Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành GIÁO dục TIỂU học Trường ĐHSP TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
(ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC)
MÃ SỐ: 60.14.01.01

Thành phố Hồ Chí Minh - 5/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
(ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC)
MÃ SỐ: 60.14.01.01

Thành phố Hồ Chí Minh - 5/2016


QUYẾT ĐỊNH

1


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC)
MÃ SỐ: 60.14.01.01


PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
CHƯƠNG TRÌNH

2


1. LỊCH SỬ ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH
Theo Quyết định số 1873/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học), mã số: 60 14 01 01,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã mở khóa đào tạo thạc sĩ chuyên
ngành Giáo dục học (Tiểu học) đầu tiên vào năm học 2012 - 2013. Từ đó đến nay
trường đã mở 4 khóa đào tạo với 68 học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học
(Tiểu học) đã và đang theo học.
Dựa vào Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 do Quốc hội thơng qua ngày
18-6-2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01- 2013), Quy chế Đào tạo trình độ thạc
sĩ ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014) và
Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt
được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình
xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
(ban hành kèm Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16-4- 2015 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo), Khoa Giáo dục Tiểu học đã tiến hành rà sốt, sửa đổi, cập nhật, bổ sung và
hồn thiện Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học) để đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và các nhà quản lí giáo dục ở bậc
tiểu học, tiếp cận với chương trình đào tạo của các nước tiên tiến.

3



Ngoài căn cứ pháp lý, việc sửa đổi, cập nhật, bổ sung và hồn thiện Chương
trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học) còn căn cứ vào năng lực
đào tạo của nhà trường, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và yêu cầu thực tiễn của
giáo dục bậc tiểu học. Các học phần được xây dựng bảo đảm nguyên tắc phù hợp với
mục tiêu, chuyên ngành đào tạo, có sự phân bố hợp lý giữa các chủ đề kiến thức,
không trùng lắp với kiến thức ở trình độ đại học và phải ở mức độ cao hơn, tiên tiến
hơn, có tham khảo những chương trình đào tạo cùng chuyên ngành ở những trường đại
học lớn ở trong và ngồi nước. Ngồi ra, chương trình được bổ sung, chỉnh sửa dựa
trên báo cáo đánh giá Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu
học) đã được áp dụng từ năm học 2012 – 2013.
2. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học) nhằm giúp học
viên bổ sung năng lực, cập nhật và nâng cao kiến thức, kĩ năng ngành, chuyên ngành
thuộc lĩnh vực Giáo dục Tiểu học; tăng cường kiến thức tích hợp, liên ngành; có khả
năng làm việc độc lập, thích nghi với các mơi trường giáo dục, có năng lực nghiên cứu
khoa học, năng lực phản biện, tư duy sáng tạo và năng lực phát hiện, giải quyết những
vấn đề thuộc chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học).
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học)
được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, cung cấp cho người học kiến thức chuyên
sâu của chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học) và phương pháp nghiên cứu khoa học
phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học,
bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến
thức mới; có khả năng thực hiện cơng việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn
và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực Giáo dục Tiểu học; có thể
tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học
(Tiểu học).


