1
MỤC LỤC
2
Xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
THANH LONG TẠI VIỆT NAM
1.1. Xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu là hình thức một nước bán hàng hóa dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể dùng là ngoại
tệ đối với một hay đối với cả hai quốc gia.
Xuất khẩu không phải là hoạt động kinh doanh buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống
các quan hệ mua bán được pháp luật các quốc gia trên thế giới cho phép. Hoạt động
xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng
phát triển.
Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hóa tiêu
dùng cho đến hàng hóa tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến cơng nghệ kỹ
thuật cao. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về khơng gian và thời gian. Nó có
thể diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi
lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm
Thời điểm xác định hàng hóa đã hồn thành việc xuất khẩu:
Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, tức là khi người xuất khẩu
mất quyền sở hữu đối với hàng hóa và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền
ở người nhập khẩu. Do đặc điểm kinh doanh của hoạt động xuất nhập khẩu nên thời
điểm ghi chép hàng hoàn thành xuất khẩu là thời điểm hàng hóa đã hồn thành thủ tục
hải quan, xếp lên phương tiện vận chuyển và rời sân ga, biên giới, cầu cảng.
Phạm vi hàng xuất khẩu:
4
-
Xuất khẩu là bán hàng hóa hay dịch vụ ra nước ngoài và cơ sở là những hợp đồng
đã được ký kết. Xuất khẩu là một trong những nghiệp vụ quan trong trong quan hệ
kinh tế đối ngoại.
-
Hàng hóa được coi là xuất khẩu trong những trường hợp sau:
● Hàng xuất cho những thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết
● Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán hàng thu ngoại tệ.
● Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều thu bằng ngoại tệ
● Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thu bằng
ngoại tệ
● Hàng viện trợ cho nước ngồi thơng qua các hiệp định, Nghị định thư do Nhà
nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập
khẩu.
Hàng hóa được xác định là hàng xuất khẩu:
Khi hàng hóa đã được giao cho bên mua, đã hoàn thành các thủ tục hải quan. Tuy
nhiên, tùy theo phương thức giao nhận hàng hóa, thời điểm xác định hàng xuất khẩu
như sau:
● Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển, hàng được coi là xuất khẩu tính từ thời
điểm thuyền trưởng ký nhận vào đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục hải quan
để rời cảng.
● Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, hàng xuất khẩu tính từ ngày hàng được giao
tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu.
● Nếu hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng khơng, hàng xuất khẩu được xác nhận
từ khi trưởng máy bay kí vào đơn và hải quan sân bay ký xác nhận hoàn thành các
thủ tục hải quan.
● Hàng đưa đi hội chợ triển lãm, hàng xuất khẩu được tính là hồn thành sau khi xong
thủ tục bán hàng thu ngoại tệ.
5
Việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép
doanh thu hàng xuất khẩu, giúp giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu nại, thưởng
phạt trong bn bán ngoại thương và thanh tốn.
1.1.3. Phương thức xuất khẩu
-
Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ: Hình thức bn bán hàng hóa giữa một doanh nghiệp
tại Việt Nam cho một doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở Việt
Nam khơng phải chuyển hàng hóa ra nước ngoài, mà sẽ chuyển đến một doanh
nghiệp khác tại Việt Nam, do cơng ty đối tác ở nước ngồi chỉ định.
-
Xuất khẩu hàng hóa trực tiếp: Phương pháp xuất khẩu hàng hóa trực tiếp là xuất
khẩu những hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp của mình tự sản xuất ra. Hoặc thu
mua hàng hóa từ những đơn vị sản xuất đến khách hàng thơng qua tổ chức của
chính mình.
-
Xuất khẩu hàng hóa ủy thác: Một hình thức xuất khẩu hàng hóa, trong đó những
doanh nghiệp đóng vai trị xuất nhập khẩu sẽ đóng vai trị người trung gian. Thay vị
trí cho những đơn vị sản xuất để ký kết hợp đồng. Theo đó, sẽ tiến hành thực hiện
các giấy tờ cần thiết cho nhà xuất khẩu hàng. Đối tượng trung gian này sẽ nhận
được một số tiền nhất định sau khi đã ký kết xong hợp đồng.
1.2. Thực trạng sản xuất thanh long của Việt Nam giai đoạn từ 2015-2020
1.2.1.
Giới thiệu về thanh long Việt Nam
1.2.1.1. Đặc điểm hình thái thanh long Việt Nam
Cây thanh long tên tiếng anh là Pitahaya hay gọi là Dragon fruit. Thuộc họ
xương rồng có nguồn gốc các vùng sa mạc Mehico và Colombia.Việt Nam hiện nay là
nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng thanh long tập trung trên quy mô thương mại. Phổ
biến là ở các tỉnh Long An, Bình Thuận, Tiền Giang,… Thanh long hiện nay được xuất
khẩu qua nhiều nước ở các dạng khác nhau như quả tươi, đơng lạnh,… Cịn trong nước
thanh long cung cấp phổ biến ở dạng quả tươi, dạng sấy, rượu,…
6
Mùa Thanh long tự nhiên diễn ra từ tháng 4 tới tháng 10 nhưng rộ nhất là tháng 5 tới
tháng 8.
