Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại việt nam trái phép trong bộ luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

TỘI TỔ CHỨC, MÔI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC XUẤT CẢNH,
NHẬP CẢNH HOẶC Ở LẠI VIỆT NAM TRÁI PHÉP
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Mã số: PLHC.ĐTSV.2022.31

Chủ nhiệm đề tài

: Nguyễn Khắc Đạt

Lớp

: Luật 19B

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

TỘI TỔ CHỨC, MÔI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC XUẤT CẢNH,
NHẬP CẢNH HOẶC Ở LẠI VIỆT NAM TRÁI PHÉP
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Mã số: PLHC.ĐTSV.2022.31
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Khắc Đạt - Lớp: Luật 19B
Thành viên tham gia:
1. Đinh Thị Thúy Hạnh

- Lớp: Luật 19B

2. Nguyễn Bỉnh Khải

- Lớp: Luật 20B

3. Hoàng Văn Thành

- Lớp: Luật 19B

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản đề tài là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
nhóm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài đảm bảo tính trung thực, chính xác, đáng tin cậy.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


Nguyễn Khắc Đạt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 2
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 2
2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới .................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:.................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................................................... 6
6.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................ 6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 6
7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TỔ CHỨC, MÔI GIỚI
CHO NGƯỜI KHÁC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH HOẶC Ở LẠI VIỆT
NAM TRÁI PHÉP .................................................................................................... 8
1.1. Các khái niệm có liên quan .......................................................................... 8
1.2. Đặc điểm của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép .................................................................. 15


1.3. Ý nghĩa của việc quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất
cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép .............................................. 17

1.4. Yêu cầu trong việc quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất
cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép .............................................. 19
1.4.1. Yêu cầu bảo vệ trật tự quản lý hành chính của đất nước ................... 19
1.4.2. Yêu cầu bảo đảm trật tự xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm... 20
1.4.3. Yêu cầu hội nhập quốc tế...................................................................... 21
1.5. Kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia về tội phạm xuất cảnh, nhập
cảnh trái phép ..................................................................................................... 21
1.5.1. Kinh nghiệm lập pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tội
phạm xuất cảnh, nhập cảnh trái phép ........................................................... 21
1.5.2. Kinh nghiệm lập pháp của Liên Bang Nga về tội phạm xuất cảnh,
nhập cảnh trái phép ........................................................................................ 26
1.5.3. Kinh nghiệm lập pháp của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào về tội
phạm xuất cảnh, nhập cảnh trái phép ........................................................... 29
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 31
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ
TỘI TỔ CHỨC, MÔI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH
HOẶC Ở LẠI VIỆT NAM TRÁI PHÉP VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ .................... 32
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất
cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép .............................................. 32
2.1.1. Khách thể của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ................................................................ 32
2.1.2. Mặt khách quan của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,
nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ...................................................... 32


2.1.3. Chủ thể của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ................................................................ 35
2.1.4. Mặt chủ quan của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,
nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ...................................................... 36
2.2. Hình phạt Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh

hoặc ở lại Việt Nam trái phép ........................................................................... 37
2.2.1. Khoản 1 Điều 348 BLHS năm 2015 về Tội tổ chức, môi giới cho
người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép................ 37
2.2.2. Khoản 2 Điều 348 BLHS năm 2015 về Tội tổ chức, môi giới cho
người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép................ 38
2.2.3. Khoản 3 Điều 348 BLHS năm 2015 về Tội tổ chức, môi giới cho
người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép................ 41
2.2.4. Khoản 4 Điều 348 BLHS năm 2015 về Tội tổ chức, môi giới cho
người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép................ 43
2.3. Phân biệt Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc
ở lại Việt Nam trái phép với các tội phạm xuất cảnh, nhập cảnh khác............ 43
2.4. Thực tiễn xét xử Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép từ năm 2018 đến năm 2021 ................... 48
2.5. Một số bất cập, hạn chế về quy định và thực tiễn xét xử đối với Tội tổ
chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam
trái phép .............................................................................................................. 63
2.5.1. Bất cập, hạn chế về quy định ................................................................ 63
2.5.2. Bất cập, hạn chế về thực tiễn xét xử .................................................... 65


