Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt ngọt số 37, moshav hatseva, israel của ông gidon blum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

NƠNG THỊ VÂN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MƠ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NÔNG
TRẠI TRỒNG ỚT NGỌT SỐ 37, MOSHAV HATSEVA, ARAVA, ISRAEL
CỦA ÔNG GIDON BLUM

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế Nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016-2020


Thái Nguyên, năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

NƠNG THỊ VÂN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MƠ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NÔNG
TRẠI TRỒNG ỚT NGỌT SỐ 37, MOSHAV HATSEVA, ARAVA ISRAEL
CỦA ÔNG GIDON BLUM

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế Nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT


Khóa học

: 2016-2020

Giảng viên

: ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương

Thái Nguyên, năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Nơng Lâm Thái Ngun (khóa 2016
- 2020) em đã học hỏi được nhiều bài học ý nghĩa, nhiều kiến thức bổ ích, kinh
nghiệm và khả năng tư duy,… Đó là những bước đệm và động lực lớn cho em sau
khi ra trường.
Thực tập tốt nghiệp là cơ hội cho sinh viên được áp dụng những kiến thức đã
học vào thực tế, giúp sinh viên có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu trau dồi và bổ
sung những kiến thức, rèn luyện đạo đức, phẩm chất tác phong của mình.
Qua đây em xin trân trọng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà
trường Đại Học Nông Lâm Thái Ngun, Khoa Kinh tế và Phát triển Nơng thơn,
Phịng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo,
những người đã trang bị cho em những kiến thức trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Đào Tạo và Phát triển Quốc tế trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ( ITC), trung tâm Arava International Center for
Agriculture Training ( ICAT) đã giúp đỡ em được tham gia chương trình thực tập
tại Israel để em có cơ hội học tập và nghiên cứu, hồn thành bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn ông chủ trang trại Gidon Blum, công nhân và những người bạn
cùng nông trại, cùng trường học đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình và chu đáo

của Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương, đã hướng dẫn và chỉ bảo em hồn thành khóa
luận này.
Trong thời gian thực tập và làm khóa luận, bản thân em đã cố gắng hết sức, học
hỏi nghiên cứu và khắc phục những khó khăn để hồn thành khóa luận. Tuy nhiên
do thời gian, kiến thức và năng lực còn hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong quý thầy cô và các bạn sinh viên có những ý kiến
đóng góp và tạo điều kiện để bài khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 25 tháng 6 năm 2021
Sinh viên
Nông Thị Vân

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................... iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................................. vi
Phần 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện.....................................................................3
1.3.1. Nội dung thực tập............................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................................4
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập................................................................................. 7

PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP...............................................8
2.1. Mơ tả tóm tắt về cơ sở thực tập.............................................................................8
2.1.1. Những thông tin khái quát về nông trại của ông Gidon Blum.......................... 8
2.1.2. Mô hình tổ chức mô hình sản xuất của nông trại.............................................. 8
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập...................................................................... 11
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập..................................12
2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại......................12
2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại ...................................15
2.3.3. Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của nông trại .............17
2.3.4. Quy trình trồng ớt ngọt học được trong quá trình thực tập ............................ 22
2.3.5.Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông trại ...................................... 22
2.3.6.Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nơng trại .....................................23
2.3.6.1. Chi phí xây dựng và trang thiết bị cơ bản của nông trại..............................23
2.3.6.2. Chi phí hàng năm của nơng trại ..................................................................25

ii


2.3.6.3. Sản lượng và doanh thu của nông trại năm 2019 - 2020..............................26
2.3.6.4. Hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh của nông trại 2019- 2020............27
2.3.7. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nông trại................................29
PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP....................................................................32
3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng................................................................................... 32
3.2. Khách hàng.......................................................................................................... 33
3.3. Hoạt động chính.................................................................................................. 34
3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận ...............................................................36
3.5. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.............................................. 43
3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu
rủi ro............................................................................................................................46
3.7. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện............................... 48

PHẦN 4. KẾT LUẬN...............................................................................................50
4.1. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ớt của nông trại ông Gidon Blum.....50
4.2. Kết luận của ý tưởng........................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................52
PHỤ LỤC MỘT SỐ ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI……..........……………….54