● Rễ thanh long có 2 loại rễ: rễ địa sinh và rễ khí sinh. Khác với chồi và cành, rễ
thanh long khơng mọng nước nên nó khơng thể tích trữ nước giúp cây chịu hạn.
Rễ địa sinh phát triển từ phần lõi của gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10-20 ngày
thì rễ bắt đầu xuất hiện, sợi rễ màu trắng, số lượng và kích thước tăng dần theo
tuổi cây. Những cây lớn có đường kính rễ từ 1-2cm. Với nhiệm vụ hút nước và
các chất dinh dưỡng nuôi cây vì vậy rễ địa sinh cần tầng đất mặt dày, xốp và ẩm
để phát triển tốt nhất.
Rễ khí sinh mọc theo thân cây, giúp cây bám vào trụ, góp phần vào việc hút
nước và các chất dinh dưỡng để ni cây. Các rễ khí sinh ở gần mặt đất sẽ đi
vào trong đất trở thành rễ địa sinh.
●
Thân, cành: Thân, cành thanh long thường có 3 cánh dẹp, xanh, chia làm nhiều
thùy, mỗi thùy dài 3-4cm. Đáy thùy thường có 3-5 gai nhọn. Ở một số nước
khác thân, cành có loại có đến 4, 5 cánh.
Thân chứa nhiều nước nên có thể chịu hạn trong khoảng thời gian dài. Tiết diện
ngang cho thấy có 2 phần rõ rệt: bên ngồi là nhu mơ chưa diệp lục, bên trong là
lõi cứng hình trụ.
Mỗi năm cây cho 3-4 đợt cành. Số cành sẽ tăng theo độ tuổi của cây. Trung bình
cây 1 năm tuổi có khoảng 30 cành, 2 năm tuổi số cành khoảng 70 cành, 3 năm
tuổi khoảng 100 cành,… Và ở độ tuổi 5, 6 nên duy trì khoảng 150-170 cành.
● Nụ: Nụ mới ra thường có kích thước cỡ hạt bắp. Khi nụ được khoảng 3cm
chúng ta tuyển nụ lần đầu. Quy tắc tuyển nụ là mỗi cành chỉ chừa lại từ 1-2 nụ,
chừa lại những nụ có nhiều tai ngoe hơn (nụ cái). Khi nụ được khoảng 1 gang
tay chúng ta bắt đầu tuyển nụ lần 2. Lần này chúng ta chỉ chừa lại trên mỗi dây
nụ duy nhất, loại bỏ các nụ bị sâu bệnh, ít tai ngoe hơn.
● Hoa: Thanh long là cây có hoa lưỡng tính, hoa rất to, chiều dài hoa trung bình
từ 25-35cm, có nhiều lá đài. Hoa thường nở tập trung và đồng loạt vào 20h-23h
đêm. Sau 2-3 ngày hoa sẽ héo lại và cũng là thời gian tiến hành rút bông. Sau
7
khi hoa thụ phấn, bầu noãn phát triển thành quả mọng tuy nhiên trong 10 ngày
đầu tốc độ phát triển chậm, sau đó lại tăng rất nhanh về cả kích thước lẫn trọng
lượng.
● Quả: Quả thanh long hình bầu dục, có nhiều tai ngoe. Khi cịn non vỏ có màu
xanh, khi chín sẽ chuyển qua màu đỏ. Trọng lượng trái trung bình khoảng trên
500g nhưng hiện nay do thâm canh cao nên có trái lên đến 1kg-1,3kg. Thường
trái 300g là có thể xuất khẩu.
1.2.1.2. Cơng dụng của thanh long
Muốn tìm hiểu những lợi ích của thanh long, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về
thành phần dinh dưỡng có trong loại quả này.
Bảng 1. 1. Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long
Thanh long ruột đỏ
Thanh long ruột trắng
Axit myristic
0,2%
0,3%
Axit palmitic
17,9%
17,1%
Axit stearic
5,49%
4,37%
Axit palmitoleic
0,91%
0,61%
Axit oleic
21,6%
23,8%
Cis-Axit vaccenic
3,14%
2,81%
Axit linoleic
49,6%
50,1%
Axit linolenic
1,2%
0,98%
Nguồn: Wikipedia
Với những thành phần dinh dưỡng như trên, trái thanh long đem lại rất nhiều cơng
dụng hữu ích:
● Chống oxy hóa: Thanh long là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp
làm giảm tác dụng của những gốc tự do gây tổn hại tế bào trong cơ thể. Ngoài
ra, loại quả này cũng có tác dụng chống ung thư.
8
● Cải thiện sức khỏe tim mạch: Thanh long có thể giúp cải thiện sức khỏe tim
mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu và bổ sung thêm cholesterol tốt. Trái
cây này rất giàu chất béo khơng bão hịa đơn giúp trái tim được nghỉ ngơi trong
tình trạng tốt nhất.
● Cải thiện hệ thống lão hóa: Ăn thanh long cũng có thể giúp làm sạch hệ tiêu
hóa. Thanh long có hàm lượng chất xơ rất cao, có thể cải thiện tiêu hóa kém và
giảm chứng táo bón.
