Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đáp án cuộc thi tìm hiểu 90 năm tác phẩm đường kách mệnh và 70 năm tác phẩm sửa đổi lối làm việc của tác giả hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.02 KB, 11 trang )

BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
***

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

BÀI DỰ THI
Cuộc thi tìm hiểu 90 năm tác phẩm “Đường Kách Mệnh” và 70 năm tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(ban hành kèm theo Kế hoạch số 225 KH/TĐTN-BTG ngày 05/4/2017
của Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội)
-----------------------Câu 1: Tác phẩm “Đường Kách Mệnh” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết
được xuất bản lần đầu tiên vào năm nào?
a. 1925
b. 1926
c. 1927
d. 1945
Câu 2: Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết với bút danh gì?
a. A.B.C
b. X.Y.X
c. H.C.M d. X.Y.Z
Câu 3: Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ ra bao nhiêu tiêu chuẩn của một con người cách mệnh?
a. 23
b. 24
c. 3
d. 20
Câu 4: Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” gồm mấy phần?
a. 5
b. 7
c. 8


d. 6
Câu 5: Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh”, theo lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc, cách mệnh có mấy thứ?
a. Tư bản cách mệnh
b. Dân tộc cách mệnh
c. Giai cấp cách mệnh
d. Tất cả các ý trên
Câu 6: Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng” của người đảng viên,
cán bộ được đề cập đến trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” bằng những từ
nào?
a. Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm
b. Nhân, Nghĩa, Liêm, Trí, Tín
c. Trí, Đức, Dũng, Tín, Liêm
d. Nhân, Đức, Liêm, Chân, Thiện
Câu 7: Theo Hồ Chí Minh, tư cách một người cách mệnh gồm những
phần nào?


a. Tự mình phải cần kiệm - liêm chính - vị công vong tư. Giữ chủ nghĩa cho
vững…
b. Đối người phải: với từng người thì khoan thứ. Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.
c. Làm việc phải : Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán, dũng cảm, phục
tùng đoàn thể.
d. Cả ba ý trên
Câu 8: Hồ Chí Minh đã tổng hợp các khuyết điểm thành 3 hạng và nêu
rõ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đó là:
a. Ba hoa, thành tích, chủ quan
b. Xu nịnh, chủ quan, ba hoa
c. Bè phái, xu nịnh, thành tích

d. Chủ quan, hẹp hòi, ba hoa
Câu 9: Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được
tái bản bao nhiêu lần?
a. 6
b. 7
c. 8
d. 10
Câu 10: Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
được xuất bản lần đầu năm nào?
a. 1947
b. 1950
c. 1959
d. 1948
Câu 11: Về “Tư cách của Đảng chân chính cách mạng”, trong tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra bao nhiêu điều?
a. 10
b. 11
c. 12
d. 13
Câu 12: Điều nào sau đây nêu lên đầy đủ quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh khi nói về bổn phận của Đảng viên trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc”
a. (i) Suốt đời tranh đấu cho dân tộc, cho Tổ quốc; (ii) Đặt lợi ích của cách
mạng lên trên hết, lên trước hết; (iii) Hết sức giữ kỷ luật và giữ bí mật của Đảng.
b. (i) Kiên quyết thi hành những nghị quyết của Đảng; (ii) Cố gắng làm kiểu
mẫu cho quần chúng trong mọi việc; (iii) Cố gắng học tập chính trị, quân sự, văn
hoá. Phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần chúng, cũng như phải lãnh đạo quần
chúng.
c. Cả a và b.



Câu 13. Quan điểm “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lênin” được viết trong tác phẩm nào của Bác?
a. Bản án chế độ Thực dân Pháp (1925)
b. Đường Kách Mệnh (1927)
c. Yêu sách của dân An Nam (1919)
Câu 14: Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh”, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
đã lấy dẫn chứng lịch sử cách mạng từ các nước nào?
a. Anh, Pháp, Mỹ
b. Nga, Pháp, Anh
c. Mỹ, Pháp, Nga
d. Trung Quốc, Nga, Mỹ
Câu 15: Mục đích của Cộng sản thanh niên Quốc tế trong tác phẩm
“Đường Kách Mệnh” là: (i) Thế giới cách mệnh; (ii) Bồi dưỡng nhân tài để
đem vào đảng cộng sản; (iii) Chuyên môn về việc kinh tế và chính trị, có quan
hệ cho bọn thanh niên; (iv) Tuyên truyền tổ chức và huấn luyện bọn thợ
thuyền, dân cày, học trò và lính thanh niên; (v) Phản đối mê tín và khuyên dân
chúng học hành, đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 16: Điền vào dấu (…) từ còn thiếu trong nhận định sau: “Cán bộ là
… của mọi việc”, “…cán bộ là việc gốc của Đảng” (trích tác phẩm “Sửa đổi lối
làm việc”)
a. Cái ngọn/Đào tạo
b. Cái gốc/Huấn luyện
c. Khởi nguồn/Huấn luyện
d. Nô bộc/Xây dựng
e. Cái rễ/Công việc
Câu 17: Điền từ còn thiếu vào dấu (…): “Đảng phải nuôi dạy …, như

