Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Bài thảo luận kế toán tài chính 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.4 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
----------

BÀI THẢO LUẬN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
ĐỀ TÀI 3:
“Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp”

Giảng viên hướng dẫn :
Nhóm thực hiện

: Nhóm 3

Lớp

: 2129EACC1511

Hà Nội, 2021
1


2


MỤC LỤC

3


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511



A. LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế ngày một mạnh hơn, kinh doanh là một trong những mục
tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Trước nhu cầu phát triền chung của nền kinh tế thế
giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang hòa nhập vào sự phát triên chung đó. Những cơ
hội mở ra đi kèm đó là những thách thức cần đối mặt, trong quá trình đấu tranh tồn tại
và khẳng định mình, một số doanh nghiệp đã và đang gặp phải nhiều khó trong khi
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngồi nước.
Vì vậy một vấn đề được đặt ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh là làm cách
nào để khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp cũng như các
chính sách nào là phù hợp để đạt được những lợi nhuận tối đa để có thể giữ vững chỗ
đứng của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Để nhìn nhận chính xác vấn đề này việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển
tiền là là một việc hết sức cần thiết. Hệ thống thông tin kinh tế tài chính chủ yếu trong
các doanh nghiệp chính là hệ thống các báo cáo tài chính, trong đó có BCLCTT. Đây
là một trong những báo cáo tài chính quan trọng để giúp cho những người sử dụng
thơng tin có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin chi tiết cơ cấu tài chính của
doanh nghiệp, đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần và khả năng chuyển đổi của tài
sản thành tiền giúp đánh giá khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong
việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì
nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau.
Từ những lý do trên, nhận thức được vai trò quan trọng của việc lập báo cáo lưu
chuyển tiền tệ đối với việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhóm em
quyết định chọn đề tài “Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp”
cho bài báo cáo của mình.

4



Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1. Khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản
ánh tổng quát tình hình hình thành và sử dụng tiền của doanh nghiệp trong kỳ
báo cáo.

2. Mục đích: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin cho nghười sử dụng đánh giá
được các vấn đề sau:
• Đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động , khả năng chuyển đổi tài
sản thành tiền.
• Đánh giá khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, khả năng trả cổ tức.
• Đánh giá khả năng đầu tư của doanh nghiệp.
• Đánh giá về nhu cầu huy động vốn bên ngồi.
• Đối chiếu sự khác biệt giũa lợi nhuận thuần và lưu chuyển tiền mặt.
• Đánh giá và dự đốn khả năng về số lượng , thời gian và độ tin cậy của các luồng
tiền trong tương lai.

3. Nội dung, kết cấu.
 Tiền gồm tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn.
 Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn khơng q 3 tháng có khả năng
chuyển đổi dễ dàng thành 1 lượng tiền xác định và khơng có nhiều rủi ro trong
chuyển đổi thành tiền.
 Luồng tiền là luồng vào và luồng ra của tiền và tương đương tiền, không bao gồm
chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền và tương đương tiền trong doanh nghiệp.
 Nội dung: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày theo 3 hoạt động:

 Hoạt động kinh doanh: là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của DN và các
hoạt động khác không phải là các hoạt dộng đầu tư hay hoạt động tài chính.


Hoạt động đầu tư: là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các
tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.

 Hoạt động tài chính: là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của
vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN.

 Kết cấu:

5


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511

Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt
động kinh
doanh
Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động
đầu tư

Tăng giảm
tiền và tương
đương tiền
trong kỳ


Tiền &TĐ
cuối kỳ

Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt
động tài chính

II. Cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1. Nguyên tắc lập:
Nguyên tắc 1: Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và
các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”.
Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn cho các giao dịch phổ
biến nhất, Doanh nghiệp căn cứ bản chất từng giao dịch để trình bày các luồng tiền
một cách phù hợp. Các chỉ tiêu khơng có số liệu thì khơng phải trình bày, doanh
nghiệp được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.
Nguyên tắc 2: Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình
bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn khi: Có
thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn khơng q 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng
thành một lượng tiền xác định và Khơng có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ
ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
Nguyên tắc 3: Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt
động tài chính theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”: Luồng tiền
từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ
yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay
hoạt động tài chính; Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt
động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu
tư khác không được phân loại là các khoản tương đương tiền; Luồng tiền từ hoạt động

tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết
cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 4: Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh

6


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc
điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 5: Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động
đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần: Thu tiền và chi
trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài
sản;Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vịng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn
như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay
ngắn hạn khác có thời hạn thanh tốn khơng q 3 tháng.
Nguyên tắc 6: Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải
được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế tốn và lập Báo cáo tài
chính theo tỷ giá hối đối tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Nguyên tắc 7: Các giao dịch về đầu tư và tài chính khơng trực tiếp sử dụng tiền
hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ: Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua
nghiệp vụ cho thuê tài chính; Việc mua một doanh nghiệp thơng qua phát hành cổ
phiếu; Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.
Nguyên tắc 8: Các khoản mục sau phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng
biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng
trên Bảng Cân đối kế toán như: Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ, Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
ngoại tệ.
Nguyên tắc 9: Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền

và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được
sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp
phải thực hiện.
Nguyên tắc 10: Doanh nghiệp đi vay để thanh toán thẳng cho nhà thầu, người
cung cấp hàng hoá, dịch vụ (tiền vay được chuyển thẳng từ bên cho vay sang nhà thầu,
người cung cấp mà không chuyển qua tài khoản của doanh nghiệp) thì doanh nghiệp
vẫn phải trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau: Số tiền đi vay được trình
bày là luồng tiền vào của hoạt động tài chính; Số tiền trả cho người cung cấp hàng hố,
dịch vụ hoặc trảcho nhà thầu được trình bày là luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh
hoặc hoạt động đầu tư tùy thuộc vào từng giao dịch.
Nguyên tắc 11: Nếu doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng
một đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo nguyên
tắc:Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong cùng
một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần tức các giao dịch được phân loại
trong các luồng tiền khác nhau thì doanh nghiệp khơng được trình bày trên cơ sở thuần
mà phải trình bày riêng rẽ giá trị của từng giao dịch.
Nguyên tắc 12: Đối với luồng tiền từ giao dịch mua, bán lại trái phiếu chính
phủ và các giao dịch REPO chứng khốn: Bên bán trình bày là luồng tiền từ hoạt động
tài chính; Bên mua trình bày là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.

2. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
7


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511

- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kì trước

- Các tài liệu kế toán khác như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản
“Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”.

3. Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Sổ kế toán chi tiết các tài khoản phải thu, phải trả phải được mở chi tiết theo 3 loại
hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

- Đối với sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”, “Tiền
đang chuyển” phải có chi tiết để theo dõi được 3 loại hoạt động: hoạt động kinh
doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính làm căn cứ tổng hợp khi lập báo cáo
lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ, đối với khoản tiền trả ngân hàng về gốc và lãi vay, kế
toán phải phản ảnh riêng số tiền trả lãi vay và số tiền trả gốc vay trên sổ kế toán chi
tiết.

- Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh
nghiệp phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn
không quá 3 tháng kể từ ngày mua thỏa mãn định nghĩa được coi là tương đương
tiền phù hợp với qui định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” để loại trừ
ra khỏi các khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư ngắn hạn. Giá trị các khoản
tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền
cuối kỳ” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đối với các khoản đầu tư chứng khốn và
cơng cụ nợ khơng được coi là tương đương tiền, kế tốn phải căn cứ vào mục đích
đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khốn và cơng cụ
nợ phục vụ cho mục đích thương mại (mua vào để bán) và phục vụ cho mục đích
nắm giữ đầu tư để thu lãi.
4. Phương pháp lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp
* Nguyên tắc lập
Phương pháp gián tiếp chỉ áp dụng để lập các chỉ tiêu thuộc phần lưu chuyển tiền
từ hoạt động kinh doanh, còn các phần lưu chuyển từ hoạt động đầu tư và hoạt động
tài chính vẫn lập theo phương pháp trực tiếp.