4


2.2. Mục tiêu cụ thể
Sau đào tạo, học viên phải đạt được:
2.2.1. Về phẩm chất
Hiểu và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước; các quy định
của pháp luật; hiểu rõ trách nhiệm của nghề giáo viên tiểu học và thể hiện tinh thần
cống hiến cho sự nghiệp giáo dục tiểu học.
2.2.2. Về năng lực
- Bổ sung, mở rộng, nâng cao và hiện đại hóa kiến thức về Giáo dục tiểu học,
bao gồm: lý luận và phương pháp dạy học ở tiểu học; lý thuyết của quá trình giáo dục
và dạy học; mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình giáo dục và dạy học, những
quan điểm, định hướng trong việc đổi mới phương pháp giáo dục và dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động của người học; sử dụng các phương tiện hiện đại trong
dạy học và nghiên cứu khoa học.
- Sau khi tốt nghiệp, học viên có đủ trình độ năng lực chuyên môn, khả năng lý
luận, nắm vững phương pháp để phát hiện và giải quyết các vấn đề về giáo dục tiểu
học và tình huống sư phạm gặp phải khi giảng dạy ở các cấp phổ thông, cao đẳng và
đại học.
- Củng cố, hoàn thiện các năng lực nghề nghiệp bao gồm năng lực hiểu người
học, năng lực phát triển chương trình học, nghiên cứu thiết kế và thực hành hoạt động
dạy học, năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, năng lực xây dựng môi trường giáo
dục và năng lực đánh giá.
- Phát triển các kĩ năng định hướng, tổ chức, các kĩ năng nêu và giải quyết các vấn
đề lý luận và thực tiễn trong quá trình dạy học ở phổ thông, cao đẳng và đại học.
2.2.3. Về thái độ
- Có niềm tin vào thế giới quan khoa học.
- Có thái độ đúng đắn về các chủ trương, định hướng phát triển ngành giáo dục,
đặc biệt là giáo dục tiểu học.

- Thực hiện hiệu quả những chỉ đạo về đổi mới chương trình và sách giáo khoa,
đổi mới cách dạy và cách học, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5


3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN

3.1. Về văn bằng
Có bằng tốt nghiệp đại học
3.1.1. Ngành đúng, gồm: Cử nhân Giáo dục tiểu học (các hệ đào tạo:
Chính quy, Vừa làm vừa học, Đào tạo từ xa).
3.1.2. Ngành gần với ngành Giáo dục tiểu học, gồm:
1. Cử nhân Sư phạm Ngữ văn
2. Cử nhân Sư phạm Toán
3. Cử nhân Sư phạm tiếng Anh
4. Cử nhân Giáo dục Mầm non
5. Cử nhân Tâm lý Giáo dục
6. Cử nhân Quản lý Giáo dục
7. Cử nhân Tâm lý học
8. Cử nhân Giáo dục học
9. Cử nhân Tâm lý học Giáo dục
Người có bằng tốt nghiệp đại học gần với chuyên ngành Giáo dục tiểu học phải
có đủ các chứng chỉ bổ sung kiến thức. Nội dung kiến thức học bổ sung sẽ được dựa
trên nội dung kiến thức cơ bản của chuyên ngành Giáo dục tiểu học.
DANH MỤC KIẾN THỨC CẦN BỞ SUNG ĐỐI VỚI TỪNG NGÀNH GẦN
TƯƠNG THÍCH VỚI TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
* Cử nhân Sư phạm Ngữ văn: 5 học phần (17 tín chỉ)
STT


Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tâm lý học tiểu học

2

2

Lý luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

4

3

Các học phần cơ sở toán học cho tiểu học

4

4

Các tập hợp số ở tiểu học

3

5


Lý luận dạy học Toán ở tiểu học

4

6


* Cử nhân Sư phạm Toán: 5 học phần (16 tín chỉ)
STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tâm lý học tiểu học

2

2

Tiếng Việt cơ sở

4

3

Văn học thiếu nhi


2

4

Lý luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

4

5

Lý luận dạy học Toán ở tiểu học

4

* Cử nhân Sư phạm tiếng Anh: 7 học phần (23 tín chỉ)
STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tâm lý học tiểu học

2

2

Tiếng Việt cơ sở


4

3

Văn học thiếu nhi

2

4

Lý luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

4

5

Các học phần cơ sở toán học cho tiểu học

4

6

Các tập hợp số ở tiểu học

3

7

Lý luận dạy học Toán ở tiểu học


4

* Cử nhân Giáo dục Mầm non: 6 học phần (21 tín chỉ)
STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tâm lý học tiểu học

2

2

Tiếng Việt cơ sở

4

3

Lý luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

4

4


Các học phần cơ sở toán học cho tiểu học

4

5

Các tập hợp số ở tiểu học

3

6

Lý luận dạy học Toán ở tiểu học

4

* Cử nhân Tâm lí Giáo dục, Quản lí Giáo dục, Tâm lí học, Giáo dục học, Tâm lí
học Giáo dục: 6 học phần (21 tín chỉ)
STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tiếng Việt cơ sở

