Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Pháp luật về hợp đồng dịch vụ trong luật thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.95 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LUẬT THƢƠNG MẠI 2
ĐỀ BÀI: Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng dịch vụ, các vấn đề pháp lý về các
loại hợp đồng dịch vụ đặc thù như đấu giá, đấu thầu, logistics…

Thực hiện
Tên sinh viên: Đèo Linh Chi
Mã sinh viên: 19061043
Ngày sinh: 11/12/2001
Mã lớp học phần: BSL 2002 3
Giảng viên giảng dạy: TS.Nguyễn Đăng Duy

TS.Hồ Ngọc Hiển
Năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
.................................................................................................................................... 4
1.1 Khái niệm hợp đồng dịch vụ. ........................................................................... 4
1.2 Đặc điểm hợp đồng dịch vụ. ............................................................................ 5
1.3 Phân loại hợp đồng dịch vụ. ............................................................................. 6
CHƢƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
ĐẶC THÙ .................................................................................................................. 7
2.1 Vấn đề pháp lý về hợp đồng đấu giá. ............................................................... 7
2.2 Vấn đề pháp lý về hợp đồng đấu thầu. ............................................................. 9
2.3 Vấn đề pháp lý về hợp đồng logistics. ........................................................... 11


KẾT LUẬN .............................................................................................................. 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 15

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ, thế giới ngày càng phát triển, những
dịch vụ mới đƣợc ra đời và ngày càng phát triển, hiện đại hơn để bắt kịp xu hƣớng,
đáp ứng nhu cầu của con ngƣời trong nhiều lĩnh vực đời sống hàng ngày. Hợp đồng
dịch vụ đƣợc bên cung ứng dịch vụ đƣa ra để làm hài lòng bên sử dụng dịch vụ.
Vậy hợp đồng dịch vụ là gì? Hợp đồng dịch vụ mang những đặc điểm ra sao? Cung
ứng dịch vụ là hoạt động thƣơng mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch
vụ cho một bên khác và nhận thanh tốn; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh
tốn cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận…
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ về tổng quan về hợp đồng dịch vụ. Để
thực hiện đƣợc mục đích này, đề tài đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về
hợp đồng dịch vụ và pháp luật về loại dịch vụ này; phân tích những nội dung cơ
bản của pháp luật Việt Nam về hợp đồng dịch vụ nói chung và về từng loại hình
hợp đồng dịch vụ nói riêng từ đó đƣa ra những ƣu, nhƣợc điểm của pháp luật Việt
Nam về vấn đề này; cuối cùng là đƣa ra những quan điểm cá nhân về định hƣớng
và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ.
Để làm rõ các về vấn đề nêu trên, đề tài này đã sử dụng rất nhiều các
phƣơngpháp nghiên cứu khoa học khác nhau, nhƣ phƣơng pháp tổng hợp và phân
tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu
lý luận với thực tiễn… Các phƣơng pháp nghiên cứu trên dựa trên nền tảng kiến
thức, cũng nhƣ giáo trình liên quan tới chủ để dịch vụ thƣơng mại trong học phần
Luật thƣơng mại 2.
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một cách tổng quan và khái quát nhất về
hợp đồng dịch vụ.


3


CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
DỊCH VỤ
1.1 Khái niệm hợp đồng dịch vụ.
Hiện nay, với tốc độ phát triển chóng mặt của nhân loại, mạng lƣới dịch vụ phát
triển tƣơng đối mạnh để phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời. Điều đó chứng tỏ nền
kinh tế đã và đang ngày càng trên đà phát triển và nhu cầu khách quan hình thành
nên các loại dịch vụ.
Trong Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng có những
đặc điểm riêng. Các quy phạm của hợp đồng dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ cụ
thể nhƣ: Dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lí, dịch vụ cung cấp thông tin
thƣơng mại, dịch vụ quảng cáo...
Đối tƣợng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể. Ngƣời cung ứng dịch
vụ bằng thời gian, cơng sức, trí tuệ… của mình để hồn thành cơng việc đã nhận.
Tuy nhiên, ngƣời cung ứng dịch vụ có thể sử dụng những ngƣời cộng sự giúp việc
cho mình và phải chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra do lỗi của ngƣời cộng
sự. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không đƣợc giao cho ngƣời khác làm thay
công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.
Khi thoả thuận về việc thực hiện công việc dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải đƣa
ra các yêu cầu của mình về chất lƣợng, kĩ thuật, các thông số khác... Từ đó, các bên
cho thuê dịch vụ có cơ sở để thoả thuận về các điều kiện cung ứng dịch vụ.
Trong Điều 513 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định khái niệm về hợp đồng
dịch vụ nhƣ sau:“Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên
cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ
phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ".