● Giảm viêm khớp: Một trong những lợi ích sức khỏe tốt nhất của thanh long là
giúp giảm viêm khớp. Thanh long được gọi là trái cây chống viêm. Những
người bị viêm khớp được khuyến khích thêm thanh long trong chế độ ăn uống
lành mạnh của họ.
● Tốt cho mắt: Thanh long rất giàu vitamin A ở dạng carotene- loại chất cần thiết
cho võng mạc, độ sáng và tầm nhìn của mắt. Nhiều vấn đề về mắt, đặc biệt là
thối hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, có thể được gây ra bởi sự thiếu hụt
vitamin A. Thanh long có tác dụng duy trì và cải thiện thị lực.
● Giúp làn da trở nên mịn màng, giảm mụn, và làm giảm quá trình lão hóa.
1.2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất thanh long
● Nhiệt độ: Cây thanh long là loại cây thuộc họ xương rồng. Nhiệt độ thích hợp
cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là 20-340C. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao
hơn nhiệt độ này thì cây sẽ phát triển chậm, ra hoa và đậu quả ít.
● Ánh sáng: Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kì, ra hoa trong điều kiện
ngày dài vì thế thích hợp ở nơi có cường độ ánh sáng mạnh, điều kiện ánh sáng
đầy đủ cây sẽ phát triển tốt và ngược lại khi bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và
lâu cho quả. Hiện nay, người nông dân dùng biện pháp chong đèn để kích thích
ra nụ, hoa trong ngày ngắn (mùa nghịch).
● Độ ẩm, nước: Thanh long chịu hạn giỏi nhưng không chịu úng. Cần cung cấp đủ
nước nhất là giai đoạn ra hoa và kết quả. Cần chủ động về nguồn nước tưới
trong mùa khô. Thực tế sản xuất, tạo áp lực khô hạn bằng cách phơi gốc và
9
ngưng tưới nước trong 3-5 ngày nắng (kết hợp bón phân, chong đèn) cây sẽ trổ
hoa và tập trung hơn sau khoảng tháng.
● Đất trồng: Thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám
bạc màu, đất thịt, đất phù sa,…Dù là đất nào thì bề mặt đất cần phải tơi xốp,
thơng thống, khơng để bị nhiễm mặn, pH từ 5,5-6,5 là thích hợp.
● Dinh dưỡng: Khơng chỉ riêng thanh long mà tất cả các loại cây trồng đều cần
dinh dưỡng để phát triển thông qua rễ. Việc bón phân cần phải theo quy tắc:
“Đúng liều, đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm”.
1.2.2. Tình hình sản xuất thanh long tại Việt Nam
1.2.2.1. Các vùng trồng thanh long tại Việt Nam
Hiện tại, thanh long được trồng rộng rãi ở các tỉnh thành trên tồn quốc. Tuy
nhiên, diện tích tập trung lớn nhất là: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (3 tỉnh này đã
có hơn 37 ngàn ha), tiếp theo là Tây Ninh, Đồng Nai, một số tỉnh Tây Nguyên và các
tỉnh phía Bắc.
Ở phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn,
Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Nội.
Việt Nam là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á, cũng đi
đầu trong các quốc gia xuất khẩu thanh long trên thế giới. Diện tích trồng thanh long
cũng tăng khá nhanh, theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, diện tích thanh
long năm 2020 khoảng 57000 ha và sản lượng khoảng 500.000 tấn, gấp 20 lần (về diện
tích và sản lượng) so với 10 năm trước (năm 2010).
Thanh long hiện nay được trồng hầu hết ở các tỉnh/thành phố, nhưng phát triển
mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh như Bình Thuận,
Tiền Giang và Long An. Diện tích trồng thanh long của ba tỉnh này chiếm 92% tổng
diện tích và tổng sản lượng của cả nước, phần diện tích thanh long cịn lại phân bố ở
một số tỉnh miền Nam như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và một
số tỉnh miền Bắc.
10
Bình Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất, chiếm 63,2%
diện tích và 68,4% sản lượng cả nước, kế đến là Long An (chiếm 17,3% diện tích và
14,2% sản lượng), đứng thứ ba là Tiền Giang (chiếm 10,9% diện tích và 13,7% về sản
lượng).
