Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật việt nam về an toàn vệ sinh lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.59 KB, 12 trang )

Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và
pháp luật Việt Nam về an toàn
vệ sinh lao động


Bùi Thị Chuyên


Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07
Người hướng dẫn : TS. Lê Văn Bính
Năm bảo vệ: 2013
118 tr .

Abstract. Làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức cách mạng, chủ yếu là đạo đức của đội ngũ cán bộ y tế. Chỉ ra và phân tích một số
những vấn đề cơ bản, góp phần phát hiện những yếu tố, điều kiện tác động, chi phối
thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ y tế ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đề
xuất một số quan điểm cơ bản và luận chứng một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục
xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay.
Keywords.Luật Quốc tế; Pháp luật nước ngoài; Pháp luật Việt Nam; An toàn vệ sinh
lao động; Vệ sinh lao động
Content.
1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt
Nam đã đạt được những thành tự to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo
ra những tiền đề vững chắc đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ sự phát triển đó và với những đổi mới trong công tác
quản lý Nhà nước về lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là
ATVSLĐ) được quan tâm đầy đủ hơn, điều kiện làm việc, sức khỏe NLĐ từng bước
được cải thiện. Thực tiễn đó thể hiện chính sách, chiến lược vì con người của Đảng và


Nhà nước, luôn luôn chăm lo và coi trọng quyền và lợi ích của NLĐ.
Bên cạnh đó, vấn đề về bảo vệ an toàn tính mạng và sức khoẻ con người cũng
được quan tâm hơn. Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bảo hộ lao động (sau đây
viết tắt là BHLĐ), công tác ATVSLĐ, điều này được thể hiện trong nội dung Sắc lệnh
29/SL ngày 12/3/1947, Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp năm 1980,
Hiến pháp 1992, Pháp lệnh BHLĐ năm 1991 và Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa
đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007), kế thừa và phát huy các quy định trong Bộ
luật Lao động trước đây, trong Bộ luật Lao động năm 2012, vấn đề ATVSLĐ được
quy định thành một chế định riêng biệt, ngoài ra các quy định chi tiết, hướng dẫn của
Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa
tai nạn lao động (sau đây viết tắt là TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (sau đây viết tắt là
BNN), bảo vệ sức khỏe NLĐ, góp phần vào sự phát triển sản xuất, ổn định kinh tế - xã
hội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế, hòa nhập với các nước trong
khu vực và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm gần đây do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan khác nhau về việc làm, đời sống, sự xuống cấp và lạc hậu của
thiết bị công nghệ, hạ tầng, tình hình vi phạm các quy định ATVSLĐ đã diễn ra ở
nhiều nơi, nhiều cơ sở, nhất là trong lĩnh vực xây lắp, khai thác mỏ, giao thông dẫn đến
hàng chục nghìn vụ TNLĐ chết người hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước
và nhân dân, số người bị thương tật do TNLĐ, BNN tăng để lại hậu quả khôn lường
cho xã hội, nhiều người tàn phế suốt đời…
Bên cạnh đó, các quy định về ATVSLĐ nằm rải rác, phân tán ở nhiều văn bản
khác nhau từ các quy định của Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư như hiện nay gây
khó khăn cho việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, điều này đang tạo ra một hệ
thống phức tạp, chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực thi. Nhiều tiêu chuẩn, quy
chuẩn ban hành đã lâu, trở nên lạc hậu so với sự phát triển của sản xuất, phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước.
Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đã nhấn mạnh một trong những quan
điểm chỉ đạo là xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về ATVSLĐ

