Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp sau quá trình học tập và làm việc tại trung tâm nấu cơm thuộc công ty spark, nishi, hiroshima, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



------------ ----------

MA THỊ THU THẢO
Tên đề án:
XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP SAU QUÁ
TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM
NẤU CƠM CƠNG TY SPARK, NISHI, HIROSHIMA,
NHẬT BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT



Khóa học

: 2016 - 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------------O0O------------

MA THỊ THU THẢO
Tên đề án:
XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP SAU QUÁ
TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM
NẤU CƠM CÔNG TY SPARK, NISHI, HIROSHIMA,
NHẬT BẢN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa


: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Đoàn Thị Mai


i
LỜI CAM ĐOAN
Bài khóa luận tốt nghiệp: “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp sau quá
trình học tập và làm việc tại trung tâm nấu cơm thuộc công ty Spark, Nishi,
Hiroshima, Nhật Bản” là bài khóa luận của bản thân tự thực hiện. Em đã dựa
vào sự chỉ bảo và hướng dẫn của Ths. Đoàn Thị Mai, các kiến thức đã được
học, q trình làm việc và nghiên cứu tại cơng ty để hồn thiện bài khóa luận
này.
Những kết quả và số liệu thể hiện tại các bảng biểu trong khóa luận là
trung thực. Các kết quả điều tra được và những nhận xét, phương hướng đưa ra
là từ kinh nghiệm hiện có, kết quả thực tập và nghiên cứu thực tiễn của bản
thân.
Em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên!
Xác nhận của GVHD

Người cam đoan

Ths. Đoàn Thị Mai


Ma Thị Thu Thảo


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập của mỗi sinh viên thì thực tập tốt nghiệp là một
khâu rất quan trọng để hồn thành chương trình học. Qua q trình thực tập,
sinh viên sẽ được vận dụng lí thuyết và kĩ năng đã được học vào quá trình thực
tập, bước đầu làm quen với môi trường làm việc mới, bắt đầu sử dụng các kiến
thức khoa học và áp dụng vào thực tiễn. Qua đó, khi sinh viên hồn thành
chương trình học đại học sẽ có kiến thức, nâng cao nâng cao năng lực làn việc
đạt hiệu quả cao nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp với công việc sau này.
Để hồn thành q trình học tập thực tập thực tế và viết bài khóa luận tốt
nghiệp này, trước tiên em xin cảm ơn Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế
đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho em có cơ hội được đến đất nước Nhật Bản để
học tập thực tế. Ngoài ra, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và
góp ý của Ban trưởng khoa, các thầy cô, các bạn và công ty Spark.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà trường, Trưởng khoa khoa Kinh
tế và phát triển nông thôn cùng các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Ths. Đồn Thị
Mai đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,
thực tập và hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Spark, các bạn, anh, chị
đồng nghiệp cơng ty và nghiệp đồn Chyugoku keizai đã tạo điều kiện và giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại Nhật Bản.
Trong quá trình thực hiện đề tài em khơng tránh khỏi những thiếu sót do
kiến thức cịn hạn hẹp, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ
và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 5 năm

2021
Sinh viên
MA THỊ THU THẢO


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết.................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................3

1.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu:.......................................... 3
1.3.1. Mục tiêu cụ thể............................................................................... 3
1.3.2. Yêu cầu...........................................................................................3
1.4. Phương pháp thực hiện....................................................................4
1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thơng tin............................ 4
1.4.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu:......................................... 5
1.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................. 6
1.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty SPARK........6
1.5. Thời gian, địa điểm thực tập............................................................7

1.5.1. Thời gian thực tập...........................................................................7
1.5.2. Địa điểm..........................................................................................7
PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP.......................................... 8
2.1. Mơ tả tóm tắt về cơ sở thực tập............................................................8
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập......................................................10
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập.............13
2.3.1. Phân tích mơ hình tổ chức của cơng ty...........................................13
2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của xưởng nấu cơm Delica:
21
2.3.3. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong chế biến sản xuất kinh
doanh của cơ sở nơi thực tập....................................................................30
2.3.4. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của các cơ sở nơi thực tập.........35
2.3.5. Giá trị dinh dưỡng và thành phần nguyên liệu của Musubi...........38
2.3.6. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty........................................ 38
PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP............................................................. 40
3.1. Thuyết minh ý tưởng...........................................................................40


