Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Xây dựng kế hoạch PR nội bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
Xây dựng kế hoạch PR nội bộ cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Truyền thông


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................vi
DANH MỤC BẢNG......................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH.........................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng thể............................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................3
3.1. Vấn đề nghiên cứu..........................................................................3
3.2. Khách thể nghiên cứu.....................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................3
5.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................3
5.2. Phương pháp phân tích và thu thập dữ liệu....................................4
6. Bố cục của đề tài..................................................................................5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG SNAPS VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ


TRƯỜNG KINH DOANH DOANH NGHIỆP TRUYỀN THƠNG
TẠI VIỆT NAM................................................................................6
1.1. Tổng quan cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông
Snaps.........................................................................................................6
1.1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp.........................................................6
1


1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động..........................................8
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh............10
1.1.4. Hoạt động Marketing (7P).........................................................12
1.2. Đặc điểm thị trường kinh doanh...................................................18
1.2.1. Xu hướng thị trường..................................................................18
1.2.2. Khách hàng mục tiêu.................................................................19
1.2.3. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................21
1.2.4. Phân tích SWOT doanh nghiệp Snaps......................................23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR NỘI BỘ TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRUYỀN THƠNG
SNAPS............................................................................................... 26
2.1. Phân tích thực trạng hoạt động PR nội bộ tại công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps..........................................26
2.1.1. Giới thiệu về các hoạt động PR nội bộ tại doanh nghiệp TNHH
Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps..........................................26
2.1.2. Thực trạng một số hoạt động PR nội bộ tại Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps..........................................27
2.2. Đánh giá thực trạng PR nội bộ tại doanh nghiệp TNHH Thương
mại Dịch vụ Truyền thông Snaps.........................................................33
2.2.1. Kết quả khảo sát nhân sự tại doanh nghiệp về hoạt động PR nội
bộ tại doanh nghiệp TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps.

.............................................................................................................33
2.2.2. Đánh giá chung về hoạt động PR nội bộ tại Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps..........................................37
2.3. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động PR nội bộ tại
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps...............37
2.3.1. Ưu điểm.....................................................................................37
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...........................................................38

2


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PR NỘI BỘ TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG
SNAPS GIAI ĐOẠN SÁU THÁNG CUỐI NĂM 2022.................41
3.1. Chiến lược phát triển trong thời gian tới của Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps..........................................41
3.1.1. Chiến lược kinh doanh..............................................................41
3.1.2. Chiến lược marketing................................................................42
3.2. Xây dựng kế hoạch PR nội bộ tại Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ Truyền thông Snaps trong thời gian 6 tháng cuối năm 2022
.................................................................................................................42
3.2.1. Mục tiêu kế hoạch.....................................................................42
3.2.2. Công chúng mục tiêu.................................................................42
3.2.3. Thông điệp truyền thông...........................................................43
3.2.4. Chi tiết triển khai các phương tiện PR nội bộ...........................44
3.2.5. Ngân sách dự kiến.....................................................................53

KẾT LUẬN....................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................55
PHỤ LỤC.......................................................................................... 56


3


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI được đánh giá là “kỷ nguyên số”, khi mà thông tin đóng vai
trị chiến lược, gây ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới hầu hết các lĩnh vực xã
hội, kinh tế, chính trị, văn hóa… Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp,
tổ chức và cơ quan đã quan tâm tới phát triển phương thực quản lý thông tin
chuyên nghiệp, từ đó ra đời khái niệm rõ ràng về quan hệ cơng chúng – hay cịn
gọi là PR. PR là một hoạt động liên quan tới việc nuôi dưỡng uy tín của cơng ty
đối với đối tượng cơng chúng (nhân viên, đối tác, …) và làm cho các bên thấu
hiểu, đồng cảm và gần nhau hơn.
Tới hiện tại, có thể đánh giá hoạt động PR đã trở thành một phần không
thể thiếu của sự phát triển xã hội, chính trị và kinh tế. Trên thực tế các doanh
nghiệp tại Việt Nam nói chung và Cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền
thông Snaps đã nhận thức được vai trị vơ cùng quan trọng của hoạt động quan hệ
cơng chúng. Tuy nhiên, hầu hết những doanh nghiệp này quan tâm nhiều hơn tới
việc truyền thơng ra bên ngồi mà bỏ qn hoặc khơng ý thức được việc, để có
thể xây dựng được thương hiệu song song với văn hóa thương hiệu bền vững
theo thời gian, PR nội bộ với đối tượng cơng chúng là chính những nhân viên
trong cơng ty chính là chìa khóa quyết định.
Bên cạnh đó PR nội bộ không chỉ nhắm đến việc thông báo hay truyền đạt
được thơng điệp mà cịn nhắm đến mục tiêu cao hơn là kết nối mục tiêu kinh
doanh với vai trò và hiệu quả của từng thành viên trong tổ chức. Doanh nghiệp
hoạt động tốt trong công tác PR nội bộ sẽ tạo nên sự khác biệt, gia tăng năng suất
và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Theo một nghiên cứu của Tạp chí Harvard
Business Review (2006), 66% kế hoạch thay đổi của doanh nghiệp không đạt