nói riêng, đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam và quá trình hội
nhập. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 207/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo
các dự án Luật, Pháp lệnh thuộc chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ
Quốc hội khóa XIII, giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng
Dự án Luật ATVSLĐ.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên, đòi hỏi các tổ chức, cơ quan, cũng như
các cán bộ được giao nghiên cứu xây dựng Luật ATVSLĐ trên cơ sở quán triệt các
quan điểm của Đảng, tình hình của đất nước, học tập kinh nghiệm quốc tế và kế
thừa thành quả và kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua, theo đó từng bước cải
thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về ATVSLĐ, thực hiện việc ngăn chặn
TNLĐ và bệnh tật liên quan đến lao động.
Đề tài nghiên cứu “Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt
Nam về ATVSLĐ” nhằm nghiên cứu và làm rõ những quy định của pháp luật quốc tế,
pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ, qua đó tìm ra những thiếu
hụt, những bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tìm hiểu sự chuyển hóa pháp
luật quốc tế vào pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng pháp
luật về ATVSLĐ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với xu thế
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
ATVSLĐ là vấn đề được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều độc giả,
những sản phẩm nghiên cứu được biết đến như: “Danh mục trang bị phương tiện bảo
vệ cá nhân”, NXB Lao động - Xã hội, 2004; “Công tác BHLĐ trong nông nghiệp,
nông thôn”, NXB Lao động – Xã hội, 2010; “Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ”, NXB Lao
động – Xã hội; “Chiến lược toàn cầu về ATVSLĐ”, kết luận của Hội nghị Lao động
quốc tế, kỳ họp thứ 91 của năm 2003, Văn phòng ILO, 2003; “Hệ thống quốc gia về
ghi chép và thông báo về BNN”, Văn phòng ILO, 2013.
Một số Báo, Tạp chí có những bài viết sâu sắc đánh giá về vấn đề ATVSLĐ
như “Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm” TS. Triệu Quốc

Lộc Tạp chí BHLĐ tháng 4/2012.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của các giải
pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho NLĐ và xây dựng mối quan hệ
với năng suất lao động nhằm nâng cao tính cạnh tranh và bảo vệ nguồn nhân lực trong
quá trình hội nhập” Chủ nhiệm đề tài GS.TS. Lê Vân Trình, Viện Nghiên cứu khoa
học kỹ thuật BHLĐ, năm 2011; “Nghiên cứu xây dựng chiến lược và các biện pháp cơ
bản để giám sát, dự phòng và xử lý các nguy cơ ô nhiễm môi trường lao động ảnh
hưởng tới sức khỏe NLĐ” Chủ nhiệm đề tài PGS. TS Nguyễn An Lương, Viện Nghiên
cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ, năm 2000.v.v
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Thiết bị lọc bụi gỗ” TS. Phạm Văn Hải,
Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuât BHLĐ; “Nghiên cứu chế thử quần áo chống lạnh
dùng cho công nhân làm việc trong các nhà lạnh” Nhóm nghiên cứu: Dược sỹ Trần
Thanh Hương, Kỹ thuật viên Hồ Thị Mão - Viện BHLĐ; Kỹ sư Nguyễn Thị Bội - Xí
nghiệp Chế biến Vi sinh Hà Nội; “Đánh giá thực trạng môi trường lao động về BNN
trong ngành đường sắt” Nhóm nghiên cứu: Phạm Văn Hùng và Trung tâm Y tế dự
phòng Đường sắt.v.v
Một số bài viết trên các báo, tạp chí, ví dụ Tạp chí Lao động - Xã hội, Báo điện
tử Dân trí, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, ,
.v.v
Vì vậy, nghiên cứu về ATVSLĐ không phải là một hiệu tượng mới nhưng lại là
một đề tài được coi là “cần thiết”, cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lưỡng để có
thể thấy vấn đề một cách toàn diện.
Đối với luận văn này, trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên quan, học
viên đã tiếp cận vấn đề một cách nghiêm túc. Từ việc nghiên cứu pháp luật quốc tế,
pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ và đưa
ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật trong nước về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế, nghiên cứu lý
luận, đánh giá thực trạng về ATVSLĐ ở Việt Nam làm rõ những bất cập trong hệ
thống pháp luật hiện hành, những vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện

những quy định đã hoặc chưa phù hợp để đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành văn bản mới phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, có tính đến việc học
tập kinh nghiệm quốc tế về xây dựng pháp luật ATVSLĐ.
4. Tính mới và những đóng góp của Đề tài
Nội dung về ATVSLĐ là một đề tài quan tâm của nhiều độc giả, nhiều nhà
nghiên cứu, nên những công trình liên quan đến nghiên cứu vấn đề ATVSLĐ đã được
quan tâm nhiều, tuy nhiên nghiên cứu về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về
ATVSLĐ thì chưa có nhiều. Đề tài nghiên cứu mang tính xây dựng, trên cơ sở tham
khảo bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học về vấn đề này đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật trong nước về vấn đề này.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài chủ yếu hướng vào các đối tượng là NLĐ Việt
Nam, người học nghề, tập nghề và một số đối tượng là lao động đặc thù, người sử
dụng lao động (sau đây viết tắt là NSDLĐ), người lao động (sau đây viết tắt là NLĐ)
nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung vào hệ thống pháp luật quốc tế (Công
ước quốc tế về nhân quyền và một số Công ước quốc tế của ILO), trong quá trình
nghiên cứu có đề cập đến pháp luật về ATVSLĐ của một số quốc gia (Nhật Bản, Hàn
Quốc, Philipin, Singapore) và nghiên cứu hệ thống pháp luật của Việt Nam về an toàn
vệ sinh lao động.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, phương pháp thống kê, thông qua thống kê các số liệu về TNLĐ và
quá trình áp dụng các quy định về ATLĐ trong các doanh nghiệp nhà nước, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh, công ty cổ
phần.v.v
Thứ hai, phương pháp phân tích, học viên đưa ra những quy định của pháp luật
Việt Nam trên cơ đó phân tích những điểm phù hợp, những điểm chưa phù hợp với
những quy định của Công ước.

Thứ ba, phương pháp so sánh, trên cơ sở những phân tích và bình luận về các
quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, học viên mạnh dạn đưa ra một
số đánh giá.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về ATVSLĐ, pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài
về ATVSLĐ.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ.
Chương 3:Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
ATVSLĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2001-2010, , ngày 22/4.
2. Bộ Khoa học Công nghệ (1979), TCVN 3153 - 79 ban hành kèm theo Quyết định
số 858/TC-QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1979, Hà Nội.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004), Danh mục trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ, NXB
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Công tác bảo hộ lao động trong
nông nghiệp, nông thôn, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Một số Công ước của Tổ chức lao
động quốc tế, NXB Hà Nội, Hà Nội;
7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo công tác điều ước quốc
tế, thoả thuận quốc tế năm 2012 và kế hoạch năm 2013 của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Hà Nội.
8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Báo cáo tổng kết 18 năm thi hành

pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và định hướng triển khai đến năm 2020,
NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
9. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông báo 543/TB-LĐTBXH ngày
25/2/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao
động năm 2012, Hà Nội.
10. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động Hoa Kỳ (2013), Thoả
thuận hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động giữa Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động Hoa Kỳ giai đoạn 2013-2015,
Hà Nội.
11. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ (2008), Thông tư số
10/2008/TTLT- BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp xã về lao
động, người có công và xã hội, Hà Nội.
12. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Cơ quan an toàn vệ sinh lao động của
Hàn Quốc (KOSHA) (2012), Thỏa thuận hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực ATVSLĐ
giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Cơ quan ATVSLĐ Hàn Quốc
(KOSHA) giai đoạn 2012 – 2015, Hà Nội.
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2000), Ghi chép, khai báo về TNLĐ và BNN
của Tổ chức Lao động quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
14. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt
Nam (1976), Thông tư Liên bộ số 08-TTLB ngày 19/5/1976 quy định một số bệnh
nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ công nhân viên chức Nhà nước mắc bệnh nghề
nghiệp, Hà Nội.
15. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt
Nam (1997), Thông tư Liên bộ số 29-TTLB ngày 25/12/1991 bổ sung một số bệnh
nghề nghiệp, Hà Nội.
16. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 167/BYT ngày 4/2/1997 bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp
vào danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Hà Nội.
17. Bộ Y tế (2001), Quyết định số 27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 bổ sung 04 bệnh nghề