4


2

Văn học thiếu nhi

2
7


3

Lý luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

4

4

Các học phần cơ sở toán học cho tiểu học

4

5

Các tập hợp số ở tiểu học

3

6

Lý luận dạy học Toán ở tiểu học


4

3.2. Về kinh nghiệm cơng tác chun mơn
- Người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc ngành Giáo dục Tiểu học được dự thi
ngay sau khi tốt nghiệp.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc các ngành sư phạm gần (xem mục
3.1.2.) có kinh nghiệm về cơng tác giáo dục tiểu học ít nhất 01 năm và có chứng chỉ bổ
túc các học phần thuộc chuyên ngành giáo dục tiểu học (xem mục 3.1.2.).
3.3. Có đủ sức khoẻ để học tập
3.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn
Theo quy định của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.5. Đối tượng và chính sách ưu tiên
3.5.1. Đối tượng ưu tiên là người thuộc một trong các trường hợp sau
- Người có thời gian cơng tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ
đăng ký dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở
các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo;
- Thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách
như thương binh;
- Con liệt sĩ;
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người có cơng với cách
mạng;
- Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Con nạn nhân chất độc màu da cam.
Các đối tượng được ưu tiên phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái
công tác của cấp có thẩm quyền.

8


3.5.2. Chính sách ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng một điểm (thang điểm 10) cho
môn cơ bản; nếu thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một
đối tượng.
4. MÔN THI TUYỂN SINH
Thi tuyển sinh bao gồm 3 môn thi:
- Môn Ngoại ngữ.
- Môn cơ bản: Cơ sở Tiếng Việt, Tốn ở tiểu học.
- Mơn cơ sở: Lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Việt, Toán ở tiểu học.
5. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
- Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Trình độ năng lực ngoại ngữ của học viên
đạt được ở mức tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung châu Âu chung.
- Đã học xong và đạt yêu cầu các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ
ngành Giáo dục học, chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học).
- Không quá hạn đào tạo được quy định bởi Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của
Trường ĐHSP TPHCM ban hành.
- Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc
đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Khơng bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn;
- Bảo vệ luận văn đạt u cầu (luận văn có điểm trung bình của Hội đồng chấm
luận văn từ 5 điểm trở lên, thang điểm 10).
6. VĂN BẰNG ĐƯỢC CẤP
Hiệu trưởng ra Quyết định công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Thạc sĩ Khoa học
Giáo dục, chuyên ngành Giáo dục tiểu học và bảng điểm tồn khóa cho học viên theo
đề nghị của hội đồng xét tốt nghiệp.
Nếu học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp, không bị kỷ luật buộc thôi học, đã
hết thời gian đào tạo theo quy định, có u cầu thì được Hiệu trưởng cấp giấy chứng
nhận về các học phần đã tích lũy trong chương trình đào tạo thạc sĩ.
7. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

9



CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC), MÃ SỐ: 60.14.01.01
DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN
7.1. Kế hoạch đào tạo theo hình thức tập trung: 2 năm
7.2. Danh mục các học phần

A. CÁC HỌC PHẦN CHUNG (12 TÍN CHỈ)
STT

Số

Mã học

Tên học phần

phần

Người viết đề cương

tín
chỉ

1

DVTH 601

Triết học


4

2

DVNN 602

Tiếng Anh

8

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khá,
TS. Nguyễn Chương Nhiếp
PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng
TS. Nguyễn Ngọc Vũ

B. CÁC HỌC PHẦN CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH (39 TÍN CHỈ)

STT

Số

Mã học

Tên học phần

phần

tín

Người viết đề cương


chỉ
I. PHẦN BẮT BUỘC (24 TÍN CHỈ)

3

GDHĐ 605

4

THNC 504

5

THPN 505

6

THPK 506

7

THNA 507

8

THDV 508

Lý luận dạy học và giáo dục hiện
đại

Nghiên cứu ứng dụng trong giáo
dục tiểu học
Phát triển ngôn ngữ cho học sinh
tiểu học
Phát triển khái niệm Toán tiểu
học
Cơ sở ngữ âm trong dạy học Học
vần và Chính tả
Các xu hướng dạy đọc - viết
10