được những kết quả như mong muốn. Đáng chú ý là trong số những thất bại trên,
72% đến từ sự thiếu bài bản trong q trình truyền thơng về sự thay đổi đến đội
ngũ nhân viên. Hãng nghiên cứu Statista (Đức) cũng khẳng định, kế hoạch truyền
thông hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành
bại của quá trình doanh nghiệp thay đổi…
Là một sinh viên theo học chuyên ngành Truyền thông Marketing, tác giả
nhận thấy PR nội bộ đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động truyền
thông của doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp truyền thơng tại
Việt Nam nói riêng. Một doanh nghiệp truyền thơng có lợi thế về PR nội bộ sẽ là
1


một điểm cộng lớn đặt trong sự so sánh với các doanh nghiệp truyền thông khác,
đặc biệt là trong môi trường mà cá tính thương hiệu là một tiêu chí quan trọng
trong lựa chọn doanh nghiệp truyền thông của khách hàng. Hơn nữa, với đặc
điểm đặc trưng về vòng đời nhân sự ngắn trong các doanh nghiệp truyền thông,
sự kết nối giữa cá tính của mỗi cá nhân với phương hướng của tổ chức cũng giúp
cho họ hiểu và gắn kết với cơng ty hơn trong q trình làm việc, từ đó có thể
phần nào giải quyết vấn đề nhân sự được đặt ra.
Hoạt động PR nội bộ tại Snaps hiện nay đã và đang được thực hiện trên
nhiều kênh, đặc biệt được đẩy mạnh các hoạt động quan hệ nội bộ, cụ thể là các
sự kiện nội bộ. Bên cạnh đó, các hoạt động PR nội bộ trên các kênh khác như
mạng xã hội, email, … cũng đã được tổ chức một cách liên tục và xuyên suốt, và
nhận được sự hưởng ứng và tham gia từ tất cả các nhân sự tại công ty.
Tuy nhiên, các hoạt động PR nội bộ này vẫn chưa có được sự đầu tư đúng
mực để có được sự đồng bộ trong tư tưởng của đội ngũ nhân viên – kể cả với
công việc hay vấn đề nội bộ. Đặc biệt, thông điệp được sử dụng đối với hoạt
động PR nội bộ tại cơng ty chưa chính thức và có sự đồng nhất, kết hợp với
những thiếu sót khác trong cơng tác tổ chức làm cho hoạt động PR nội bộ tại
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thơng Snaps cịn chưa được hồn

thiện.
Vì những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng kế
hoạch PR nội cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps
bộ 6 tháng cuối năm 2022”. Chuyên đề này tập trung nghiên cứu các hoạt động
PR nội bộ tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps nhằm đề
xuất ra những giải pháp có thể thực hiện để nâng cao chất lượng hoạt động PR
nội bộ, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả cơng việc
cũng như giải quyết các vấn đề có thể phát sinh từ sự chưa hoàn thiện trong hoạt
động PR nội bộ nói trên.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng thể
Chuyên đề tập trung phân tích thực trạng, làm rõ những thành tựu cũng
như hạn chế trong hoat động PR nội bộ tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Truyền thơng Snaps, song song với điều đó, dựa trên những kết quả của việc
phân tích và tìm hiểu ngun nhân của những hạn chế để xây dựng kế hoạch PR
nội bộ nhằm hoàn thiện hơn hoạt động này tại doanh nghiệp.

2


2.2 Mục tiêu cụ thể
Một là, tìm hiểu tổng quan công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền
thông Snaps và doanh nghiệp thị trường truyền thông tại Việt Nam.
Hai là, đánh giá thực trạng những hoạt động PR nội bộ mà công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps đã và đang thực hiện. Tìm ra những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của chúng.
Ba là, xây dựng kế hoạch PR nội bộ tại công ty TNHH Thương mại Dịch
vụ Truyền thông Snaps giai đoạn sáu tháng cuối năm 2022.


3. Đối tượng nghiên cứu
3.1. Vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động PR nội bộ của Công ty
Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps (Cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Truyền thơng Snaps) nói chung.

3.2. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ nhân viên và ban lãnh đạo tại Công ty TNHH Thương mại Dịch
vụ Truyền thông Snaps.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Văn phịng Snaps tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội.
Phạm vi thời gian: Từ ngày 1/1/2022 – 15/3/2022.
Phạm vi nội dung: Hoạt động PR nội bộ.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Quy trình nghiên cứu
Giai đoạn 1 (01/01/2022 – 25/01/2022): Nghiên cứu tổng quan về doanh
nghiệp Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps.
Giai đoạn 2 (26/01/2022 – 08/02/2022): Nghiên cứu về hoạt động
marketing mix (7Ps) doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps;
Nghiên cứu về đặc điểm thị trường doanh nghiệp truyền thông tại Việt Nam.
Giai đoạn 3 (09/02/2022 – 27/02/2022): Nghiên cứu và đánh giá thực
trạng hoạt động PR nội bộ tại doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Truyền thông
Snaps; Thực hiện xây dựng bộ câu hỏi nghiên cứu định tính đối với nhân viên và
ban lãnh đạo tại doanh nghiệp về hoạt động PR nội bộ.

3



Giai đoạn 4 (27/02/2022 – 12/03/2022): Kết luận và đánh giá hoạt động
PR nội bộ tại doanh nghiệp TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thơng Snaps, từ
đó lập kế hoạch PR nội bộ doanh nghiệp giai đoạn 6 tháng cuối năm 2022.