2.6. Nguyên nhân chủ yếu của bất cập, hạn chế về quy định và thực tiễn xét
xử Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại
Việt Nam trái phép ............................................................................................. 71
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 75
CHƯƠNG 3. YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH TỘI TỔ CHỨC, MÔI
GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH HOẶC Ở LẠI
VIỆT NAM TRÁI PHÉP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG ................................................................................................................ 76
3.1. Yêu cầu tiếp tục hồn thiện quy định Tội tổ chức, mơi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ............................ 76

3.1.1. Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm trật tự
quản lý hành chính ......................................................................................... 76
3.1.2. Tình hình Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh
hoặc ở lại Việt Nam trái phép ......................................................................... 78
3.1.3. Tình hình phát triển các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và
pháp luật .......................................................................................................... 79
3.1.4. Q trình hội nhập quốc tế và tiếp thu kinh nghiệm của các nước ... 80
3.2. Nội dung hoàn thiện quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất
cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép .............................................. 81
3.2.1. Bổ sung quy định về chủ thể của Tội tổ chức, môi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. ......................... 81
3.2.2. Bổ sung tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2, khoản 3 Điều
348 BLHS năm 2015 ....................................................................................... 81
3.2.3. Sửa đổi và bổ sung hình phạt đối với Tội tổ chức, mơi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép .......................... 82


3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Tội tổ chức, môi giới cho
người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ................. 84
3.3.1. Ban hành văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao về một số quy định của Điều 348, 349 Bộ luật Hình sự năm 2015 ........ 84
3.3.2. Đẩy mạnh công tác quản lý dữ liệu điện tử về xuất nhập cảnh ........... 85
3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục
chính trị, tư tưởng cho người dân; vận động người dân tham gia phòng
chống tội phạm ................................................................................................ 85
3.3.4. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là các cơ quan thực thi xét xử ..... 87
3.3.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức làm công tác quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh .......... 88
3.3.6. Nâng cao hiệu quả phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý tội

phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại
Việt Nam trái phép .......................................................................................... 89
3.3.7. Tăng cường hoạt động quốc tế, mở rộng hoạt động tương trợ tư pháp
với các quốc gia khác ...................................................................................... 91
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 92
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 95
PHỤ LỤC ....................................................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
A. Danh mục bảng
Bảng 2.4.1: Số vụ án và số bị cáo đã thụ lý về các tội liên quan đến lĩnh vực xuất
cảnh, nhập cảnh, cư trú............................................................................................. 49
Bảng 2.4.2: Số vụ án và số bị cáo đã thụ lý về Tội tổ chức, môi giới cho người khác
xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ............................................... 51
Bảng 2.4.3: Số vụ án và số bị cáo được xét xử về Tội tổ chức, môi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ....................................... 52
B. Danh mục biểu
Biểu đồ 2.4.1: Tổng số vụ án và số bị cáo Tòa án xét xử về các tội phạm trong lĩnh
vực xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú .............................................................................. 50
Biểu đồ 2.4.2: Số vụ án và số bị cáo đã thụ lý về Tội tổ chức, môi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ....................................... 51
Biểu đồ 2.4.3: Số vụ án Tòa án xét xử về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất
cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ....................................................... 53
Biểu đồ 2.4.4: Số bị cáo Tòa án xét xử về Tội tổ chức, môi giới cho người khác
xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ............................................... 58


