Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác– Lênin Về Gia Đình Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Xây Dựng Gia Đình Việt Nam Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.38 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
MƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:” Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác– Lênin Về Gia

Đình Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Xây Dựng Gia Đình Việt
Nam Hiện Nay”.

Nhóm học phần:
Giảng viên HD:
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên:
Lớp:

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 28 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
Đề mục .........................................................................................
Trang
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2
4. Kết cấu của bài tiểu luận ........................................................................ 2
B. NỘI DUNG ......................................................................................... 3
CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ GIA


ĐÌNH ...................................................................................................... 3
1. Khái niệm, vị trí, và những chức năng cơ bản của gia đình ......................... 3
1.1 Khái niệm gia đình: ............................................................................. 3
1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội: ............................................................. 4
2. Chức năng cơ bản của gia đình: .............................................................. 6
3. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ............. 7
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................... 9
1. Thực trạng xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay ..................................... 9
1.1 Thành tựu ........................................................................................... 9
1.2 Hạn chế ............................................................................................ 10
1.3 Nguyên nhân .................................................................................... 11
2. Phương hướng cơ bản để xây dựng - phát triển gia đình Việt Nam ............ 12
C. Kết luận............................................................................................. 14
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 15


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Vận dụng những tư tưởng về gia đình của Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã có những quan điểm đúng đắn và sáng tạo về xây dựng gia đình mới
ở Việt Nam. Người khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia
đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì
gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt” Trải qua các thời kỳ lịch
sử, quan hệ gia đình ngày một được củng cố và hồn thiện góp phần thúc đẩy
việc hình thành và từng bước hồn thiện quyền dân chủ trong quan hệ gia đình
Việt Nam. Trong khi chú trọng xây dựng gia đình mới từ vật chất đến tinh
thần, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra và phê phán những thói hư tật xấu

trong gia đình như bạo lực gia đình, ép dun con, nạn tảo hơn… Như thế, gia
đình nào xây dựng được những mặt tốt và gạt bỏ những mặt xấu như Hồ Chí
Minh đã chỉ ra thì sẽ tạo thành gia đình mới, gia đình văn hóa, tiên tiến. Đó
khơng chỉ là mơi trường để giáo dục nhân cách con người Việt Nam mà còn
là cơ sở để xây dựng đời sống mới trong xã hội mới. Tuy nhiên, trước những
tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Việt đang
có nhiều thay đổi sâu sắc, nhiều giá trị gia phong truyền thống tốt đẹp bị mai
một. Xu hướng rõ nét nhất là gia đình ở cả khu vực thành thị và nông thôn
đang thay đổi mô hình từ “tam đại, tứ đại đồng đường” sang mơ hình gia đình
hạt nhân. Điều này dẫn tới thực trạng là giảm thiểu các giá trị truyền thống và
tăng thêm trạng thái lỏng lẻo, thiếu gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
“Cái tơi” cá nhân của thế hệ sau càng có chiều hướng “lên ngơi”, nếu khơng
được giáo dục, uốn nắn kịp thời, sẽ trở thành “cái tôi” ích kỷ, lệch lạc, thiếu
thiết tha gắn bó với thế hệ cha anh, với cộng đồng và xã hội. Một số vấn đề
tiêu cực của gia đình trong xã hội hiện đại đã tác động không tốt đến việc xây

1


dựng, phát triển văn hóa, xã hội lành mạnh, trong đó đáng báo động nhất là
tình trạng bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng.
Để nêu rõ các quan điểm của Mác–Lênin về vấn đề gia đình. Em xin chọn
đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác –lênin về gia đình và ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng gia đình việt nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
2. Nội dung nghiên cứu
- Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề gia đình: khái niệm,
chức năng, vai trị của gia đình và cơ sở xây dựng gia đình.
- Ý nghĩa của quan điểm và nhận thức về chính sách của Đảng và Nhà Nước
hiện nay.
- Những biến đổi của gia đình và phương hướng, giải pháp xây dựng gia đình

Việt Nam hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đã dùng những phương pháp sau:


Phương pháp thu thập dữ liệu.



Phương pháp phân tích.



Phương pháp đưa ra kết luận.

4. Kết cấu của bài tiểu luận
Gồm có 2 chương:
- Chương I: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình.
- Chương II: Ý nghĩa của quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình đối với
việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ
GIA ĐÌNH
1.