4


1.2 Đặc điểm hợp đồng dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ có những đặc điểm nhƣ sau:
Thứ nhất, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và
giao kết quả cho bên thuê dịch vụ.
Đây là một đặc điểm quan trọng mà trong bất kỳ một loại hợp đồng thƣơng mại
nào cũng đều có. Khi đƣa ra dịch vụ bên cung ứng cần phải thực một các hành vi
phám lý nhất định nhƣ đƣa ra các yêu cầu mà hai bên phải cùng thỏa thuận, đồng ý
nhằm mục đích có lợi cho cả hai cũng là cơ sở pháp lý khi giao kết hợp đồng.
Thứ hai, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù.
Sau khi ký kết hợp đồng, nếu một trong hai bên ký kết có hành vi vi phạm một
trong các điều khoản trong hợp đồng, thì cần phải tiến hành đền bù tiền hoặc một
số yêu cầu cụ thể mà trong hợp đồng thƣơng mại đã nêu, để đền bù thiệt hại cho
bên còn lại.
Thứ ba, bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên
cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thoả thuận.
Sau khi đã sử dụng xong dịch vụ thƣơng mại và cảm thấy dịch vụ đã đáp ứng
đúng yêu cầu của mình, bên thuê dịch vụ cần phải trả một số tiền nhƣ thỏa thuận
trong hợp đồng cho bên cung ứng dịch vụ. Đây đƣợc gọi là tiền công mà bên cung
ứng dịch vụ sẽ nhận đƣợc sau khi làm xong công việc, đáp ứng yêu cầu bên thuê
dịch vụ đặt ra.
Thứ tư, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ.
Song vụ là loại hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ nhƣ nhau đối với nhau
trong việc thực hiện hợp đồng.
Theo Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 "Nghĩa
vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa
5



vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện
cơng việc hoặc khơng được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc
nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)." thì việc thực hiện nghĩa
vụ là vì lợi ích của bên có quyền. Do đó, trong hợp đồng song vụ, việc thực hiện
nghĩa vụ của bên này sẽ vì lợi ích của bên kia và ngƣợc lại.
Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ
thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; khơng đƣợc hoãn thực
hiện với lý do bên kia chƣa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trƣờng hợp quy
định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định.
Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên
thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền
công cho bên cung ứng dịch vụ.
1.3 Phân loại hợp đồng dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng kinh tế đặc thù. Việc giao kết và thực
hiện các hợp đồng dịch vụ phải theo những nguyên tắc, những quy định chung của
pháp luật. Nhƣng do mỗi loại hợp đồng dịch vụ đều có những đặc điểm riêng, vì
vậy căn cứ vào đối tƣợng của hợp đồng có thể chia hợp đồng dịch vụ thành những
loại nhƣ sau:
+) Hợp đồng dịch vụ thi công sửa chữa, vận chuyển; nội thất;….
+) Hợp đồng dịch vụ bảo hiểm.
+) Hợp đồng dịch vụ cho thuê, mƣớn tài sản.
+) Hợp đồng dịch vụ kiểm dịch.
+) Hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật.
+ Hợp đồng dịch vụ tƣ vấn, thiết kế.
Trong mỗi loại hợp đồng nêu trên đều mang những đặc trƣng riêng phù hợp,
đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đƣa ra.
6



