Tải bản đầy đủ (.docx) (156 trang)

06 05 2020 phuc LA0971 quan ly hoat dong day hoc mon SH THCS theo phat trien nang luc HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN PHÚC

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN PHÚC

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 81.40.0114
Người hướng dẫn: TS. Đào Lan Hương

HÀ NỘI - 2020


1


LỜI CAM ĐOAN

Cơng trình này được tơi nghiên cứu từ năm 2019 đến 2020; số liệu trong
luận văn được khảo sát và thu thập trong thực tế tại các trường THCS trong
huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phúc


2
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý dạy học môn Sinh học ở các
trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo hướng phát triển năng
lực học sinh” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể BGH, các
đoàn thể, tổ chuyên môn, CBGV, nhân viên các trường THCS huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang, tôi xin cảm ơn chân thành.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đào Lan Hương
người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, bạn bè, đồng nghiệp của tôi
đang công tác tại các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, các em học
sinh, phụ huynh học sinh và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn đề tài sẽ cịn có những hạn
chế, thiếu sót; tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy(Cô), đồng
nghiệp và những người quan tâm đến đề tài này.
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Phúc

MỤC LỤ


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO................................................................................1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI............................................................1
NGUYỄN VĂN PHÚC............................................................................................1
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH................................................................1
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC.................................................1
HÀ NỘI - 2020.........................................................................................................1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO................................................................................2
NGUYỄN VĂN PHÚC............................................................................................2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH................................................................2
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC........................................................2
Người hướng dẫn: TS. Đào Lan Hương.................................................................2
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
Tác giả luận văn.......................................................................................................1
Nguyễn Văn Phúc....................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................10
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................11
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................14
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................14
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................15
3.1. Khách thể nghiên cứu.......................................................................................15
3.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................15
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................15

5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................15
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý dạy học môn Sinh học ở trường trung học cơ
sở theo hướng phát triển NL học sinh......................................................................15
5.2. Khảo sát và đánh giá thực tiễn, khảo sát thực trạng dạy học môn Sinh học và quản
lý dạy học môn Sinh học tại các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, Bắc Giang
theo hướng phát triển NL học sinh..........................................................................15
5.3. Nghiên cứu đưa ra giải pháp quản lý dạy môn Sinh học tại trường trung học cơ sở
huyện Việt Yên, Bắc Giang theo hướng phát triển NL học sinh..............................16
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..............................................................................16
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu....................................................................16


4
6.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát............................................................................16
6.3. Giới hạn về thời gian........................................................................................16
7. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................16
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận............................................................16
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.........................................................16
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ................................................................................17
8. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................17
1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY MÔN SINH HỌC Ở CÁC
TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG PTNL HỌC SINH............................................18
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................................18
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học
sinh.......................................................................................................................... 18
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về quản lý dạy học môn Sinh học theo hướng
PTNL học sinh.......................................................................................................19
1.2. Khái niệm........................................................................................................20
1.2.1. Năng lực - Phát triển năng lực....................................................................20
1.2.1.1. Năng lực................................................................................................21

1.2.1.2. Phát triển năng lực................................................................................21
1.2.2. Dạy học-Dạy học hướng PTNL-Dạy học môn Sinh học theo hướng
PTNL...................................................................................................................... 21
1.2.2.1. Dạy học.................................................................................................21
1.2.2.2. Dạy học theo hướng PTNL...................................................................22
1.2.2.3. Dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL............................................23
1.2.3. Quản lý-Quản lý dạy học-Quản lý dạy học hướng PTNL-Quản lý dạy
môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh...........................................................23
1.2.3.1. Quản lý.................................................................................................23
1.2.3.2. Quản lý dạy học....................................................................................24
1.2.3.3. Quản lý dạy học theo hướng PTNL......................................................24
1.2.3.4. Quản lý dạy môn Sinh học theo hướng PTNL......................................24
1.3. Dạy môn Sinh học ở trường THCS theo hướng PTNL học sinh.......................25
1.3.1. Năng lực và cấu trúc năng lực............................................................25
1.3.2 . Các thành tố của dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh...25
1.3.2.1. Mục tiêu dạy học môn Sinh học ở trường THCS theo hướng PTNL học
sinh.................................................................................................................... 26
1.3.2.2. Nội dung dạy học môn Sinh học ở trường THCS theo hướng PTNL học
sinh.................................................................................................................... 28