Khái niệm, vị trí, và những chức năng cơ bản của gia đình


1.1 Khái niệm gia đình:
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ
của các thành viên trong gia đinh.CMác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia
đình đã cho rằng: “ Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát
triển lịch sử : hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt
đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và
vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”.
Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân
và quan hệ huyết thống.
Trong gia đình, ngồi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và
chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cịn có các mối quan hệ khác như
quan hệ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cơ, dì, chú
bác với cháu, quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi…Các quan hệ này có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế và thể chế chính trị - xã hội.
 Như vậy, gia đình chính là một hình thức cộng đồng xã hội đặc
biệt tập hợp những người được gắn bó hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu
dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi
dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong
gia đình với nhau.

3


1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội:
- Gia đình là tế bào của xã hội:
Gia đình là “tế bào của xã hội”. Điều này chúng ta luôn khẳng định và

dù trong hồn cảnh nào, xã hội nào nó vẫn ln ln đúng. Nó nói lên mối
quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội, giống như sự tương tác hữu cơ của
quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống của cơ thể. Xã hội (cơ thể) lành mạnh
tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc

góp phần

cho sự phát triển hài hịa của xã hội. Gia đình có vai trị quyết định đối với sự
tồn tại, vận động và phát triển của xã hội, nếu khơng có gia đình để tái tạo ra
con người thì xã hội khơng thể tồn tại và phát triển được. Quan hệ gia đình và
xã hội là quan hệ giữa tế bào và cơ thể. Tế bào có lành mạnh, khỏe mạnh thì
xã hội mới lành mạnh, khỏe mạnh. Theo như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”.
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc
vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp
cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mơ hình, kết cấu, đặc điểm của
mỗi hình thức gia đình trong lịch sử.
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời
sống của mỗi cá nhân.
Từ khi còn trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi cá
nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là mơi trường tốt nhất để cá
nhân được u thương, ni dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển. Sự yên
ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình
thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành cơng dân tốt.
Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Trong
gia đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn;

4



trẻ thơ có điều kiện được an tồn và khơn lớn, người già có nơi nương tựa,
người lao động có điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần…Ở
đó, hàng ngày diễn ra các mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha –
con, anh – em,…những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc
đời. Khi đó, gia đình thực sự là một tổ ấm thực sự của mỗi con người.
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của mỗi người. Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại khơng thể chỉ sống trong quan hệ
tình cảm gia đình, mà cịn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người
khác ngồi gia đình.
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội
của mỗi cá nhân; là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện
quan hệ xã hội. Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã
hội tác động đến cá nhân.
Khơng những thế, trình độ phát triển và tính chất của xã hội quyết định
hình thức và tính chất của quan hệ hơn nhân và gia đình. Trong thời kỳ đầu
của xã hội lồi người, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hết sức thấp
kém, kinh tế cộng đồng nguyên thủy và cùng với nó là sự bình đẳng giữa người
và người trong xã hội, đã tạo nên hình thức gia đình tập tập thể (gia đình huyết
tộc, gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đơi) với quy mơ gia đình khá lớn. Bước
sang chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ tư hữu ra đời và cùng với nó là sự phân
chia giai cấp và bất bình đẳng trong xã hội, gia đình cá thể một vợ một chồng
hình thành, quy mơ gia đình cũng như quan hệ hôn nhân đã thu hẹp lại.
 Như vậy, có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay,
gia đình ln đóng một vai trị quan trọng. Khơng thể có một xã hội giàu
mạnh, văn minh nếu như không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm
no, hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, xây dựng và phát triển gia đình với những giá

5



trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một trong những yếu tố cốt lõi trong mục
tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới XHCN. Giữa gia đình và xã hội có
mối quan hệ hữu cơ với nhau, có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Khơng có gia đình để tái tạo sức lao động thì xã hội không thể tồn tại và phát
triển được. Ngược lại, khơng có mơi trường xã hội lành mạnh thì gia đình
cũng khơng thể phát triển được. Cần tránh cả hai khuynh hướng sai lầm, hoặc
cho rằng gia đình là việc riêng tư, xã hội không nên can thiệp, hoặc là khuynh
hướng tự tư, tư lợi, chỉ biết chăm lo, thu vén cho gia đình riêng, mà khơng
chú ý thực hiện nghĩa vụ của gia đình đối với xã hội.
2.

