Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.09 KB, 8 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh”
1. Lý do và mục đích của sáng kiến:
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế và được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam chúng ta, Bộ Giáo Dục đã đưa ngôn ngữ
Tiếng Anh là mơn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3
đến lớp 12, không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp
bằng Tiếng Anh mà cịn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung.
Để tiếp cận với một ngơn ngữ mới là rất khó, nhất là bậc tiểu học. Việc đưa
ra các trò chơi để các em lĩnh hội kiến thức trong một tiết học không căng thẳng
và có cảm giác học mà chơi, chơi mà học là rất quan trọng. Trò chơi trong giờ
học giúp các em dễ dàng tiếp thu được kiến thức một cách tự giác và tích cực,
giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức hơn nữa. Ngoài ra, hoạt động trò
chơi sẽ giúp học sinh tự tin, năng động hơn và rèn luyện được nhiều kỹ năng, kỹ
xảo trong việc tham gia vào các hoạt động nhóm hay cá nhân.
2. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Trước khi đưa các trò chơi vào chương trình dạy thực nghiệm, tơi đã tiến
hành khảo sát thái độ ban đầu của học sinh lớp ba trong các tiết học Tiếng Anh
từ đầu tháng 10 đến tháng 4 năm học 2021 – 2022 để làm căn cứ đối chứng. Vì
vậy, tơi đã chia ra ba cấp độ: rất thích, thích và chưa thích để dễ dàng cho việc
khảo sát. Những em rất thích sẽ tỏ thái độ hào hứng và năng nổ khi tham gia vào
bài học, dơ tay phát biểu xây dựng bài sôi nỗi. Những em thích sẽ có thái độ vui
vẻ tham gia phát biểu xây dựng bài nhưng còn e dè, sợ sệt. Những em chưa
thích thì sẽ khơng tập trung, khơng quan tâm và để ý đến kiến thức bài học,
khơng có hứng thú với môn học, hay làm việc riêng.
Đây là kết quả khảo sát trước khi tôi áp dụng báo cáo này:



Tổng số

Lớp

HS

3/1
3/2

30
30

Rất thích
Số HS
Tỉ lệ
3
10%
4
13%

Thái độ
Thích
Số HS
Tỉ lệ
8
27%
9
30%

Chưa thích

Số HS
Tỉ lệ
19
63%
17
57%

Qua khảo sát cho thấy rằng, thái độ của học sinh chưa thích chiếm tỷ lệ khá
cao, hơn một nửa số học sinh trong lớp. Đặc biệt trong tiết học các em chưa chú
ý tham gia xây dựng bài. Một số em nắm kiến thức còn mơ hồ và chưa sử dụng
được mẫu câu và từ mới sau mỗi tiết học. Từ kết quả của khảo sát trên, tôi đã
nghiên cứu và tìm hiểu để vận dụng một số giải pháp sau:
2.1. Giải pháp 1. Vận dụng trò chơi trong kiểm tra bài cũ.
Theo như tôi đã quan sát, tâm lý của học sinh nói chung và các em học
sinh ở bậc tiểu học nói riêng, khi nghe đến “kiểm tra bài cũ” thì các em sẽ cảm
thấy căng thẳng, sợ sệt và mất đi sự tự tin. Để các em cảm thấy việc kiểm tra
kiến thức cũ nhẹ nhà và bớt áp lực hơn, tôi xin giới thiệu một số trị chơi để
kiểm tra bài cũ với mục đích giúp học sinh nhớ lại từ vựng và mẫu câu đã học
như sau:
Ví dụ: kiểm tra bài cũ unit 11: This is my family. Lesson 1(1-3)
Từ vựng: father, mother, grandfather, grandmother, sister, brother.
Mẫu câu: Who’s that?- He’s/ She’s my............
*Trò chơi : Dicing game (thả xúc xắc)
- Chuẩn bị: Một hộp hình vng to vừa và dán hình ảnh của từ vựng đã
học lên sáu mặt: father, mother, grandfather, grandmother, sister, brother.
- Cách chơi: Mời một vài học sinh xung phong lên để thả xúc xắc, khi các
em thả xuống nền, mặt nào của xúc xắc hướng lên trên trần nhà, ví dụ: hình
father hướng lên trần nhà thì giáo viên sẽ yêu cầu cả lớp hỏi to câu hỏi: Who’s
that? Và học sinh đó phải trả lời He’s my father và đưa mặt đó cho cả lớp xem.
Tương tự những học sinh tiếp theo lên chơi cũng vậy. Em nào trả lời đúng thì

tuyên dương, vỗ tay hoặc giáo viên có thể chuẩn bị những món quà nhỏ. Em nào
trả lời sai thì cỗ vũ động viên các em lần sau sẽ làm tốt hơn.


