Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng hóa bằng container đường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.07 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THANH THỦY
NGUYỄN THANH THỦY
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ


CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG
CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG
ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER
ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ


CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG


CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG
ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER
ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH THỦY
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH THỦY
Lớp: DH5KD. Mã Số SV: DKD041641
Lớp: DH5KD. Mã Số SV: DKD041641
Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG HÙNG VŨ
Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG HÙNG VŨ
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn
Thạc sĩ Đặng Hùng Vũ
Người chấm, nhận xét 1: …………………………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: ………………………….
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ khóa luận
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm 2008
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân tình đến tất cả giảng viên khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh, những người đã dạy dỗ, truyền tải nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích,
quý báo cho tôi trong suốt bốn năm qua. Chính quý thầy cô là người đã trang bị hành
trang, cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản làm nền tảng để tôi tự tin bước vào đời.

Đạt được kết quả như ngày hôm nay đối với tôi là sự thành công lớn của cả một quá trình
cố gắng miệt mài, trau dồi của bản thân, trong đó phải kể đến công ơn dạy dỗ, chỉ dẫn,
giúp đỡ, ủng hộ của biết bao nhiêu người, những công ơn này tôi xin ghi nhớ mãi.
Ngoài ra, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, công lao to lớn mà tôi mãi không
quên là của thầy Đặng Hùng Vũ. Mặc dù có rất nhiều công việc bận rộn nhưng thầy đã
dành thời gian hướng dẫn, hiệu chỉnh và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các ban lãnh đạo và toàn thể công
nhân viên công ty cổ phần Thái Minh đã tạo điều kiện cho tôi vào thực tập tại đây, đặc
biệt, đối với tất cả các anh, chị trong phòng chứng từ. Riêng anh Chu Hải Vân là những
người đã chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình, cung cấp các tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp. Thêm vào đó, các anh, chị ở đây còn tạo cơ hội cho tôi tiếp xúc,
tham gia vào các công việc thực tế để có thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải -
giao nhận.
Tiếp theo, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôi
vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Tôi cũng xin cảm ơn những ý kiến quý
báo mà các bạn đã đóng góp giúp tôi hoàn chỉnh hơn cho khóa luận của mình.
Và kế tiếp, người mà tôi luôn ghi nhớ công ơn đó chính là cha mẹ. Cha mẹ đã sinh
ra và nuôi dưỡng, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập thật tốt.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và cầu chúc cho tất cả mọi người đều vui,
khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống!
Sinh viên
Nguyễn Thanh Thủy
TÓM TẮT

Những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các quốc gia
và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức vận tải hàng
hóa, điển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng container đường biển. Trong xu
thế chung đó, Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ gia tăng thương mại rất
đáng kể trong những năm gần đây, bên cạnh những cơ hội về mặt kinh tế mà thương mại

thế giới đem lại, nước ta còn có một số thuận lợi về điều kiện tự nhiên, là một nước có bờ
biển dài và nằm trong những tuyến vận tải lớn, quan trọng của thế giới. Tất cả những yếu
tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ hội
phát triển cho ngành vận tải hàng hóa, đặc biệt bằng container.
Nhận thấy được tiềm năng này, rất nhiều công ty kinh doanh dịch vụ vận tải – giao
nhận được thành lập ở Việt Nam, công ty cổ phần Thái Minh cũng là một trong những
công ty được hình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ cung cấp những dịch vụ giao nhận
hàng xuất - nhập khẩu bằng container đường biển. Ngoài công việc kinh doanh thì việc
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên và hoàn thiện quy trình xử lý bộ
chứng từ giao nhận cũng rất quan trọng, nó giúp cho việc kinh doanh của công ty thuận
lợi hơn và ngày càng phát triển. Song song đó còn tạo và cũng cố được uy tín của công ty
trên thị trường dịch vụ giao nhận.
Nhận thấy được sự quan trọng này của quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng
bằng container đường biển, tôi đã tiến hành phân tích quy trình này thông qua kết quả
hoạt động của công ty Thái Minh, từ đó tiến hành phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ
hàng nhập, hàng xuất sau đó rút ra những khó khăn và thuận lợi mà công ty đang gặp
phải khi thực hiện những quy trình này, cuối cùng đưa ra những giải pháp nhằm để hoàn
thiện quy trình.
Nội dung của bài nghiên cứu gồm các chương như sau:
Chương 1: MỞ ĐẦU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XNK TẠI
CÔNG TY THÁI MINH
Chương 4: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XNK VẬN
CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN VÀ
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ
Chương 6: KẾT LUẬN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................6

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................6
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
 Thay mặt người nhận hàng.........................................................................................4
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 3.1: CÁC TUYẾN CHÍNH CÔNG TY TMC ĐANG CUNG CẤP CHO
KHÁCH HÀNG.............................................................................................................
BẢNG 3.2: CƠ CẤU SỐ LIỆU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMC........................
BẢNG 3.3: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA GIAO NHẬN HÀNG AIR..............
BẢNG 3.4 TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN CỦA TMC…………...22
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 2.1 : SƠ ĐỒ QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC BÊN.........
HÌNH 2.2: QUI TRÌNH GỬI HÀNG FCL...................................................................
HÌNH 2.3 : QUI TRÌNH GỬI HÀNG LCL..................................................................
HÌNH 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY THAMI SHIPPING
& AIRFREIGHT COR..................................................................................................
HÌNH 4.1 : QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT............................................
HÌNH 4.2: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG XUẤT.....................
HÌNH 4.3 : QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP..............................................
HÌNH 4.4: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG NHẬP.....................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1: TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT TẠI
CÔNG TY TMC............................................................................................................
BIỂU ĐỒ 3.2: TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP TẠI
CÔNG TY TMC............................................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT

B/L (Bill of lading): vận đơn đường biển
CFS: trạm hàng lẻ
C/Y: bãi chứa container
CIF (Cost, Insurece, Freight): giá cả, bảo hiểm, phí vận tải

D/O (Delivery Order): lệnh giao hàng
ETA (Estimated Time of Arrival): ngày đến
ETD (Estimated Time of Departure): ngày đi
FCL (Full Container Load): hàng nguyên container
HB/L (House bill of loading)
INV (Invoice): hóa đơn thương mại
L/C (Letter of Credit): thư tín dụng
LCL (Less than a container load): hàng rời
MB/L (Master Bill of Loading): vận đơn chủ
NK: nhập khẩu
P/L (Packing list): phiếu đóng gói
S/A (Shipping advice): thông báo lô hàng nhập
THAMICO: Thai Minh Company
TMC: công ty Thái Minh
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
XK: xuất khẩu
XNK: xuất nhập khẩu
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì mối quan hệ giữa các
quốc gia về phương diện kinh tế ngày càng trở nên gắn bó với nhau hơn. Đặc biệt, là
ngoại thương - một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh
tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế.
Trong những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các
quốc gia và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức
vận tải hàng hóa, điển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng container đường
biển. Riêng đối với Việt Nam, khi đã là thành viên của Hiệp Hội Thương mại Quốc Tế
(WTO), chúng ta lại càng phải chuẩn bị thật tốt về nghiệp vụ ngoại thương, buôn bán
quốc tế, về các phương thức vận tải đặc biệt là phương thức giao nhận hàng hóa bằng

container đường biển, để có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong
tương lai.
Bên cạnh đó, nước ta là nước có bờ biển dài - 3.260 km với nhiều sông lớn như sông
Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long và có vịnh tự nhiên kín gió như Vũng Tàu, Hạ
Long, Cam Ranh nên có rất nhiều điều kiện để xây dựng các cảng biển lớn. Mặt khác,
nước ta nằm trong tuyến vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từ
biển Đông sang Thái Bình Dương nên vận tải biển của chúng ta là rất lớn. Tất cả những
yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ
hội phát triển cho ngành vận tải hàng hóa, đặc biệt bằng container. Xuất phát từ những lợi
thế hiện có và để phù hợp với tình hình, xu thế chung của nhu cầu vận tải hàng hóa bằng
container của thế giới, ở nước ta, trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công ty
giao nhận cũng như đại lý hãng tàu. Công ty cổ phần Thái Minh cũng là một trong những
công ty được hình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ cung cấp những dịch vụ giao nhận
hàng xuất - nhập khẩu bằng container đường biển. Bên cạnh đó, trong những năm qua,
công ty đã đạt được nhiều kết quả hoạt động kinh doanh khả quan. Do đó, bằng những
kiến thức đã học cũng như những kinh nghiệm thực tế được tích lũy trong quá trình thực
tập tại công ty Thái Minh, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích quy trình xử lý bộ
chứng từ giao nhận hàng hóa bằng container đường biển” làm đề tài tốt nghiệp.
Thông qua đề tài này, góp phần giúp cho quy trình xử lý bộ chứng từ của công ty thêm
hoàn thiện, công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, tạo, cũng cố và nâng cao uy
tín của công ty trên tất cả thị trường trong và ngoài nước.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
tại công ty Thái Minh.
- Tìm hiểu, phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng
container của công ty để đưa ra những nhận xét và biện pháp khắc phục những khó khăn
cũng như nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa bằng container đường biển.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Công ty Thái Minh hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ năm 1994 cho đến nay. Tuy nhiên,

bài nghiên cứu này chỉ phân tích quy trình xử lý chứng từ đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng container đường biển của công ty cổ phần Thái Minh qua các năm: 2004,
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 1
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
2005, 2006.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu dựa trên quan sát thực tế, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân
tích từng quy trình liên quan đến những hoạt động của công ty Thái Minh. Từ đó đưa ra
nhận xét và biện pháp thích hợp để cải thiện những khó khăn mà công ty gặp phải. Bên
cạnh đó, nguồn số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu chủ yếu được tôi tham khảo từ
các báo cáo của công ty thông qua việc cung cấp của nhân viên các phòng ban.
1.5 Cấu trúc của bài nghiên cứu
Đề tài gồm 6 chương:
Chương 1: Mở đầu: giới thiệu về bài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát thực tế, sử
dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với việc phân tích từng quy trình liên quan đến
những hoạt động của công ty Thái Minh.
Chương 2: Cơ sở lý luận: nêu những vấn đề cơ bản về lĩnh vực giao nhận bao gồm khái
niệm về giao nhận, người giao nhận, phạm vi dịch vụ giao nhận, vai trò, hoạt động người
giao nhận, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận, tác dụng của nghiệp
vụ giao nhận, các loại container đường biển, những thuận lợi của vận chuyển hàng hóa
bằng container, nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container và cuối cùng là tổng
quan về vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam.
Chương 3: Phân tích tình hình kinh doanh giao nhận hàng XNK tại công ty Thái Minh:
trong chương này tôi trình bày về quá trình hình thành và phát triển của công ty, hoạt
động và nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ chức và quản lý, phân tích tình hình kinh doanh
của công ty trong những năm gần đây, sau đó là đánh giá chung về tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty.
Chương 4: Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ hàng hóa XNK vận chuyển đường biển
bằng container: bao gồm phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ hàng xuất và quy trình xử