Chức năng cơ bản của gia đình:
- Chức năng tái sản xuất ra con người (sinh sản):

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh
lý tự nhiên của con người, nhu cầu duy trì nịi giống của gia đình, dịng họ mà
cịn đáp ứng nhu cầu về sức lao động của xã hội; nó quyết định đến
mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia,… Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục: :
Gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên, giáo dục nhà trường và giáo dục
xã hội dù quan trọng đến đâu cũng không thể thay thế cho giáo dục gia đình.
Thực hiện tốt chức năng này, trước tiên địi hỏi mỗi người làm cha, mẹ phải
có kiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt văn hóa, học vấn, đặc biệt
là phương pháp giáo dục.
- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất và tái sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên
đặc thù của gia đình mà các nền kinh tế khác khơng có được đó là đơn vị duy
nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội.


6


Gia đình cịn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội: tổ chức tiêu dùng
hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các
sinh hoạt gia đình. Thực hiện tốt chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh
sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý:
Đây là chức năng thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng của gia đình.
Nhiều vấn đề tâm - sinh lý thuộc giới tính, thế hệ,...cần được bộc lộ và giải
quyết trong phạm vi gia đình, giữa những người thân. Hiểu biết tâm - sinh lý
cá nhân, sở thích của nhau để ứng xử phù hợp chân thành và tế nhị, tạo bầu
khơng khí tinh thần ổn định trong gia đình. Đáp ứng hợp lý nhu cầu tình dục
vợ chồng là nội dung đáng quan tâm của nhu cầu tâm - sinh lý gia đình. Điều
này góp phần đáng kể củng cố hơn nhân và hạnh phúc gia đình.
Ngồi những chức năng trên, gia đình cịn có chức năng văn hóa ( lưu
giữ, sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội, truyền thống văn
hóa của dân tộc ), chức năng chính trị ( tổ chức thực hiện và hưởng lợi từ chính
sách, pháp luật của nhà nước và hương ước của làng xã ),...
3.

Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Cơ sở kinh tế - xã hội:
Đó là việc xố bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản

xuất, phát triển và hoàn thiện dần phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình
trạng thống trị của người đàn ơng trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam
và nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ. Cũng là cơ sở làm cho

hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình u chứ khơng phải vì lý do kinh
tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.

7


- Cơ sở chính trị - xã hội:
Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia
đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trị
của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hơn nhân và Gia đình cùng với hệ
thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của cơng dân, các thành viên trong
gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo
hiểm xã hội… Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó định hướng, thúc
đẩy q trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội.
- Cơ sở văn hóa:
Trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với những biến đổi căn
bản trong đời sống chính trị, kinh tế, thì đời sống văn hóa, tinh thần cũng
khơng ngừng biến đổi. Các giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư
tưởng chính trị của giai cấp cơng nhân từng bước hình thành và dần dần giữ
vai trị chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời các yếu tố
văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bước bị
loại bỏ.
Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và cơng nghệ góp
phần nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và cơng nghệ của xã hội,
cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làm nền
tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan
hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thiếu đi cơ sở văn hóa,
hoặc cơ sở văn hóa khơng đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị, thì việc xây dựng
gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả cao.


8


CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Thực trạng xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
1.1

Thành tựu

Thực trạng gia đình ln là vấn đề được giới nghiên cứu và các nhà quản lý,
hoạch định chính sách quan tâm theo dõi. Việc nắm bắt thực trạng gia đình trong
từng giai đoạn gắn liền với những biến đổi kinh tế, xã hội của đất nước là cơ sở quan
trọng để đề xuất các đề tài, dự án nghiên cứu tiếp theo và xây dựng các chính sách
mới về gia đình. Ở nước ta trong khoảng 15 năm trở lại đây đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau của đời sống gia đình do các cơ
quan khoa học, cơ quan quản lý, các tổ chức xã hội và các nhà khoa học tiến hành.
Ngoài ra cịn có những số liệu thống kê, số liệu điều tra xã hội học và những tài liệu
khác có liên quan đến gia đình. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những số liệu đã
có, bài viết nêu lên một số nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay.
Trình độ kinh tế - xã hội phát triển, sự du nhập hịa nhập của nhiều nền văn
hóa khác nhau trên thế giới cùng với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày
càng nhanh chóng đã tác động sâu sắc đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt
Nam. Quy mơ của gia đình ngày nay ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và
điều kiện của thời đại mới đặt ra. Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống
riêng tư của con người được tôn trọng nhiều hơn, tránh được những mâu thuẫn của
gia đình truyền thống. Gia đình nhận thức cao về tầm quan trọng của trách nhiệm,
chia sẻ trong đời sống gia đình đó là việc lắng nghe, chia sẽ những tâm tư, suy nghĩ
của các thành viên trong gia đình. Việc sinh đẻ được các gia đình tiến hành một cách

