Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP, VẬN DỤNG VỚI ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.02 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MƠN: TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN

CHỦ ĐỀ:
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ
ĐẤU TRANH GIAI CẤP, VẬN DỤNG
VỚI ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên sinh viên: Hạ Vũ Trúc
Mã số sinh viên: 030337210257
Lớp, hệ đào tạo: MLM306_211_D25 – Hệ đại trà
Chấm điểm
Bằng số

Bằng chữ

1


MỤC LỤC
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về đấu tranh giai cấp:....................2
1.1. Giai cấp.....................................................................................................2
1.1.1. Định nghĩa giai cấp............................................................................2
1.1.2. Nguồn gốc giai cấp............................................................................3
1.2. Đấu tranh giai cấp......................................................................................3
1.2.1. Khái niệm về đấu tranh giai cấp........................................................3
1.2.2. Vai trò của đấu tranh giai cấp............................................................4
1.3. Đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội....................5
1.3.1. Điều kiện mới.....................................................................................5
1.3.2. Nội dung mới.....................................................................................6


1.3.3. Hình thức mới....................................................................................6
2. Vận dụng với đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay..............................6
2.1. Về mặt thuận lợi.........................................................................................7
2.2. Về mặt thách thức......................................................................................8
2.2.1. Sự chống phá của các thế lực thù địch...............................................8
2.2.2. Những tàn dư của xã hội cũ vẫn còn tồn tại.......................................9
2.2.2. Nguy cơ phát triển khuynh hướng tự phát lên tư bản chủ nghĩa.....10
3. Giải pháp cho các vấn đề đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay.........10
3.1. Làm thất bại mọi âm mưu, chống phá của các thế lực thù địch...............10
3.2. Ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực bởi các tàn dư của xã hội cũ.........11
3.3. Tăng cường phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa......12
4. Kết luận.........................................................................................................13
Tài liệu tham khảo.............................................................................................14
2


1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về đấu tranh giai cấp:
1.1. Giai cấp:
1.1.1. Định nghĩa giai cấp:
Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V. I. Lênin đã đưa ra
một định nghĩa khoa học về giai cấp như sau:“Được gọi là giai cấp, là những tập
đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử, về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất (thường
thì những mối quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận), về vai trò của
họ trong tổ chức lao động xã hội và do đó khác nhau về cách thức hưởng thụ phần
của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người,
mà một tập đoàn có thể chiếm đoạt lao động của các tập đồn khác, do địa vị khác
nhau của họ trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin mang bản chất cách mạng và khoa học, có
giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở để nhận thức đúng đắn vị trí, vai

trị, bản chất của giai cấp trong lịch sử.
1.1.2. Nguồn gốc giai cấp:
Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là sự phát triển của lực lượng
sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư”, tạo khả năng
khách quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của người khác.
Còn nguyên nhân trực tiếp là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Và chừng nào hay ở đâu cịn tồn tại chế độ này thì ở đó cịn có sự tồn tại của các
giai cấp. Giai cấp chỉ mất đi khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hồn tồn bị xóa
bỏ.
1.2. Đấu tranh giai cấp:
1.2.1. Khái niệm về đấu tranh giai cấp:
3


Lênin đã định nghĩa về “đấu tranh giai cấp” như sau: “Đấu tranh giai cấp là
đấu tranh của bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác; đấu tranh của quần
chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi,
bọn áp bức và ăn bám; cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay
những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
Như vậy, thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng
nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột do sự đối lập
về lợi ích khơng thể dung hịa trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định.
1.2.2. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai
cấp:
Đấu tranh giai cấp khơng chỉ đơn thuần là giải quyết các mâu thuẫn đối kháng
giữa các tầng lớp trong xã hội mà còn là động lực để phát triển xã hội trong điều
kiện xã hội phân hóa thành các giai cấp đối kháng.
Điều này trước hết thể hiện ở chỗ: thông qua đấu tranh giai cấp, sự xung đột
giữa lực lượng sản xuất mang trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất lỗi thời,
lạc hậu được giải quyết. Cụ thể là, quan hệ sản xuất cũ đã được xóa bỏ, quan hệ sản

xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được xác lập. Điều
này thúc đẩy xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên
hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.
Vai trò là động lực của đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong những thời
kì tiến hóa xã hội. Ngay trong phạm vi vận động của một hình thái kinh tế - xã hội,
đấu tranh giai cấp thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Thực tiễn
cho thấy, sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa và ngay cả tư tưởng, lý luận
của xã hội đều là sản phẩm ít hoặc nhiều mang dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp.