lý bộ chứng từ hàng nhập.
Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận và hoàn thiện quy
trình xử lý bộ chứng từ: căn cứ vào những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của công ty,
cùng với những yêu cầu, đòi hỏi trong các quy trình xử lý chứng từ kết hợp với những cơ
hội, thách thức của ngành từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ và
hoàn thiện quy trình.
Chương 6: Kết luận: là những kiến nghị đối với nhà nước và các ngành có liên quan,
cuối cùng là tóm tắt lại những gì đã trình bày trong bài nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG VẬN CHUYỂN BẰNG
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 2
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN.
2.1 Giới thiệu chung về đại lý giao nhận hàng hóa
2.1.1 Khái niệm về giao nhận, người giao nhận
 Giao nhận:
Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến vận tải nhằm đưa hàng đến đích
an toàn, là dịch vụ hải quan, là dịch vụ có liên quan đến vận tải có, là thuê mướn người
vận tải, cũng có thể là người vận tải có phương tiện vận tải, có thể tham gia vận tải.
Còn có thể định nghĩa giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận
tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận hàng. Giao nhận thực
chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình
chuyên chở đó. Như vậy, giao nhận là một ngành mang tính chất đặc thù nằm trong khâu
lưu thông và phân phối hàng hóa.
 Người giao nhận :
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận (Forwarder). Người giao
nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên
nghiệp hay bất cứ một người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa. Người giao nhận với trình độ chuyên môn như biết kết hợp giữa nhiều phương thức
vận tải khác nhau, biết tận dụng tối đa phương thức, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ

vào dịch vụ gom hàng và biết kết hợp giữa vận tải - giao nhận – XNK. Ngoài ra, còn liên
hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như hải quan, đại
lý tàu, bảo hiểm, ga, cảng...
2.1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận
- Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng.
- Tổ chức xếp dỡ hàng hóa.
- Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước với người chuyên
chở đã chọn lọc.
- Làm thủ tục hải quan.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán.
- Lo liệu việc lưu kho hàng hóa (nếu cần) và bảo quản hàng hóa.
- Cân đo hàng hóa.
- Nhận hàng và giao hàng.
- Thu xếp chuyển tải hàng hóa.
- Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở
thích hợp.
- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi...
- Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải.
- Thông báo tổn thất với người chuyên chở.
2.1.3 Vai trò của người giao nhận
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 3
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container

Người môi giới hải quan:
Nhiệm vụ của người giao nhận là làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu và
dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác
của người XK hoặc người NK tùy thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được nhà
nước cho phép, người giao nhận thay mặt người XK, NK để khai báo, làm thủ tục hải
quan như một môi giới hải quan.


Đại lý: (Agent)
Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở.
Người giao nhận chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên
chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Ngày nay, người
giao nhận còn được quyền nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực
hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải
quan, lưu kho,...trên cơ sở hợp đồng ủy thác.

Người gom hàng (Cargo Consolidator):
Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu
được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container (FCL) để tận dụng sức chở
của container và giảm cước phí vận tải.

Người chuyên chở :
Ngày nay, trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở,
tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm
chuyên chở hàng từ nơi này đến nơi khác.
2.1.4 Hoạt động của người giao nhận

Thay mặt người gửi hàng
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải, hãng tàu thích hợp và có uy tín để chuyên
chở hàng hóa cho người gửi hàng.
- Cung cấp đơn giá liên quan đến việc chuyên chở, từ đó giúp nhà XK lập phương án
giá XK.
- Nhận hàng, cấp chứng từ đã nhận hàng để gửi đi hay cấp House B/L.
- Thu xếp việc lưu kho nếu được uỷ thác.
- Khai báo hải quan về hàng xuất khẩu, thu xếp và chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho lô
hàng như: giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy tờ hải quan,..
- Thanh toán cước vận chuyển và chi phí liên quan.

- Theo dõi quá trình vận chuyển cho tới khi hàng đến tay người nhận, thông báo tình
hình đi và đến của phương tiện vận tải.
- Thu xếp chuyển tải hàng hoá.
 Thay mặt người nhận hàng
- Giám sát lô hàng trong quá trình chuyên chở.
- Khi tàu về đến cảng, nhận lệnh giao hàng từ người chuyên chở.
- Khai báo hải quan về lô hàng nhập, và nhận hàng từ người chuyên chở.
- Thanh toán cước phí và các chi phí khác.
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 4
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
- Thu xếp việc chuyên chở hàng hoá đến tận kho hay người nhận hàng.
2.1.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên tham gia
HÌNH 2.1 : SƠ ĐỒ QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC BÊN
2.1.6 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận

Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay
cho khách hàng.
- Sau khi ký hợp đồng, nếu xảy ra các trường hợp có thể dẫn đến việc không thực
hiện được toàn bộ hay một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay
cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
- Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa
vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
- Người giao nhận có quyền không nhận chuyên chở hàng nguy hiểm, làm hại đến
phương tiện vận chuyển. Có quyền dùng bất cứ phương tiện nào để chuyên chở hàng hóa.

Trách nhiệm của người giao nhận
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 5

Cơ quan quản lý XNK
- Cơ quan cấp giấy phép XNK
- Hải quan
- Cơ quan y tế, kiểm dịch
- Cảng vụ
- Thuế vụ
- Lãnh sự, phòng thương mại
Người gửi (xuất)
Người nhận (nhập)
Người giao nhận
Đại lý giao nhận
Cảng
- Tổ chức dịch vụ
- Công ty vận tải
- Đại lý tàu biển
- Công ty bảo hiểm
- Cơ quan giám định
và kiểm nghiệm
- Cung ứng tàu biển
- Chủ kho bãi
- Ngân hàng và các tổ
chức tài chính
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
- Khi người giao nhận là đại lý
+ Khi người giao nhận hoạt động với danh nghĩa là đại lý, anh ta phải chịu trách
nhiệm về những lỗi lầm hoặc sơ suất của mình hay người làm thuê cho mình.
+ Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người
thứ ba như người chuyên chở, hoặc người giao nhận khác…, nếu anh ta chứng minh được
là đã lựa chọn cẩn thận.
- Khi người giao nhận là người chuyên chở chính

+ Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc
lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh
ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người
giao nhận khác...mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu
sót của mình.
+ Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình mà còn trong
trường hợp anh ta phát hành chứng từ vận tải của mình hay cam kết đảm nhận trách
nhiệm của người chuyên chở. Người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên
chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và người của mình
hoặc của người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm
như một người chuyên chở.

Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người giao nhận
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm về những mất
mát, hư hỏng phát sinh do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền.
- Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy
quyền.
- Khách hàng đóng gói và ký mã hiệu không phù hợp.
- Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp/dỡ hàng
hóa.
- Do khuyết tật của hàng hóa, do có đình công và các trường hợp bất khả kháng khác.

Giới hạn trách nhiệm
- Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa trong mọi trường hợp
không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
- Người làm dịch vụ hàng hóa không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh
được việc mất mát, hư hỏng hoặc giao hàng chậm không phải do lỗi của mình gây ra.
- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hóa đơn và các khoản
tiền khác có chứng từ hợp lệ.

- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm khi không nhận
được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày làm việc (không tính chủ nhật và
ngày lễ), kể từ ngày giao hàng.
- Ngoài ra, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa sẽ không phải chịu trách nhiệm khi
không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại trọng tài hoặc tòa án trong
thời hạn 9 tháng kể từ ngày giao hàng.
2.1.7 Tác dụng của nghiệp vụ giao nhận
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 6
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
 Tạo điều kiện cho người xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả
- Doanh nghiệp XNK sẽ giảm được chi phí cho việc đào tạo cán bộ chuyên môn, đảm
bảo thực hiện hợp đồng đúng thời hạn, sự luân chuyển hàng hóa được thông suốt.
- Giảm được chi phí kho hàng do sử dụng kho của người giao nhận hay kho của
người giao nhận thuê, từ đây ta có thể giảm được giá thành hàng hóa XNK, nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
- Nhà kinh doanh có thể lựa chọn phương thức, dịch vụ tốt nhất với giá cả phù hợp để
hàng hóa được đến nơi an toàn.
 Giảm chi phí vận tải
- Do người giao nhận có chuyên môn sâu, cho nên họ thực hiện công việc rất nhanh
chóng và đạt hiệu quả cao do họ có thể kết hợp được nhiều phương thức vận tải để thực
hiện một chuyến hàng.
- Tận dụng được dung tích, trọng tải của công cụ và phương tiện vận tải nhờ vào
nghiệp vụ gom hàng.
- Họ có quan hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận tải hàng hóa như:
công ty vận tải, công ty bảo hiểm, kho, cảng...
- Người giao nhận có khả năng kết hợp được giữa vận tải, giao nhận và XNK.
- Giao nhận là quá trình phức tạp, nó vừa đòi hỏi giải quyết đồng thời một lúc hai
công việc đối nội và đối ngoại. Do vậy, ngoài những nhân tố trên, giao nhận muốn đạt
hiệu quả tốt thì cần phải có:
- Thời gian giao nhận hợp lý :

+ Rút ngắn được thời gian giao nhận sẽ giảm được chi phí, mất mát, hư hỏng về
hàng hóa.
+ Tránh ứ đọng vốn, tranh thủ thị trường, giảm thời gian lưu kho bãi, thời gian lập
chứng từ và giảm thời gian giám định kiểm tra hàng hóa.
- Giao nhận chất lượng tốt: giao nhận phải đảm bảo chính xác, có khả năng đáp ứng
cao đối với yêu cầu giao nhận và đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
2.2 Các loại container đường biển
Container có thể được phân loại làm 2 cách:
 Phân loại theo cách sử dụng
- Container bách hoá (General Cargo Container)
Dùng để chở hàng khô, có bao bì nên còn gọi là container hàng khô (Dry cargo
container). Vì hàng không cần phải bắt buộc ở một nhiệt độ nhất định trong container nên
container có hình dáng như một toa xe thùng có cửa đóng mở và có mui, được dùng nhiều
nhất trong các loại container.
- Container nhiệt độ (Thermal container)
Được thiết kế dùng để chứa loại hàng đặc biệt đòi hỏi nhiệt độ ở bên trong container
phải ở một mức nhất định, nên vách và mái thường bọc xốp để giảm nhiệt độ bên trong
container tiếp xúc và chịu ảnh hưởng nhiệt độ ngoài trời. Có 3 loại container nhiệt độ:
+ Container lạnh (Refrigerated/ Reefer container): Được thiết kế cho vận chuyển
hàng cần giữ độ lạnh cao như thịt, cá, tôm…Có các loại máy làm lạnh được đặt bên trong
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 7
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
container và cũng có loại dùng hơi lạnh được cung cấp qua ống dẫn từ máy làm lạnh bên
ngoài.
+ Container cách nhiệt (Insulated Container): Dùng chở rau trái, dược phẩm…có
kết cấu cách nhiệt giữ độ mát, ngăn nhiệt độ gia tăng và thường dùng đá lạnh làm nguồn
dây mát.
+ Container thông gió (Ventilated container): Có các lỗ thông gió ở thành vách dọc
hoặc thành vách mặt trước container giúp rau quả bên trong container trao đổi không khí
dễ dàng và khỏi bị hư trong thời gian vận chuyển nhất định.