5
1.3.2.3. Phương pháp dạy học môn Sinh học ở THCS theo hướng PTNL học sinh........30
1.3.2.4. Phương tiện dạy học môn Sinh học ở THCS theo hướng PTNL học sinh.......31
1.3.2.5. Hình thức tổ chức dạy học môn Sinh học ở trường THCS hướng PTNL
học sinh.............................................................................................................. 32
1.3.2.6. Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học ở trường THCS theo
hướng PTNL học sinh........................................................................................33
1.3. Quản lý dạy học môn Sinh học ở trường THCS hướng PTNL học sinh.....................34
1.3.1. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý dạy học môn Sinh học hướng

PTNL học sinh.......................................................................................................34
1.3.2. Nội dung quản lý dạy học môn Sinh học ở THCS hướng PTNL học sinh....34
1.3.2.1. Quản lý xây dựng mục tiêu dạy học môn Sinh học ở trường THCS
hướng PTNL học sinh........................................................................................34
1.3.2.2. Quản lý xây dựng và thực hiện nội dung dạy học môn Sinh học ở trường
THCS hướng PTNL học sinh.............................................................................35
1.3.2.3. Quản lý lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học môn Sinh học ở
trường THCS hướng PTNL học sinh.................................................................36
1.3.2.4. Quản lý lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy môn Sinh học ở trường
THCS hướng PTNL học sinh.............................................................................37
1.3.2.5.Quản lý lựa chọn và sử dụng các hình thức tổ chức dạy học mơn Sinh
học ở trường THCS theo hướng PTNL học sinh................................................38
1.3.2.6.Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học ở trường THCS
theo hướng PTNL học sinh................................................................................39
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Sinh học ở trường THCS hướng
PTNL học sinh.........................................................................................................40
1.4.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý..................................................40
1.4.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý..............................................41
1.4.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý...............................................42
2. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở CÁC
TRƯỜNG THCS HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH............................................................................44
2.1. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..........................................................44
2.1.1. Mạng lưới cơ sở giáo dục....................................................................44
2.1.2. Chất lượng giáo dục toàn diện...........................................................44
2.1.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục..............................45
2.1.4. Cơ sở vật chất của giáo dục................................................................45
2.2.Tổ chức nghiên cứu...........................................................................................45
2.2.1.Mục tiêu khảo sát.................................................................................45



6
2.2.2.Nội dung khảo sát.................................................................................45
2.2.4. Phương pháp khảo sát........................................................................46
2.2.5. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá..................................................46
Độ lệch: .................................................................................................................. 47
Độ lệch: .................................................................................................................. 47
- Mức 5: Rất tiêu cực:

1,00 1,80........................................................................47

Độ lệch: .................................................................................................................. 48
2.2.6. Thời gian khảo sát: Từ năm 2019 đến năm 2020................................48
2.3. Thực trạng dạy học môn Sinh học ở trường THCS hướng PTNL học sinh.....................48
2.3.1. Thực trạng xây dựng mục tiêu dạy môn Sinh học ở THCS hướng phát
triển NL học sinh...................................................................................................48
2.3.2. Thực trạng xây dựng và thực hiện nội dung dạy môn Sinh học ở
trường trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh...............................50
2.3.3. Thực trạng lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy môn Sinh học ở
trường trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh...............................61
2.3.7. Thực trạng thực hiện kế hoạch dạy học trên lớp của giáo viên môn Sinh
học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh............................66
Bảng 2.13 Thực hiện kế hoạch dạy môn Sinh học hướng PTNL học sinh...............67
2.4. Thực trạng quản lý dạy môn Sinh học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát
triển NL học sinh.....................................................................................................68
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng mục tiêu dạy môn Sinh học ở trường
trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh............................................68
2.4.2. Thực trạng quản lý xây dựng và thực hiện nội dung dạy môn Sinh học
ở trường trung học cơ sở hướng phát triển NL học sinh....................................70
2.4.3. Thực trạng quản lý việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy môn

Sinh học ở trường trung học cơ sở hướng PTNL học sinh................................71
2.4.4. Thực trạng quản lý lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy môn Sinh học ở
trường trung học cơ sở hướng phát triển NL học sinh.............................................73
Bảng 2.17. Quản lý phương tiện dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh....73
2.4.5. Thực trạng quản lý việc lựa chọn và sử dụng các hình thức dạy môn
Sinh trường trung học cơ sở hướng phát triển NL học sinh...............................75
2.4.6. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy môn Sinh
trường trung học cơ sở hướng phát triển NL học sinh.......................................76
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy môn Sinh học ở trường THCS
hướng PTNL học sinh..............................................................................................78
2.5.1. Thực trạng các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý...............................78
2.5.2. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý............................78