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANĐT

: An ninh điều tra

BLHS

: Bộ luật Hình sự

CATP

: Cơng an thành phố

CHXHCN

: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

HĐTP

: Hội đồng thẩm phán

LHS

: Luật hình sự

PLHS

: Pháp luật hình sự

TANDTC


: Tịa án nhân dân tối cao

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay,
hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh trở thành một nhu cầu thiết yếu, góp phần quan
trọng cho tiến trình giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Việc
số lượng người dân ở các nước trên thế giới ra vào Việt Nam ngày càng tăng là
minh chứng cho q trình đổi mới chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
về hoạt động quản lý xuất cảnh, nhập cảnh.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay việc tổ chức, môi giới cho người khác
xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép là một vấn đề được quan tâm
hàng đầu vì nó xâm phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội của quốc gia. Đặc
biệt, nhiều đối tượng đã liều lĩnh thực hiện hành vi tổ chức, môi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép nhằm mục đích thu lợi bất
chính trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bủa vây đất nước; tình trạng này khiến
cho nguy cơ lây lan dịch Covid-19 từ bên ngoài rất cao, đáng báo động. Trên thực

tế vẫn còn một bộ phận quần chúng nhân dân do chưa nhận thức đầy đủ các quy
định của pháp luật dẫn đến vi phạm hoặc cố tình vi phạm. Trong khi các cấp, các
ngành đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, thì trên
tuyến biên giới, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa
gây mất ổn định an ninh, trật tự địa bàn, làm tăng nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch
bệnh trong cộng đồng, đồng thời gây rủi ro cho chính bản thân người dân. Đứng
trước thách thức này, pháp luật Việt Nam hiện hành đã ban hành nhiều quy định
quan trọng nhằm hạn chế các hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,
nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép một cách hiệu quả như: Bộ luật Hình sự
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân
Việt Nam năm 2019... Việc quy định tội phạm này tạo ra cơ sở pháp lý để giải
quyết những trường hợp xảy ra trên thực tế, đặc biệt khi tình hình tội phạm tổ chức,
1


môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép diễn
ra dưới nhiều hình thức khác nhau, thủ đoạn ngày càng tinh vi, câu kết chặt chẽ với
nhau. Tuy nhiên, việc nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, chưa thấy được hậu quả
của hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt
Nam trái phép, chưa phát huy được vai trò của pháp luật vào trong đời sống, người
dân chưa chủ động đấu tranh và chưa chủ động báo cho các cơ quan chức năng có
thẩm quyền xử lý kịp thời khiến cho tội phạm này ngày càng gia tăng và diễn biến
phức tạp.
Việc hình sự hóa tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép tại Điều 348 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017 đã kịp thời hạn chế những vấn đề thiếu sót trong việc ngăn chặn tội
phạm xuất cảnh, nhập cảnh trái phép. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn bộc lộ
những điểm bất cập, hạn chế đòi hỏi cần phải tiếp tục hồn thiện. Từ những lý do
trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất
cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép trong Bộ luật Hình sự Việt Nam”

làm đề tài nghiên cứu khoa học với mong muốn có những nghiên cứu toàn diện,
đầy đủ, cụ thể, sâu sắc về tội này; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn xét xử.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tình hình Tội tổ chức, mơi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở
lại Việt Nam trái phép trong những năm qua ngày càng diễn biến phức tạp, làm
giảm hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước và gây hậu quả xấu cho xã
hội. Vì vậy, chủ đề này đã được Đảng, Nhà Nước quan tâm; tuy nhiên dưới góc độ
nghiên cứu, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về tội này mà
chỉ có một số ít bài viết khoa học, cụ thể:
Bài viết của Thẩm phán Lê Qúy Nhân được đăng trên Tạp chí Tịa án nhân
2