- Container đặc biệt (Special container): dùng vận chuyển hàng đặc biệt gồm các
kiểu:
+ Container hàng khô rời (Dry bulk container) được thiết kế đặc biệt để chứa hàng
khô: ngũ cốc, phân bón…
+ Container bồn (Tank container) dùng vận chuyển chất lỏng như: rượu, hóa chất,
thực phẩm…
+ Container mái mở (Open top container): dùng vận chuyển máy móc hoặc gỗ có
thân dài.
+ Container mặt bằng (Platform container) dùng chở hàng nặng: thiết bị máy, sắt
thép…
+ Container mặt bằng có vách hai đầu (Platfrom based container).
+ Container vách dọc mở (Side open container).
+ Container chở xe hơi (Car container): dùng chở xe hơi, có thể xếp bên trong
container 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao của xe.
+ Container chở súc vật (Live-stock/ Pen container): để chở thú hay gia súc.
+ Container chở da sống (Hide container): để chở da thú sống có mùi nặng và độ
ẩm cao, đòi hỏi nhiều điều kiện vệ sinh.
+ Container sức chứa lớn (High Cubic container): dùng để hàng cồng kềnh có hệ số
xếp dỡ cao.
 Phân loại theo vật liệu chế tạo
 Container thép (Steel container)
 Ưu điểm:
- Kín nước, ít rò rỉ và ít biến dạng.
- Bền chắc, ít hư khi va chạm.
- Dễ sửa, dễ mua.
- Giá thành thấp so với nhôm và nhựa.
 Nhược điểm:
- Tốn sức bảo dưỡng vì thép tương đối bị ăn mòn.
- Trọng lượng vỏ thép tương đối nặng.
 Container nhôm (Aluminium Container)

 Ưu điếm:
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 8
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
- Trọng lượng vỏ container nhẹ, thể tích chứa hàng nhiều.
- Có dáng ngoài đẹp, ít bị ăn mòn.
 Nhược điểm:
- Rách khi bị va đập.
- Giá thành cao do nhôm đắt.
 Container chất dẻo
- Dung tích chứa hàng lớn hơn.
- Hơi nước ít đọng bên trong, hạn chế thiệt hại do nước đọng.
- Chống ăn mòn tốt hơn.
2.3 Những thuận lợi của vận chuyển hàng hóa bằng container
Vận tải container ngày càng phát triển mạnh vì đã mang lại nhiều lợi ích cho các bên
tham gia:
 Đối với chủ hàng
- Hàng được bảo vệ tránh được các tổn thất, hư hỏng, mất mát xảy ra trong lúc vận
chuyển.
- Tiết kiệm được chi phí do giảm thiểu được thời gian kiểm đếm hàng, giúp cho việc
giảm sát được tốt hơn, đồng thời làm cho việc chuyển tải nhanh hơn.
- Làm giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục trung gian trong lúc vận chuyển nội địa
nên tiết kiệm được chi phí điều hành lúc lưu thông.
- Hàng được luân chuyển tiện lợi, nhanh, tạo điều kiện giúp cho việc kinh doanh đạt
hiệu quả cao.
 Đối với chủ tàu
- Rút ngắn thời gian tàu đậu tại cảng xếp dỡ hàng, tăng nhanh vòng quay khai thác
tàu, tạo thuận lợi cho việc chuyển tải và vận chuyển đa phương thức. Giảm được các
khiếu nại từ phía chủ hàng về các hư hỏng hàng xảy ra trong lúc vận chuyển.
- Giúp cho người vận tải tận dụng được tối đa trọng tải và dung tích tàu, nâng cao
hiệu quả khai thác.

 Đối với đại lý vận tải
Tạo cơ hội thực hiện chức năng như là một người vận chuyển không khai thác tàu,
cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ thu gom hàng lẻ, dịch vụ từ kho đến kho, dịch vụ phát
hàng.
2.4 Nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container
 Gởi hàng đầy và nhận đầy container FCL/FCL (FCL: Full Container Load)
Người gởi hàng có lượng hàng với tính chất giống nhau, đủ chứa đầy một hay nhiều
container, nên thuê cả một hay nhiều container để gởi hàng.
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 9
Tại bãi chứa container, người nhận hàng hoặc công ty giao nhận sắp xếp và chịu
chi phí lo thủ tục hải quan, vận chuyển về kho riêng và rút hàng
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
Hãng tàu cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng đóng hàng tại kho riêng
hoặc tại bãi. Container được niêm phong kẹp chì sau khi đã làm thủ tục hải quan kiểm
hoá
Chủ hàng hay công ty giao nhận vận chuyển container đã được niêm phong
kẹp chì đến bãi chứa container (C/Y) của người vận chuyển để chờ xếp hàng
Tại cảng đến, người vận tải sắp xếp và chịu chi phí vận chuyển container vào bãi
chứa của mình
HÌNH 2.2: QUI TRÌNH GỬI HÀNG FCL
Quy trình:
- Container do người vận tải cung cấp được chủ hàng đóng hàng tại kho riêng hoặc tại
bãi container. Sau đó, container được niêm phong kẹp chì sau khi đã làm thủ tục hải quan
kiểm hóa.
- Chủ hàng hay công ty giao nhận vận chuyển container đã được niêm phong kẹp chì
đến bãi chứa container của người vận chuyển để chờ xếp lên tàu.
- Tại cảng đến, người vận chuyển sắp xếp và chịu chi phí vận chuyển container vào
bãi chứa của mình.
- Từ bãi container, người nhận hàng hoặc công ty giao nhận sắp xếp và chịu chi phí lo
thủ tục hải quan, vận chuyển về kho riêng và rút hàng.

