Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Trường cao đẳng địa phương với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.98 KB, 11 trang )

Nguyễn Đức Khiêm
Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
Đinh Thị Thúy Hường
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: Thế giới đương đại đang có những bước tiến chậm trước sự tác động
khó lường của đại dịch Covid-19. Cùng với đó, sự phát triển nhảy vọt của công nghệ
thông tin do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại đang tác động đa chiều,
ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực, đến cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao
động,..Trước thực tế đó, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà giáo dục và các cơ quan
hoạch định chính sách về giáo dục đang hướng đến nền giáo dục số, xem đó là một giải
pháp an tồn, chắc chắn trong giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của nền kinh tế số và q trình số hóa trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, kỷ nguyên số, cao đẳng địa phương.

1. Đặt vấn đề
Thành tựu mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cuộc cách
mạng số đã đặt nền tảng vững chắc cho khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhảy vọt, mở ra mơ hình giáo dục mới:
Mơ hình giáo dục 4.0, đã, đang và sẽ thay đổi hoàn toàn cách giáo dục truyền
thống trên phạm vi toàn cầu bằng cách tạo ra công cụ học tập mới, sinh viên có
thể học trực tuyến tại nhà trên thiết bị điện tử thơng minh thay vì phải đến lớp
học trực tiếp...Sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện và mang đến cơ hội
giúp sinh viên học tập theo những cách thức hoàn toàn mới, dễ dàng ứng dụng
và cá nhân hóa kiến thức nhờ những cộng đồng học tập trực tuyến khổng lồ khắp
thế giới. Điều này, đã làm thay đổi vai trị, vị trí của giáo viên và mở ra không
gian học tập, trải nghiệm mới mẻ, thú vị giúp tối ưu hóa đối đa quá trình dạy học, mang lại những trải nghiệm sáng tạo cho cả người dạy và người học. Đồng
thời, xóa nhịa khoảng cách trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục giữa các
nước phát triển với các nước đang và chậm phát triển.

553




2. Nội dung
2.1. Nhân lực và nguồn nhân lực
Nói đến nguồn nhân lực là nói đến nguồn lực con người - vấn đề quan
trọng bậc nhất và là mối quan tâm hàng đầu trong Chiến lược phát triển của
cộng đồng quốc tế, bởi đây là nguồn lực nội sinh quyết định sức mạnh của
quốc gia. Điều này, càng được thể hiện rõ nét trong bối cảnh hiện nay, khi nền
kinh tế dựa nhiều vào tri thức thì quốc gia nào có nguồn nhân lực trình độ cao
càng có nhiều cơ hội để phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
ổn định, bền vững và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Các lý thuyết
về tăng trưởng gần đây đều khẳng định: động lực quan trọng nhất của sự tăng
trưởng, phát triển ổn định và bền vững là yếu tố con người, là chất lượng
nguồn nhân lực. Nhà tương lai học người Mỹ Alvintoffler có lý khi cho rằng:
“Mọi nguồn nhân lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt chỉ riêng có trí
tuệ là vơ tận, bởi tri thức có tính chất không bao giờ hết”3.
Khái niệm nguồn nhân lực được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau,
theo từ điển Tiếng Việt, nhân lực là: “Sức người về mặt dùng trong lao động sản
xuất. Huy động nhân lực. Nguồn nhân lực dồi dào”4. Dưới góc độ kinh tế nhân
lực, các nhà khoa học cho rằng: “Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi
con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng
với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ
điều kiện tham gia vào q trình lao động - con người có sức lao động”5. Khái
niệm này nhấn mạnh khả năng đảm đương lao động chính của xã hội. Theo quan
niệm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Nguồn nhân lực của một quốc gia là
toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”6. Khái niệm
này, được hiểu theo hai khía cạnh: (1). Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn
cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho
phát triển, do đó, nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ dân cư có thể phát triển bình
thường; (2).Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, bao gồm các nhóm

dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất, tức
là tồn bộ các cá nhân có thể tham gia vào các quá trình lao động, là tổng thể các
yếu tố về thể lực và trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Quan
niệm này, về nguồn nhân lực được các ngành khoa học xã hội sử dụng khá phổ
biến trong các lý thuyết về lao động xã hội và trong các cuộc điều tra lao động,
Nguyễn Văn Đễ (Chủ biên - 2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001 - 2010, Nxb Hà
Nội, tr.151.
4.
Trung tâm từ điển học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.710.
5.
Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), Giáo trình: Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế
quốc dân, tr.12.
6.
Phạm Ngọc Phú (2010), Thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước hiện nay: Những vấn đề đặt
ra - Giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,tr.61.
3.

