Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

NHỮNG TÁC PHẨM VỀ CHỦ ĐỀ THUYỀN NHÂN CỦA NHẤT HẠNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DIỄN NGÔN VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.94 KB, 18 trang )

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH VĂN HỌC
……………
NĂM HỌC 2020 - 2021

TÊN ĐỀ TÀI:
NHỮNG TÁC PHẨM VỀ CHỦ ĐỀ THUYỀN NHÂN CỦA NHẤT HẠNH NHÌN TỪ
GĨC ĐỘ DIỄN NGƠN VĂN HỌC

Khoa: Văn học
Chuyên ngành: Văn học
Tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Yến
MSSV: 1856010155

 Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Khánh Vân
TS. Lê Ngọc Phương
Th.S Nguyễn Đình Minh Kh

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/ 01 /2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG…………………………………………….2
1.1. Dẫn nhập phương pháp phê bình xã hội học văn học và lý thuyết diễn ngôn văn học
………………………………………………………………………………………….2
1.2. Giới thiệu về diễn ngôn “góc khuất hậu chiến”, tác giả Nhất Hạnh và những tác
phẩm về chủ đề thuyền nhân……………………………………………………………3
CHƯƠNG 2. TRƯỜNG TRI THỨC THỜI ĐẠI CHI PHỐI CHI PHỐI SỰ HÌNH


THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA DIỄN NGƠN “GĨC KHUẤT HẬU CHIẾN”
TRONG SÁNG TÁC CỦA NHẤT HẠNH .…………………………………………6
2.1. Bối cảnh và sự kiện xã hội………………………………………………………….6
2.2. Cơ chế tinh thần và tâm lý nhà văn…………………………………………………7
CHƯƠNG 3. “GÓC KHUẤT HẬU CHIẾN” TRONG SÁNG TÁC CỦA NHẤT
HẠNH – NHÌN TỪ CẤU TRÚC DIỄN NGƠN VĂN HỌC
………………………………………………………………………………………….9
3.1. Mã diễn ngôn……………………………………………………………………...16
3.2. Hệ thống nhân vật và chủ thể diễn ngôn…………………………………………...12
3.3. Phương thức biểu đạt……………………………………………………………...13
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Dẫn nhập phương pháp phê bình xã hội học văn học và lý thuyết diễn
ngơn văn học
Phê bình xã hội học là một trong những phương pháp phê bình văn học hiện đại,
chú trọng mối quan hệ hữu cơ (tác động qua lại) giữa văn học và xã hội. Trên quan điểm
của phê bình xã hội học, con người (bao gồm nhà văn và người đọc) là sản phẩm của xã
hội, một cách vô thức. Nhà văn tái hiện những ấn tượng về xã hội của mình vào tác
phẩm. Khi thường thức tác phẩm, những ấn tượng đó một lần nữa được tái hiện trong
nhận thức của người đọc. Trong hai lần tái hiện ấn tượng về xã hội đó, nhà văn và người
đọc khơng hồn tồn chủ quan, Trái lại, họ bị chi phối một phần bởi những diễn ngôn những mã nhận thức hay văn hóa chung. Nói cách khác, dưới góc độ xã hội học, con
người chỉ là tạo sinh của xã hội, một bản sao nguyên khuôn như con người là bản sao
của Thiên Chúa.
Diễn ngôn là một trong những hướng tiếp cận của phê bình xã hội học. Thật khó

định nghĩa về diễn ngơn. Trong cơng trình Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ góc
độ diễn ngơn, Nguyễn Thị Hải Phương nêu những định nghĩa về diễn ngôn tương ứng
với các đặc điểm của nó: Diễn ngơn là một cấu trúc liên văn bản, liên chủ thể/ Diễn ngơn
là sản phẩm của mơi trường sinh thái văn hóa/ Diễn ngôn là sự kiến tạo thế giới theo
một quan điểm, tư tưởng hệ nhất định/ Diễn ngôn là một cấu trúc biểu nghĩa khái quát
mang nội hàm văn hóa, ý thức hệ.
Cuối cùng, tác giả rút ra quan niệm về diễn ngôn như sau: diễn ngôn là những tổ
chức kí hiệu, những cấu trúc ngơn ngữ đầy ắp nội dung tư tưởng hệ, thể hiện nhãn quan
giá trị, hệ thống quan niệm về thực tại của một thời đại, của các nhóm xã hội khác nhau.
Diễn ngơn văn học là một diễn ngơn được phân loại dựa trên hình thái tri thức.
Các lý thuyết về diễn ngôn văn học là những phương tiện quan trọng giúp ta phân tích
các tác phẩm về các chủ đề chiến tranh, tính dục, văn hóa, lịch sử... Lý thuyết diễn ngơn
văn học ra đời đã soi sáng nhiều tầng vô thức của văn học lâu nay bị bỏ quên. Sự soi
sáng ấy tương tự như khi một diễn ngôn vô thức được đưa lên tầng ý thức và được chính

2


thức công nhận. Tuy vậy, lý thuyết diễn ngôn văn học chỉ là một “ngón tay chỉ mặt
trăng”. Để có nhìn nhận thấu đáo và sâu sắc các hiện tượng văn học, ta cần xem xét
nhiều phương pháp và lý thuyết khác nhau, bên cạnh diễn ngôn.
Khác với các diễn ngơn khác, diễn ngơn văn học chú trọng tới hình thái nghệ
thuật (cái biểu đạt) thay vì nội dung của tư tưởng (cái được biểu đạt). Điều nay được
nêu ra ở đặc điểm thứ nhất của diễn ngôn văn học: Diễn ngơn văn học là hình thái nghệ
thuật của tư tưởng.