Bảng 1. 2. Diện tích, năng suất và sản lượng thanh long Việt Nam 2015
Địa
Diện
tích Trồng mới Diện
tích Năng suất Sản lượng
phương
gieo trồng (ha)
cho
(ha)
phẩm (ha)
sản (tạ/ha)
(tấn)
Cả nước
41,164.6
4,748.6
30,227.7
227.0
686,195.4
Miền Bắc
1,412.1
209.9
830.1
93.7
7,789.0
47.0
324.1
108.8
3,526.3
Đồng bằng 506.2
sông Hồng
Hà Nội
74.2
22.0
50.5
60.4
305.0
Hải Phịng
40.1
3.8
27.5
208.1
573.0
Hải Dương
163.0
10.0
120.0
125.0
1,500.0
Nam Định
15.0
2.0
13.0
121.5
158.0
Ninh Bình
46.3
3.2
10.3
169.8
174.9
Đơng Bắc
450.3
81.9
268.0
76.4
2,045.8
Cao Bằng
34.8
14.4
18.3
38.2
69.7
Lào Cai
33.0
8.0
15.0
31.3
47.0
Bắc Cạn
1.0
0.0
0.0
0.0
0.0
Lạng Sơn
10.5
1.7
4.8
35.4
17.1
Tun
103.7
15.0
72.5
46.5
337.0
n Bái
14.7
4.0
9.7
67.8
65.8
Thái
40.0
11.0
28.0
282.9
792.0
Quang
Ngun
11
Phú Thọ
41.1
7.7
24.5
105.6
258.8
Bắc Giang
30.0
5.0
20.0
132.5
265.0
Quảng Ninh 141.5
15.1
75.2
25.7
193.4
Tây Bắc
114.8
14.8
46.1
58.1
267.6
Lai Châu
3.4
0.6
3.2
31.3
10.0
Điện Biên
8.9
1.0
4.9
148.6
72.1
Sơn La
57.0
5.0
19.0
32.6
62.0
Hịa Bình
45.6
8.3
19.0
65.0
123.5
66.2
192.0
101.1
1,940.3
Bắc Trung 340.8
Bộ
Thanh Hóa
97.0
15.0
54.3
151.2
821.0
Nghệ An
110.3
33.1
65.2
93.9
612.0
Hà Tĩnh
73.0
10.0
36.0
63.1
227.0
Quảng Bình 13.6
2.7
7.5
58.9
44.2
Quảng Trị
30.9
3.1
17.7
67.6
119.7
Thừa Thiên 16.0
2.3
11.3
103.0
116.4
4,538.7
29,397.6
230.8
678,415.4
5,9
206.4
35.1
723.8
Quảng Nam 29.0
3.0
19.0
37.4
71.0
Quảng Ngãi 16.0
0.9
8.3
62.7
52.0
Bình Định
3.3
0.0
1.5
44.0
6.6
Phú n
10.5
0.0
10.5
110.6
116.2
Khánh Hịa
170.6
2.0
167.1
28.6
478.0
Tây
442.7
38.5
371.9
111.1
4,132.5
Huế
Miền Nam
39,752.2
Dun hải 229,4
Nam Trung
Bộ
Nguyên
12
Kon Tum
12.0
0.0
12.0
70.0
84.0
Gia Lai
100.4
1.5
91.2
80.4
733.4
Đăk Lăk
213.5
29.6
169.4
124.1
2,102.0
Đăk Nơng
70.0
0.0
64.0
98.6
631.0
Lâm Đồng
46.8
7.4
35.3
165.0
582.2
2,799.5
21,916.9
218.4
478,635.3
Đơng Nam 26,964.7
Bộ
TP HCM
12.0
0.0
12.0
70.0
84.0
Ninh Thuận
24.9
4.0
20.9
21.3
44.6
Bình Phước
7.9
2.5
-
-
8.9
Tây Ninh
130.0
16.0
108.0
52.2
564.0
Đồng Nai
525.4
60.0
263.0
226.8
5,966.0
Bình Thuận
26,026.4
2,661.8
21,349.0
219.9
2,501.8
55.2
172.2
145.3
2,501.8
1,694.8
6,902.4
282.4
194,923.8
Bà
Rịa- 245.1
Vũng Tàu
Đồng bằng 12,115.7
sơng
Cửu
Long
Long An
7,126.5
1,244.2
3,019.3
322.8
97,469.2
Đồng Tháp
36.0
3.0
28.0
43.2
121.0
An Giang
11.7
0.9
7.5
154.3
115.0
Tiền Giang
4,439.9
347.6
3,572.3
263.2
94,008.5
Vĩnh Long
84.1
21.4
48.5
115.7
561.5
Bến Tre
20.0
0.0
13.0
103.1
134.0
Kiên Giang
25.0
10.0
0.0
0.0
0.0
Trà Vinh
107.9
19.6
82.2
243.5
2,000.6
Sóc Trăng
6.0
2.0
2.0
165.0
33.0
Bạc Liêu
2.7
1.0
1.7
64.7
11.0
13
Cà Mau
202.0
45.0
128.0
36.7
470.0
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trong những năm gần đây nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học cơng nghệ, trái
thanh long có thể thu hoạch được quanh năm, điều này rất thuận lợi cho việc xuất khẩu.
Do đó, cây thanh long thực sự trở thành cây có hiệu quả kinh tế và có lợi thế cạnh tranh
so với một số cây trồng khác.
1.2.2.2. Chất lượng thanh long Việt Nam
Việt Nam hiện trồng rất nhiều loại trái cây thơm ngon, chất lượng cao đã được
xuất khẩu, góp phần mang lại các giá trị cao về thương mại dịch vụ Logistic. Trong đó,
thanh long hiện được đánh giá khá cao bởi tiềm năng rất tốt. Thanh long Việt Nam
đang có tổng diện tích trồng và cho năng suất cao nhất châu Á. Song song đó, nước ta
cũng là quốc gia xuất khẩu thanh long đứng hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu thanh long vào từng thị trường lại có những điểm
khác nhau. Dưới đây, bài viết xin trình bày những quy chuẩn khi xuất khẩu thanh long
sang các nước khác.