nghiệp vào Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm,Hà Nội.
18. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày 30 /11/2011 bổ sung bệnh nhiễm
độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn
rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn
tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định, Hà Nội.
19. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 29/SL ngày 13/3/1947 về An toàn vệ sinh lao dộng,
Hà Nội.
20. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 về An toàn vệ sinh lao động,
Hà Nội.
21. Chính phủ (2005), Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg về việc tổ chức hoạt động
của mạng lưới cơ quan thông báo và hỏi đáp, Hà Nội.
22. Chính phủ (2005), Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 phê duyệt “Đề án
triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại”, Hà Nội.
23. Chính phủ (2006), Nghị quyết số 13/2006/NQ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của
Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Hà Nội.
24. Chính phủ (2006), Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 Phê duyệt
Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động
đến năm 2010, Hà Nội.
25. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 9/1/2008 của Chính phủ
về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008, Hà Nội.
26. Chính phủ (2013), Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Điều 12, Hà Nội.
27. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của
Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,
bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng, Hà nội.
28. Nguyễn Công Chứ (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Chương XII,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2006), Báo cáo về
phòng chống tai nạn thương tích toàn quốc, Hà Nội.
30. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo sơ
bộ về các vấn đề nghiên cứu xây dựng Luật an toàn vệ sinh lao động, tr.6, Hà
Nội.
31. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Niên giám
thống kê lao động người có công và xã hội 5 năm 2006-2010, NXB Lao động –
Xã hội, Hà Nội.
32. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Khoa Luật – ĐHQGHN
(2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr. 272 – 277, Hà Nội.
33. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa, Điểm b Điều 7.
34. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa, Điều 12.
35. Bùi Thị Lâm Hà, Ban Chi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), “Chế độ tai nạn ở Việt
Nam - nhìn từ cơ sở lý luận”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, ngày 23/5.
36. Bùi Thị Lâm Hà, Ban Chi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), “Chế độ tai nạn ở
Việt Nam - những khó khăn, vướng mắc”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, ngày 18/6.
37. Hoàng Phước Hiệp (2007), “Nội luật hoá các Điều ước quốc tế Việt Nam ký kết
và tham gia phục vụ quá trình hội nhập quốc tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, Hà Nội.
38. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
39. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2005), Từ
điển Bách khoa Việt Nam tập 4, NXB Từ điển bách khoa Hà Nội, tr 850, Hà Nội.
40. ILO/WHO (1995), Tuyên bố và Chương trình hành động được thông qua tại Hội
nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển xã hội, Chương trình nghị sự 21,
Chương 6.
41. Lên Khả Kế (1997), Từ điển Pháp - Việt (có sửa chữa và bổ sung), NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.

42. Nguyễn An Lương (1996), Bảo hộ lao động, NXB Lao động, tr.15, Hà Nội.
43. Quốc hội Mỹ (1970), Luật an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp của Mỹ,
Khoản 8 Điều 652 Chương 15.
44. Quốc hội Hàn Quốc (1990), Luật an toàn và sức khoẻ công nghiệp của Hàn
Quốc, Điều 2.
45. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.
46. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
47. Quốc hội (1994, sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007), Bộ luật Lao động,
Hà Nội.
48. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
49. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
50. Quốc hội (2005), Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Hà Nội.
51. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.
52. Quốc hội (2012), Luật Công đoàn, Hà Nội.
53. Quốc hội (2007), Luật Hoá chất, Hà Nội.
54. Quốc hội (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.
55. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà nội.
56. Quốc hội (2006), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Hà nội.
57. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
58. Quốc Hội Nhật Bản (2006, 1972), Luật ATVSLĐ trong Công nghiệp Nhật bản,
Điều 2.
59. Tổ chức Lao động quốc tế (1947), Công ước số 81 về thanh tra lao động.
60. Tổ chức Lao động quốc tế (2011), Bảo đảm nơi làm việc an toàn - Thách thức nổi
lên ở khu vực Châu Á, NXB Lao động - Xã hội;
61. Tổ chức Lao động quốc tế (1952), Công ước 102 quy phạm tối thiểu về an sinh xã
hội.
62. Tổ chức Lao động quốc tế (1964), Công ước số 120 về sức khoẻ nghề nghiệp
trong thương mại và văn phòng.
63. Tổ chức Lao động quốc tế (1969), Công ước 129 về thanh tra lao động trong
nông nghiệp.