Đối với phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định
trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập DN của hoạt động kinh
doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ
của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản
mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm:
- Các khoản mục không phải bằng tiền:
+ Các khoản chi phí khơng phải chi tiền: Khấu hao TSCĐ, dự phịng;
+ Các khoản lãi, lỗ khơng phải bằng tiền như: Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái

8


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
chưa thực hiện;
+ Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ
nhưng chưa phải chi trả bằng tiền.
- Các khoản lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư như: lãi, lỗ về
thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ
tức và lợi nhuận được chia…;
- Các thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước và các khảon thu, chi khác từ hoạt
động kinh doanh như: các thay đổi trong kỳ báo cáo của của khoản mục hàng tồn kho,
các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh; các thay đổi của chi
phí trả trước;
- Lãi tiền vay đã trả;
- Thuế thu nhập DN đã nộp;
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh;
* Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể
Cột “Năm trước”: Căn cứ vào báo cáo LCTT cùng kỳ của năm trước, lấy số
liệu cột “Năm nay” để chuyển số liệu tương ứng theo từng chỉ tiêu.

Cột “Năm nay”:
1. Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01): được lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo
cáo.
2. Điều chỉnh cho các khoản: Chúng ta điều chỉnh cho những khoản doanh thu
và chi phí khơng phải bằng tiền của hoạt động SXKD theo nguyên tắc sau: Nếu doanh
thu trong thực tế và tương lai chúng ta không thu tiền thì chúng ta loại trừ nó ra và ghi
số ÂM. Nếu chi phí mà thực tế và tương lai khơng phải chi ra thì chúng ta ghi số
DƯƠNG.
- Khấu hao TSCĐ (Mã số 02):
Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”
ghi dương trên chỉ tiêu này.
- Các khoản dự phịng (Mã số 03): Hồn nhập dự phịng Nợ TK 229 Có TK
Chi phí hoặc thu nhập. Đây khơng phải làm tăng lợi nhuận trước thuế bằng tiền nền
chúng ta sẽ loại trừ nó ra và ghi âm. Vì làm tăng LNTT mà khơng bằng tiền.
+ Lập dự phịng ghi Nợ TK Chi phí Có TK 229. Đây khơng phải làm giảm LNTT
bằng tiền nên chúng ta loại nó ra và ghi dương.
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện (Mã số 04):
+ Chỉ tiêu này phản ánh lãi (hoặc lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đối do đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế trong
kỳ báo cáo.

9


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch số phát sinh Có và phát sinh
Nợ Tài khoản 4131 đối ứng với Tài khoản 515 hoặc Tài khoản 635.
+ Nếu lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào Tài khoản 515 thì được
cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ghi dương trên chỉ tiêu này.

+ Nếu lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào Tài khoản 635 thì được
trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ghi âm trên chỉ tiêu này.
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05):
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản 511,Tài khoản
515, Tài khoản 711, Tài khoản 632, Tài khoản 635, Tài khoản 811 và các tài khoản
khác có liên quan.
+ Nếu hoạt động đầu tư lãi thì được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ghi
dương trên chỉ tiêu này.
+ Nếu hoạt động đầu tư lỗ thì được trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ghi âm
trên chỉ tiêu này.
- Chi phí lãi vay (Mã số 06):
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán Tài khoản 635 đối ứng với chỉ
tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước
thuế” doanh nghiệp ghi dương chỉ tiêu này.
- Các khoản điều chỉnh khác (Mã số 07):
+ Chỉ tiêu này phản ánh số trích lập hoặc hồn nhập Quỹ Bình ổn giá hoặc Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ trong kỳ. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán
các Tài khoản 356, Tài khoản 357.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu
trong kỳ trích lập thêm các Quỹ hoặc được trừ khỏi chỉ tiêu “Lợi nhuận trước
thuế” nếu trong kỳ hoàn nhập các quỹ.
- Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động (Mã số 08):
+ Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số
06 + Mã số 07.
+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tăng, giảm các khoản phải thu (Mã số 09):