dân điện tử về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở
lại Việt Nam trái phép - Một số vướng mắc trong thực tiễn” (2020). Bài viết tác giả
đã phân tích các quy định của Bộ luật hình sự về Tội tổ chức, mơi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép qua 4 yếu tố cấu thành,
bao gồm: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể của tội phạm và khung
hình phạt đối với tội phạm này. Qua đó, tác giả chỉ ra những bất cập, vướng mắc
hiện nay khi áp dụng pháp luật đối với tội phạm này.
Bài viết của Thạc sĩ Lưu Minh Sang, Huỳnh Phương Ngoan, Đặng Thị Thảo
Huyền trên tạp chí Tòa án nhân dân điện tử về “Xử lý hành vi nhập cảnh, tổ chức, môi
giới nhập cảnh trái phép theo pháp luật Việt Nam” (2020). Trong bài viết, nhóm tác giả
đã phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi nhập cảnh trái phép,
hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép và đưa ra một số kiến nghị giải pháp thực tế.
Bên cạnh đó, cịn có bài viết của Luật sư Nguyễn Văn Lâm trên báo bảo vệ
pháp luật về “Dấu hiệu pháp lý của tội Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái
phép” (2021). Tác giả đã phân tích các dấu hiệu cấu thành tội Tổ chức cho người

khác ở lại Việt Nam trái phép theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi,
bổ sung năm 2017.
2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu ở trong nước, nhóm nghiên cứu nhận
thấy các nhà nghiên cứu trên thế giới đã quan tâm đến tội phạm tổ chức, môi giới
cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tiêu biểu như:
Bài báo “Drastically prevent illegal entry and exit” (Quyết tâm ngăn chặn
tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép). Bài báo phân tích và đưa dự báo trong thời
gian tới, tình hình tội phạm có tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh trái phép sẽ còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, các đối tượng ở khu vực biên
giới, nội địa tiếp tục cấu kết với các đối tượng ngoại biên, hình thành đường dây
khép kín để tổ chức vận chuyển, đưa người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.
3


Ngồi ra, cịn có bài báo “越南各地集中力量及时发现非法出入境人员”
(Mọi miền của Việt Nam đều tập trung phát hiện kịp thời nhân viên xuất nhập cảnh
trái phép). Bài báo chỉ ra thực trạng của việc xuất nhập cảnh trái phép hiện nay.
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các cơng trình trong và ngồi nước,
nhóm nghiên cứu nhận thấy tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,
nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm
và có các cơng trình có liên quan; tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ bài viết khoa
học mà chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, cụ thể về
Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái
phép. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên cũng được
nhóm nghiên cứu tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và sử dụng một cách hiệu quả, hợp
lý vào việc giải quyết một số nội dung có liên quan đến đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về Tội tổ chức, môi giới

cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đề tài đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng đối với
tội này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu nêu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ chính như sau:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến Tội tổ chức, môi giới cho
người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như: khái niệm, đặc
điểm, ý nghĩa, yêu cầu, kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia về tội phạm tổ
chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.
+ Phân tích thực trạng các quy định của BLHS hiện hành và thực tiễn áp
dụng về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại
Việt Nam trái phép; so sánh với một số tội phạm về xuất cảnh, nhập cảnh khác.
4


Trên cơ sở đó, tìm ra một số bất cập, hạn chế về quy định và thực tiễn xét xử đối
với tội này.
+ Chỉ rõ yêu cầu hoàn thiện quy định Tội tổ chức, môi giới cho người khác
xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép và một số giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội tổ chức, môi giới
cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Dưới góc độ tiếp cận của LHS, đề tài tập trung nghiên cứu, làm
rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn quy định về Tội tổ chức, môi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép tại Điều 348 BLHS năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt chung trong đề tài này là BLHS năm 2015
hoặc BLHS Việt Nam) và thực tiễn xét xử tội này.