người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng
…., trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”
a. Nhân tài
b. Con người
c. Cán bộ


d. Nhân viên
Câu 18: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ ra mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ?
a. 3
b. 5
c. 6
d. 7
Câu 19: Mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong “Sửa đổi lối làm việc” gồm:
a. Hiểu biết cán bộ, Khéo dùng cán bộ, Cất nhắc cán bộ, Thương yêu
cán bộ, Phê bình cán bộ.
b. Phát hiện cán bộ, Rèn luyện cán bộ, Trọng dụng cán bộ, Bổ nhiệm cán bộ,
Giám sát cán bộ.
c. Tìm kiếm cán bộ, Thử sức cán bộ, Đối tốt với cán bộ, Phê bình cán bộ, Cất
nhắc cán bộ.
Câu 20: Liều thuốc chữa thói ba hoa theo tác giả X.Y.Z có mấy điểm:
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6

CÂU HỎI TỰ LUẬN:
Câu 1: Qua nghiên cứu hai tác phẩm “Đường Kách Mệnh” và “Sửa đổi

lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng chí hãy liên hệ về trách nhiệm
của bản thân và vai trò của bản thân nói riêng và thế hệ trẻ Thủ đô nói chung
trong việc thực hiện chủ đề công tác Năm Kỷ cương hành chính 2017 của
Thành phố Hà Nội và trong thực hiện các Quy tắc ứng xử nơi công cộng và
Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các
cơ quan thuộc thành phố Hà Nội?
BÀI LÀM


Trách nhiệm của bản thân: Thực hiện nghiêm túc các quy tắc ứng xử chung.
nơi công cộng. Mỗi sinh viên nếu tự giác thực hiện nghiêm túc các quy tắc sẽ
góp phần lớn vào việc thực hiện chủ đề công tác Năm kỷ cương hành chính
2017.
QUY TẮC ỨNG XỬ CHUNG
Điều 3. Thời gian làm việc
Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của cơ
quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả.
Điều 4. Trang phục, tác phong
1. Trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng.
2. Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng
người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục.
3. Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định.
4. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.
5. Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có
cồn, nấu nướng trong giờ làm việc.
6. Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí
cá nhân trong giờ làm việc.
7. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình
ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước.
Điều 5. Ý thức tổ chức kỷ luật

1. Tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan
trong thực thi công vụ; gương mẫu về đạo đức và lối sống.
2. Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, nhiệm vụ cấp trên giao.


3. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương;
có tinh thần cầu thị, lắng nghe; cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
4. Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng
góp ý kiến với cấp trên.
5. Không phát tán, tung tin, bịa đặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người
khác.
6. Không tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền.
7. Không lạm dụng, không có hành vi quấy rối người khác dưới mọi hình
thức (lời nói, hành động, cử chỉ, tin nhắn...)
8. Không tham gia, tổ chức, lôi kéo người khác đánh bạc, chơi họ, hụi, lô, đề
và các tệ nạn xã hội khác dưới mọi hình thức.
9. Không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua, bán,
trao đổi hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ làm việc.
Điều 6. Sử dụng phương tiện, tài sản
1. Không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công (ô tô, điện thoại, máy vi
tính, đồ dùng văn phòng phẩm, hộp thư...) của cơ quan để phục vụ mục đích
cá nhân.
2. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các vật tư văn phòng; quản lý chi tiêu đúng
việc, đúng quy định.
3. Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp; môi
trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở.
4. Không tàng trữ, sử dụng vật liệu gây nguy hại, cháy nổ, vũ khí trái quy
định tại cơ quan.
Chương III

ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI DÂN


Điều 7. Tại cơ quan làm việc
1. Giải quyết yêu cầu, công việc của người dân đúng quy định, quy trình.
2. Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách
nhiệm; ưu tiên hỗ trợ giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết
tật, phụ nữ mang thai, người đau ốm.
3. Không sách nhiễu; gợi ý đưa tiền, nhận tiền, quà biếu; không hẹn gặp
giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.
4. Không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân.
5. Nghiêm túc nhận lỗi, nhận khuyết điểm, thành khẩn tự phê bình,
rút kinh nghiệm khi để xảy ra sai sót.
Điều 8. Tại khu dân cư và nơi công cộng
1. Tại khu dân cư
a) Vận động gia đình, người thân, những người xung quanh tham gia thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thực hiện pháp luật, phòng chống tệ nạn xã
hội.
b) Gương mẫu, tránh phô trương, lãng phí, mục đích trục lợi trong việc tổ
chức các hoạt động liên hoan, cưới hỏi, tang lễ, mừng thọ, sinh nhật, tân gia...
2. Tại nơi công cộng
a) Gương mẫu chấp hành và vận động người dân thực hiện các nội quy, quy
tắc nơi công cộng; không vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục, bản
sắc văn hóa dân tộc.
b) Không tham gia, xúi giục; kích động hoặc bao che các hành vi vi phạm
pháp luật của người khác.


Câu 2: Qua nghiên cứu hai tác phẩm “Đường Kách Mệnh” và “Sửa đổi

lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng chí hãy viết về một gương điển
hình người tốt, việc tốt (tập thể, tổ chức, cá nhân) mà đồng chí biết hoặc
chứng kiến hoặc tham gia gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 CT/TW của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách
Hồ Chí Minh? Từ đó, đồng chí có kiến nghị, đề xuất giải pháp gì cho các cấp
bộ Đoàn trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính
trị trong thời gian tới?
LÀM THEO GƯƠNG BÁC TRƯỚC TIÊN BẢN THÂN PHẢI GƯƠNG MẪU

Đó là nhận định xuyên suốt của ông Nguyễn Xuân Toàn, Phó Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh (CCB) thành phố Phủ Lý - một trong những gương
mặt tiêu biểu của tỉnh Hà Nam trong việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh suốt nhiều năm qua.
Ông Nguyễn Xuân Toàn là sĩ quan quân đội nghỉ hưu với quân hàm Trung tá,
trở về với cuộc sống đời thường, nhờ bản thân được tôi luyện đạo đức, phẩm
chất trong môi trường quân đội, bản lĩnh nói được làm được nên ông được
nhiều người yêu kính.
Ngay khi mới trở về, nhân dân và chính quyền địa phương (xã Thanh Châu,
thành phố Phủ Lý, Hà Nam – nơi ông Toàn cư trú) đã tín nhiệm và bầu ông là
Chủ tịch Hội CCB xã, công tác qua nhiều năm và luôn hoàn thành tốt nhiệm
vụ, ông tiếp tục được tổ chức tín nhiệm được phân công làm Phó Chủ tịch
Hội CCB thành phố Phủ Lý đến nay.
Dù trong cuộc sống hay công việc, ông Toàn luôn xác định: Là người lính Cụ
Hồ trước hết phải gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành, vận động người
thân trong gia đình và nhân dân chấp hành nghiêm mọi chủ trương, chính
sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững


vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh; sẵn sàng nhận và hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ông chia sẻ: Một khi đã xác định được rõ phương châm hành động cho bản
thân theo gương Bác, nó sẽ như sợi chỉ vạch xuyên suốt, là định hình mẫu để
cho mình luôn gương mẫu đầu tầu, sống giản dị, cần, kiệm, liêm, chính; sẵn
sàng làm những việc đem lại lợi ích cho tập thể, cho nhân dân, và coi đó là
những lợi ích cốt lõi cao nhất.
Nói là đi đôi với làm! Điển hình nhất là việc ông Toàn tự nguyện hiến đất thổ
cư làm đường giao thông trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa
phương. Được biết, đoạn đường liên thôn chạy qua địa bàn ông cư trú có
chiều dài khoảng 1km cần phải giải tỏa mặt bằng. Qua khảo sát, bí thư chi bộ,
trưởng thôn thông báo có 8 hộ gia đình, trong đó có gia đình ông Toàn trong
diện giải phóng mặt bằng theo đúng yêu cầu của đơn vị thi công.
Bản thân là cán bộ, đảng viên, ông gương mẫu đi trước, ông bàn bạc với các
thành viên trong gia đình và đi đến thống nhất sẵn sàng hiến 18m2 đất ở, tự
tháo dỡ và xây lại bức tường dài 30m, cao 2m (tổng 60m2), chặt 4 cây ăn quả
lâu năm để phục vụ việc làm đường giao thông nông thôn.
Đồng thời, ông đã không quản thời gian, cùng đồng chí bí thư chi bộ, trưởng
thôn đến từng nhà dân còn lại để tuyên truyền chủ trương, đường lối, sau
đógiải thích, vận động mọi người cùng hưởng ứng làm theo.
Nhờ vậy, đoạn đường 1km chỉ sau 40 ngày đã được giải phóng xong mặt
bằng. Đáng chú ý, để giúp các hộ hiến đất có điều kiện kinh tế khó khăn trong
việc dỡ tường, chặt cây nhanh chóng xây dựng lại tường bao, ông Toàn đã bỏ
tiền túi ủng hộ gia đình ông Phan Văn Linh 600.000 đồng, gia đình bà
Nguyễn Thị Ước 5.000.000 đồng để việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi
công nhanh hơn và kịp tiến độ.


