Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Môi Trường Kinh Doanh của Doanh Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.1 KB, 9 trang )

Câu hỏi tự luận:
Doanh nghiệp là gì? Phân loại doanh nghiệp như thế nào? Khái niệm môi
trường kinh doanh của Doanh nghiệp? Hãy nêu các yếu tố thuộc môi trường kinh
doanh của Doanh nghiệp? Phân tích ngắn gọn mơi trường kinh doanh của một doanh
nghiệp cụ thể?
Trả lời:
a)

Khái niệm doanh nghiệp

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 thì Doanh nghiệp
được định nghĩa là “tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập
hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Trong đó có thể thấy 4 mục tiêu chính của doanh nghiệp đó là: (1) Mục tiêu lợi
nhuận (là mục tiêu cơ bản nhất); (2) mục tiêu cung cấp hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng; (3) mục tiêu phát triển và (4) trách nhiệm xã hội.
b)

Việc phân loại doanh nghiệp dựa vào các tiêu chí sau:

Thứ nhất, theo quy mơ: Quy mơ doanh nghiệp có thể hiểu là việc phân chia doanh
nghiệp. Hiểu đơn giản, quy mô doanh nghiệp là kích thước của một đơn vị, tổ chức kinh
doanh. Quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn, cơ cấu tổ chức càng phức tạp, địi hịi
phải hình thành nhiều cấp quản trị hơn và ở mỗi cấp cũng bao gồm nhiều nơi làm việc
hơn, nhiều thủ tục chính thức hơn so với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.
Doanh nghiệp được chia thành
 Doanh nghiệp lớn (số vốn > 20 tỷ và số lao động trên > 300 người);
 Doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ;
 Doanh nghiệp siêu nhỏ.
Đối với doanh nghiệp lớn thì tiêu chí xác định quy mơ doanh nghiệp được xác định


trên 2 tiêu chí là tổng số người lao động và tổng nguồn vốn.
 Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản: Là các cơng ty
có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ VNĐ đến 100 tỷ việt nam đồng và có số lao động từ 200
đến 300 người.
 Đối với doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng: là những công ty có tổng nguồn
vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ việt nam đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.


 Đối với công ty dịch vụ thương mại và dịch vụ: là những doanh nghiệp có tổng
nguồn vốn từ trên 10 tỷ VNĐ đến 50 tỷ VNĐ và có số lao động từ 50 đến 100 người.
Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 4 Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q
200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định
theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại
và dịch vụ.”
Theo quy định tại điều 5 Nghị định số 88/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 26/8/2021, theo đó trong từng lĩnh vực, việc xác định loại hình doanh nghiệp được
căn cứ vào dựa trên số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và doanh thu
hoặc nguồn vốn (trong đó ưu tiên doanh thu) cụ thể được xác định như sau:
“1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn
năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có
tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm

không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm
không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn
vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy
định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham
gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 50 người và tổng doanh thu của năm
không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng
không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.


3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm
khơng q 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ,
doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham
gia bảo hiểm xã hội bình qn năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm
không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng
không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều này.”
Thứ hai, theo hình thức sở hữu thì doanh nghiệp được chia thành:
- Doanh nghiệp nhà nước: bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật
này (Khoản 11 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020). Theo dó doanh nghiệp nhà nước là tổ
chức kinh doanh do nhà nước thành lập hoặc năm giữ trên 50% vốn điều lệ, quản lý hoặc
tham gia quản lý với tư cách chủ sở hữu. Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân kinh
tế, hoạt động theo pháp luật.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp với các đặc điểm sau (1) các thành

viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; (2) phần vốn góp của thành viên
chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp;
(3) các thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không quá 50.
- Công ty cổ phần: là doanh nghiệp với các đặc điểm sau: (1) vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần; (2) cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp; (3) cổ
đơng có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty hợp danh: là doanh nghiệp với các đặc điểm sau: (1) phải có ít nhất 2
thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh), cùng nhau kinh doanh
dưới một tên chung, ngồi thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; (2) thành
viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của cơng ty; (3) thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.
- Doanh nghịêp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp


c)
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: là nơi doanh nghiệp tồn tại và
phát triển. Doanh nghiệp tác động đến môi trường và môi trường cũng tác động trở lại
doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh cần nghiên cứu trong nội dung chuyên đề này là
môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
d)
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp gồm:

Môi trường vi mô:
Môi trường vi mô là những lực lượng bên ngồi có tác động qua lại, trực tiếp tới
doanh nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Môi trường vi
mô theo Micheal Porter gồm các yếu tố sau:

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại là tất cả những đơn vị kinh doanh cùng sản phẩm với
doanh nghiệp. Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành về các khía cạnh như:


Đánh giá số lượng và kết cấu của đối thủ cạnh tranh.