10



Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số
dư đầu kỳ của các tài khoản phải thu như: Tài khoản 131, Tài khoản 136, Tài khoản
138, Tài khoản 133, Tài khoản 141, Tài khoản 244, Tài khoản 331 (chi tiết số trả trước
cho người bán) trong kỳ báo cáo.
+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu
tư.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ
nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã
số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số
âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 10):
+ Tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng
tồn kho không bao gồm số dư của tài khoản “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
+ Nếu nó ra dương chúng ta sẽ ghi âm vì HTK tăng lên tức là chi tiền ra đề mua
HTK. Ngược lại, nếu nó ra âm chúng ta sẽ ghi dương vì chúng ta đã bán được hàng và
thu được tiền.
- Tăng, giảm các khoản phải trả (Mã số 11):
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số
dư đầu kỳ của các tài khoản nợ phải trả như: Tài khoản 331, Tài khoản 333, Tài khoản
334, Tài khoản 335, Tài khoản 336, Tài khoản 338, Tài khoản 344, Tài khoản 131 (chi
tiết người mua trả tiền trước).
+ Chỉ tiêu này không bao gồm số thuế TNDN phải nộp (phát sinh Có Tài khoản
3334), lãi tiền vay phải trả (phát sinh Có Tài khoản 335, chi tiết lãi vay phải trả).
+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư
cuối kỳ lớn hơn tổng số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ
tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi
bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

- Tăng, giảm chi phí trả trước (Mã số 12):
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư
đầu kỳ của Tài khoản 242 trong kỳ báo cáo trên cơ sở đã loại trừ khoản chi phí trả
trước liên quan đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu số dư cuối kỳ nhỏ
hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 nếu số

11


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong
ngoặc đơn (…).
- Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (Mã số 13):
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư
đầu kỳ của Tài khoản 121 “Chứng khoán kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu số dư cuối kỳ nhỏ
hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 nếu số
dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong
ngoặc đơn (…).
- Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14):
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo,
bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các
kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này.
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113; sổ
kế toán các tài khoản phải thu đối ứng với sổ kế toán Tài khoản 335, Tài khoản 635,
Tài khoản 242 và các Tài khoản liên quan khác.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 và được ghi bằng
số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Thuế TNDN đã nộp (Mã số 15):

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ đối ứng các tài khoản: Có Tài khoản
111, Tài khoản 112, Tài khoản 113, Nợ Tài khoản 3334.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 và được ghi bằng
số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 16):
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 17):
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản 111, Tài khoản
112, Tài khoản 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ
báo cáo.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh
trước những thay đổi vốn lưu động”.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20):

12


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13
+ Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17
- Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 211, Tài khoản 213, Tài
khoản 217, Tài khoản 241, Tài khoản 331, Tài khoản 3411
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số
22):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho
việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác.
+ Số tiền thu được lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài khoản 111, Tài
khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 711, Tài khoản 5117, Tài khoản 131

+ Số tiền chi được lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản 111, Tài
khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 632, Tài khoản 811.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu
số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi và ghi bằng số dương nếu số tiền thực thu lớn
hơn thực chi.
- Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản
111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 128, Tài khoản 171
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 24):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 128
- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 25):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 221, Tài khoản 222, Tài
khoản 2281, Tài khoản 331
+ Số liệu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

13


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
- Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác (Mã số 26):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 221, Tài khoản 222, Tài khoản
2281, Tài khoản 131
- Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 515.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30):

Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26
+ Mã số 27
- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 411
- Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành (Mã
số 32):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 411, Tài khoản 419
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền thu từ đi vay (Mã số 33):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 và các
TK liên quan khác
- Tiền trả nợ gốc vay (Mã số 34):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 171, Tài khoản 3411, Tài
khoản 3431, Tài khoản 3432, Tài khoản 41112 và các TK liên quan khác.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền trả nợ gốc thuê tài chính (Mã số 35):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài
khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ TK 3412

14


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài

khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 421, Tài khoản 338
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40):
Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36.
- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50):
+ Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40.
+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60):
+ Chỉ tiêu này được lấy từ số liệu trên chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu kỳ
báo cáo (Mã số 110, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).
- Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61):
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản 111, Tài
khoản 112, Tài khoản 113 , Tài khoản 128 và các tài khoản liên quan (chi tiết các
khoản thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền đối ứng với sổ kế toán chi tiết TK
4131 trong kỳ báo cáo.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá và được ghi bằng số âm
dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu phát sinh lỗ tỷ giá.
- Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70):
+ Chỉ tiêu này phải khớp với chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ báo cáo
(Mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).
+ Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.
* Ưu, nhược điểm của phương pháp gián tiếp:
- Ưu điểm: giải thích rõ sự khác biệt giữa kết quả hoạt động thuần (lãi, lỗ thuần)
trên báo cáo KQHĐKD và các tài sản bằng tiền hiện có trong doanh nghiệp tại thời
điểm đầu kỳ. Đồng thời thể hiện rõ việc loại bỏ sự ảnh hưởng của việc áp dụng các
phương pháp kế toán khác nhau tới sự vận động của tài sản của Doanh nghiệp.

15



Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
- Nhược điểm: không chỉ rõ nguyên nhân của các luồng tiền vào và ra, vì trên
báo cáo LCTT chỉ trình bày các điều chỉnh từ thu nhập thuần đến luồng tiền từ hoạt
động kinh doanh. Điều này sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng các kế hoạch về luồng
tiền và dự đoán luồng tiền trong tương lai.

16


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511

C. CƠ SỞ THỰC TIỄN
I Tổng quan về công ty HABECO
1 Giới thiệu chung
Tổng công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập theo quyết
định số 75/2003/QĐ – BCN ngày 16/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp; là
Tổng công ty Nhà nước tổ chức và hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty
con. Với bí quyết cơng nghệ duy nhất – truyền thông trăm năm, cùng với hệ thống
thiết bị hiện đại, đội ngũ CBCNV lành nghề, có trình độ, tâm huyết, các sản phẩm
của Tổng công ty đã nhận được sự mến mộ của hàng triệu người tiêu dùng trong
nước cũng như quốc tế. Thương hiệu Bia Hà NỘI ngày hôm nay được xây dựng,
kết tinh từ nhiều thế hệ, là niềm tin của người tiêu dùng, niềm tự hào thương hiệu
Việt.
Tiền thân của Tổng công ty là Nhà máy Bia Hommel, Nhà máy Bia Hà Nội, có
truyền thống trên 100 xây dựng và phát triển với những cột mốc lịch sử như:
 Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: sản xuất, kinh doanh Bia – Rượu
– Nước giải khát và Bao bì; Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng,
phụ liệu, hóa chất; Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu
tư, tổ chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ và ngành nghề

khác theo luật định.
 Những thành tựu đạt được:
Trong chặng đường hình thành và phát triển, tập thể CBCNV Tổng công ty
Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng:
- Huân chương Lao động hạng nhất nhì ba.
- Huân chương Độc lập hàng Ba (2006).
- Đảng Bộ Tổng công ty 14 năm liên tục (1990-2003) được Thành ủy và Đảng
Bộ Khối Công nghiệp khen tặng cờ thi đua và công nhận Đảng bộ trong sạch,
vững mạnh.
- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua Cơng đồn cơ sở vững
mạnh xuất sắc (1999, 2000, 2003-2006) và nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ tháng 6-2007.
- Tháng 6/2002, hệ thống quản lý chất lượng của Tổng Công ty được tổ chức
TUV NORD của CHLB Đức chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Năm 2005, HABECO được chấp nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
theo tiêu chuẩn ISO 14000:2004.
- Năm 2006, HABECO xây dựng và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
- Đạt Cup vàng chất lượng Việt Nam năm 2002,2005.
- Top 10 Thương hiệu mạnh VN năm 2005.
- Cup Sao vàng đất Việt năm 2003, 2005, 2007.
- Cup vàng Thương hiệu nổi tiếng năm 2004 tại Madrid.
- Giải thưởng Vàng châu Âu về chất lượng và uy tín thương hiệu năm 2005 tải
Bỉ.
- Giải thưởng chất lượng quốc tế châu Á Thái Bình Dương năm 2006.