chủ động, tự giác khi xác định về số lượng con cái, thời điểm sinh con, nhu cầu cần
thiết phải có con trai khơng cịn là vấn đề hàng đầu. Hơn thế, việc sinh ít con cũng
tạo điều kiện cho trẻ được chăm sóc tốt hơn, làm giảm gánh nặng cho các bậc phụ
huynh.
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình
tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng trong xã hội.

9


Các gia đình Việt Nam đang tiến tới tiêu dùng sản phẩm do người khác làm ra tức
là sử dụng hàng hóa và dịch vụ xã hội.
Sự bình đẳng giới là một nét biến đổi trong gia đình Việt Nam hiện nay và
thu hút được nhiều sự quan tâm, đồng tình của xã hội. Phụ nữ ngày càng có tiếng
nói hơn, có quyền quyết định, được nêu ý kiến của mình hơn trước đây góp phần tạo
điều kiện cho người phụ nữ được phát huy hết mọi tiềm năng của mình trong quá
trình hội nhập và phát triển.
1.2

Hạn chế

Bên cạnh đó, q trình biến đổi quy mơ, cơ cấu gia đình cũng gây ra những
phản chức năng như tạo ra sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia
đình, tạo khó khăn trong việc giữ gìn tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền
thống của gia đình. Mâu thuẫn giữa các thế hệ diễn ra do có sự khác biệt về tuổi tác,
tư tưởng, quan niệm, lối sống,... Xã hội ngày càng phát triển, mọi người đều bị cuốn
theo cơng việc của riêng mình, thời gian dành cho gia đình cũng vì vậy mà ngày
càng ít đi. Khơng ít gia đình, bố mẹ mải mê kiếm tiền hay theo đuổi ham muốn cá
nhân mà bỏ rơi con cái. Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình yêu và sự dạy bảo,
chăm sóc của cha mẹ - người thầy đầu tiên của đời mình - đã mất đi những nền tảng

cơ bản của việc hình thành nhân cách tốt đẹp, nhiều em sinh ra đua đòi, hư hỏng. Sự
xuất hiện của nhiều mặt trái trong tình cảm gia đình như quan hệ vợ chồng, gia đình
lỏng lẻo, gia tăng tỷ lệ ly hơn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hơn nhân
và ngồi hơn nhân,…. đồng thời xuất hiện nhiều bi kịch thảm án gia đình người già
cơ đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục từ đó dẫn tới
hệ lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, kiểu gia đình truyền thống bị
phá vỡ lung lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình đơn
thân, độc thân, kết hơn đồng tính, sinh con ngồi giá thú,…
Trong bối cảnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, những hộ gia đình có
cơ may sản xuất mở rộng, tích lũy tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất thì trở nên giàu
có trong khi đại bộ phận các gia đình trở thành lao động làm th do khơng có cơ
hội phát triển sản xuất, đất đai và các tư liệu sản xuất khác, không có khả năng tích

10


lũy tài, sản mở rộng sản xuất. Từ đó sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng
trở nên sâu sắc hơn.
1.3

Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: Xu hướng toàn cầu hố và q trình chuyển đổi
nền kinh tế theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của cơ chế
thị trường đã tác động mạnh đến gia đình làm thay đổi nếp sống, dẫn đến có biểu
hiện coi trọng giá trị vật chất, giá trị đồng tiền, xem nhẹ giá trị truyền thống, nề nếp,
gia phong của gia đình, xa rời truyền thống văn hố tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Nguyên nhân chủ quan:-Về nhận thức: Một số nơi nhận thức của cấp uỷ
Đảng, chính quyền và nhân dân về vị trí vai trị của gia đình trong quá trình phát
triển xã hội chưa đúng mức và đồng bộ, cịn có biểu hiện xem nhẹ công tác này.