Đánh giá đặc thù và tốc độ tăng trưởng của ngành.



Đánh giá tỷ trọng chi phí cố định và chi phí dự trữ.



Đánh giá sự khác biệt giữa các đối thủ



Hàng rào cản trở rút lui.

Phân tích đối thủ cạnh tranh cần quan tâm tới:


Nhận biết đối thủ cạnh tranh trực tiếp.



Nhận biết, phân tích chiến lược đối thủ.




Đánh giá điểm mạnh yếu của đối thủ.



Dự kiến phản ứng của đối thủ cạnh tranh.



Thiết kế ngân hàng dữ liệu thông tin đối thủ.



Đánh giá tương quan về thế lực các đối thủ.

Phân loại dựa theo quy mô, khả năng cạnh tranh, khu vực địa lý, hình thức sở hữu,
theo luật chơi (tốt, xấu).


– Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (mới): những đối thủ mới tham gia thị trường làm
tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do năng lực sản xuất và khối
lượng sản phẩm được tạo ra đều tăng. Điều đó tạo nên sức ép khiến các doanh nghiệp
hiện tại cần hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và cạnh tranh với thuộc tính mới. Như công


nghệ mới: Có chất lượng cũng như hiệu quả tốt hơn trong sản phẩm, dịch vụ hoặc những
doanh nghiệp có tài chính mạnh: Có thể quảng cáo, khuyến mãi ồ ạt nhằm chiếm lĩnh thị
trường. Khi đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, ta cần xác định rào cản

gia nhập ngành, tìm ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và xác định áp lực của các đối thủ này
gây ra cho doanh nghiệp.
- Khách hàng (người mua): là người mua sản phẩm của doanh nghiệp trên thị
trường để đáp ứng nhu cầu của mình. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có các sức ép khác
nhau. Do vậy, doanh nghiệp phải linh hoạt trong các chính sách đối với khách hàng.
- Sản phẩm dịch vụ thay thế: là những sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự như
sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành đã sản xuất và tiêu thụ. Sự xuất hiện
sản phẩm dịch vụ thay thế gây ra nguy cơ đối với hoạt động chiến lược của doanh nghiệp
trong ngành. Để đánh giá được áp lực của sản phẩm dịch vụ thay thế, cần xem xét:


Tốc độ tăng trưởng của ngành cung cấp sản phẩm dịch vụ thay thế.



Nhà sản xuất sản phẩm dịch vụ thay thế đang gia tăng lợi nhuận và công suất.



Sản phẩm thay thế có giá hấp dẫn.



Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp.



Sản phẩm thay thế có chức năng tương đương hoặc tốt hơn.



Môi trường vĩ mô:
Là những tác nhân, lực lượng bên ngồi có tính chất xã hội rộng lớn hơn có khả
năng tác động đến doanh nghiệp và cả những tổ chức thuộc môi trường vi mô của doanh
nghiệp.
- Môi trường kinh tế: liên quan đến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, biến đổi của
thu nhập, thuế, tỷ giá hối đối...
- Mơi trường chính trị: liên quan đến tình hình đảng phái, nhà cầm quyền...
- Mơi trường xã hội: tình trạng việc làm, phân phối thu nhập
- Môi trường pháp luật: hệ thống luật, quy chế, quy định
- Mơi trường văn hố: lối sống, trình độ giáo dục, bản sắc dân tộc…
- Môi trường công nghệ: nghiên cứu khoa học, phát minh cơng nghệ, tình hình sử
dụng cơng nghệ….
- Mơi trường tự nhiên: khí hậu, địa hình, tài ngun thiên nhiên…
- Mơi trường quốc tế: cơ chế mở cửa, quy chế và thông lệ quốc tế…


e) Phân tích ngắn gọn mơi trường kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể
Để hiểu rõ hơn về yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, em xin lấy ví dụ
cụ thể là cơng ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast, trụ sở chính: Khu kinh tế
Đình Vũ – Cát Hải, Đảo Cát Hải, Thị trấn Cát Hải, Huyện Cát Hải, Thành phố Hải
Phòng, Việt Nam. Mã số thuế: 0108926276.