17


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511

- Ngồi ra, Tổng cơng ty cịn đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các
ngành, các cấp cho các mặt công tác sản xuất, kinh doanh, xã hội…

2 Giới thiệu về sản phẩm
 Bia chai 330ml
Dòng sản phẩm này được xác định là hướng vào đối tượng tiêu dùng cao cấp,
hệ thống phân phối chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn. Với độ cồn cao hơn các
loại sản phẩm khác của HABECO là 5,1% Hanoi Beer premium tương đối phù
hợp với người tiêu dùng phía Nam.
 Bia chai 450ml
Đây là sản phẩm chủ đạo của thương hiệu Bia Hà Nội với sản lượng sản xuất
hàng năm chiếm 70% tổng sản lượng của Bia Hà Nội, bia chai 40ml có độ cồn >
4,2%, hương vị đậm đà, có màu vàng mật ong đặc trưng của bia, bọt trắng mịn.
 Bia hơi
Bia hơi Hà Nội có chất lượng cao, ổn định, hương vị thơm mát. Mặc dù hơn
hẳn các sản phẩm bia hơi thương hiệu khác với nồng độ cồn > 3,5%, nhưng giá
của Bia hơi Hà Nội rất phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng nên Bia hơi
Hà Nội luôn được ưa chuộng và tiêu dùng.
 Bia Lager
Là sản phẩm mới của Habeco, được sản xuất thử từ đầu năm 2007 và chính
thức đưa ra thị trường vào giữa năm 2007 với độ cồn > 4,0%.
 Bia lon 330ml
Sản phẩm Bia lon của Tổng công ty có dung tích 330ml được đưa ra thịt rường
lần đầu tiên vào năm 1992. Với độ cồn 4,6 nếu được uống kèm với đá lạnh sẽ là đồ
uống giải khát nổi tiếng trong những ngày hè nóng bức.
 Bia Trúc Bạch classic
Là dòng sản phẩm cao cấp được ra đời nhằm chào mừng đại lễ 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội. Ra đời với độ cồn 5,3% đánh dấu sự trở lại của nhãn hiệu
Bia Trúc Bạch nổi tiếng bao năm qua.
 Bia tươi

Là sản phẩm mới của Habeco, được sản xuất từ đầu năm 2007 và chính thức
đưa ra thị trường vào giữa năm 2007.

3 Báo cáo kết quả kinh doanh
- Cả năm 2020, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của HABECO
đạt 7.464 tỷ đồng.
- Lợi nhuận sau thuế cả năm của BHN đạt 721,9 tỷ đồng, tăng 38% so với năm
2019.
Năm 2020, ban lãnh đạo của BHN đặt chi tiêu đạt 4.239 tỷ đồng doanh thu
thuần và 248 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được, BHN đã vượt
76,1% kế hoạch doanh thu thuần và vượt 191,1% lợi nhuận sau thuế.

