Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA DƯỢC 1 Định tính Penicillin – Kiểm nghiệm Natri Sulfadiazin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA DƯỢC

Ngày 08 tháng 04 năm 2022

BÁO CÁO THỰC HÀNH HĨA DƯỢC 1
Bài 3: Định tính Penicillin – Kiểm nghiệm Natri
Sulfadiazin
Họ và tên:

1. Bùi Trần Anh Tài
2. Trần Thị Mỹ Thơ
3. Nguyễn Thị Minh Thoa
4. Nguyễn Thị Mỹ Thuận

Lớp:
Nhóm:
Tiểu nhóm:
Ngày thực tập:

PH19A1A
1
5
06/04/2022.


A. ĐỊNH TÍNH CÁC PENICILLIN.
1. Phản ứng định tính chung:
- Cho một ít 3 chế phẩm là: Amoxicillin, Penicillin V (Phenoxy methyl penicillin) ,
Penicillin G (Benzyl penicillin) lên mặt kính đồng hồ.
- Sau đó ta thêm 2-3 giọt hỗn hợp gồm (1ml hydroxylamin hydroclorid 1N và 0,3ml


dung dịch NaOH 1N), trộn đều bằng đũa thủy tinh.
- Đợi 2-3 phút ta cho vào hỗn hợp 2-3 giọt dung dịch acid acetic 1N (trộ thật kĩ),
thêm 1 giọt Cu( II) ta thấy có tủa màu xanh ngọc.

Hình ảnh kết quả của nhóm.

* Kết luận: Đạt.
* Giải thích thử nghiệm:
- Vịng beta lactam, ngồi khơng bền với nhiệt, độ ẩm, ánh sáng, acid kiềm thì nó
cịn khơng bền với các tác nhân ái nhân như hydroxylamin.
- Khi vào nước NH2OH tạo thành NH −¿¿ - OH làm cho mở vòng beta lactam tạo dẫn
chất hydroxylamin. Ta tiếp tục cho Cu(II) vào thì sẽ tạo phức màu xanh ngọc với
dẫn chất hydroxylamin.
- Vai trò của hydroxylamin là tác nhân ái nhân gây mở vòng beta lactam. Trước đó
ta có thêm NaOH để xúc tác phản ứng là mơi trường kiềm giúp mở vịng dễ hơn.


- Ta cho CH3COOH để trung hòa NaOH, khi sử dụng NaOH khơng đúng nồng độ
hoặc acid acetic ít hơn thì nó khơng trung hịa và khơng quan sát được kết tủa màu
xanh ngọc.
* Phương trình phản ứng:
- Natri Penicillin G + hydroxylamin/ Cu2+:

- Penicillin V + hydroxylamin/ Cu2+:

- Amoxicillin trihydrat + hydroxylamin/ Cu2+:

3. Phản ứng định tính phân biệt:



Mẫu A:
- Ta cho 2mg 3 chế phẩm gồm: Amoxicillin, Penicillin G và Penicillin V vào ống
nghiệm 10ml + 0,05ml nước cất + 2ml acid sulfuric. Lắc đều hỗn hợp thì ta nhận
thấy màu sắc như sau:

Hình 1

Hình 2

Hình 3

+ Hình 1: Penicillin V cho màu vàng nhạt.
+ Hình 2: Amoxicillin cho màu vàng nhạt.
+ Hình 3: Penicillin G cho màu trong suốt.
- Đặt ống nghiệm trong cách thủy sôi trong khoảng 1 phút thì ta thu được kết quả
như sau:


Hình 1

Hình 2

Hình 3

+ Hình 1: Amoxicillin cho màu vàng đậm
+ Hình 2: Penicillin V cho màu vàng đậm
+ Hình 3: Penicillin G cho màu vàng nhạt
* Giải thích :
- Vịng beta lactam kém bền trong mơi trường acid, dễ bị phân hủy tạo ra những chất
dễ bị oxy hóa, ngồi những hợp chất chính cịn có những tá dược khác mà những tá

dược đó cũng bị acid sulfuric oxy hóa nên nó khiến các mẫu có nhiều màu khác
nhau.
- Phản ứng này là phản ứng cho màu. Từ màu vàng đến màu nâu.
- Bị oxy hóa, đổi vịng tạo nên những dẫn chất khác màu nhau do gốc R.