Bảng 1. 3.Tiêu chuẩn thanh long nhập khẩu vào Trung Quốc
Chỉ tiêu chất lượng
Tiêu chuẩn
Thanh long tươi, vỏ đỏ, ruột trắng
Số lượng tai bị gãy ≤ 3 tai/trái,
tai màu xanh tới vàng xanh,
xanh tươi.
Trạng thái bên ngồi
Khơng chấp nhận ngun liệu có tai gãy
sát vào trái
Cuống trái phải được cắt sát
Họng trái phải được làm sạch
Màu sắc của vỏ, độ chín
Độ chín của trái đạt từ 6-10 theo tiêu
14
chuẩn
Khoảng 75% màu đỏ đậm xuất hiện trên
bề mặt vỏ trái cây, các tai màu xanh
Khoảng 90% trên bề mặt vỏ là màu hồng
với một số điểm loang lổ màu xanh, các
tai chuyển từ màu vàng xanh sang xanh
tươi
Khoảng 95% trên bề mặt vỏ là màu hồng
tươi với một số điểm màu xanh, các tai
chuyển từ vàng xanh thành xanh tươi
Đảm bảo đủ khối lượng
S: 300-380g
Khối lượng
M: 381-460g
L: 461-600g
Khoảng 40% khối lượng trái (vỏ trái,
Tỷ lệ phần không sử dụng
cuống trái và tai trái)
Trạng thái bên trong
Ruột trắng, hạt đen, thịt quả chắc chắn
Nguồn: Mskvietnam.vn
Bảng 1. 4. Tiêu chuẩn thanh long nhập khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản
Mức độ khuyết tật
Tỷ lệ đốm đen
4 cm2 tổng diện tích bề mặt trái
Tỷ lệ xây xát hoặc bóc trầy nhẹ, vết cơn 4cm2 tổng diện tích bề mặt trái
trùng đốt
Tỷ lệ vết cắt, lỗ lõm, lỗ thủng, vết nứt
0%
Tỷ lệ chỗ bị dập, úng nước, các đốm bị 0%
chuyển màu do hư thối
15
Thịt quả
Không bị úng nước, thẫm màu
Chỉ tiêu vệ sinh
Tạp chất
Không cho phép (Bao gồm đất, cát, bụi
bẩn, vết nhựa đen, kim loại,… trên bề
mặt trái)
Sinh vật hại
Khơng cịn cơn trùng sống, dấu vết của
thuốc trừ sâu, trừ bệnh
Bao gói, ghi nhãn , vận chuyển và bảo Thanh long được đặt trên các sọt có lớp
quản
xốp (mốp, giấy báo) chống cấn dập và
được phân theo từng size
Ghi rõ vườn sản xuất, địa chỉ, mã code
Vận chuyển bằng xe tải, bảo quản ở
nhiệt độ thường
Chỉ tiêu vi sinh
Chỉ tiêu
Loại vi sinh
Mức giới hạn cho phép
(MRL)
Vi
sinh
vật
gây
hại Salmonella (CFU/25g)
0
(CFU/g) (quy định cho Coliforms
200
rau, quả)
10
Escherichia coli
Quyết định 46/2007/QĐBYT
Chỉ tiêu kim loại nặng
Hàm lượng kim loại nặng Chì (Pb)
0,1
(mg/kg) (trái cây nhiệt đới, Aren
Khơng quy định
không ăn được vỏ)
Cadimi (Cd)
Không quy định
8- Thủy ngân (Hg)
Không quy định
Theo
QCVN
1:2011/BYT
Chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
16
Dư lượng thuốc bảo vệ Carbendazim
2
thực vật (mg/kg)
Dimethoate
1
Dithipcarbamates
2
Imidacloprid
0,2
Prochloraz
2
Propiconazole
0,05
Thiabendazole
5
Triadimefon
0,05
Triadiamenol
0,05
Pỷaclostrobin
0,05
Buprofezin
0,1
Profenofos
0,2
Cyhalothrin
0,2
Imidacloprid
0,2
Endosulfan
0,5
Cyromazine
0,5
Azoxystrobin
0,7
Cypermethrins
0,7
Dimethoate
1
Dithiocarbamates
2
Carbendazim
5
Thiabendazole
5
Nguồn: Mskvietnam.vn
Tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ cần phải đạt được các chỉ tiêu sau:
● Thanh long phải được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn “GlobalGAP”
17
● Cơ sở đóng gói thanh long xuất khẩu phải đạt chuẩn.