18


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
II. Lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp của công ty
1. Bảng cân đối kế toán đầu quý I/2019: (Đơn vị: triệu đồng)
TÀI SẢN

Số tiền

NGUỒN VỐN

Số tiền

TK 111

450.000


TK 331

790.000

TK 112

1.300.000

TK 338

1.778.000

TK 128

1.815.000

TK 411

4.000.000

TK 131

872.000

TK 421

920.000

TK 156


264.000

TK 211

1.276.000

TK 221

1.122.000

TK 222

132.000

TK 228

257.000

Tổng Tài sản

7.488.000

Tổng Nguồn vốn

7.488.000

2. Trong kỳ phát sinh một số nghiệp vụ sau:
1. Mua hàng hóa nhập kho giá chưa thuế 2.000, thuế GTGT 10%, tiền hàng đã
trả bằng TGNH.
Nợ TK 156: 2.000

Nợ TK 133: 200
Có TK 112: 2.200
2. Bán hàng hóa giá xuất kho 9.000, giá bán chưa thuế 13.000, thuế GTGT 10%
đã thu bằng TGNH.
Nợ TK 112: 14.300
Có TK 511: 13.000
Có TK 3331: 1.300
Nợ TK 632: 9.000
Có TK 156: 9.000

19


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
3. Thu nợ của Công ty Cổ phần Habeco Hải Phịng bằng chuyển khoản 64.000.
Nợ TK 112: 64.000
Có TK 131: 64.000
4. Chuyển khoản trả công nợ cho Công ty Cổ phần Bao bì Bia rượu nước giải
khát 37.000.
Nợ TK 331: 37.000
Có TK 112: 37.000
5. Mua TSCĐ giá chưa thuế 3.300, thuế GTGT 10% đã trả bằng TGNH.
Nợ TK 211: 3.300
Nợ TK 133: 330
Có TK 112: 3.630
6. Thanh lý TSCĐ hữu hình có ngun giá 1.200, đã khấu hao 400. Giá bán chưa
thuế 1.000, thuế GTGT 10%, đã thu bằng TGNH.
Nợ TK 811: 800
Nợ TK 214: 400
Có TK 211: 1.200

Nợ TK 112: 1.100
Có TK 711: 1.000
Có TK 3331: 100
7. Khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng 500, bộ phận QLDN 600.
Nợ TK 641: 500
Nợ TK 642: 600
Có TK 214: 1.100
8. Tính lương bộ phận bán hàng 620, bộ phận QLDN 500.
Nợ TK 641: 620
Nợ TK 642: 500
Có TK 334: 1.120
9. Trích trước chi phí lãi vay 1.300.
Nợ TK 635: 1.300
Có TK 335: 1.300
10. Vay dài hạn gửi vào TK TGNH 1.000.
Nợ TK 112: 1.000
Có TK 341: 1.000
11. Chuyển khoản trả đủ lương ở NV 8.

20


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
Nợ TK 334: 1.120
Có TK 112: 1.120
12. Xác định kết quả kinh doanh quý I/2019. Thuế suất thuế TNDN 20%, khơng
có sự chênh lệch số liệu giữa kế tốn và thuế.
Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511: 13.000
Nợ TK 711: 1.000

Có TK 911: 14.000
Kết chuyển giá vốn:
Nợ TK 911: 9.000
Có TK 632: 9.000
Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911: 4.320
Có TK 635: 1.300
Có TK 641: 1.120
Có TK 642: 1.100
Có TK 811: 800
=> Lợi nhuận kết toán trước Thuế = 14.000 ─ 13.320 = 680
Chi phí thuế TNDN = 680 × 20% = 136
Lợi nhuận sau thuế = 680 ─ 136 = 544
Nợ TK 821: 136
Có TK 3334: 136
Nợ TK 911: 136
Có TK 821: 136
Nợ TK 911: 544
Có TK 421: 544
13. Nộp thuế TNDN bằng TGNH.
Nợ TK 3334: 136
Có TK 112: 136

 Xác định thuế GTGT:
∑ VAT đầu vào (133) = 200 + 330 = 530
∑ VAT đầu ra (3331) = 1.300 + 100 =1.400
Ta có ∑ VAT đầu vào < ∑ VAT đầu ra