2.2. Giải pháp 2: Vận dụng một số trò chơi để dạy từ vựng mới.
Để học sinh có thể ghi nhớ từ vựng là rất khó, các em rất mau quên. Hơn
nữa trong một tiết học có thể có năm đến sáu từ vựng. Để các em có thể nhanh
tiếp thu và nhớ lâu hơn thì giáo viên cần khơi gợi tính tị mị của các em đến với
kiến thức mới. Sau đây là một số trò chơi để vận dụng vào dạy từ vựng mới:
Ví dụ: dạy bài mới unit 19: They’re in the park. Lesson 2(1-3)
Từ vựng: sunny, windy, cloudy, stormy, snowy, rainy.
Mẫu câu: what’s the weather like?- It’s............
* Trò chơi: Who’s faster? (ai nhanh hơn)
- Chuẩn bị: những flashcards (hình ảnh) của các từ vựng: sunny, windy,
cloudy, stormy, snowy, rainy.
- Cách chơi: giáo viên sẽ cầm các flashcards (hình ảnh) trong tay, úp mặt
tranh vào trong, khơng cho học sinh nhìn thấy. Sau đó, giáo viên sẽ xoay bức
tranh thật nhanh và úp lại vào trong, học sinh sẽ phải đốn xem đó là bức tranh
về cái gì (các em có thể nói bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt). Em nào dơ tay
nhanh nhất sau khi nhìn thấy tranh thì sẽ được quyền trả lời. Giáo viên kiểm tra
câu trả lời, Em nào trả lời đúng thì tuyên dương, vỗ tay hoặc giáo viên có thể
chuẩn bị những món q nhỏ. Em nào trả lời sai thì cỗ vũ động viên các em lần
sau sẽ làm tốt hơn và nhường lại cơ hội trả lời cho bạn khác. Sau đó giáo viên sẽ
dán lần lượt các bức tranh lên bảng, đọc từ vựng đó và cho các em lặp lại.
Sau khi đã dạy xong từ vựng, giáo viên muốn để kiểm tra sự thấu hiểu, sự
lĩnh hội (check comprehension) kiến thức của các em có thể sử dụng trò chơi
sau:
*Trò chơi: Missing pictures (những bức tranh biến mất)
- Chuẩn bị: những flashcards (hình ảnh) của các từ vựng: sunny, windy,
cloudy, stormy, snowy, rainy.

- Cách chơi: giáo viên dán tất cả các bức tranh lên bảng. Yêu cầu học sinh
quan sát kỹ vị trí của những bức tranh. Sau đó, yêu cầu học sinh nhắm mắt lại,
giáo viên sẽ lấy đi một bức tranh bất kì và giấu sau lưng và yêu cầu học sinh mở
mắt, học sinh sẽ phải nhìn lên bảng và dơ tay thật nhanh để nói tên của bức tranh


bị mất bằng Tiếng Anh. Em nào dơ tay nhanh nhất sau khi nhìn thấy tranh thì sẽ
được quyền trả lời. Giáo viên kiểm tra câu trả lời, Em nào trả lời đúng thì tuyên
dương, vỗ tay hoặc giáo viên có thể chuẩn bị những món quà nhỏ. Em nào trả
lời sai thì cỗ vũ động viên các em lần sau sẽ làm tốt hơn và nhường lại cơ hội trả
lời cho bạn khác. Tương tự như vậy cho hết tất cả các bức tranh.
Sự liên kết giữa hai trò chơi này rất hiệu quả trong việc dạy từ mới, nó
khơng chỉ khơi gợi cho các em tự tìm đến kiến thức mới, mà còn giúp các em tư
duy và phản xạ nhanh trong việc sử dụng ngôn ngữ.
2.3. Giải pháp 3: Vận dụng một số trò chơi để kiểm tra lại sự thấu hiểu,
lĩnh hội kiến thức của một bài học.
Sau khi đã truyền tải tất cả kiến thức của một bài học, tất cả giáo viên đều
sẽ thắc mắc rằng: liệu học sinh đã có thể lĩnh hội được kiến thức chưa? học sinh
có thể sử dụng ngơn ngữ của bài học một cách dễ dàng chưa khi khơng nhìn vào
sách và kiến thức trên bảng? Để làm rõ được điều ấy, giáo viên có thể sử dụng
trị chơi sau: (lưu ý: đây là phần thành phẩm (Production) nên yêu cầu tất cả
học sinh phải gấp sách lại, và xóa hết tất cả kiến thức trên bảng)
Ví dụ: kiểm tra lại sự thấu hiểu, lĩnh hội kiến thức của unit 19: What toys
do you like? Lesson 1(1-3)
Từ vựng: truck, doll, ship, kite, plane, robot, car, puzzle, yo-yo…
Mẫu câu: What toys do you like?- I like............
*Trò chơi: Moving the ball (chuyền bóng)
- Chuẩn bị: một quả bóng nhỏ bằng nắm tay.
- Cách chơi: học sinh chuyền quả bóng theo từng dãy bàn từ phải sang
trái. Giáo viên sẽ mở một bài hát Tiếng Anh nào đó và học sinh bắt đầu chuyền