Về khơng gian: Trong phạm vi tồn quốc.
Về thời gian: Số liệu khảo sát, thống kê và vụ án thực tiễn sử dụng trong đề
tài được thu thập từ năm 2018 đến năm 2021.
5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
Đề tài được nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ Luật Hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra nhằm đạt được mục đích
nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo như:
Phương pháp phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và quy định của Tội tổ
chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
ở Chương 1, 2. Qua đó, chỉ ra những điểm bất cập về lý luận và thực tiễn để đề
5


xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật vào trong thực tiễn của tội phạm này ở Chương 3.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tập hợp các khái niệm của pháp
luật, các quan điểm khoa học liên quan đến Tội tổ chức, môi giới cho người khác
xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra những điểm tương đồng, khác
biệt giữa Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt
Nam trái phép với các tội phạm về xuất nhập cảnh khác.
Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp các số liệu liên quan đến
thực tiễn xét xử Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở
lại Việt Nam trái phép trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần hồn thiện và toàn diện hơn những vấn đề lý luận về Tội tổ
chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép;

đồng thời những giải pháp đề xuất cũng là những ý kiến, đề xuất hữu ích cho các
nhà nghiên cứu lập pháp quan tâm khi tiếp tục hoàn thiện quy định về tội phạm này
trong BLHS ở thời gian sắp tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trước sự gia tăng nhanh chóng của Tội phạm tổ chức, môi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép đặc biệt trong hồn cảnh
dịch bệnh Covid-19 diễn biến vơ cùng phức tạp, khó lường, việc đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện quy định cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng sẽ có ý
nghĩa thiết thực trong cơng tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự xã
hội. Đồng thời, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quyền lực
nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn, giải thích, áp dụng quy định của
PLHS về tội này.
6


Bên cạnh đó, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu,
phục vụ cho công tác học tập, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, đặc biệt là các
sinh viên chuyên ngành luật và bổ trợ cho học phần LHS.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của đề tài nghiên cứu kết cấu gồm có 3 chương cơ bản như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Tội tổ chức, môi giới cho người khác
xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
Chương 2: Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về Tội tổ
chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
và thực tiễn xét xử.
Chương 3: Yêu cầu hoàn thiện quy định Tội tổ chức, môi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng.


7


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TỔ CHỨC,
MÔI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH
HOẶC Ở LẠI VIỆT NAM TRÁI PHÉP
1.1. Các khái niệm có liên quan
* Khái niệm tổ chức
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tổ chức. Từ khi xuất
hiện loài người, tổ chức xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện và khơng ngừng
hồn thiện, phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại. Dưới góc độ triết học, tổ
chức được hiểu là cơ cấu tồn tại của sự vật. Mọi sự vật sẽ không thể tồn tại nếu
như khơng có sự liên kết nhất định của các yếu tố thuộc nội dung. Vì vậy, tổ chức
chính là thuộc tính của bản thân các sự vật [60]. Ở đây, ví dụ tiêu biểu cho tổ chức
là thái dương hệ, trái đất, giới sinh vật, thế giới con người… Từ điển Tiếng Việt
của tác giả Hồng Phê có nêu ra quan điểm tổ chức như sau: tổ chức được hiểu là
làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng
chung nhất định. Hoặc cũng có thể hiểu là làm những gì cần thiết để tiến hành một
hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất [11]. Ví dụ như tổ chức hội nghị,
tổ chức sinh nhật…. Như vậy, theo nghĩa hẹp, tổ chức là một tập thể của con người
tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu
xác định của tập thể đó.
Mặt khác, theo Chester I. Barnard tổ chức là một hệ thống những hoạt động
hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Nói
cách khác, khi người ta cùng nhau hợp tác và thoả thuận một cách chính thức để
phối hợp những nỗ lực của họ nhằm hoàn thành những mục tiêu chung thì một tổ
chức sẽ được hình thành [60].
Trên cơ sở các quan niệm khác nhau về tổ chức, trong phạm vi đề tài này
thuật ngữ “tổ chức” được hiểu là một tập hợp của nhiều người bao gồm người chủ