CHƢƠNG 2:
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG
DỊCH VỤ ĐẶC THÙ
2.1 Vấn đề pháp lý về hợp đồng đấu giá.
Trƣờng hợp ngƣời có hàng hóa khơng tự tổ chức đấu giá hàng hóa của họ thì
việc đầu tiên cần làm để bán đấu giá hàng hóa là lựa chọn ra một Tổ chức đấu giá
phù hợp để ký kết hợp đồng dịch vụ đấu gia để có thể bán đƣợc hàng với giá trị cao
nhất, chi phí tiết kiệm nhất với dịch vụ tốt nhất. Tổ chức đấu giá là bên cung cấp
dịch vụ, có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho Ngƣời có hàng hóa đấu giá và nhận thủ
lao, Ngƣời có hàng hóa là bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh tốn phí dịch vụ
và đƣợc quyền sử dụng dịch vụ nhƣ đã thỏa thuận.
Trƣờng hợp chủ sở hữu không tự tổ chức đấu giá thì trƣớc tiên ngƣời trúng
đấu giá phải lựa chọn tổ chức bán đấu giá phù hợp và ký hợp đồng dịch vụ đấu giá
để bán đấu giá. Chi phí tiết kiệm nhất và dịch vụ tốt nhất. Đấu giá viên là ngƣời
cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ, thu phí cho đấu giá viên và sử dụng
dịch vụ theo thỏa thuận. Điều 193 Luật Thƣơng mại 2005 quy định, hợp đồng dịch
vụ của tổ chức bán đấu giá hàng hóa đƣợc giao kết bằng văn bản hoặc hình thức
khác đều có hiệu lực pháp lý nhƣ nhau theo quy định của Luật Dân sự. Và các quy
định của Luật đấu giá tài sản năm 2016.
Trƣờng hợp hàng hóa đƣợc đấu giá là đối tƣợng cầm cố, thế chấp thì hợp
đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải đƣợc sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp
và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm
cố, thế chấp.
Trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà
ngƣời cầm cố, thế chấp vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết
hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá
7


đƣợc giao kết giữa ngƣời nhận cầm cố, thế chấp với ngƣời tổ chức đấu giá. Tuy

nhiên trƣờng hợp ngƣời cầm cố, thế chấp từ chối giao kết hoặc vắng mặt khơng có
lý do chính đáng thì ngƣời nhận cầm cố, thế chấp có quyền giao kết hợp đồng.
Ngồi các quyền và nghĩa vụ cơ bản, khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá
hàng hóa, ngƣời có hàng hóa đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá
bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền đƣợc bán hàng
hỏa theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về bằng chứng
đó. Trách nhiệm kiểm tra quyền đƣợc bản hàng hóa của ngƣời có hàng hóa sẽ do
Tổ chức đấu giá thực hiện Tổ chức đấu giá phải chịu trách nhiệm về giá trị, chất
lƣợng của hàng hóa nếu khơng thơng báo đầy đủ thơng tin về hàng hóa, các trƣờng
hợp khác sẽ không phải chịu trách nhiệm này
Pháp luật cũng quy định quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng của các bên
Ngƣời có hàng hóa đấu giá hoặc tổ chức đấu giá có quyền đơn phƣơng chấm dứt
thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá hàng hóa theo quy định của pháp luật về dân sự
trƣớc khi tổ chức đấu giá nhân hồ sơ tham gia đấu giá của ngƣời tham gia đầu giả,
trừ trƣờng hợp luật có quy định khác.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng trao cho Ngƣời có hàng hóa đấu giá có quyền
hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá hàng hóa khi có một trong các căn cứ theo khoản
6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016. Theo đó, khi có một trong những căn cứ thì
ngƣời có tài sản đấu giá sẽ có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản:
Thứ nhất, tổ chức khơng có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến
hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu
giá trừ trƣờng hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện
Một là, tổ chức khơng có chức năng đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá
hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên nhƣng điều hành cuộc đấu giá trừ cuộc
đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản tổ chức .