iv
3.2. Dự kiến chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hịa vốn của dự án 47
3.2.1. Chi phí............................................................................................47
3.2.2. Doanh thu của dự án.......................................................................51
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của dự..................................................................51
3.2.4. Điểm hòa vốn của dự án.................................................................52
3.2.5. Xác định giá sản phẩm của dự án...................................................52
3.3. Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp..........................................53
PHẦN 4............................................................................................................ 56
KẾT LUẬN...................................................................................................... 56
4.1. Kết luận thực tập tại xưởng nấu cơm thuộc công ty Spark.............56
4.2. Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp......................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................57
PHỤ LỤC......................................................................................................... 58


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập...................................................10
Bảng 2.2:Doanh thu Musubi của xưởng nấu cơm năm 2020...........................26
Bảng 2.3: Chi phí biến đổi của xưởng nấu cơm về chế biến Musubi năm 2020
27
Bảng 2.4: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của xưởng.....................................28
Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế sản xuất Musubi của xưởng nấu cơm Delica thuộc
công ty Spark năm 2020 29
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến đầu tư tu sửa địa điểm............................................47
Bảng 3.2: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của cửa hàng..........................48
Bảng 3.3: Chi phí dự kiến đầu tư tài sản cố định của cửa hàng....................... 48
Bảng 3.5: Chi phí trả lãi ngân hàng và thuê địa điểm của cửa hàng................50
Bảng 3.6: Doanh thu dự kiến hàng năm của cửa hàng.....................................51
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế dự kiến hàng năm của dự án.................................51
Bảng 3.8. Kế hoạch triển khai ý tưởng của dự án............................................ 53


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Trụ sở chính của cơng ty Spark và Logo của trung tâm nấu cơm
Delica..................................................................................................................8
Hình 2.2: Sơ đồ mơ hình tổ chức Cơng ty Spark............................................. 13
Hình 2.3: Máy nấu cơm....................................................................................30
Hình 2.4: Máy trộn cơm................................................................................... 31

Hình 2.5: Máy làm lạnh....................................................................................31
Hình 2.6: Máy làm Musubi.............................................................................. 32
Hình 2.7: Máy dán tên......................................................................................32
Hình 2.8: Máy kiểm tra chất lượng.................................................................. 33
Hình 2.9: Máy rửa đồ....................................................................................... 33
Hình 2.10: Phịng khử trùng............................................................................. 34
Hình 2.11: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của xưởng thuộc cơng ty Spark .. 35

Hình 2.12: Sơ đồ kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm Musubi
của công ty Spark............................................................................................. 39


1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Nhật Bản là nước có nền ẩm thực rất nổi tiếng trên thế giới và đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng hương vị nổi bật, luôn
giữ được đồ ăn tươi ngon, tinh khiết, tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn
Nhật thường nhẹ nhàng như chính những con người của xứ sở “Hoa anh đào”,
phù hợp với thiên nhiên từng mùa và mang đậm bản sắc riêng. Khi nhắc đến
nền ẩm thực của Nhật Bản phải nhắc đến sushi, onigiri (cơm nắm), tempura,
ramen(mỳ),..
Trong đó O-nigiri (     ), còn gọi là o-musubi (     ), hay là
nigirimeshi (), tiếng Việt thường gọi là cơm nắm. Đây là món ăn đặc
biệt của người Nhật. Cơm nắm thường được gói hoặc phủ bằng rong biển
(nori) có hình tam giác hoặc bầu dục, bên trong có chứa nhân. Nguyên liệu
cơm nắm tuy khác nhau theo từng khu vực nhưng chủ yếu có chứa mơ muối,
cá hồi muối, trứng cá nướng hay các thành phần được muối hay chua khác.
Onigiri vừa ngon, vừa tiện lợi trong việc sử dụng, vừa dễ làm và dễ bảo quản
cơm.