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nội dung công việc được giao tại nông trại nơi thực tập............................8
Bảng 2.2: Lịch mùa vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch ớt ngọt.................................. 16
Bảng 2.3: Chi phí xây dựng cơ bản của nơng trại..................................................... 24
Bảng 2.4: Chi phí hàng năm của nơng trại.................................................................25
Bảng 2.5: Sản lượng và thu hoạch của ớt.................................................................. 27
Bảng 2.6: Hiệu quả sản xuất ớt trên 1ha của nông trại năm 2019- 2020.................. 27
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản và trang thiết bị của nông trại trồng cây
chanh dây..................................................................................................................36
Bảng 3.2: Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản của vườn ươm và ủ phân hữu cơ vi
sinh....................................................................................................……................38
Bảng 3.3: Chi phí dự kiến xây dựng cơ bản và trang thiết bị của khu chế biến sản xuất
nước cốt chanh dây và mứt chanh dây................................................…………….....38
Bảng 3.4: Chi phí dự kiến ủ phân hữu cơ vi sinh 1 năm...................………............39
Bảng 3.5: Chi phí dự kiến ươm giống chanh dây ( 1 năm)....................................... 40
Bảng 3.6: Chi phí dự kiến trồng cây chanh dây (1 năm )................... ......................41
Bảng 3.7: Chi phí dự tính trong chế biến mứt chanh dây và nước cốt chanh dây
(1năm).......................................................................................………….…...........42
Bảng 3.8: Doanh thu của nơng trại trung bình một năm ..........................................43
Bảng 3.9: Bảng phân tích SWOT..............................................................................44
Bảng 3.10: Bảng tóm tắt rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro.................................47


iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của nơng trại........................................................................10
Hình 2.2. Sơ đồ mơ hình hóa hoạt động quản lý nơng trại......................................18
Hình 2.3. Sơ đồ dây chuyền phân loại ớt tự động..................................................... 18
Hình 2.4. Sơ đồ dây chuyền đóng gói ớt tự động...................................................... 19
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình trồng ớt ngọt...................................……….....................20
Hình 2.6. Sơ đồ kênh tiêu thụ của nông trại......................………............................22

v


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2


GDP

Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc
nội)

3

GTSX

Giá trị sản xuất

4

KT&PTNT

Kinh tế và phát triển nông thôn

5

TSCĐ

Tài sản cố định

vi


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền nơng nghiệp nước ta nói riêng hiện nay

có nhiều sự thay đổi và phát triển theo hướng tích cực và cũng đạt được nhiều thành
tựu nhất định. Đời sống, vật chất, tinh thần người dân ngày càng cải thiện và vấn đề
sức khỏe ngày một được xã hội quan tâm vì vậy người dân bắt đầu chú trọng đến
vấn đề an tồn thực phẩm và có nhu cầu cao trong với sản phẩm chất lượng tuy
nhiên nền nơng nghiệp nước ta cũng cịn bấp bênh và có nhiều hạn chế, bất cập
trong vấn đề sản xuất.
Vì vậy để cải thiện và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam đáp ứng được nhu
cầu của người dân, cạnh tranh với các nước sản xuất khẩu nông nghiệp khác để
vươn ra thế giới cần có những nghiên cứu cụ thể và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Đặc biệt cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến,
phát triển như khu vực Trung Đơng, Tây Âu và trong đó phải kể đến quốc gia Israel.
Đây là một trong các nước được đánh giá là có nhiều nghiên cứu ứng dụng cơng
nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả xứng đáng để nhiều nước học hỏi.
Israel là một quốc gia sa mạc, hạn hán và có diện tích nhỏ bé khoảng 22,770
km². Mặc dù điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt không thích hợp cho sản xuất nơng
nghiệp như: Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc chủ yếu là đất pha cát, thiếu nguồn
nước tưới tiêu, thời tiết nắng nóng nhiệt độ rất cao vào mùa hè và rất lạnh vào mùa
đơng hồn tồn khơng thích hợp cho việc sản xuất nơng nghiệp. Khơng vì vậy mà
Israel khơng sản xuất nơng nghiệp mà họ tìm tịi nghiên cứu để đưa ra biện pháp
khắc phục những khó khăn, biến những điều bất lợi thành những điều có lợi để đạt
được những thành tựu to lớn như ngày nay. Israel đang là một quốc gia có nền nơng
nghiệp phát triển cao cả về kỹ thuật và công nghệ, sản phẩm nông sản được xuất
khẩu ra nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước châu Âu như: Mỹ, Đức,Pháp…
Trong quá trình thực tập nghề tại Israel, được trực tiếp tiếp cận và học hỏi một
nền nông nghiệp hiện đại với hệ thống sản xuất công nghệ cao từ nông trại số 37,