7
2.5.3. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lý.........................80
2.6. Đánh giá chung và nguyên nhân.......................................................................80
2.6.1. Đánh giá chung....................................................................................80
2.6.2. Nguyên nhân........................................................................................84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................84
3. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY MÔN SINH HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
THCS HUYỆN VIỆT YÊN, BẮC GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH.....................................................................................................86
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp...........................................................................86
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.......................................................86
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn........................................................86
3.2. Hệ thống biện pháp quản lý dạy môn Sinh học ở trường THCS hướng PTNL học
sinh.......................................................................................................................... 87
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo
viên về tầm quan trọng của dạy môn Sinh học hướng PTNL học sinh..............87

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp...............................................................................87
3.2.1.2. Nội dung biện pháp.....................................................................................87
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp............................................................................87
a) Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến cho khách thể quản lý...........................87
b) Cung cấp tài liệu hướng dẫn về dạy học PTNL học sinh.....................................88
c) Vận động, khuyến khích, thuyết phục để giáo viên chấp nhận, hiểu và thực hiện vị
trí vai trò tầm quan trọng của việc PTNL học sinh..................................................88
d) Tạo ra nguồn cảm hứng, hứng thú cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường, để tạo
ra niềm tin vào sự thay đổi và tạo cảm hứng đổi mới cho giáo viên, nhân viên là điều
hết sức quan trọng. Từ đó tuyên dương, khen thưởng những người tiêu biểu, có nhiều
thành tích trong đổi mới, đi đầu trong các phong trào cải cách giáo dục.................89
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện.....................................................................................89
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL và GV về dạy môn Sinh
học theo hướng PTNL học sinh............................................................................89
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp............................................................................90
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp....................................................................90
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đổi mới các thành tố của q trình dạy
mơn Sinh học theo hướng PTNL học sinh...........................................................91
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp..............................................................................91
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp...........................................................................91
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp....................................................................92


8
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp...............................................................................92
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp..............................................................................92
3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp............................................................................92
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp....................................................................93
3.2.5. Biện pháp 5: Hồn thiện chính sách ưu tiên cho dạy học hướng PTNL
học sinh................................................................................................................... 93

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp......................................................................93
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp..............................................................................93
3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp............................................................................93
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp....................................................................94
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.......................................................................94
3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 95
3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm..........................................................95
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm..........................................................................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................98
1. Kết luận............................................................................................................... 99
2. Kiến nghị...........................................................................................................101
2.1. Đối với Phòng GD và Đào tạo huyện Việt Yên...............................................101
2.2. Đối với Hiệu trưởng các Trường THCS huyện Việt Yên................................101
2.3. Đối với giáo viên các Trường THCS huyện Việt Yên......................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................102
Tài liệu tiếng Việt.................................................................................................102
Tài liệu tiếng Anh.................................................................................................104
Các trang web......................................................................................................105
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 106
PHỤ LỤC 1- MẪU PHIẾU KHẢO SÁT..............................................................106
Họ và tên CBQL/GV: ………………………………………………………........106
16. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý đến công tác quản lý dạy môn Sinh học theo
hướng PTNL học sinh............................................................................................119
17. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý đến công tác quản lý dạy môn Sinh học
theo hướng PTNL học sinh....................................................................................119
PHỤ LỤC 2- PHIẾU PHÓNG VẤN – PHỎNG VẤN SÂU.................................122
PHỤ LỤC 3- KẾT QUẢ KHẢO SÁT...................................................................124


9



10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
CBQL
CNTT
CSVC
PPDH
TBDH
THCS
THPT
PTNL
NL
GD
NDDH
MTDH
PPDH
PTDH

Viết đầy đủ
Cán bộ quản lý
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
Phương pháp dạy học
Thiết bị dạy học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Phát triển năng lực

Năng lực
Giáo dục
Nội dung dạy học
Mục tiêu dạy học
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học