Trách nhiệm các bên:
 Người gởi hàng (Shipper)
- Vận tải hàng của mình từ kho hay nơi chứa hàng đến bãi chứa container của cảng
gởi.
- Đóng hàng vào container, kể cả chất xếp và chèn lót.
- Ghi ký mã hiệu và dấu hiệu chuyên chở.
- Niêm phong và cặp chì container theo quy chế xuất khẩu và thủ tục hải quan.
- Chịu mọi chi phí liên quan đến việc làm trên.
 Người nhận hàng (Consignee)
- Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình B/L hợp lệ cho người vận chuyển để nhận hàng.
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 10
Tại cảng đến, đại lý giao nhận nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận
chuyển về trạm hàng lẻ để rút hàng
Các lô hàng được tách ra riêng biệt và giao cho người nhận (người nhập khẩu)
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
- Nhanh chóng rút hàng tại bãi chứa hoặc tại kho của mình để hoàn trả container
rỗng cho người chuyên chở kịp lúc, tránh bị phạt.
 Người vận chuyển (Carrier)
- Chăm sóc, giữ gìn, bảo quản hàng xếp trong container kể từ khi nhận từ người gởi
tại bãi chứa của cảng gửi cho đến khi giao trả cho người nhận tại bãi chứa ở cảng đến.
- Xếp hàng từ bãi chứa ở cảng gởi lên tàu chở đi, kể cả việc sắp xếp hàng trên tàu.
- Dỡ hàng từ tàu xuống bãi chứa ở cảng đến.
- Giao hàng cho người nhận có vận đơn hợp pháp.
- Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên xuống tàu.
 Gởi hàng lẻ, nhận hàng lẻ LCL/LCL (LCL: Less than a container load)
Người gởi hàng vì không đủ lượng hàng để xếp đầy container gởi nên phải gởi hàng
lẻ. Người kinh doanh vận chuyển hàng lẻ được gọi là người gom hàng (Cosolidator) sẽ
tập trung các lô hàng của nhiều chủ hàng rồi sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ
đóng vào container, niêm phong cặp chì theo quy định của thủ tục xuất khẩu và hải quan,

xếp container xuống bãi chứa ở cảng đến và giao hàng cho người nhận.
Người gom hàng nhận nhiều lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác
nhau gom vào kho CFS
Người gom hàng đóng nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau vào
cùng một container bằng chi phí của mình
Người vận chuyển xếp container lên tàu

HÌNH 2.3 : QUI TRÌNH GỬI HÀNG LCL
Quy trình:
- Người gom hàng nhận nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng khác nhau gởi cho nhiều
người nhận khác nhau tại trạm hàng lẻ (CFS).
- Người gom hàng đóng nhiều lô hàng lẻ của các loại chủ hàng khác nhau vào cùng
một container bằng chi phí của mình.
- Người vận chuyển xếp container lên tàu.
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 11
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
- Tại cảng đến, đại lý giao nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận chuyển về trạm
làm hàng lẻ để rút hàng.
- Các lô hàng được tách ra riêng biệt và giao cho người nhận (người nhập khẩu).
Trách nhiệm các bên
 Người gởi hàng (Shipper)
- Vận chuyển hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho
người gom hàng tại trạm làm hàng lẻ của cảng gửi và phải chịu chi phí vận chuyển này.
- Chuyển các chứng từ cần thiết liên hệ đến thương mại, vận tải, thủ tục xuất khẩu
cho người gom hàng.
- Nhận vận đơn và trả cước hàng lẻ.
 Người nhận hàng (Consignee)
- Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập.
- Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người nhận hàng hoặc đại diện của họ để nhận
hàng.

- Nhanh chóng nhận hàng tại trạm CFS.
 Người vận chuyển (Carrier)
- Người vận chuyển thực sự (hãng tàu) vận chuyển hàng lẻ với tư cách người gom
hàng chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng tại cảng gửi đến
khi giao trả hàng xong tại cảng đích. Vận đơn họ ký phát cho người gửi hàng có thể là
House Bill of Loading do họ soạn thảo.
- Mặt khác, vì không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở nên họ
phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế chở các lô hàng lẻ đã được xếp vào container
và niêm phong cặp chì. Quan hệ giữa họ và người chuyên chở thực là quan hệ giữa người
thuê tàu và người chuyên chở.
Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát cho người thầu chuyên chở
“Vận đơn chủ” (Master Ocean Bill of Lading), vận chuyển hàng đến đích, dỡ hàng lên
bãi chứa và giao hàng cho đại lý hoặc đại diện người thầu chuyên chở.
2.5 Tổng quan về vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam
Ở Việt Nam, phương thức xuất nhập khẩu hàng bằng container xuất hiện khá muộn
(trước năm 1975), chủ yếu là để vận chuyển hàng hóa viện trợ của quân đội Mỹ. Sau năm
1975 chúng ta đã tiếp nhận 45.000 container trong đó có 25.000 cái sử dụng được. Năm
1978, thành lập công ty container trực thuộc phân cục đường biển ở thành phố Hồ Chí
Minh để làm nhiệm vụ thu hồi, sửa chữa và khai thác số container đó (85% là container
tổng hợp)
1
. Lúc này vận tải container chưa đáng kể, chủ yếu là trao đổi hàng hóa với Liên
Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác và vận chuyển nội địa. Năm 1977, Cục đường
biển đã mua tàu Hậu Giang (semi – container) và có thề coi đây là container đầu tiên ở
Việt Nam. Năm 1988, vận tải container bắt đầu phát triển. Saigon Ship đã mua tàu
Mimosa chạy đường gần. Với tư cách đại lý dịch vụ vận tải container, Việt Nam đã tích
lũy được nhiều kinh nghiệm, song song đó còn xác định được hướng phát triển, đầu tư
trang thiết bị, xác lập được quan hệ với các chủ hàng cùng các tổ chức đại lý thế giới.
Từ khi có chính sách mở cửa, tiếp nhận đầu tư nước ngoài, sản xuất thương mại cả nội
1