3

3

3

3

3
3

PGS.TS. Trần Thị Hương
TS. Nguyễn Đức Danh
PGS.TS.Nguyễn Thị Ly Kha
TS. Dương Minh Thành
PGS.TS.Nguyễn Thị Ly Kha
TS. Vũ Thị Ân
TS. Dương Minh Thành
TS. Vũ Như Thư Hương

PGS.TS. Hoàng Dũng
TS. Vũ Thị Ân
PGS.TS. Hoàng Thị Tuyết


9

THTK 509

10

THTX 510

Thống kê trong giảng dạy và
nghiên cứu ở bậc tiểu học
Dạy học tích hợp trong môn Tự
nhiên - Xã hội

3

3

TS. Vũ Như Thư Hương
TS.Lê Thái Bảo Thiên Trung
TS. Nguyễn Thị Kim Anh
TS. Ngô Thị Phương

II. PHẦN TỰ CHỌN (15/30 TÍN CHỈ)
Hoạt động của kiến thức Tốn


11

THHT 511

12

THLT 512

13

THDV 513

Dạy Văn ở tiểu học

3

14

THĐG 514

Đánh giá giáo dục ở bậc tiểu học

3

15

THVH 515

16


THCT 516

học
Lý thuyết tình huống trong Tốn
học

Giáo dục văn hố thơng qua
dạy học Văn ở tiểu học
Lý luận về phát triển chương
trình và tài liệu giảng dạy

3

3

3

3

Dạy học cho học sinh tiểu học
17

THDK 517

không đạt chuẩn kiến thức và kĩ

3

năng mơn Tiếng Việt, Tốn
18


THTL 518

19

THKT 519

20

THHĐ 520

Tâm lý học Giáo dục

3

Khoa học tự nhiên ở trường tiểu
học
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3

3

PGS.TS. Lê Thị Hoài Châu
PGS.TS. Lê Văn Tiến
PGS.TS. Lê Văn Tiến
PGS.TS. Lê Thị Hoài Châu
PGS.TS. Bùi Thanh Truyền
PGS.TS. Hoàng Văn Cẩn
PGS.TS. Hoàng Thị Tuyết

TS. Nguyễn Đức Danh
PGS.TS. Hoàng Văn Cẩn
PGS. TS. Bùi Thanh Truyền
TS. Nguyễn Đức Danh
TS. Nguyễn Kim Dung
PGS.TS.Nguyễn Thị Ly Kha
TS. Dương Minh Thành
PGS.TS. Trần Thị Thu Mai
PGS.TS. Đồn Văn Điều
TS. Ngơ Thị Phương
TS. Cao Anh Tuấn
PGS.TS.Nguyễn Thị Ly Kha
TS. Dương Minh Thành

C. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (15 tín chỉ)
TỞNG CỘNG: 66 tín chỉ
TRỌNG SỐ ĐIỂM KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ CÁC HỌC PHẦN
11


CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC), MÃ SỐ: 60.14.01.01

Trọng

STT

Mã học

Tên học phần


phần

số điểm

Trọng số

đánh

điểm thi

giá giữa

hết học

học

phần

phần
1

DVTH 601 Triết học

2

DVNN 602 Tiếng Anh

3

GDHĐ 605 Lý luận dạy học và giáo dục hiện đại


4

THNC 504

5

THPN 505

6

THPK 506

7

THNA 507

8

THĐV 508 Các xu hướng dạy đọc - viết

9

THTK 509

10

THTX 510

11


THHT 511

12

THLT 512

13

THDV 513 Dạy Văn ở tiểu học

0.4

0.6

Theo quy định của Bộ
GD&ĐT
0.5

0.5

0.5

0.5

Phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học

0.5

0.5


Phát triển khái niệm Toán tiểu học

0.5

0.5

0.4

0.6

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

Hoạt động của kiến thức Toán học

0.4

0.6

Lý thuyết tình huống trong Tốn học


0.4

0.6

0.4

0.6

Nghiên cứu ứng dụng trong giáo dục tiểu
học

Cơ sở ngữ âm trong dạy học Học vần
và Chính tả
Thống kê trong giảng dạy và nghiên cứu
ở bậc tiểu học
Dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên Xã hội