554


việc làm ở nhiều quốc gia trên thế gới. Theo cơ quan phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP): “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,
năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ với sự phát triển của mỗi cá
nhân và đất nước”7. Như vậy, khái niệm nguồn nhân lực được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau nhưng đều có chung dấu hiệu bản chất trong nội hàm: Nguồn
nhân lực là nguồn lực lao động. Bộ Luật lao động nước ta quy định: “Người lao
động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng
lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao
động”8. Nguồn nhân lực cần được xem xét trên ba khía cạnh: Số lượng thể hiện
quy mô nguồn nhân lực; Chất lượng biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu

thành bản chất nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các tiêu chí: sức khỏe,
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và cơ cấu nguồn nhân lực. Ba yếu tố này
quan hệ biện chứng với nhau tạo thành thể thống nhất trong sự phát triển của
nhân lực.
Trên cơ sở các quan niệm và cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu: Nguồn nhân
lực gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và cộng đồng xã
hội, là toàn bộ những người đang và sẽ tham gia vào lực lượng lao động, với tất
cả những năng lực thể chất, tinh thần có thể huy động vào phát triển kinh tế - xã
hội và có mối quan hệ với sự phát triển của mỗi cá nhân, quốc gia đó. Từ quan
niệm trên, ta thấy nguồn nhân lực có đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Nguồn nhân lực là một nguồn lực sống, đóng vai trị là động lực
trong sự phát triển của nền kinh tế, là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên
của mọi tài nguyên. Trong tổng thể các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội
của các quốc gia thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, tạo động lực cho sự phát
triển các nguồn lực khác: Vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, thể
chế chính trị,..muốn phát huy được hiệu quả phải thông qua nguồn nhân lực. Nhà
kinh tế học tư sản cổ điển William Petty đã khẳng định: “Lao động là cha, còn
đất đai là mẹ của mọi của cải”9. C.Mác đã khẳng định: “Tư bản là lao động chết,
nó giống như con quỷ hút máu chỉ sống nhờ hút được lao động sống và nó càng
hút được nhiều lao động sống bao nhiêu thì nó lại càng sống được bấy nhiêu”10,
điều này đồng nghĩa tất cả các nguồn lực của mọi quốc gia đều phụ thuộc vào sự
tác, điều chỉnh, khả năng khai thác của nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn
Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, tr.8.
8.
Nguồn: Cập nhật ngày 16/04/2021.
9.
Trần Bình Trọng (2008), Giáo trình: Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Đại học kinh tế quốc dân Hà
Nội, tr.68.
10.

C.Mác (1973), Tư Bản - Phê phán khoa kinh tế chính trị, Quyển thứ nhất: “Q trình sản xuất của tư
bản”, Tập 1, Nxb Sự thật, tr.432.
7.