Dương Hữu Hạnh. Vận tải – giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải. NXB Thống Kê. Trang 155
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 12
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
địa lẫn quốc tế đều gia tăng. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng
phát triển nhất là trong giai đọan phát tiển toàn cầu hiện nay. Cùng với chính sách mở cửa
Việt Nam đã ký kết được nhiều hiệp định song phương và đặc biệt Việt Nam đã là thành
viên thứ 50 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), điều này đã thu hút một số
lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, các hãng tàu lớn nước ngoài bắt đầu tiến dần đầu tư
vốn vào thị trường Việt Nam trong lĩnh vực vận tải – giao nhận. Cho đến nay, hầu hết các
hãng tàu nước ngoài hiện nay có khoảng hơn 80 công ty đại lý tàu nước ngoài tại thị
trường Việt Nam và đã xuất hiện đầy đủ các hãng tàu lớn của làng vận tải container như
CGM (Pháp), NYM (Nhật), NOL (Singapore), P&O (Anh)….
Vận tải container xuất phát từ các cảng container chính ở nước ta là Hải Phòng và
TP.HCM đến khắp các cảng trên thế giới, trong đó mạnh nhất là tuyến liên Á và Châu Âu
– Địa Trung Hải. Các mặt hàng xuất chủ yếu là hàng nông sản, hàng may mặc, thủ công
mỹ nghệ và hàng hải sản. Các mặt hàng nhập chủ yếu là máy móc thiết bị, xi măng xăng
dầu, sắt thép, phân bón, nguyên vật liệu sản xuất…
Xuất phát từ những lợi thế đặc biệt của quy trình vận chuyển hàng hóa bằng container
và nhu cầu hội nhập vận tải biển thế giới, trong những năm gần đây, khối lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng container của Việt Nam đã tăng một cách đột biến,
vượt tất cả các dự đoán của ngành hàng hải cũng như của các tổ chức nghiên cứu quốc tế.
Điều này chứng tỏ sự bùng nổ thực sự của phương thức vận chuyển hàng hóa bằng
container.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN
HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THÁI MINH.
3.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thái Minh.
Năm 1994 công ty được thành lập dưới dạng là công ty TNHH Thái Minh có văn
phòng tại: 94 Nguyễn Trường Tộ - Quận 4 chuyên về tư vấn và giao nhận đường biển
và đường hàng không.
Sau nhiều năm hoạt động, thích ứng với môi trường doanh nghiệp đang thay đổi ở Việt

Nam và do việc bành trướng mậu dịch quốc tế, phát triển các phương thức vận chuyển
khác nhau trong nhiều năm qua đã kéo theo việc mở rộng phạm vi hoạt động của dịch vụ
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 13
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
giao nhận. Năm 2001 công ty TNHH Thái Minh trở thành Công Ty Cổ Phần Thái Minh
hay còn gọi là công ty THAMICO (TMC).
Công ty THAMICO là 1 đơn vị doanh nghiệp tư nhân, thành lập dựa trên giấy phép số
21555GP/TLDN của Uỷ ban nhân dân Thành phố, giấy phép số 2919 PCVT của Bộ Vận
Tải Việt Nam và giấy phép số 113/CHK - DKGN của cục Hàng Hải Việt Nam.
Công ty THAMICO trực thuộc Hội liên hiệp Giao nhận quốc tế và là thành viên của
Hiệp hội giao nhận Việt nam
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty Giao nhận Vận tải Đường biển và Đường hàng
không Thái Minh.
Tên giao dịch quốc tế: THAMI SHIPPING & AIRFREIGHT CORP.
Trụ sở chính: 161 Khánh Hội - Quận 4 - Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2 Hoạt động và nhiệm vụ của công ty
3.2.1 Lĩnh vực hoạt động
 Cung cấp dịch vụ giao nhận hàng Xuất- Nhập khẩu
Nhờ quan hệ mật thiết với nhiều công ty, các tổ chức trong cũng như ngoài nước và
tập hợp được nhiều nhân viên giỏi, có năng lực đã làm việc cho một số công ty vận tải
biển lớn ở Việt Nam, TMC có thể phục vụ một cách hiệu quả các họat động đa dạng của
mình.
Là người giao nhận, là một người đại lý (Commission Agent) thay mặt người xuất
nhập khẩu thực hiện các công việc thông thường như bốc/dỡ hàng, lưu kho hàng (storage
of goods), sắp xếp việc vận chuyển trong nước, nhận thanh toán cho khách hàng của
mình. Do việc bành trướng mậu dịch quốc tế và do việc phát triển các phương thức vận
chuyển khác nhau trong nhiều năm qua đã kéo theo việc mở rộng phạm vi hoạt động của
dịch vụ giao nhận. Các dịch vụ mà người giao nhận đảm nhận bao gồm các công việc
như lưu khoang tàu (booking space) hay khai hải quan (custom clearance) cho đến khi
thực hiện trọn gói các dịch vụ trong toàn bộ quá trình vận chuyển hoạt động theo các lĩnh

vực sau đây:
 Thay mặt người gởi hàng (người xuất khẩu)
Theo các thông tin gởi hàng (shipping instructions) mà người xuất khẩu đã thỏa thuận
trước, công ty TMC phải:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận tải thích hợp.
- Lưu khoang (book space) với hãng tàu đã chọn lựa.
- Nhận hàng.
- Sắp xếp việc lưu kho (warehousing) hàng hóa (nếu cần).
- Vận chuyển hàng vào cảng, sắp xếp việc khai hải quan, lo các thủ tục, chứng từ liên
hệ và giao hàng cho người vận tải.
- Thanh toán chi phí và các phí tổn khác, bao gồm cước phí.
- Nhận vận đơn có ký tên của hãng tàu giao cho người nhận hàng hoặc phát hành vận
đơn của mình cho người gởi hàng tùy từng yêu cầu cụ thể.
 Thay mặt người nhận hàng
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 14
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
Theo các thông tin giao hàng của người nhập đã thỏa thuận trước, công ty TMC cần
phải:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc chuyển hàng, khi người nhận hàng lo việc
vận tải hàng .
- Nhận và kiểm soát mọi chứng từ thích hợp liên quan đến việc chuyển hàng.
- Nhận hàng từ người vận tải và nếu cần, trả cước phí vận tải cho người chuyên chở.
- Sắp xếp việc khai hải quan và trả thuế, lệ phí và các chi phí khác cho hải quan và
các cơ quan công quyền khác trong trường hợp người nhập khẩu yêu cầu công ty làm
dịch vụ này.
- Sắp xếp việc lưu kho quá cảnh (transit warehousing) (nếu cần).
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận (trong trường hợp TMC đảm
nhận việc khai hải quan cho người nhập khẩu).
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu cần.
 Tư vấn hàng hải

Tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến chính sách của cục hàng hải, như
kế hoạch phát triển cảng, đàm phán hợp đồng…
 Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ đã nêu ở trên, tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng của mình, TMC
cũng có thể làm các dịch vụ khác phát sinh trong các nghiệp vụ quá cảnh (transit) và các
dịch vụ đặc biệt khác như các dịch vụ gom hàng hay tập trung hàng (tập trung các lô hàng
riêng lẻ lại…) TMC cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu
dùng, các thị trường mới, các điều khoản thương mại thích hợp cần phải có trong hoạt
động ngoại thương.
BẢNG 3.1: CÁC TUYẾN CHÍNH CÔNG TY TMC ĐANG CUNG CẤP CHO
KHÁCH HÀNG
Số thứ tự Khu vực Tuyến chính Các nước phổ biến
1 Châu Âu
LeHarve, Hamburg
Rotterdam, Antwerp
Felixstowe
Southampton
Pháp
Đức
Hà Lan
Bỉ, Anh
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 15
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
2 Đông Nam Á
Singapore, Bangkok
Leamchabang
Port klang, Manila
Muara, Jakarta
Phnom penh
Singapore

Tháilan,Brunei
Malaysia
Indonesia
Philipine, Cambodia
3 Châu Á
Hongkong, Shanghai
Pusan, Inchon
Kaoshiung,Tianjing
Keelung, Tokyo
Kobe, Osaka
Bejing, Qingdao
Hong kong
Korea
Taiwan
Japan
China
4 Châu Mỹ
Longbeach, LosAngeles
Portland, U.SEast Coast
Houston, Vancouver,
Toronto
USA
Cananda
5
Châu Đại Tây
Dương
Sydney, Melbourne
Fremantle, Auckland
Australia
Newzealand….

 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy công ty phục vụ các tuyến đường khá đa dạng,
nhằm đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng và chủ yếu là khu vực châu Âu và
châu Á được khách hàng lựa chọn nhiều nhất vì đây là những thị trường phát triển và
năng động nhất là đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên công ty cũng nên
tăng cường thêm nhiều tuyến khác nhằm củng cố vị thế của công ty trên thị trường
giao nhận trong nước và thế giới.
3.2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ nhà nước
giao và nhu cầu thị trường.
- Đầu tư phát triển công ty cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từ đó tạo được thế mạnh cho
công ty để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường
nước ngoài.
- Hoàn thành kế hoạch kinh doanh, giao nộp thuế cho nhà nước đầy đủ, đúng thời hạn.
Hoàn thành kế hoạch luân chuyển hàng hóa đề ra từng năm.
- Đảm bảo an toàn lao động, tạo điều kiện tốt cho cán bộ nhân viên được thuận lợi để
hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn sản xuất nâng cao
trình độ quản lý, tay nghề đáp ứng cho nhu cầu hiện nay và sau này.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng tuyến đường vận tải. Dự đoán và nắm
bắt kịp thời diễn biến của thị trường nhằm đưa ra mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Căn
cứ vào biến động của thị trường trong từng giai đoạn, từng năm để đưa ra kế hoạch hoạt
động của công ty sao cho có lợi nhất.
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 16
Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container
- Khai thác tối đa hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để mở rộng kinh doanh.
Tăng cường công tác quản lý tài chính, tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các nước trên
thế giới nhằm thu được lợi nhuận tối đa và đưa ra biện pháp thích hợp để giảm chi phí.
- Nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty.
- Giữ vững khách hàng và tuyến đường vận tải chủ lực, mở rộng thêm tuyến đường vận
tải mới và khách hàng mới.
3.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý

3.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
HÌNH 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY THAMI SHIPPING &
AIRFREIGHT COR
3.3.2 Chức năng và các nhiệm vụ của phòng ban
 Hội đồng quản trị
- Chỉ đạo đầu tư phát triển: chỉ đạo ban điều hành lập các phương án đầu tư phát triển
công ty.
- Chỉ đạo hoạt động kinh doanh dịch vụ: quán triệt và chỉ đạo kịp thời hoạt động kinh
doanh dịch vụ, đề ra các phương hướng và các biện pháp để thu hút các dịch vụ đại lý
giao nhận và đại lý hàng hải.
- Chỉ đạo trong công tác sắp xếp tổ chức lao động - tiền lương: xây dựng quy chế trả
lương cho cán bộ công nhân viên theo từng chức danh, công việc đảm nhiệm, xây dựng
các quy chế về tổ chức, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu…
SVTH: Nguyễn Thanh Thủy Trang 17
VĂN PHÒNG CHI NHÁNH
– TP.Hồ Chí Minh
– Hà Nội
– Hải Phòng
– Vinh
– Đà Nẵng
– Hội An
– Bình Dương
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
HÀNG
NHẬP

PHÒNG
HẢI
QUAN
PHÒNG
HÀNG
XUẤT
PHÒNG
HÀNG
AIR
HÀNG
LẺ
HÀNG
NGUYÊN
CÔNG
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
SALE
PHÒNG
CHỨNG
TỪ

×