64. Tổ chức Lao động quốc tế (1969), Công ước số 130 về Chăm sóc y tế và chế độ
trợ cấp ốm đau.
65. Tổ chức Lao động quốc tế (1979), Công ước số 152 của ILO về an toàn và sức
khoẻ đối với việc làm ở hải cảng.
66. Tổ chức Lao động Quốc tế (1981), Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao
động và môi trường làm việc, Khoản 1 Điều 4 Phần II.
67. Tổ chức lao động quốc tế (1981), Công ước số 155 về an toàn vệ sinh lao động và
môi trường làm việc, Điểm đ Điều 3.
68. Tổ chức Lao động quốc tế (1983), Công ước số 159 về Tái thích ứng nghề nghiệp
và việc làm của người khuyết tật.
69. Tổ chức Lao động quốc tế (1985), Công ước số 161 về lao động trong lĩnh vực
dịch vụ y tế, Điều 1
70. Tổ chức Lao động quốc tế (1988), Công ước số 167 của ILO về an toàn và sức
khoẻ trong ngành xây dựng.
71. Tổ chức Lao động quốc tế (1995), Công ước số 176 của ILO về an toàn sức khoẻ
trong các hầm mỏ.
72. Tổ chức Lao động quốc tế (2001), Công ước số 184 về ATVSLĐ trong nông
nghiệp.
73. Tổ chức Lao động quốc tế (2006), Công ước số 187 về cơ chế thúc đẩy ATVSLĐ,
Điểm d Điều 1.
74. Tổ chức Lao động quốc tế (2006), Công ước số 187 về cơ chế thúc đẩy ATVSLĐ,
Điều 2.
75. Tổ chức Lao động quốc tế (2003), Chiến lược toàn cầu về an toàn vệ sinh lao
động, Văn phòng ILO, Hà Nội.
76. Tổ chức Lao động quốc tế (2005), Chiến lược khu vực về ATVSLĐ cho các nước
Đông Nam Á –WHO, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
77. Tổ chức Lao động quốc tế (2013), Hệ thống quốc gia về ghi chép và thông báo về
bệnh nghề nghiệp, Văn phòng ILO, Hà Nội.
78. Tổ chức Lao động Quốc tế (2001), Hướng dẫn về hệ thống quản lý ATVSLĐ, Văn
phòng Tổ chức Lao động quốc tế, Hà Nội.

79. Tổ chức Lao động Quốc tế (1981), Nghị định thư Số 155 về Công ước về An toàn
Vệ sinh lao động số 155, Điều 1.
80. Tổ chức Liên hợp quốc (1980), Tuyên bố Rio, Hội nghị Liên hợp quốc về Môi
trường và Phát triển, .
81. Tổng thống philipin (1947), Bộ luật Lao động của Philipin.
82. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB
Công an nhân dân 2009, tr. 402, Hà Nội;
83. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh về ký kết, thực hiện điều ước quốc
tế, Hà Nội.
84. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1991), Pháp lệnh Bảo hộ Lao động, Hà Nội.

Tiếng Anh
85. Coppée, Georges (2011), “Occupational Health Services And Practice”,
Encyclopedia of Occupational Health and Safety, Geneva.
86. Fedotov, Igor A. Rantanen, Jorma, Saux, Marianne (2011), “Occupational Health
Services”, Encyclopedia of Occupational Health and Safety, Geneva.
87. Guy Ryder, ILO Director-General (2011), Message on the World Day for Safety
and Health at Work, , ngày 28/4.
88. Guy Ryder, ILO Director-General (2013), “Knowledge base on occupational
safety and health”, Message on the World Day for Safety and Health at Work, 28
April 2013.
93. ILO (2001), International Labour Office Geneva, Recording and notification of
occupational accidents, Geneva.

×