555


nhân lực có trình độ cao, nguồn nhân lực là nguồn lực lâu bền và quan trong nhất
trong sự phát triển. Do đó, các ngành kinh tế, ln cần nguồn nhân lực có sức
khỏe, tinh thần chủ động làm việc với ý thức sáng tạo, có khả năng thích ứng
nhanh với sự biến động của nhu cầu và yêu cầu sản xuất kinh doanh, thích ứng
với mơi trường văn hóa và tổ chức của doanh nghiệp mang tính tồn cầu. Nguồn
nhân lực là nhân tố chủ yếu và đóng vai trò quyết định tạo ra lợi nhuận cho nền
kinh tế. Về cơ bản, phần giá trị gia tăng của sản phẩm là do lao động sống, lao
động sáng tạo của người công nhân tạo ra. Giá trị gia tăng của sản phẩm càng
cao thì lợi nhuận thu về càng lớn, để có giá trị gia tăng lớn tất yếu phải dựa vào
chất lượng và kết quả đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ hai, Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược, vô tận và là
yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất. Con người làm ra lịch sử, song,
muốn làm ra lịch sử, trước hết con người phải sống, để sống con người cần tiêu
dùng tư liệu sinh hoạt hàng ngày: ăn, mặc, ở...Muốn thỏa dụng các nhu cầu tự
nhiên đó, con người phải sản xuất ra của cải vật chất. Do đó, sản xuất vật chất là
yêu cầu khách quan, là cơ sở tồn tại cho quá trình vận động, phát triển của xã
hội. Ph.Ăngghen viết: “Mác đã phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội lồi
người, nghĩa là tìm ra sự thật giản đơn là: trước hết con người phải ăn, uống, ở
và mặc, trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tơn
giáo,..”11. Tuy nhiên, đó khơng phải là q trình lao động tùy tiện, vơ thức mà có
cách thức tổ chức lao động - phương thức sản xuất. Con người chế tạo ra công
cụ lao động, công cụ sản xuất và sử dụng các công cụ đó tác động vào giới tự
nhiên vừa để chế ngự giới tự nhiên, vừa cải biến giới tự nhiên nhằm tạo ra của

cải vật chất thỏa mãn nhu cầu của mình và xã hội. Vì thế, con người là chủ thể,
là động lực của lịch sử, nguồn nhân lực là động lực cơ bản của sự phát triển kinh
tế - xã hội. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có hiểu biết về tri thức
khoa học, kỹ thuật cơng nghệ hiện đại, hiểu biết đa văn hóa, đa ngơn ngữ, linh
hoạt, thích ứng nhanh trong nền sản xuất mang tính tồn cầu có ý nghĩa chiến
lược khơng chỉ trong xã hội đương đại mà còn trong những thế kỷ tiếp theo. Xã
hội không ngừng vận động, phát triển, nền kinh tế ln có xu hướng mở rộng sản
xuất kinh doanh, ứng dụng thành tựu công nghệ vào sản xuất nhằm tạo năng suất
lao động cao, chi phí đầu tư cho sức lao động giảm nhằm tối đa hóa lợi nhuận,..Để
giải quyết mâu thuẫn của bài này, cần cải tiến và áp dụng thành tựu mới nhất của
khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh là yêu cầu tất yếu khách
quan. Đáp án hay nhất, ngắn nhất cho bài toán này là nguồn nhân lực có chất
lượng cao, chu trình sáng tạo cái mới thơng qua lao động trí óc ngày càng được
rút ngắn do sự phát triển của tri thức là vô tận nên vấn đề khai thác nguồn nhân
11.

C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập II, Nxb Sự thật, tr.499-500.

556


lực có trình độ cho phép người lao động khai thác được vơ hạn. Ph.Ăngghen đã
viết:“Khi xã hội có nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn
mười trường đại học”12. Do đó, đầu tư vào con người và nguồn lực con người
thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo việc làm, thỏa mãn yêu
cầu tiêu dùng về vật chất và tinh thần, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an sinh xã
hội,..được xem là đầu tư có hiệu quả nhất cho sự phát triển bền vững của xã hội.
2.2. Trường cao đẳng địa phương trong kỷ nguyên số
Cách mạng 4.0 tạo ra sự phát triển mang tính đột phá trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống. Do đó, tác động của cuộc cách mạng này không chỉ thúc đẩy

