Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Biện pháp tạo cảm giác hạnh phúc cho trẻ 34 tuổi khi đến lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 18 trang )

I.Lý do chọn biện pháp:
1.Cơ sở lý luận:
Hạnh phúc là một từ vay mượn từ tiếng Hán với hai thành tố có giá trị đẳng
lập: “hạnh” có nghĩa gốc là “may mắn”, cịn “phúc” có nghĩa gốc là “tốt lành”.
Tựu trung lại, hạnh phúc có nghĩa là may mắn tốt lành.Hạnh phúc là ý nghĩa và
mục đích của cuộc sống, là mưu cầu “Khát khao của tất cả chúng sinh”. Là
thước đo đúng đắn nhất về sự tiến bộ của xã hội.
Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo
và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan thỏa
mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần. Có
rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi
chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong mơi trường gia
đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã
hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học hạnh phúc.
Hạnh phúc là được yêu thương, được an tồn và tơn trọng. Cảm giác hạnh
phúc khi đến lớp chỉ có được khi lớp học là điểm đến thân thiện và vui thích của
trẻ, là mơi trường giáo dục hồn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến
trường. lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cơ và trị đều có cảm giác muốn đến
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự
mong chờ và những rung động.
Cảm giác hạnh phúc khi đến lớp chỉ có được khi lớp học khơng áp đặt trẻ
phát triển theo khn mẫu mà đóng vai trị định hướng để trẻ được làm những gì
mình u thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng,
được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thơng qua các trị chơi và những
trải nghiệm. Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá
trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cơ và trị,
giữa cơ với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Và
điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cơ phải là người hạnh
phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày
vui và thực sự ý nghĩa.
1




Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi bằng học” nên
việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các
phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tịi,
khám phá cho trẻ. Mơi trường an tồn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học
sinh phải được bảo vệ, khơng có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi
đến lớp như là về nhà. Môi trường vận động an toàn khỏe khoắn, lành mạnh,
phát triển để trẻ có thể học tập hạnh phúc.
Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cơ cần
tơn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Tôn
trọng giữa cô Tôn trọng giữa cô và đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu, cô và học
sinh dựa trên tôn trọng, hầu hết các công việc sẽ diễn ra sn sẻ và có trách
nhiệm cao. Đặc biệt, với các giáo viên, khi thấu hiểu giá trị tôn trọng, biết tôn
trọng, họ sẽ làm được việc tôn trọng học sinh, dẫn đến thay đổi lớn về nội dung,
cách thức giáo dục. Từ đó sẽ tạo ra những thành tưu lớn cho giáo dục con người.
Một môi trường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được
xây dựng và thực thi dựa trên yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu,
chia sẻ với người khác mà khơng phải là sự ích kỉ, đơn phương thực hiện.Yêu
thương cũng là một giá trị truyền thống của dân tộc ta, nên phát huy nó khơng
phải là việc khó khăn. Phong cách yêu thương, quan tâm, chia sẻ xuất phát từ
tình cảm chân thành đừng để ảnh hưởng của rào cản vật chất hay một số tác
động tiêu cực…
Trẻ được hạnh phúc khi đến trường là phải để. “Trẻ là ngọn nến thắp sáng
niềm hạnh phúc của cha mẹ và cô giáo” Khi mỗi ngày đến trường của con là
một ngày vui (Có nghĩa là hạnh phúc) hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến thầy cơ và
cha mẹ vậy nên chúng ta hãy hành động “Để trẻ luôn tỏa sáng
2.Cơ sở thực tiễn:
Trong năm học 2020-2021 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3-4
tuổi A4 khu An Cập. Trước thực trạng của lớp, tôi nhận thấy trẻ 3-4 tuổi mới đến

lớp còn nhút nhát, sợ đi học, chưa vui vẻ tự nguyện chào cô chào bố mẹ để đi
vào lớp. Trẻ chưa dám vô tư thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
2