11

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mức độ nhận thức và mức độ xây dựng MTDH môn Sinh học hướng phát
triển NL học sinh 48
Bảng 2.2. Mức độ xây dựng và mức độ thực hiện NDDH môn Sinh học chung ở
trường trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh 50
Bảng 2.3. Mức độ xây dựng và mức độ thực hiện NDDH môn Sinh học khối 6 ở trường
trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh 52
Bảng 2.4. Mức độ xây dựng và mức độ thực hiện NDDH môn Sinh học khối 7 ở
trường trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh 53
Bảng 2.5. Mức độ xây dựng và mức độ thực hiện NDDH môn Sinh học khối 8 ở
trường trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh 54
Bảng 2.6. Mức độ xây dựng và mức độ thực hiện NDDH môn Sinh học khối 9 ở trường
trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh 55
Bảng 2.7. Mức độ xây dựng và mức độ thực hiện NDDH môn Sinh học ở trường trung
học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh 56
Bảng 2.8. Mức độ hiệu quả của PPDH môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh 61
Bảng 2.9. Mức độ hiệu quả của PTDH môn Sinh học hướng PTNL học sinh 62
Bảng 2.10. Mức độ hiệu quả của hình thức dạy mơn Sinh học theo hướng phát triển
NL học sinh 64
Bảng 2.11. Kiểm tra, đánh giá dạy môn Sinh học ở trường THCS hướng PTNL học

sinh 65
Bảng 2.12. Xây dựng nội dung giáo án môn Sinh học hướng PTNL học sinh 66
Bảng 2.13 Thực hiện kế hoạch dạy môn Sinh học hướng PTNL học sinh 67
Bảng 2.14. Quản lý mục tiêu dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh 68
Bảng 2.15. Quản lý nội dung dạy học môn Sinh hướng phát triển NL học sinh 70
Bảng 2.16. Quản lý phương pháp dạy môn Sinh học hướng PTNL học sinh 71
Bảng 2.17. Quản lý phương tiện dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh 73
Bảng 2.18. Quản lý hình thức dạy mơn Sinh học hướng phát triển NL học sinh 75
Bảng 2.19. Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy môn Sinh học hướng PTNL học sinh 76
Bảng 2.20. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý 78
Bảng 2.21. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý 78
Bảng 2.22. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường quản lý 80
Bảng 2.23. Bảng tổng hợp thực trạng dạy học môn Sinh ở các trường trung học cơ sở
hướng phát triển năng lực 80
Bảng 2.24. Bảng tổng hợp thực trạng quản lý dạy môn Sinh học 82
Bảng 2.25. Tổng hợp chung các yếu tố ảnh hưởng quản lý dạy môn Sinh học hướng
PTNL học sinh 83
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao quản
lý dạy học môn Sinh học hướng PTNL học sinh 95
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao quản lý
dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh 96


12


13
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU
Sơ đồ 1.1 Cấu trúc của năng lực 25
Sơ đồ 1.2 Các thành tố của quá trình dạy học 26

Sơ đồ 1.3 Khung lý thuyết quản lý dạy Sinh học theo hướng PTNL học sinh 42
Sơ đồ 3.1 Mỗi quan hệ giữa các biện pháp 94
Y
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thực trạng dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh 81
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thực trạng quản lý dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh 82
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học mơn Sinh
học 83
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 96
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 97


14
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quản lý dạy học là sự tác động, ảnh hưởng của chủ thể quản lý làm thay
đổi cách thức dạy học của giáo viên, nhằm tích cực hố các hoạt động học tập
của học sinh, gắn với đời sống thực tiễn.
Trong thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu nội dung về quản lý
dạy học theo hướng PTNL học sinh. Các cơng trình nghiên cứu đã khảo sát phân
tích thực trạng về cơ sở vật chất, quản lý thiết bị dạy học, phát triển năng lực
giao tiếp, đổi mới phương pháp dạy học… nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học.
Quản lý dạy môn Sinh học những năm qua ở các trường THCS huyện Việt
Yên, Bắc Giang có nhiều sự thay đổi và có sự chuyển biến tích cực góp phần
nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh, sự thay đổi đó một phần phát
huy tính tích cực, năng lực của học sinh như quản lý dạy học tích hợp, dạy học
theo dự án, dạy học theo chuyên đề, theo phương pháp nghiên cứu bài học, thực
hiện chương trình tự chủ của nhà trường, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cuộc
thi khoa học kĩ thuật... Tuy nhiên, chất lượng dạy học môn Sinh học và quản lý
dạy học môn Sinh học chưa tồn diện, cịn hạn chế về chiều sâu, còn rất mỏng,

mờ nhạt về các thành tố của quá trình dạy học.
Do vậy, để quản lý dạy mơn Sinh học ở trường trung học cơ sở đáp ứng
được yêu cầu của GD hiện nay thì các nhà quản lý trường học có những cách
quản lý dạy học theo hướng PTNL học sinh thích ứng với u cầu và có tính khả
thi trong thực tiễn. Nghiên cứu dạy mơn Sinh học và quản lý dạy môn Sinh học
theo hướng PTNL học sinh có ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn.
Vì vậy, đề tài: "Quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường THCS
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo hướng PTNL học sinh" được lựa chọn và
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu lý luận dạy học và quản lý dạy học, khảo sát thực tiễn dạy học
và quản lý dạy học để tìm ra những hạn chế, ưu điểm, đề xuất các biện pháp