4


5.2. Phương pháp phân tích và thu thập dữ liệu
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với hai nguồn dữ
liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Đối với dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu định tính được thu thập bằng phương
pháp tổng hợp từ các nguồn: Fanpage chính thức của công ty, các trang mạng xã
hội của nhân sự trong doanh nghiệp, văn bản, tài liệu chính thống của cơng ty và
thu thập thêm những thông tin cần nghiên cứu từ những nguồn bên ngoài khác
(sách, website…)
Đối với dữ liệu sơ cấp.
Mục tiêu: Tìm hiểu về những tổng quan của công ty và thực trạng hoạt
động truyền thông qua MXH của công ty hiện nay
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Quan sát: Mẫu ghi chép các hoạt động PR nội bộ tại doanh nghiệp.
Phương pháp phỏng vấn cá nhân: Trao đổi trực tiếp với các nhân sự hiện
tại của doanh nghiệp TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps.
Phương pháp lấy mẫu: Chọn mẫu tiện lợi phi xác xuất.
Nguyên tắc chọn đối tượng phỏng vấn cá nhân
Nhóm 1: Nhân viên trực tiếp tham gia vào công tác thực hiện PR nội bộ
tại Snaps.
Nhóm 2: Nhân viên khơng trực tiếp tham gia vào công tác thực hiện PR
nội bộ tại Snaps.

Nhóm 3: Ban lãnh đạo – những người trực tiếp tham gia vào lên mục tiêu,
chiến lược và kế hoạch PR nội bộ cho doanh nghiệp.
Việc chia thành 3 nhóm phỏng vấn giúp cho nghiên cứu được xây dựng
trên nhiều góc nhìn nhất, kết quả là có được tồn cảnh thực trạng PR nội bộ tại
doanh nghiệp TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps – từ những người
làm PR nội bộ tới công chúng nhận tin, đây cũng là những tham chiếu quan trọng
cần có để so sánh và làm nổi bật những điểm cần chú ý trong công tác PR nội bộ
của doanh nghiệp.

5


6. Bố cục của đề tài
Chương 1. Tổng quan về công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền
thông Snaps và đặc điểm thị trường doanh nghiệp truyền thông tịa Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng hoạt động PR nội bộ của doanh nghiệp TNHH
Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps.
Chương 3. Xây dựng kế hoạch PR nội bộ tại doanh nghiệp TNHH Thương
mại Dịch vụ Truyền thông Snaps giai đoạn sáu tháng cuối năm 2022.

6


1CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG SNAPS
VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP TRUYỀN THƠNG TẠI
VIỆT NAM
1.1. Tổng quan cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps.
1.1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp

Tên viết tắt:

SNAPS

Mã số thuế:

0315791771

Địa chỉ:

Lầu 2, 7/17 + 09/17 + 11/17 + 13/17 đường Nguyễn Trãi,
Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam

Người đại diện:

LÊ QUỲNH SƠN

Điện thoại:

0989000219

Ngày hoạt động:

2019-07-16

Quản lý bởi:

Chi cục Thuế Quận 1


Loại hình DN:

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn ngồi NN

Hình 1.1 Logo và màu sắc cơ bản trong bộ nhận diện thương hiệu hiện tại
của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps.
(Nguồn: Snaps – Hồ sơ năng lực)
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty THNN Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps (sau đây xin
được gọi tắt với tên Snaps) tính tới năm 2022, đã thành lập được 3 năm. Xuất
7


phát ban đầu chỉ có 2 người, doanh nghiệp đã thành lập văn phịng tại khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh trong đầu năm 2020, và mở rộng cụm văn phòng ra
Thành phố Hà Nội ngay trong cuối năm này. Tới hết năm 2021, Snaps có được
những thành cơng nhất định và ghi tên mình trong danh sách các Agency về
Social và Creator Marketing (Mạng xã hội và Người sáng tạo nội dung).
Nổi bật nhất trong số những khách hàng mà Snaps đã từng hợp tác cùng
có thể kể đến đó là siêu ứng dụng đa dịch vụ Grab với một loạt thương hiệu như
GrabFood, GrabMart, Grab Express, …
1.1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
(1) Tầm nhìn
Trở thành biểu tượng tiên phong cho việc tiếp tục phát triển và tạo ra một
hình thức làm việc mới để phản ứng và thích nghi với sự thay đổi liên tục của kỉ
nguyên quảng cáo.
(2) Sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Tại Snaps, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, phân tích và tổng hợp những
yêu cầu của khách hàng với sứ mệnh đem lại giá trị truyền thông vượt trội với sự
đồng hành của những nhân sự phù hợp và tận tuỵ nhất, quy trình làm việc đơn

giản nhất, mơi trường làm việc linh hoạt hoạt nhất và luôn luôn thích nghi với
những biến số có thể xảy tới.

8


1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
1.1.2.1. Sơ đồ bộ máy
Nói đơn giản, bộ máy vận hành của Snaps có thể chia ra thành 3 phần
chính trực tiếp bên dưới Giám đốc và có tương tác qua lại chặt chẽ với nhau: hai
phòng Account & Quản trị viên (một tại Hà Nội, một tại thành phố Hồ Chí Minh)
và bộ phận Sáng tạo và Lập kế hoạch sản xuất.
Cụ thể chi tiết về sơ đồ bộ máy tổ chức và hoạt động tại Snaps được thể
hiện trong hình dưới đây:
Hình 1.2. Cơ cấu nhân sự tại Cơng ty TNHH TM DV TT Snaps.
Giám đốc điều hành/
Nhà sáng lập
HCM
Bộ phận sáng tạo &
Lập kế hoạch sản xuất
HN
Quản lý trưởng Account
HCM
Quản lý trưởng Account
Senior Account
Executive
Senior Account
Executive

Quản trị viên


Account Executive
Account Executive

Thực tập sinh
Quản trị viên
Thực tập sinh
Account
(Nguồn: Quản lý văn phòng khu vực miền Bắc)