1


Moshav Hatseva, Arava, Israel ông Gidon Blum đã giúp em tiếp thu được thêm về

kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt em rất quan tâm và muốn tìm hiểu rõ hơn
về những công nghệ sản xuất tiên tiến, cách thức tổ chức quản lý và các yếu tố con
người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển, thành công của nông trại trồng ớt
số 37, Moshav Hatseva, Arava nói riêng và nền nơng nghiệp Israel nói chung. Từ
những quan tâm trong quá trình trải nghiệm thực tế và được sự đồng ý của khoa
KT&PTNT và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương, em
đã cứu đề tài: “Tìm hiểu mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại
trồng ớt ngọt số 37, Moshav Hatseva, Israel của ông Gidon Blum”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiến thức, kinh nghiệm
về mơ hình, cách thức tổ chức trong q trình kinh doanh và sản xuất ớt ngọt tại
nơng trại trồng ớt số 37, moshav Hatseva, Arava, Israel. Từ đó, đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp tại Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Từ những trải nghiệm thực tế tại nông trại số 37, Moshav Hatseva, Arava,
Israel đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại.
- Phân tích đánh giá thực trạng và những nguồn lực cần thiết của nông trại số 37.
- Quan sát, học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc tốt
trong quá trình thực tập.
- Từ những bài học thực tế trong quá trình thực tập rút ra được những bài học
kinh nghiệm.
- Từ những bài học kinh nghiệm rút đã ra sau quá trình thực tập đưa ra các biện
pháp phù hợp và giúp nền nông nghiệp nước ta phát triển hơn.
1.2.2.2. Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hịa đồng, tơn trọng tất cả mọi người trong quá
trình làm việc, học tập tại Israel.

2



- Có nghĩa vụ và trách nhiệm để hồn thành tốt mọi công việc cũng như sẵn
sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao.
- Ln chủ động, hăng hái, nhiệt tình trong mọi cơng việc cũng như trong q trình
học tập, sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ mọi người trong quá trình làm việc để hồn thành tốt
mọi cơng việc, từ đó thể hiện được sinh viên Việt Nam là người có năng lực .
1.2.2.3 Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc


Kỹ năng sống

- Biết thích nghi với cuộc sống mới và những nền văn hóa khác, sống vui vẻ,
hịa đồng và tôn trọng tất cả mọi người trong quá trình sống và học tập.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ với chủ nông trại,
những người lao động và những sinh viên nơi sinh viên thực tập.
- Luôn trung thực, biết lắng nghe, học hỏi những điều tốt và rút kinh nghiệm từ
lời phê bình của người khác.
- Giao tiếp ứng xử nhã nhặn, lịch sự, đúng mực, luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu
thị với tất cả mọi người.


Kỹ năng làm việc

- Tổ chức, thực hiện các công việc một cách khoa học,chuyên nghiệp theo kế
hoạch đã đề ra. Tuân thủ thời gian hoạt động và những quy định của nông trại.
- Có khả năng quan sát, theo dõi để phát hiện các vấn đề bất thường trong q
trình tiến hành cơng việc, kịp thời thông báo cho người chủ, người quản lý nơng
trại để có biện pháp can thiệp giảm thiệt hại cho nơng trại.
- Sinh viên phải có tác phong nhanh nhẹn, có trách nhiệm với cơng việc của

mình đang làm và những công việc được giao, chịu được áp lực trong cơng việc và
biết cách vượt qua những khó khăn.
- Chủ động học hỏi, nắm bắt được những kiến thức và kỹ thuật cơ bản trong
việc trồng và sản xuất kinh doanh ớt ngọt.
- Có khả năng quản lý cơng việc và làm việc hiệu quả.
- Có trách nhiệm trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản chung của nông trại.

3


1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất ớt của nông trại số 37, Moshav Hatseva,
Arava, Israel, của ông Gidon Blum.
- Tham gia vào quá trình sản xuất ớt ngọt tại nông trại trồng ớt số 37.
- Phân tích việc quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực và các yếu tố ảnh hưởng
của nông trại trồng ớt số 37.
- Đánh giá việc ứng dụng những công nghệ kỹ thuật được áp dụng trong quá
trình sản xuất kinh doanh tại nông trại trồng ớt số 37.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt số 37.
- Tự đề xuất một ý tưởng khởi nghiệp cho bản thân.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin


Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp cho các vấn đề nghiên cứu trực tiếp từ những số liệu,
báo cáo có sẵn tại văn phịng nơng trại số 37 của ơng Gidon Blum. Tìm hiểu và lấy
thơng tin gián tiếp từ nhiều nguồn khác nhau như trong sách, báo, tạp chí và trên

mạng internet, các trang web…


Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu của đề tài nghiên cứu được thu thập trong q trình thực tập tại nơng trại
của ơng Gidon Blum thông qua: Quan sát, Bảng hỏi, phỏng vấn, thảo luận.
- Phương pháp phỏng vấn:
Hỏi trực tiếp người chủ, người quản lý về những thông tin cơ bản của nông trại
như: Số lượng công nhân, thông tin về công nhân (họ và tên, giới tính, tuổi), diện
tích, các loại cây trồng, giống cây trồng, sản lượng,.. của nông trại. Các vấn đề
trong sản xuất kinh doanh như: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh tự có hay vay mượn?
Các khoản thu chi hàng năm như thế nào? Công cụ, dụng cụ, máy móc, cơng nghệ
trong sản xuất? Thị trường trong nước và xuất khẩu, kênh phân phối? Chính sách
nhà nước với các nơng trại? Những khó khăn thường gặp phải?…