15

quản lý dạy môn Sinh học tại các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, Bắc
Giang theo hướng PTNL học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường THCS theo hướng PTNL học sinh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường THCS huyện Việt
Yên, Bắc Giang theo hướng phát triển NL học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Dạy học môn Sinh học tại các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên,
Bắc Giang trong những năm gần đây đã có những ưu điểm nhất định như: Đã
cập nhật với phương pháp dạy mới, tư duy đổi mới nội dung đã dần hình thành
trong mỗi nhà quản lý vào giáo viên, các hình thức kiểm tra đánh giá đã linh
hoạt hơn, đã xây dựng được các ma trận đề…Tuy nhiên so với u cầu đổi mới

giáo dục cịn có những hạn chế: phương pháp giảng dạy chuyển từ phát triển nội
dung sang PTNL học sinh chưa được phổ biến. Nhiều CBQL, giáo viên còn mơ
hồ, lúng túng trong giảng dạy hướng PTNL học sinh…Có nhiều ngun nhân
dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến nguyên nhân quan trọng thuộc về
quản lý trong trường học. Nếu nghiên cứu xác lập được cơ sở lý luận và phát
hiện đầy đủ, chính xác thực trạng thì sẽ đề xuất được các giải pháp hợp lý, cấp
thiết và khả thi đối với dạy môn Sinh học và quản lý dạy môn Sinh học ở các
trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, Bắc Giang hướng phát triển năng lực
học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý dạy học môn Sinh học ở trường
trung học cơ sở theo hướng phát triển NL học sinh.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực tiễn, khảo sát thực trạng dạy học môn Sinh
học và quản lý dạy học môn Sinh học tại các trường trung học cơ sở huyện Việt
Yên, Bắc Giang theo hướng phát triển NL học sinh.


16

5.3. Nghiên cứu đưa ra giải pháp quản lý dạy môn Sinh học tại trường
trung học cơ sở huyện Việt Yên, Bắc Giang theo hướng phát triển NL học sinh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy học gồm có hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của
trò, nghiên cứu này hướng vào hoạt động dạy và quản lý hoạt động dạy mơn
Sinh học.
- Có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý dạy học môn Sinh học theo
hướng PTNL học sinh, nghiên cứu này hướng vào quản lý của hiệu trưởng
trường trung học cơ sở.
6.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát

Trên địa bàn huyện Việt Yên-Bắc Giang có trường THCS cơng lập và
trường THCS tư thục, nghiên cứu này được thực hiện trên các trường THCS
cơng lập.
Có 19 trường THCS công lập tại huyện Việt Yên-Bắc Giang, nghiên cứu
này thực hiện ở 11 trường THCS công lập đại diện cho các trường trên địa bàn
huyện về các điều kiện vùng miền thuận lợi và khó khăn, trình độ phát triển của
các nhà trường, trường đạt chuẩn quốc gia, trường chưa đạt chuẩn quốc gia chất
lượng giáo viên, chất lượng học sinh.
6.3. Giới hạn về thời gian
Các số liệu thống kê được điều tra từ năm 2019 đến năm 2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu khoa học, các lý thuyết khoa học, các cơng trình nghiên cứu
về dạy học và quản lý dạy học môn Sinh học hướng phát triển NL học sinh.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của nhà trường thông
quan dự giờ trên lớp, các bước thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên, các kế
hoạch chỉ đạo của tổ chuyên môn, của quản lý nhà trường nhằm phát hiện thực