9


1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các vị trí
Đầu tiên, đứng đầu mỗi doanh nghiệp ln ln là vị trí Giám đốc. Tại
Snaps, giám đốc có vai trò quản lý chung, xét tuyển nhân viên, điều hành các
cơng việc, tham gia vào dự án với vai trị tư vấn khi thực sự cần thiết.
Đây là vị trí đóng vai trị quan trọng, có quyền và trách nhiệm lớn nhất
trong công ty. Cùng với các quản lý trưởng tại văn phịng Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, họ có nhiệm vụ định hướng, điều hành, quản lý và đưa ra những
quyết định lớn và ảnh hưởng nhiều nhất tới doanh nghiệp. Bên dưới vị trí giám
đốc, doanh nghiệp chia ra thành 2 bộ phận chính, đó chính là các phòng Account
và Bộ phận Sáng tạo và Lập kế hoạch sản xuất.
Tiếp theo, Bộ phận Sáng tạo và Lập kế hoạch sản xuất chịu trách nhiệm
sản xuất các sản phẩm về TVC, nhạc phim, MV nếu được yêu cầu. Bộ phận này
hoạt động trong mối quan hệ liên kết với các phòng ban khác, tuy nhiên nếu so
với mối quan hệ tương tác giữa hai phịng Account thì bộ phận này hoạt động
mang tính chất độc lập hơn.
Cuối cùng và quan trọng nhất trong doanh nghiệp có thể kể tới đó là hai
phịng Account (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).

Để giải thích về vị trí làm việc này, có thể nói Account là vị trí cơng việc
sẽ đảm bảo sự giao tiếp thơng suốt và tính chun môn, hiệu quả công việc giữa
tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp truyền thông, cũng như là từ trong nội bộ
doanh nghiệp với khách hàng và các nhà cung cấp. Các phịng Account thường
có một số vị trí cơng việc chính như sau:
Quản lý trưởng bộ phận Account có nhiệm vụ quản lý chung các
Account, đào tạo nhân viên mới, phân chia công việc trong team và tham vấn
(nếu cần) và các công việc chung của Account.
Nhân viên Account có nhiệm vụ tham gia vào hoạt động cụ thể của team
Account như: nhận và giải brief từ khách hàng, pitching, tiến hành dự án nếu
được nhận.
Quản trị viên (Admin) có nhiệm vụ xử lý giấy tờ, hợp đồng, vận chuyển
và các vấn đề pháp lý nói chung.
Bên cạnh đó, với đặc điểm là một doanh nghiệp nhỏ, tinh gọn bộ máy và
tập trung nhiều vào Marketing người sáng tạo nội dung, Snaps cịn có một số đặc
điểm khác với các Agency khác như các vị trí quản lý sẽ đảm nhiệm vị trí HR
cho từng vùng và các vị trí ít khi cần tới khác trong doanh nghiệp đều được

10


outsource (thuê ngoài) theo từng dự án với danh nghĩa công tác viên để đảm bảo
sự tinh gọn bộ máy làm việc.
1.1.2.3. Bộ phận phụ trách PR nội bộ:
Bộ phận phụ trách hoạt động PR nội bộ hiện nay tại Snaps chưa được hình
thành thực sự rõ ràng, trong đó các hoạt động nội bộ chủ yếu được Giám đốc lên
ý tưởng, bàn với các quản lý vùng để lên kế hoạch và giao cho bộ phận Quản trị
viên lên kế hoạch dưới sự giám sát và cố vấn của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó,
những cơng việc PR nội bộ khơng chỉ có sự tham gia của đội ngũ quản trị viên
mà cịn có sự tham gia trực tiếp của tất cả những thành viên khác trong văn

phòng nếu có thể.
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chủ yếu hiện nay của Snaps là về marketing dựa
trên các nhà sáng tạo nội dung, với lợi thế trên nền tảng mạng xã hội. Dịch vụ mà
Snaps cung cấp hiện nay bao gồm liên hệ hợp tác, lên kế hoạch truyền thông, sản
xuất sản phẩm sáng tạo và thực hiện, nghiệm thu chiến dịch truyền thông. Một số
sản phẩm dịch vụ cụ thể mà hiện tại Snaps đang cung cấp có thể kể tới đó là: xây
dựng và tiến hành thực hiện kế hoạch truyền thông dựa trên người ảnh hưởng
trên nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tik Tok, …); xây dựng chiến dịch truyền
thông thương hiệu; sản xuất sản phẩm sáng tạo (TVC, Ads, …) theo chiến dịch.

11


1.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Snaps từ 2019 – 2021.
(Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu

2019
(Tháng 9 -12)

1. Doanh thu bán hàng và cung
6,416,470,720
cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng
6,416,470,720
và cung cấp dịch vụ

4. Giá vốn hàng bán
4,299,035,380
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
2,117,435,340
cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính 0
7. Chi phí tài chính
0
8. Chi phí bán hàng
160,247,879
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 70,876,746
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
1,886,310,715
kinh doanh
11. Thu nhập khác
0
12. Chi phí khác
0
13. Lợi nhuận khác
0
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
1,886,310,715
thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện
377,262,143
hành
16. Chi phí thuế TNDN hỗn lại 0
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập 1,509,048,572
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
0


2020

2021

15,740,557,213

30,540,350,712

0

0

15,740,557,213

30,540,350,712

9,570,406,300

17,007,645,867

6,170,150,913

13,532,704,845

0
0
331,764,726
87,758,958


0
0
545,752,747
124,957,800

5,750,627,229

12,861,994,298

0
0
0

0
0
0

5,750,627,229

12,861,994,298

1,150,125,446

1,607,998,860

0
4,600,501,783
0

0

11,253,995,438
0

(Nguồn: Kế toán tại Snaps)
 Nhận xét:
Nhìn chung, doanh thu qua các năm đều tăng và tăng trưởng tương đối
nhanh so với thời gian thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt từ năm 2020 – 2021,
doanh thu đã tăng gần gấp đôi, cho thấy sự phát triển nhanh chóng của Cơng ty.
Như vậy, sự mở rộng quy mô đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho doanh
nghiệp.
Song song với việc gia tăng doanh thu, các chi phí cũng gia tăng theo, tuy
nhiên doanh nghiệp vẫn giữ được mức lợi nhuận tăng trưởng dương, thậm chí
gần gấp 3 lần so với năm cũ. Tuy vậy trong tất cả các chi phí, chi phí quản lý
doanh nghiệp lại tăng nhẹ hơn, cho thấy các hoạt động quản lý doanh nghiệp
chưa có được sự đầu tư xứng đáng so với doanh thu và lợi nhuận mang lại.