8


mưu, người cầm đầu, người chỉ huy… thực hiện những công việc nhất định nhằm
hướng tới các mục tiêu chung đã đặt ra trước đó.
* Khái niệm mơi giới
Dưới góc độ ngơn ngữ, tác giả Hồng Phê có đưa ra khái niệm môi giới như
sau: “Môi giới được hiểu là người làm trung gian để cho hai bên tiếp xúc, giao tiếp
với nhau” [11]. Như vậy, theo khái niệm này một hành vi được xem là môi giới khi
người môi giới thực hiện việc đứng ra làm người kết nối cho hai hoặc nhiều người
có nhu cầu giao tiếp, trao đổi với nhau.
Dưới góc độ khoa học, mơi giới được hiểu là hành vi làm trung gian cho các
bên tiếp xúc, đàm phán và thiết lập các quan hệ để hưởng thù lao [52]. Theo đó, nội
dung của hoạt động mơi giới thường chỉ gồm việc tìm kiếm khách hàng và tiến
hành một số đàm phán ban đầu với họ. Khác với người đại diện, người môi giới
không trực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng. Hành vi môi giới sẽ giúp cho
giao dịch giữa các bên diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo được lợi ích của
các bên.
Trên cơ sở phân tích quan niệm trên, nhóm nghiên cứu quan niệm Môi giới
là hành vi giới thiệu, tìm gặp, truyền đạt thỏa thuận, làm trung gian giữa các bên
gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán để thiết lập các quan hệ nhất định và giữa các bên
được hưởng các lợi ích.
* Khái niệm xuất cảnh
Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hồng Phê có quan niệm: “Xuất cảnh là qua
biên giới, ra khỏi lãnh thổ của một nước” [11]. Trong đó, biên giới quốc gia là ranh
giới xác định lãnh thổ quốc gia; bao gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu
đó là quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất. Còn lãnh thổ quốc
gia là một phần của trái đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một
quốc gia.


9


Tại khoản 6 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 đã quy định: “Xuất cảnh là việc người nước
ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam” [14]. Và tại khoản 1
Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định:
“Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của
Việt Nam” [19].
Như vậy, trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu hoàn toàn đồng thuận
với khái niệm của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm 2014; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của cơng dân Việt Nam
năm 2019, có thể hiểu Xuất cảnh là việc người khác (người Việt Nam, người nước
ngồi, người khơng quốc tịch) ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu của
Việt Nam.
* Khái niệm nhập cảnh
Theo Từ điển Tiếng Việt, nhập cảnh là một từ Hán Việt [11]. Vì vậy, có thể
phân tích ý nghĩa của từng từ để hiểu cặn kẽ khái niệm này. Theo đó, “nhập” là đi
vào trong, cịn “cảnh” là cổng. Nhập cảnh theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả
Hoàng Phê là qua biên giới vào lãnh thổ của một nước khác [11].
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định: “Nhập cảnh là việc
người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam [14]”. Đồng
thời, tại khoản 2 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm
2019 quy định: “Nhập cảnh là việc cơng dân Việt Nam từ nước ngồi vào lãnh thổ
Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam” [19]. Cửa khẩu được hiểu là nơi mà người,
phương tiện, hàng hóa trong nước được phép xuất cảnh ra nước ngoài hoặc người,
phương tiện, hàng hóa nước ngồi được nhập cảnh, q cảnh vào trong nước. Như
vậy, nhập cảnh vào Việt Nam là việc người khác (người Việt Nam, người nước