1.2. Giới thiệu về diễn ngơn “góc khuất hậu chiến”, tác giả Nhất Hạnh và
những tác phẩm về chủ đề thuyền nhân
1.2.1. Giới thiệu về diễn ngơn “góc khuất hậu chiến”
Với sự ứng dụng những lý thuyết trên, chúng tôi đã lựa chọn phân tích diễn ngơn

“góc khuất hậu chiến” trong những sáng tác về chủ đề thuyền nhân của Nhất Hạnh. Hậu
chiến ở đây là giai đoạn sau Chiến tranh Việt Nam - một giai đoạn có nhiều sự kiện và
thay đổi quan trọng trong lịch sử dân tộc ta. Cùng với những diễn ngôn trung tâm: độc
lập, tự chủ, những kế hoạch năm năm, tính chất anh hùng và chính nghĩa trong các cuộc
chiến tranh biên giới... Giai đoạn này cịn có những diễn ngơn phi trung tâm mà vấn đề
thuyền nhân là một trong số đó. “Góc khuất hậu chiến” là một diễn ngơn bên lề, khơng
chính thức. Tuy nhiên, đây cũng là một diễn ngôn đáng được quan tâm, nhất là trong
bối cảnh sự thúc đẩy hịa hợp, hịa giải dân tộc địi hịi những nhìn nhận lại về quá khứ
với thái độ công bằng và khách quan.

1.2.2. Đôi nét về tác giả Nhất Hạnh và những tác phẩm về chủ đề thuyền
nhân
Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo, nhà văn, nhà thơ và là một tác gia văn hóa. Ơng
sinh ngày 9/10/1926 tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nhất Hạnh xuất gia
tại Tổ đình Từ Hiếu khi vừa 16 tuổi, bắt đầu con đường thực hiện lý tưởng của một tu
sĩ trẻ.

3


Truyền thống thiền tập Làng Mai do ông sáng lập với cốt lõi là Thiền Chánh niệm
hướng đến sự thực hiện “đạo Phật đi vào cuộc đời”. Có thể nói, trang đời và trang viết
Nhất Hạnh cũng khơng ngồi sứ mệnh ấy
Trên bình diện một tác gia văn hóa, tác giả văn học, ông đã xuất bản trên 150 tác
phẩm về nhiều đề tài và thể loại như: thơ, truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, bút ký, chính
luận, biên dịch kinh điển, khảo cứu tôn giáo và khoa học xã hội, biên dịch văn học...
Là một nhân vật sống trọn đời mình trong ¾ thời gian của thế kỷ XX, Nhất Hạnh
đã chứng kiến nhiều sự kiện lớn của đất nước qua nhiều mốc thời gian đáng chú ý như
1945, 1954, 1963, 1973, 1975... Là một tác giả có ý thức về vấn đề vận mệnh con người
trong vận mệnh dân tộc (Khóc người theo mệnh nước nổi trơi - Phạm Duy), ông đã ký

họa nhiều chặng đường lịch sử Việt Nam hiện đại, qua các sáng tác. Những diễn ngôn
lịch sử của Nhất Hạnh mang đậm tinh thần phản chiến, tinh thần nhân bản Phật giáo
(Hận thù diệt hận thù/ Đời này khơng có được/ Từ bi diệt hận thù/ Là định luật ngàn thu
- Đức Phật) trong hai khuynh hướng phản kháng và tái hiện thân phận con người.
Trên bình diện lịch sử, Nhất Hạnh có ảnh hưởng và vai trò trong các mốc lịch sử
như Cuộc vận động Phật giáo năm 1963, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập
lại hịa bình Việt Nam (Nhất Hạnh là người dẫn đầu Phái đồn Hịa bình của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Hòa đàm Paris). Tại hải ngoại sau 1975, ơng cũng
có những nỗ lực giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam trên biển và trong các trại tỵ nạn, cũng
như các gia đình văn nhân nghệ sĩ trong nước, trong những điều kiện khó khăn mới của
đất nước, nhất là sự khó khăn về kinh tế.
Đáng chú ý, những nỗ lực giúp đỡ thuyền nhân của Nhất Hạnh được ghi nhận
qua hai tác phẩm: truyện ngắn Hồng và các bài thơ về thuyền nhân trong tập Dấu chân
trên cát. Truyện ngắn Hồng được xuất bản cùng với các truyện ngắn khác trong tập
truyện Bưởi. Tập thơ Dấu chân trên cát được xuất bản cùng với các tập thơ khác trong
tuyển tập Thử tìm dấu chân trên cát.
Từ điển Làng Mai giới thiệu về hai tuyển tập nêu trên như sau:
“Bưởi (sách): Một tập truyện ngắn của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Châu Âu
xuất bản lần đầu năm 1979, gồm các truyện ngắn Tùng, Bưởi và Hồng. Sau này
mỗi truyện được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và

4


hải ngoại. Tựa đề tiếng Anh của các truyện này là The Pine Gate, The Moon
Bamboo và A Lone Pink.”
“Thử tìm dấu chân trên cát (sách): Một tập thơ của Thầy Làng Mai do sư cô Chân
Không sưu tập và ghi chú. Nhà xuất bản Lá Bối Châu Âu ấn hành năm 1980. Nhà
xuất bản Phụ nữ phát hành tại Việt Nam năm 2019.”
Truyện ngắn Hồng và những bài thơ về thuyền nhân trong tập Dấu chân trên cát