sự phát triển của khoa học cơng nghệ mà cịn thúc đẩy sự phát triển của nhân tố
con người. C.Mác đã khẳng định: “Tiền tệ chỉ trở thành tư bản thông qua sức lao
động của người công nhân và nhờ vậy tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu”13.
Đồng quan điểm với C.Mác, V.I.Lênin chỉ rõ: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của
tồn thể nhân loại là người cơng nhân, là người lao động”14. Điều này cho thấy
khi hàm lượng chất xám kết tinh trong giá trị hàng hóa càng cao thì vai trị của
người lao động qua đào tạo càng quan trọng trong lực lượng sản xuất, Đảng ta
khẳng định: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống; tập
trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống và năng lực làm
việc,..”15, đây được coi là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống
chính trị trong giai đoạn hiện nay. Trước thời cơ và vận hội mà cuộc cách mạng
4.0 mang lại, cần: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp
giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu
thế cơng nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa
học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học, ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo
dục phổ thơng; đẩy mạnh tự chủ đại học,..Biến thách thức dân số cùng giá trị dân
số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân cơng lao động quốc tế”16. Do đó,
việc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng là địi hỏi của thực tiễn và
là nhiệm vụ cấp bách của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Tri thức trong kỷ
nguyên số không chỉ là nguồn nguyên liệu đầu vào của mọi q trình sản xuất
mà cịn có thể thay thế tài ngun, xóa nhịa ranh giới về khoảng cách địa lý, là
chất men kết dính giá trị văn hóa của nhiều nền văn minh: “Tri thức với tư cách
là nguồn tài nguyên chủ chốt sẽ thay đổi về cơ bản kết cấu xã hội, sáng tạo ra
C.Mác - Ph.Ăngghen (1984), Toàn tập, tập I, Nxb Sự thật, tr.788.
Trung tâm thông tin Focotech (2004), Nguồn nhân lực Việt Nam trong Chiến lược kinh tế 2001 - 2010,
Nxb Hà Nội, tr.151.
14.
V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, tr.430.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung
ương Đảng, Hà Nội, tr.219.

16.
Nguồn: />12.
13.

557


động lực phát triển mới, đồng thời thông qua sự chuyển hóa hiện thực của các cá
thể thay đổi tiến trình của sự sống”17. Như vậy, trong nền kinh tế số, tri thức trở
thành nguồn tài nguyên vô hạn, không bị hao mịn sau q trình sản xuất, trái lại,
tri thức là nguồn gốc tạo ra lợi nhuận và là nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Các trường cao đẳng địa phương là một thành tố cấu thành hệ thống các cơ
sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nói đến các trường đại
học, cao đẳng địa phương, đặc biệt là các trường cao đẳng, là nói đến những khó
khăn, bất lợi trong đào tạo nguồn nhân lực so với các trường đại học. Đây là một
thực tế trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các trường cao đẳng địa phương đều
chịu “thua thiệt” so với các trường đại học, cao đẳng do Nhà nước và các Bộ
quản lý. Các trường cao đẳng địa phương thường rơi vào tình trạng cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học thiếu thốn:
thiếu đội ngũ giảng viên trình độ cao, ít kinh nghiệm, khơng có nhiều cơ hội được
tiếp cận với các sản phẩm khoa học hiện đại, tài liệu, giáo trình phục vụ cơng tác
giảng dạy chưa được đồng bộ, quy mơ, đối tượng đào tạo hạn chế, trình độ đầu
vào của sinh viên thấp,.. Khơng ít trường hợp giảng viên sau khi được đào tạo
trình độ tiến sĩ, vì cơ chế, chính sách đãi ngộ và mơi trường làm việc chưa thực
sự hợp lý nên tìm mơi trường làm việc mới để phát huy năng lực và sở trường ở
các trường đại học, học viện và viện nghiên cứu lớn, đội ngũ giảng viên có học
hàm, học vị phó giáo sư, giáo sư hầu như khơng có. Bên cạnh đó, uy tín và vị thế
của các trường địa phương chưa được dư luận xã hội đánh giá đúng.
Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học nói chung, giáo dục tại các trường
cao đẳng địa phương nói riêng sẽ thay đổi sâu, rộng để có thể bù đắp sự thiếu hụt

lao động trình độ cao, có chun mơn, kỹ năng do u cầu từ cơng nghệ số hóa
trong hoạt động kinh tế xã hội. Tri thức của loài người được kiểm định qua thực
tiễn trở thành tri thức khoa học và ngày càng khẳng định sức mạnh to lớn của nó
qua các cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ. Xét một cách công bằng, cách
mạng 4.0 mang đến nhiều cơ hội cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam
thực hiện bước đi tắt, đón đầu, đẩy nhanh qua trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, giúp quá trình tiếp nhận “cơng nghệ sản xuất
bình minh” diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra nhiều
thách thức hiện hữu: nguy cơ tụt hậu xa hơn về công nghệ, về trình độ sản xuất
của nguồn nhân lực và sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo nếu người lao động
Việt Nam khơng nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được cơng nghệ hiện đại; Các
doanh nghiệp Việt Nam có thể bị mất lợi thế cạnh tranh trên chính lãnh thổ Việt
Nam nếu khơng có chiến lược và chính sách sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực
17.