21



Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
Nợ TK 3331: 530
Có TK 133: 530
Thuế GTGT phải nộp = ∑ VAT đầu ra ─ ∑ VAT đầu vào = 1.400 - 530 = 870
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Quý I/2019
Đơn vị: triệu đồng
TÀI SẢN

SỐ TIỀN

I. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền mặt

NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả

450.000

1. Nợ phải trả người bán

2. Tiền gửi Ngân hàng

1.336.314

2. Vay dài hạn

3. Đầu tư đến ngày đáo
hạn


1.815.000

3. Thuế GTGT phải nộp

4. Phải thu khách hàng

808.000

4. Chi phí phải trả

5. Hàng hóa

257.000

5. Phải trả, phải nộp
khác

II. Tài sản dài hạn

753.000
1.000
870
1.300
1.778.000

II. Vốn chủ sở hữu

1. TSCĐ hữu hình


1.278.100

2. Hao mịn TSCĐ

(700)

3. Đầu tư vào cơng ty con

1.122.000

4. Đầu tư vào công ty liên
doanh, liên kết

132.000

5. Đầu tư khác

257.000

TỔNG TÀI SẢN

SỐ TIỀN

7.454.714

1. Vốn chủ sở hữu

4.000.000

2. LNST chưa phân phối


920.544

TỔNG NGUỒN VỐN

7.454.714

22


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Quý I năm 2019
Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU

MÃ SỐ

Năm nay

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch cụ

01

13.000

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02


-

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung câp dịch vụ

10

13.000

4. Giá vốn hàng bán

11

9.000

20

4.000

6. Chi phí lãi vay

23

1.300

7. Chi phí bán hàng

24

1.120


8. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

1.100

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30=20(23+24+25)}

30

480

10. Thu nhập khác

31

1.000

11. Chi phí khác

32

800

12. Lợi nhuận khác (40=31-32)

40

200


13. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế (50=30+40)

50

680

14. Chi phí thuế thu nhập hiện hành

51

136

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=5051)

60

544

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20=10-11)

23


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp)
Quý I năm 2019
Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU


MÃ SỐ

NĂM NAY

01

680

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế
2. Điều chỉnh cho các khoản

02

1.100

- Các khoản dự phòng

03

-

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

04

-


- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư

05

(200)

- Chi phí lãi vay

06

1.300

- Các khoản điều chỉnh khác

07

-

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu
động

08

2.880

- Tăng, giảm các khoản phải thu

09

- Tăng, giảm hàng tồn kho


10

- Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả,
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)

11

- Tăng, giảm chi phí trả trước

12

-

- Tăng, giảm chứng khốn kinh doanh

13

-

- Tiền lãi vay phải trả

14

-

- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

15


(136)

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

16

-

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

17

-

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

37.614

21

(3.300)

- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT

64.000
(530)
7.000
(37.000)

1.400

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác

24


Kế tốn tài chính 2 – Nhóm 3 Lớp HP: 2129EACC1511
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác

22

1.000

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

23

-

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị
khác

24

-


5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

25

-

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

26

-

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

27

-

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

(2.300)

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhân vốn góp của chủ sở
hữu

31

-


2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu

32

-

3. Tiền thu từ đi vay

33

1.000

4. Tiền trả nợ gốc vay

34

-

5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính

35

-

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

-


Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính

40

1.000

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50=20+30+40)

50

36.314

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

1.750.000

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

-

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70= 50+60+61)

70

1.786.314


III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

III. Phân tích, đánh giá
*Quý I năm 2019
Nhận xét: Lưu chuyển tiền hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả
Thu nhập thuần ( dịng tiền dịng) = Lãi ròng + Khấu hao = 680.000.000 +
1.100.000.000 = 1.780.000.000
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = 37.614.000.000
Phântích
Có thể cho thấy Habeoco đang tạo ra tiền.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương: Hoạt động kinh doanh
hiệu quả, phát triển, năng lực quản lý hàng tồn kho ổn định. Doanh nghiệp không gặp

25


×