4


- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
Được tận tay tiến hành các công việc do người quản lý phân cơng tại nơng trại
như: Dọn dẹp,bón phân ủ đất, trồng và chăm sóc cây, thu hoạch, phân loại và đóng
gói sản phẩm ớt ngọt để hiểu được các quy trình, cơng nghệ kỹ thuật họ sử dụng sản
xuất ớt, từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn gặp phải của người lao động
và người chủ.
- Phương pháp quan sát:
Khi tham gia vào quá trình sản xuất tiến hành quan sát trực tiếp tại nông trại,
cách quản lý điều hành, kỹ thuật sản xuất nhằm có cái nhìn tổng quát về nông trại,
đồng thời cũng là cách để kiểm tra chéo thơng tin nhằm đảm bảo độ chính xác.
- Phương pháp thảo luận:

Trong quá trình làm việc phát hiện ra những vấn đề mới chưa hiểu, chưa nắm
được có thể cùng người chủ, người quản lý, cơng nhân và các bạn sinh viên thảo
luận, bàn luận để thu thập thơng tin.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin


Phương pháp xử lý thông tin:

Những thông tin số liệu đã thu thập được trong quá trình thực tập tại nông trại
số 37, moshav Hatseva, Arava, Israel qua nhiều phương pháp sẽ được tổng hợp,
kiểm tra và lọc lấy các thơng tin cần thiết cho việc phân tích các chỉ tiêu trong bài
khóa luận, sắp xếp, xử lý tính tốn trên phần mềm Excel.


Phương pháp phân tích thơng tin:

Sau khi số liệu đã xử lý xong tiến hành phân tích, đánh giá tính hiệu quả của các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông trại (như: Vốn, đất đai,
lao động, trình độ quản lý). Xem xét và phân tích các khoản chi, các khoản thu của
nơng trại trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, kết luận, bài học kinh nghiệm .


Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của nông trại như: giá trị sản
xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:

5



+ Giá trị sản xuất GO (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất ra
tại nông trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một
chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng sản phẩm nhân
với đơn giá sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó:
GO: Giá trị sản xuất
Pi: Giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi: Lượng sản phẩm thứ I
+ Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) là tồn bộ các khoản chi phí vật chất
bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ th ngồi. Chỉ tiêu
này được tính như sau:
IC = ∑ Cij
Trong đó:
IC: Là chi phí trung gian
Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j
+ Giá trị gia tăng VA (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các
ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
VA = GO – IC
Trong đó:
VA : Giá trị gia tăng
GO: Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian


Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất

+ GO/IC
+ VA/IC
+ VA/GO



Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng:

6


Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mịn trong q trình sản xuất
ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm và được xác
định theo cơng thức.
Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định / Thời gian trích
khấu hao
(Theo nguồn: Bài giảng kinh tế vi mô 1 trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên)
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 29/07/2019 đến ngày 22/12/2020
- Địa điểm: Nông trại ớt số 37, Moshav Hatseva, Arava, Israel của ông Gidon
Blum.

7


PHẦN 2
TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
2.1.1. Những thơng tin khái quát về nông trại của ông Gidon Blum
- Tên cơ sở thực tập: Nông trại số 37, Moshav Hatseva, Arava, Israel.
- Địa chỉ: Nông trại số 37, Moshav Hatseva, Arava, Israel.
- Email:
- Lĩnh vực: Nông trại trồng và kinh doanh các sản phẩm về ớt ngọt.
- Bộ máy tổ chức: 1 Người chủ trang trại, 1 người quản lý 16 cơng nhân (6 sinh

viên)
2.1.2. Mơ hình tổ chức mơ hình sản xuất của nơng trại
Để đạt hiệu quả, năng suất cao trong công việc cũng như để phát huy tốt trách
nhiệm của từng bộ phận công nhân, nhân lực trong quá trình sản xuất kinh doanh
thì người chủ nơng trại cần xây dựng được mơ hình tổ chức phù hợp và các công
việc phải được phân công rõ ràng như sau:
Bảng 2.1: Nội dung công việc được giao tại nông trại nơi thực tập
Giai

Nội dung

Kiến thức học hỏi được thơng qua trải nghiệm

Xử lý đất

- Biết quy trình kỹ thuật và hiểu được mục đích của việc xử

đoạn
1

lý đất, biết chiều cao và kích thước luống phù hợp để trồng ớt
ngọt.
- Làm việc tuân thủ theo đúng quy trình.
2

Lắp đặt

- Hiểu biết về kích thước, khoảng cách của các lỗ nhỏ giọt.