4


Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực
lượng xã hội phản động mà cịn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách
mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới thì giai cấp đó sẽ lãnh
đạo cách mạng. Một khi đã trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng thì giai cấp đó
sẽ trưởng thành trong nhận thức và hành động. Có thể nói, thơng qua thực tiễn đấu
tranh giai cấp, giai cấp cách mạng có sự trưởng thành về mọi mặt bởi các giai cấp
cách mạng phải tự nâng mình lên để đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.
Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp khơng phải là động
lực duy nhất để thúc đẩy xã hội phát triển, mặc dù nó là động lực rất quan trọng, là
“đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng hiện đại”. Bởi ngồi đấu tranh giai cấp ra cịn
nhiều động lực khác như: đạo đức, tư tưởng, văn hóa, giáo dục… vị trí, vai trị của
mỗi động lực sẽ đóng vai trò thúc đẩy khác nhau. Nhận thức được điều này sẽ giúp
chúng ta sẽ tránh được tư tưởng “tuyệt đối hóa” đấu tranh giai cấp.
1.3. Đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội:
Do đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chi phối
mà đấu tranh giai cấp là tất yếu. Và cuộc đấu tranh trong thời kì này được diễn ra
trong những điều kiện mới, hình thức mới và nội dung mới khác với khi giai cấp vô

sản chưa giành được chính quyền.
1.3.1. Điều kiện mới:
Trong thời kỳ quá độ, giai cấp vơ sản đã giành được chính quyền, kéo theo đó
là sự biến đổi căn bản của cơ cấu và địa vị của các giai cấp. Và sự biến đổi này tạo
ra so sánh lực lượng có lợi cho giai cấp vô sản:
- Giai cấp vô sản từ địa vị giai cấp bị thống trị trở thành giai cấp lãnh đạo xã
hội; đây là lực lượng có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
5


- Giai cấp nơng dân được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, trở thành lực
lượng lao động cơ bản xây dựng xã hội mới.
- Tầng lớp trí thức mới được hình thành và có sự phát triển nhanh chóng, ngày
càng có những đóng góp to lớn vào cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Khối liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức được củng cố vững chắc trở
thành nền tảng của chế độ xã hội mới.
- Các lực lượng phản cách mạng ngày càng bị thu hẹp và phân hoá, tiến tới bị
xoá bỏ hồn tồn.
1.3.2. Nội dung mới:
Giai cấp vơ sản đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: bảo vệ vững
chắc thành quá cách mạng đã giành được và cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công
xã hội mới_chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Hai nhiệm vụ này có quan hệ
chặt chẽ với nhau, làm tiền đề cho nhau.
1.3.3. Hình thức mới:
Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản phải sử dụng tổng hợp và kết hợp các
hình thức đã dạng, phong phú, như “có đổ máu và khơng có đổ máu"; bằng bạo lực
và hoa binh; bằng quân sự và kinh tế: bằng giáo dục và hành chính... Sử dụng hình
thức nào, điều đó do tinh hình kinh tế, chính trị xã hội của mỗi nước, mỗi giai đoạn
lịch sử cụ thể quy định.
Hình thức mới của đấu tranh giai cấp cịn được biểu hiện ở việc thực hiện các

nhiệm vụ cụ thể của sự nghiệp cách mạng. Về kinh tế, đó là xây dựng, phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về chính trị, là xây dựng và
phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống chính trị và nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về tư tưởng và văn hoá, là xác lập vai trò thống trị
của hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.
6


2. Vận dụng với đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay:
Như chúng ta đã biết, hiện nay, nước ta vẫn đang trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nên đấu tranh giai cấp trong thời kì này là một điều tất yếu. Và Lênin
đã nhận xét về tính tất yếu ấy của thời kỳ này như sau: “Thời kỳ quá độ ấy không
thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy
chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa
tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát
sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”.
Như vậy, cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ ở nước ta hiện nay thực
chất là cuộc đấu tranh chống xu hướng tự phát lên tư bản chủ nghĩa với giữ vững
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Và đây là cuộc đấu tranh hết sức gay go và
phức tạp, tuy có những mặt thuận lợi nhưng vẫn tồn tại khơng ít những thách thức,
khó khăn.
2.1. Về mặt thuận lợi:
- Tạo nên những biến đổi căn bản, tạo ra sự so sánh lực lượng có lợi cho sự
nghiệp cách mạng:
+ Giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách
mạng Việt Nam thông qua Đảng cộng sản. Họ đại diện cho một phương thức sản
xuất tiên tiến, giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và là
lực lượng đi đầu trong sự nghiệp Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Khối liên minh giai cấp mới công nhân – nông dân – trí thức dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được củng cố vững chắc và trở thành nền tảng