Công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp với sự phát triển của đất nước,
nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời. Q trình hiện đại, đơ
thị hóa, hội nhập quốc tế cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức.
-

Một bộ phận gia đình do sự hấp dẫn từ lợi nhuận kinh tế đã mải mê lo làm giàu,

kiếm tiền, sao nhãng thời gian dành cho gia đình, khơng quan tâm chăm lo việc giáo
dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hoá trong gia đình cho các thế hệ; ít
quan tâm chú ý đến việc phụng dưỡng, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, giáo dục con cái.
-

Mâu thuẫn trong quan điểm lối sống với sự tính tốn làm ăn hiện nay khi lấy

nhau khơng cân nhắc, tìm hiểu sơ sài, phụ bạc nhau lúc hàn vi, thương yêu nhau lúc
có bổng lộc, hắt hủi phụ bạc nhau nghèo khổ, bần hèn. Thời đại công nghiệp hố
nên mọi người đi nhanh hơn, nói nhanh hơn, làm việc cũng nhanh hơn. Cịn tình u
và hơn nhân của nhiều thanh niên cũng không ra khỏi quỹ đạo đó. Họ làm quen
nhanh hơn, trao nhau nụ hơn nhanh hơn, quyết định đi đến hôn nhân nhanh hơn và
đi đến ly dị cũng nhanh hơn.
-Mâu thuẫn giữa các thế hệ diễn ra do có sự khác biệt về tuổi tác, tư tưởng,
quan niệm, lối sống, người già thường hướng về các giá trị truyền thống do vậy họ
có xu hướng bảo thủ, áp đặt nhận thức và cách nghĩ của mình lên những người trẻ.

11


Trong khi đó lớp trẻ do tiếp cận nhiều hơn với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các
trào lưu văn hóa mới từ nước ngồi nên hướng tới thay đổi về suy nghĩ và nhận thức,
những cái mới không phải đều chứa đựng các yếu tố tích cực, tốt đẹp khó tránh có

những cái khơng phù hợp với truyền thống, bởi vậy khi nhận được sự góp ý của
người già thì cảm thấy khó chịu, cho rằng người già là cổ hủ, lạc hậu, thích dạy bảo.
2. Phương hướng cơ bản để xây dựng - phát triển gia đình Việt Nam.
Để xây dựng gia đình mới phải ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, mạnh
dạn lựa chọn và xử lý đúng đắn những yếu tố mới nãy sinh, và quan trọng hơn, là
biết tiếp thu những nội dung tiến bộ của thời đại. Xử lý và tiếp thu những vấn đề của
thời đại không phải là cách tân đơn giản mà phải phù hợp với truyền thống của dân
tộc, của gia đình và sự phát triển chung của xã hội:
-Đảng và Nhà nước cần có các chính sách sát hợp với gia đình dựa trên cơ sở
khoa học để quản lý sự phát triển gia đình đúng hướng, tạo sự hài hịa giữa gia đình
và xã hội, bảo đảm các yếu tố truyền thống có chọn lọc và tiếp thu tinh hoa của nhân
loại. Thực hiện quản lý nhà nước về gia đình, đặc biệt trong các trường hợp gia đình
suy thối, khủng hoảng, bạo lực, tệ nạn xã hội và tội phạm. Tiếp tục đẩy mạnh công
tác tuyên truyền từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị và tầm
quan trọng của gia đình và cơng tác xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện
nay, coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự phát
triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
-Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật kinh tế gia đình:
Xây dựng và hồn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định,
phát triển kinh tế hộ gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số,
gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình vay vốn
ngắn và dài hạn nhằm xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu sản xuất,…
-Kế thừa các giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của
nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. Bên cạnh việc kế
thừa những truyền thống, các giá trị tốt đẹp tình làng nghĩa xóm, tình u gia đình