Tại Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều nhà hàng ẩm thực sushi, onigiri, lẩu
nướng… mang đậm hương vị Nhật ở hầu hết các tỉnh thành. Theo Tổng lãnh
sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh, số lượng nhà hàng Nhật Bản ở Việt
Nam hiện ước tính lên tới con số 1000, trong đó TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với
659 nhà hàng và con số này vẫn đang tăng dần. Tuy nhiên, cửa hàng chỉ
chuyên làm cơm nắm thì rất ít, nổi tiếng nhất chỉ có cửa hàng Tokyo Musubi ở
quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Do đó, cơm nắm Omusubi vẫn chưa được phổ biến
rộng rãi ở nước ta.
Sự phát triển của các nhà hàng Nhật tại Việt Nam cũng giúp cho các
dịch vụ cung ứng tăng trưởng theo, đặc biệt là các nhà cung ứng thực phẩm.


2
Thời gian qua, làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản không ngừng
tăng lên cả về số lượng và vốn đầu tư. Khá nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản
trong lĩnh vực thực phẩm, thủy hải sản đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp
tác, xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam. Tính đến cuối năm 2019, hơn 2000
doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam. Nhật dẫn đầu các quốc gia đầu tư
vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2 % tổng vốn đầu tư trong số 112
quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam (Bộ Công Thương
Việt Nam).
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2019 tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 39,9 tỷ USD, tăng 5,5% so với
năm 2018. Trong đó xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam đạt 19,5 tỷ USD,
tăng 2,6% so với năm 2018.
Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển thương mại, không ngừng xây dựng và
phát triển hệ thống nhà hàng ẩm thực Nhật Bản, cửa hàng cơm nắm là rất cần
thiết và tất yếu để xây dựng nên một hệ thống thương mại hiện đại, thúc đẩy
nền kinh tế của cả nước phát triển cao hơn, thu hẹp khoảng cách với các nước
tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Do đó việc

học hỏi, tham khảo kinh nghiệm về mơ hình tổ chức chế biến mà họ đang áp
dụng để tạo ra những sản phẩm ngon, chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm của Nhật Bản - quốc gia đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực ẩm thực
là vô cùng cấp thiết.
Em đã tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp sau
quá trình học tập và làm việc tại trung tâm nấu cơm thuộc công ty Spark,
Nishi, Hiroshima, Nhật Bản” để tìm hiểu mơ hình tổ chức quản lý, cách thức
chế biến và bảo quản của cơm nắm. Từ đó đề xuất ý tưởng khởi nghiệp mở cửa
hàng Sushi, cơm nắm Musubi nhằm đưa đến cho mọi người những món ăn đặc
biệt của Nhật Bản, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, cung cấp các sản
phẩm có giá trị và chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm
bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung: Tìm hiểu, học tập và nghiên cứu về quá trình hoạt động
kinh doanh của xưởng nấu cơm thuộc công ty Spark, từ đó đưa ra ý tưởng khởi
nghiệp mở cửa hàng Nhật Bản tại Thái Nguyên.
Cơ sở thực tiễn: Cửa hàng cơm nắm Nhật Bản Tokyo Musubi – Chi
nhánh Công ty TNHH Angimex-Kitoku tại số 91 Phó Đức Chính, Quận 1,
TP.Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 22/02/2016, mang đến Việt Nam
những tinh hoa ẩm thực từ xứ Phù Tang. Cơm được làm từ chính sản phẩm gạo
Japonica của Angimex-Kitoku gieo trồng và chế biến. Những phần cơm nắm
được sản xuất theo quy trình an tồn, hợp vệ sinh kết hợp với nguồn nguyên
liệu sạch được chế biến cẩn thận, đầy tinh tế nhằm đảm bảo độ thanh khiết, vị
ngon đậm đà trong từng sản phẩm cơm nắm.
1.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
1.3.1. Mục tiêu cụ thể
-


Tìm hiểu mơ hình tổ chức và cách thức quản lí của cơng ty và trung tâm.

-

Tìm hiểu kế hoạch tổ chức sản xuất chế biến cơm.

-

Đánh giá hiệu quả kinh tế.

-

Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chế biến và duy

trì sự ổ định, bền vững của cơng ty.
-

Tìm hiểu các ứng dụng khoa học kĩ thuật vào việc chế biến và bảo quản

các sản phẩm.
-

Học hỏi kinh nghiệm làm việc của người Nhật.