của chế độ xã hội mới.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được giữ vững và tăng cường.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục được củng cố, hoàn thiện
7


và trở thành cơng cụ chính trị mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản và nhân dân lao động.
- Phần nào xóa bỏ được những tàn dư do xã hội cũ sinh ra như tập quán xấu,
phong tục lạc hậu,... đặc biệt là thái độ bảo thủ với phương thức sản cũ (tập trung,
quan liêu, bao cấp) và hình thành phương thức sản xuất mới với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trị nền
tảng.
- Hình thành những nét mới, tiến bộ trong tư tưởng; phần nào kiềm hãm
được những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, ích kỉ cá nhân của giai cấp tư sản.
 Nhờ có những cuộc đấu tranh giai cấp mà sự nghiệp đổi mới của đất nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho
đất nước tiếp tục phát triển.
2.2. Về mặt thách thức:
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi rất cơ bản trên, đấu tranh giai cấp trong
thời kỳ q độ cịn gặp khơng ít những nguy cơ, thách thức, khó khăn gây cản trở
sự phát triển của đất nước trên nhiều phương diện.
2.2.1. Sự chống phá của các thế lực thù địch:
Hiện nay, các thế lực thù địch chưa từ bỏ ý đồ phá hoại, lật đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta:
- Chúng đang ra sức đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hồ bình”, kết hợp gây
bạo loạn lật đổ, với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. 
- Chúng nêu lên những quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta để làm suy yếu và lật đổ chế độ ta.


8


- Đặc biệt, chúng đang ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền và những yếu kém, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng
viên để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
2.2.2. Những tàn dư của xã hội cũ vẫn còn tồn tại:
Các tàn dư về tư tưởng, tâm lý và tập quán lạc hậu của xã hội cũ và của giai cấp
thống trị, bóc lột vẫn cịn tồn tại khá nhiều, tác động đến lối sống cá nhân của con
người, gây nên những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội.
Đại hội lần thứ V của Đảng đã phân tích và nhấn mạnh rõ điều đó: “Xã hội ta
khi bước vào thời kỳ quá độ, bên cạnh những con người mới xã hội chủ nghĩa
đang hình thành, những nét mới tiến bộ trong con người đang nảy nở, vẫn
cịn khơng ít những biểu hiện tiêu cực, khơng lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa hai
con đường: giữa cái mới và cái cũ, tiên tiến với lạc hậu, tiến bộ với phản động trên
lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, lối sống, đang diễn ra hằng ngày, rất phức tạp mà
chúng ta không thể nào xem nhẹ”.
Những ảnh hưởng tiêu cực bởi những tàn dư trong xã hội cũ tồn tại cả ở cấp độ
“quan điểm” và ở cấp độ “cách nghĩ”:
- Ở cấp độ “quan điểm”: sự lạc hậu của tư tưởng tư sản đã và đang gây tác
động đến một bộ phận cán bộ, nhân dân. Dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng sính ngoại,
ca ngợi một chiều, tuyệt đối hóa tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản mà phủ nhận giá
trị tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cịn dẫn tới trụy lạc trong lối
sống, bạc nhược về tư tưởng, vun vén lợi ích cá nhân (bn lậu, đầu cơ, tích trữ,
tham ô).
- Ở cấp độ “cách nghĩ”: những lối suy nghĩ, những tập quán cũ đã và đang chi
phối nhiều đến cuộc sống nhân dân, nhất là ở những làng quê như tư tưởng trọng
nam khinh nữ, tư tưởng dòng họ, thái độ tùy tiện trong lao động sản xuất; lối sống
9