12



gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước, dân tộc. Từng bước khắc phục, loại bỏ
các giá trị không phù hợp như cục bộ theo họ tộc, theo địa phương, những nghi lễ
rườm rà, tốn kém trong ma chay, cưới hỏi. Sự bất bình đẳng về giới tinh và giữa
các thế hệ. Trong điều kiện hiện nay, sự chuyển đổi hệ giá trị từ gia đình truyền
thống sang gia đình hiện đại đang địi hỏi phải tiếp thu và chọn lọc các giá trị văn
hóa của nhân loại. Các giá trị văn hóa ấy chỉ có thể được chọn lọc, tiếp thu một khi
các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống được bảo tồn, được phát huy những
nội dung giá trị mới phù hợp với văn hóa và đạo lý làm người của dân tộc Việt
Nam.
-Xây dựng gia đình xuất phát từ tình u chân chính, trên cơ sở các quan hệ
bình đẳng, thương yêu, gắn liền với cộng đồng, với các thiết chế xã hội: tiếp tục phát
triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa: Đó là gia đình
ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏa mạnh và hạnh phúc. Phong trào này đã thực sự tác
động đến nền tảng gia đình với những quy tắc ứng xử tốt đẹp, phát huy giá trị đạo
đức truyền thống của gia đình Việt Nam, chất lượng cuộc sống gia đình ngày càng
được nâng cao.
 Kết luận, để từng gia đình là hạt nhân tốt của xã hội, thiết nghĩ bên
cạnh sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội thì vai trị của từng gia
đình và các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng và có tính quyết định.
Tồn xã hội quan tâm đến cơng tác xây dựng gia đình, nhưng từng gia đình và các
thành viên biết quan tâm đến nhau, sống có trách nhiệm mới là xây dựng gia đình
hạnh phúc bền vững. Thực tế, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong việc thực
hiện các phương hướng trên, nhất là hoàn thiện luật hơn nhân và gia đình, việc xây
dựng gia đình mới trên cơ sở hôn nhân tự do và tiến bộ. Hơn nhân tự nguyện trên cơ
sở tình u nam nữ, hơn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, hôn nhân
được đảm bảo về mặt pháp lý, đảm bảo quyền tự do kết hôn và ly hôn; các chính
sách xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh
thần cho mọi gia đình và đặc biệt là xây dựng gia đình văn hóa dân tộc.mới, đời sống
văn hóa mới ở cơ sở phát triển, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóá


13


C. Kết luận
Tóm lại, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin một mặt đánh giá cao vai
trò của gia đình với sứ mệnh đặc biệt mà khơng một thiết chế xã hội nào thay
thế được, mặt khác cũng dự báo sự ra đời, phát triển của gia đình một vợ một
chồng là một bước tiến nhất định trong tương lai, nhưng nó chỉ có thể trọn vẹn
khi xây dựng gia đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tiến trình
của lịch sử. Tiếp thu lý luận Mác - Lênin, Đảng ta rất quan tâm đến gia đình,
đến việc xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa-gia đình văn hóa. Xây dựng gia
đình xã hội chủ nghĩa trước hết là phải tạo dựng ra những điều kiện cần thiết
trên mọi phương diện giúp các thành viên trong gia đình sống một cách hịa
hợp tốt đẹp với nhau bao gồm những yếu tố vật chất, tinh thần, xã hội,….Quan
điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin là cơ sở lý luận để Đảng và Nhà nước ta đề ra
các chính sách, pháp luật hơn nhân và gia đình,...
Như vậy, vấn đề xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa - gia đình văn hóa
ở nước ta chính là nền tảng vững chắc đảm bảo cho sự ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là công việc mang tính tồn diện, đồng bộ,
lâu dài nhưng lại rất cấp bách. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác
xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay cần có những giải pháp thiết
thực, hiệu quả. Trước hết cần nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành cơng
tác gia đình. Tăng cường tun truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của
các cấp, ngành, tổ chức đồn thể, các gia đình, cá nhân và cộng đồng về vai
trị của cơng tác xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới mục tiêu gia đình bình
đẳng, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ. Phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo cơ sở cho việc thực hiện
tốt cơng tác xây dựng gia đình văn hóa.

14



D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học,
nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
[2]. Maiphuongdc (12/10/2013), Tiểu luận một số vấn đề của gia đình Việt Nam
hiện nay, , [Truy cập ngày18/11/2021].
[3]. PGS, TS. TRẦN THỊ MINH THI “ Những biến đổi của gia đình Việt Nam
hiện nay và một số khuyến nghị chính sách
”, />hung-bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-va-mot-sokhuyen-nghi-chinhsach.aspx , [Truy cập ngày 18/11/2021].

15



×