mình trong các hoạt động. Khả năng hịa đồng với các bạn bè, với cơ giáo cịn
hạn chế. Chưa hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục
được thực trạng trên. Chính vì vậy mà tơi đã nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng
“Biện pháp tạo cảm giác hạnh phúc cho trẻ khi đến lớp” để giải quyết tình
trạng trên.
a. Thuận lợi:
Trường mầm non Hồng An nơi tơi đang công tác đã được công nhận trường
chuẩn quốc gia mức độ 1. Trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 2.
Nhà trường đựơc sự quan tâm của Đảng uỷ - UBND xã quan tâm đầu tư xây
dựng cơ sơ vật chất ngày càng khang trang.
Nhà trường đã chú trọng đến việc tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, đồ dùng đồ
chơi tương đối đầy đủ hấp dẫn trẻ.
Ban giám hiệu luôn sát sao về chuyên môn, quan tâm tinh thần, động viên,
khích lệ giáo viên trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ
Bản thân tơi là một giáo viên ham học hỏi, ln tích cự tìm tịi sáng tạo,trong
mọi hoạt động
Luôn yêu nghề, mến trẻ, coi trẻ như con của mình, có tinh thần trách nhiệm
cao trong cơng việc.
b. Khó khăn :
Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế.
Trong những năm gần đây trong nhà trường khơng cịn nhóm trẻ nên đa số
trẻ trong lớp chưa học qua nhóm trẻ 24- 36 tháng dẫn đến việc đưa trẻ vào nề
nếp gặp nhiều khó khăn, trẻ đến lớp còn rụt rè nhút nhát, chưa vui vẻ tự giác
chào cô chào bố mẹ để đi vào lớp, trẻ chưa dám thể hiện cảm xúc bộc lộ suy

nghĩ tính cách của bản thân, chưa hứng thú khi tham gia vào các hoạt động
Đa số phụ huynh trong lớp đi làm cơng ty nên việc đưa đón con đi học giao
cho ông bà nên việc phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong cơng tác chăm sóc giáo
dục gặp nhiều khó khăn.

3


c.Thực trạng của vấn đề
Trên thực tế lớp tôi một số trẻ cịn chưa có hứng thú khi đến lớp, tâm lý chưa
thoải mái, sợ sệt, một số trẻ không hòa đồng với bạn bè, thường sảy ra xung
đột , một số trẻ thì sống khép kín khơng cởi mở khi nói chuyện cùng với cơ với
các bạn khi đến lớp....
Các hoạt động của cô ở trên lớp trẻ không có hào hứng: Mất tập trung, ủ giũ,
mệt mỏi....Trẻ em có hạnh phúc , vui vẻ khi ở lớp trẻ mới có thể tiếp thu tốt kiến
thức cơ giáo dạy trẻ ở trường thì trẻ mới có thể phát triển tồn diện cả về thể
chất lẫn tinh thần, trí tuệ, có như vậy chất lượng giáo dục mới được nâng cao.
Dưới đây là bảng thống kê một số nội dung do tôi khảo sát.
Nội dung

Số trẻ

Số trẻ

Chiếm
tỉ lệ %
34,7

1. Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, chào bố mẹ và đi vào


23

đạt
8

lớp
2. Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ nhiều

23

7

30,4

suy nghĩ , tính cách của bản thân
3. Trẻ hịa đồng, u thương bạn bè cơ giáo

23

6

26

4. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động

23

10

43,4


d. Mục đích ý nghĩa cần đạt được
Tôi áp dụng biện pháp trên nhằm mục đích tìm ra các giải pháp để tạo cho
trẻ có cảm giác hạnh phúc khi đến lớp như: Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, chào bố
mẹ và đi vào lớp. Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ nhiều suy nghĩ , tính
cách của bản thân. Trẻ hịa đồng, u thương bạn bè cơ giáo. Trẻ hứng thú tham
gia vào các hoạt động.
II.Nội dung của biện pháp
1. Biện pháp 1: Tạo tiếng cười vui vẻ, khơng khí thoải mái cho trẻ
ngay từ khi đến lớp
Vậy lớp học hạnh phúc là gì?
- Là nơi trẻ vui vẻ, tự tin năng động, hứng thú mỗi khi đến lớp
4


- Là nơi trẻ được là “trung tâm” được yêu thương, chăm sóc
- Trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức, hợp tác với cô giáo và
các bạn
- Trẻ hòa đồng, yêu thương bạn bè giúp giảm các xung đột và rủi ro
- Trẻ được tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ tính cách của bản thân
-> Vậy phải làm gì để trẻ cảm thấy thật hạnh phúc mỗi khi đến lớp,
phương pháp mà tôi áp dụng đó chính là “ Tạo tiếng cường vui vẻ cho trẻ ngay
từ khi trẻ đến cửa lớp” với màn chào hỏi vô cùng thú vị . tạo tiếng cười vui vẻ,
khơng khí thoải mái cho trẻ ngay từ khi trẻ đến lớp là điều hết sức quan trọng.
Bởi tâm trạng đó nó sẽ là khởi nguồn cho một ngày mới khi trẻ đến lớp. Trẻ có
vui vẻ, biết chào cô chào bố mẹ, tự nguyện đến lớp ngay từ khi đón trẻ sẽ là điều
vơ cùng thuận lợi để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động trong ngày một cách
tích cực nhất.
Đầu năm học khi trẻ cịn nhút nhát, sợ sệt, cảm thấy khơng an tồn, khơng
thích đến trường tơi chọn hình thức đón trẻ như sau:


Hình ảnh cơ niềm nở đón trẻ vào lớp

5


Khi phụ huynh đưa trẻ đến lớp, tôi ân cần ra tận sân để chào phụ huynh
chào trẻ và đón trẻ vào lớp. Không quên nhắc trẻ chào ông bà bố mẹ, chào cô.
Hỏi và động viên khen trẻ khi phát hiện ra trẻ có một chiếc áo mới, một đơi dép
mới hay một sự tiến bộ nào đó từ trẻ.
Với cách làm như vậy tôi đã tạo cho trẻ có một cảm giác an tồn, n tâm
là được cơ yêu thương trong suốt cả ngày ở lớp cùng cô. Từ đó trẻ sẽ khơng cịn
sợ đi học nữa. Khi trẻ đã mạnh dạn hơn, khơng cịn sợ đến lớp nữa tôi lại tiến
hành cách làm như sau để tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, được hòa đồng cùng cô
và các bạn.
Trước khi vào lớp các bé sẽ tự mình lựa chọn một cách chào hỏi với cơ giáo của
mình trong “ menu tự chọn ” dán ngay trên cửa lớp

Menu các hình thức chào hỏi
6


* Trẻ được vơ tư lựa chọn những hình thức chào hỏi:
+ Hình ảnh bàn tay: Tùy từng lựa chọn của trẻ cô sẽ đập tay, hay bắt tay với trẻ
và quan trọng hơn nữa là cô phải nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ nhé, lúc
đó đưa trẻ sẽ khơng cịn cảm giác nặng nề rằng đó là cơ giáo mà trẻ sẽ cảm nhận
được khơng khí thoải mái giống như là những người bạn thân thiết với nhau

+ Với hình ảnh trái tim u thương: Cơ nhẹ nhàng ơm trẻ vào lịng và thì
thầm “ Chào mừng con đến với lớp học nhé” chỉ cần một cái ôm nhẹ nhàng một


7


lời thì thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc suốt cả ngày.

+ Với hình ảnh những nốt nhạc: Cơ và trẻ có thể cùng nhau thể hiện
những cảm xúc yêu thương bằng những vũ điệu của cô thể như lắc lư, nhún
nhảy... tùy theo cảm hứng của trẻ mà các cô hưởng ứng theo trẻ. Và đừng quên
trao cho trẻ một nụ cười yêu thương, khi đó những đứa trẻ sẽ nhảy cẫng lên vì
sung sướng, trao ôi đến lớp thật là vui.

8


+ Với hình ảnh chiếc mơi xinh: Cơ nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và chạm nhẹ má
cô vào má trẻ, trẻ sẽ cảm nhận được hơi ấm của cô như chính của mẹ hiền và
theo tơi “ Nụ cười tạo nên cảm xúc” vì vậy mà khi trẻ đến lớp cô giáo hãy luôn
trao cho trẻ những nụ cười thật tươi để đứa trẻ cảm nhận được sự ấm áp tin
tưởng yêu thương mà cô sẽ đem lại cho trẻ khi trẻ ở lớp

Với cách làm như trên tôi đã tạo cho trẻ có được cảm giác vui vẻ, cảm
nhận được tình u thương mà cơ giáo đã giành cho mình. Từ đó trẻ sẽ rất thích
đến lớp, thích được vui chơi, hịa đồng cùng cơ và các bạn. Trẻ được vô tư thể
hiện những cảm xúc, suy nghĩ, tính cách của bản thân mình.

9


“ Hạnh phúc khơng phải là cái gì đó to tát cả, khơng phải là những món

q tặng trẻ, chỉ đơn giản thôi là những cái ôm ấm áp, những nụ cười yêu
thương, những cử chỉ thân mật, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi đến lớp”
2. Biện pháp 2. Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các
hoạt động.
a. Hoạt động học:
Để tạo lực và truyền cảm hứng cho trẻ trong các hoạt động học giúp trẻ
hứng thú tham gia, được thể hiện những cảm xúc của bản thân tơi đã làm như sau:
Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình: Tơi đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng
nguyên vật liệu như hộp màu nước, màu sáp, giấy in, lựa chọn những nguyên vật
liệu gần gũi, sẵn có như lá cây, sỏi, đá, hạt đậu, hạt ngơ, hạt lạc...để trẻ thỏa sức
sáng tạo Trẻ có thể dùng hạt đậu xép thành cành hoa , dùng ống hút hay những
cành cây khô làm cành hoa, hay có bạn dùng những chiếc lá tạo ra những con vật
rất nghộ nghĩnh và đáng yêu, hay đôi khi chỉ là in mầu từ đơi bàn tay để tạo ra
hình các con vật..