 Thứ nhất về môi trường vi mô.
- Khách hàng: Dễ thấy rằng Tập đồn Vingroup đang có một danh sách khách hàng
tiềm năng khổng lồ, những người đang sử dụng bất động sản, du lịch, khám bệnh hay có
con đi học tại các doanh nghiệp thành viên. Vingroup cũng có quá nhiều địa điểm đẹp để
mở các showroom phân phối. Do đó, VinFast sẽ có một lợi thế nhất định. Các khách hàng
của VinFast là những người có nhu cầu sử dụng xe máy điện và xe ơ tơ, khơng phân cấp
thu nhập. Thậm chí, họ có thể là nhân viên của công ty Vinfast.
- Sản phẩm thay thế: Xem xét thực trạng giao thông tại Việt Nam hiện nay, khơng

có q nhiều sản phẩm thay thế được coi là mối đe doạ nghiêm trọng đối với ô tô và xe
máy điện của VinFast. Một số sản phẩm có thể thay thế được cho hai loại phương tiện
này là xe máy (chạy bằng xăng dầu), xe đạp, xe buýt, tàu hoả, máy bay, tàu thuyền,....
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: VinFast đã cho ra mắt dòng xe Premium vào năm
2020, trải rộng tất cả các phân khúc A, B, C và D, từ xe cỡ nhỏ, xe đa dụng thể thao đến
xe gia đình. Cộng gộp 3 dòng xe đã giới thiệu đã nâng tổng số ô tô VinFast lên con số 7.
Như vậy, trong tương lai, VinFast sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Ở phân khúc
xe đơ thị hạng A (hay cịn gọi là phân khúc ô tô giá rẻ), VinFast đã có sản phẩm chủ lực là
mẫu Fadil (giá niêm yết là 423 triệu đồng). Đối thủ cạnh tranh của VinFast Fadil sẽ là 2
mẫu ô tô Hàn Quốc được lắp ráp tại Việt Nam là Hyundai Grand i10 và KIA Morning.
VinFast cũng đã có 1 mẫu ơ tơ trong phân khúc ô tô hạng D là mẫu LUX A2.0 (1 tỷ
đồng). Trong giai đoạn này, đối thủ của LUX A2.0 khơng ai khác ngồi 2 cái tên nổi bật
là Toyota Camry và Mazda6. Ở phân khúc SUV (xe đa dụng cỡ lớn), VinFast có mẫu
LUX SA2.0 (1,818 tỷ đồng) đang gây sốt thị trường. Phân khúc này đang phát triển rất
mạnh trong thời gian gần đây, các hãng xe cũng đua nhau ra mắt những sản phẩm mới.
Đối thủ mạnh nhất của VinFast SA2.0 là Toyota Fortuner (1,026 - 1,354 tỷ đồng). Ngồi
ra, thị trường cịn có, Honda CR-V, Ford Everest/Explorer, Nissan X-Trail, Hyundai
Santa FE, Mazda CX- 9, ... Hầu hết các mẫu SUV cỡ lớn đều là xe nhập khẩu. Thị trường
xe máy điện Việt Nam phân rõ hai mảng, nội địa và nhập khẩu, trong đó đa phần xuất xứ
từ Trung Quốc. Cách đây khoảng 10 năm, xe máy điện Trung Quốc bắt đầu du nhập vào
nước ta và được người Việt đón nhận bởi giá thành rẻ, không cần đổ xăng và không cần
bằng lái. Tuy nhiên, theo thời gian, những nhược điểm của các mẫu xe này dần


- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới: Hiện tại, các mẫu ô tô điện và hybrid chưa
được nhập khẩu nhiều và phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi mà phương tiện thân thiện
với môi trường đang trở thành xu hướng toàn cầu và sẽ trở thành tiêu chuẩn toàn cầu
trong những năm tới đây, xu hướng xe xanh bao gồm xe chạy điện, hybrid đang thành
hình rõ rệt hơn trong ngành cơng nghiệp ơ tơ tồn cầu như Ford, Daimler, BMW, GM và
nhiều hãng xe khác. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với sản phẩm xe máy điện VinFast.

Gần đây, tại triển lãm ô tô quốc tế Indonesia 2020, mẫu xe máy điện đầu tiên của
Indonesia mang tên Gesits đã chính thức trình làng. Tại Indonesia, Gesits sẽ được phân
phối đến tay khách hàng từ tháng 6.2019 với mức giá từ bán 1.640 USD tương đương
38,2 triệu đồng. Công ty PT Gesits Technologies Indo (GTI) đặt mục tiêu sản xuất 50.000
xe Gesits mỗi năm. Trong nhưng năm đầu tiên, Gesits sẽ được bán tại Indonesia sau đó
tiến đến việc gia tăng sản lượng sản xuất để xuất khẩu sang các thị trường khác. Với kế
hoạch này, Gesits hứa hẹn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với VinFast Klara ở
phân khúc xe máy điện khi ra thị trường quốc tế.