12


1.1.4. Hoạt động Marketing (7P)
Các hoạt động Marketing của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Truyền thông Snaps sẽ được phân tích theo mơ hình 7Ps marketing dịch vụ, gồm
các nội dung chính như sau.

Sản phẩm (Product)
Với các sản phẩm dịch vụ tại Snaps, công ty luôn đảm bảo vị trí của mình
chính là đại diện của cơng ty khách hàng khi làm việc với các bên cung cấp dịch
vụ, cụ thể:
Đây là những chiến dịch truyền thông được lên kế hoạch và thực hiện
trọn gói bởi Snaps.

Có những thảo luận và tham vấn cho khách hàng về những phương án để
khách hàng đạt được mục tiêu truyền thông tốt nhất, chứ không quá “chiều
khách” mà không màng tới lợi ích truyền thông mà khách hàng nhận được qua
chiến dịch.
Snaps cũng luôn cân nhắc và điều chỉnh linh hoạt chi tiết công việc phù
hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.
Về sản phẩm cụ thể, với xuất phát điểm ban đầu là một Agency chuyên về
Influencer Marketing - làm việc chủ yếu với những người có tầm ảnh hưởng,
Snaps đã ln luôn đổi mới, phát triển, mở rộng và tiến về phía trước trong các
lĩnh vực khác như marketing người sáng tạo nội dung, marketing sáng tạo nội
dung và sản xuất các sản phẩm truyền thông.
Các dịch vụ hiện tại của Snaps có thể kể đến như: lên kế hoạch, liên hệ
KOL và người sáng tạo nội dung số và thực hiện chiến dịch truyền thông và lên
kế hoạch truyền thông cụ thể và chi tiết, bao gồm kịch bản và nội dung cho nhãn
hàng trên Mạng xã hội qua các kênh.

13


Địa điểm (Place)
Các nền tảng làm việc và kết nối khách hàng hiện tại của Snaps cũng là
những nền tảng mạng xã hội nhiều người sử dụng nhằm mục đích dễ dàng kết
nối với khách hàng và nhà cung cấp, có thể kể đến như: Zalo, Whatsapp,
Messenger, GoogleMeet…những hoạt động giao tiếp này diễn ra chủ yếu trên
nền tảng online, điều này mang lại cả hai mặt thuận lợi và bất lợi:
(1) Thuận lợi
Về mặt thuận lợi, làm việc chủ yếu trên nền tảng online đã xóa đi khoảng
cách địa lý trong cơng việc, khó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và đặc
biệt phù hợp trong thời gian đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng nhiều tới những
công việc cần sự gặp gỡ trực tiếp của người với người. Snaps đã có thể nhận các

cơng việc tại cả miền Bắc và miền Nam, nắm được cơ hội thuyết trình dự án
alinh hoạt, khơng tốn chi phí di chuyển và chuẩn bị quá nhiều. Bên cạnh đó, văn
hóa làm việc online cũng giúp cho nhân sự tại doanh nghiệp tạo thói quen ln
ln online và ln ln sẵn sàng hồi đáp khách hàng khi cần thiết. Không chỉ
vậy, môi trường làm việc online cũng rất phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp
đang kinh doanh: dịch vụ truyền thông trên mạng xã hội.
(2) Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã được liệt kê ở trên, môi trường làm việc chủ
yếu trên các nền tảng trực tuyến cũng mang lại những khó khăn nhất định khó
khắc phục.
Đầu tiên, thiếu đi sự giao tiếp trực tiếp sẽ dẫn tới nhiều sự hiểu nhầm hoặc
thiếu sót trong thơng tin. Dù thơng tin được trao đổi online rất tiện lợi và nhanh
chóng nhưng cũng chính vì vậy mà người gửi thơng điệp đơi khi dễ diễn đạt
nhầm hoặc thiếu, dẫn tới người nhận thơng điệp có thể có những cách hiểu sai
lệch về thơng điệp.
Bên cạnh đó, việc thiếu đi kinh nghiệm làm việc và giao tiếp trực tiếp với
khách hàng cũng có thể trở thành rào cản trong trường hợp những dự án được
khách hàng yêu cầu trực tiếp trao đổi và thuyết trình đề nghị.
(3) Kết luận
Để đánh giá chung, đối với doanh nghiệp truyền thông như Snaps, cung
cấp dịch vụ online là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp – đặc biệt là khi các công
việc của Snaps vẫn đang được thực hiện rất trôi chảy trên nền tảng này. Những
khó khăn cho tới thời điểm hiện tại chưa gây ra cản trở lớn trong quá trình làm
việc, và có thể xem xét khắc phụ được bằng các biện pháp khác nhau.