đều được Nhất Hạnh sáng tác trong thời gian điều hành chương trình “Máu chảy ruột
mềm” - chương trình cứu trợ thuyền nhân của Hội đồng Tôn giáo Thế giới.
Truyện ngắn Hồng có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và huyền ảo (tóm tắt): Sau
sự kiện 30/4/1975, vì nhiều lý do, gia đình Hồng và Đào quyết định vượt biên trên biển
Đơng, qua vịnh Thái Lan. Cả hai đồn thuyền đều gặp cướp biển, bị cướp bóc, hãm hiếp
và giết hại. Đào nhảy xuống biển tự tử, Hồng cũng bị quăng xuống biển, song cả hai đều
thoát chết. Hồng biến thành một con cá, em lang thang khắp vịnh Thái Lan tìm mẹ và
nhờ đó, giúp đỡ được rất nhiều thuyền nhân, trong đó có Đào. Đào được Hồng chở trên
lưng tấp vào một hòn đảo. Hồng kể cho Đào nghe những câu chuyện trên biển, về những
đau khổ và bất hạnh của thuyền nhân, về những nỗ lực cứu thuyền nhân của chính em,
về những nỗ lực giúp đỡ thuyền nhân của một nhóm cơng tác dưới sự dẫn dắt của ông
Đạo trên núi Doi Suthep. Em cũng động viên Đào về mặt tinh thần, giúp cô vượt qua
tuyệt vọng và đau khổ. Dưới sự dẫn dắt của Hồng, một chiếc ghe tỵ nạn đã “bẻ lái chạy
về phía hoang đảo”.
Các bài thơ về thuyền nhân trong tập Dấu chân trên cát bao gồm: “The Boat
people”, “Cái Ô ram”, “Chúng ta hãy trả lời”, “Hộ niệm”, “Lời nguyện cầu tìm đất sống”,
“Bắc một chiếc cầu”, “Hãy gọi đúng tên tôi” và “Tươi son bền sắt” (8 bài).

5


CHƯƠNG 2. TRƯỜNG TRI THỨC THỜI ĐẠI CHI PHỐI CHI PHỐI SỰ
HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA DIỄN NGƠN “GĨC KHUẤT HẬU CHIẾN”
TRONG SÁNG TÁC CỦA NHẤT HẠNH

Khi phát biểu (bằng lời hay bằng văn bản), nhà văn không là chính họ mà bị chi
phối bởi trường tri thức và hệ tư tưởng, một cách vừa hữu thức vừa vô thức. Diễn ngôn
hay phát biểu nhà văn ra đời và vận hành khơng độc lập. Trái lại, nó có quan hệ hữu cơ
(tác động qua lại) với các điều kiện tâm sinh lý (chủ quan) và hoàn cảnh (khách quan)
của nhà văn. Do đó, khi phân tích diễn ngơn văn học, ta cần phân tích sự chi phối của

các điều kiện nêu trên đối với sự ra đời và vận hành diễn ngôn thể hiện qua mối liên hệ
của các điều kiện ấy với nhà văn, tác phẩm và người đọc.
Một cách vô thức, con người là sản phẩm của thời đại mà họ có mặt. Những điều
kiện thời đại bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những biến động lớn như chiến
tranh... có sự chi phối và tác động mạnh mẽ đến từng cá thể ở thời đại mà họ sống. Vận
mệnh con người gắn liền với vận mệnh dân tộc (Khóc người theo mệnh nước nổi trơi Phạm Duy), và do đó, phản ánh vận mệnh dân tộc.

2.1. Bối cảnh và sự kiện xã hội
Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX là một biên niên sử chiến tranh: các mốc 1945,
1954, 1975 đánh dấu sự chấm dứt lần lượt của các giai đoạn thuộc địa, Kháng chiến
chống Pháp, Chiến tranh Việt Nam. Sau mỗi cột mốc là giai đoạn mà ta gọi là hậu chiến,
hậu thực dân hay hậu thuộc địa. Đáng chú ý, lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX có sự
chồng lớp giữa các giai đoạn hậu chiến và một giai đoạn chiến tranh mới.
Sau sự kiện 30/4/1975, đất nước thống nhất. Việt Nam phải đối mặt với các khủng
hoảng thời hậu chiến như: sự tàn dư hậu quả chiến tranh, sự đổ vỡ hịa hợp hồ giải dân
tộc, khủng hoảng kinh tế trước sự cấm vận của Hoa Kỳ... Bên cạnh đó là sự bùng nổ của
những cuộc chiến tranh biên giới. Một trong những biểu hiện của các khủng hoảng trên
là vấn đề thuyền nhân.

6


Thuyền nhân Việt Nam là sự kiện gần một triệu người (chủ yếu là người gốc Hoa)
vượt biên khỏi Việt Nam bằng đường biển, bắt đầu từ sau sự kiện 30/4/1975. Số lượng
thuyền nhân đạt đỉnh vào những năm 1978 - 1979 (cùng lúc với hai cuộc chiến tranh
biên giới). Theo nhiều thống kê, cứ hai Hoa kiều thì có một người vượt biên, cứ ba
thuyền nhân thì có một người chết/ mất tích trên biển. Có nhiều ý kiến trái chiều về
nguyên nhân của tình trạng vượt biên ồ ạt. Trong tiểu luận này, với tư cách những người
hoàn tồn vơ can với q khứ, trong những phân tích về một vấn đề còn rất nhạy cảm
cho đến ngày nay, chúng tôi xin mượn suy nghĩ của nhân vật Má Hồng trong truyện

ngắn Hồng để làm kim chỉ nam cho sự chừng mực khi lạm bàn về vấn đề nhạy cảm trên:
“Má Hồng khơng nghĩ là mình đi tỵ nạn chính trị. Bà chỉ nghĩ rằng ở đất này mình sống
khơng được thì mình đi đất khác.”
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần ghi nhận những sự thật khách quan trong vấn đề
thuyền nhân như: sự vô cảm và tàn nhẫn của các nước lớn với thuyền nhân Việt Nam,
nạn hải tặc trên biển, cái chết, sự mất mát mà thuyền nhân đã chịu đựng, những hoàn
cảnh lịch sử cực đoan đã đưa tới vấn đề thuyền nhân cũng như những nỗ lực giúp đỡ
thuyền nhân Việt Nam cần được ghi nhận