8


Thứ hai, tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi sau đây: Tổ chức

đấu giá tài sản không niêm yết, đấu giá tài sản không công khai; bán hồ sơ đăng ký
đấu giá không đúng quy định, đăng ký đấu giá; tổ chức cuộc đấu giá. ngƣời tham
gia bị cản trở, hạn chế đăng ký tham gia đấu giá.
Thứ ba là tổ chức đấu giá tài sản cố tình để ngƣời khơng đủ điều kiện tham
gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá.
Thứ tƣ, tổ chức đấu giá tài sản cấu kết, thông đồng với ngƣời tham gia đấu
giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến giả mạo thông tin tài sản đấu giá, hồ sơ
tham gia đấu giá, kết quả đấu giá ...
Thứ năm, tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá khơng đúng quy định
về hình thức đấu giá, phƣơng thức đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm
sai lệch kết quả đấu giá tài sản.

2.2 Vấn đề pháp lý về hợp đồng đấu thầu.
Đấu thầu hàng hố, dịch vụ là hoạt động thƣơng mại, theo đó một bên mua
hàng hố, dịch vụ thơng qua mời thầu gọi là bên mời thầu nhằm lựa chọn trong số
các thƣơng nhân tham gia đấu thầu gọi là bên dự thầu thƣơng nhân đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và đƣợc lựa chọn để ký kết và thực hiện
hợp đồng gọi là bên trúng thầu theo Điều 214( Luật thƣơng mại 2005)
Đặc điểm về đấu thầu:
Đầu tiên là chủ đề của hoạt động đấu thầu hàng hóa và dịch vụ. Có đƣợc
phép lƣu thơng hàng hóa và cung ứng dịch vụ thƣơng mại trên thị trƣờng theo quy
định của pháp luật hay không. Thứ hai, đấu thầu là giai đoạn tiền hợp đồng. Mục
đích của hoạt động này là giúp các luật sƣ đấu thầu tìm ra các đơn vị có thể cung
cấp hàng hóa và dịch vụ có chất lƣợng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Sau khi chọn
đƣợc đối tác, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Thứ ba, về các chủ đề liên
9


quan. Bao gồm: một luật sƣ đấu thầu và một nhà thầu số lƣợng tùy thuộc vào hình
thức dự thầu mà luật sƣ đấu thầu sử dụng . Thứ tƣ, về hình thức pháp lý. Hình thức

pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ mời
thầu.
Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầu lập và đƣợc cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt, trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật, tài chính
và thƣơng mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng và những điều kiện
khác của gói thầu.
Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực và mức độ đáp ứng của bên dự thầu trƣớc
yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Những hồ sơ này là căn cứ pháp lý để xác lập, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ.
Hình thức đấu thầu
Theo quy định tại Điều 215 Luật thƣơng mại 2005, Việc đấu thầu hàng
hoá, dịch vụ đƣợc thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số
lƣợng các bên dự thầu;
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà
thầu nhất định dự thầu.
Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên mời
thầu quyết định.
Phƣơng thức đấu thầu
Phƣơng thức đấu thầu đƣợc quy định tại Điều 216 ( Luật Thƣơng mại
2005) , bao gồm 2 phƣơng thức:
Đấu thầu một túi hồ sơ: Trong trƣờng hợp này, bên dự thầu nộp hồ sơ dự
thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuấ t về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu
của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu đƣợc tiến hành một lần.
10


Đấu thầu hai túi hồ sơ: Trong trƣờng hợp đấu thầu theo phƣơng thức đấu
thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề

xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt đƣợc nộp trong cùng một thời điểm
và việc mở thầu đƣợc tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ đƣợc mở
trƣớc.