phép vua thua lệ làng, lối nghĩ duy cảm; tư duy tiểu nơng; thành kiến nho giáo;
bệnh thành tích, ham phô trương, tư tưởng thực dụng....
 Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực là một cuộc đấu tranh tổng hợp mà
chúng ta cần phải nhận thấy đầy đủ tầm quan trọng và tính chất phức tạp.
2.2.2. Nguy cơ phát triển khuynh hướng tự phát lên tư bản chủ nghĩa:
Hiện nay, nước ta đang phát triển với nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó
tồn tại thành phần kinh tế đối lập với nền kinh tế vận hành theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Như vậy, với nền kinh tế đan xen nhiều loại hình sở hữu khác nhau cho
nên lợi ích kinh tế giữa các giai cấp cũng khác nhau, tồn tại các thành phần giai cấp
khác nhau thì đấu tranh giai cấp vẫn là điều tất yếu.
Điều đáng lo ngại là: bản thân của nền kinh tế nhiều thành phần tự nó tiềm tàng
khả năng phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Bởi lực lượng kinh tế của chủ
nghĩa xã hội tuy đã hình thành nhưng chưa đủ mạnh, cịn kinh tế tư bản chủ
nghĩa thì vẫn cịn tồn tại ở những mức độ nhất định vì một số lợi ích kinh tế (phát
triển lực lượng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, tạo tiền đề vật chất- kĩ thuật
lên xã hội chủ nghĩa). Do vậy, nếu khơng có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý
của Nhà nước thì kinh tế tư bản tư nhân có khả năng tạo thành cơ sở xã hội, tạo khả
năng khách quan cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
 Thà là xoá bỏ hẵn sự tồn tại của giai cấp tư sản, còn dễ hơn là phải tạo điều
kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng luôn phải canh chừng,
tạo điều kiện phát triển nhưng không được phép thống trị.

10


3. Giải pháp cho các vấn đề đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay:
3.1. Trấn áp, đập tan và làm thất bại mọi âm mưu, chống phá của các thế
lực thù địch:
Việc đấu tranh xóa bỏ các quan điểm sai trái, lệch lạc của các thể lực thù địch;

bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong sự nghiệp đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay.
- Về đối nội:
+ Đảng và Nhà nước ta đã tích cực tăng cường công tác dân vận, nâng cao
nhận thức về nội dung của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây
dựng nền tảng tinh thần vững chắc cho quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ,
nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
+ Đảng và Nhà nước ta đã chủ động phịng ngừa, ngăn chặn, khơng để bị chi
phối bởi những thông tin xấu độc, bịa đặt của các thế lực thù địch. Luôn trong tư
thế sẵn sàng, cảnh giác cao độ, có những phương án, biện pháp cụ thể đấu tranh với
những luận điệu sai trái, xây dựng lý luận sắc bén phục vụ cơng tác đấu tranh
phịng chống các quan điểm sai trái, thù địch.
- Về đối ngoại:
+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong việc kiểm sốt các tin tức
xấu, phản động trên khơng gian mạng, chủ động phối hợp với các nhà cung cấp
dịch vụ mạng xã hội để có biện pháp kỹ thuật ngăn chặn kịp thời các hoạt động
tuyên truyền của các thế lực thù địch.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm về
cơng tác đấu tranh phịng chống các thế lực phản động giữa các cơ quan chức năng
các nước.
3.2. Ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực bởi các tàn dư của xã hội cũ:
11


Tư tưởng lạc hậu được sản sinh ra trong xã hội cũ vẫn cịn tồn tại. Đó là những
tư tưởng phản tiến bộ nảy sinh trong quá trình xây dựng xã hội mới. Vì thế mà nghị
quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ rõ:
“Cần đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các
quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa,
làm tha hóa con người”. Cụ thể, Đảng và Nhà nước ta đã:

- Về chính trị - tư tưởng: làm cho hệ tư tưởng tiên tiến thực sự trở thành nhân
tố chi phối đời sống tinh thần xãthần. Và hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Về văn hóa: tích cực xây dựng và phát triển nền văn hóa và con người Việt
Nam. Và trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức,
lối sống và nhân cách, có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện mỹ...
- Về lĩnh vực kinh tế: xóa bỏ tàn dư phương thức sản xuất cũ, nhỏ lẻ bằng cách
tích cực xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến lên sản
xuất quy mơ tập trung, tính chun mơn hóa cao, áp dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ hiện đại, gia nhập ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
- Về pháp luật và quản lý xã hội: chú trọng nâng cao năng lực quản lý nhà
nước; phát huy vai trò hạt nhân của cán bộ, đảng viên, những người có uy tín trong
cộng đồnđ.
3.3. Tăng cường phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa:
Ta không thể phủ nhận một điều, rằng: Tầng lớp tư sản có một vai trị nhất định
trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước ta thông qua việc phát triển phành
phần kinh tế tư bản tư nhân. Như vậy, để vừa tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa phát triển, vừa ngăn chặn nó thống trị toàn bộ nền kinh tế, Đảng và