17

trạng dạy học môn Sinh học và quản lý dạy môn Sinh học tại trường trung học
cơ sở.
- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu: Đối thoại giữa người hỏi và
người được hỏi nhằm mục đích tìm kiếm thơng tin cần thiết.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở phân tích, khai thác các
quan điểm, các khái niệm của mỗi nhà khoa học, để đưa ra các quan điểm của cá
nhân hướng vào quản lý dạy học phát triển NL học sinh có tính hợp lý, khả thi

và cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Tìm hiểu các công văn hướng dẫn của
Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang, Phòng GD&ĐT huyện Việt Yên về dạy học và quản
lý dạy học theo hướng phát triển NL học sinh. Tìm hiểu giáo án của giáo viên xem
việc xây dựng MTDH, xây dựng và thực hiện NDDH, sử dụng hình thức tổ chức
dạy học, kiểm tra kết quả dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh.
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Dùng tốn thống kê để tính tốn các số liệu thu thập được nhằm rút ra kết
luận khoa học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường
THCS theo hướng PTNL học sinh
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường THCS
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo hướng PTNL học sinh
Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường THCS
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo hướng PTNL học sinh


18

1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY MÔN SINH
HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG PTNL HỌC SINH
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về dạy học môn Sinh học theo hướng
PTNL học sinh
Dạy học môn Sinh học hướng PTNL học sinh đã có được một số nghiên
cứu: “Thơng tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành chương trình giáo dục phổ thơng mới chương trình tổng thể, môn

sinh học ở bậc THCS: Giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện chủ yếu thông
qua môn khoa học tự nhiên với việc tích hợp các kiến thức, kĩ năng về vật lí, hố
học và sinh học. Các nội dung này được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính,
kết hợp một số nội dung đồng tâm nhằm hình thành nhận thức về thế giới tự
nhiên và khoa học tự nhiên, giúp học sinh bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ
năng đã học về khoa học tự nhiên trong đời sống”[5], Thông tư cũng nêu rõ môn
Sinh học nằm trong tổ hợp khoa học tự nhiên, qua đó cũng nhấn mạnh về
phương pháp trải nghiệm, định hướng PTNL học sinh.
Tác giả Đinh Quang Báo năm (2018) về “dạy mơn sinh học tiếp cận
chương trình giáo dục phổ thơng mới, cơng trình này đã nêu để hiện thực hóa
Chương trình giáo dục phổ thơng mới, giáo viên, học sinh và nhà trường cần có
những nỗ lực trong đổi mới chun mơn, quản lí, giáo viên biết phân tích
chương trình, đọc được bản thiết kế u cầu cần đạt để tổ chức dạy học môn
Sinh học đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới”[2] .
Nhóm tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội năm (2016), về
“hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn sinh học cho học sinh ở
trường trung học phổ thơng. Cơng trình này nhóm tác giả đã khẳng định việc
dạy học PTNL thực chất là mỗi người học qua việc học hình thành cho bản thân
phát triển năng lực ở từng mơn học, qua đó mà chủ động việc học để đạt được
kết quả tối ưu”[29] .


19

Phan Khắc Nghệ (2012) đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Sinh học như: “1-sử dụng
thí nghiệm và câu hỏi, bài tập để dẫn dắt học sinh tới vấn đề cần phát hiện; 2hướng dẫn học sinh đưa ra các giả thuyết khoa học; 3-sử dụng hợp lí, đúng thời
điểm các phương tiện dạy học tạo thuận lợi cho học sinh phát hiện và giải quyết
vấn đề; 4-củng cố bài học bằng các câu hỏi hoặc bài tập vận dụng”[21] .
Nhóm tác giả Trần Thị Gái, Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Hồi Thanh

(2018) đã trình bày quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong dạy học phần
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật thuộc chương trình Sinh học 11
trung học phổ thơng. Nhóm tác giả cho rằng thơng qua các “chủ đề giáo dục
STEM trong dạy học sinh học giúp học sinh học thơng qua làm, lí thuyết gắn với
thực tiễn, phát triển các năng lực và tư duy kĩ thuật”[12].
Tác giả Trần Thị Ngần (2019), chỉ ra quy trình bốn bước sử dụng tư liệu
nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Sinh học 8 là: “1học sinh nhận nhiệm vụ học tập và các tư liệu dạy học liên quan; 2-học sinh tự
học, khai thác thông tin từ tư liệu dạy học và thực hiện nhiệm vụ; 3-học sinh
thảo luận nhóm; 4-thảo luận trước lớp và kết luận nhiệm vụ”[20].
Như vậy một số cơng trình nghiên cứu trước đây đã đi vào dạy học tiếp
cận năng lực của mỗi người thông qua việc hình thành cho bản thân năng lực
từng mơn học hay để thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới thì nhà
trường đổi mới chun mơn, thiết kế hoạt động dạy học mới, tăng cường
phuonge pháp trải nghiệm sáng tạo… nhưng chưa đi sâu phân tích các thành tố
dạy học nói chung và mơn Sinh học nói riêng.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về quản lý dạy học môn Sinh học theo
hướng PTNL học sinh
Quản lý dạy học môn Sinh học cũng có được đề cập đến như: Tác giả Hà
Văn Luân với sáng kiến kinh nghiệm được công bố năm 2017 về biện pháp quản
lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận NL ở trường THPT Mường Luân huyện
Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên, qua đó tác giả cũng đã làm sáng tỏ “để hoạt
động dạy học tiếp cận năng lực hiệu quả đạt được mục tiêu thì chủ thể quản lý