10


ngồi, người khơng quốc tịch) vào lãnh thổ của Việt Nam thông qua cửa khẩu của
Việt Nam.
* Khái niệm xuất cảnh trái phép
Theo Từ điển pháp luật Hình sự, xuất cảnh trái phép là hành vi từ lãnh thổ
Việt Nam ra nước ngoài trái với quy định về xuất cảnh của Nhà nước CHXHCN
Việt Nam như ra khỏi lãnh thổ Việt Nam khơng qua sự kiểm sốt của Cơng an cửa
khẩu, khơng có giấy tờ hoặc với giấy tờ giả mạo [6]. Đồng thời, theo quan điểm
của Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Trường Đại học Luật
Hà Nội, xuất cảnh trái phép là hành vi của cơng dân Việt Nam, người nước ngồi
hoặc người khơng quốc tịch ra khỏi lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy tờ hợp
pháp (hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế) hoặc thuộc trường hợp chưa được
xuất cảnh hoặc bị tạm hoãn xuất cảnh [26]. Trên cơ sở đó, có thể hiểu xuất cảnh
trái phép là hành vi của cơng dân Việt Nam, người nước ngồi, người không quốc
tịch ra khỏi biên giới Việt Nam trái với những quy định về nhập cảnh của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam.
* Khái niệm nhập cảnh trái phép
Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Trường Đại học
Luật Hà Nội quan niệm: nhập cảnh trái phép là hành vi vào lãnh thổ Việt Nam mà
khơng có giấy tờ hợp pháp (hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế) hoặc
thuộc trường hợp chưa được nhập cảnh vào Việt Nam (đối với người nước ngồi)
[26]. Theo Từ điển pháp luật Hình sự, nhập cảnh trái phép là hành vi từ ngoài biên
giới Việt Nam và Việt Nam trái với những quy định về nhập cảnh của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam [6]. Như vậy, có thể hiểu: Nhập cảnh trái phép là hành vi của
công dân Việt Nam, người nước ngồi, người khơng quốc tịch từ ngoài biên giới
Việt Nam vào Việt Nam trái với những quy định của pháp luật về nhập cảnh của
Nhà nước CHXHCN Việt Nam.


11


* Khái niệm tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt
Nam trái phép
Theo Thạc sĩ Đỗ Văn Nghiêm, Hành vi tổ chức là hành vi của người chủ
mưu, cầm đầu, chỉ huy, lôi kéo nhằm đưa người khác ra khỏi biên giới Việt Nam
mà không có các giấy tờ theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh, nhập
hoặc ở lại Việt Nam để thu lợi bất chính [9]. Ở đây những hành vi đó có thể là lập
kế hoạch, chỉ huy, lơi kéo, thu gom, chuẩn bị các phương tiện, vật chất để mua sắm
lương thực, thực phẩm hoặc giấy tờ cần thiết cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh
trái phép, thực hiện các công việc khác cần thiết cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh trái phép với vai trò là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy nhằm đưa người
khác đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam mà không được
phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, khơng có các giấy tờ theo quy định của
Nhà nước về xuất nhập cảnh, như khơng có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng khơng thị
thực,… để thu lợi bất chính. Như vậy, từ phân tích trên, nhóm nghiên cứu quan
niệm: Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
là hành vi của người phạm tội vì mục đích thu lợi bất chính nên đã chủ mưu, cầm
đầu, chỉ huy giúp người khác ra khỏi biên giới Việt Nam, vào lãnh thổ Việt Nam
hoặc ở lại lãnh thổ Việt Nam mà khơng có giấy phép theo quy định của pháp luật
về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú.
* Khái niệm môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt
Nam trái phép
Theo Thạc sĩ Đỗ Văn Nghiêm, hành vi môi giới là hành vi dẫn dắt, làm
trung gian cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép để
người khác đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đi vào lãnh thổ Việt Nam nhập hoặc ở lại
Việt Nam mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thu lợi bất
chính [9]. Người phạm tội vì mục đích thu lợi bất chính mà làm môi giới, trung
gian, cầu nối theo yêu cầu của cả người xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam

12


trái phép với người có khả năng tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc
ở lại Việt Nam trái phép. Người làm môi giới chỉ giới thiệu những người này với
nhau để họ tự bàn bạc, thỏa thuận các phương thức, cách thức, giá cả, … nhằm đi
ra lãnh thổ Việt Nam, đi vào lãnh thổ Việt Nam hoặc ở lại lãnh thổ Việt Nam
nhưng không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm thu lợi bất
chính. Qua việc phân tích các khái niệm trên, nhóm nghiên cứu đưa ra quan niệm
Mơi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép là
hành vi vì mục đích thu lợi bất chính mà làm làm trung gian cho người khác xuất
cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép để người khác đi ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam, đi vào lãnh thổ Việt Nam nhập hoặc ở lại Việt Nam mà khơng được phép
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.
* Khái niệm Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc
ở lại Việt Nam trái phép
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do
người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an
tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
[17]. Tội tổ chức môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt
Nam trái phép thuộc các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định tại
Chương XXII trong BLHS năm 2015. Theo đó, các tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi vô ý hoặc
cố ý, gây thiệt hại cho hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước, gây thiệt hại
cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân.


13


Hiện nay, trong khoa học pháp lý vẫn chưa có định nghĩa chính thức, cụ thể
về khái niệm này, tuy nhiên có nhiều quan niệm khác nhau về Tội tổ chức môi giới
cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Theo Th.S Đỗ
Văn Nghiêm đề cập trong cuốn Bình luận khoa học có nêu quan điểm: “Tội tổ
chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
là hành vi tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại
Việt Nam mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất
cảnh hoặc nhập cảnh nhằm thu lợi bất chính” [9]. Theo TS. Lê Quang Thành nêu
quan điểm: “Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại
Việt Nam trái phép là hành vi của một người vì vụ lợi mà tổ chức mơi giới cho
người khác ra khỏi biên giới Việt Nam hoặc vào hoặc ở lại lãnh thổ Việt Nam
khơng có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh” [23]. Cịn theo
Cơng ty Luật Hồng Sa (Đồn Luật sự TP. Hà Nội) quan niệm “Tội tổ chức, môi
giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép là hành vi
của một người vì vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi biên giới Việt
Nam hoặc vào hoặc ở lại lãnh thổ Việt Nam khơng có giấy phép theo quy định của
pháp luật về xuất, nhập cảnh” [42]. Tuy nhiên, các quan niệm này vẫn chưa phản
ánh hết các dấu hiệu cần thiết để nhận biết Tội tổ chức, môi giới cho người khác
xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Cụ thể tội phạm thực hiện
hành vi phạm tội dưới hình thức lỗi cố ý, bao gồm: Hành vi tổ chức cho người khác
xuất cảnh trái phép; Hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép; Hành vi
tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; Hành vi môi giới cho người khác
xuất cảnh trái phép; Hành vi môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép; Hành vi
môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; người thực hiện hành vi phạm
tội là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và thực hiện hành vi vì mục
đích thu lợi bất chính.


14


Trên cơ sở phân tích, làm rõ các khái niệm về tổ chức; môi giới; xuất cảnh,
nhập cảnh; tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ
chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép, nhóm nghiên cứu quan
niệm Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt
Nam trái phép là hành vi của người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS thực
hiện một cách cố ý, xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, vì mục đích vụ lợi
nhằm đưa người khác ra khỏi biên giới Việt Nam hoặc vào hoặc ở lại lãnh thổ Việt
Nam khơng có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, cư
trú, bao gồm các hành vi: tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép; tổ chức cho
người khác nhập cảnh trái phép; tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép;
môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép; môi giới cho người khác nhập cảnh
trái phép; môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép.
1.2. Đặc điểm của Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
Trên cơ sở các khái niệm trên, có thể thấy Tội tổ chức, môi giới cho người
khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348 BLHS năm
2015) có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở
lại Việt Nam trái phép là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động
quản lý hành chính về lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đây là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước,
của các cơ quan Nhà nước khác và các tổ chức được Nhà nước ủy quyền quản lý
trên cơ sở luật định và để thi hành pháp luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức,
quản lý, điều hành trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của nước ta. Theo
Điều 23 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú
ở trong nước, có quyền ra nước ngồi và từ nước ngồi về nước” [13]. Ở đây,

15


×