ống nước


Biết được mật độ ớt ngọt phù hợp để ớt đạt năng suất cao.

tưới nhỏ

- Biết được cách chọn cây giống tốt, cách trồng và thời gian

giọt, tạo

trồng tốt nhất.

lỗ và

- Chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của ơng chủ và người quản

trồng ớt

lý, có gì thắc mắc thì trực tiếp hỏi để được giải đáp.

8


3

Chăm sóc - Biết được cơng nghệ tưới tiết kiệm nước, lượng nước và
cây

phân bón cây ớt cần trong từng giai đoạn.
- Dấu hiệu nhận biết sâu bệnh và cách xử lý, cách dùng các
cơn trùng có ích trong q trình thụ phấn và phịng trừ sâu

bệnh cho cây.
- Học được kỹ thuật chăm sóc cây và hiểu được lý do tiến
hành các công việc như: Buộc dây giữ cây ớt, tỉa cành, tỉa
hoa, loại bỏ bớt quả.

4

Thu

-Học được kỹ thuật thu hoạch ớt, cách đưa ớt về nhà đóng

hoạch

gói, các bảo quản ớt.
- Hiểu được nguyên lý vận hành của các thiết bị máy móc, các
thao tác làm việc với máy móc đúng kỹ thuật để đảm bảo an
tồn cũng như đạt hiệu quả công việc cao.

5

Dọn dẹp

Biết được cây ớt ngọt sau khi cắt bỏ sẽ được đưa đi ủ làm

nông trại

phân hữu cơ.

=>Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thực tập và trực tiếp làm các cơng việc tại nông trại giúp sinh viên

trưởng thành hơn, học được cách làm một số công việc trong nông trại hiệu quả hơn,
có kiến thức cơ bản về trồng, chăm sóc, thu hoạch ớt ngọt và có thể vận dụng những
kiến thức đó vào thực tế sau khi kết thúc quá trình thực tập.
Tại nơng trại của ơng Gidon Blum gồm 17 nhân sự trong đó có 1 người quản lý,
16 công nhân (10 công nhân Thái Lan, 02 sinh viên nước Đông Timor, 04 sinh viên
Việt Nam) được tổ chức theo sơ đồ sau:

9


Chủ nông trại
(1)
Người quản lý
(1)
Công nhân
(16)
Công nhân người
Thái Lan(10)

Sinh viên thực tập
Đơng Timor(2)

Sinh viên thực tập
Việt Nam(4)

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của nông trại
- Người chủ nông trại: Là người chỉ đạo, đầu tư vốn trong quá trình sản xuất
kinh doanh và giám sát tất cả mọi hoạt động của nông trại. Chủ nông trại không trực
tiếp hướng dẫn từng công nhân mà bàn giao công việc cho người quản lý trước giờ
làm việc. Chủ nông trại chủ động đi tìm kiếm thị trường và ký kết hợp đồng mua

bán với các công ty, siêu thị bán lẻ trong nước và nước ngồi hoặc hợp tác với các
chủ nơng trại khác thành một nhóm để cùng xuất bán nơng sản.
- Người quản lý: Được chủ nông trại giao nhiệm vụ quản lý các công việc,
quản lý công nhân, thông báo các kế hoạch, phân công công việc, hướng dẫn công
nhân làm các công việc trong nông trại. Báo cáo tình hình tiến độ cơng việc với người
chủ nơng trại, cùng chủ bàn bạc về kế hoạch công việc trong từng giai đoạn, cố vấn
biện pháp sản xuất hiệu quả. Đồng thời người quản lý là người có trình độ tiếng anh
tốt, trung trực, chăm chỉ, đã làm việc lâu năm có kinh nghiệm, hiểu biết về hệ thống
nhà lưới, nhà kính và hệ thống tưới nhỏ giọt, biết vận hành máy móc, cơng cụ dụng
cụ, trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, phân loại, đóng gói đang có tại
nơng trại.

10


- Công nhân và sinh viên thực tập: Đi làm theo sự phân công và hướng dẫn của
chủ trang trại và người quản lý. Cơng nhân cần nhiệt tình, chăm chỉ, trung thực và hồn
thành tốt mọi nhiệm vụ, cơng việc được giao trong khoảng thời gian chủ quy định.
=>Bài học kinh nghiệm:
Người chủ nông trại ở Israel làm việc có hiệu quả năng suất cao. Mọi cơng việc
đều được tư duy lập kế hoạch, sắp xếp từ trước. Người chủ thường xuyên trao đổi với
người quản lý để bàn giao kế hoạch làm việc mới cũng như để nắm bắt được tồn
bộ hoạt động của nơng trại. Người lao động được giao công việc cụ thể hàng ngày,
hàng tuần và phải tuân thủ nghiêm kỷ luật lao động. Có tinh thần đoàn kết, hợp tác,
chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc.
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Thời gian thực tập từ ngày 29/07/2019 đến ngày 22/12/2020.