2.3 Vấn đề pháp lý về hợp đồng logistics.
Trong một cuốn sách tựa đề The handbook of Logistics Contract Sổ tay hợp
đồng logistics :, Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006 có đoạn viết: Về mặt khái
niệm, có thể định nghĩa hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng dưới tên một
bên thứ ba, gọi là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba - 3PL, chịu trách nhiệm trước
một bên khác để cung cấp các dịch vụ logistics mà họ cần về sau, đổi lại nhà cung
cấp được trả những lợi ích kinh tế khác. Điều quan trọng để đưa ra định nghĩa một
cách rõ ràng như vậy vì sự đa dạng của hoạt động này có thể bao gồm, giới hạn
dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ này có thể được yêu cầu và sẽ làm mất đi
tính tự nhiên của cụm từ “logistics”.
Cũng nhƣ hợp đồng đấu thầu, đấu giá thì hợp đồng logistics có những đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất: Hợp đồng dịch vụ logistics là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và
mang tính chất đền bù.
Dịch vụ logistics đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng song vụ có tính đền bù.
Đây là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể, là sự thống nhất ý chí đƣợc thể hiện ra
bên ngồi trên cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý, tức là các bên có quyền ngang
nhau trong q trình đàm phán đi đến thống nhất quyền và nghĩa vụ của mình. Bên
cung ứng và bên sử dụng dịch vụ có các quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng với nhau
theo thỏa thuận. Trƣờng hợp một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bên cịn lại có
11


quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ tƣơng ứng. Đặc trƣng cơ bản của hợp đồng song vụ
là chủ thể này thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để chủ thể còn lại thực hiện nghĩa vụ
tƣơng ứng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng quy định bên A có nghĩa

vụ vận chuyển hàng cho bên B từ điểm X đến điểm Y do bên B chỉ định. Tại điểm
Y, sau khi đã nhận hàng đầy đủ, bên B phải trả tiền vận chuyển cho bên A nghĩa
vụ của bên A đã hoàn thành làm phát sinh nghĩa vụ tƣơng ứng nghĩa vụ trả tiền
của bên B . Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp
đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp.
Tính đền bù trong HĐDV logistics đƣợc thể hiện ở chỗ: Bên sử dụng dịch vụ
phải trả tiền phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Phí dịch vụ do các bên thỏa
thuận trong hợp đồng. Thời điểm trả tiền dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp
đồng, có thể là thanh tốn tạm ứng trƣớc, trả tiền ngay sau khi bên cung ứng hoàn
thành nghĩa vụ hoặc sau 60 ngày kể từ ngày bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ…
Trƣờng hợp bên sử dụng dịch vụ không trả tiền dịch vụ đƣợc coi là vi phạm nghĩa
vụ. Khi có vi phạm nghĩa vụ, bên sử dụng dịch vụ có thể tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ đã vi phạm và/hoặc bồi thƣờng thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng thƣờng
là phạt lãi chậm thanh toán hoặc bên cung ứng tạm dừng nghĩa vụ cung cấp dịch vụ
của mình . Ví dụ, hợp đồng quy định: Định kỳ 25 hàng tháng hai bên có nghĩa vụ
lập bảng cơng nợ trong tháng đó, bên cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn đỏ gửi cho
bên sử dụng dịch vụ. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày hóa đơn, bên sử dụng dịch
vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Quá thời hạn này, bên
cung cấp dịch vụ có quyền dừng việc cung cấp dịch vụ, cụ thể là dừng việc vận
chuyển hàng, tạm giữ khơng giao hàng, tính lãi phạt số tiền chậm trả theo thỏa
thuận trong hợp đồng...
Thứ hai: Chủ thể của hợp đồng.

12


Bên làm dịch vụ phải là doanh nghiệp, còn khách hàng có thể là doanh
nghiệp hoặc là cá nhân. Thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics bao gồm tổ chức
kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng
xuyên và có đăng ký kinh doanh. Hoạt động logistics là dịch vụ kinh doanh có điều