Mẫu B:
- Các bước tiến hành như mẫu A nhưng thay 2ml acid sulfuric bằng 2ml dung dịch
formaldehyde trong acid sulfuric. Thì ta thu được kết quả như sau:

Hình 1

Hình 2

Hình 3

+ Hình 1: Penicillin V cho màu đỏ nâu.
+ Hình 2: Amoxicillin cho màu vàng nhạt.
+ Hình 3: Penicillin G cho màu vàng.
- Đặt ống nghiệm trong cách thủy sơi trong khoảng 1 phút thì ta thu nhận kết quả
như sau:


Hình 1

Hình 2

Hình 3

+ Hình 1: Amoxicillin cho màu vàng đậm.

+ Hình 2: Penicillin V cho màu nâu cam.
+ Hình 3: Penicillin G cho màu nâu rêu.
* Giải thích:
- Các penicillin có vịng benzen, trong formaldehyd ở mơi trường acid thì nó sẽ kết
hợp 2 phân tử lại cùng với formaldehyd tách ra 1 phân tử nước tạo ra phức (phức
này tạo ra những màu nâu và màu vàng khác nhau).
* Phương trình phản ứng:
- Penicillin G + formaldehyd/ H2SO4:


- Penicillin V + formaldehyd/ H2SO4:

- Amoxicillin + formaldehyd/ H2SO4:

Mẫu C:
- Ta cho 3 chế phẩm vào 3 ống nghiệm + 1ml nước và lắc đều.


- Kết quả: Ta thấy Penicillin V và Amoxicillin cho màu trắng đục, còn Penicillin G
cho màu trắng trong.
- Sau đó ta thêm 2ml hỗn hợp gồm 2ml nước thử Fehling trong đó là 1ml Fehling A
+ 1ml Fehling B + 6ml nước ). Ta thu được kết quả như sau:

- Kết quả: Ta thấy Penicillin V và Penicillin G cho màu xanh. Cịn Amoxicillin cho
màu nâu tím.
*Kết luận: Đạt.
* Giải thích:
- Phản ứng đặc biệt của 1 nhóm chức là amino benzyl penicillin, nhóm NH2 ở amid
ngoại vịng phản ứng cho phức có màu tím với thuốc thử Fehling . B-lactam có 2
amid là amid vịng và amid ngoại vòng.



- Trong 3 chất, chỉ có Amoxicillin phản ứng, Penicillin G và Penicillin V khơng
phản ứng vì khơng có NH2 ở amid ngoại vịng nên khơng thể tham gia phản ứng
được, nên Penicillin G và penicillin V có màu xanh, chỉ riêng Amoxicillin có màu
nâu tím (do các tá dược). Qua đó đây là phản ứng giúp ta phân biệt giữa Amoxicillin
với những chất cịn lại.
- Phương trình phản ứng của Amoxicillin với thuốc thử Fehling:

B: Kiểm nghiệm Natri Sulfadiazin.
1. Định tính (USP 43).
a) Định tính Sulfadiazin.
* Tiến hành:
- Hịa tan 0,5 g chế phẩm trong 25 ml nước cất, thêm 3 ml dung dịch acid acetic 6 N.
Sulfadiazin kết tủa. Lọc lấy tủa, rửa với một ít nước lạnh.
- Sấy khô ở 105oC trong khoảng 2 giờ.
- Nhiệt độ nóng chảy của tủa thu được phải từ 250°C đến 254°C.