Phần 1: Học tập và tìm hiểu về đất nước, con người và nền nông nghiệp


Israel:
- Học tập tại trung tâm AICAT (Arava International Center for Agriculture
Training) về lịch sử hình thành và phát triển đất nước Israel, văn hóa nông nghiệp
Israel, về cách tổ chức và quản lý kinh tế nông nghiệp, kỷ luật lao động, marketing,
các hệ thống tưới nhỏ giọt, thiết kế nông trại, cây trồng, vật ni, phân bón hữu cơ,
năng lượng mặt trời…
- Tham quan các địa danh nổi tiếng của đất nước Israel như: Thành cổ Jerusalem,
núi Haifa, biển Dead sea, Eilat, núi tuyết Hormon.
- Tham quan và học tập tại các trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp,
trung tâm nghiên cứu giống mới, các mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao như: Tạo
giống cây trồng, trung tâm nghiên cứu công nghệ tưới tiết kiệm nước, trung tâm
nghiên cứu cơn trùng có ích, mơ hình ni ong, mơ hình ni cá…
- Được học tập các môn học về nông nghiệp dưới sự giảng dạy của nhiều giáo
viên giỏi về chuyên môn, các chủ nông trại, giáo sư, tiến sĩ và các nhà quản lý kinh
tế…

11


Phần 2: Thực tập và trải nghiệm tại nông trại số 37 của ông Gidon



Blum, Hatseva, Arava, Israel.
Thực tập sinh đến nơi thực tập được chủ nơng trại bố trí chỗ ăn ở và giới thiệu cơ
bản về nông trại, công việc, mức lương, các chế độ quy định dành cho sinh viên. Ở
đây sinh viên được trực tiếp tiến hành các công việc do người quản lý giao cho các
công việc của nông trại cụ thể như đã nêu ở phần Mơ hình tổ chức mơ hình sản xuất
của nông trại.

2.3. Những quan sát, trải nghiệm được trong quá trình thực tập
2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại
Người chủ là người quyết định và quản lý tồn bộ nơng trại. Là người lập kế
hoạch, quản lý và sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình sao cho có hiệu quả nhất.
Ngồi ra cịn biết tận dụng những nguồn lực xã hội, các lợi thế so sánh và nguồn hỗ
trợ giúp đỡ của nhà nước nhằm cho nông trại phát huy được hết tất cả các tiềm lực,
nâng cao năng suất chất lượng trong việc sản xuất kinh doanh.
Nguồn lực chủ yếu của nơng trại:

Chính sách

Tài chính
Nhân lực

Hệ thống nước
tưới tiêu
Trang thiết bị
máy móc

Nguồn
lực

Năng lượng
Đất đai

Kỹ thuật
cơng nghệ

Hình 2.2: Sơ đồ mơ hình hóa hoạt động quản lý nơng trại



Tài chính

Nguồn tài chính hiện có của nơng trại được người chủ lưu giữ tại ngân hàng để
nhận lãi suất, các giao dịch khác như trả lương cho người lao động và sinh viên,

12


mua bán các trang thiết bị, vật tư trong sản xuất nông nghiệp… Họ không sử dụng
tiền mặt mà họ sử dụng những tấm séc và hình thức chuyển khoản.
Nguồn tài chính có được chủ yếu là từ xuất khẩu nơng sản và bán nơng sản
trong nước. Nguồn tài chính này sẽ được đưa ra chi tiêu theo kế hoạch cụ thể để
phục vụ quá trình sản xuất ở các giai đoạn tiếp theo. Việc quản lý nguồn tài chính
là tùy thuộc vào mỗi người chủ nhưng thường họ lên kế hoạch rõ ràng và khơng
lãng phí bất kì khoản nào. Ngồi nguồn vốn tự có của chủ nơng trại nếu nông trại
mở rộng quy mô hay nguồn vốn chưa đủ để chi tiêu cho quá trình sản xuất thì có
thể vốn vay từ các chủ nơng trại khác, nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng cơng.
Đối với các chủ nông trại mới bắt đầu kinh doanh vào lĩnh vực nơng nghiệp nhà
nước có các chính sách vay vốn ưu đãi về lãi suất và thời gian chi trả.