12


14

THĐG 514 Đánh giá giáo dục ở bậc tiểu học

15

THVH 515

16


THCT 516

17

THDK 517

18

THTL 518

19

THKT 519

20

THHĐ 520 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5


0.5

0.5

Tâm lý học Giáo dục

0.5

0.5

Khoa học tự nhiên ở trường tiểu học

0.5

0.5

0.5

0.5

Giáo dục văn hố thơng qua dạy học
Văn ở tiểu học
Lý luận về phát triển chương trình và
tài liệu giảng dạy
Dạy học cho học sinh tiểu học có khó
khăn về ngơn ngữ và tốn

13



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
Thơng qua Chương trình đào tạo thạc sĩ
Chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học), mã số: 60.14.01.01

Thời gian: 10h00 ngày 03/11/2014
Địa điểm:VP BCN Khoa Giáo dục Tiểu học.
Thành phần tham dự: HĐ KH&ĐT Khoa Giáo dục Tiểu học.
Có mặt:6 (sáu).
Vắng mặt:0 (khơng).
Chủ tọa Phiên họp: PGS. TS. Nguyễn Thị Ly Kha, Trưởng Khoa,
Chủ tịch HĐ KH&ĐT.
Thư ký Phiên họp: ThS. Nguyễn Lương Hải Như, UV HĐ KH&ĐT.
I. Diễn tiến phiên họp
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Ly Kha, Trưởng Khoa, Chủ tịch HĐ KH&ĐT trình
bày mục đích, yêu cầu và tiến trình phiên họp.
2. TS. Dương Minh Thành, Phó Trưởng Khoa, Phụ trách ĐT SĐH, trình bày
chi tiết Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học), mã
số 60.14.01.01 (đã chỉnh sửa).
3. HĐ KH&ĐT thảo luận (Biên bản chi tiết xem tại Sổ Biên bản họp HĐ
KH&ĐT Khoa Giáo dục Tiểu học).
4. HĐ KH&ĐT bỏ phiếu thơng qua Chương trình.

Kết quả: Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học),
mã số 60.14.01.01 đã được thông qua với 6 phiếu thuận.

14


II. Kết luận
1. HĐ KH&ĐT Khoa Giáo dục Tiểu học chính thức thơng qua Chương trình
đào tạo thạc sĩ chun ngành Giáo dục học (Tiểu học), mã số 60.14.01.01 .
2. Đề nghị HĐ KH&ĐT, Hiệu trưởng Trường ĐHSP TPHCM sớm xem xét
phê chuẩn và chính thức ban hành chương trình nói trên.
Phiên họp kết thúc lúc 11h30 cùng ngày.

Chủ tọa

Thư kí

PGS. TS. Nguyễn Thị Ly Kha

ThS. Nguyễn Lương Hải Như

15


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC)
MÃ SỐ: 60.14.01.01

PHẦN II


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC
HỌC PHẦN

16


1. TRIẾT HỌC
(Philosophy)
Mã số: DVTH 601

Dự kiến cán bộ giảng dạy:

1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khá
2. TS. Nguyễn Chương Nhiếp

I. Mục tiêu
Sau khi học xong học phần này, học viên có thể đạt được những mục tiêu sau:
1. Mục tiêu kiến thức:
Củng cố tri thức triết học cho công việc nghiên cứu thuộc lĩnh vực các khoa học
xã hội - nhân văn; nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng
Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
2. Mục tiêu kĩ năng:
Hoàn thiện và nâng cao kiến thức triết học trong chương trình Lý luận chính trị
ở bậc đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo các chuyên ngành khoa học xã hội – nhân
văn ở trình độ sau đại học.
3. Mục tiêu thái độ:
- Có hứng thú học tập, có thái độ học tập khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm,
hợp tác trong quá trình học tập học phần;
- Có quan điểm khoa học, hiện đại ý thức đúng về tính cấp thiết về vấn đề học
tập;