Lọ c tủ a sulfadiazine.
* Phương trình:

* Giải thích:
- Cho natri sulfadiazin tác dụng với acid acetic để tái tạo lại sulfadiazine ban đầu ở
dạng acid. Thực hiện đo điểm chảy của sulfadiazin, khơng phải là natri sulfadiazin.
Vì điểm chảy của sulfadiazine và điểm chảy của natri Sulfadiazine là khác nhau nên
cần tái tạo lại sulfadiazin dạng ban đầu để đo điểm chảy.


Kết quả đo điểm chảy củ a Sulfadiazin.

-

Điểm chảy của Sulfadiazin là nhiệt độ mà tại đó hạt chất rắn cuối cùng của
Sulfadiazin chuyển thành trạng thái lỏng có màu vàng nâu.
Điểm chảy của Sulfadiazin nhóm đo được là 254⁰C nằm trong khoảng nhiệt
nóng chảy của tủa phải thu được (250⁰C – 254⁰C).

* Kết luận:
- Tủa thu được đúng là Sulfadiazin.
- Độ tinh khiết của tủa Sulfadiazine đạt.
* Lưu ý:
- Nhiệt độ nóng chảy của tủa thu được là từ 250⁰C đến 254⁰C thì phải đặt nhiệt độ
của máy điểm chảy là 240⁰C. Bởi vì tủa thu được khơng xác định được là tinh khiết
hay có lẫn tạp chất khác. Nếu có lẫn tạp thì tủa Sulfadiazin thu được sẽ chảy ở trước
khoảng 250⁰C- 254⁰C.
- Điểm chảy là điểm mà tại đó tất cả các hạt chất rắn của tủa đều chuyển thành dạng
lỏng màu vàng nâu hoàn toàn.


b) Định tính Sulfacetamid.

Kết quả đo điểm chả y củ a Sulfacetamid.
-

Điểm chảy của sulfacetamide là nhiệt độ mà tại đó đó hạt chất rắn cuối cùng
của Sulfacetamid chuyển sang trạng thái lỏng, trong suốt.
Điểm chảy của nhóm đo được là 181⁰C khơng nằm trong khoảng nhiệt nóng
chảy của tủa phải thu được (182⁰C – 184⁰C).

* Kết luận:

- Đúng là Sulfacetamid.
- Chưa đạt độ tinh khiết, có lẫn ít tạp.
* Lưu ý:
- Điểm chảy của Sulfacetamid là từ 182⁰C – 184⁰C thì nhiệt độ cài đặt ở máy đo
điểm chảy là 170⁰C. Để kiểm tra chế phẩm Sulfacetamid có chứa tạp chất khác hay
không. Nếu chế phẩm Sulfacetamid chứa nhiều tạp thì nó sẽ chảy ở trước khoảng
182⁰C-184⁰C.


ân mẫu 1

- Điểm chảy là điểm mà tại đó tất cả các hạt chất rắn của Sulfacetamid đều chuyển
thành dạng lỏng trong suốt.
2. Định lượng.
* Tiến hành:
- Hòa tan 0,2000 g natri sulfadiazine trong hỗn hợp gồm 50 ml nước và 20 ml dung
dịch acid hydrocloric 2M trong becher 100ml (nếu khơng tan hết thì siêu âm khơng
gia nhiệt trong 5 phút).
- Khuấy đều dung dịch bằng máy khuấy từ.
- Thêm 3 g kali bromid, làm lạnh dung dịch trong nước đá trong 5 phút.
- Thêm 2 giọt dung dịch chỉ thị tropeolin 00 và 1 giọt dung dịch xanh methylene.
- Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) (phải để đầu nhỏ dung
dịch chuẩn độ của buret ngập dưới mặt dung dịch cần chuẩn độ). Trong quá trình
chuẩn độ phải khuấy từ liên tục, nhẹ nhàng sao cho khơng tạo dịng xốy khơng khí
trong dung dịch.
- Nhỏ từ từ dung dịch chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển màu.
1 ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 27,23 mg C10H9N4NaO2S.
* Nhóm làm ba mẫu và lấy kết quả của 2 mẫu là: mẫu 2 và mẫu 3. (mẫu 3 mà nhóm
chụp, lấy làm mẫu 1 của bài định lượng).