Nhân lực

Nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp ở Israel bao gồm một số ít là người Ả
rập, sinh viên thực tập, học sinh mới tốt nghiệp, công dân Israel, nhưng chủ yếu
nguồn nhân lực được lấy từ nước ngồi: cơng nhân Thái Lan và sinh viên thực tập
từ các nước trên thế giới.
Người chủ sẽ chọn một người quản lý, thay mình quản lý các hoạt động trong
nơng trại và phân công công việc cho công nhân và sinh viên, hướng dẫn kiến thức

kỹ năng cần thiết cho từng công nhân như: Vận hành máy móc thiết bị sản xuất, các
thao tác trồng cây, chăm sóc, thu hoạch đóng gói sản phẩm. Người chủ sẽ là người
giám sát toàn bộ từ quản lý đến công nhân và sinh viên.


Năng lượng

Đường điện lưới quốc gia được xây dựng và phủ khắp từng khu vực nông trại để
đáp ứng năng lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Do Israel là đất nước có
điều kiện thời tiết nắng nóng nên nguồn năng lượng điện được sử dụng tại khu vực
sinh sống chủ yếu lấy từ nguồn năng lượng mặt trời, các chủ nông trại thiết kế tự
thuê người lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà, nguồn điện lưới
quốc gia được sử dụng tại khu vực sinh sống chỉ khi vào mùa đông khi nguồn năng

13


lượng mặt trời yếu không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Vậy họ biết tận dụng nguồn
năng lượng từ thiên nhiên một cách hiệu quả.


Đất đai

Nguồn đất đai dành cho ngành nông nghiệp ở Israel là rộng lớn. Đất đai
trong nông nghiệp được nhà nước quy hoạch cụ thể theo vùng. Đất chủ yếu là đất
pha cát, khô cằn, khơng màu mỡ cần bón phân, tưới nước và cải tạo đất. Các chủ
nơng trại có thể mở rộng quy mô đất thông qua mua lại đất từ các chủ nông trại
khác hoặc mở rộng đất nông trại tại các khu vực theo quy định của nhà nước.
Không được tự ý mở rộng đất đai để sản xuất nông nghiệp vì một số vùng đất có
chứa bom, mìn nguy hiểm.



Kỹ thuật công nghệ

Tất cả các hoạt động sản xuất đều được tự động hóa như: Tưới nước, bón phân
bằng hệ thống tới nhỏ giọt điều khiển qua mạng internet hệ thống liên kết với một
ứng dụng và cài đặt trên máy tính, điện thoại để kiểm tra lượng nước, lượng phân
bón đang được bón tại nơng trại cũng như việc xảy ra hỏng lỗi; Dây chuyền sản
xuất hiện đại làm sạch, phân loại và đóng gói ớt tự động và bán tự động giúp giảm
bớt sức lao động cho công nhân cũng như nâng cao năng suất, hiệu quả công việc
trong nơng trại.


Trang thiết bị máy móc

Nơng trại được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị để hỗ trợ cơng nhân trong q
trình sản xuất như các loại máy cơ giới: máy cày, máy làm đất, máy kéo, máy bơm,
máy phun thuốc…


Hệ thống nước tưới tiêu

Nguồn nước ở Israel khá là khan hiếm nhưng họ vẫn đảm bảo được lượng nước
cho quá trình sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn nước
chủ yếu được lấy từ mạch nước ngầm và lọc từ nước biển, nước thải sinh hoạt. Hệ
thống ống dẫn cung cấp trong nông trại được thiết kế đầy đủ từ khi xây dựng khu
vực sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước tưới được cung cấp đầy đủ đến
từng nông trại. Các nông trại sẽ hẹn giờ tưới nước cho hệ thống tưới vào các khung

14



thời gian khác nhau để tránh lượng nước bị thiếu khi tất cả các nông trại cùng tưới
nước cùng một khoảng thời gian.


Tận dụng được các chính sách của nhà nước

Khi mở rộng nông trại ra vùng đất mới nhà nước sẽ hỗ trợ tìm kiếm và phá bỏ
bom mìn để đảm bảo an tồn cho người nơng dân. Ngồi ra nhà nước còn hỗ trợ san
ủi đất, tạo mặt bằng để thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước có trung tâm nghiên cứu giống để nghiên cứu các loại giống cây mới
phù hợp với khí hậu và đất, những giống mới có năng suất,chất lượng tốt, chịu nóng,
kháng sâu bệnh tốt ...
Chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các nông trại.
Trung tâm nghiên cứu sâu bệnh hại và sử dụng cơn trùng có ích phục vụ ngành
nông nghiệp.
=> Bài học kinh nghiệm:
- Để đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì những người chủ phải lên kế
hoạch cụ thể và quản lý tốt các nguồn lực sẵn có của mình đồng thời phải biết tận
dụng các chính sách phát triển của nhà nước.
- Áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, thực hiện chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như: Giống trồng mới, cơng nghệ tưới
nước nhỏ giọt, hệ thống nhà lưới nhà kính, hệ thống năng lượng mặt trời, kỹ thuật
làm đất, thu hoạch,…
- Sử dụng hợp lý các nguồn lực mình đang có và các nguồn lực tài nguyên của
đất nước.
2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại
Kế hoạch công việc và tài chính, nhân sự của nơng trại được xây dựng theo kế
hoạch, thời gian cụ thể và theo từng giai đoạn trong năm.


