Chuyên đề môn Ứng dụng Lý thuyết hệ thống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
Chuyên đề môn Ứng dụng lý thuyết hệ thống
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VỀ MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH VÀO VIỆC XEM XÉT
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
GVHD: PGS.TS. Lê Thanh Hà
TS. Huỳnh Thanh Tú
Học viên: Nguyễn Nhật Khánh Linh
Lớp: Cao học QTKD K16Đ2
Lớp Cao học QTKD K16Đ2 Trang 1
Chuyên đề môn Ứng dụng Lý thuyết hệ thống
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
.....................
Phần 1: Cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh và quan điểm hệ thống 4
1.1. Một số khái niệm về hệ thống và môi trường của hệ thống 4
1.1.1. Khái niệm về hệ thống 4
1.1.2. Môi trường của hệ thống 4
1.2. Môi trường kinh doanh và quan điểm hệ thống 4
Phần 2: Thực trạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam hiện nay 6
2.1. Đôi nét về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT) 6
2.2. Ma trận SWOT rút gọn về môi trường kinh doanh của NHNT 6
Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 8
3.1. Xây dựng NHNT thành tập đoàn đầu tư tài chính đa năng 8
3.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại 8
3.3. Mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế 9
3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ kết hợp chăm lo, củng cố phát
triển nguồn nhân lực 9
Kết luận 10
Danh mục tài liệu tham khảo 11
Lớp Cao học QTKD K16Đ2 Trang 2
Chuyên đề môn Ứng dụng Lý thuyết hệ thống
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang phát triển với tốc độ cao và
tương đối ổn định. Môi trường đầu tư thông thoáng ở Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội thu hút
vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và thế giới, đặc biệt là thời kỳ hậu gia nhập WTO.
Điều đó mang đến cho nền kinh tế trong nước những lợi thế từ việc tiếp thu những thành tựu
khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý… từ nước ngoài và giúp vực dậy, khai thác những tiềm
năng vẫn còn bỏ ngõ trong nước.
Ngành Tài chính – Ngân hàng là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao và có sức
thu hút đầu tư, nhân lực mạnh mẽ nhất hiện nay. Có thể thấy năm 2008 đã khởi đầu bằng sự
cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong nội bộ ngành với sự ra đời của nhiều ngân hàng mới và
sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường trong nước.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong những ngân hàng quốc
doanh có lịch sử thành lập lâu đời và là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam hiện
nay, là ngân hàng đi đầu trong cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh.Với tình hình và môi
trường đầu tư hiện tại, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có được nhiều thuận lợi nhưng
đồng thời cũng đối mặt với không ít khó khăn. Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài:
“ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀO VIỆC
XEM XÉT MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” với mong muốn có thể đưa ra một số giải pháp phát
triển cho Ngân hàng Ngoại thương trong giai đoạn này.
Bài viết gồm có 3 phần:
- Phần 1: Cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh và quan điểm hệ thống
- Phần 2: Thực trạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
hiện nay
- Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Lớp Cao học QTKD K16Đ2 Trang 3
Chuyên đề môn Ứng dụng Lý thuyết hệ thống
PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ
QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG
1.1 Một số khái niệm về hệ thống và môi trường của hệ thống:
1.1.1. Khái niệm về hệ thống:
Tuỳ theo giác độ nghiên cứu và tiếp cận, có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống. Trong
bài viết này, tác giả chọn cách hiểu tổng quát và phổ biến nhất:
Hệ thống là tổng thể gồm các bộ phận khác nhau có mối quan hệ tác động qua lại với
nhau và được sắp xếp theo một trình tự nhằm tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có chức
năng thực hiện được một số chức năng hoặc mục tiêu nhất định (PGS.TS Lê Thanh Hà và
cộng sự, 1998)
Một tổng thể muốn trở thành hệ thống phải đáp ứng các điều kiện cụ thể:
- Có ít nhất từ 2 bộ phận (hay còn gọi là phần tử) cấu thành.
- Giữa 2 bộ phận có mối quan hệ qua lại với nhau và được thiết lập tr6en những
nguyên tắc nhất định.
- Tạo thành một thể thống nhất.
- Có khả năng thực hiện một số chức năng, mục tiêu nhất định trên thực tế.
1.1.2. Môi trường của hệ thống:
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, môi trường là các yếu tố, điều kiện nằm ngoài hệ
thống và có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của hệ thống đó (PGS.TS Lê Thanh Hà và cộng
sự, 1998).
Để xác định môi trường của hệ thống, các nhà quản trị thường dựa vào câu trả lời của hai
câu hỏi sau đây:
i)Yếu tố đó có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của hệ thống không?
ii)Hệ thống có quyền thay đổi đến các yếu tố đó hay không?
Nếu yếu tố nào trả lời “có” ở câu hỏi i và trả lời “không” ở câu hỏi ii, thì nó là yếu tố môi
trường của hệ thống.
Với cách tiếp cận trên, mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống là mối quan hệ giữa các
nhóm yếu tố khách quan và các nhóm yếu tố chủ quan của một hệ thống.
1.2. Môi trường kinh doanh và quan điểm hệ thống:
Với quan điểm xem xét doanh nghiệp như một hệ thống, có thể nói, môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp chứa đựng những thời cơ và những thách thức nhất định đối với hoạt động
của nó. Mặt khác, trên thực tế mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và những điểm yếu
nhất định. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường có 2 cách tiếp
cận như sau:
• Thứ nhất, cách tiếp cận từ trong ra ngoài, tức là xuất phát từ điểm mạnh, điểm yếu của
mỗi doanh nghiệp để tận dụng được thời cơ và hạn chế tối đa nguy cơ từ môi trường
của doanh nghiệp.
Lớp Cao học QTKD K16Đ2 Trang 4
Chuyên đề môn Ứng dụng Lý thuyết hệ thống
• Thứ hai, là cách tiếp cận từ ngoài vào, tức là xuất phát từ những thời cơ và nguy cơ của
môi trường để phát huy các điểm mạnh và hạn chế điểm yếu tối đa của doanh nghiệp.
Để hạn chế được các nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực của môi trường đối với doanh
nghiệp, cần làm rõ các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô
Sơ đồ : Mối qua hệ giữa các cấp độ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Sự phối hợp các điểm mạnh, điểm yếu với các cơ hội và nguy cơ hình thành ma trận
SWOT và các phương án chiến lược để lựa chọn.
Ghi chú:
S : Strengths (Các mặt mạnh)
W: Weaknesses (Các mặt yếu)
O : Opportunities (Các cơ hội)
T : Threats (Các nguy cơ)
Lớp Cao học QTKD K16Đ2 Trang 5
Môi trường vĩ mô:
1 .Các yếu tố kinh tế
2. Các yếu tố chính phủ, luật pháp và chính trị
3. Các yếu tố công nghệ.
4. Các yếu tố xã hội.
5. Các yếu tố tự nhiên.
Môi trường vi mô
1. Khách hàng.
2. Các đối thủ cạnh tranh (các đối thủ tiềm
ẩn, hàng thay thế)
3. Người cung ứng nguyên vật liệu.
4. Chính quyền địa phương, công đoàn,
các tổ chức xã hội khác
Hoàn cảnh nội bộ
1. Nguồn nhân lực.
2. Nghiên cứu và phát triển.
3. Sản xuất.
4. Tài chính, kế toán.
5. Marketing.
6. Nền nếp (văn hoá) tổ chức.
Những
cơ
hội
Những
đe
doạ
Điểm mạnh Điểm yếu