Hình ảnh cân mẫu 2


Natri nitrit chuẩn độ mẫu 1 (7,4ml)

Natri nitrit chuẩn độ mẫu 2 (7,4ml)

* Giải thích nguyên tắc:
Định lượng dựa trên phản ứng diazo hóa nhóm amin thơm bậc nhất tác dụng với
natri nitrit (NaNO2) trong môi trường acid.


Khi nhỏ dung dịch natri nitrit xuống gặp HCl sẽ tạo acid nitrơ (HNO2) kém bền nên
sau đó HNO2 sẽ phản ứng với gốc NH2 tự do của Na sulfadiazine – đây là phản ứng
diazo hóa. Sau đó, phải làm lạnh vì muối diazonium kém với nhiệt. Khơng có HCl
phản ứng sẽ không xảy ra.
- PTPƯ:
NaNO2 + HCl -> HNO2 + NaCl

- Khi chuẩn độ, tại điểm tương đương khi nhỏ dư một giọt dung dịch NaNO2 sẽ phản
ứng tạo phức với tropeolin 00 thành dẫn chất nitroso làm cho dung dịch có màu
vàng nhạt nhưng khó quan sát nên ta thêm một giọt chỉ thị xanh methylene vào để
ban đầu hỗn hợp từ màu tím chuyển sang màu xanh da trời để dễ quan sát màu (tác
dụng tạo màu, không phản ứng).
* Điều kiện tiến hành ( lưu ý):
- Mơi trường phải thật acid và lỗng ( để acid tác dụng với NaNO2 tạo ra HNO2
tham gia phản ứng tạo muối diazonid và tạo môi trường acid).
- Ngập đầu buret vào dung dịch ( để tránh NaNO2 tiếp xúc khơng khí sẽ bị hư).
- Đá ln đầy đủ ( để duy trì nhiệt độ < 50C vì kém bền với nhiệt).
- Khuấy nhẹ, liên tục ( sử dụng bếp khuấy từ, để dd NaNO2 có thể tan hồn tồn

trong dd cần chuẩn độ).
- Chú ý quan sát điểm tương đương ( để tránh sai kết quả định lượng nếu sai điểm
tương đương).
- Đến gần điểm tương đương, cần nhỏ từng giọt, để yên 1 phút trước khi nhỏ tiếp
( để tránh bị qua mất điểm tương đương, và để cho dung dịch tác dụng hoàn toàn
hết, tránh sai kết quả định lượng và sai số không mong muốn).


* Tính tốn kết quả định lượng:
Ta có: 1 ml dd NaNO2 0,1 M (CĐ) tương đương với 27,23 mg C10H9N4NaO2S.
V ml dd NaNO2 0,1 M (CĐ) tương đương với m (mg) C10H9N4NaO2S.
=> m (thực tế) =
=> C% =

V x 27,23
(g)
1 x 1000

m(tt )
V x 27,23
x 100 =
x 100
m x 1 x 1000
m(cân)

- Kết quả định lượng của nhóm:
 Mẫu 1: m1 = 0,2007 g ; V1 = 7,4 ml.
C% (mẫu 1) =

V 1 x 27,23

7,4 x 27,23
x 100 =
x 100 = 100,3996014 %
m1 x 1000
0,2007 x 1000

 Mẫu 2: m1 = 0,2005 g ; V2 = 7,4 ml.
C% (mẫu 2) =
C%tb =

V 2 x 27,23
7,4 x 27,23
x 100 =
x 100 = 100,4997506 %
m2 x 1000
0,2005 x 1000

100,3996014+100,4997506
= 100, 44976 % = 100,45 %
2

Theo USP quy định từ 99,0% - 100, 5% là đạt yêu cầu.
* Kết luận: Mẫu định lượng của nhóm nằm trong khoảng cho phép và đạt yêu cầu
(100,45%).
C. CÂU HỎI CUỐI BÀI.
Câu 1: Giải thích phản ứng định tính của các penicillin với các thuốc thử?
- Phản ứng định tính chung:
Hydroxylamin hydroclorid là tác nhân ái nhân làm mở vòng betalactam tạo ra dẫn
chất hydroxylamin, cho Cu(II) vào thì sẽ tạo phức màu xanh ngọc. NaOH là xúc tác
giúp mở vòng beta lactam và acid acetic giúp trung hòa NaOH.