bóng. Khi giáo viên bấm nhạc dừng lại, quả bóng ở tay học sinh nào thì học sinh
đó đứng lên trả lời. Giáo viên yêu cầu cả lớp hỏi: What toys do you like? Học
sinh cầm bóng trả lời: I like............ Giáo viên kiểm tra câu trả lời, Em nào trả lời
đúng thì tuyên dương, vỗ tay hoặc giáo viên có thể chuẩn bị những món quà
nhỏ. Em nào trả lời sai thì cỗ vũ động viên các em lần sau sẽ làm tốt hơn.
Bên cạnh đó, có một số trị chơi giáo viên có thể sử dụng giáo án điện tử


powerpoint để thiết kế giản dạy như: Lucky number (con số may mắn), Lucky
wheel (vòng quay may mắn), find the bee (tìm ong)… đây là những trị chơi có
thể áp dụng cho kiểm tra bài cũ, hoặc kiểm tra lại sự thấu hiểu, lĩnh hội kiến
thức của một bài học.
2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm cho thấy đặc biệt ở học sinh lớp ba
thường hay có cử chỉ sợ sệt, không tự tin và hành động chán học Tiếng Anh, vì
chỉ mới tiếp cận với mơn Tiếng Anh. Nếu khơng đổi mới phương pháp giảng
dạy thì sẽ tạo cho các em một môi trường dạy và học nhàm chán, không có hứng
thú với ba mươi lăm phút tiếp cận ngơn ngữ mới và sẽ tạo ra lỗ hỏng kiến thức
liên kết của các lớp tiếp theo. Để lôi cuốn học sinh ngày càng hứng thú với môn
học này, để kết quả dạy học ngày một nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh tơi đã rất băn khoăn trong việc quyết tâm khắc phục và đi tìm tịi giải
pháp phù hợp nhất để nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tiếng Anh. Vì những
lí do nêu trên, cá nhân tôi đã nghiên cứu báo cáo sáng kiến sau đây: “Một số trò
chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh” và áp dụng vào trong năm
học 2021 – 2022 cho khối lớp 3. Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất dễ áp
dụng, tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
*Ưu điểm của giải pháp:
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua các trị chơi có một vai trị
vơ cùng quan trọng giúp học sinh có nhiều hứng thú tham gia vào các hoạt động
của tiết học, tạo ra môi trường học tập thoải mái, không áp lực và căng thẳng,

nâng cao khả năng hoạt động nhóm và quan trọng là giúp các em tự tin hơn khi
sử dụng ngôn ngữ.
- Học sinh khơng cịn ngồi thụ động tiếp thu kiến thức một cách khơ khan,
thay vì đó, học sinh sẽ tích cực tham gia vào các trị chơi để tìm hiểu nghiên cứu
kiến thức, chủ động tham gia vào quá trình tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức và phát
hiện ra nội dung, kiến thức bài học mới.
- Học sinh tiểu học là độ tuổi còn nhỏ, nên sự tập trung của các em sẽ không
cao, các em dễ dàng bị sao nhãn và mau quên vì thế việc sử dụng trò chơi học


tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học. Tạo
ra khơng khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó cịn kích thích
được trí tượng, tị mị, ham hiểu biết ở học sinh. Bên cạnh đó, trị chơi học tập
giúp các em tự tin hơn khi nói Tiếng Anh, có cơ hội tự khẳng định mình, tự sửa
chữa sai sót và đánh giá nhau trong học tập.
*Nhược điểm của giải pháp:
- Thực hiện các giải pháp này phải theo một quy trình kéo dài. Người giáo
viên khơng được nóng vội, phải theo sát sự tiến bộ của học sinh.
- Để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài học, giáo viên cần
phải nghiên cứu và tìm hiểu nội dung, kiến thức, các đồ dùng để tổ chức trò chơi
sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp, cá nhân và thời
gian trong từng tiết học.
- Yêu cầu giáo viên phải thay đổi liên tục các trò chơi, tránh sự nhàm chán.
- Điều quan trọng là để tổ chức được một số trò chơi mang lại hiệu quả cao
đòi hỏi mỗi người giáo viên Tiếng Anh nói riêng và tất cả giáo viên nói chung
phải thành thạo trình độ tin học, đặc biệt là việc sử dụng phần mền power point
để soạn giảng giáo án điện tử.
3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện
tại:
Qua việc áp dụng các giải pháp, có những ưu điểm giúp giải pháp thành