20

cần thực hiện các việc như: quản lý xây dựng mục tiêu chương trình; Quản lý
bồi dưỡng phương pháp dạy học; đánh giá; quản lý đầu tư CSVC”.
Tác giả Nguyễn Đức Tú Anh đưa ra biện pháp “quản lý dạy học môn Sinh
học tại các trường THCS trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng” trong

đó đã làm sáng tỏ về hoạt động dạy học và hoạt động học của học sinh học môn
Sinh học và công tác quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh.
Tác giả Trần Trung Dũng (2016) đã đề xuất sáu giải pháp quản lý hoạt
động dạy học ở trường trung học phổ thông theo hướng PTNL học sinh trên cơ
sở nghiên cứu lý luận về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở
trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh cụ thể:
“1-Kế hoạch hóa hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực học sinh. 2-Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung
học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3-Xây dựng bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo
định hướng phát triển năng lực học sinh. 4-Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý
hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý
trường trung học phổ thông. 5-Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học
sinh phát huy tốt vai trị của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng
lực. 6-Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp
ứng yêu cầu dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển
năng lực học sinh”[9].
Qua các cơng trình nghiên cứu trên, các tác giả có hướng nghiên cứu đi vào
nội dung quản lý dạy học, chưa có hoặc quản lý các thành tố còn rất mỏng, nghiên
cứu chưa bài bản, chưa có tính khả thi. Tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang chưa
có nghiên cứu nào về quản lý dạy học môn Sinh học theo các thành tố.
1.2. Khái niệm
1.2.1. Năng lực - Phát triển năng lực

1.2.1.1. Năng lực
Theo tác giả Nguyễn Thị Diễm Hằng - Cao Cự Giác - Lê Danh Bình,
(2018), cho rằng “Năng lực là khả năng thực hiện thành cơng và có trách nhiệm


21


các nhiệm vụ, giải quyết vấn đề trong các tình huống xác định cũng như tình
huống thay đổi trên cơ sở huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc
tính tâm lí khác nhau như: động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị...” [13].
Theo tác giả Nguyễn Văn Hồng và Vũ Thị Thanh Thủy cho rằng “Năng
lực là tổng hòa của 3 yếu tố chủ yếu: kiến thức, kĩ năng và thái độ sử dụng để
giải quyết một vấn đề cụ thể trong một bối cảnh cụ thể. Nói khác đi, năng lực có
ở một con người phải được bộc lộ ra ngồi thơng qua việc giải quyết một vấn đề
cụ thể trong một bối cảnh cụ thể”[15].
Trên cơ sở phân tích quan điểm trên, trong nghiên cứu này năng lực được
định nghĩa như sau: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân gồm
có ba mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện có kết quả một lĩnh vực hoạt
động nhất định.
1.2.1.2. Phát triển năng lực
Phát triển là xu hướng từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ đơn giản
đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn tạo ra cái mới, tiến bộ hơn.
Phát triển năng lực: Là quá trình nâng cao đồng bộ ba mặt kiến thức, kỹ
năng, thái độ đối với một lĩnh vực hoạt động nhất định cho hoạt động được thực
hiện có hiệu quả.
1.2.2. Dạy học-Dạy học hướng PTNL-Dạy học môn Sinh học theo
hướng PTNL
1.2.2.1. Dạy học
Tác giả Võ Quang Phúc (1996) cho rằng: “Dạy học là hệ thống những tác
động qua lại lẫn nhau giữa nhiều yếu tố nhằm mục đích trang bị kiến thức, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng và rèn luyện đạo đức cho người cơng dân.
Chính những nhân tố hợp thành hoạt động này cùng với hệ thống tác động qua
lại lẫn nhau giữa chúng đã làm cho dạy học thực sự tồn tại như một thực thể
toàn vẹn - một hệ thống” [24].
Trên cơ sở phân tích quan điểm trên, dạy học được định nghĩa như sau:
Dạy học là quá trình tương tác giữa thầy và trị thơng qua việc thực hiện các