John Vũ (2016), Giáo dục trong thời đại tri thức, Nxb Lao động, tr.8.

558


một cách hợp lý; Điểm rơi vàng và dư lợi dân số khơng cịn là thế mạnh trong
cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động nếu người lao động khơng được
tri thức hóa, thậm chí cịn trở thành gánh nặng cho chính sách xã hội khi người
lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp trong cuộc đua tìm kiếm việc làm đòi hỏi
sức bền thể lực là lao động phức tạp, lao động trí óc mà khơng phải là sự dẻo dai
của sức lực cơ bắp, lao động giản đơn. Chìa khóa thành cơng sẽ đến với những
ai biết chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, tri thức khoa học, chủ động đón nhận và tận
dụng thời cơ dù là cơ hội nhỏ nhất và kiên trì, bản lĩnh để vượt qua những trở
ngại, thách thức dù là lớn nhất.
Tri thức là điều kiện tiên quyết để các cơ sở giáo dục đại học khẳng định

giá trị của mình với người học và xã hội, bởi: “Trường đại học của thế kỷ XXI
sẽ có một khơng gian trí thức lớn hơn nhiều, đặt nền móng trên kỹ thuật cao trong
việc giảng dạy, trên những giá trị, ý tưởng, trên dịng chảy thu nhập và tính hợp
pháp về chính trị xã hội hơn là dựa trên một không gian vật chất với những toà
nhà cụ thể. Trong bất cứ trường hợp nào, các cơ quan tổ chức và cá nhân được
coi là khởi phát một mơi trường trong đó tạo ra, khuyến khích, củng cố và đánh
giá cao những cách giảng dạy đáng mong muốn sẽ vẫn là những nhân tố cốt
yếu”18. Theo số liệu thống kê: “Lực lượng lao động đã qua đào tạo có văn bằng,
chứng chỉ chỉ chiếm 22,37% (lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 10,82 %;
cao đẳng chiếm 3,82%; trung cấp chiếm 4,65% và sơ cấp chiếm 3,08% trong
tổng lực lượng lao động). Số lượng lao động đã qua đào tạo chỉ bằng 1/3 Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore, trong khi nhiều nước, tỷ lệ đào tạo của lao động đã
đạt trên 50%”19. Như vậy, Việt Nam đang thừa một lượng lớn lao động trình độ
cao (từ đại học trở lên), điều này phản ánh mức độ trầm trọng của thực trạng
“thừa thầy thiếu thợ” và sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo
dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
2.3. Một số giải pháp để trường cao đẳng địa phương đáp ứng yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lưc trong kỷ nguyên số
Trước tác động của cuộc CMCN 4.0, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực trong kỷ nguyên số các trường cao đẳng địa phương cần cần thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Gayle, Dennis John, Tewarie, Bhoendradatt, White, A. Quinton, Jr. Người dịch: Phạm Thị Ly (2011),
Quản trị trường đại học thế kỷ 21: Quản lý Chiến lược và Lãnh đạo có hiệu quả, tại:
/>19.
Trần Phương (2020), Trình độ lao động của Việt Nam đang đứng ở đâu trên thế giới?, tại: />18.