14


Con người (People)
Nhân sự tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps –

đặc biệt đối với vị trí Account ln được nhớ đến bởi 3 tiêu chí: Linh hoạt, Chủ
động và Nhạy với thông tin.
Linh hoạt
Đặc điểm và thế mạnh của một Agency theo mơ hình Boutique (tinh gọn)
mà những công ty truyền thông đi theo mô hình khác có thể khơng có đó là nhân
sự sẽ ln có sự linh hoạt trong cơng việc. Tại đây, mọi người sẵn sàng và có thể
nhận những đề bài khó nhằn hơn, chi tiết hơn, lạ hơn từ khách hàng.
Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là Snaps ln sẵn sàng nhận bất cứ
cơng việc nào, dù có khó thực hiện thế nào. Sự linh hoạt và cam kết trong công
việc luôn được xây dựng nên từ sự tôn trọng và thấu hiểu giữa các bên trong quá
trình hợp tác.
Chủ động
Với đặc thù đối tượng, không gian triển khai công việc là các thành phần
của mạng xã hội – một nơi luôn luôn và luôn luôn thay đổi, những nhân sự của
Snaps cũng luôn cần một tinh thần chủ động – chủ động liên hệ, chủ động đề
xuất, chủ động cập nhật tình hình để cơng việc ln đảm bảo được thực hiện
đúng và sn sẻ nhất, từ đó đem lại sự hài lòng cho các bên cũng như tránh gây
ra tắc nghẽn trong quá trình làm việc nội bộ.
Nhạy với thơng tin
Cũng vì đặc thù là làm việc trên mạng xã hội, những nhân sự tại đây cũng
cần có những hiểu biết và đam mê về Social nhất định. Luôn tự cập nhật cho bản
thân những kiến thức mới, xu hướng mới, chiến dịch mới là vô cùng cần thiết
cho cơng việc.
Bên cạnh đó, nhạy bén với thơng tin cũng giúp nhân sự giảm được những
trường hợp hiểu sai, hiểu lầm trong thỏa thuận giữa các bên, điều này đặc biệt
quan trọng trong trường hợp doanh nghiệp truyền thông là cầu nối giao tiếp giữa
khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.

Bằng chứng vật lý (Physical Evidence)
Physical Evidence (Bằng chứng vật lý) vốn là một cụm từ/yếu tố khó có

thể dịch ra đúng nghĩa trong tiếng Việt. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến việc
xây dựng thương hiệu và có một hình ảnh thương hiệu nhất qn trong lòng
khách hàng.

15


Hiện tại, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thơng Snaps đang
trong q trình hồn thiện bộ nhận diện thương hiệu và Website. Sau khi hoàn
thành, đây là yếu tố quan trọng để gia tăng tính nhất quán và thiết lập nhận thức
của khách hàng về thương hiệu.
Bên cạnh đó, trụ sở văn phịng cũng là một điểm nhấn quan trọng vì là nơi
các đối tác, khách hàng sẽ có cơ hội được tìm hiểu về văn hóa cơng ty qua đánh
giá văn phịng làm việc. Snaps ln tạo cho văn phịng làm việc một bầu khơng
khí trẻ trung, năng động và bùng nổ, từ đó gây được ấn tượng cho đối tác qua
những cuộc gặp mặt (kể cả online và offline) cũng như giúp cho nhân sự có một
tinh thần làm việc tốt nhất.

Quy trình (Process)
Sơ đồ 1.1. Quy trình làm việc nội bộ

C
hỉnhsửa N
ghiệm
N
hậnđềN
ghiêncứu T
huyết
Đ
ềxuất hồnthiệnT

riểnkhai thuvà
bài đềbài trình
kếhoạch thanhtốn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước đầu tiên trong quy trình làm việc tại Snaps đó chính là nhận đề bài
(yêu cầu) từ khách hàng. Khách hàng có nhu cầu muốn tư vấn và hỗ trợ về truyền
thông sẽ gửi lại yêu cầu (đề bài) cho Snaps, trong bước này công ty và khách
hàng sẽ trao đổi qua lại với nhau dưới hình thức họp mặt và email để làm rõ đề
bài cũng như thăm dò các nhu cầu từ phía khách hàng.
Sau khi đã làm rõ đề bài của khách hàng, Snaps sẽ đi vào giai đoạn nghiên
cứu các thông tin cần thiết cho nhu cầu và vấn đề của khách hàng. Từ những
thông tin nghiên cứu được Snaps sẽ tổng hợp thành những ý chính phục vụ cho
việc làm đề xuất sau này.
Tiếp theo sau khi đã nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng, từ những
thông tin nghiên cứu được, Snaps đưa ra các phương án, giải pháp đề xuất cụ thể
cho từng hạng mục của khách hàng. Tùy vào mỗi loại hình nhu cầu của khách

16


hàng mà đề xuất sẽ được trình bày theo những cách khách nhau nhằm đảm bảo
khách hàng dễ năm bắt dễ hiểu.
Sau khi đã có được những đề xuất cụ thể về kế hoạch truyền thơng, Snaps
sẽ tiến hành trình bày các đề xuất với khách hàng, thể hiện những mong muốn và
gợi ý có thể đóng góp hoặc thay đổi trong cơng việc. Nhận đề xuất và góp ý cho
việc lên kế hoạch cụ thể, từ đó chỉnh lại báo giá và ký kết hợp đồng.
Để đảm bảo kế hoạch truyền thông theo đúng mong muốn khách hàng
cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất, Snaps sẽ có bước chỉnh sửa và hoàn thiện
kế hoạch cuối cùng, qua sự tham khảo của các chuyên gia và cân đối nội dung –
ngân sách đối với các nhà cung cấp.