2.2. Cơ chế tinh thần và tâm lý nhà văn
Nhất Hạnh, với sự đề xướng và điều hành Chương trình “Máu chảy ruột mềm”,
có thể nói là đã có những nỗ lực lớn giúp đỡ thuyền nhân trong giai đoạn 1976 - 1977.
Cuối năm 1976, Nhất Hạnh biết được thơng tin về tình trạng ngặt nghèo của
những thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn ở Thái Lan và Malaysia. Với tư cách là
Phó Chủ tịch Hội đồng Tôn giáo Thế giới, Nhất Hạnh đã đưa ra vấn đề giải cứu thuyền
nhân với tổ chức Tôn giáo Thế giới và Hịa Bình (World Conference on Religion and
Paece). Tại hội nghị Tơn giáo Á châu và Hịa bình họp tại Singapore, để đặt vấn đề giải
cứu thuyền nhân vào chương trình của đại hội, Nhất Hạnh đã đọc bài thơ “The Boat
People”, đây là một bài thơ được Nhất Hạnh sáng tác bằng tiếng Anh, nói về tình cảnh
của những thuyền nhân đang lênh đênh trên biển.
Sau đại hội, Tổ chức Tơn giáo Thế giới và Hịa Bình đã thành lập chương trình
giải cứu thuyền nhân mang tên “Máu chảy ruột mềm” do Nhất Hạnh làm giám đốc điều

7


hành, Cao Ngọc Phượng làm phó giám đốc điều hành, Yoshiaki Iisaka làm giám đốc
quản trị, Willie Tay San và Mahaver Singh làm thủ quỹ.
Ở thời điểm đó, số lượng thuyền nhân tại Đông Nam Á là rất lớn, nhưng Hoa Kỳ,
Châu Âu và Úc lại chỉ chấp nhận một số lượng rất nhỏ thuyền nhân được nhập cư. Để

thay đổi tình hình, Nhất Hạnh đã quyết định thực hiện một hành động rất táo bạo: chở
khoảng vài ngàn thuyền nhân đến Úc và đảo Guam của Hoa Kỳ mà khơng cần visa. Mục
đích của hành động này là để gây một tiếng vang lớn, đánh động dư luận quốc tế về vấn
đề thuyền nhân. Dự định này bị bại lộ và cuối cùng bị hủy bỏ.
Nhất Hạnh bị bắt buộc rời Singapore trong 24 giờ. Nhờ sự can thiệp của Jacques
Gasseau – Đại sứ Pháp tại Singapore, ông được cho phép ở lại Singapore trong hai tuần
để sắp xếp những cơng việc cịn lại trước khi chương trình chấm dứt.
Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo, sự thấm nhuần lời dạy của Đức Phật về đạo
đức không giết hại và bảo vệ sự sống không cho phép ông dửng dưng trước khổ đau và
cái chết của đồng bào mình trên biển Đơng. Nhất Hạnh đã làm tất cả những gì mà ơng
có thể làm được cho thuyền nhân Việt Nam. Đáng tiếc, những nổ lực của ông chưa là gì
so với số lượng một triệu thuyền nhân. Qua các sáng tác của mình, ơng kêu gọi bạn bè
quốc tế chung tay cho một “cơng đức vơ lượng cịn đang đợi người”. Nhất Hạnh chịu
ảnh hưởng của diễn ngôn nhân bản Phật giáo. Tinh thần nhân bản Phật giáo là một điểm
tựa tinh thần cũng như kim chỉ nam quan trọng trong sáng tác và hành động của ông ở
giai đoạn này. Qua các sáng tác của mình, Nhất Hạnh thể hiện thái độ của Cái Cao cả
trước Cái Bi, của Sự sống trước Sự chết, của Yêu thương trước Thù hận. Nhất Hạnh
tuyên bố “Phải tuyệt đối tôn trọng sự sống. Lấy tình thương mà trả lời với bạo lực.”

8


CHƯƠNG 3. “GÓC KHUẤT HẬU CHIẾN” TRONG SÁNG TÁC CỦA NHẤT
HẠNH – NHÌN TỪ CẤU TRÚC DIỄN NGƠN VĂN HỌC

Bên cạnh những đặc điểm của diễn ngơn nói chung, diễn ngơn văn học cịn có
những đặc trưng riêng, khu biệt với các loại hình diễn ngơn của những lĩnh vực khoa
học khác. Diễn ngôn trong các lĩnh vực khoa học như: văn hóa, kinh tế, chính trị, xã
hội,… được kiến tạo thông qua các phát ngôn, các học thuyết được hình thành từ các
quy tắc và cấu trúc xã hội. Nhưng diễn ngôn trong văn học lại được kiến tạo từ một cấu