● Giống thanh long được phép xuât khẩu sang thị trường Mỹ là thanh long ruột
trắng và ruột đỏ
● Trọng lượng trái thanh long tương đối nhỏ hơn các thị trường khác, khoảng
300g-350g/quả
● Tất cả lô hàng thanh long từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ phải đạt các điều
kiện về chuẩn kỹ thuật và nguồn gốc xuất xứ: Mã số vùng trồng + Mã số cơ sở
đóng gói + Mã số nhà máy xử lý chiếu xạ
● Thanh long xuất khẩu sang Mỹ cần phải tuân thủ Hiệp Định SPS – Hiệp định vệ
sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các chất tồn dư khác ở dưới mức
cho phép, khơng có các loại sâu bệnh thuộc đối tượng dịch hại mà Mỹ quan tâm
(đặc biệt là ruồi đục quả). Ngoài ra, thanh long phải được chiếu xạ khử trùng với
liều lượng hấp thụ tối thiểu 400 gram.
Tiêu chuẩn xuất khẩu thanh long sang các nước châu Âu:
● Trọng lượng trái: 350-400 gram
● Trái sạch, hình dạng đẹp, vỏ có màu đỏ trên 70% diện tích quả
● Quả vừa chín khoảng 80-85%, vỏ trái trong giai đoạn cuối chuyển từ màu xanh
sang màu đỏ, trái phải đồng đều ±2g/trái, đồng đều trong thùng và trong một lô
hàng
● Tai quả thẳng, dầy, cứng, có màu xanh và kích thước thanh long đạt chuẩn xuất
khẩu phải có chiều dài trên 1,5cm
● Khoang mũi khơng sâu q 1cm và trái khơng có mũi nào nhô lên
● Cấu trúc quả phải rắn chắc, thịt quả màu trắng hoặc đỏ, hạt màu đen
● Quả khơng có vết tổn thương cơ học hay chỗ bị thâm, khơng có đốm xanh hay
vết cháy do nắn và không bị vết của nấm, côn trùng gây hại.
Như vậy, mỗi thị trường khác nhau lại có những đặc điểm và yêu cầu đối với
sản phẩm khác nhau. Thanh long Việt Nam muốn xuất khẩu sang các thị trường
18
khác, thì ngay từ khâu sản xuất đã cần phải chú trọng những tiêu chí nhập khẩu mà
thị trường khác đề ra.
1.3. Thực trạng xuất khẩu thanh long tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020
1.3.1. Thị trường xuất khẩu thanh long chính của Việt Nam
Nhờ đặc tính thơm ngon và chất lượng tốt, thanh long Việt Nam xuất khẩu ra rất
nhiều thị trường nước ngoài, bao gồm thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ và một số
quốc gia khác.
Hình 1. 1. Biểu đồ thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Nguồn: VietnamBiz
Theo như biểu đồ, ta sẽ thấy lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường châu Á là lớn nhất, thường duy trì ở mức trên 90%, các nước còn lại chỉ chiếm
một phần nhỏ.
1.3.1.1. Thị trường châu Á
Châu Á là thị tường tiêu thụ thanh long lớn nhất và cũng dễ tính nhất, đặc biệt là
các quốc gia có cộng đồng người Hoa, do niềm tin vào sự may mắn mang lại nhờ tên
19
gọi thanh long, hình dáng và màu sắc. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ lớn nhất châu Á
và cũng lớn nhất thế giới hiện nay. Nhu cầu thanh long tại Indonesia, Singapore,
Thailand và Philipines cũng tăng nhanh trong những năm gần đây. Một số quốc gia
khác của châu Á khơng bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc,…
cũng ngày càng quan tâm hơn đến sản phẩm thanh long do các đặc tính tốt cho sức
khỏe mà trái thanh long mang lại.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang nước ngồi có một số quy định về thanh long
xuất khẩu như sau:
Thị trường Trung Quốc:
● Nhập khẩu theo hình thức tiểu ngạch: thanh long nhập khẩu theo con đường tiểu
ngạch khơng có nhiều u cầu về an tồn vệ sinh thực phẩm (VSATTP). Chỉ cần
thương lái Trung Quốc đồng ý là có thể mua đứt, bán đoạn tại cửa khẩu. Mặt
khác, phía Trung Quốc cũng thường xuyên đến Việt Nam xem hàng trực tiếp và
mua hàng theo con đường tiểu ngạch.
● Nhập khẩu theo con đường chính ngạch: sau khi gia nhập WTO, tiêu chuẩn về
rau quả nhập khẩu vào Trung Quốc tương đối khắt khe, bắt buộc phải có kiểm
dịch, tuân thủ các quy định về chỉ tiêu an toàn thực phẩm, quy chế về nhãn mác,
luật dán nhãn thực phẩm….Hiện nay, Việt Nam – Trung Quốc đã ký kết Hiệp
định hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ký ngày
30/05/2008); Thỏa thuận hợp tác về an toàn thực phẩm giữa Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn và Tổng cục Kiểm nghiệm, Kiểm dịch và Giám sát Chất
lượng Quốc gia (AQSIQ) ký ngày 1/9/2008. Thanh long Việt Nam nhập khẩu
bằng con đường chính ngạch vào Trung Quốc gần đây đã bị đưa vào danh sách
5 loại trái cây Việt Nam buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và
an tồn thực phẩm. Tuy nhiên quy trình đăng ký tiêu chuẩn này không phức tạp,
cũng tương tự như quy trình lấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGap.