559



Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là vấn đề sống còn của các cơ
sở giáo dục đại học nói chung, các trường cao đẳng địa phương nói riêng khi thực
hiện bước chuyển đổi số trong giáo dục, trước hết các cơ sở giáo dục địa phương
cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo nhân tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Theo đó, cần
đi sâu thực hiện có hiệu quả các vấn đề sau: (1). Xây dựng đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý giáo dục và giảng dạy một cách hợp lý, đủ về số lượng và không
ngừng nâng cao chất lượng, có phẩm chất chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo
đức tốt, có trình độ chun cao. Chú trọng đến công tác tuyển dụng, sử dụng và
đãi ngộ cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, đánh giá, khen thưởng,..đặc biệt cần có chính sách khuyến
khích, hỗ trợ hợp lý nhằm động viên đội ngũ giảng viên đi học nghiên cứu sinh
nâng cao trình độ chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học lớn trong và ngồi
nước. Chú trọng cơng tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, giảng viên đúng người,
đúng việc, công bằng, dân chủ, cơng khai, minh bạch trên tinh thần vì sự phát
triển nhà trường; (2). Đầu tư, khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện
có đi liền với việc củng cố, mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất mới được đầu tư
theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào nghiên cứu khoa
học và giảng dạy ở các ngành đào tạo mới. Dành nguồn kinh phí thỏa đáng phục
vụ cơng tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu có tính thực tiễn ứng
dụng cao như: Cơng nghệ sinh học, kỹ thuật phần mềm, cơng nghệ thơng
tin,..Khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với các giảng viên có các cơng trình khoa
học cơng bố trên các Tạp chí khoa học uy tín trong và ngồi nước, các bài viết
đăng trong hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; (3).Xây dựng quy
định chặt chẽ, nghiêm khắc về thưởng, phạt với vấn đề học tập nâng cao trình độ
ngoại ngữ, tin học của giảng viên, ràng buộc chặt chẽ với các giảng viên được cử
đi học nghiên cứu sinh nhưng không về phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học tại trường, xây dựng chế độ bắt buộc trong việc nghiên cứu khoa học
của giảng viên đi vào thực chất tránh tình trạng hình thức, làm cho có, cho đủ.
Thứ hai, thay đổi cơ cấu, chương trình đào tạo. Theo nhận định và đánh giá
của các tập đoàn kinh tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp vốn đầu tư FDI đều cho

rằng lao động Việt Nam có nhiều ưu điểm nhưng rào cản ngơn ngữ, thể lực và
kỷ luật lao động đang là rào cản lớn trong q trình hội nhập và khó có thể giành
lợi thế trong cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân
lực ở nước ta còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo cịn
thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, chất lượng lao động vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của thị trường và hội nhập; Chưa có sự kết nối giữa doanh nghiệp
560


và nhà trường trong đào tạo. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch mơ hình, cơ cấu kinh
tế khiến cho cung và cầu về lao động thay đổi, trong khi các ngành nghề đào tạo
trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Để khắc phục tình trạng trên, các cơ sở giáo dục Việt Nam trong đó có giáo
dục ở các trường cao đẳng địa phương cần đẩy mạnh công tác giáo dục ngoại
ngữ, tin học, tiến tới đào tạo song ngữ, áp dụng các phương pháp, hình thức dạy
học hiện đại vào giảng dạy: E-Learning, học trực tuyến qua nền tảng kết nối
video,.. Các học phần đại cương nên rút gọn và để sinh viên dựa trên cơng nghệ
thơng tin có thể tự học, tự nghiên cứu và tham khảo các tài liệu kể cả tài liệu
nước ngồi khi trình độ ngoại ngữ, tin học của sinh viên được nâng cao. Trước
hết cần thực hiện tốt các nội dung: (1).Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác
đào tạo ở các chuyên ngành thuộc khối ngành sư phạm cả về nội dung và phương
pháp nhằm cung cấp cho ngành giáo dục tỉnh đội ngũ giáo viên đủ về số lượng
và không ngừng nâng cao về chất lượng, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên
môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng theo tinh thần Nghị
quyết 29 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng; (2).Chú trọng theo chiều
561


sâu đến công tác đào tạo đa ngành, thực hiện việc liên kết đào tạo tại trường và nơi