15


Bảng 2.2: Lịch mùa vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch ớt ngọt
Thời gian T1

T2 T3 T4

T5 T6

T7

x

x

T8

T9

T10 T11 T12

Nội dung
Làm đất

x

Trồng ớt


x

Chăm sóc

x

cây
x

Tỉa cây
Thu

x

x

x

x

x

hoạch
x

Dọn dẹp


Từ tháng 6 - 7: Làm đất


Nông trại tiến hành cày bừa làm đất và tiến hành bón phân, tưới nước, làm
luống và phủ bạt nilon lên đất để ủ đất, loại bỏ cỏ dại và các sâu bệnh hại có trong
đất vụ trước đồng thời sửa chữa hoặc thay thế hệ thống tưới nước nhỏ giọt và hệ
thống nhà lưới. Sau 1 tháng ủ đất tiến hành cắt bạt và dỡ bạt nilon, chỉnh sửa lại
luống ớt để chuẩn bị trồng vụ ớt mới.


Tháng 8: Trồng ớt

Nông trại tiến hành tạo lỗ để trồng cây ớt bằng gậy bọc sắt, sau đó tiến hành
trồng cây, tưới nước, theo dõi cây con nếu cây con bị chết sẽ được trồng lại. Trong
thời gian này cần chú ý theo dõi cây và tưới nước đều, đủ để cây phát triển bám rễ
vào đất.


Tháng 9 - 10: Chăm sóc cây

Là giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ớt, nơng trại sẽ tiến hành đóng
cọc, buộc dây để níu giữ cây ớt phát triển thẳng và khơng bị đổ và sau đó là đưa ong,
cơn trùng có ích vào ni trong nhà lưới để thụ phấn cho cây ớt. Cây ớt trong quá
trình sinh trưởng cũng có nhiều loại sâu bệnh hại vì vậy nơng trại sẽ sử dụng một số

16


loại thuốc BVTV để phun cho cây. Khi cây có quả lứa đầu nông trại sẽ tỉa quả, hoa
để nuôi cây.


Tháng 11: Tỉa cây


Tiếp tục buộc dây ớt và tiến hành tỉa bỏ quả xấu, và một số cành, hoa và lá, làm
sạch cỏ ở các luống ớt và xung quanh nông trại.


Tháng 12 đến tháng 4 năm sau: Thu hoạch

Giai đoạn này đang bước vào mùa đông ở Israel thời tiết rất lạnh vào ban đêm
vì vậy nhà lưới được sử dụng thêm một lớp lưới đen để giữ nhiệt cho cây đồng thời
để hạn chế ánh nắng làm cây ra nhiều hoa và quả ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây.
Giống ớt của nơng trại sử dụng có năng suất cao, thời gian cho thu hoạch quả
kéo dài từ đầu tháng 12 đến tận cuối tháng 4 mới ngừng thu hoạch, phân loại và
đóng gói lứa ớt đầu tiên và tiến hành phân loại ớt.


Tháng 5 – 6 năm sau: Dọn dẹp

Bắt đầu cắt nước, cho cây khô, nhổ bỏ thân cây ớt. Dọn dẹp nông nông trại, cày
đất tưới nước phủ bạt.
=>Bài học kinh nghiệm: Việc lập ra một kế hoạch cụ thể, rõ ràng theo lịch
trình là rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả.
2.3.3. Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của nông trại


Sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính trong sản xuất.

- Nó giúp bảo vệ cây trồng khỏi cơn trùng và sâu bệnh phá hoại, chim ăn quả...
Vì vậy chất lượng nơng sản có giá trị cao hơn.
- Làm giảm đi sự ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt như mưa, gió, nắng… Có

thể điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ sao cho thích hợp với sự phát triển của cây trồng.


Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước

- Giúp tiết kiệm nước, nước được cây hấp thụ tối đa.
- Giảm thiểu nước đọng tại thân lá hay xung quanh, tránh tạo môi trường ẩm ướt
cho sâu bệnh phát triển.
- Có thể kết hợp tưới nước, phân bón và thuốc trừ sâu.

17


×