trúc khác hẳn, vì diễn ngơn văn học là hình thái nghệ thuật của tư tưởng, được phát ngôn
bằng ngôn ngữ văn học. Trong văn học, thế giới được nhà văn tái hiện lại bằng ngôn
ngữ nghệ thuật, thơng qua các hình tượng nghệ thuật; vì vậy, những tư tưởng và ý thức
của diễn ngôn không được biểu đạt trực tiếp qua văn bản, qua phát ngôn mà được mã
hóa thành các hình tượng nghệ thuật, biểu hiện thông qua các phương thức nghệ thuật.
Cấu trúc diễn ngôn văn học chính là mơ hình nghệ thuật mà thơng qua đó nội hàm
tư tưởng, ý niệm của diễn ngơn được biểu đạt. Câu trúc diễn ngôn văn học thường bao
gồm các thành tố chính sau: mã diễn ngơn, hệ thống nhân vật, chủ thể diễn ngôn và
phương thức nghệ thuật. Trong đó, các thành tố: mã diễn ngơn, hệ thống nhân vật và
chủ thể diễn ngôn được xem như chất liệu để biểu đạt tư tưởng. Còn các nguyên tắc
nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm, thể hiện qua các yếu tố: cách sử dụng từ ngữ, xây
dựng biểu tượng, các biện pháp tu từ, giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật,…
chính là phương thức nghệ thuật mà thơng qua đó nội dung tư tưởng được biểu đạt. Hai
bình diện chất liệu nghệ thuật và phương thức nghệ thuật kết hợp, đan cài với nhau tạo
thành ngôn ngữ nghệ thuật, diễn ngôn văn học được kiến tạo trên nền tảng này. Nghiên
cứu một diễn ngôn văn học, thực chất là nghiên cứu cách tạo lập, xây dựng nội hàm tư
tưởng, ý thức hệ trong thế giới nghệ thuật mà nhà văn tạo ra trong tác phẩm của mình.
Vì vậy, khi bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu diễn ngơn “Góc khuất hậu chiến” trong
các tác phẩm của Nhất Hạnh, chúng tơi nhận thấy thao tác mang tính quyết định, khơng
thể thiếu chính là phân tích nội hàm tư tưởng của các thành tố trong cấu trúc diễn ngôn.

9


3.1. Mã diễn ngôn
Phương diện đầu tiên chúng tôi tiến hành tìm hiểu là các “mã diễn ngơn ” xuất
hiện trong các tác phẩm về chủ đề thuyền nhân của Nhất Hạnh. Mỗi diễn ngơn đều có
những mã riêng của nó, để hiểu được diễn ngơn ta cần tìm cách lý giải các mã này. Với
diễn ngôn văn học, “mã diễn ngơn” chính là “mã văn học” được nhà văn tạo ra trong thế
giới nghệ thuật của mình. Trong một quá trình giao tiếp văn học, nhà văn và người đọc

tương tác với nhau thông qua một “thông điệp” đã được mã hóa bằng hệ thống kí hiệu
riêng của nhà văn. Trong đó, nhà văn là chủ thể sáng tạo- là người tạo mã, người đọc là
chủ thể tiếp nhận- là người giải mã, cịn văn bản chính là mơi trường trung gian- tạo ngữ
cảnh cho “mã” và hàm chứa các “mã”. “Thông điệp” là các nội dung tư tưởng và nội
dung nghệ thuật mà nhà văn muốn đem đến cho người đọc. “Mã văn học” là chìa khóa
giúp người đọc giải mã thơng điệp bằng, nó là một hệ thống các tín hiệu đặc trưng bao
gồm: chủ đề, đề tài, kiểu xung đột, kiểu nhân vật,… những tín hiệu này sẽ cung cấp
thông tin, đầu mối, giúp người đọc giải mã được các “thông điệp” của nhà văn.
Trong bài viết “Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ”, nhà nghiên cứu Iu Lotman
đưa ra nhận định rằng: “Tác phẩm nghệ thuật là một mơ hình nghệ thuật được tạo thành
từ các cặp đối lập cơ bản, các cặp đối lập này sẽ tạo nên bức tranh thế giới, tạo nên mã
diễn ngơn của tác phẩm đó”. Điều này có nghĩa là, trong một diễn ngôn văn học, các
cặp đối lập tạo nghĩa có vai trị quyết định, chi phối tồn bộ việc kiến tạo mã diễn ngơn.
Chẳng hạn, trong văn học lãng mạn, thế giới nghệ thuật được xây dựng trên nền tảng
của cặp đối lặp “cái tôi” – “cái ta”, đến trào lưu văn học hiện thực, cặp đối lập chủ đạo
chuyển sang “giàu” – “nghèo” Còn trong văn học Cách mạng, mã diễn ngôn biểu hiện
thông qua hệ thống các cặp đối lập đa dạng hơn: chủ nghĩa xã hội – phi chủ nghĩa xã
hội, vô sản – tư sản, địch – ta,…
Các tác phẩm viết về thuyền nhân của Nhất Hạnh thuộc về thời kỳ văn học hậu
chiến. Ở thời kỳ này, văn học gác lại vai trị là một vũ khí chính trị, bắt đầu tập trung
vào các vấn đề nhân bản, vào những đứt gãy tâm lý, nỗi đau, mất mát mà chiến tranh để
lại cho con người thời hậu chiến. Các cặp đối lập chủ đạo trong diễn ngôn văn học của
giai đoạn này là chính nghĩa – phi nghĩa, hạnh phúc – khổ đau, vinh quang – hi sinh,
quá khứ - hiện tại,…