-

Biết cách làm Musubi, nấu cơm sushi...

-


Đề xuất ý tưởng khởi nghiệp.

1.3.2. Yêu cầu
a)

Về chuyên môn, nghiệp vụ

Là sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp thuộc khoa Kinh tế và
phát triển nông thôn của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Qua 4 năm


4
ngồi trên ghế nhà trường, em đã được học tập, nghiên cứu những kiến thức nền
tảng để có thể áp dụng vào việc đánh giá hiệu quả kinh tế của siêu thị. Ngồi
ra, em cịn có thời gian thực tập thực tế, học hỏi tại trung tâm nấu cơm Delica
thuộc công ty Spark, Nishi, Hiroshima, Nhật Bản.
b)

Về thái độ và ý thức trách nhiệm



Về thái độ:

- Chủ động học hỏi, làm quen với mọi người và tìm hiểu cơng việc tại
nơi thực tập, đề xuất những đề xuất và góp ý cho cơng ty.
-

Hăng hái, nhiệt tình trong cơng việc.


-

Thái độ ln hợp tác trong cơng việc.

-

Tích cực học hỏi cách làm việc và ý thức trách nhiệm của người Nhật.

-

Tuân thủ các quy định, giờ giấc và quy định về trang phục khi làm

việc tại công ty.



Về ý thức trách nhiệm:

-

Linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong công việc.

-

Làm việc một cách tự giác và hết mình.

-

Có trách nhiệm bảo quản tài sản chung.


-

Ln hồn thành cơng việc được giao.

-

Có ý thức bảo quản và gìn giữ tài sản chung tại nơi làm việc.

1.4. Phương pháp thực hiện
1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin
 Thu thập thông tin thứ cấp:

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông
tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các
thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phịng.

Các thơng tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo,
internet… Trong đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố trên các
web, sách báo, tạp chí…


5
 Thu thập thông tin sơ cấp:

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập thông
tin, số liệu, dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập từ các đối tượng điều
tra khảo sát để phục vụ mục đích riêng của nghiên cứu. Các thơng tin thơ ban
đầu, chưa qua tính tốn, xử lý, tổng hợp, công bố.
Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:



Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ cửa hàng và

các nhân viên trong cơng ty để:
+

Tìm hiểu thơng tin về lịch sử hình thành và phát triển của công ty,

những thành tựu mà công ty đã đạt được.
+

Những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh như các khoản chi phí

và doanh thu.
+

Các yếu tố: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả,…

Quan sát trực tiếp: là quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự việc
và sự kiện… với các mối quan hệ trong bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực
tiếp cũng là một cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời mình thu được khi
phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng phương pháp
quan sát trực tiếp trong q trình làm việc tại cơng ty. Trực tiếp tham gia vào
các hoạt động của công ty để có một cái nhìn tổng qt về hoạt động kinh
doanh, sản xuất của công ty, đồng thời nhằm đánh giá chính xác thơng tin mà
các thành viên trong cơng ty cung cấp. Ngồi ra, cịn quan sát đánh giá thực
trạng, thu thập thơng tin về tình hình kinh doanh thơng qua giám đốc, quản lí
trung tâm và các nhân viên làm trong cơng ty.



Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Trực tiếp tham gia vào các hoạt

động của cơng ty.
1.4.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu:
Thống kê, mô tả lại các hoạt động trong quá trình hoạt động, sản xuất
kinh doanh của trung tâm nấu cơm như tình hình kinh doanh, vốn, lao động,


6
giá trị sản xuất kinh doanh, mơ tả quy trình chế biến Musubi, nấu cơm trắng,
cơm sushi, cuốn Maki… Mô tả sẽ giúp nắm bắt được một cách chính xác nhất
tình hình của cơng ty.
Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp số liệu điều tra, tính tốn các chỉ
tiêu thống kê như: tổng số hàng hóa, tổng số nhân viên, các giá trị bình qn
(chi phí, lợi nhuận, doanh thu…)… Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về hiệu
quả và tác động của kinh doanh của xưởng, tìm hiểu những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và cả cả thách thức của việc kinh doanh mang lại.
Qua đó, đưa ra những biện pháp phù hợp để giúp phát triển hơn, mang
lại hiệu quả hơn nữa từ mơ hình kinh doanh đó.
1.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu


TR (Tổng doanh thu): TR= Pi xQi

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i, Qi là khối lượng sản phẩm thứ i.
Vậy TR là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời
gian, hay trong một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với công ty người ta
thường tính trong một năm.