sản xuất với các nhà máy, công ty ngay trên địa bàn trường đặt trụ sở từ trình độ sơ
cấp, trung cấp, cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực của thực
tiễn sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lao động; (3).Đi liền với việc đổi mới nội
dung, chương trình đào tạo cần quan tâm đến việc trang bị cho người học kỹ năng
làm việc và các kỹ năng mềm. Thực hiện việc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo
dục đại học lớn, uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và hướng
đến xuất khẩu lao động. Đây vừa là khoảng trống vừa là thế mạnh mà các trường
cao đẳng địa phương sẽ khai thác có hiệu quả vì cắt giảm đáng kể nguồn kinh
phí chi phí cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, người học tiết
kiệm được thời gian, kinh phí chi trả cho việc học, vận dụng kiến thức lý thuyết
ngay vào thực tế sản xuất, kinh doanh, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết
với thực tiễn lao động sản xuất.
Thứ ba, thực hiện thường xuyên và có hiệu quả việc bồi dưỡng kỹ năng,
nghiệp vụ cho người lao động. Thực tiễn luôn vận động, biến đổi không ngừng
nên kiến thức và kỹ năng mà người lao động đã được đào tạo luôn không theo
kịp sự biến động của thực tiễn. Do đó, cơng tác bồi dưỡng và đào tạo lại khơng
chỉ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bù đắp kiến thức thiếu hụt mà còn
giúp người lao động cập nhật thường xuyên kiến thức mới nhằm đáp ứng đòi hỏi
của cơng việc và thực tiễn q trình lao động hoạt động nghề nghiệp. Điều này
khơng chỉ có ý nghĩa nhiều mặt về thực tiễn, giúp người lao động luôn chủ động,
tích cực tiếp biến và xử lý tri thức một cách hiệu quả phục vụ trực tiếp cơng việc
mà cịn giúp người lao động ln có ý thức học tập suốt đời và xây dựng nền giáo
dục mở.
3. Kết luận
Nền kinh tế số đang đặt ra nhu cầu rất lớn về đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy mạnh q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các cơ sở
giáo dục đại học địa phương đang đứng trước nhiều khó khăn trong cơng tác đào
tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cùng với khó khăn, thách thức cũng mở ra nhiều
cơ hội để các trường cao đẳng địa phương nâng cao chất lượng đào tạo nguồn

nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phưpng và tạo cơ
hội để nâng cao uy tín và vị thế của nhà trường trong công tác đào tạo nguồn
nhân lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học cơng nghệ vào thực tiễn phát triển
của địa phương góp phần quan trọng vào sự phát triển giàu mạnh, bền vững của
mỗi tỉnh thành.

562


Tài liệu tham khảo
[1].
[2].
[3].
[4].

[5].
[6].
[7].
[8].
[9].

[10].
[11].
[12].
[13].
[14].
[15].
[16].
[17].


Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), Giáo trình: Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Văn
phịng Trung ương Đảng, Hà Nội.
Nguyễn Văn Đễ (Chủ biên - 2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001 2010, Nxb Hà Nội.
Gayle, Dennis John, Tewarie, Bhoendradatt, White, A. Quinton, Jr. Người dịch: Phạm Thị
Ly (2011), Quản trị trường đại học thế kỷ 21:Quản lý Chiến lược và Lãnh đạo có hiệu quả,
tại: nhật 16/4/2021.
C.Mác (1973), Tư Bản - Phê phán khoa kinh tế chính trị, Quyển thứ nhất: “Quá trình sản
xuất của tư bản”, Tập 1, Nxb Sự thật.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1984), Toàn tập, tập I, Nxb Sự thật.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập II, Nxb Sự thật.
Phạm Ngọc Phú (2010), Thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước hiện nay:
Những vấn đề đặt ra - Giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Phương (2020), Trình độ lao động của Việt Nam đang đứng ở đâu trên thế giới?,
tại: Cập nhật 16/4/2021.
Trần Bình Trọng (2008), Giáo trình: Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Đại học kinh tế
quốc dân Hà Nội.
Trung tâm thông tin Focotech (2004), Nguồn nhân lực Việt Nam trong Chiến lược kinh
tế 2001 - 2010, Nxb Hà Nội.
Trung tâm từ điển học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ Mátxcơva.
Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt
Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội.
John Vũ (2016), Giáo dục trong thời đại tri thức, Nxb Lao động.
Nguồn: Cập nhật ngày 16/04/2021.
Nguồn: />Cập nhật ngày 16/04/2021.

563




×