kiện, do đó thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ này, tùy từng loại dịch vụ sẽ có các
điều kiện kinh doanh khác nhau. Ví dụ, thƣơng nhân thành lập cơng ty đại lý hải
quan thì phải có chứng chỉ đại lý hải quan, thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ kho bãi
thì phải tuân thủ các điều kiện về kho bãi, thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ vận
chuyển phải tuân thủ các quy định về vận chuyển... Thƣơng nhân kinh doanh dịch
vụ logistics phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định tại Nghị định số
163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối
với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Chủ thể có thể một bên là pháp nhân
nƣớc ngồi trong trƣờng hợp bên thuê dịch vụ logistics sử dụng dịch vụ của các đối
tác nƣớc ngoài.
Thứ ba: Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics.
Đối tƣợng của HĐDV logistics trƣớc hết là một loại dịch vụ, mà dịch vụ là
một sản phẩm vơ hình, khơng tồn tại dƣới dạng vật chất, khó xác định dịch vụ bằng
những chỉ tiêu kỹ thuật đƣợc lƣợng hóa. Luật Thƣơng mại khơng quy định về đối
tƣợng dịch vụ mà tìm thấy trong Bộ luật Dân sự 2005, điều 519: Đối tƣợng của
HĐDV là một cơng việc có thể thực hiện đƣợc, khơng thuộc danh mục dịch vụ cấm
kinh doanh.
Đối tƣợng của HĐDV logistics là dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán,
vận chuyển hàng hóa nhƣ: tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho
ngƣời vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa là các
dịch vụ đƣợc Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy
13


định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và
giới hạn trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Thứ tư: Hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics.
Vì tính chất phức tạp của dịch vụ logistics mà thực tế HĐDV logistics bắt
buộc phải bằng văn bản. HĐDV logistics là một hợp đồng phức tạp với một chuỗi

các dịch vụ gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của các bên, phí dịch vụ, thời
điểm dịch chuyển rủi ro, các trƣờng hợp miễn trách của ngƣời chuyên chở, các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan có quy định bắt buộc hợp đồng phải đƣợc lập
bằng văn bản. Nếu không tuân thủ điều kiện về hình thức này thì hợp đồng có thể
bị vơ hiệu, hoặc khi có tranh chấp xảy ra các bên khơng có căn cứ pháp lý để giải
quyết.
Thứ năm: Nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics.
HĐDV logistics là toàn bộ các điều khoản mà các bên đã giao kết trên cơ sở
tự nguyện, tự do ý chí, dựa trên các quy định của pháp luật.
LTM 2005 không quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của HĐDV
logistics nhƣng với tính chất của hợp đồng dịch vụ thì HĐDV logistics có các nội
dung chủ yếu sau: Đối tƣợng, phí dịch vụ, điều khoản thanh toán, thời gian và địa
điểm thực hiện dịch vụ, quyền và nghĩa vụ các bên cung ứng và bên sử dụng dịch
vụ, kết quả của dịch vụ, chế tài phạt hợp đồng và bồi thƣờng thiệt hại, giới hạn
trách nhiệm và các trƣờng hợp miễn trách nhiệm đối với ngƣời làm dịch vụ, chấm
dứt hợp đồng dịch vụ, các trƣờng hợp bất khả kháng, cơ chế giải quyết tranh chấp,
hiệu lực của hợp đồng...

14


KẾT LUẬN
Hiện nay, cùng với sự phát triển tân tiến của xã hội loài ngƣời. Hợp đồng
dịch vụ trong lĩnh vực thƣơng mại đã và đang ngày càng vƣơn mình phát triển,
khẳng định tầm quan trọng của mình. Với rất nhiều đóng góp, vai trị khơng hề nhỏ
dịch vụ thƣơng mại giúp con ngƣời đƣợc thuận lợi hơn trong những giao dịch trong
cuộc sống hàng ngày. Hợp đồng dịch vụ chính là một loại giao kết giúp ngƣời sử
dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ có thể thỏa thuận, nhất trí giữa hai bên. Đây
cũng là yếu tố quan trọng để nếu có trƣờng hợp trong q trình hợp đồng chƣa hết
hiệu lực mà một trong hai bên muốn chấm dứt hay vi phạm các điều khoản trong

hợp đồng. Thì bản hợp đồng dịch vụ chính là bằng chứng, cơ sở pháp lý để chứng
minh bên nào đúng, bên nào đã vi phạm và dựa vào quy định của pháp luật để xử
lý.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thƣơng mại tập 2 – Trƣờng đại học Luật Hà Nội, NXB Công an
nhân dân HN 2008.
2. Luật Thƣơng mại 2005.
3. Bộ Luật Dân sự 2015.
4. Luật đấu giá tài sản 2016.

15



×