FC (Chi phí cố định):

Là các khoản chi phí khơng thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc
mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay.


VC (Chi phí biến đổi):

Là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như
lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí bến đổi cộng chi phí cố
định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với
sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định khơng đổi.

1.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty SPARK


Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí:

Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
trong kỳ/ Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.


7



Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí:

Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí = Lợi nhuận trong kỳ/ Tổng chi phí sản

xuất và tiêu thụ trong kỳ.
1.5. Thời gian, địa điểm thực tập
1.5.1. Thời gian thực tập
Từ ngày 20/6/2019 đến ngày 5/4/2021
1.5.2. Địa điểm
Công ty Spark, 2-17-37 Shoko Center, Nishi, Hiroshima, Nhật Bản.


8
PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
- Tên cơ sở thực tập: Công ty Spark, Trung tâm nấu cơm Delica Plus

Hình 2.1: Trụ sở chính của cơng ty Spark và Logo
của trung tâm nấu cơm Delica
-

Địa chỉ: Công ty Spark, 2-17-37 Shoko Center 2-Chome, Nishi-Ku,

Hiroshima-Shi, Hiroshima, Nhật Bản.
-

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành: Kiyotada Nagasaki

-

Lịch sử:

Năm thứ 25 thời Minh Trị thực phẩm nhập khẩu sớm mở cửa ở Nhật
Bản Năm 1959: Thành lập công ty Nagasakiya

Năm 1963: Cửa hàng Spark Yoshishima được mở ra như một bộ phận
siêu thị của công ty Nagasakiya
Năm 1964: Khai trương cửa hàng Spark Gokaichi
Năm 1969: Khai trương cửa hàng Spark Kannon
Năm 1974: Khai trương cửa hàng Spark Fuchu
Năm 1976: Khai trương cửa hàng Spark Enami
Năm 1977: Khai trương cửa hàng Spark Nakayama
Năm 1978: Tách bộ phận siêu thị và thành lập Công ty TNHH Spark
Năm 1979: Khai trương cửa hàng Spark New Kogokita


9
Năm 1982: Khai trương cửa hàng Spark Hamada
Năm 1987: Khai trương cửa hàng Spark Sanbelmo
Năm 1997: Khai trương cửa hàng Spark Sakaimachi
Năm 2001: Khai trương cửa hàng Sakaimachi mở cửa 24/24 giờ.
Năm 2002: Khai trương cửa hàng Spark Hatsukaichi
Năm 2003: Hoàn thành trung tâm xử lý Spark
Cửa hàng Spark Nakayama được tích hợp và mở lại khi cửa hàng
Nakayama mới
Năm 2006: Khai trương cửa hàng Spark Airport Street
Khai trương cửa hàng Spark Nakajima
Khai trương cửa hàng Spark Takanosu
Khai trương Trung tâm xử lý hoa hoàn thành
Năm 2007: Aviyu Bowling khai trương
Cửa hàng Spark Gokaichi Ekimae khai trương
Năm 2011: Khai trương cửa hàng Spark Miyuki No Mori
Năm 2011: Delica Plus (trung tâm nấu cơm hoàn thành)
Năm 2013: Cải tạo và mở cửa hàng Spark Fuchu làm chợ Koikoi
Khai trương cửa hàng Spark Alpark. Hoàn thành trung tâm phân phối

Spark (trung tâm chế biến thịt tích hợp)
Năm 2016: Khai trương cửa hàng Spark Omachi khai trương cửa hàng
Spark Suzugamine (Spark,2016).
-

Website: Http://www.spark-net.co.jp

-

Điện thoại: 082-276-4809

-

Số FAX: 082-501-4810

-

Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty Spark là công ty tổng của

một chuỗi siêu thị Spark, các cơ sở trải rộng khắp thành phố Hiroshima,
chuyên bán rau, trái cây, thịt, hải sản, đồ ăn kèm, giao hàng hàng ngày, thực
phẩm, bánh kẹo, hàng hóa hàng ngày, cơm nắm,… Trong cơng ty có trung tâm