12


Nhà nước ta đã xác định rõ phải tăng cường xây dựng và phát triển nền kinh tế theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thật lớn mạnh.
Nhưng thực tế cho thấy: độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa khơng
thể giữ vững khi nước ta cịn nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển. Vì vậy bằng mọi
cách, chúng ta phải tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là giành thắng lợi sự nghiệp
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Và trong Đại hội XIII, Đảng tiếp tục
nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời
cũng đề ra các giải pháp cụ thể:

- Thứ nhất, thúc đẩy chuyển đổi tư duy từ phát triển nền công nghiệp phụ
thuộc, gia công, lắp ráp sang chủ động sáng tạo, vươn lên, làm chủ công nghệ.
- Thứ hai, chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số,
dựa trên nền tảng tri thức.  
- Thứ ba, thúc đẩy chuyển đổi q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sang
giai đoạn mới: thâm dụng tri thức và đột phá đổi mới sáng tạo. 
4. Kết luận:
Quan điểm về đấu tranh giai cấp trong lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin phản
ánh đúng quy luật khách quan và vẫn giữ nguyên giá trị. Trong trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, đấu tranh giai cấp không những khơng
mất đi mà cịn diễn ra rất gay go, phức tạp. Điều này, đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải
có nhận thức sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết và sáng suốt đấu
tranh chống lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, cần
nghiên cứu, bổ sung, phát triển một cách sáng tạo đúng đắn và khoa học quan điểm
về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lêngi, tránh rơi vào sai lầm khi xem
thường, xóa nhịa đấu tranh giai cấp đi đến mơ hồ, mất cảnh giác, mắc vào âm mưu
diễn biến hịa bình của các thế lực phản động trên thế giới đang tìm cách lật đổ chế
13


độ xã hội chủ nghĩa. Đây chính là cách tốt nhất để tăng cường sức sống và sức hấp
dẫn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên đầy biến
động và năng động hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths. Nguyễn Kim Dự (2021), Nhận thức đúng về đấu tranh giai cấp ở Việt
Nam hiện nay, Trang thông tin điện tử trường chính trị:
< />
cua-dang/nhan-thuc-dung-ve-dau-tranh-giai-cap-o-viet-nam-hien-nay1088.html>
2. GS.TS. Phạm Văn Đức (2019), Giáo trình triết học Mác-Lênin, 2019, tr.179198.

3. PGS,TS. Đồn Minh Huấn, Khắc phục ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu
trong xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay, Bản quyền thuộc về Tạp
chí Cộng sản:
< />4. Ths. Lương Thị Ngọc Hạnh (2021), Nhận diện, bác bỏ những quan điểm sai
trái về đấu tranh giai cấp góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng:
< />14


1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/truongchinhchilibrary/
truongchinhtrisite/trangchu/nghiencuukhoahoc/hoithaokhoahoc/
hghdhfdvbnbvcnvcnvbvbvcbxvcb>
5. V. I. Lênin (1970), Toàn tập, t. 39, xuất bản lần thứ 5, Mátxcơva, bản tiếng
Nga, người dịch Hồ Sĩ Quý.
6. V. I. Lênin (1997), Toàn tập, t.7, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.237-238.
7. V. I. Lê nin, Toàn tập, tập 39, tr.309 - 310.
8. PGS, TS. Hoàng Văn Mai – TS. Phùng Mạnh Cường (2021). Thúc đẩy phát
triển Khoa học - Công nghệ và đổi mới sáng tạo trong q trình đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
< />
day-phat-trien-khoa-hoc---cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-trong-qua-trinhday-manh-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc---diem-nhan-quantrong-trong%C2%A0nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx>
9. Nguyễn Văn Phi (2021), Nhiệm vụ giải pháp đấu tranh với các quan điểm
sai trái thù địch hiện nay:

< />10. Nguyễn Đình Thiền (2012), Tiểu luận triết học:
< />11.Nguyễn Vịnh (1983), Từ cuộc đấu tranh giữa hai con đường đến cuộc đấu
tranh giữa hai lối sồng, Bản quyền thuộc Viện Xã hội học:
< />
15



16



×