Khi đã hồn thiện kế hoạch truyền thơng, cơng ty sẽ đi vào triển khai thực
tế các hoạt động đã đề xuất và đảm bảo chất lượng các hoạt động xuyên suốt quá
trình diễn ra chiến dịch và quá trình vận hành sản phẩm.
Và cuối cùng, một bước rất trong quy trình làm việc của Snaps đó chính là
bước nghiệm thu và thanh tốn. Tại bước này, cơng ty tiến hành đánh giá và thu
thập lại kết quả của toàn bộ các hoạt động, làm các giấy tờ và thủ tục thanh toán
gửi đến khách hàng.

Giá (Price)
Tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền thông Snaps, giá cả đầu vào và
đầu ra dựa theo thị trường và được cập nhật liên tục từ hàng ngày tới hàng giờ.
Đối với giá bán ra, Snaps ln có những chiến lược giá phù hợp cho
những bên thân thiết và có mối quan hệ hợp tác lâu dài với doanh nghiệp. Mức
giá được định ra luôn được tính tốn bao gồm chi phí sản xuất và các chi phí phát
sinh khác, để đảm bảo khách hàng khơng phải tính tốn hay chịu thêm bất kỳ chi
phí phát sinh nào về sau.

Truyền thông (Promotion)
(1) Mạng xã hội
Những bài đăng trên Fanpage Snaps – kênh truyền thông mạng xã hội duy
nhất của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thơng Snaps hiện tại có rất
ít bài đăng, với tần suất đăng bài cũng giãn cách khá xa (3-6 tháng). Bên cạnh đó,
những bài đăng này cũng chưa thực sự cho thấy sự đầu tư vào nội dung cũng như
hình ảnh.
Điều này cho thấy kênh truyền thơng mạng xã hội chưa thực sự được chú
trọng tới trong hoạt động truyền thông của Snaps, một phần lý do là vì doanh
nghiệp chưa có mục tiêu và định hướng đặc biệt cho kênh này.

17



(2) Marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân
Truyền thông trực tiếp và bán hàng cá nhân có thể coi là một thế mạnh của
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps. Với đặc điểm là doanh
nghiệp nhỏ và ít người, hầu hết mọi người ở văn phịng đều đóng vai trị là một
cầu nối trong giao tiếp với khách hàng. Điều này giúp cho quá trình kết nối với
khách hàng thường xuyên, liên tục và có sự thân thiết hơn kể cả bên ngồi cơng
việc.
Snaps ln chú trọng các hoạt động góp phần tạo nên mối quan hệ hợp tác
thân thiết và dài lâu với các khách hàng cũng như nhà cung cấp của mình. Điều
này có thể thể hiện qua email thăm hỏi, tin nhắn cá nhân, hoặc các buổi gặp mặt
hai bên không nằm trong phạm vi cơng việc.
Có thể đánh giá, kênh truyền thơng trực tiếp này đã và đang là cách làm
truyền thông hiệu quả và có định hướng phù hợp nhất với Snaps tại thời điểm
này (về khía cạnh kết quả kinh doanh).
(3) PR
Tuy không đầu tư quá nhiều vào các trang mạng xã hội cũng như quảng
cáo, nhưng Snaps tập trung đầu tư nhiều hơn vào những dự án phim ngắn, show
ca nhạc & tài trợ dự án nghệ thuật. Đây đều là những dự án xã hội mang tính
nhân văn, không chỉ mang ý nghĩa về mặt truyền thông mà còn là tài sản thương
hiệu, trực tiếp thể hiện cá tính, góc nhìn, phong cách cũng như tính hình ảnh
thương hiệu. Một số dự án/sản phẩm nổi bật có thể kể tới đó là:
Silence Sings - />Silence Sings được định hướng là hình thức biểu diễn, hồ âm phối khí và
thưởng thức nghệ thuật trực tiếp dựa vào kỹ thuật xử lý âm thanh qua tai nghe
nhét tai. Với ý tưởng về cách thưởng thức những bản nhạc một cách lặng lẽ,
Silence Sings mong muốn mang tới cho thính giả những giây phút được tự
thưởng thức bản thân, được một mình sống tự do trong khơng gian của chính
mình mà không bị ảnh hưởng hoặc gây ảnh hưởng tới không gian xung quanh.
NHỮNG NGÀY 20 – Phim ngắn - />“Những ngày 20” được xây dựng dựa trên những cung bậc cảm xúc của
những năm tháng tuổi trẻ mà mỗi người đều đã có thể trải qua, được coi như một

món quà mà ban sản xuất gửi tặng những ai đang và đã từng trẻ.
Jasmin - />Jasmin là một dự án phim thể nghiệm về chủ đề bình đẳng giới được thực
hiện bởi biên đạo trẻ Chi Nguyễn và đạo diễn La Dung hợp tác sản xuất. Dự án
được thể hiện dưới dạng video múa được biên đạo với rất nhiều cảm xúc nhằm
18


mục đích phản ánh những góc nhìn khác đầy độc đáo về giới tính trong xã hội
ngày thơng nay qua một trải nghiệm âm thanh và hình ảnh được thực hiện bởi sự
kết hợp mới mẻ của các vũ công và nhạc sĩ tài năng.
Tuy kể từ năm 2021, kế hoạch phát triển tiếp tục các dự án trên vẫn đang
tạm ngưng vì nhiều lý do, Snaps vẫn hy vọng năm 2022 sẽ là một năm đầy hứa
hẹn để công ty có cơ hội để tiếp tục thực hiện những dự định trên.
Đặc biệt, Snaps cũng xác định đây kênh truyền thông qua những dự án
hợp tác đầu tư và tự đầu tư thực hiện nội dung này là một cách làm truyền thông
qua sản phẩm tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nhất.
Cụ thể là sau dự án phim ngắn “Những ngày 20” và chuỗi sự kiện phát hành
phim và MV OST của phim, tên tuổi Snaps đã được biết tới rộng rãi hơn bởi rất
nhiều nhóm sản xuất, nghệ sĩ và đối tác, những khách hàng lớn mới như IDP và
Momo cũng đã biết tới và liên hệ hợp tác cùng công ty.
Đánh giá chung
Tuy những hoạt động truyền thông đối ngoại của Snaps chưa đa dạng và
được chú ý phát triển trong giai đoạn này, nhưng với định hướng hiện tại của
công ty, những hoạt động truyền thông này vẫn đang rất phù hợp và có lợi ích
trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm thị trường kinh doanh
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Snaps được định vị là
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền thông tại Việt Nam, chủ yếu trên nền
tảng social media.
Thị trường các doanh nghiệp truyền thông tại Việt Nam hiện tại có thể