10
phân phối, trung tâm chế biến hoa, trung tâm chế biến thịt và trung tâm nấu
cơm Delica Plus chuyên cung cấp các sản phẩm đến cho các siêu thị hàng
ngày. Trung tâm nấu cơm thường nấu các loại cơm trắng, cơm để chế biến
sushi (cơm dấm), cơm musubi,... sau đó phân phối đến các siêu thị của Spark,
các cửa hàng tiện lợi Eleven, 7Sport… Cuối cùng là đưa ra thị trường tiêu thụ

phục vụ nhu cầu của khách hàng.
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
STT

nguyên liệu đầu vào:
+

Cơm trắng (Shio Meshi): Gạo khả năng kiểm tra, quan sát về chất cơm

trắng, dầu chuyên nấu cơm lượng của các nguyên liệu đầu vào.
(Suihanyu), các dung dịch khác Đồng thời có thể ước tính được số
thêm vào như: PH, OS…,
+ Cơm Sushi (Sushi Meshi): Gạo
sushi, dầu nấu cơm, dấm.
1

+

Cơm gà: Gạo cơm trắng, súp gà, tình, hăng hái, hồn thành tốt và

túi thịt gà, nấm, cà rốt, dung dịch
OS và PH.
+

Cơm lúa mạch (Mugi Meshi): thân thiện, giúp đỡ mọi người Gạo cơm

trắng, lúa mạch, dầu ắn, xung quanh.
dung dịch PH và OS.
+


Cơm trộn (Chirashi Meshi): Gạo

sushi, dầu ăn, dấm, 1 túi sushi
meshi (cà rốt và nấm).


11
+ Cơm muối (Shio Meshi): Gạo nấu
cơm trắng, muối, dung dịch PH và
OS, dầu ăn.
+ Làm Musubi cần chuẩn bị cơm
muối, rong biển, túi nhân trong
cơm.
Ngoài ra cần chuẩn bị khay nhựa
đựng cơm, thùng nhựa để vận
chuyển cơm đến các nơi phân phối,
nồi cơm, tem dán của sản phẩm, xe
đẩy, bật máy làm Musubi, máy dán
tem, băng chuyền…
Chế biến sản phẩm:
+ Nấu cơm: Ở giai đoạn đầu khi nấu
các loại cơm đều có 1 quy trình
giống nhau: Ngâm gạo 30 phút =>
Cho 9 kg gạo đã ngâm vào nồi
(Kama) => Cho nồi vào băng
chuyền => Nhấn công tắc để nước
2

tự động chảy vào nồi (lượng nước

đã được điều chỉnh sẵn phù hợp với
các loại cơm) => Sau đó cho các
loại dung dịch và nguyên liệu cần
thiết cho từng loại cơm => Đẩy nồi
cơm đã cho đủ nguyên liệu vào máy
nấu cơm => Từ 50-55 phút cơm sẽ
chín và tự động ra khỏi máy và
chuyển sang máy trộn => Sauk hi


12
trộn xong sẽ chuyển xuống khay
đựng cơm (đã bọc 1 lớp túi bóng
sạch) => Cho ra máy làm lạnh để hạ
nhiệt độ xuống cho phù hợp (cơm
muối: (34 độ), cơm trắng, cơm gà,
cơm lúa mạch(35 độ), cơm sushi,
cơm Chirashi(38 độ)) => Sau đó
chuyển đến các nơi phân phối.
+

Làm Musubi: Cho cơm muối đã

nấu vào máy => Xếp rong biển đã
có bọc sẵn vào máy => Cho tem vào
máy dán tem sản phẩm => Chỉnh
máy theo từng loại Musubi riêng =>
Cho nhân vào trong cơm đã được
tạo hình sẵn => Cơm tự động cuốn
trong rong biển, dán tem và đưa qua

máy kiểm tra chất lượng.
Đóng gói bao bì:
Đóng vào khay và hộp chuyển đến
các siêu thị theo yêu cầu riêng của
từng siêu thị theo các ngày trong
3tuần và các ngày lễ đặc biệt.