Qua tìm hiểu chúng tôi còn được biết, từ năm 2010 đến nay, mỗi dịp đầu xuân
năm mới, đúng ngày chúc thọ các cụ cao tuổi trong thôn, ông Toàn luôn có
quà tặng các cụ tuổi tròn 70, 75, 80... Năm 2010, ông đã tặng quà cho 14 cụ
cao niên, năm 2011 tặng quà 13 cụ, năm 2012 tặng quà 15 cụ, năm 2013 tặng

quà 14 cụ, năm 2014 tặng quà 13 cụ, năm 2015 tặng quà hơn 10 cụ. Tiền
mừng thọ các cụ, Trung tá Toàn cẩn thận gói vào từng phong bao, ngoài
phong bao có ghi dòng chữ: Chúc thọ các cụ tuổi tròn. Chúc các cụ “sống vui,
sống khỏe, sống có ích”, xứng đáng là “cây cao bóng cả” cho con cháu học
tập và noi theo.
Tâm sự về việc làm này, ông Toàn bộc bạch: Món quà của mình tuy không
lớn về vật chất, nhưng qua đó nó hàm chứa một ý nghĩa rất lớn, đó là giáo dục
con cháu họ phải thảo hiền với ông bà, cha mẹ, các bậc bề trên trong nhà.
Mình là người ngoài còn làm được vậy, thì đương nhiên con cháu người ta sẽ
tự hiểu mà ứng xử sao cho phải đạo với người thân là lẽ đương nhiên.
Những việc làm của Trung tá Toàn tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa nhân văn sâu
sắc, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao. Trả lời câu hỏi làm thế
nào để có tiền mừng thọ các cụ tuổi tròn trong thôn, Trung tá Toàn cười vui
vẻ: Đó là số tiền tôi tiết kiệm từ tiền lương hưu hàng tháng. Tháng nào cũng
vậy, sau lĩnh lương tôi bỏ ra lúc ít thì vài chục nghìn đồng, lúc nhiều thì 100,
200 nghìn đồng để vào hộp tiết kiệm. Tết đến, đúng ngày mùng bốn, tôi lấy số
tiền tiết kiệm được để mừng thọ các cụ cao niên. Tôi nghĩ đồng lương hưu
của mình tuy không cao nhưng nếu biết tiết kiệm và có kế hoạch chi tiêu hợp
lý vẫn có thể dành dụm để làm được nhiều việc có ích. 5 năm qua, mỗi dịp
Tết đến xuân về, đều đặn có quà mừng thọ các cụ cao niên tuổi tròn trong
thôn, bản thân tôi thấy rất vui. Bác Hồ đã dạy phải “cần, kiệm, liêm,
chính…”, những năm qua tôi học tập và làm theo Bác từ những việc làm như
trên.


Ghi nhận những đóng góp ấy, năm 2013 ông Nguyễn Xuân Toàn từng được
UBND tỉnh Hà Nam tặng Bằng khen về những đóng góp trong phong trào
xây dựng nông thôn mới. Năm 2014, ông được UBND tỉnh tặng Bằng khen
“CCB gương mẫu” giai đoạn 2009 - 2014.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Toàn vui vẻ cho biết: Việc học tập và làm theo

tấm gương đạo đức của Bác là việc làm hằng ngày, hàng giờ, mọi lúc mọi nơi,
là việc làm suốt đời của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chính vì vậy,
hằng năm tôi đều đăng ký việc “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác một
cách cụ thể, thiết thực, bắt đầu từ những việc bình thường nhất, nhỏ nhất. Và
điều quan trọng nhất, muốn học được theo tấm gương Bác, thì ở khu dân cư
hay cơ quan, ở mọi nơi, bản thân mình trước tiên phải là người gương mẫu từ
lời nói, cử chỉ, hành động, việc làm dù là nhỏ nhất./.



×