 Thứ hai, môi trường vĩ mô:
- Môi trường kinh tế: Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
ổn định và đáng chú ý. Năm VinFast được thành lập - năm 2017 được coi là năm kỳ tích
của kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cán đích 6,81%, vượt mục tiêu đề ra
6,7%. Giai đoạn nửa cuối năm có sự bứt phá ngoạn mục trên 7% (quý III 7,46%, quý IV
7,65%) đã tạo cú hích lớn cho nền kinh tế nước ta. Đây cũng là con số kỷ lục trong vòng
10 năm trở lại. Sang những năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ ấn tượng
khi đạt 7,08% vào năm 2018 và 7,02% vào năm 2019. Năm 2020 được xem là một năm
của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt
Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng
của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy
nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011- 2020 nhưng
trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành cơng của nước ta
với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới.
- Mơi trường chính trị: Nhận thấy được tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô
- xe máy, ngay từ đầu năm 2017, Chính phủ đã cơng bố nhiều chính sách tạo điều kiện,
ủng hộ doanh nghiệp Việt tham gia lĩnh vực này. Vào ngày 04/06/2019, tại khu cơng
nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự lễ khánh
thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast với những lời phát biểu đầy tự hào và động viên
dành cho thương hiệu ô tô non trẻ, cho thấy sự ủng hộ to lớn của chính phủ đối với

VinFast.


- Mơi trường pháp luật: Chính phủ cũng đã cơng bố nhiều chính sách tạo điều kiện,
ủng hộ doanh nghiệp Việt tham gia lĩnh vực này. Bởi đó khơng chỉ là tương lai của ngành
ơ tơ, mà đó cịn là tầm nhìn dài hạn và bền vững cho nền cơng nghiệp Việt Nam. VinFast
cũng tương tự như các doanh nghiệp ô tô khác sẽ phải chịu các mức thuế theo pháp luật
quy định như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng
(VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt,... Tuy nhiên, đây là thương hiệu xe Việt đầu tiên nên sẽ
nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ.
- Mơi trường tự nhiên: Trong điều kiện tự nhiên như Việt Nam khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều, bụi. Đây cũng chính là điểm có nhiều sự khác biệt đối
với ngành ơ tơ của các quốc gia khác. Điều kiện tự nhiên sẽ quyết định đến nhu cầu của
người tiêu dùng về các yêu cầu và đặc tính của xe. Muốn hiểu được những đặc tính đó,
địi hỏi phải là doanh nghiệp phải nắm và tìm hiểu kĩ những đặc điểm của địa hình, thời
tiết, khí hậu và điều kiện mơi trường,... Đây cũng có thể coi là lợi thế cho các hãng xe
trong nước, trong đó có Vinfast, bởi chính các hãng xe này hiểu được địa hình , nắm được
thổ địa và tình hình khí hậu nơi đây. Cần phải xác định xem nếu là một người bản địa,
sống tại đây thì khách hàng muốn sở hữu một chiếc xe như thế nào để chống lại với
những điều kiện của môi trường, tạo ra chiếc xe phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt
Nam.
- Môi trường công nghệ: Nhân tố công nghệ có sự tác động mạnh mẽ đến nền kinh
tế thế giới, sức mạnh của nó có thể hủy diệt hoặc tạo dựng nên một ngành kinh tế mới.
Tác động của môi trường công nghệ chủ yếu được thể hiện thông qua các sản phẩm mới,
công nghệ hay vật liệu mới, quy trình sản xuất ứng dụng cơng nghệ mới. Tuy nhiên chi
phí sản xuất những loại phương tiện chạy bằng nhiên liệu bảo vệ mơi trường cịn cao so
với mặt bằng chung các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu. Đầu tư cho công
nghệ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô - xe máy là rất lớn. Chính vì thế mà việc
phát triển lĩnh vực này ở nước ta còn nhiều rào cản và có phần yếu thế hơn so với các tập
đồn lớn mạnh khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy vậy, nếu có thể vượt qua được

những thách thức và sự chênh lệch về kinh nghiệm cũng như trình độ kỹ thuật trong
ngành sản xuất - ô tô với các doanh nghiệp nước ngồi, VinFast nói riêng và Việt Nam
nói chung hồn tồn có cơ hội tạo lập được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
- Tồn cầu hóa: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2015, quá trình tồn cầu
hóa vẫn được diễn ra với tốc độ khẩn trương, liên tục. Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế
giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc. Đáng kể
nhất là việc tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật có Hiệp định Đối tác Tồn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa


Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA. Hội nhập quốc tế góp phần mở rộng thị
trường, tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các nước trong
khu vực; qua đó, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có chuyển biến về chất. Điều này đặt ra yêu
cầu Việt Nam phải nỗ lực, hồn thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, nếu khơng sẽ nhanh
chóng bị đào thải bởi sự chênh lệch khoảng cách quá lớn. Mặt khác, hội nhập quốc tế sâu
rộng giúp giảm chi phí nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, nhờ đó sẽ tăng sức cạnh tranh đối
với các hàng hóa cùng loại trên thị trường nội địa lẫn quốc tế, đồng thời giảm sức ép cạnh
tranh của các mặt hàng nhập khẩu. Những phân tích trên vừa là thuận lợi cũng là thách
thức cho sự phát triển của Vinfast.



×