4

Kiểm tra và phân loại sản phẩm:
Kiểm tra và rà soát lỗi của các sản


13
phẩm, loại bỏ hoặc thay thế những _Kỹ năng: Tập trung quan sát, đối
sản phẩm không đạt yêu cầu về hình chiếu và so sánh với các tiêu chí
thức và chất lượng của sản phẩm.

của sản phẩm để có cơ sở đánh giá
và phân loại.
_Thái độ: Tập trung, tỉ mỉ, quan
sát.

2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập
2.3.1. Phân tích mơ hình tổ chức của cơng ty
Giám đốc

Phó giám đốc

Phịng hành

chính nhân
sự

Trưở
phị

Hình 2.2: Sơ đồ mơ hình tổ chức Cơng ty Spark
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2019)


14
2.3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
+
-

Giám đốc:
Là người thành lập và quản lí cơng ty, các vấn đề trong cơng ty đều do

Giám đốc tồn quyền quyết định.
-

Có nhiệm vụ định hướng và thiết lập các kế hoạch kinh doanh phát

triển của công ty.
- Đưa
-

ra những ý kiến, đề xuất nhằm hồn thiện cơng ty.

Là người có nhiệm vụ đứng ra đàm phán, kí kết các hợp đồng và giao


dịch thương mại.
-

Phê duyệt các đề xuất từ cấp dưới về việc phát triển công ty, mở rộng

thị trường, đa dạng sản phẩm, phân phối sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Phê

duyệt và thẩm định các dự án đầu tư của công ty.

- Thiết
-

lập bộ máy quản lí và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.

Chịu trách nhiệm về nguồn vốn, lợi nhuận và sức tăng trưởng của cơng ty.

Đảm bảo cơng ty có thể đạt được tất cả những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
-

Phê duyệt các vấn đề tài chính của cả cơng ty, tiến hành kiểm sốt và

điều chỉnh ngân sách.
-

Phê duyệt những chính sách miễn nhiệm, bổ nhiệm, quy chế tiền lương,

tiền thưởng và tiền trợ cấp. Duyệt các kết quả đánh giá và khen thưởng nhân viên


+ Phó giám đốc:
-

Là người nằm trong ban điều hành của công ty, cùng xử lý các hoạt

động của công ty với Giám đốc.
-

Thiết lập hệ thống kinh doanh, thu thập thông tin thị trường từ phòng

kinh doanh để điều hành hợp lý.
-

Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ được giao và chủ động tiến hành

công việc và tự chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.
-

Phó giám đốc thực hiện quyền bằng văn bản của ban Giám đốc. Khi

Giám đốc vắng mặt thì họ cũng có quyền thay thế Giám đốc đưa ra các quyết
định quan trọng.


15
- Lập
-

và duy trì các mối quan hệ với các công ty đối tác tiềm năng.


Báo cáo tất cả hoạt động kinh doanh với giám đốc. Phát triển và duy trì

tốt hệ thống kênh phân phối và thị trường.
+ Phịng hành chính nhân sự:
-

Tuyển dụng đủ nhân sự trong cơng ty để đảm bảo hồn thành các cơng

việc để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
-

Phân công nhân sự có chun mơn theo đúng u cầu của các bộ phận

nhằm thực hiện đúng nhiệm vụ, tránh chồng chéo, khơng đúng quy trình, đổ lỗi
cho nhau.
-

Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên vững mạnh, có tay

nghề cao theo u cầu, chiến lược của cơng ty.
-

Lên kế hoạch và tiến hành tuyển dụng bằng cách tuyển dụng trên trang

web, tờ rơi… định kỳ theo yêu cầu và nhu cầu cần thiết của công ty và các bộ
phận liên quan.
- Lập

chương trình cụ thể và tổ chức tuyển dụng cho mỗi đợt tuyển


dụng.
-

Tổ chức tuyển dụng theo chương trình đã lập ra và được phê duyệt từ

Ban Quản lý.
- Tổ

chức ký hợp đồng lao động cho người lao động.

- Quản
-

lý hồ sơ, lý lịch công nhân viên tồn cơng ty.