- Tích cực, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu, đổi mới, nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục đại học
II. Số tín chỉ: 4
Thời lượng: 60 tiết (45 LT + 30 TH, TL (15x2))
III. Nội dung chi tiết
A. LÝ THUYẾT: 45 tiết
Chương 1. Khái luận về triết học
1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
17


1.1.1. Triết học và đối tượng của triết học
1.1.2. Vấn đề cơ bản của triết học và chức năng cơ bản của triết học
1.2. Sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử
1.2.1. Những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành, phát triển tư tưởng
triết học trong lịch sử
1.2.2. Sự ra đời và phát triển của triết học phương Đông
1.2.3. Sự ra đời và phát triển của triết học phương Tây
1.2.4. Khái lược về sự ra đời và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam thời
phong kiến
1.3. Triết học Mác - Lênin và vai trị của nó trong đời sống xã hội
1.3.1. Triết học Mác – Lênin.
1.3.2. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội.
1.4. Sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng cộng sản Việt Nam trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
Chương 2. Bản thể luận
2.1. Khái niệm bản thể luận và nội dung bản thể luận trong lịch sử triết học
phương Đông, phương Tây
2.1.1. Khái niệm bản thể luận.
2.1.2. Một số nội dung cơ bản của bản thể luận trong triết học phương Đông

(Ấn độ và Trung Hoa cổ - trung đại) và giá trị của nó
2.1.3. Một số nội dung cơ bản của bản thể luận triết học phương Tây trong lịch
sử đương đại và giá trị của nó
2.2. Nội dung bản thể luận trong triết học Mác-Lênin
2.2.1. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề bản thể luận trong triết học Mác – Lênin
2.2.2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất
2.2.3. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý thức
2.2.4. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong hoạt động thực tiễn
2.3. Mối quan hệ khách quan - chủ quan và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam hiện nay

18


2.3.1. Mối quan hệ khách quan và chủ quan
2.3.2. Nguyên tắc kết hợp tôn trọng khách quan với phát huy tính năng động
chủ quan trong nhận thức và thực tiễn
2.3.3. Vấn đề kết hợp tôn trọng khách quan với phát huy tính năng động chủ
quan trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Chương 3. Phép biện chứng
3.1. Khái quát về sự hình thành, phát triển của phép biện chứng trong lịch sử
3.1.1. Lịch sử khái niệm “biện chứng” và khái niệm “siêu hình”
3.1.2. Phép biện chứng “tự phát” (sơ khai) trong nền triết học Trung Quốc Ấn
Độ và Hy Lạp cổ đại
3.1.3. Phép biện chứng duy tâm trong triết học Cổ điển Đức (Kant, Hêghen)
3.1.4. Sự hình thành, phát triển của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác
- Lênin
3.2. Các nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
3.2.1. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
3.2.2. Các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật

3.3. Những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật
trong nhận thức và thực tiễn
3.3.1. Những nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật
3.3.2. Sự vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật trong
quá trình đổi mới ở Việt Nam
Chương 4. Nhận thức luận
4.1. Các quan niệm chính trong lịch sử triết học về nhận thức
4.2. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
4.2.1. Các nguyên tắc và đối tượng của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
4.2.2. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
4.2.3. Biện chứng của quá trình nhận thức
4.2.4. Quan điểm biện chứng duy vật về chân lý
4.3. Phương pháp đặc thù của nhận thức xã hội

19


4.4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam hiện nay
4.4.1. Nội dung của nguyên tắc
4.4.2. Vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
Chương 5. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
5.1. Các phương pháp tiếp cận khác nhau về xã hội và sự vận động, phát triển
của lịch sử nhân loại
5.2. Những nội dung khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội
5.2.1. Sản xuất vật chất là nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội
5.2.2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
5.2.3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