đánh giá là thị trường phân mảnh. Thị trường phân mảnh là thị trường mà khơng
có doanh nghiệp nào có thể gây đủ ảnh hưởng để di chuyển ngành theo một
hướng cụ thể, thường bao gồm vô số doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh với
nhau.
1.2.1. Xu hướng thị trường
(1) Chính trị, kinh tế
Từ ngày mùng 1/2 (mùng 1 Tết Nguyên Đán) cho đến hết năm 2022, thuế
giá trị gia tăng (VAT) sẽ được giảm 2% đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ
đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, kể cả lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ truyền thông của Snaps.
Giảm thuế VAT là một thơng tin làm hài lịng và vui mừng nhiều doanh
nghiệp, kể cả những doanh nghiệp truyền thông như Snaps. Điều này góp phần
19


kích cầu sử dụng dịch vụ và giảm gánh nặng tài chính cho nhiều doanh nghiệp,
đặc biệt trong bối cảnh dịch bênh Covid-19 ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận
của nhiều ngành hàng.
Khơng chỉ đem lại lợi ích về kinh tế cho Snaps, chính sách này cũng san
sẻ gánh nặng tài chính cho những khách hàng và khách hàng tiềm năng của cơng
ty, từ đó họ sẽ bớt đắn đo ngân sách hơn khi sử dụng dịch vụ mà Snaps cung cấp.
(2) Xã hội và công nghệ
Trong những năm trở lại đây, dịch bệnh Covid-19 đã thay đổi không nhỏ
những thói quen xã hội và mở đường cho những công nghệ mới phát triển.
Khi mà con người bị hạn chế tiếp xúc trực tiếp, các mạng xã hội bắt đầu
phát triển hơn nhằm đáp ứng nhu cầu được kết nối của xã hội. Đặc biệt phát triển
vượt trội có thể kể tới nền tảng Tik Tok, tính tới 28/9/2021 đã vượt mốc 1 tỷ
người dùng.
Từ đây, hoạt động truyền thông dựa trên người ảnh hưởng (influencer)
cũng phất lên như diều gặp gió, khi mà nhu cầu sử dụng mạng xã hội của cơng

chúng nói chung tăng lên đáng kể. Từ những nền tảng truyền thống lâu đời hơn
như Facebook, Youtube tới những nền tảng có tuổi đời nhỏ hơn như Tik Tok. Các
doanh nghiệp cũng đã sớm nắm bắt được xu hướng mới này và đầu tư nhiều hơn
cho marketing người ảnh hưởng trong những chiến dịch truyền thông của mình.
1.2.2. Khách hàng mục tiêu
Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam là
đối tượng khách hàng chủ yếu của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền
thơng Snaps. Trong tầm nhìn 2 năm tới, doanh nghiệp kỳ vọng có thể mở rộng thị
trường ra Đơng Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung; cụ thể là một số khách
hàng tiềm năng từ Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philipine.
Với quy mô doanh nghiệp nhỏ và số lượng nhân sự không quá nhiều, số
lượng khách hàng mà Snaps tiếp nhận trong cùng một thời điểm cũng khơng thể
nhiều. Vì vậy, khách hàng của Snaps chủ yếu được chia làm 2 dạng chính: khách
hàng thân thiết và khách hàng vãng lai.

20


Hình 1.1. Những khách hành đã từng hợp tác cùng Công ty TNHH Thương
mại Dịch vụ Truyền thông Snaps.
(Nguồn: Snaps – Hồ sơ năng lực)

Khách hàng thân thiết
Với doanh nghiệp nào cũng vậy, khơng chỉ nói riêng doanh nghiệp truyền
thơng, việc duy trì mối quan hệ với những đối tác chiến lược là một hoạt động vô
cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh
nghiệp truyền thông như Snaps, điều này cũng không ngoại lệ, cụ thể khách hàng
thân thiết và có hợp tác lâu dài với Snaps thường là các doanh nghiệp có quy mơ
lớn, có thể kể tới như:
Grab – Siêu ứng dụng đa dịch vụ: các thương hiệu GrabFood, GrabMart,

GrabExpress, OneGrab, …
Công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP: các nhãn hàng Kun và Ba Vì.
Yến Việt.
Đối với những khách hàng thân thiết này, tỷ lệ được duyệt dự án gần như
là tuyệt đối và bên cạnh đó, những thủ tục và quy trình làm việc cũng nhanh
chóng hơn vì những vấn đề này đã được thống nhất và hình thành qua nhiều lần
hợp tác từ trước. Chính vì vậy, cả hai bên đều coi nhau là những đối tác lâu dài
và ln có những sự ưu tiên nhất định trong các dự án hợp tác.

Khách vãng lai
Bên cạnh những khách hàng thân thiết nêu trên, Snaps cũng liên tục nhận
những lời mời hợp tác từ những thương hiệu mới/không hợp tác quá thường
xuyên.

21


×