Thực hiện cơng tác tuyển dụng, điều động nhân sự và theo dõi số lượng

công nhân viên nghỉ việc hoặc hết hợp đồng để tiến hành tuyển dụng thêm
nhân viên mới nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của từng bộ phận.
-

Thường xuyên đánh giá và phân tích chất lượng, số lượng đội ngũ nhân

viên để lập báo cáo theo yêu cầu cụ thể của ban lãnh đạo.
-

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần cho tồn bộ CNV trong

cơng ty để nắm bắt và theo dõi được tình hình sức khỏe của bộ CNV.
- Làm

+

cầu nối giữa Lãnh đạo công ty và tập thể CNV.

Phịng tài chính kế tốn:


16

-

Giúp cho cơng ty theo dõi thường xun tình hình sản xuất kinh doanh:

quá trình sản xuất, theo dõi thị trường,… Nhờ đó, người quản lí có thể điều
hành tất cả các hoạt động, quản lí hiệu quả, kiểm sốt nội bộ tốt.
- Tổng

hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận hàng ngày, hàng tháng, hàng

năm của công ty.
-

Cung cấp tài liệu để định hướng hoạt động cho từng giai đoạn, từng

thời kỳ. Dựa vào tài liệu đó người quản lý có thể tính tốn được kết quả cơng
việc cần thực hiện và định hướng tương lai phù hợp. Tiến hành triển khai và
thực hiện các hệ thống quản lí thơng tin và dữ liệu để thúc đẩy việc thực hiện
các chiến lược, kế hoạch và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
-


Giúp điều hành, quản lí tài chính của cơng ty.

- Là

cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp, tố tụng hoặc khiếu nại với tư

cách là bằng chứng về hành vi thương mại.
- Cơ
-

sở đảm bảo vững chắc trong các giao dịch buôn bán.

Là cơ sở cho các bộ phận khác điều chỉnh các quyết định về giá thành

phù hợp, quản lý điều chỉnh kịp thời.
- Cung

cấp một kết quả về nguồn tài chính rõ ràng và khơng thể chối

cãi được.
- Duy
-

trì và phát triển các mối liên kết trong cơng ty.

Quản lý các chi phí thơng qua trên việc lập kế hoạch và dự báo ngân

sách một cách chi tiết và cụ thể, hạn chế tối đa tất cả các loại chi phí khơng cần
thiết.
- Quản


lí rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.

+ Phòng kinh doanh:
- Xây

dựng chiến lược phát triển khách hàng.

- Lập

danh sách khách hàng mục tiêu.

- Lập

kế hoạch tiếp xúc khách hàng hàng tháng để báo cáo lên Giám đốc.

- Lập

các dịch vụ bảo vệ quyền lợi của khách hàng.


17
- Đề
-

xuất cơ chế giá hợp lý.

Vạch ra ra các kế hoạch nhằm thu hút khách hàng, giữ chân khách

hàng.Trả lời giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

-

Thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng, làm thẻ tích điểm cho các

khách hàng thân thiết để tặng quà tri ân khách hàng.
+Phòng đầu tư:
- Nghiên

cứu và đề xuất ra các chiến lược, phương hướng cho các dự án

đầu tư phù hợp với các nguồn lực sẵn có của cơng ty trong từng giai đoạn phát
triển kinh doanh.
-

Quản lý và kiểm soát các dự án đầu tư (lập kế hoạch, thẩm định, triển

khai dự án…).
- Nghiên

cứu đề xuất, lựa chọn đối tác phù hợp để đầu tư liên doanh,

liên kết.
- Xây dựng hợp lý các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, các kế
hoạch tháng, quý, năm.
-

Giám sát tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình sản xuất

tạo sản phẩm và tiến độ thực hiện kế hoạch của công ty.
+


Bộ phận sản xuất chế biến:

-Thường xuyên theo dõi thị trường.
-Đề xuất giá bán của các loại sản phẩm.
-Cần theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các
siêu thị; tổng hợp kết quả và báo cáo tiến độ thực hiện theo tuần, tháng, quý,
năm.
Quản lý:

+

- Là

người điều hành tất cả các hoạt động sản xuất tại xưởng nấu cơm,

siêu thị.
-

Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian yêu cầu và đúng quy

trình cơng việc được giao.


×