Thị trường ASEAN, Hong Kong và Đài Loan
20
Các nước ASEAN, Hong Kong, Đài Loan là các thị trường có ít các rào cản về
VSATTP và nhãn mác bao bì hơn so với các nước Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, đồng
thời lại gần với Việt Nam về mặt địa lý nên khắc phục được tình trạng vận chuyển
xa nâng chi phí lên cao. Bên cạnh thị trường Trung Quốc, thị trường ASEAN, Hong
Kong và Đài Loan sẽ là những thị trường quan trọng của thanh long Việt Nam trong
ngắn và trung hạn, được các chuyên gia trong và ngồi nước đánh giá là thích hợp
nhất đối với khả năng sản xuất của Việt Nam hiện nay.
Thị trường Nhật:
● Thanh long phải được Cơ quan bảo vệ thực vật của Việt Nam kiểm tra và cấp
giấy chứng thực kiểm dịch không nhiễm sâu bệnh, đặc biệt ghi rõ không bị
nhiễm ruồi đục quả.
● Được Cục Bảo vệ Thực vật chứng nhận thanh long đã được tiến hành khử trùng
tại nơi sản xuất bằng hơi nước nóng theo đúng nhiệt độ và quy trình phía Nhật
Bản u cầu (Cục Bảo vệ Thực vật đóng dấu, dán giấy niêm phong).
● Bao bì sản phẩm: phải ghi rõ thanh long đã được Cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra
chứng thực và ghi rõ “for Japan”.
Thị trường Hàn Quốc:
● Đăng ký vườn cây ăn quả xuất khẩu và cơ sở đóng gói với Cục Bảo vệ Thực vật
Việt Nam mỗi năm, thường xuyên khử trùng kiểm tra. Các nhân viên bảo vệ
thực vật Việt Nam phải thông báo cho cơ quan Dịch vụ kiểm dịch quốc gia Hàn
Quốc danh sách vườn trái cây, cơ sở đóng gói và các thiết bị xử lí nhiệt hơi đã
được đăng kí trước khi bắt đầu xuất khẩu thanh long.
● Xử lý nhiệt hơi: Cục giám sát và kiểm tra thường xuyên. Việc xử lí nhiệt được
thực hiện trên từng chuyến hàng tại cơ sở đăng kí với sự tham dự của thanh tra
kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam.
● Đóng gói và dán nhãn: đóng kín trong mỗi thùng đóng gói theo quy định của
Cục Bảo vệ Thực vật và lô hàng phải được bao phủ bằng lưới chống côn trùng.
21
Trên bao bì phải được dán nhãn “for Korea” và “tên” hoặc số đăng kí của các
vườn trái cây và cơ sở đóng gói.
● Chứng nhận và kiểm tra xuất khẩu: việc kiểm tra xuất khẩu sẽ được thực hiện
trên 2% cùng mẫu đại diện bởi thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt
Nam. Trên giấy chứng nhận sẽ kê khai rõ các chi tiết truy nguyên xuất xứ (nhà
vườn, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý nhiệt và quy trình xử lý) cùng các chi tiết về
kiểm tra giám sát khác.
● Kiểm tra nhập khẩu: đến hải quan Hàn Quốc sẽ được thanh tra kiểm dịch thực
vật Hàn Quốc kiểm tra nếu thiếu các nhãn theo quy định thì tồn bộ hoặc những
phần vi phạm của lô hàng sẽ bị tiêu hủy hay trả lại. Sau đó kiểm tra phát hiện
ruồi đục trái và các sâu hại khác.
1.3.1.2. Thị trường châu Âu
Thị trường châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới, và
khá cởi mở với các sản phẩm mới. Do vậy, tuy thanh long còn là một mặt hàng tương
đối mới và chưa được quảng bá rộng rãi, giá thành lại cao, nhưng vẫn rất có triển vọng
và thu hút được ngày càng nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng vùng châu lục này.
Yêu cầu nhập khẩu thanh long:
● Phải được chứng nhận EUREGAP hoặc GlobalGAP.
● Bị kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một lần nữa tại cửa khẩu.
● Vào siêu thị cần 3 yếu tố: (i) chất lượng sản phẩm; (ii) giá cả cạnh tranh và (iii)
khả năng duy trì nguồn cung ổn định.
● Người tiêu dùng châu Âu chuộng thanh long ruột trắng hơn thanh long ruột đỏ,
tốt nhất là trái có kích cỡ nhỏ vừa phải (230 – 300gr/trái).
1.3.1.3. Thị trường Mỹ:
Thanh long là mặt hàng truyền thống đối với người tiêu dùng gốc Á nói chung
và gốc Việt nói riêng ở Mỹ. Do cộng đồng người Á và Việt khá cao nên nhu cầu tiêu
thụ thanh long tương đối lớn. Đối với các nhóm sắc tộc khác, thanh long vẫn là sản
22
phẩm tương đối mới và chỉ được biết đến ở phân khúc của thị trường cấp cao. Tuy
nhiên, các nhà phân tích cho biết đây là thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh trong
thời gian tới, bằng chứng là các chủ trang trại ở Florida và California đã bắt đầu tiến
hành trồng thanh long để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Yêu cầu nhập khẩu thanh long:
● Phải được Cơ quan Kiểm dịch Mỹ (APHIS) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn
để nhập khẩu, xử lý chiếu xạ, họ cần thanh long sản xuất theo hướng hữu cơ.