công. Tuy vậy, bản thân tôi cũng gặp khơng ít khó khăn về những nhược điểm
của các giải pháp này. Để khắc phục các nhược điểm trên áp dụng cho các năm
học tiếp theo bản thân giáo viên cần:
- Kiên nhẫn quan sát thái độ và xúc của học sinh khi học môn học này. Hơn
nữa, cần theo sát tiến độ học tập của học sinh để đồng thời khắc phục các mặt
chưa tốt của giải pháp.
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài học để áp dụng trò chơi cho hợp lý, đúng thời
gian, đúng kiến thức, đầy đủ đồ dùng cho hoạt động trò chơi.
- Thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu các trị chơi mới, áp dụng vào tiết học
cho hiệu quả và hợp lý.


- Nâng cao trình độ tin học, trao dồi và học hỏi nhiều hơn để sử dụng giáo
án điện tử powerpoint, kết hợp với trò chơi lạ mắt sẽ rất thu hút sự ham muốn
học tập của các em.
* Điểm mới của sáng kiến:
Sáng kiến này có thể áp dụng đồng thời cho tất cả các môn, tùy theo môn
học và nội dung bài học mà chúng ta có thể linh hoạt thay đổi. Và có thể áp
dụng cho tất cả các khối lớp của tiểu học.
4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua thực tế triển khai, tôi thấy có kết quả khả quan. Tơi vẫn tiếp tục thực
hiện cho những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, tơi sẽ tăng cường áp dụng cho tất cả
các khối lớp 4, 5. Giúp cho các em có những hoạt động sơi nỗi và thoải mái nhất
trong giờ học Tiếng Anh.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến phát huy có hiệu quả cao, bản thân giáo viên cần linh hoạt và
chịu khó đầu tư vào các tiết dạy. Quan tâm tìm tịi những phương pháp giảng
dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần quan sát và kiệp thời động viên
các đối tượng học sinh chưa thích thú với mơn Tiếng Anh để tạo điều kiện cho
các em vươn lên.

Nhà trường cần quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho bộn
mơn Tiếng Anh như flash card (hình ảnh), loa blutooth… hỗ trợ tối đa cho việc
áp dụng trò chơi trong giảng dạy.
6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Sau một thời gian dạy thực nghiệm “sử dụng một số trò chơi trong dạy học
Tiếng Anh”, tôi thấy chất lượng và hiệu quả của giờ dạy mơn Tiếng Anh của
mình đã nâng cao đáng kể. Số lượng học sinh rất thích và thích học bộ mơn này
cũng tăng. Số lượng và tỉ lệ học sinh chưa thích đã giảm, cho thấy việc đổi mới
trong phương pháp dạy học với việc lồng ghép các trị chơi trong học mơn Tiếng
Anh có hiệu quả rõ rệt.
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng lồng ghép các trị chơi vào tiết dạy mơn
Tiếng Anh:


Lớp
3/1
3/2

Tổng số Thái độ
Rất thích
HS
Số HS
Tỉ lệ
30
14
46%
30
11
37%


Thích
Số HS
12
14

Tỉ lệ
40%
46%

Chưa thích
Số HS
Tỉ lệ
4
14%
5
17%

Sau khi vận dụng một số trò chơi đã nêu trên vào tiết học, cuối tiết học tôi
thấy rằng không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà cịn nhớ rất lâu
kiến thức của bài học đó. Chất lượng học tập và khơng khí tiết học cũng cải
thiện rõ rệt. Các em rèn được khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em
mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể. Hơn nữa, những đồ dùng trong trò chơi cũng
giúp cho các em thêm sự tò mò, muốn cầm nắm nên thúc đẩy sự ham muốn
tham gia vào các trò chơi. Các em học rất hào hứng, chờ đợi những tiết học sau.
Các em trở nên u thích, ham mê bộ mơn Tiếng Anh hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong q trình dạy
học mơn Tiếng Anh, trên thực tế đã đạt được những thành công nhất định. Tôi
mạnh dạn nêu ra để được xem xét, bổ sung, góp ý kiến để báo cáo đạt hiệu quả
cao hơn, để tơi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

môn Tiếng Anh.
Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên khơng tránh khỏi những hạn
chế. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp để đề tài được
đưa vào thực hiện có hiệu quả cao./.
Tơi xin chân thành cảm ơn.



×