10


Trong các tác phẩm mang diễn ngơn góc khuất hậu chiến, cụ thể là về vấn đề
thuyền nhân của Nhất Hạnh, mã diễn ngôn được kiến tạo thông qua các cặp đối lập:

nhân bản – phi nhân bản, niềm tin – tuyệt vọng, hạnh phúc – khổ đau,… Trong đó, cặp
đối lập nhân bản – phi nhân bản đóng vai trị chủ đạo, chi phối hồn tồn cấu trúc của
diễn ngơn góc khuất hậu chiến. Trong các tác phẩm mang chủ đề thuyền nhân, Nhất
Hạnh tập trung khắc họa hiện thực, tái hiện lại hoàn cảnh ngặt nghèo của những thuyền
nhân Việt Nam lúc bấy giờ. Họ phải đối mặt với hàng vạn những rủi ro trên biển: chìm
tàu do biển động; bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, giết hại; cạn kiệt lương thực; bị các
quốc gia từ chối tị nạn, phải lang thang vô định trên biển. Họ là những cá thể lạc loài, bị
tách ra khỏi xã hội, sống ngồi vịng bảo vệ của pháp lực, họ có thể chết bất cứ lúc nào.
Những cái chết của người thuyền nhân được Nhất Hạnh tái hiện từ chính sự thật, khiến
người đọc bàng hồng và ám ảnh khơng thôi. Trong truyện ngắn “Hồng”, những cái
chết đầy kinh hãi ấy được thuật lại qua lời cô bé Hồng. Hồng đã kể về hai chiếc thuyền
chở người tị nạn khi ghé vào bờ biển Malaysia đã bị đuổi ra, sóng biển nhấn chìm một
chiếc thuyền, 62 người trên ghe chỉ cịn sống sót 2 người, và tất cả những người trên
chiếc thuyền còn lại buộc phải chứng kiến cảnh tượng hãi hùng đó. Hồng cịn kể nhiều
về những cái chết khác, ngồi chết vì chìm thuyền, thuyền nhân cịn chết vì bị hải tặc
tấn cơng, vì đói khát, vì bị cảnh sát các nước bắn dọa để đuổi đi. Đào, nhân vật chính
trong câu truyện cũng suýt chết khi bị một tàu hải tặc tấn công, sau khi bị cưỡng hiếp,
cô bị đá xuống biển, may mắn được cô bé Hồng cứu giúp nên mới thoát chết. Viết về
thuyền nhân, bên cạnh việc khắc họa hiện thực tàn nhẫn mà thuyền nhân phải đối mặt,
Nhất Hạnh còn tố cáo những hành động phi nhân đạo, làm lơ trước hoàn cảnh ngặt nghèo
của thuyền nhân, từ chối giúp đỡ họ của chính quyền các nước và các tổ chức quốc tế.
Cũng trong truyện ngắn “Hồng”, Đào đã kể lại rằng khi thuyền của mình gặp nạn, nhiều
chiếc tàu của các quốc gia khác đi ngang qua và chứng kiến tất cả nhưng khơng một ai
giúp đỡ họ: “Ghe của chị có gặp một tàu Nga, hai tàu Panama, một tàu Úc, một tàu
Singapore và một tàu Hoa kỳ. Thấy ghe chị, chiếc nào cũng làm lơ, đi thẳng. Chị không
biết tại sao họ lại tàn nhẫn như thế.”
Nhất Hạnh đã lên tiếng kêu gọi sự nhân đạo của các nước trên thế giới, vận động
sự giúp đỡ cho các thuyền nhân, thơng điệp đó thể hiện nhiều trong thơ của ơng:
“Lồi người ơi có nghe


11


Tiếng gọi từ hố thẳm
Đất liền ơi có biết
Tâm sự này hay khơng?
Xin lồi người có mặt!
Xin đất liền giang tay!
Cho chúng tơi tìm thấy
Hy vọng trên đất này!”
– “Lời nguyện cầu tìm đất sống”.
3.2. Hệ thống nhân vật và chủ thể diễn ngôn
Một thành tố khác trong cấu trúc diễn ngơn văn học đóng vai trị thể hiện nội hàm
tư tưởng của diễn ngơn đó là hệ thống các nhân vật. Thông qua cách xây dựng nhân vật
và mối quan hệ qua lại giữa các nhân vật mà chủ thể diễn ngơn bày tỏ tư tưởng, góc nhìn
của mình. Đối với diễn ngơn góc khuất chiến tranh của Nhất Hạnh, chủ thể diễn ngôn –
người phát ngôn là người mang tư tưởng phản chiến, cùng với đó là tư tưởng nhân bản
của Phật Giáo. Tuy phản đối chiến tranh kịch liệt, nhưng chủ thể này khơng đứng về
phía nào của cuộc chiến cả, vì dưới góc nhìn của chủ thể này, trong chiến tranh khơng
có phe chính hay phe tà, mọi cuộc chiến tranh đều là phi nghĩa, họ kêu gọi giải quyết
xung đột bằng cách hòa giải thay vì chiến tranh. Những lập trường tư tưởng và đặc điểm
của chủ thể diễn ngôn đã chi phối trực tiếp đến cách xây dựng hệ thống nhân vật và hình
tượng nhân vật trong các tác phẩm.
Trong truyện ngắn “Hồng”, tư tưởng của hai nhân vật chính (Hồng và Đào) đồng
nhất với tư tưởng của chủ thể diễn ngôn. Tư tưởng của chủ thể diễn ngôn được thể hiện
chủ yếu qua các diễn ngôn đối thoại giữa hai nhân vật, trong đó mỗi người đại diện cho
một đối tượng khác nhau: Đào đại diện cho nạn nhân còn Hồng đại diện cho những
người chứng kiến và cứu giúp các nạn nhân. Sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối,
khơng hồn tồn phân tách rạch rịi, vì thực chất Hồng trước đây cũng là một thuyền
nhân gặp nạn, Hồng đồng thời là tiếng nói của nạn nhân, cũng là tiếng nói của người

chứng kiến và giúp đỡ. Trong hệ thống nhân vật của truyện ngắn Hồng, hai nhân vật