5.2.4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự
nhiên
5.3. Giá trị khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đối
với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
5.3.1. Vấn đề lựa chọn con đường phát triển của xã hội Việt Nam
5.3.2. Vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
Chương 6. Triết học chính trị
6.1. Các quan niệm về chính trị trong lịch sử triết học
6.1.1. Quan niệm của triết học ngoài mácxit về chính trị
6.1.2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về chính trị
6.1.3. Quan niệm đương đại về hệ thống chính trị
6.2. Các phương diện cơ bản về chính trị trong đời sống xã hội
6.2.1.Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp
6.2.2. Dân tộc và vấn đề quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại
6.2.3. Nhà nước - Tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị
6.3. Vấn đề đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
20


6.3.1. Vấn đề phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay
6.3.2. Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
6.3.3. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
6.3.4. Ý nghĩa của đổi mới chính trị đối với việc nghiên cứu, phát triển khoa
học xã hội và nhân văn.
Chương 7. Ý thức xã hội
7.1. Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội
7.1.1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản hợp thành tồn tại xã hội
7.1.2. Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu cơ bản của ý thức xã hội
7.2. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc lập

tương đối của ý thức xã hội
7.2.1. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
7.2.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vai trò của ý thức xã hội đối
với tồn tại xã hội
7.3. Xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay
7.3.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tính tất yếu của việc xây dựng
nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay
7.3.2. Một số vấn đề cơ bản của việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội
Việt Nam hiện nay
Chương 8. Triết học về con người
8.1. Khái lược các quan điểm triết học về con người trong lịch sử
8.1.1. Triết học phương Đông
8.1.2. Triết học phương Tây trước Mác
8.2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người
8.2.1. Khái niệm con người
8.2.2. Các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất con người
8.2.3. Hiện tượng tha hoá của con người và vấn đề giải phóng con người
8.3. Vấn đề con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
8.4. Vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện
nay
21


8.4.1. Quan niệm triết học về nhân tố con người
8.4.2. Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
B. THẢO LUẬN: 30 tiết
1. Vấn đề thế giới quan
2. Vấn đề phương pháp luận
3. Vấn đề hình thái kinh tế - xã hội
4. Vấn đề con người

5. Vấn đề chính trị
IV. Kiểm tra, đánh giá
Chuyên cần
Thảo luận theo nhóm

Bài tiểu luận

10%

Thi kết thúc học

30%

phần
60%

- Đánh giá chun cần và thảo luận theo nhóm:
 Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
 Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Bài tiểu luận:
 Bài tiểu luận (thực hiện độc lập của mỗi học viên).
 Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Thi kết thúc học phần:
 Hình thức: Bài thi tự luận.
 Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
V. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình học phần
1. Chương trình học phần Triết học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Giáo trình Triết học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Đề cương bài giảng của giảng viên.

2. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2006), Triết học (dùng cho nghiên cứu sinh và học
viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb Lý luận chính trị.

22


2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Khoa Triết học, Triết học
Mác - Lênin, (chương trình cao cấp), Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các bộ mơn khoa học Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính
trị Quốc gia.
4. A.Đ. Séptulin (1997), Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb Sách giáo
khoa Mác - Lênin.
5. M.M. Rozentan (1996), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ.
6. Nguyễn Ngọc Khá (2012), Phương pháp hệ thống – Một số vấn đề lý luận và
vận dụng, Nxb Chính trị Quốc gia.
7. Nguyễn Ngọc Khá (2012 – 2013), Những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác
động của khoa học - công nghệ ở Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
8. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay (1996), Nxb
Chính trị Quốc gia.
3. Trang web
1. vientriethoc.com.vn
2. chungta.com.
VI. Thông tin về giảng viên xây dựng đề cương
Họ và tên
Học hàm, học vị
Đơn vị


Giảng viên 1
Nguyễn Ngọc Khá
PGS. Tiến sĩ Triết học
Khoa GDCT, Trường ĐHSP
TP. HCM

Email
Các hướng nghiên Triết học, giáo dục chính trị
cứu chính

23

Giảng viên 2
Nguyễn Chương Nhiếp
GVC. Tiến sĩ Triết học
Khoa
GDCT,
Trường
ĐHSP TP. HCM
Triết học, giáo dục chính trị


×