- Phản ứng định tính phân biệt:
+ Phản ứng của các penicillin với acid sulfuric:
 Phản ứng cho màu, vòng beta lactam kém bền trong môi trường acid, dễ bị
phân hủy tạo ra những chất dễ bị oxy hóa (cho màu vàng đến nâu).
 Bị oxy hóa, đổi vịng tạo nên những dẫn chất khác màu nhau do gốc R.

+ Phản ứng của các penicillin với dd formaldehyd/acid sulfuric:
Các penicillin có vịng benzen, trong formaldehyd ở mơi trường acid thì nó sẽ kết
hợp 2 phân tử lại cùng với formaldehyd tách ra 1 phân tử nước tạo ra phức (phức
này tạo ra những màu nâu và màu vàng khác nhau).


+ Phản ứng của amino benzyl penicillin với thuốc thử Fehling:
Chỉ có nhóm NH2 ở amid ngoại vịng của Beta–lactam sẽ tạo phức với thuốc thử
Fehling có màu tím (nâu tím do dùng chế phẩm nên cịn có thêm tá dược).


Câu 2: Dựa vào tính chất hóa học của các penicillin, đề nghị và giải thích
nguyên tắc 2 phương pháp định lượng.
- Hai phương pháp định lượng các penicillin:
+ Phương pháp vi sinh vật
+ Phương pháp HPLC (sắc ký lỏng hiệu năng cao)
+ Phương pháp oxy hóa – khử
- Giải thích nguyên tắc:
+ Phương pháp vi sinh học: xác định hoạt lực của kháng sinh. Trên đĩa petri, cấy
khuẩn nhạy cảm với kháng sinh cần định lượng rồi đặt đĩa kháng sinh vào đĩa cấy,
sau đó đo vịng vơ khuẩn rồi suy ra hoạt lực của kháng sinh.
+ Phương pháp HPLC: làm trên tụ sắc ký, đưa mẫu lên trên pha tĩnh rồi đưa dung

môi qua để rửa giải chất đó và có máy tính để tính tốn kết quả.
+ Phương pháp oxy hóa – khử: oxy hóa penicillin, sau khi tác dụng hết rồi thì dùng
iod để chuẩn độ lại chất oxy hóa.

Câu 3: Giải thích ngun tắc của phương pháp định lượng Natri Sulfadiazine.
Định lượng dựa trên phản ứng diazo hóa nhóm amin thơm bậc nhất tác dụng với
natri nitrit (NaNO2) trong môi trường acid.


Khi nhỏ dung dịch natri nitrit xuống gặp HCl sẽ tạo acid nitrơ (HNO2) kém bền nên
sau đó HNO2 sẽ phản ứng với gốc NH2 tự do của Na sulfadiazine – đây là phản ứng
diazo hóa. Sau đó, phải làm lạnh vì muối diazonium kém với nhiệt. Khơng có HCl
phản ứng sẽ không xảy ra.
- PTPƯ:
NaNO2 + HCl -> HNO2 + NaCl

- Khi chuẩn độ, tại điểm tương đương khi nhỏ dư một giọt dung dịch NaNO 2 sẽ phản
ứng tạo phức với tropeolin 00 thành dẫn chất nitroso làm cho dung dịch có màu
vàng nhạt nhưng khó quan sát nên ta thêm một giọt chỉ thị xanh methylene vào để
ban đầu hỗn hợp từ màu tím chuyển sang màu xanh da trời để dễ quan sát màu (tác
dụng tạo màu, không phản ứng).



×