● Kiểm tra về dự lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng của
cơ quan kiểm dịch Mỹ.
1.3.2. Kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu thanh long các loại (bao gồm thanh long tươi, đông lạnh,
nước ép thanh long, thanh long sấy khô) tháng 11/2020 tăng 24.7% so với tháng
10/2020, đạt 87.62 triệu USD, nhưng giảm 2.8% so với tháng 11/2019. Tính chung 11
tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long các loại giảm 9.7% so với cùng
kỳ năm 2019, đạt 1.06 tỷ USD (Số liệu theo Bộ Cơng thương). Trong đó:
-
Xuất khẩu thanh long tươi ruột trắng tăng mạnh 40.9% so với tháng 10/2020, đạt
60.75 triệu USD, nhưng giảm 20.2% so với tháng 11/2019. Tính chung 11 tháng
năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long tươi ruột trắng giảm 23.5% so với cùng
kỳ năm 2019, đạt 769.92 triệu USD.
-
Tháng 11/2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long tươi ruột đỏ chỉ tăng 1.3% so với
tháng 10/2020 và tăng mạnh 103.8% so với tháng 11/2019, đạt 24.24 triệu USD.
Trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long tươi ruột đỏ tăng 80.3%
so với cùng kỳ 2019, đạt 270.3 triệu USD
-
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thanh long đông lạnh và nước ép thanh long vào
tháng 11/2020 giảm so với tháng 10/2020, nhưng tăng mạnh so với tháng 11/2019.
Trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long đông lạnh và nước ép
thanh long lần lượt tăng là 8.9% và 56.6% so với cùng kỳ 2019, đạt 12.8 triệu USD
và 3.96 triệu USD.
23
Tháng 11/2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long sang nhiều thị trường chính tăng
so với tháng 10/2020, so với tháng 11/2019, kim ngạch xuất khẩu thanh long sang
Trung Quốc giảm nhưng các thị trường khác tăng như Mỹ, Hong Kong, Hà Lan.
Tính chung 11 tháng năm 2020, xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc,
Mỹ, Hong Kong, Thái Lan, Ấn Độ giảm, nhưng xuất khẩu sang Hà Lan, Canada,
Australia, Nhật Bản tăng.
Hình 1. 2. Kim ngạch xuất khẩu thanh long các loại năm 2019-2020 (ĐVT: Triệu USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam nhìn chung từ năm 2019 đến 2020
có giảm nhẹ. Đó là bởi vì năm 2020 cả thế giới đang trải qua thời kỳ covid, tình hình
xuất nhập khẩu có nhiều biến động. Nhưng theo hình vẽ thì kim ngạch xuất khẩu thanh
long vẫn đạt được giá trị cao.
24
Bảng 1. 5. Thống kê 10 thị trường xuất khẩu thanh long đạt kim ngạch cao trong tháng
11 và 11 tháng năm 2020
Thị trường
Tháng
So
với So
với 11
11/2020
tháng
tháng
(nghìn
10/2020
11/2019 (%) (nghìn
USD)
(%)
Trung Quốc
76.325
25.1
-3.1
971.957
-9.3
Mỹ
3.252
5.5
12.7
24.369
-24.6
Hong Kong
1.161
62.9
8.0
10.085
-18.4
Hà Lan
1.275
81.6
16.2
8.373
8.3
Thái Lan
795
95.7
-32.4
7.044
-39.9
Ấn Độ
1.438
72.3
-27.5
6.132
-21.5
Canada
541
-10.3
-2.7
5.878
5.2
Australia
470
17.6
-10.6
3.904
28.9
Nhật Bản
284
-20.1
10.5
3.471
10.2
Singapore
279
-26.1
-18.4
3.385
-10.9
năm
tháng So với cùng
2020 kỳ
năm
2019 (%)
USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Như vậy, tình hình xuất khẩu thanh long sang các nước trong tháng 11 và trong 11
tháng năm 2020 có xu hướng giảm. Điều này được giải thích bởi tình hình dịch bệnh,
dẫn đến việc trao đổi hàng hóa trở nên khó khăn hơn.
25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG SANG
TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2015-2020
2.1. Tổng quan thị trường Trung Quốc
2.1.1. Quy mô thị trường
Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và có thể được xem là một thị
trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Đây là một thị
trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác
nhau xa đến mức giá cả hàng hóa chênh lệch nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.
Quả thanh long tại thị trường Trung Quốc được ưa chuộng bởi vì cơng dụng tuyệt vời
mà loại quả này mang lại. Thanh long có tính ngọt mát, bổ sung nhiều vitamin và chất
xơ, protein….Vì thế người tiêu dùng Trung Quốc quan tâm đến sức khỏe ngày càng ưa
chuộng thanh long.
Hình 2. 1. Biểu đồ cơ cấu dân số của Trung Quốc năm 2020
Nguồn: Indexmundi