếp xúc với tiếng Anh, trực tiếp đến gặp giáo viên
bộ môn để xin học lại
b/ Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì còn có những khó khăn như:
- Phương tiện học tập còn thiếu, thiếu đồ dùng trực quan, tranh ảnh hay các tài
liệu bổ trợ cho môn tiếng Anh.
- Một số học sinh vì điều kiện gia đình không mua được tài liệu học tập như:
sách giáo khoa, vở viết. Từ những khó khăn trên dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả học tập của các em. Mặc dù vậy thầy và trò trường tiểu học Khánh
Bình Đông 1 luôn khắc phục mọi khó khăn để vươn lên và đạt được nhiều thành
tích.
3. Nguyên nhân.
* Nguyên nhân chủ quan.
- Học sinh không chú ý khi giáo viên luyện đọc từ mới hay luyện đọc âm khó.
- Học sinh đang quen với việc giao tiếp bằng tiếng Việt nên khi chuyển sang
nói bằng tiếng Anh các em thường hay bị mắc lỗi.
- Do các em chưa tập trung vào quá trình luyện nói khi giáo viên thực hành

theo cặp, nhóm.
- Do cách phát âm của tiếng Anh khác với tiếng Việt.
- Một số gia đình chưa quan tâm chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho con em mình
nên một số em không có vở để ghi bài hay sách giáo khoa khi đến lớp.
* Nguyên nhân khách quan.
- Do các em còn ham chơi hay làm việc riêng, không chú ý lắng nghe giáo
viên giảng bài hoặc hướng dẫn phát âm các từ khó.
- Khả năng bao quát học sinh trong giờ học còn hạn chế nên giáo viên không
đủ thời gian để chữa lỗi cho từng học sinh.
- Do trường tiểu học chỉ có một giáo viên dạy tiếng Anh nên việc dự giờ rút
kinh nghiệm còn gặp nhiều khó khăn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng học sinh thường mắc lỗi trong
giờ luyện kỹ năng nói môn tiếng Anh. Tôi thấy có một số giải pháp:
1. Về phía giáo viên:
- Muốn cho học sinh có kỹ năng nói tiếng Anh một cách thành thạo thì giáo
viên phải có kiến thức và nói chuẩn tiếng Anh.
- Trước khi lên lớp giáo viên phải có đủ giáo án, đồ dùng cần thiết hỗ trợ cho
tiết dạy.
- Cần theo dõi thường xuyên kết quả học tập của học sinh thông qua các bài
kiểm tra định kỳ.
- Hướng dẫn phân tích cho các em luyện được các âm, từ khó mà các em
thường hay mắc lỗi.
- Làm thế nào để học sinh nói tốt trong giờ dạy tiếng Anh?
2


* Cách dạy từ mới
VD: Giáo viên một số bức tranh có liên quan đến phần từ mới trong bài như
nắng (sunny).

+ Giáo viên giơ cao bức tranh và hỏi
+ Học sinh quan sát nghe và trả lời câu hỏi
+ Gióa viên: What’s this?
+ Học sinh: nắng
+ Giáo viên: yes, it’s sunny, sunny, sunny
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại
+ Học sinh đọc: sunny, sunny, sunny
+ Tương tự như vậy với các từ còn lại
+ Cuối cùng giáo viên cho cả lớp đọc đồng thanh – Đọc cá nhân.
+ Giáo viên cho học sinh ghép các từ mới với những tranh vừa học.
* Cách thực hành bài hội thoại
+ Giáo viên treo bức tranh liên quan đến bài hội thoại lên bảng sau đó giáo
viên làm mẫu đoạn hội thoại.
+ Giáo viên cho học sinh nhắc lại đoạn hội thoại
+ Giáo viên dán tranh ở phần từ mới vừa học lên bảng, chỉ vào từng tranh
và hỏi.
+ Giáo viên chia lớp làm thành nhiều nhóm luyện bài hội thoại
+ Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Back to back telephone”.
+ Yêu cầu các đôi học sinh ngồi tựa lưng vào nhau và giả vờ như đang nói
chuyện điện thoại, sử dụng các từ đã học để hội thoại.
+ Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ nếu cần thiết.
+ Giáo viên nhận xét.
VD: Giáo viên chia lớp làm hai nhóm luyện bài hội thoại. Giáo viên giơ cao
quả bóng và hỏi: How is the weather? Và chỉ vào tranh mặt trời: It’s sunny. Giáo
viên nhắc lại câu này vài lần với từng nhóm sau đó đưa cho nhóm A quả bóng và
nhóm B bức tranh. Hai nhóm luyện đoạn hội thoại.
+ Nhóm A: How is the weather?
+ Nhóm B: (chỉ vào tranh) It’s sunny
+ Nhóm A: (chỉ vào quả bóng) Let’s play!
+ Nhóm B: Ok!

- Phát huy tối đa thời gian để cho các em luyện nói theo cặp, theo nhóm trước
lớp, sau đó giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho các em.
- Phân công học sinh giỏi thường xuyên giúp đỡ và kèm học sinh yếu trong
giờ tiếng Anh.
- Cùng với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh quan tâm giúp đỡ các
em trong việc học tiếng Anh ở nhà.
2. Về phía nhà trường.
- Cung cấp đầy đủ đồ dùng trực quan, trang thiết bị cho giảng dạy.
3


- Tạo cơ sở vật chất cho phù hợp, phòng học đủ ánh sáng, đủ độ rộng, thoáng,
thích hợp để học sinh có hứng thú khi học bài.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc thi, hội thảo, và tập huấn tiếng
Anh do Phong giáo dục hoặc Sở giáo dục tổ chức.
III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG.
Qua ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm thực tế tôi thấy rằng muốn đạt chất
lượng cao trong bộ môn tiếng Anh trước hết người thầy phải vững kiến thức
chuyên môn, bên cạnh đó phải đổi phương pháp dạy để truyền tải lượng thông tin
tới học sinh một cách sinh động và linh hoạt nhất. Muốn vậy người thầy phải
không ngừng tự tin học tập, rèn luyện, tham gia các chuyên đề, học tập các lớp
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy.
Nhằm giúp cho công tác dạy và học ngày càng thu được kết quả tốt, tôi rất
mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo không ngừng quan tâm tạo điều kiện cho
ngành giáo dục nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng.
Cụ thể là dầu tư nhiều hơn nữa về các phương tiện trợ giảng cho môn học
ngoại ngữ có những nét đặc thù riêng này: Tranh vẽ minh họa, đài, băng có chất
lượng hấp dẫn, lôi cuốn học sinh nhiều hơn.
Trên đây là những sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong việc rèn luyện cho học
sinh kỹ năng nói, tôi thiết nghĩ mình cần phải rèn luyện học hỏi không ngừng để

tìm ra những sáng kiến giảng dạy phù hợp. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân
thành của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, nhằm giúp tôi hoàn thiện hơn
nữa ở những sáng kiến lần sau.
Khánh Bình Đông, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Người viết

Nguyễn Huỳnh Thanh

4



×