Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

To chuc day hoc theo huong phat trien nang luc hs CN9 TCAQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.75 KB, 3 trang )

Năm học: 2014 – 2015

Giáo án môn Công nghệ 9

Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
Chủ đề: “Giá trị của việc trồng CAQ và đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại
cảnh”
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
* Kiến thức:
- Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả
- Biết được đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
* Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phát triển tư duy kỹ thuật.
* Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ các giống cây ăn quả có giá trị, có ý thức tham gia phát triển
cây ăn quả của gia đình
2. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/BT trong chủ đề
Nội dung

Loại CH/BT

Giá trị của
việc TCAQ

CH định
tính

Đặc điểm
thực vật

CH định


tính

Yêu cầu
ngoại cảnh

CH định
tính

Nhận biết

Thông hiểu

Nêu được
giá trị của
việc
TCAQ
Câu 1.1
Nêu được
Phân biệt
các đặc
được rễ
điểm về
chính, rễ phụ;
Rễ, thân, Hoa đực, hoa
hoa, quả
cái và hoa
của CAQ
lưỡng tính;
Câu 1.2
Câu 2.1

Nêu được
tên các yếu
tố ngoại
cảnh tác
động đến
CAQ
Câu 1.3

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Giải thích được
vai trò BVMT
của CAQ
Câu 3.1

Giải thích được
vì sao không
trồng cây Vải ở
miền Nam?
Câu 3.2

3. Hệ thống câu hỏi/BT đánh giá theo các mức đã mô tả
1.1. Em hãy nêu các giá trị của việc trồng cây ăn quả?
Đ.a:
- CAQ cho quả có giá trị dinh dưỡng.
- Một số bộ phận của CAQ có giá trị làm thuốc chữa bệnh.
- CAQ cho quả làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến.
- CAQ có tác dụng lơn đến việc bảo vệ môi trường.

1.2. Nêu các đặc điểm chính về rễ, thân, hoa, quả của CAQ?
Giáo viên: Nguyễn Văn Khánh

Trường THCS Phan Bội Châu

1


Năm học: 2014 – 2015

Giáo án môn Công nghệ 9
Đ.a:
Các bộ
phận
Rễ

Đặc điểm

- Chính (rễ cọc): to, ăn sâu (từ 1 -10m) -> giữ cây đứng vững, hút nước
và chất dinh dưỡng.
- Phụ: nhỏ, nhiều; phân bố trên bề mặt (sâu từ 0.1-1m) -> hút nước và
chất dinh dưỡng.
Thân
- Phần lớn là thân gỗ: -> làm giá đỡ cho cây; hình thành các cấp cành
khác nhau. (thường quả được hình thành ở cành cấp 5).
- Một số thân bò: như cây dưa, dâu tây, …
Hoa
- Hoa đực: nhị phát triển, nhuỵ không phát triển. (đơn tính)
- Hoa cái: Nhuỵ phát triển, nhị không phát triển. (đơn tính)
- Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhuỵ trên cùng một hoa.

Quả
và - Dựa vào cấu tạo và đặc tính sinh vật học, tập quán sử dụng chia thành
hạt
6 nhóm quả: Quả nhân - Quả hạch (đào, mận, mơ, trám, ..) - Quả
mọng(nho, chuối, khế, hồng xiêm, lựu, vải, nhãn,…) - Quả có vỏ
cứng(dẻ, điều, …) - Quả kép(dứa, mít, ..)
1.3. Em hãy nêu yêu cầu ngoại cảnh của CAQ?
Đ.a:
Ngoại
Yêu cầu
cảnh
Nhiệt độ - Đa dạng: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới
- Ví dụ: chuối(25-300C); cam, quýt(25-270C); đào (phải có nhiệt độ
7,20C); Vải(phải có nhiệt độ thấp ở thời kì phân hoá mầm hoa).
Độ ẩm và - Đa số ưa ẩm(80-90%).
lượng
- Lượng mưa phân bố đều/năm (1000-2000mm). Chịu được hạn, không
mưa
chịu úng
ánh sáng - Đa số là cây ưa sáng;
- Một số chịu được bóng râm (dâu tây, dưa, …)
Chất dinh - Đa số là cây lâu năm: yêu cầu chất dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng (N,
dưỡng
P, K, …)
- Mỗi thời kì khác nhau yêu cầu dinh dưỡng khác nhau:
Ví dụ: Phân chuồng (sau thu hoạch)->Đạm, lân (thời kì đầu)->Kali(thời
kì cuối)
Đất
- Đất: có tầng canh tác dày; kết cấu tốt; nhiều chất dinh dưỡng; ít chua;
dễ thoát nước;

- Đất thích hợp: đất đỏ; phù sa ven sông.
2.1. Em hãy phân biệt các loại Rễ của CAQ?
Đ.a:
Rễ chính (rễ cọc): Mọc thẳng, ăn sâu 1-10m có tác dụng giữ cho cây đứng vững.
Rễ phụ: Mọc ngang, ăn sâu 01-1m có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng, mọc theo
mép tán cây.
Hoa đực: Chỉ cho hạt phấn
Hoa cái: Hình thành quả
Giáo viên: Nguyễn Văn Khánh

Trường THCS Phan Bội Châu

2


Năm học: 2014 – 2015

Giáo án môn Công nghệ 9

Hoa lưỡng tính: Cho cả hạt phấn và hình thành quả.
3.1. Vì sao nói CAQ lại có tác dụng Bảo vệ môi trường?
Đ.a:
- CAQ cũng giống cây rừng nói chung nên có đầy đủ vai trò giống như cây rừng đó là
điều hòa không khí, khí hậu, chắn gió bão, chống xói mòn, làm sạch môi trường, giảm
tiếng ồn, …
3.2. Vì sao cây Vải không trồng để lấy quả ở miền Nam?
- Do yêu cầu ngoại cảnh của cây Vải trong năm cần có khoảng thời gian nhiệt độ thấp
để giúp phân hóa mầm hoa thì cây Vải mới ra hoa nhưng ở miền Nam nhiệt độ luôn
cao nên không phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của cây Vải do đó người ta không
trồng Vải trong miền Nam.

4. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề
- Năng lực hợp tác
5. Đề xuất phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học tích cực: Thảo luận nhóm

Giáo viên: Nguyễn Văn Khánh

Trường THCS Phan Bội Châu

3



×