12


chính cùng với các nhân vật phụ xuất hiện trên con tàu cứu hộ Shantisuk ( Jean Paul,
thuyền trưởng Luc) đại diện cho nhân vật chính diện, cịn các nhân vật phụ khác như
bọn hải tặc, những chủ tàu làu lơ trước khốn cảnh của thuyền nhân,… là những nhân vật
phản diện. Thông thường, trong văn học hiện thực, hai phía nhân vật phản diện và chính
diện được đặt trong tư thế đối đầu trực diện: nhân vật chính diện ln đại diện cho cái
thiện, cái đúng cịn nhân vật phản diện luôn đại diện cho cái ác, cái sai. Tuy nhiên, tư
tưởng của chủ thể diễn ngôn trong các sáng tác của Nhất Hạnh lại có góc nhìn khác hẳn,
nhuốm đậm tư tưởng nhân bản của triết lý Phật giáo, điều này được thể hiện rõ trong
thơ Nhất Hạnh:
“Tôi là em bé mười hai bị làm nhục nhảy xuống biển sâu
Tôi cũng là người hải tặc sinh ra với một trái tim chưa biết nhìn biết cảm.”
- Hãy gọi đúng tên tôi
Đây là tư tưởng được chi phối từ cái nhìn siêu ngã trong triết lý Phật học, một cái nhìn
nhằm gợi mở “đại bi tâm”. Trong quan niệm nhà Phật, việc cứu độ không chỉ là cứu
những người lương thiện gặp nạn mà cịn là cảm hóa, độ hóa những kẻ ác chưa được
giác ngộ. Đó cũng chính là tư tưởng của chủ thể diễn ngôn, không ủng hộ việc chia ra
hai phía thù và bạn để tranh đấu mà phải thấu hiểu, giúp đỡ và hóa giải cả hai.

3.3. Phương thức biểu đạt
Trong cấu trúc diễn ngôn văn học, các thành tố mã diễn ngôn, hệ thống nhân vật,
chủ thể diễn ngơn được trình bày phía trên chính là chất liệu nội dung. Các thành tố chất
liệu này được biểu đạt thông qua các phương thức biểu đạt, đó là những thành tố mang
tính hình thức như: cách sử dụng từ ngữ, xây dựng biểu tượng, các biện pháp tu từ, giọng
điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật,… Sự kết hợp giữa các thành tố chất liệu và các
thành tố hình thức chính là cấu trúc của diễn ngơn văn học, qua đó nội hàm tư tưởng của

diễn ngôn được biểu đạt, được truyền đi từ tác giả tới người đọc.
Đọc truyện ngắn “Hồng”, có thể thấy Nhất Hạnh đã sử dụng những từ ngữ rất
giản dị, gần gũi, dễ hiểu. Câu chuyện cũng được xây dựng một cách đơn giản, dễ đọc,
tác giả không chú trọng nhiều vào việc tạo ra một tác phẩm mang nghệ thuật đặc sắc,

13


mà chú trọng vào tính hiện thực của tác phẩm. Đây là một sáng tác chủ yếu lấy chất liệu
từ hiện thực, những câu chuyện mà cô bé Hồng kể cho Đào nghe đều là những sự kiện
có thật trong lịch sử. Những đặc điểm trên nhằm đạt được mục đích của tác giả, đó là
khiến những người thuyền nhân tìm thấy hình bóng của chính hình qua các nhân vật
đồng cảnh ngộ, đồng thời tạo ra sự rung cảm, tác động đến lương tâm của những người
đọc khác, qua đó kêu gọi sự thức tỉnh lương tâm, vận động họ ra tay giúp đỡ các thuyền
nhân.
Tuy sử dụng những chất liệu hiện thực mang tính dữ dội, mạnh mẽ, nhưng truyện
ngắn “Hồng” không bị chênh phô mà vẫn giữ được tính nghệ thuật của một tác phẩm
văn học, đó là nhờ sự kết hợp khéo léo giữa chất liệu hiện thực và chất liệu dân gian
trong tác phẩm, bằng cách sử dụng chất liệu huyền thoại trong văn học dân gian, thơng
qua hình tượng con cá Hồng nhiệm màu hóa thân từ một cơ bé 11 tuổi và có khả năng
kì diệu, có thể cứu giúp những thuyền nhân gặp nạn. Chi tiết Đào may mắn được cá
Hồng cứu bằng những phép thuật kỳ lạ khiến ta liên tưởng đến hình tượng Bụt và Tấm
trong truyện cổ dân gian. Hình tượng con cá Hồng con mang ý nghĩa của sự cứu rỗi, hóa
độ, qua đó thể hiện tư tưởng của chủ thể diễn ngơn, đó là niềm tin vào sự chiến thắng
sau cùng của cái thiện, của lẽ phải.
Câu truyện có kết thúc mở, Đào được Hồng chỉ cách để được cứu thoát khỏi
hoang đảo và căn dặn phải làm gì khi được vào bờ để có thể sống sót trở về với Đạtngười u của Đào. Hình ảnh kết thúc truyện là một chiếc ghe bẻ lái chạy về hoang đảo,
nhưng cuối cùng Đào có được cứu sống không, số phận Đào sẽ đi về đâu, và cô bé Hồng
– hiện thân của chú cá Hồng nhiệm màu cuối cùng có tìm được mẹ mình giữa biển khơi
mênh mơng hay khơng, đó là những câu hỏi bỏ ngỏ, không lời giải đáp. Tác giả chọn

kết thúc mở như vậy để gợi lên những suy nghĩ nơi người đọc về vấn đề thuyền nhân,
về viễn cảnh tương lại của số phận những thuyền nhân như Đào. Từ đó đánh thức ý thức
trách nhiệm, kêu gọi hành động nơi người đọc, khi mà vấn đề thuyền nhân vẫn cịn trong
tình trạng bế tắc, khơng thể tìm ra giải pháp tháo dỡ.
Phương thức biểu đạt trong các bài thơ cũng mang những đặc điểm tương tự
truyện ngắn, tính hàm súc, đơn giản, dễ hiểu vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên giữa hai
thể loại này vẫn có khác biệt rất lớn trong hình thức nghệ thuật. Nếu trong truyện ngắn
“Hồng”, bút pháp nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu hiện thực và huyền ảo.