thành tố: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương


22

tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học
nhằm đạt mục tiêu dạy học trong môi trường dạy học nhất định.
1.2.2.2. Dạy học theo hướng PTNL
Theo hai tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2016) thì: “Dạy
học theo định hướng phát triển năng lực là mở rộng dạy học định hướng nội
dung bằng cách tạo môi trường bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các
hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình một
cách hiệu quả” [29].
Tác giả Phạm Thị Hồng Tú, Nguyễn Văn Hồng (2017) cho rằng: “Phát
triển năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải có cách tổ chức hoạt động dạy học
hiệu quả. Việc tổ chức dạy học ở đây gắn với thiết kế bài học trước khi lên lớp;
tìm hiểu đối tượng dạy học; dạy học nêu vấn đề; chuyển giao nhiệm vụ học tập
cho học sinh; phản hồi thông tin cho học sinh; sử dụng linh hoạt các phương
pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học; đặc biệt là việc tổ chức, hướng dẫn hoạt
động học tập cho học sinh nhằm phát huy tối đa khả năng tham dự vào tiến trình
dạy học của học sinh”[28].
Theo tác giả Đậu Thị Hòa (2018) cho rằng: “Dạy học theo hướng phát
triển năng lực là nội dung chương trình và các phương pháp giáo dục phải
hướng tới việc hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh để các em có
thể tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo giải quyết được mọi vấn đề trong học
tập và cuộc sống”[17].
Căn cứ trên các khái niệm dạy học, năng lực, PTNL vào dạy học, khái
niệm dạy học hướng PTNL học sinh trong nghiên cứu này được lựa chọn như
sau: Dạy học theo hướng PTNL là quá trình tương tác giữa người dạy học theo
hướng PTNL và người học theo hướng PTNL thông qua việc thực hiện các

thành tố: MTDH theo hướng PTNL, NDDH theo hướng PTNL, PPDH theo
hướng PTNL, PTDH theo hướng PTNL, hình thức tổ chức dạy học theo hướng
PTNL, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo hướng PTNL nhằm đạt mục tiêu
dạy học theo hướng PTNL trong môi trường dạy học nhất định.


23

1.2.2.3. Dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL
Dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL hướng tới “kiến thức, kỹ năng,
thái độ” của học sinh có được sau quá trình học tập theo khung chương trình và
linh hoạt ở từng địa phương. Người thầy với vai trò giúp đỡ, định hướng con
đường học tập của trò, uốn nắn những hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ của trò
nhằm đạt mục tiêu dạy học.
Trên cơ sở phân tích khái niệm dạy học, năng lực và dạy học PTNL, khái
niệm dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL trong nghiên cứu này được định
nghĩa như sau: Dạy môn Sinh học theo hướng PTNL là q trình tương tác giữa
người dạy mơn Sinh học theo hướng PTNL và người học thông qua việc thực
hiện các thành tố: MTDH môn Sinh học theo hướng PTNL, NDDH môn Sinh
học theo hướng PTNL, PPDH môn Sinh học theo hướng PTNL, PTDH môn Sinh
học theo hướng PTNL, hình thức tổ chức dạy mơn Sinh học theo hướng PTNL,
kiểm tra đánh giá kết quả dạy môn Sinh học theo hướng PTNL nhằm đạt mục
tiêu dạy môn Sinh học theo hướng PTNL trong môi trường dạy học nhất định.
1.2.3. Quản lý-Quản lý dạy học-Quản lý dạy học hướng PTNL-Quản lý
dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh
1.2.3.1. Quản lý
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, mọi hoạt động đều phải có
tổ chức, bất cứ một tổ chức như thế nào, cơ cấu đơn giản hay phức tạp, quy mơ
rộng hay hẹp, theo mục đích gì đều cần có sự quản lý. Trên cơ sở phân tích quan
điểm, trong nghiên cứu này quản lý được định nghĩa như sau: Quản lý là tác

động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông
qua việc thực hiện các nội dung quản lý dạy học: MTDH, NDDH, PPDH,
PTDH, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra kết quả dạy học nhằm đạt được mục
tiêu quản lý trong điều kiện môi trường luôn biến động.
1.2.3.2. Quản lý dạy học
Quản lý dạy học bao gồm hai lĩnh vực đó là quản lý dạy của giáo viên bao
gồm xây dựng phân phối chương trình khung có sẵn, tổ chức thực hiện phân
phối chương trình, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện và quản lý việc học của


×