Một số sản phẩm của trẻ in hình bàn tay tạo thành hình các con vật

10


Hình ảnh trẻ làm bơng hoa từ các ngun vật liệu khác nhau
b. Hoạt động góc:
Để tạo động lực, truyền cảm hứng cho trẻ khi trẻ tham gia chơi ở các góc
chơi tơi đã hướng trẻ đến những vai chơi giàu cảm xúc như vai mẹ, bác sĩ, cô
giáo, bác bán hàng, bác xây dựng...qua đó thì trẻ được bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,
tính cách cũng như sự lựa chọn của bản thân, trẻ được trải nghiệm những cảm
xúc phong phú qua mỗi vai chơi, trẻ được tự lựa chọn góc chơi, vai chơi, bạn
chơi, đồ chơi....như vậy trẻ mới cảm thấy thực sự vui vẻ và hạnh phúc.

Trẻ vui vẻ, hứng thú tham gia trị chơi ở góc phân vai

11


Trẻ tham gia chơi ở góc xây dựng
c. Hoạt động ngồi trời: Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi, khám phá
nên việc cho trẻ được trải nghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật, hiện tượng thông
qua các giác quan như: sờ, ngửi, cầm, cảm nhận....là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ
cảm thấy hứng thú và say mê với việc học hơn so với phương pháp truyền thống
“cơ nói trẻ nghe” .

12


Đứa trẻ sẽ vô cùng hạnh phúc khi được làm chủ cuộc chơi , được thể
hiện vai trò, khả năng của bản thân
d. Hoạt động khác: Trẻ được tham gia vào các hoạt động của trường, của
lớp tổ chức: Tổ chức ngày tết trung thu cho trẻ hay ngày sinh nhật của trẻ ...đa
dạng về nội dung hình thức biểu diễn nhằm cho trẻ được giao lưu, gần gũi, hòa
đồng với bạn bè , được trò chuyện, trải nghiệm, bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ
trẻ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi tham gia vào các hoạt động đó:

13


Trẻ vui thích tham gia chúc mừng sinh nhật bạn.
3. Biện pháp 3. Lồng ghép những trò chơi thú vị vào hoạt động:
Tôi áp dụng phương pháp “học qua chơi”, lồng ghép các trò chơi vào
trong các hoạt động , phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân từng trẻ , tôi
không quá chú trọng đến kết quả mà chủ yếu tạo cho trẻ tâm thế thoải mái , thể
hiện ở sự tươi vui , nhí nhảnh của trẻ thơ. Vì vậy trẻ sẽ khơng cảm thấy mình bị

áp lực và hạnh phúc thực sự là ở những “Nụ cười”
14


Hình ảnh của trẻ trong các hoạt động học tích hợp trò chơi :

Khi tham gia vào bất cứ một hoạt động nào đó tơi ln lồng ghép các trị
chơi vào các hoạt động giúp trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia vào hoạt động,
qua những trò chơi trải nghiệm trẻ được vô tư thể hiện những cảm xúc, bộ lộ
15


những suy nghĩ , tính cách của bản thân, trẻ chơi hịa đồng với bạn bè, biết cách
thể hiện tình u thương với cơ giáo của mình.
“ Hạnh phúc khơng phải là cái gì đó to tát , hạnh phúc chỉ đơn giản là cô cho trẻ
cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương”. Tôi cho rằng việc xây dựng lớp học
hạnh phúc có 2 chiều với cả cơ và trẻ “ Khi trẻ đến lớp phấn khởi vui vẻ , thì các
cơ cũng sẽ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc lây” tơi cảm thấy có động lực , hứng thú
với công việc hằng ngày và như được tái tạo năng lượng để sáng tạo.
III. Kết quả thực hiện biện pháp
1.Khả năng áp dụng của biện pháp
Biện pháp này được áp dụng tại trường mầm non Hồng An, huyện Hiệp
Hịa tỉnh Bắc Giang. Có thể áp dụng tới các trường Mầm Non trong huyện,
trong tỉnh.
2. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp :
Sau một thời gian áp dụng biện pháp tơi thấy biện pháp có hiệu quả vô
cùng lớn và ý nghĩa với cả cô và trẻ , các trẻ của lớp tơi vơ cùng thích thú khi
đến lớp, lớp học lúc nào cũng vui vẻ tràn ngập tiếng cười, giúp trẻ phát triển
toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần , trí tuệ, chất lương giáo dục được nâng cao
Bảng thống kê kết quả khảo sát trẻ sau khi thực hiện biện pháp:

Nội dung

Số
lượng

Số trẻ đạt đầu
năm
TS

%

Số trẻ đạt cuối
năm
TS

%

Đán
h giá
%
tăng

1.Trẻ vui vẻ tự giác chào cô,
bố mẹ và đi vào lớp

23

8

34,8%


20

87%

52%

2.Trẻ vô tư thể hiện nhiều
cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ,
tính cách của bản thân

23

7

30,4%

19

86,6%

52%

3.Trẻ hịa đồng , u thương
bạn bè, cơ giáo

23

6


26,0%

20

87%

61%

4. Trẻ hứng thú khi tham gia
vào các hoạt động

23

10

43.4%

21

91,3%

48%

16


Nhìn vào bảng trên thấy sau khi áp dụng sang kiến kết quả đạt được trên trẻ
tăng lên rõ rệt:
+ Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, chào bố mẹ và đi vào lớp tăng 52%
+ Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm xúc , bộc lộ suy nghĩ , tính cách của bản

thân tăng 52%
+ Trẻ hịa đồng , yêu thương bạn, cô giáo tăng 60%
+ Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động tăng 50 %
Đối với phụ huynh: Cảm thấy rất vui vẻ khi con thích đến lớp
- n tâm tin tưởng cơ giáo
- Trao đổi quan tâm nhiệt tình đến các hoạt động của lớp
- Hăng hái giúp đỡ ủng hộ các cô nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi
cho trẻ
IV: Kết luận
1.Kết luận chung:
Qua việc nghiên cứu biện pháp trên, tôi đã rút ra được kết luận như sau:
Để giúp trẻ có được cảm giác hạnh phúc khi đến lớp không phải là cài gì đó to
tát cả, khơng phải áp lực nặng nề, mà những việc đơn giản hằng ngày trẻ thích.
Cơ vui thì cố gắng lan tỏa tạo nên mơi trường hạnh phúc. Do đó, hãy thực hiện
một cách tự nhiên nhất”
Tạo nên một môi trường lớp học hạnh phúc cũng mang lại lợi ích cho giáo
viên. “Các cơ quan tâm, đối xử với trẻ bằng tình cảm yêu thương chân thành thì
đáp lại trẻ sẽ yêu quý và phụ huynh sẽ thực sự tin tưởng và giá trị của nghề càng
được trân trọng. Chúng tơi vẫn nói với nhau nghề giáo viên mầm non rất vất vả,
rất nhiều áp lực nhưng hãy làm với cái tâm của mình thì xã hội sẽ ghi nhận”.
2. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình áp dụng biện pháp tơi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Cơ giáo phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải u nghề, u trẻ,
phải có lịng kiên nhẫn và phải có kĩ năng ứng xử sư phạm. Đồng thời, phải
có mơi trường làm việc tốt, mơi trường lớp học phải được bài trí khoa học
phù hợp với trẻ.
17


- Cơ giáo phải ln nghiên cứu tìm tịi để đi sâu vào tâm lý trẻ, , cô luôn

gần gũi yêu thương trẻ.
- Sáng tạo, làm nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, đảm bảo an toàn khi trẻ tiếp
xúc, đảm bảo tính trực quan.
- Cơ khuyến khích động viên trẻ kịp thời, khích lệ trí tị mị của trẻ, biết
khai thác khả năng của trẻ.
- Tạo khơng khí vui tươi và để các bé có cơ hội tiếp cận với các hoạt động
học hằng ngày khi trẻ đến lớp
Cô giáo cần nâng cao ý thức nghề nghiệp, nghiêm túc với bản thân.
Nghiên cứu, có kế hoạch, có sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập
và vui chơi cho trẻ mẫu giáo góp phần giáo dục tồn diện bước đầu xây dựng
nhân cách cho trẻ mầm non theo mục tiêu giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là “Biện pháp tạo cảm giác hạnh phúc cho trẻ khi đến lớp” của
tôi đã được thực hiện tại trường mầm non Hồng An. Trong q trình nghiên
cứu khơng tránh khỏi những hạn chế . Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo, để giải pháp của tơi được hồn
thành tốt hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.!.
Hồng An, tháng 10 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT

Vũ Thị Tuyết Mai

Ngô Thị Loan

18




×