14


Thì trong những bài thơ về chủ đề thuyền nhân, chất liệu hiện thực được pha trộn với
một chất liệu đặc trưng của thơ- chất liệu lãng mạn. Hai bài thơ mang đậm chất trữ tình
lãng mạn trong cụm các bài thơ về chủ đề thuyền nhần là bài “Tươi son bền sắt” và “Bắt
một chiếc cầu”. Hai bài thơ này khác biệt hẳn so với những bài thơ khác cũng chủ đề,
chất liệu hiện thực trở nên mờ nhạt và nhường chỗ cho cảm hứng lãng mạn:
“Có cây ngơ đồng cho chim Phượng đậu
Có người đứng đó cho tình thương sâu”
- “Bắc một chiếc cầu”
Hay:
“Trước sau xin chớ ngại ngùng
Những bàn tay ấy tình thâm vẫn trịn
Giữ cho bền sắt tươi son
Giữ cho tâm lặng giữa cơn ba đào
Còn đây nắng gọi đồi cao
Còn đây những gốc anh đào trước sân
Còn đây trăng đẹp đêm Rằm
Còn đây dương mướt sóng tùng năm xưa.”
- “Tươi son bền sắt”

Từ thời điểm sáng tác của bài thơ, ta có thể lý giải được nguyên do vì sao trong
hai bài thơ này, trữ tình lãng mạn lại là màu sắc chủ đạo. Bắc một chiếc cầu và Tươi son
bền sắt được sáng tác vào năm 1977, là thời điểm mà chương trình cứu trợ “Máu chảy
ruột mềm”- chuyên cứu trợ thuyền nhân Việt Nam tị nạn trên biển Thái Lan của Nhất
Hạnh bị dừng hoạt động. Hành động tìm đến cảm hứng lãng mạn có lẽ xuất phát từ động
thái tâm lý của tác giả, để tìm cho mình một điểm tựa tinh thần, nhằm an ủi, xoa dịu bản
thân.

15


KẾT LUẬN
Bằng cách sử dụng phương pháp phê bình xã hội học, cụ thể là áp dụng các lý
thuyết về diễn ngôn văn học, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu “Góc khuất hậu chiến”
trong sáng tác của Nhất Hạnh qua truyện ngắn “Hồng” và những bài thơ về chủ đề
thuyền nhân trong tập “Dấu chân trên cát”.
Về mã diễn ngôn, mã diễn ngôn trong các tác phẩm về chủ đề thuyền nhân của
Nhất Hạnh được kiến tạo thông qua hệ thống các cặp đối lập tạo nghĩa, mà tiêu biểu là
cặp đối lập nhân bản - phi nhân bản.
Về chủ thể diễn ngôn và hệ thống nhân vật: Cách xây dựng hệ thống nhân vật
trong các tác phẩm tuân theo tư tưởng của chủ thể diễn ngôn, ở đây chủ thể diễn ngôn
là người mang tư tưởng phản chiến, lên án chiến tranh và kêu gọi sự giúp đỡ đối với các
nạn nhân của chiến tranh, kể cả những nạn nhân bên lề lịch sử, ít được đề cập tới.
Về phương thức biểu đạt, truyện ngắn “Hồng” và các bài thơ về chủ đề thuyền
nhân của Nhất Hạnh được viết bằng ngôn từ trong sáng, đơn giản, dễ hiểu, hàm súc. Có
sự kết hợp hài hịa giữa chất liệu hiện thực với chất liệu huyền ảo, chất liệu hiện thực
với chất liệu lãng mạng. Nội hàm tư tưởng của diễn ngôn đã được biểu đạt thành công
qua cách cách hình thức nghệ thuật được vận dụng trong các tác phẩm.

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Thuyền nhân Việt Nam. Truy xuất từ:
/>t_Nam?fbclid=IwAR1z4gRNm2kwsUmD3S1la2KTv7o6BJCQSmjsvLMhvgYITVG1
StygGkXXszg
2. Chơn Không Cao Ngọc Phượng. (1980). Thử tìm Dấu chân trên cát. Châu Âu:
Lá Bối.
3. Dương Phú Quí. Thơ Nhất Hạnh trong bối cảnh văn hóa và văn học Việt Nam
đại.

hiện

Truy

xuất

từ:

/>p=drivesdk&fbclid=IwAR2yjLFMu65whKwqJiaicnAer6VdmyWhD74yCLzSvlL0hT
QmbwWMWvRyLt4
4. Gia đình Làng Mai. Từ điển Làng Mai. Truy xuất từ: />5. Nguyễn Thị Hải Phương. (2016). Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ góc
độ diễn ngơn. Hà Nội: Giáo dục Việt Nam.
6. Nhất Hạnh. (1968). Bưởi. San Jose: Lá Bối.
7. Nhất Hạnh. Hồng. Truy xuất từ: />
17




×